1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp giúp học sinh khối 10 phát âm chính xác âm b và p THPT VĨNH lộc

23 936 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 290 KB

Nội dung

Sách giáo khoa mới với sự kết hợp đầy đủcác kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết nhằm đạt được kết quả cao nhấtcủa việc học Tiếng Anh.Một trong số những khó khăn lớn nhất cho người dạy và ngườ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

Trang 2

THANH HÓA, NĂM 2013

3.4 Áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy

cho học sinh khối 10 cơ bản

9

4 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 15

Tài liệu tham khảo

Trang 3

Vì vậy GD và ĐT đã có bước cải tổ mạnh mẽ về nội dung cũngnhư phương pháp đào tạo thể hiện ở việc thay sách giáo khoa để đápứng được những yêu cầu trong xã hội hiện đại Môn Tiếng Anh trướcđây chỉ chú trọng vào dạy các kỹ năng dịch, ngữ pháp, đọc hiểu mànghe , nói bị xem nhẹ Sách giáo khoa mới với sự kết hợp đầy đủcác kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết nhằm đạt được kết quả cao nhấtcủa việc học Tiếng Anh.

Một trong số những khó khăn lớn nhất cho người dạy và người

học Tiếng Anh là phần phát âm trong phần E Language focus của

mỗi đơn vị bài học

Trang 4

Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh khối 10 trườngTHPT Vĩnh Lộc học kỳ II năm học 2012-2013 tôi thấy đa số họcsinh mắc rất nhiều lỗi về phát âm đặc biệt là có sự nhầm lẫn về các

âm /b/ và /p/

Nhức nhối vấn đề này và muốn thay đổi cách phát âm của các

em tạo tiền đề để các em có thể giao tiếp chính xác, tôi đã chọn đề

tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh khối 10 phát âm chính xác các âm /b/ và /p/” để làm nghiên cứu khoa học sư phạm của mình.

Hy vọng rằng với đề tài này, các bạn có thể cùng tôi tháo gỡ một

số vướng mắc mà chúng ta đang gặp phải trong quá trình dạyhọc

II PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Cơ sở lý luận:

Lỗi về phát âm một phần là do thầy cô giáo không chútrọng nhiều về cách phát âm, một phần là do các em không xemviệc phát âm đúng là cần thiết và không biết vận dụng các ‘mẹovặt’ để nhớ cách phát âm Đây có thể nói là sai lầm lớn cho cảngười học lẫn người dạy, việc phát âm sai này sẽ ảnh hưởng đếnviệc sử dụng và học tập tiếng Anh của các em trong tương lai.Nếu các em phát âm sai thì không ai hiểu và hình thành thói quenphát âm xấu Việc sửa những lỗi mà đã ăn sâu cắm rễ trong đầu

là không dễ dàng

Hơn thế nữa, các bài kiểm tra vẫn chú trọng nhiều hơn đến

Trang 5

mà chúng ta không chú trọng nhiều đến việc dạy học sinh kỹ năngphát âm đúng Khi được hỏi các em làm phần phát âm trong các bàikiểm tra như thế nào? Đa số các học sinh đều trả lời rằng các emđoán mò.

Phát âm là một trong những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản và quantrọng nhất đối với người học tiếng Anh, phát âm tốt tạo sự tự tintrong giao tiếp Người sử dụng tiếng Anh phát âm đúng có thể làmngười đối diện hiểu được những gì mình nói, và đồng thời cũng hiểuđược người đối diện dễ dàng hơn và chính xác hơn Các kỹ năngngôn ngữ luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; kỹ năng này lại hỗtrợ cho kỹ năng khác Phát âm đúng, do đó, không chỉ tốt cho kỹnăng nói, mà còn giúp nghe hiểu được tốt hơn

Tuy nhiên, phát âm cũng là một kỹ năng khó; nếu không có sựhướng dẫn và luyện tập thường xuyên, tích cực thì việc tiến bộ sẽhầu như là không thể Nhiệm vụ của thầy cô giáo là cung cấp chohọc sinh những kiến thức cơ bản mà các em cần để từ đó luyện tập

và trở thành kỹ xảo

2.Thực trạng vấn đề

Trong chương trình Tiếng Anh THPT hiện nay phần phát âm /b/

và /p/ được đưa vào giảng dạy ở sách Tiếng Anh 10 tiết 65,66 Unit 10: Conservation Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi vào dạy phần này ,

tôi đã khảo sát 20 học sinh bất kỳ ở 2 lớp tôi dạy là 10A2, 10A4 phát

âm các từ pie và buy; bee và pea… nhưng chỉ có 2 em phát âm

đúng còn lại các em bị nhầm lẫn giữa các âm /b/ và /p/ Sau khi tiến

Trang 6

hành thực nghiệm tôi cung cấp cho học sinh cách phát âm và cho họcsinh thực hành Cuối cùng kiểm tra lại đã có sự chuyển biến rõ rệt ,các em không còn thấy khó khăn nhiều để phân biệt 2 âm này nữa.Vậy tôi viết đề tài này nhằm chia sẻ với đồng nghiệp một số biệpháp để giúp học sinh vượt qua trở ngại và biết cách phát âm đúngcác âm /b/ và /p/

Nghiên cứu của tôi dựa trên lý thuyết tiếng bộ môn ngữ âm học, thực tế giảng dạy và tham khảo ý kiến đồng nghiệp tổ Tiếng Anhtrường THPT Vĩnh Lộc Tôi mong rằng nghiên cứu của tôi sẽ là một

tư liệu để chúng ta tham khảo

3 Phương pháp

3.1 Khách thể nghiên cứu.

Hai lớp 10A2, 10A4 là hai lớp ban tự nhiên của trường , học lực vàhứng thú đối với môn Tiếng Anh là khá tương đồng Tôi thực hiệnbài giảng với tất cả học sinh nhưng chọn mỗi lớp 10 học sinh bất kỳ

để thực hiện nghiên cứu

+ Lớp đối chứng: 10A2 số lượng 10 học sinh

+ Lớp thực nghiệm : 10A4 số lượng 10 học sinh

Sau lần kiểm tra đầu tiên trước khi thực nghiệm là:

3.2 Thiết kế.

Trang 7

Thiết kế kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm so sánh vớikết quả trước khi thực nghiệm So sánh số liệu chênh lệch của 2 lớp

về việc phát âm chính xác âm /b/ và /p/

3.3 Quy trình nghiên cứu.

Như tôi đã trình bày ở trên , nghiên cứu của tôi dựa trên lýthuyết tiếng bộ môn ngữ âm học Nhờ nắm vững các cơ quan cấutạo âm trong quá trình phát âm mà chúng ta có thể phát âm chuẩn từ

đó hướng dẫn cho học sinh Sau đó chỉ ra các lỗi mà học sinh haynhầm lẫn và đưa các biện pháp khắc phục

3.3.1 Bộ phận cấu âm

Ngữ âm học là ngành nghiên cứu về cơ chế tạo âm thanh Để

hiểu được cơ chế tạo âm thanh, trước hết chúng ta phải hiểu rõ các

bộ phận cấu tạo âm thanh

Bộ phận phát âm là miệng với các hoạt động của các cơ quan

môi , răng, Chúng ta nhận ra được âm thanh là nhờ sự hoạt độngcủa các cơ quan này được minh họa phía dưới

Trang 8

Hình 1 bộ phận cấu âm Các bộ phận cấu âm gồm:

Labial: Môi Velar: Ngạc mềm

Dental: Răng Uvular: Lưỡi gà (hốcchân răng)

Alveolar: Hốc chân răng Pharyngal: Cổ họngPalatal: Vòm miệng Glottal: Thanh môn

Từ các bộ phận cấu âm đó tạo ra các âm tiết sau:

Trang 9

Hình 2 âm tiết Chú thích:

1 âm môi- môi

2 âm môi- răng

3 âm răng- khe răng

4 âm hốc chân răng

5 a âm uốn lưỡi

b âm vòm miệng- hốc chân răng

6 Ngạc cứng(âm vòm họng)

7 âm ngạc mềm

8 âm cuống họng

9 âm hầu

Trang 10

Từ đó có các cơ chế phát âm sau:

3.3.2 Cách phát âm /b/ và /p/

+ Cách phát âm /b/

Âm /b/ là một âm nổ, môi môi và hữu thanh.Khi phát âm phụ âm /b/ Hai môi khép kín làm cho dòng khí đi ra bị chắn lại Đột nhiên môi mở hẹp cho dòng khí chạy ra ngoài, tạo ra một tiếng nổ nhẹ Ta có cảm nhận một tiếng đập nhẹ trên đôi môi Khi phát âm, dây thanh tạo ra tiếng rung

+ Cách phát âm /p/

Âm /p/ là một âm nổ, môi môi và vô thanh:

Khi phát âm, hai môi khép kín làm cho dòng khí đi ra bị chắn lại.Đột nhiên môi mở hẹp cho dòng khí chạy ra ngoài, tạo ra một tiếng

nổ nhẹ Trong quá trình phát âm không có sự tham gia của dây thanh

để tạo tiếng rung Cảm nhận sự nổ nhẹ không rung do dòng khí thoát

ra ngoài tạo ra

Quy tắc phiên âm:

Hầu hết chữ cái B được phát âm là /b/ (bring, buy…), tuy nhiên đôi

khi B không được phát âm (comb, climb…)

Hầu hết chữ P, PP được phát âm là /p/ (open, people,…) tuy nhiên có

Trang 11

những trường hợp đặc biệt khi PH được phát âm là /f/ (phone) hay P không được phát âm như trong psychology.

Dưới đây là bảng tóm tắt:

PP (apple)

PH được phát âm là /f/ (phone)

P là âm câm (psychology

3.3.3 Các lỗi thường gặp.

Qua quá trình kiểm tra lần đầu tôi nhận thấy rằng các em phát

âm chưa chuẩn có sự nhầm lẫn giữa 2 âm này Điều này gây nên kếtquả tai hại Hai âm /b/ và /p/ đều là âm nổ, môi môi nhưng âm /b/ làhữu thanh tức là dây thanh tạo ra tiếng rung còn âm /p/ thì ngược lại.Theo thói quen các em chưa nhận biết rõ được và thường mắc các lỗisau:

+ phát âm /b/ thành /p/ : trong số 20 học sinh khảo sát có 8 học sinh phát âm /b/ thành /p/ và làm cho ý nghĩa của từ hoàn toàn khác

Âm được yêu

cầu

thành

Nghĩa

+ Phát âm /p/ thành /b/ : Cũng với những từ ở trên trong số 20 học

sinh được khảo sát có 6 học sinh phát âm /p/ thành /b/ Và có 4 học

Trang 12

sinh chưa phát âm rõ ràng Chỉ có 2 học sinh đã nắm được cách phát

âm và phát âm chuẩn xác

3.3.4 Cách khắc phục.

Trong quá trình dạy tôi đã cho học sinh xem đoạn clip hướng dẫn về cách phát âm /b/ và /p/ tại http://www.hellochao.vn/video-hoc-tieng-anh/cach-phat-am-p-va-b/?act=video-

detail&vid=45c40cce2e2d71bd1~151c51c7c697MO

Sau đó tôi yêu cầu các em thực hiện từng bước sau:

Bước 1: Nghe âm /b/ ở cột giữa và so sánh với từ ở 2 cột bên

covered /'kʌvəd/ Cupboard /'kʌpbəd/ covered /'kʌvəd/

Bước 2 Nghe âm /p/ ở cột giữa và so sánh với từ ở 2 cột bên

Coffee /'kɔfi/ Copy /'kɔpi/ coffee /'kɔfi/

Bước 3 Nghe và nhắc lại các cặp từ có cách phát âm gần giống nhau sau

(Minimal pairs):

Trang 13

beer /biə/ pier /piə/

Bước 4 Nghe và nhắc lại câu đơn giản có chứa âm /b/ và /p/

+ There’s a bear in that tree.

+ He had the peach to himself.

+ Bernie brought a big breakfast back to bed.

+ Pat buys Bill a big pad of paper.

+The bushes and bulbs are about to bloom

+ Paul borrowed a book about puppies from the library

Practice 2: Yêu cầu học sinh đặt câu có chứa những âm này

3.4 Áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy cho học sinh 10

cơ bản

Unit 10: Conservation Part B Language focus

I Pronunciation

1 Mục đích: Trước khi kết thúc bài học, học sinh có thể nắm được

quy tắc và phát âm chính xác âm /b/ và /p/

Trang 14

2 Đồ dùng dạy học : SGK, tranh , máy chiếu

3 Phương pháp: tổng hợp , chủ yếu là giao tiếp

hướng hs vào chủ đề của bài học

- GV trình chiếu các từ và yêu cầu học

sinh phát âm:

+ pie buy

+ pea bee

+ pat bat

- Gọi 10 hs bất kỳ để kiểm tra cách đọc

của các em Yêu cầu các em đọc to và rõ

ràng

- Nhận xét và giới thiệu chủ đề bài học

hôm nay: Hôm nay chúng ta sẽ học về

ra nhận xét

- nghe nhận xét của gv

Trang 15

- Gv giới thiệu với hs về định nghĩa của

ngữ âm học là ngành nghiên cứu về cơ

chế tạo âm thanh Để hiểu được cơ chế

tạo âm thanh, trước hết chúng ta phải hiểu

rõ các bộ phận cấu tạo âm thanh

- Yêu cầu hs nhìn vào hình minh họa cho

bộ phận cấu âm ( hình 1)

1 Bộ phận phát âm là miệng với các

hoạt động của các cơ quan môi ,

răng, minh họa ở hình 1

- cũng giống như Tiếng việt , một từ

được cấu tạo bởi các nguyên âm và phụ

âm Âm /b/ và /p/ là 2 trong số 24 phụ

âm Các phụ âm khi phát âm tạo ra các

âm sau (hình 2) gồm:

1 âm môi-môi

2 âm môi-răng

3 âm răng-khe răng

4 âm hốc chân răng

5 a Âm uốn lưỡi

b âm vòm miệng- hốc chân răng

Trang 16

Từ đó có các cơ chế phát âm sau:

2 Cách phát âm /b/ và /p/

Căn cứ vào các quy tắc phát âm ở trên

thì ta thấy âm /b/ và /p/ có cách phát âm

sau:

+ Cách phát âm /b/

Âm /b/ là một âm nổ, môi môi và hữu thanh

Khi phát âm phụ âm /b/ Hai môi khép

kín làm cho dòng khí đi ra bị chắn lại

Đột nhiên môi mở hẹp cho dòng khí

chạy ra ngoài, tạo ra một tiếng nổ nhẹ

Trang 17

Khi phát âm, hai môi khép kín làm cho

dòng khí đi ra bị chắn lại Đột nhiên môi

mở hẹp cho dòng khí chạy ra ngoài, tạo

ra một tiếng nổ nhẹ Trong quá trình

phát âm không có sự tham gia của dây

thanh để tạo tiếng rung Cảm nhận sự nổ

nhẹ không rung do dòng khí thoát ra

ngoài tạo ra

3 Practice

Mục đích: giúp hs thực hành phát

âm /b/ và /p/

- cho học sinh xem đoạn clip hướng dẫn

về cách phát âm /b/ và /p/ sau đó yêu cầu

hs làm từng bước sau:

Bước 1: Nghe âm /b/ ở cột giữa và so

sánh với từ ở cột bên

best vestcubs cupscupboard covered

- yêu cầu hs đọc thầm sau đó thảo luận

- lắng nghe và đọc thầm

- thảo luận với bạn

- một vài bạn đọc to cácbạn khác nhận xét

- lắng nghe và đọc thầm

- thảo luận với bạn

Trang 18

pull bullcups cubscopy coffee

Bước 3 Nghe và nhắc lại các cặp từ có

cách phát âm gần giống nhau sau

bull pullbet petbeach peach

Bước 4 Nghe và nhắc lại câu đơn giản

có chứa âm /b/ và /p/

+ There’s a bear in that tree.

+ He had the peach to himself.

+ Bernie brought a big breakfast back to

Yêu cầu các em làm việc theo cặp phát

âm những câu này 3 lần

+ Bill had a bill and a bear on the pier,

then ate a peach on the beach while

- một vài bạn đọc to cácbạn khác nhận xét

- Nghe và nhắc lại câu đơn giản có chứa âm /b/

và /p/

- làm việc theo nhóm

- đọc những câu này 3 lần

- đại diện nhóm đứng

Trang 19

patting his pet bat

+The bushes and bulbs are about to

bloom

+ Paul borrowed a book about puppies

from the library

- chia lớp thành nhóm 4-5 hs yêu cầu

các em phát âm những câu này 3 lần

- gv đi xung quanh để giúp để nếu cần

- Gv tóm tắt nội dung bài và yêu cầu hs

về nhà luyện phát âm thêm những câu

trong SGK Phần này sẽ được kiểm tra

bài cũ trong tiết học tới

dậy đọc to

- lắng nghe lời dặn dò của gv

3.5 Đo lường

Sau khi hướng dẫn và cho học sinh thực hành tôi đã kiểm tra lạivới 20 học sinh thực nghiệm yêu cầu phát âm lại những từ đã khảo sát từ đầu và cho được kết quả như sau:

Trang 20

Phát âm sai 7 3

4 Phân tích dữ liệu và bàn luận.

Quan sát bảng thống kê ở trên , chúng ta thấy số học sinh phát

âm đúng hai âm này có sự chênh lệch nhau Số lượng phát âm đúngtăng lên và phát âm sai đã giảm xuống rõ rệt

Với lớp đối chứng 10A2 , số học sinh phát âm đúng tăng từ 2lên 9 em , số phát âm sai chỉ còn 1 em

Với lớp thực nghiệm 10A4 , số học sinh phát âm đúng tăng từ

2 lên em, số phát âm sai con 3 em

So sánh đối chiếu ta thấy kết quả sau khi áp dụng thực nghiệm

là rất khả quan Do thời gian hạn chế nên tôi chỉ chọn 10 học sinhlàm thực nghiệm nhưng thực tế trong lớp số học sinh phát âm đúng

đã tăng lên rõ rệt biểu hiện ở các em tự tin xung phong phát âm vàhứng thú giờ học đã tăng lên

II PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN

Kết luận và kiến nghị

Không dễ gì để các em phát âm đúng , nói hay trong một thờigian ngắn, một vài tiết học được Muốn phát âm tốt chúng ta cầnphải luyện tập hàng ngày Là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinhnghiệm nên tôi biết đề tài của mình còn nhiều hạn chế Tôi rất mongnhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp

Xuất phát từ cơ sở lí luận, thực tiễn và mục đích nghiên cứucũng như những thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài này góp

Trang 21

phần cải thiện lỗi phát âm của học sinh tôi xin mạo muội đề xuất một

số ý kiến như sau:

+ Nhà trường nên mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học đặc thù cho môn học như tăng cường thêm đài đĩa

* Về phía đồng nghiệp:

+ Học sinh không chỉ cần được khuyến khích hứng thú ở cácgiờ học trên lớp mà còn cần phải có động lực để tự luyện tập ở nhà.Việc làm này phải cần thường xuyên và liên tục thì mới đạt kết quảcao

+ Hơn thế nữa giáo viên nên giao bài phần phát âm về nhà và

sẽ kiểm tra ở phần bài cũ

+ Nên dự giờ nhiều hơn nữa để đóng góp ý kiến cho đồng

nghiệp

+ Nên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, trao đổi sách tham khảo để nâng cao chất lượng giờ dạy

Trang 22

Tôi xin cam đoan đây là NCKH của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Người thực hiện

Phạm Thị Linh

Tài liệu tham khảo

1 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nhà xuất bản ĐHQGHN

2 English Pronunciation in use – Cambridge University Press

3 English Phonetics and Phonology A Practical course Peter Roach - Cambridge University Press(fourth edition)

Trang 23

4 Từ điển Tiếng Anh (Cambridge Advanced Learner's

Dictionary)

5 p-va- b/ ?act=video-

http://www.hellochao.vn/video-hoc-tieng-anh/cach-phat-am-detail&vid=45c40cce2e2d71bd1~151c51c7c697MO

6 Sách giáo viên Tiếng Anh 10 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

Ngày đăng: 19/07/2014, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. bộ phận cấu âm Các bộ phận cấu âm gồm: - SKKN một số biện pháp giúp học sinh khối 10 phát âm chính xác âm b và p  THPT VĨNH lộc
Hình 1. bộ phận cấu âm Các bộ phận cấu âm gồm: (Trang 8)
Hình 2 . âm tiết Chú thích: - SKKN một số biện pháp giúp học sinh khối 10 phát âm chính xác âm b và p  THPT VĨNH lộc
Hình 2 âm tiết Chú thích: (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w