Sức ép cạnh tranh mà EVFTA mang lại được nhận định là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. EVFTA là cơ hội, nhưng cũng là sức ép hợp lý để các doanh
nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Do đó, để khai thác hiệu quả từ Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường để Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh
tế của Việt Nam. Cùng đó, các cam kết rộng và sâu về đầu tư của Hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng trong thời gian tới.
Để tận dụng cơ hội, hạn chế những thách thức mà EVFTA mang lại và cân bằng lợi ích giữa các bên, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các giải pháp triển khai trong thời gian tới, trong đó tập trung vào một vấn đề như sau:
3.1Nghiên cứu, đánh giá tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU
Thị trường EU rất lớn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận bởi đây là một thị trường khó tính. Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường... của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Doanh nghiệp đã xác định EU là thị trường mục tiêu thì cần có cách tiếp cận bài bản. Doanh nghiệp phải chủ động thành lập phòng nghiên cứu hoặc thuê các tổ chức nghiên cứu để đánh giá tiêu chuẩn những hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU.
4 4
Để tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí nhất định để điều chỉnh sản xuất. Ví dụ, để đáp ứng quy tắc xuất xứ của hiệp định, các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi về nguồn cung nguyên liệu, từ nước ngoài sang nội địa. Mua từ nội địa đắt hơn nhưng điều đó lại giúp các doanh nghiệp có lợi thế khi xuất khẩu hàng sang EU.
Điều tiên quyết để có thể tận dụng tốt các ưu đãi hiệp định EVFTA mang lại là phải hiểu rõ, nắm chắc. Các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu các thông tin về hiệp định EVFTA, để nắm rõ những cam kết giữa Việt Nam và EU, đặc biệt là các ưu đãi thuế đối với các mặt hàng có thế mạnh, có tiềm năng xuất khẩu lớn. Việc tìm hiểu về các cam kết sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ về các thách thức, cơ hội của hiệp định EVFTA từ đó giúp doanh nghiệp định vị lại vị trí, vai trò của mình trong chuỗi cung ứng, từ đó xác định hướng đi mới cho doanh nghiệp. Hơn nữa, việc nắm rõ các thông tin, quy định sẽ giúp doanh nghiệp chủ động chuẩn bị và nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề mới so, phi truyền thống như lao động, môi trường, ...
3.2Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn
Các doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp. Đồng thời, có phương án chuyển đổi hình thức xúc tiến thương mại theo hướng tận dụng hình thức quảng bá trực tuyến, kết nối doanh nghiệp trực tuyến để duy trì và phát triển thị trường ngay cả khi dịch bệnh đang diễn ra. Từ đó, bảo đảm có thể nhanh chóng khôi phục mọi hoạt động ngay sau khi dịch bệnh suy giảm và kết thúc.
Riêng một số lĩnh vực như y tế, dệt may cần nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm cấp thiết cho giai đoạn hiện nay, khi các nước châu Âu đang thiếu nghiêm trọng thiết bị vật tư y tế và đồ bảo hộ để chống dịch Covid-19. Phải xây dựng kế hoạch sản xuất theo những dự báo của thị trường cho phù hợp, khi hết dịch có phương án chuyển đổi hiệu quả, linh hoạt.
3.3Chiến lược thị trường hợp lý
EU là khối thị trường chung, nhưng mỗi thị trường, thành viên lại có đặc điểm, nhu cầu, quy định nhập khẩu và sở thích tiêu dùng khác biệt, chưa kể mỗi khách hàng có thể có những yêu cầu riêng. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu quy mô nhỏ và vừa, năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế, cho nên cần có cách tiếp cận thị trường phù hợp.
Các thị trường “đầu tàu” truyền thông như: Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Tây Ban Nha và Bỉ, được coi là thị trường cửa ngõ giúp lan tỏa đi các nước khác trong khối EU, doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục khai thác dư địa, tận dụng hiệu quả lợi thế mà EVFTA mang lại nhằm mở rộng thị phần, phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.
Mặt khác, thị trường EU là một thị trường có giá trị gia tăng cao, do đó rất nhiều nhà xuất
khẩu trên thế giới quan tâm đến thị trường này. Đồng thời EU có rất nhiều đối tác FTA và những đối tác này cũng đang cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của Việt Nam, tạo áp lực lớn cho các nhà xuất khẩu mới của Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh các thị trường truyền thông, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ cần tìm hiểu, tiếp cận những thị trường ngách phù hợp với năng lực cạnh tranh. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu từ Việt Nam chưa cao, nhưng có xu hướng gia tăng, chưa có nhiều
3.4Nâng cao năng lực cạnh tranh
a, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo và chi phí thấp nhưng khả năng hấp thụ dòng vốn đầu tư chất lượng cao vẫn chưa cao. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mời chuyên gia về đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao cho người lao động.
Việc có bắt kịp sự phát triển của các doanh nghiệp châu Âu phụ thuộc vào yếu tố con người - yếu tố then chốt. Hiện nay, tình trạng chung ở các doanh nghiệp Việt là thiếu các nhân viên cấp cao, do đó, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định, cũng như quản lý.
Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các chương trình đào tạo định kỳ cho nhân viên, tăng cường giao lưu với các đối tác để tạo cơ hội cho nhân viên có thể chủ động tiếp xúc và học hỏi các phương pháp làm việc, quản lý ở công ty đối tác. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở đào tạo để đào tạo nhân viên từ lúc còn trên ghế nhà trường, nhằm tạo ra lực lượng lao động chất lượng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao trong tương lai.
b, Nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn là điều cần thiết phải thực hiện ngay vì khách hàng EU có yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như quy trình sản xuất sản phẩm.
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu không ít sản phẩm của Việt Nam chủ
yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, ASEAN và các nước không thuộc khối có FTA với EU. Hiện nay, EU có quy định tương đối chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ với hàng hóa nhập khẩu. Do
đó, muốn xuất khẩu được hưởng lợi về thuế quan, các sản phẩm của Việt Nam phải chế biến từ nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc từ các quốc gia có FTA với EU. Nếu không nâng cấp được chất lượng hàng xuất khẩu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của EU, đặc biệt là về truy xuất nguồn gốc thì các doanh nghiệp sẽ không tận dụng được tối đa các ưu đãi do EVFTA
mang lại.
Để tận dụng tốt những lợi thế mà thị trường 500 triệu dân, chiếm đến 16% GDP toàn cầu của châu Âu, các sản phẩm Việt cần phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Bởi
chất lượng là một trong những yếu tố mà thị trường EU rất chú trọng. Các doanh nghiệp cần giám sát, đảm bảo từ khâu cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách, đúng chủng loại, chất lượng,
nguồn gốc xuất xứ. Trong quá trình đó, khâu sản xuất và phân phối cũng phải giám sát chặt chẽ, đảm bảo quá trình vận chuyển và bảo quản an toàn. Do đó, các doanh nghiệp cần đưa ra các biện
pháp và kỹ thuật kiểm tra đúng đắn đối với từng nguồn hàng, đảm bảo các mặt hàng sản xuất ra phải đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật đã đề ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cơ cấu lại danh mục sản phẩm của mình, đưa ra các dòng sản phẩm phù hợp với thị trường EU, để đẩy mạnh xuất khẩu.
4 6
c, Nâng tầm thương hiệu Việt
Để có chỗ đứng trong thị trường Âu, các doanh nghiệp cần phát triển thương hiệu sản phẩm của mình. Nhà văn Stephen King cũng đã từng nói: “Một sản phẩm có thể lỗi thời nhanh chóng, nhưng một thương hiệu thành công sống mãi với thời gian”. Do đó, thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng bật nhất, giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh của mình.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn, kết nối thương hiệu sản
phẩm với các yếu tố công nghệ. Ngoài ra, yếu tố bao bì sản phẩm còn là một trong những vấn đề
quan trọng, bởi ấn tượng đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua của khách hàng. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, bao bì đòi hỏi phải gắn với bản sắc văn hóa người Việt, giúp khách hàng nước ngoài có thể phân biệt sản phẩm Việt so với các nước khác, in dấu trong tâm trí của khách hàng.
d, Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất
Các doanh nghiệp cần chủ động đưa ra các kế hoạch đầu tư và tiến hành chuyển đổi, nâng
cấp cơ sở vật chất của cơ sở mình. Các hệ thống khu nhà sản xuất, nhà kho phải đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như bảo quản. Bên cạnh đó, các máy
móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất phải được đầu tư, nâng cấp để gia tăng năng suất lao động, nhằm giảm giá thành sản phẩm, giúp hàng hóa tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Về mặt quản lý, doanh nghiệp cần áp dụng các hệ thống, chương trình quản lý tiên tiến như ERP, MRP,...
để có thể quản lý, hoạch định tốt nguồn hàng.
e, Đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp
Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như vũ bão hiện nay, mọi thứ đều được số hoá thông tin. Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy cũng như mô hình quản trị. Nhất là trong bối
cảnh dịch Covid-19 phải hạn chế tiếp xúc xã hội, chúng ta càng thấy được tận dụng công nghệ thông tin mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
f, Minh bạch thông tin
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải minh bạch thông tin về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất kinh doanh để các đối tác EU có thể tiếp cận và nghiên cứu sản phẩm được dễ dàng. Do đó, doanh nghiệp sản xuất cần chú trọng cập nhật thông tin đầu tư, nâng cấp dịch vụ marketing xây dựng thương hiệu không chỉ thông qua các triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm mà còn tìm kiếm các kênh quảng bá sản phẩm mới. Ví dụ: Các nhóm, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; các phương tiện truyền thông như mạng internet, mạng xã hội. doanh nghiệp phân phối cần chủ động tiếp cận, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nông dân trong sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn của thị trường EU cũng như hỗ trợ quảng bá sản phẩm.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh hưởng thì những hàng hóa thiết yếu của Việt Nam có giá cả cạnh tranh tốt sẽ được người tiêu dùng châu Âu chú ý nhiều hơn nếu chúng ta minh bạch được thông tin và có nhiều kênh quảng bá sản phẩm
3.5Một số giải pháp ứng phó tốt với phòng vệ thương mại
Để chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nắm vững các cam kết, pháp luật và thực tiễn điều tra của các nước xuất khẩu. Việc nắm chắc các quy định về phòng vệ thương mại trong FTA sẽ giúp cho
các doanh nghiệp hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong từng hiệp định và trong các hiệp định khác nhau để đảm bảo rằng trong các trường hợp khởi kiện khác nhau.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa thị trường, tránh tập trung vào một thị trường nhất định, thường xuyên tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm, tránh tăng trưởng nóng vào một thị trường, đặc biệt là các thị trường thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
4 8
KẾT LUẬN
Hiện nay, khoa học công nghệ và tiến trình hội nhập đang ngày càng mở rộng và phát triển với sự ra đời của rất nhiều hiệp định kinh tế, kinh doanh và thương mại như WTO, RCEP, hay CPTPP,.... Trong bối cảnh đó, thương mại quốc tế được xem là một tiền đề, một nhân tố thúc đẩy các giao dịch và quan hệ của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đứng trước cơ hội này, Việt Nam có những lợi thế, cũng như một số thách thức, đặc biệt là trong vấn đề pháp lý. Việt Nam cần thực hiện những chính sách thương mại quốc tế phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế, đi trước đón đầu trong xu hướng tự do hoá thương mại và cần thận trọng khi thực hiện các chính sách bảo hộ thương mại. Các công cụ như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và một số công cụ khác được Việt Nam vận dụng sáng tạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam.
Với hàng loạt các FTA đang thực thi và đàm phán, Việt Nam đã trở thành tâm điểm của mạng lưới khu vực thương mại tự do rộng lớn, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần gia tăng đan xen lợi ích của Việt Nam với hầu hết các đối tác hàng đầu khu vực và thế giới. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam vượt lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, EVFTA cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực sự nỗ lực để biến thách thức thành cơ hội...
Bắt nhịp xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Từ chủ trương "muốn là bạn" đến "sẵn sàng là bạn", rồi "là bạn, là đối tác tin cậy", là "thành viên có trách nhiệm" của cộng đồng quốc tế. Việt Nam giờ là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương và 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ. Được tín nhiệm lựa chọn là nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng có tầm cỡ khu vực và toàn cầu như Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN, Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên. Với thế và lực đang ngày càng được nâng cao, Việt Nam đang thể hiện đủ sức gánh