1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh

23 3,6K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 259 KB

Nội dung

Một trong những phân môn của môn Tiếng Việt, giúp học sinh nắmđược nghĩa của từ, biết dùng từ đặt câu, sử dụng đúng các kiểu câu trong giaotiếp,… là phân môn Luyện từ và câu.. Hiểu được

Trang 1

Phòng GD & ĐT Thành phố Hưng Yên

Trường Tiểu học Hiến Nam

======= * * *=======

KINH NGHIỆM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

PHÂN MÔN “LUYỆN TỪ VÀ CÂU” LỚP 2

QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP

Môn : Tiếng Việt Tên tác giả : Lê Thị Thanh Thuỷ Chức vụ : Giáo viên

Tổ : 2 - 3

Hưng Yên, tháng 3 năm 2014

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong chương trình dạy học ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học

có vị trí đặc biệt quan trọng Bao gồm 6 phân môn, Tiếng Việt vừa là mônkhoa học, vừa là môn công cụ cho các môn học khác Dạy Tiếng Việt ở tiểuhọc là dạy phát triển ngôn ngữ cho người bản ngữ vì bản thân các em đã biếttiếng mẹ đẻ Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt trong trường tiểu họcnhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, văn hoá và hiện đại đểsuy nghĩ, giao tiếp và học tập Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho họcsinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục cho các em tư tưởng,tình cảm trong sáng

Nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ năng

sử dụng tiếng Việt (nghe- nói- đọc- viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể.Nội dung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mangtính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đạimới hiện nay

Một trong những phân môn của môn Tiếng Việt, giúp học sinh nắmđược nghĩa của từ, biết dùng từ đặt câu, sử dụng đúng các kiểu câu trong giaotiếp,… là phân môn Luyện từ và câu Muốn nói hay, viết giỏi đều phải dùng

từ Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ Hiểu được nghĩa của từ đã khó, cònphải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn.Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coitrọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốtcác môn học khác ở các lớp học trên.Tuy nhiên, với học sinh lớp 2, là lớp đầutiên làm quen và học phân môn này thì thật không dễ chút nào

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” Tuy bản chất làcung cấp vốn từ và học về câu song sách giáo khoa không đưa ra “những kiếnthức đóng khung có sẵn” mà là hệ thống các bài tập Dù chỉ là những kiến

Trang 3

thức sơ giản, chưa phải là những kiến thức sâu rộng nhưng với hệ thống bàitập cũng dễ làm cho học sinh mệt mỏi nếu giáo viên không có sự thay đổi linhhoạt các hình thức tổ chức dạy học.

Đối với lứa tuổi học sinh lớp 2, các em còn mang đậm tính hồn nhiên,

sự chú ý chưa cao Bên cạnh học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu chơi, nhucầu giao tiếp với bạn bè vẫn còn tồn tại và cần thoả mãn Một trong nhữnghoạt động tạo được hứng thú học tập cho học sinh rất hiệu quả, học sinh học

mà chơi, chơi mà học, nâng cao chất lượng giờ dạy đó là hoạt động trò chơicủa học sinh trong học tập

Việc áp dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú vào giờ dạy Luyện

từ và câu chính là việc giáo viên khơi dậy niềm hứng thú, niềm say mê họctập, tạo không khí sôi nổi cho giờ học Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xácđịnh đúng yêu cầu để đưa trò chơi vào bài tập nào, thời gian nào để đạt hiệuquả Nếu không tổ chức tốt hoặc lạm dụng thì trò chơi còn bị phản tác dụng,gây tình trạng tâm lí bị kích thích quá ngưỡng, gây mất trật tự trong giờ học

mà học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài

Xuất phát từ lí do trên, qua thực tế một số năm giảng dạy ở khối lớp 2,tôi đã đi sâu tìm hiểu, vận dụng nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện

từ và câu lớp 2 thông qua một số trò chơi

2 Mục đích nghiên cứu:

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ởtrường Tiểu học Hiến Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng mônLuyện từ và câu lớp 2 Trường Tiểu học Hiến Nam

- Học sinh lớp 2D, 2E trường Tiểu học Hiến Nam

Trang 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

lượng môn luyện từ và câu lớp 2

học Hiến Nam

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt, giúp học sinh nắm

được nghĩa của từ, biết dùng từ đặt câu, sử dụng đúng các kiểu câu trong giaotiếp, góp phần làm cho vốn từ ngữ của các em phong phú, sinh động và trongsáng hơn Muốn nói hay, viết giỏi đều phải dùng từ Từ là vật liệu để cấuthành ngôn ngữ Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thếnào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn Cho nên, việc dạy chohọc sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn

Trang 5

Luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các

lớp học trên Tuy nhiên, với học sinh lớp 2, là lớp đầu tiên làm quen và họcphân môn này thì thật không dễ chút nào

2 Cơ sở thực tiễn:

Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học phân môn Luyện từ câunói riêng, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọihọc sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân Giáo viên tổchức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân

để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành.Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không dập khuôn máy móc,biết tự đánh giá và đánh giá kết quả của mình, của bạn Đặc biệt là giúp họcsinh có niềm tin, niềm vui trong học tập, đồng thời tạo điều kiện để học sinhphát huy năng lực sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài họcvào thực tế đời sống xã hội

Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn không thể thiếu củachương trình Tiểu học Bởi vậy, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn học sinhhoạt động dưới sự trợ giúp của dụng cụ, đồ dùng học tập để từng học sinhhoặc từng nhóm học sinh phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thựchành vận dụng nội dung đó

II NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1 Điều tra thực trạng:

Trong thực tế giảng dạy mà đặc biệt là qua những lần dự giờ thăm lớp vàmột số tiết thao giảng ở trường, bản thân tôi nhận thấy: các hình thức tổ chứchoạt động học tập trong giờ học Luyện từ và câu còn đơn điệu, việc sử dụnghình thức trò chơi trong việc dạy Luyện từ và câu chưa thực sự được chú trọng

Có nhiều tiết học rất trầm lặng nhưng cũng có những tiết học quá ồn ào, mất trật

tự vì lạm dụng trò chơi

Trang 6

2 Nguyên nhân:

Sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân cũng như một vài đồng chí giáo

viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong giờ học Luyện từ và câu.

Trò chơi trong giờ học tạo hứng thú cho các em, giúp các em yêu thích,say mê môn học nhưng nếu không được sử dụng thường xuyên thì thao táccủa các em sẽ bỡ ngỡ, lúng túng

Bên cạnh đó giáo viên không được tập huấn về thiết kế trò chơi, mặtkhác trình độ giáo viên lại không đồng đều Đối với một số giáo viên tronggiờ học cũng như ở một số tiết thao giảng có thiết kế trò chơi nhưng chưađược sử dụng thường xuyên mà chỉ mang tính chất đối phó

Cùng là giải quyết các yêu cầu bài tập nhưng dạy học bằng phươngpháp trò chơi sẽ đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi, giải trí có tácdụng thư giãn, tăng cường khả năng thực hành, chống mệt mỏi, phát huyhứng thú và sự sáng tạo,… của học sinh Từ nhu cầu thực tế đặt ra, tôi nhậnthấy việc thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng caochất lượng dạy - học môn Tiếng Việt nói chung, môn Luyện từ và câu nóiriêng là rất cần thiết

3 Giải pháp nâng cao chất lượng trong dạy học Luyện từ và câu lớp 2 thông qua một số trò chơi.

Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở củamình, tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực

tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi cùng đồng nghiệp để áp dụng,sáng tạo một số trò chơi cho học sinh phù hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy,từng đối tượng học sinh trong lớp ở một số kiểu bài đặc trưng trong phân mônLuyện từ và câu lớp 2:

Trang 7

3.1 Trò chơi : “Ghép từ đúng hình”

A Mục đích:

- Ghép nhanh được từ chỉ sự vật với hình vẽ tương ứng

- Ghép nhanh được từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật trong hình vẽtương ứng

- Ghép nhanh được từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật trong hình vẽtương ứng

- Có biểu tượng cụ thể về nghĩa của từ

B Chuẩn bị:

- Vật thật hoặc tranh ảnh đại diện cho nghĩa của từ được nêu trong sáchgiáo khoa, các bộ thẻ từ ghi từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉđặc điểm, tính chất:

Sự vật Hoạt động, trạng thái của SV Đặc điểm, tính chất của SV

(thuyền)

chăm chỉ, cần cù,…

nhai,

chăm chỉ, đen mượt, khoẻ,

C Cách tiến hành:

- Chơi theo từng cặp 2 học sinh hoặc 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 2- 4 em)

- Các đồ vật hoặc tranh ảnh đã được sắp xếp hoặc treo thành 2 nhóm.Mỗi học sinh (mỗi nhóm) tham gia trò chơi được phát 1 bộ thẻ từ ghi tên các

đồ vật (tranh ảnh) Học sinh của nhóm nào dán hoặc gài đúng và nhanh nhấtthì thắng cuộc

* Chú ý: Trò chơi có thể vận dụng vào các bài: Dán nhãn cho đồ dùng

học tập (tuần 6); Đồ dùng trong nhà (tuần 11, 13) ; Các con vật nuôi (tuần 21,

Trang 8

22); các loai thú (tuần 23, 24); Các loái cá (tuần 25, 26); Các loài cây (tuần

28, 29); Những người có nghề nghiệp khác nhau (tuần 33, 34)

3.2 Trò chơi: “Tìm nhanh từ cùng chủ đề”

A Mục đích:

- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh

- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh

B Chuẩn bị:

- Bảng phụ hoặc giấy nháp

C Cách tiến hành:

- Trò chơi có từ 2- 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3- 4 học sinh tham gia

- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề (VD: Đồ dùng họctập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi là những con vật

được con nuôi ở nhà…), giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu: “Hãy kể ra

những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảm gia đình…”

- Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượngnhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên Thời gian viết khoảng 2- 3 phút

- Xếp thứ tự điểm các nhóm (mỗi từ viết đúng được tính 1 điểm; mỗi từviết sai bị trừ 1 điểm)

* Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài:

+ Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7)

+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13)

+ Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15)

+ Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16)

+ Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22)

+ Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25)

+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26)

+ Kể tên các loài cây (tuần 28)

+ Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tuần 33);

Trang 9

3.3 Trò chơi : Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau.

A Mục đích:

- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ (1 tiếng) có phụ âm đầu cho trước

- Rèn kĩ năng huy động vốn từ nhanh, viết nhanh

B Chuẩn bị:

- Phấn, bảng hoặc giấy bút

- Băng dính để dính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp

C Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ 1 tiếng có phụ âm đầu cho trước

- Cá nhân (từ 2- 4 người) hoặc nhóm (từ 2- 4 nhóm) tham gia chơi

- Dựa vào phụ âm đầu đã cho ở đề bài, trong khoảng thời gian quy định(3 hoặc 5 phút); mỗi người ( nhóm) cố gắng tìm thật nhiều từ ghi vào mảnhgiấy (hoặc phần bảng) đã ghi sẵn tên mình ( hoặc nhóm mình) Hết thời gianquy định, cô giáo đánh giá kết quả, Học sinh (hoặc nhóm) nào tìm được nhiều

từ nhất sẽ thắng cuộc

* Chú ý: + Giáo viên có thể cho học sinh tự ghi các từ theo sự liên

tưởng, không theo các bước lựa chọn thứ tự kết hợp âm vần (VD: Với phụ âm

đầu b, học sinh có thể đưa ra: bà, bố, bi, bánh, bạn, biết, bò bút…; với phụ

âm đầu c, học sinh có thể đưa ra: cá, cơm, cò, cỏ, cờ, cấm, canh, cột…)

+ Có thể kết hợp tìm từ đơn cũng có phụ âm đầu với từ theo chủ đề hoặckết hợp với tìm từ theo từ loại (Chỉ sự vật, chỉ hành động, chỉ tính chất)

VD: - Tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà có phụ âm đầu ch (chén, chõng, chăn,

chiếu, chạn, chai…)

- Tìm từ chỉ gia đình họ hàng có phụ âm đầu ch (cha, chín, cháu, chắt )

- Tìm từ chỉ nguời, vật có phụ âm đầu c (cô, cơm, cá, cò, cỏ…)

- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu đ (đi, đứng, đo, đếm, đong, đem.)

- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu b (bám, bò, bán, bắn, bàn, băm.)

Trang 10

3.4 Trò chơi: “Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau”

A Mục đích :

- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ một tiếng đã cho

- Rèn kỹ năng huy động vốn từ nhanh viết nhanh

B Chuẩn bị:

- Phấn bảng, ( giấy bút) để ghi lại các từ tìm được

- Băng dính để đính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp (nếu có)

C Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ có tiếng cho trước

- Dựa vào tiếng đã cho ở đề bài, cá nhân hoặc nhóm tham gia chơi.Trong khoảng thời gian nhất định (2 hoặc 3 phút) học sinh cố gắng tìm thậtnhiều từ và ghi vào giấy nháp hoặc bảng lớp Hết giờ quy định, ai tìm đượcnhiều từ nhất sẽ thắng cuộc

* Chú ý: Trò chơi Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau có thể đựoc sử dụng ở

- Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh

- Luyện kỹ năng quan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi

B Chuẩn bị:

- Phóng to tranh có trong hai bài luyện từ và câu ở Tuần 6; Tuần 11

- Mỗi nhóm chơi (4; 5 học sinh) cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhómvào giấy khổ to đã chuẩn bị)

- Băng dính hoặc hồ dán

Trang 11

C Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ

trú ẩn) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được

đủ số lượng đồ vật (tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất

- Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra (hoặc trongsách giáo khoa TV 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và sốlượng mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút)

- Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng Giáoviên hướng dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúpviệc xác nhận kết quả của từng nhóm

- Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào sốlượng đồ vật tìm được để xếp giải nhất, nhì, ba (có thể xếp đồng giải nhất,nhì, ba hoặc yêu cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng)

* Chú ý: Trò chơi này áp dụng cho bài tập 3, (tuần 6); bài tập 1 (tuần 11).

- Dựa theo bài tập 1, tiết luyện từ và câu (tuần 12), giáo viên làm các bộ

quân bài ghi tiếng (đủ cho số nhóm học sinh tham gia thi); mỗi bộ quân bài cókích thước khoảng 5 cm x 15 cm Mỗi bộ gồm 24 quân ghi các tiếng sau:

yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6 quân); kính (3 quân).

- Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ (2 tiếng)

C Cách tiến hành:

- Căn cứ vào số bộ quân bài đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghéptiếng thành từ (mỗi nhóm khoảng 4; 5 học sinh); cử nhóm trưởng điều hành

Trang 12

VD: Có 4 bộ quân bài - lập 4 nhóm thi - cử 4 nhóm trưởng tham gia vàoban giám khảo cùng với giáo viên.

- Giáo viên nêu yêu cầu:

+ Mỗi nhóm có 1 bộ quân bài ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có

2 tiếng, các nhóm dùng bộ quân bài để ghép từ (xếp lên mặt bàn, hoặc dùngbăng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ)

+ Sau khoảng 5 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo (giáo viên cùngcác nhóm trưởng) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả và cho điểm.+ Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu''cho các nhóm làm bài Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung

bộ bài đã chuẩn bị (mục B) như sau:

- Ghép đúng, đủ 12 từ (mỗi từ có 2 tiếng: yêu thương, thương yêu, yêu

mến, mến yêu, kính yêu, yêu kính, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến) được 10 điểm, thiếu hoặc sai một từ, trừ 1 điểm.

- Dựa vào điểm số, ban giám khảo xếp giải

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS - TS Lê Phương Nga - “Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học” - Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
2. GS - TS. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” - Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Phan Thiều - Hồng Hạnh - “Tổ chức dạy Tiếng Việt theo phương pháp thực hành” - Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy Tiếng Việt theo phương pháp thực hành
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
4. Bùi Văn Duệ - “Tâm lí học Tiểu học” - Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học Tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
6. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Khác
7. Sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 2 Khác
8. Sách Thiết kế Tiếng Việt lớp 2 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w