Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
92 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, Tiếng việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người Việt Nam. Đặc biệt đối với trẻ em, Tiếng việt có vai trò càng quan trọng. Ngay từ lúc mới lọt lòng, trẻ được giao tiếp hằng ngày, hằng giờ với Tiếng việt và khi cất tiếng nói đầu tiên, trẻ cũng nói lên tiếng nói của người Việt. Do đó, trẻ em cần học Tiếng việt một cách khoa học và cẩn thận để có thể sử dụng suốt năm tháng học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời. Tiếng Việt là một môn học quan trọng cũa trường tiểu học. Trong đó phân môn tập làm văn chiếm vò trí quan trọng không nhỏ. Bởi vì dạy tập làm văn là dạy cho các em hình thành kỷ năng nói, viết, được xây dựng trên những thành tựu của nhiều môn học khác như tập đọc, từ ngữ, ngữ pháp, kể chuyện … tập làm văn còn góp phần bổ sung kiến thức đòi hỏi huy động kiến thức nhiều mặt từ hiểu biết cuộc sống, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách học sinh. Chương trình tập làm văn tiểu học bao gồm các thể loại như miêu tả, tường thuật, kể chuyện, viết thư, đơn… trong đó kiểu bài miêutả được học và chiếm thời gian nhiều nhất. Tuy nhiên để giúphọcsinhhọc tốt vănmiêutả điều quan trọng là làm thế nào giúp cho họcsinh quan sát để tìm ý cho bài văn, biết lựa chọn các từ ngữ miêutả cho sinh động, hấp dẫn. Không phải đưa ra các lời nhận xét chung mà phải tả các sự vật, hiện tượng bằng từ ngữ sinh động, gợi cảm. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy phần đông họcsinhlớp tôi làm vănmiêutả gặp những khó khăn về tri thức, hiểu biết, về đối tượng miêu tả, các em sẽ không biết miêutả nếu như chưa được quan sát; vốn hiểu biết từ ngữ chưa sâu, thấy đâu tả đó, chưa biết bôïc lộ cảm xúc trong bài vănmiêutả của mình. Chưa 1 biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong vănmiêutả để bài văn thêm phần hấp dẫn. Chính vì những lẽ đó, trong năm học 2008 – 2009, 2009 - 2010 tôi đã nghiên cứu và thực hiện “Một số biện pháp nhằm giúphọcsinhlớp4học thể loạivănmiêutảđạthiệuquả cao”. Năm học 2010 – 2011 này, tôi tiếp tục áp dụng đồng thời có bổ sung thêm một vài biện pháp đối với lớp4 do tôi phụ trách hiện nay. Đề tài này còn áp dụng được cho tất cả họcsinhlớp4 ở các trường trong huyện Tân Thạnh, thuộc tỉnh Long An. 2 Phần I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI. Qua ba năm tích cực thực hiện: “Một số biện phápgiúphọcsinhlớp4học thể loạivănmiêutảđạthiệuquả cao”. Tôi đã theo dõi kết quả khảo sát đầu năm như sau: Năm học Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2008–2009 25 2 8 4 16 14 56 5 20 2009–2010 26 3 11,5 8 30,8 11 42,3 4 15,4 2010–2011 19 3 15,8 6 31,6 7 36,8 3 15,8 Từ bảng số liệu trên cho thấy: - Năm 2008 – 2009: Họcsinh làm bài vănmiêutảđạt khá giỏi 24%, còn họcsinh trung bình yếu 76%. - Năm 2009 – 2010: Họcsinh làm vănmiêutảđạt khá giỏi 42,3%, còn họcsinh trung bình yếu 57,7%. - Nam học 2010 – 2011: Sốhọcsinh làm vănmiêutảđạt khá giỏi 47,4%, còn lại họcsinh trung bình yếu 52,6% . Như vậy, cả ba năm kết quả đầu năm cho thấy họcsinh làm vănmiêutảđạt khá giỏi chỉ từ 24% 47,4%. Qua tìm hiểu thực tế ở lớp, gia đình và đồng nghiệp. Tôi nhận thấy nguyên nhân của tình hình nêu trên là do: * Nguyên nhân chủ quan: 3 - Giáo viên còn ngại khi phải dạy phân môn tập làm văn nên khi dạy còn nhiều lúng túng về phương pháp và nội dung. Điều này được thể hiện rõ qua những tiết thao giảng, dự giờ chéo phân môn tập làm văn ở trường. - Phương pháp dạy của giáo viên còn rập khuôn thiếu sự dẫn dắt gợi mở cho họcsinh tìm ra những từ, ý hay khi miêu tả. - Giáo viên ít quan tâm đến việc hướng dẫn các em phải tả như thế nào để bôïc lộ được nét riêng biệt của đối tượng mình đang tả để thoát khỏi việc tảmột cách khuôn sáo. - Giáo viên thường hay thiếu tranh ảnh, vật thật để hổ trợ cho các em miêu tả. - Việc chấm và sửa bài còn chung chung, chưa sửa ý hay nhằm phát huy cho họcsinh khi học tập làm văn. - Thiếu sự kết hợp, liên hệ giữa tiết dạy phân môn tập làm văn với các môn học khác. * Nguyên nhân khách quan: - Khả năng quan sát miêutả còn sơ sài, họcsinh chưa biết sử dụng các giác quan để quan sát, quan sát chưa theo một trình tự, thấy đâu tả đó. - Họcsinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp. - Vốn từ ngữ còn quá nghèo nàn, dùng từ đòa phương, diễn đạt chưa hay như nói chuyện bình thường. 4 - Dùng văn mẫu một cách chưa sáng tạo (do sách tham khảo bán tràn lan trên thò trường) các em rập khuôn theo mà chưa biết sáng tạo chọn lọc thành cái riêng của mình. - Mộtsốhọcsinh trung bình, yếu viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa mạch lạc các ý trong bài văn còn nhiều hạn chế. Từ thực tế nêu trên, để giúphọcsinhhọc thể loạivănmiêutảđạthiệuquả cao. Tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau: 1/ Hướng dẫn họcsinh quan sát tìm ý. 2/ Tạo điều kiện cho sinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn vốn từ ngữ miêutảqua các bài tập đọc, từ ngữ … 3/ Sử dụng mộtsố biện pháp nghệ thuật trong miêu tả. 4/ Bôïc lộ cảm xúc trong bài vănmiêu tả. 5 PHẦN II: BIỆN PHÁPGIẢI QUYẾT 1/ Quan sát tìm ý: a/ Sử dụng các giác quan để quan sát: Dạy họcsinh quan sát chính là dạy sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật. Thường họcsinh chỉ dùng mắt để quan sát, tôi hướng dẫn các em tập sử dụng thêm các giác quan khác để quan sát. Ví dụ: Dạy “quan sát một cây hoa” – ngoài mắt – ta còn sử dụng cả mũi để phát hiện ra mùi thơm của hoa. Quan sát cái cặp “tôi yêu cầu họcsinh dùng tay sờ vào cặp để phát hiện ra độ sần sùi hay nhẵn bóng của da cặp, bật khoá chiếc cặp để nghe tiếng kêu của chiếc khoá (bằng tai). b/ Hướng dẫn họcsinh thu nhận các nhận xét do quan sát mang lại: Khi trình bày kết quả quan sát, tôi yêu cầu họcsinh trả lời các câu hỏi bằng nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác gợi hình ảnh. Ví dụ: Tả con đường từ nhà đến trường. Tôi hỏi: Hai bên đường có gì? – Học sinh: Hai bên đường có cây cối. Đây là sự quan sát hời hợt, sơ sài. Tôi lại hỏi: Em hãy quan sát cảnh vật hai bên đường? Câu trả lời có chi tiết hơn nhưng chưa hay, chua cụ thể. Hai bên đường có nhiều cây cối, mấy chú chim kêu ríu rít trên cành. Tôi gợi ý họcsinh trả lời cụ thể và chi tiết hơn: “Hai bên đường cây cối xanh tươi, chúng nghiêng mình như cùng em tiếp bước. Mấy chú chim đậu trên cành hót ríu rít nghe vui tai làm sao!” 6 Đồng thời,tôi cũng không quên rèn sự tinh tế khi quan sát. Đó là nhận ra đặc điểm ít người nhìn thấy. Tôi minh họa bằng những đoạn văn hay vào tiết lập dàn ý hoặc trả bài viết. Ví dụ: Nằm trong nhà , nghe tiếng lá rơi ngoài thềm, Trần Đăng Khoa mới mười tuổi đã phát hiện “Tiếng rơi rất khẽ như là rơi êm”. Nhìn bà nội – Em Thiên Trúc (Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh) nhận ra “Năm qua đi, tháng qua đi, tôi càng cao thẳng, bà tôi càng thấp lại”. Còn em Phương Anh (Hà Nội) thì nhận xét: “Hai má bà lại hóp, thái dương hơi nhô, tay chân có chổ bắt đầu xương xẩu, nổi gân xanh…” (trính “những bài văn chọn lọc”) c/ Quan sát trong vănmiêutả tôi luôn hướng cho họcsinh tìm ra những đặc điểm riêng biệt của đồ vật, cây cối, loài vật … và bỏ qua đặc điểm chung: Ví dụ như nhận xét con gà trống ở nhà em phải cố tìm ra mào của nó, lông của nó, thân hình nó … có gì khác với con gà ở hàng xóm? Dạy “Quan sát cây bút chì” không phải cho các em thấy được màu sắc, hình dáng của nó mà còn nhận ra những dòng chữ in trên vỏ và các đặc điểm khác như có bò dính mực không? Có bò trầy không? Bò sứt không? … những đặc điểm ấy chỉ ruêng cây bút chì của em mới có. Quan sát trong vănmiêutả là làm cho họcsinh cần phải nhận ra đặc điểm riêng biệt. Và đây là một điều hết sức quan trọng và tôi luôn luôn rèn luyện cho họcsinh và giáo dục cho học sinh. Bởi đây là một điều bức xúc, học 7 sinh có thói quen làm văn rập khuôn theo mẫu. Nếu như “tả con gà, tả cái cặp” … thì tất cả mười chín họcsinhlớp tôi đều có bài làm gần giống nhau. Vì thế, khi dạy vănmiêu tả, tôi luôn nhắc nhở gợi ý họcsinh tìm ra những nét riêng biệt, những tình cảm riêng biệt đối với đối tượng được tả. Có thể những đặc điểm riêng đó đối với người khác là bình thường nhưng đối với riêng em là đặc biệt vì nó gắn bó với em bằng một kỹ niệm, một sự kiện hoặt một niềm vui, nổi buồn… nào đó. d/ Phân chia đối tượng để quan sát: Để quan sát một cây bàng, một cây đang ra hoa hay một con gà, một bức tranh … thì tôi hướng dẫn cho họcsinh cần phải phân chia các đối tượng đó thành từng bộ phận rồi lần lượt quan sát các đối tượng đó. Thông thường, có các sự phân chia đối với tả cảnh như phía trên, phía dưới,nửa phải nửa trái, phần trung tâm, bên trong, bên ngoài…. Tôi thường lấy những đoạn vănmiêutả trong các bài tập đọc để minh hoạ cho họcsinh tham khảo . Ví dụ: quan sát một thò trấn ven biển. Tác giả viết “Bên trong là vách đá dựng đứng, cao sừng sững. Bên ngoài là biển rộng mênh mông tạo thành một góc vuông vức …”(Thò trấn Cát Bà – Tập đọc lớp4 tập 1) Còn Nguyễn Thái Vận thì tả rừng cọ quê mình: “Thân cọ vút thẳng trờihai, ba chục mét cao, gió bảo không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài …”(Rừng cọ quê tôi-Tập đọc lớp4 tập 1). e/ Lựa chọn trình tự quan sát : 8 Tôi hướng dẫn họcsinh lựa chọn trình tự quan sát thích hợp. Tôi đưa ra cho họcsinh lựa chọn mộtsố trình tự quan sát chung nhất. - Trình tự không gian: Là quan sát từng bộ phận đến toàn bộ, quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới… hoặc ngược lại. Ví dụ: Ngồi trên máy bay nhìn xuống Trần Lê Văn đã quan sát toàn cảnh Hà Nội: “Nhỏ xinh như mô hình triển lãm” rồi lại quan sát: “Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ…” rồi đến: “Núi Thầy, Núi Ba Vì, Sông Đà, dãy Núi Hoà Bình…” (Đi máy bay Hà Nội – Điện Biên – Tập đọc lớp4 tập 1). Đề bài: “Tả cái cặp”. Tôi luôn hướng dẫn họcsinh quan sát đặc điểm chung của cái cặp rồi quan sát các bộ phận từ ngoài vào trong, cái cặp có hình gì? Màu gì? Có mấy ngăn? Mỗi ngăn dùng để làm gì?… - Trình tự thời gian: Quan sát cảnh vật, cây cối…. Theo mùa trong năm. Quan sát sinh hoạt con gà, con lợn…. theo thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều. Ví dụ 1: Quan sát mặt nước biển trong ngày. Nhà văn Th Chương viết: “Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển có màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thò biển đổi sang màu xanh lục” (Cửa Tùng – Tập đọc lớp4 tập 1). Ví dụ 2: “Tả cây bàng” Trần Nguyên Đào viết: “Trước ngõ nhà Long có cây bàng, cây bàng cao, ngọn chấm mái nhà, táng xoà như chiếc ô. Mùa hè, Long thích ngồi học dưới bóng rợp của chiếc ô xanh ấy. Mùa thu, thỉnh thoảng một cơn gió lướt qua làm vài chiếc lá bàng rụng xuống. Long thường nhặt những chiếc lá vàng xuộm làm quạt phe phẩy hay kết thành chiếc mũ đội 9 đầu. Sang mùa đông, trời càng lạnh, lá bàng càng rụng nhiều cho người đem về đốt sưởi…”. * Nhưng dù quan sát ở trình tự nào đi nữa tôi luôn nhắc cho họcsinh tập trung vào từng bộ phận chủ yếu và trọng tâm. f/ Sử dụng tranh, ảnh trong vănmiêu tả: (Biện pháp này năm học 2008 – 2009 tôi bắt đầu thực hiện) Đối với thể loạivănmiêu tả, đồ dùng dạy học chủ yếu cho họcsinh quan sát, nghiên cứu trong giờ học là mẫu vật thật như cái cặp, quyển sách, cây hoa, con lợn…. Tuy nhiên, nhiều đối tượng cần miêutả không thể cho họcsinh quan sát trực tiếp tại lớp, mà cho họcsinh phải tự quan sát tại gia đình, ngoài xã hội (con lợn, cây chuối đang có buồng, con đường làng, vườn rau…). Song, đối tượng qua sát ngoài xã hội không có hình ảnh cho họcsinh quan sát tại lớp thì giáo viên cũng gặp phải những khó khăn nhất đònh. Vì vậy, khi hướng dẫn tại lớp, tôi thường căn cứ vào những đặc điểm chung của đối tượng mà gợi mở, dẫn dắthọc sinh. Nhưng để gợi mở dẫn dắt có hiệuquả thì phải sử dụng tranh, ảnh giúphọcsinh nhớ lại những điều quan sát từ trướng (gia đình, xã hội). Đó chính là cơ sở để cho các em suy nghó, phân tích, tổng hợp lại… các đặc điểm của sự vật và rèn luyện làm bài tập làm văn. Việc sử dụng tranh, ảnh cho giờ tập làm văn cũng hết sức công phu. Tranh, ảnh phải đảm bảo các vật thể mà họcsinh đã quan sát tại gia đình, ngoài xã hội. Có như vậy, việc sử dụng tranh, ảnh mới đem lại hiệu quả. Ví dụ 1: Để minh hoạ cho bài văn “tả con mèo” tôi cần phải sưu tầm được hình ảnh nhiều loại mèo khác nhau để giới thiệu cho học sinh: mèo 10 [...]... đạt thành bài văn 2/ Tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn vốn từ ngữ: Giúphọcsinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn vốn từ ngữ có ý nghóa quan trọng đến với việc làm vânmiêutả Do đó, đây là vốn đề tôi quan tâm nhất đối với họcsinh a/ Tạo điều kiện để họcsinh tích luỹ vốn từ miêu tả: - Biện pháp đầu tiên là giúphọcsinh tích luỹ vốn từ ngữ miêutảqua các bài tập đọc là các bài văn hay của các nhà văn. .. mông, ngọt ngào…) Những từ ngữ này giúp rất nhiều cho họcsinh khi tả các con vật, cây cối, tả người, tả cảnh…… 12 - Đọc tác phẩm vănhọc truyện ngắn, thơ… cũng là dòp để họcsinh tích luỹ vốn từ ngữ miêutả Với biện pháp này, tôi thường xuyên nhắc nhở họcsinh đọc ở nhà, xem các bài đọc thêm, tham khảo những bài văn hay b/ Hướng dẫn họcsinh lựa chọn vốn từ ngữ khi miêutả : Có vốn từ ngữ phải biết dùng... dụng các biện pháp trên, thi học kỳ một bài làm của em đã đạt kết quả trung bình KẾT LUẬN Trong quá trình thực hiện và đưa vào thực tế trong phạm vi đề tài ở tiết Tập làm vănmiêutảlớp4 Bản thân tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm và khẳng đònh đây là hình thức dạy học làm chuyển hoá quá trình học tập của họcsinh Như vậy cần phải thực hiện một sốgiảipháp sau: 19 - Giáo viên hướng dẫn họcsinh quan sát... phương pháp và vốn từ ngữ trong từng văn cảnh để cung cấp gợi ý cho họcsinh Có như vậy thì chất lượng giáo dục mới từng bước nâng lên Đề tài trên nhằm giúp họcsinhlớp4 làm một bài vănmiêutảđạthiệuquảcaoQua đó, các em còn có thể cảm thụ chất văn ở từng ý, từng câu, từng đoạn trong bài văn thực tế của mình Nó được áp dụng cho tất cá các trường trong tỉnh Long An 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đặng Văn. .. thăm bà–Tập đọc lớp4 tập 1) Tương tự như vậy, khi dạy tập làm văn, tôi thường gợi ý, dẫn dắthọcsinh để giúphọcsinh tìm ra những suy nghó, cảm xúc của mình trước một sự việc, một đối tượng được tả để bài văn không còn khô khan mà tràn đầy cảm xúc để hấp dẫn người đọc, người nghe • Như vậy, với những biện pháp vừa nêu trên, tôi tin rằng họcsinh có thêm điều kiện để làm một bài vănmiêutả hay và phong... Trung bình SL TL% 14 56 10 40 Trung bình SL TL% 11 42 .3 9 34. 6 Yếu SL TL% 5 20 2 8 Yếu SL TL% 4 15 .4 1 3.8 Giỏi Khá Trung bình SL TL% SL TL% SL TL% Đầu năm 19 3 15.8 6 31.6 7 36.8 Học kỳ 1 19 5 26.3 9 47 .4 4 21.0 Từ các bảng trên cho thấy, qua ba năm nghiên cứu và thực Yếu SL TL% 3 15.8 1 5.3 hiện, sốhọcsinh khá, giỏi tăng, sốhọcsinh trung bình, yếu giảm Cụ thể như sau: - Sốhọcsinh khá giỏi tăng:... khoa học nên dành riêng cho môn tự nhiên xã hội Câu hỏi này không có tác dụng gợi cho họcsinh tìm các từ ngữ miêutả câu hỏi 2 họcsinh biết tìm ra từ ngữ miêutả Đồng thời gợi cho các em biết liên tưởng đến con gà anh Bốn Linh, gà ông Bảy Hoá, gà bà Kiên dựa vaò bài tập đọc đã học (Những chú gà xóm tôi - Tập đọc - lớp 4) 3/ Sử dụng mộtsố biện pháp nghệ thuật trong miêu tả: Để viết một đoạn văn hay,... miêu tả: Để viết một đoạn văn hay, một bài văn hấp dẫn đòi hỏi trong từng đoạn văn phải có sử dụng mộtsố hình thức nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,… thì bài văn mới sinh động Nếu như một bài văntảloài vật chỉ dừng lại ở việc 14 miêutả đầu, mình, đuôi, chân… thì giống như liệt kê các bộ phận của một con vật thường gặp ở môn khoa học, không giống như một bài vănmiêutả Vì thế, hướng dẫn các em biết... 24% 52% Năm 2009 – 2010 tăng từ 42 .3% 61.6% Năm 2010– 2011 tăng từ 47 .4% 73.7% - Sốhọcsinh trung bình, yếu giảm: Năm 2008– 2009 giảm từ 76% 48 % 18 Năm 2009 – 2010 giảm từ 57.7% 38 .4% Năm 2010 – 2011 giảm từ 52.6% 26.3% Điều này chứng tỏ một số biện pháp thực hiện đã mang lại kết quả khả quan Điển hình như em Lê Văn Sang đầu năm em không biết miêutả là gì, bài văn của em lúc nào cũng đạt. .. Đặng Văn Khương – Trần Văn Sáu: Những bài văn mẫu lớp 5 – NXB TP Hồ Chí Minh 2 Tiến só Bùi Văn Sơm – Hướng dẫn cán bộ quản lý trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm 3 Vũ Khắc Tuân: Bài tập luyện viết vănmiêutả ở tiểu học – tập 2 4 150 bài văn hay lớp 5 – nhiều tác giả 5 Tiếng Việt lớp 5 – tập 1 6 Tiếng Việt lớp4 – tập 1,2 7 Tiếng Việt lớp 3 – tập 1 (mới) 8 Tiếng việt lớp 3 – tập 2 (cũ) 22 . 20 Cuối năm 25 4 16 9 36 10 40 2 8 Năm 2009 – 2010: Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Đầu năm 26 3 11.5 8 30.8 11 42 .3 4 15 .4 Cuối năm 26 4 15 .4 12 46 .2 9 34. 6 1 3.8 Năm. hiện một số giải pháp sau: 19 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý: quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, mũi, tay, tai… qua đó học sinh phát hiện, khám phá đầy đủ các đặc điểm của sự vật,. thêm các giác quan khác để quan sát. Ví dụ: Dạy “quan sát một cây hoa” – ngoài mắt – ta còn sử dụng cả mũi để phát hiện ra mùi thơm của hoa. Quan sát cái cặp “tôi yêu cầu học sinh dùng tay sờ vào