1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Motif kinh thánh "Người con hoang đàng" trong Người quản trạm (A.Pushkin), Tội ác và hình phạt (F.Dostoevsky) và truyện thầy Lazaro phiền (Nguyễn Trọng Quản) từ góc nhìn liên văn bản

198 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Motif kinh thánh “Người con hoang đàng” trong Người quản trạm (A.Pushkin), Tội ác và hình phạt (F.Dostoevsky) và truyện thầy Lazaro phiền (Nguyễn Trọng Quản) từ góc nhìn liên văn bản
Tác giả Bùi Văn Hướng
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Phương
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học nước ngoài
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 62,66 MB

Nội dung

Tội ác và hình phạt và hướng nghiên cứu Motif Kitô giáo Tội ác và hình phạt là một trong những tác phẩm kinh điển nhất, năm trong “ngũ kinh” của Dostoevsky vì vậy tác phẩm cũng là đối tư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

BÙI VĂN HƯỚNG

MOTIF KINH THÁNH “NGƯỜI CON HOANG DANG”

TRONG NGƯỜI QUAN TRAM (A.PUSHKIN),

TOI AC VA HINH PHAT (F.DOSTOEVSKY)

VA TRUYEN THAY LAZARO PHIEN (NGUYEN TRONG QUAN)

TU GOC NHIN LIEN VAN BAN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

BÙI VĂN HƯỚNG

MOTIF KINH THÁNH “NGƯỜI CON HOANG DANG”

TRONG NGƯỜI QUAN TRAM (A.PUSHKIN),

TOI AC VÀ HÌNH PHAT (F.DOSTOEVSKY)

VÀ TRUYỆN THAY LAZARO PHIEN (NGUYEN TRONG QUAN)

TU GOC NHIN LIEN VAN BAN

Chuyén nganh : Văn học nước ngoài

Mã sô sinh viên : 44.01.601.099

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DÁN KHOA HỌC:

PGS.TS PHẠM THỊ PHƯƠNG

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi đưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thị Phương Kết quả nghiên cứu trong khóa

luận này là trung thực và chưa từng được công bố trong bat kì công trình nào khác.Kết quả nghiên cứu và ý tưởng của tác giả khác, nếu có, đều được trích dan có nguồn

ro ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vẻ những điều tôi cam đoan ở trên

Thanh pho Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 năm 2023

Sinh viên thực hiện khóa luận

Bùi Văn Hướng

Trang 4

văn học Nga trên giảng đường Dai học, Cô đã khơi day niềm yêu thích văn học Ngatrong tôi bằng những kiến giải uyên bác và sâu sắc Những định hướng gợi mở, nhận

xét và góp ý từ Cô là lời khuyên trân quý nhất dé khóa luận này trở nên chin chu và

xác đáng hơn Tôi vô cùng biết ơn sự tận tâm và bao dung mà Cô dành cho học tròcủa mình Sau nữa, Cô cũng chính là nguồn động lực đẻ tôi cố gắng thực hiện khóa

luận này một cách nghiêm túc, tâm huyết hơn.

Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô không những truyền

thụ kiến thức, sự tận tâm với nghẻ giáo mà còn là tam gương sáng vẻ tinh than nghiên

cứu khoa học cho tôi trong suốt những năm học Đại học Tôi cũng xin tran trọng cam

ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, quý Thay Cô Tô Văn học Nước ngoài đã tạo điều

kiện thuận lợi dé tôi hoàn thành khóa luận.

Thứ đến tôi muốn cảm ơn Gia Đình của mình thật nhiều vì luôn yêu thương

và nâng đỡ đẻ tôi hoàn thành khóa luận Tiếp theo, tôi xin cảm ơn quý Cha và quý Thay trong Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc - nơi tôi thuộc về — đã luôn động viên giúp

đỡ và tạo mọi điều kiện đề tôi hoàn thành chương trình học và khóa luận này Tôi

cũng xin cảm ơn Cha Matthia M Phan Ngọc Dinh, CRM - Tiền sĩ Kinh Thanh, Giám

học Học viện Đức Mẹ Vô Nhiễm — đã kiểm duyệt, góp ý và xác nhận những phan

liên quan đến Kinh Thánh (trích dẫn & giải thích) và Tín lý trong khóa luận

Cảm ơn những người bạn đồng hành của tôi trong Khóa 44 và Khóa 45 của

Khoa Ngữ văn, đặc biệt là bạn Kim Kha, Kiệt Hoàng và Kiều Hoa đã đồng hành, góp

y và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận này.

Sinh viên thực hiện khóa luận

Bùi Văn Hướng

Trang 5

DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

$21 Tủ Ngọc Van, P Tam Phú, Tp, Thủ Đức, Tp HCM * ĐT: 028-38968471 * Email: dongde=gvongv92grsail com

GIÁY CHỨNG NHẬN

Tôi, Matthia Maria Phan Ngọc Đính, CRM, Giám học Học viện Đức Mẹ Vô Nhiễm,

Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, chứng nhận:

Khóa luận Tốt nghiệp:

- Đềtài:

Motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng”

trong Tôi de và hình phạt (EF.Dostoevsky), Người quan trạm (A.Pushkin)

và Truyện thay Lazaro Phiên (Nguyễn Trọng Quản) từ góc nhìn liên văn bản

- Người thực hiện: Thầy Piô Maria Bùi Văn Hướng, CRM

- Hiện đang theo học tại: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

KHÔNG CÓ GÌ CẢN TRỞ (NIHIL OBSTAT)

Trong những điều sau: |

1 Trung thành trong việc trích dẫn Kinh Thánh theo bản văn đã được phép

(Imprimatur) của các Dang Bản quyền liên hệ.

2 Giải thích Kinh Thánh theo tinh thần của Giáo hội Công giáo.

3 Không có gì trái ngược với Đức tin và Luân lý của Giáo hội Công giáo.

Trang 6

0.4 Đối tượng nghiên COU oe cece eescceessseesssecssecsssecssecennecnnesenneescusecueecsuecsseecsiee 11

O'S; PASI VU nGHIÊD'CỮ(tsoagoaaiiiooitiisiiiigiiatii31004150511623126310385555588191881556556855888385 ll 0:6 Phương PhRá4D.Hghiên'GỨN::::::::::::¿::::i:ci:i:21202121021221123312311295123523512539863536335525258 12

0.7 Cau tric KhOa Tố ẶẶT 13

CHUONG | MOT SO VAN DE HỮU QUAN .cc<ccccevee 15

1.1 Định vị tác phẩm trong văn HQC -cc.-sces.cscesssesssessessessveesesssssseseeeueeneeneceseesees l§

1.1.1 Tác phâm Người quản trạm và A.Pushkin 5555-5552 15

1.1.2 Tác phẩm Tội ác và hình phạt và F.Dostoevsky - 18

1.1.3 Tác phẩm Truyện thay Lazaro Phiên và Nguyễn Trọng Quan 22

1.2 Giới thuyết về motif Kinh Thánh *Người con hoang đàng` 27

1.2.1.Những điểm nỗi bật trong nghiên cứu motif và việc hình thành khái niệm

THOÍNH, 24 21-12011120/03090200 00021/102222303022/6200923399253220123.1220332153 50335 27 1.2.2 Định danh và cau tao motif Kinh Thánh *Người con hoang dang” 30

1.3 Giới thiệu lý thuyết Liên văn bản và hướng tiếp cận của đề tài 35

1.3.1 Cac trường phái nghiên cứu Liên văn bản và hướng tiếp cận 36 1.3.2 Julia Kristeva — Tính liên văn bản/ sự chuyển vị - 555 38 1.3.3 Umberto Eco - Đối thoại liên văn bản 2 5 S2 SE cS 2 cEcscxec 4I

Trang 7

I0 0n h0 .d4 44

CHUONG 2 CÂU TRÚC MOTIF KINH THÁNH “NGƯỜI CON HOANG DANG”TRONG NGƯỜI QUAN TRAM, TOI AC VÀ HÌNH PHAT TRUYỆN THAY

LAZARO PHIEN TỪ GÓC NHIN LIEN VĂN BẢN 45

2.1 Nhân:vật FOU KROL Pa đÌHH -.‹ ‹ << c6c20 226cc cE2411220022101341641124485e x62 45

2.1.1.Dunya: Sự lựa chon giữa ở lại và ra đi trong hành trình tìm kiểm hạnh phúc N4” 1224421112.:1224032131141921313413203120:.15201122022/142:1321333229214153039201322122113322320213213431/9213424152.5:12 46

2.1.2 Raskolnikov: Sự lựa chọn giữa hai hạng người thượng đăng và hạ đăng

trong hành trình tìm kiếm tư tưởng, ::- s51 2110 11E110012112111 111 112 11 y2 492.1.3 Lazaro Phién: Sự lựa chon giữa tha thứ va báo thù trong hành trình trải

nghiệm tha hương Ri8š531385358585885185388 Riÿš8314853185808513583534858338588538558387855885393E 52

2:5: NhânB:vật£sã:BEl và SANDE sc ssscsssccdsssasssessssosssscwansconssosssosssasonsssvsasosoaasosnssssss 55

2.2.1 Dunya: Hanh phúc và đau khổ — sự đan xen trong cuộc sống 56

2.2.2 Raskolnikov: Mac cảm tội lỗi — sự phản tư chính mình 60

2.2.3 Lazaro Phién: Hỗi han ve quá khứ — sự trả giá kéo dai trong cuộc đời63

2:3 Nhân vật trở về và được thanh (ỔY ceccceccc ch Hàn, H20 hŸn40021004012430046518 66

2.3.1 Dunya: Nước mắt và hành trình trở về nguôn - 67

2.3.2 Raskolnikov: Tình yêu và tuân Thánh mang ý nghĩa tái sinh 70 2.3.3 Lazaro Phién: Sự hồi hương và niêm hy vọng Trường sinh 77

CHƯƠNG 3 BIEN THE MOTIF KINH THÁNH “NGUOI CON HOANG DANG”

TRONG NGƯỜI QUAN TRAM, TOL AC VÀ HINH PHAT, TRUYỆN THÁY LAZARO

PHIEN TỪ GÓC NHIN LIÊN VAN BẢN St 221202221121 211 51122 82

3.1 Văn bản - sự biến thé từ motif hạt nhân trong Kinh Thánh sang tác phẩm văn

HỘ 101101442021222211224122110211915/12)1121030214910199)10031193113)01121)32111993305)103111321132139111331112120311151112 82

3.1.1 Đi từ nhân vật “đứa con trai” trong Kinh Thanh đến nhân vật "đứa con

gái” trong Người gác LrẠïm ng th ng n1 nh ng người 83

3.1.2 Di từ nhân vật có đức tin trong Kinh Thanh đến nhân vật chối bỏ đức tin

trong Tội ác và hình phẠÉ:::‹:::::c:::ocscccccosnctisii0012023051203512201410165164512513658655555 85

3.1.3 Đi từ nhân vật được trở về nhà trong Kinh Thánh đến nhân vật được trở

về thiên đàng trong Truyện thay Lazaro Phiên -2-5-222222cvcsccsczzs 87

Trang 8

3.2 Nhà văn — sự sáng tao motif hạt nhân từ Kinh Thánh vào tác pham văn học 89

3.2.1, A.Pushkin— sự thay đôi tính cách và hành động của người cha 90 3.2.2 F.Dostoevsky - sự thay thé từ người cha sang người mẹ 93

3.2.3, Nguyễn Trọng Quản — sự mờ dan và biến mat hai lần của người cha 973.3 Người đọc — sự diễn giải motif hạt nhân từ Kinh Thánh đến tác phâm văn học

3.3.1 Thiên Chúa - hình ảnh người cha trong Kinh Thánh đến hình ánh người

cha trong te pha 0n ẽ ẽẽ 100

3.3.2 Không gian “vùng biên” — Vai trò trong motif hạt nhân và phan chiếu

(HUGiIiIXEHOI - 2. 2200920520.530225305933320055503515 103

3.3.3 Tái sinh — điểm tương đồng của kết truyện trong các tác pham 109

Tiểu kết chương III 2 -22-22©EE2222CE+t2EEEE2EEEEEC2EteCEEEvEEEerrrrrercrrrcre 114

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 22-2222 22222222211222112221122222172111 2122 cerrve 116

DANH MỤC CÔNG TRINH CUA TÁC GIA cscssssssssstscsssecsssessssstecsssecssnesseses 121

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO w.0 c.cccccccsscssoseescssecssseesonseessesessnneeeenes 122

EHUIDIE So n0 D0000 502200000002 500 127

PHU LUC 1: VĂN BAN *NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG" 127

PHU LUC 2: CAC BANG KHAO SAD ssssssssssisesssssssasssensississssissssisessssiseassoonseais 135

PHU LUC 3: CAC HINH ANH LIEN QUAN DEN CAC KITO HUU TU DAO

HH Ta 18]

PHU LUC 4: CÁC BAN NHẠC LIEN QUAN DEN DU NGON “NGƯỜI CON

HOANG DANG?TM oonoccccccccccscsvscscccscecevsvecvescesecsvevereecavecavecenevese ¬ 187

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Bảng 1 Quy ước VIẾt VẮt, S022 222212 112210251721 01111 1x 020012 cay 0

Bảng 2 Thái độ và hành động của nhân vật "người cha” trong hai tác pham 91

Bảng 3: Các văn bản Kinh Thánh về dụ ngơn “Người con hoang dang” (Le 15,1

1-TẢ" "ốc ốc cố ốẽ cố ốc ốc ga ốổ an 127

Bảng 4: Khảo sát từ *Khĩc/ Nước mắt” 2-5 cccSse2scccsvrrsrkcsrrrsrrrcee 135

Bang 5: Khảo sát từ '*Chúa/ Dire Chúa/ Dite Chúa Trời/ Chúa Khirixitơ” 138

Bảng 6: Khảo sát từ “Thanh giá/ Dấu thánh ” soi cuicsercsrrerrrree 150

Bang 7: Khảo sát từ “Tội/ Tội 1y 0" Ốốốẻẽ 153

Bảng 8: Khảo sát từ “Mê sảng/ Mê muột” - - ssseeseeessrses 172

Bang 9: Khảo sát từ “Linh mục/ Cha SỞ ” Series 177

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình | Cấu trúc motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng" 35 Hình 2 Tiền trình phát triển của lý thuyết Liên văn bản - 38 Hình 3 Motif Kinh Thánh “Người con hoang đảng” trong ba tác phẩm: Người

quản trạm, Toi ác và hình phạt và Truyện thay Lazaro Phiên 81

Hình 4: Mặt tiền Nhà thờ Chính tịa Bà Ria - 181

Hình 5: Nhà thờ Mơ (nơi 288 vị Tử đạo) eo 181

Eifhii6:iNBbiioniNHA(RDINMTDsausarsrcsneserreitrrrrersttcenrttrcattitrrozttteat03602310073978 182 Hình 7: Cung thánh Nhà thờ M6 (cĩ bia ghi tên của 288 vị Tử đạo) 182 Hình 8: Gĩc bên phải Cung thánh Nhà thờ Mơ cĩ các bia đá khắc tên Thánh +

tên:g01của các VE TỦ ẠO ‹:::::::cc:::-c:ccii20:2201221122105221621125361237553558358525 183

Hình 9: Ngơi mộ tập thé trước Cung thánh Nhà thờ Mơ 184

Hình 10: Đải Tưởng niệm 288 vị Tử đạo, gịm cĩ 4 họ: Họ Dinh, họ Thành, họ

THOM vào Đất ĐỒ caccooai-ainoaiooioinoaiiiiiiiiiiiiiisiiiniitastiasgisai8iậ 185 Hình I1: Tác giả chụp tại Bia Tưởng niệm - cc eeeeeeeeeeeeee 186

Hình 12: Cơng chính của Nhà thờ M6 0 cecscesssccscccssscsescssecssecsssesssecssneessees 186

Trang 10

mm ———

Oe —==——

Trang 11

MO DAU

0.1 Lý do chọn đề tài

Kinh Thánh không chỉ là nguồn cội của các tư tưởng Kitô giáo mà hơn nữa,

các tư tưởng ấy còn phải quy chiếu và đặt trên nẻn tảng là Kinh Thánh Trong thé

giới Kitô giáo, Kinh Thánh chính là lời của Chúa được các tác giả ghi chép lại, lưu

truyền cho đến ngày nay Bên cạnh đó, tư tưởng Kitô giáo không chỉ hòa nhập vào

đời sống của các Kitô hữu, thê hiện ở những lễ nghỉ tôn giáo trong phạm vi nhà thờ,

mà những tư tưởng ấy còn xâm nhập vào mọi ngóc ngách và mọi lĩnh vực của bất cứcộng đồng có Kitô hữu hiện diện, và trong đó lãnh vực văn học cũng chịu sự anh

hưởng của dòng chảy tư tưởng Kit6 giáo.

Văn học Kitô giáo phô biến ở phương Tây với hệ tư tưởng Kitô giáo và ghi dau ấn trong nền văn học này với các tác phâm mang đậm tư tưởng Kitô giáo như:

Tinh anh cua đạo Thiên Chúa (Chateaubriand — 1802), Những người tứ vì đạo (Chateaubriand — 1809), Nhà thờ Đức Ba Pari (Victor Hugo — 1831), Những người

khốn khổ (Victor Hugo — 1861), Tu tiện thành Parma (Stendhal — 1838), Anna

Karenina (Ley Tolstoi — 1877), Anh em nha Karamazov (Fyodor Dostoevsky — 1880).

Vì thé, nói về ảnh hưởng của Kitô giáo trong nền văn học phương Tây, Radughin cho rằng: “Chúng ta sẽ không có nên nghệ thuật châu Âu quen thuộc với chúng ta nếu

không có sự chú ¥ đặc trưng của Thiên Chúa giáo đổi với tâm hẳn con người và

những cảm xúc nội tâm thâm kín của con người ” (Radughin, 2004, tr.369).

Riêng đối với nước ta, văn học Kitô giáo chưa được chú ý đến nhiều mặc dù

những đóng góp của văn học Công giáo! là điều không thé phủ nhận Văn học Công

giáo không chỉ có công sáng tạo, định hình và phố biển chữ Quốc ngữ mà còn có cả

một “phong trào văn Nôm Công giáo thịnh hành song song với nỗ lực điển chế chữ

Quốc ngữ” (Võ Long Tê, 1993, tr.26) Những tác phẩm mang đậm tinh thần Kitô

giáo như: C) huyén di Bắc kỳ năm At hoi (Petrus Ký — 1876), Truyện thay Lazaro Phiên

(Nguyễn Trọng Quan — 1887), Tưởng Joseph (Trương Minh Ký — 1888), Tuổng

Thương khó (Nguyễn Bá Tong — 1912), tập thơ Xuan Như Ý (Hàn Mac Tir - 1939)

! Kité giáo vào Việt Nam là Công giáo Roma (tức Giáo hội Tây phương) nến gọi đúng là Công giáo,

Trang 12

Những tác phẩm này cho thấy hệ tư tưởng Kitô giáo đã tác động và trở thành nguồn

cảm hứng dé các nhà van, nha thơ sáng tác ra tác pham, như Hoài Thanh đã từng

khang định qua trường hợp của thi sĩ họ Hàn: “Diéu ấy chứng minh rằng đạo Thiên

Chúa ở xứ nay đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh lại thành thơ Tôi tin rằng

chỉ những tình cam có thé điển ra thơ mới thiệt là những tình cảm đã thấm tận day

hôn đoàn thể” (Hoài Thanh & Hoài Chân, 2016, tr.208).

Như vậy, qua việc nhìn lại các tác phẩm thuộc đòng văn học Kitô giáo trong

nền văn học phương Tây và Việt Nam, chúng tôi nhận thay sự xuất hiện của dấu an

Kinh Thánh trong các tác phẩm: Kinh Thánh không chi được trích dan và dan cài trong các tác phâm văn học mà Kinh Thánh còn là nguồn cảm hứng của các tác giả.

Từ đó, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của đề tài đối với nghiên cứu văn

học, đặc biệt là nền văn học Kitô giáo Đông và Tây phương tức là nghiên cứu các

tác pham khởi di từ nguồn cảm hứng mà nó được tác sinh Thật vậy, khi tiếp cận

Người quản trạm của A.Pushkin, người đọc sẽ tim thay câu chuyện “Ngudi con hoangdang” (Le 15,11-32) là nội dung được thé hiện trong bốn bức tranh treo ở phòng

khách của bác Samson Vyrin qua lời ké cúa nhân vật “tôi”; hoặc khi tiếp cận tác phẩm

Toi ác và hình phat của F.Dostoevsky, người đọc sẽ được nghe lại cách "trung thành

đoạn Kinh Thánh “Chuyện Lazaro sống lại" (Ga 11,1-14) qua nhân vật Sonia theo

yêu cầu của Raskolnikov, và Nguyễn Trọng Quản dùng tên nhân vật Lazaro trong câu chuyện trên dé đặt tên thánh cho nhân vật chính của mình trong tác phẩm cùng

tên Truyện thay Lazaro Phiên Điều đó cho thay sự dan cài — một biéu hiện của liên

văn bản - giữa Kinh Thánh và các tác phẩm này.

Hơn nữa, khi đi vào tìm hiểu cấu trúc của tác phẩm, chúng tôi nhận thấy việc

xây dựng nhân vật chính của các tác phẩm này có mỗi liên hệ với motif '*Người con hoang dang” trong cuốn sách Phúc Am thứ ba của Kinh Thánh Hay nói một cách

khác, người con út trong dụ ngôn “Ngudéi con hoang đàng” là motif hạt nhân và nhân

vật chính của các tác phẩm trên là những biến thé của motif hạt nhân này Vì vậy,

chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: Motif Kinh Thánh “Người con

hoang đàng” trong Người quan tram (A.Pushkin), Tội ác và hình phạt

(F.Dostoevsky) và Truyện thay Lazaro Phiên (Nguyễn Trọng Quản) từ góc nhìn

liên văn bản.

Trang 13

Dong thời, chúng tôi nhận thay tinh hấp dẫn, mới lạ của đề tài khi dem ba tác

pham nay so sánh với nhau Giữa ba tác phẩm có độ chênh lệch lớn về dung lượng

và tầm vóc: xét về dung lượng nêu Người quản tram của A.Pushkin là một truyện

ngắn với 22 trang (khỏ 12x20.5) và Truyện thay Lazaro Phiên chi von vẹn 32 trang

(in lần đầu tiên) thì Tỏi ác và hình phạt là một cuốn tiêu thuyết đồ sộ với 725 trang

(khô 15.5x23.5); xét về tam vác của tác phẩm Người quản trạm được biết đến với

tên tuôi lừng lẫy của A.Pushkin đã phú kín cả văn dan Nga và thé giới, ở bìa cuỗn Tới

ác và hình phạt, đã giới thiệu: “Mor trong nhitng tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời dai”,

còn đối với Truyện thay Lazaro Phién thì tương đối khiêm tốn, nó không xuất hiện

trong chương trình học phô thông và ngay cả phần đông những người Công giáo cũng không biết đến tác phẩm này Thế nhưng khi tìm biểu ba tác phẩm trên cùng một

motif quen thuộc trong Kinh Thanh, chúng tôi nhận thay các tác giả đều viết về một

câu chuyện có mạch truyện tương đương: nhân vật rời bỏ gia đình, mắc lỗi làm, đầu

tranh tâm lý, tìm kiếm sự tha thứ và ơn tái sinh Như thế, khi đặt các tác pham nàycạnh nhau, tức là đặt nên văn học Nga và Việt Nam cạnh nhau, tuy các sáng tác rađời trong bối cảnh chưa dién ra sự giao lưu văn hóa giữa hai nước, nhưng vẫn có thénhận thay chúng cùng được xây dựng trên một motif hạt nhân và củng mang đậm văn

hóa Kitô giáo, cùng có những đóng góp nhất định cho sự phát triển văn học mỗi khu

vực nói chung và dong văn học Kitô giáo mỗi quốc gia nói riêng

0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tính đến thời điểm thực hiện đẻ tài này (2023), theo khảo sát của người viết,

vẫn chưa có công trình, tài liệu nào trực tiếp nghiên cứu vấn dé mà khóa luận triển

khai Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ dé cập tới những công trình liên quan tớivấn dé được nghiên cứu

0.2.1 Tội ác và hình phạt và hướng nghiên cứu Motif Kitô giáo

Tội ác và hình phạt là một trong những tác phẩm kinh điển nhất, năm trong

“ngũ kinh” của Dostoevsky vì vậy tác phẩm cũng là đối tượng của rất nhiều công

trình nghiên cứu trước đó (đầu tiên phải kể đến Nguyễn Tuân với bài nghiên cứu

“Đôxtôiepki như cái rừng cô thụ ”) Tuy nhiên, người viết chỉ liệt kê các công trình

được công bó bằng tiếng Việt có liên quan trực tiếp đến motif Kinh Thánh khi nghiêncứu về Tới ác và hình phạt

Trang 14

Trong tác pham Thể giới quan của Dostoevsky, Nikolai Alexandrovich

Berdyaev đưa đến một góc nhìn khá toàn điện về tâm hồn của Dostoevsky Trong đó,Berdyaev giới thiệu về con người tinh than của Dostoevsky Những tim tòi nghiêncứu vẻ mặt tôn giáo — đạo đức của nhà văn trong công trình đã đóng góp không nhỏtrong việc giới thiệu về những mảng khuất trong Dostoevsky Từ đó cho thấy một xã

hội Nga với đức tin Chính thông giáo đương thời tác động và khiến nhà văn hành

động như thé nao Đồng thời, công trình này cũng cho thay sự ảnh hưởng của KinhThánh trong các tác phẩm của Dostoevsky cho đến chính cuộc sống của nhà văn

Trong đó, Berdyaev cho thấy Dostoevsky là người trung thành duy trì đức tin của Chính thông giáo và đặt ra cho thời đại của mình những van dé, câu hỏi về tương lai

của nước Nga chí thánh Nói một cách khác, Dostoevsky đang chất vấn nước Nga về

đức tin của mình Đó chính là cách nhìn của nhà văn đối với thời đại — một giai đoạn giao thời — và đó cũng là những đóng góp của Berdyaev khi cô găng cho thay the giới

quan của nhà văn qua công trình này.

Với bài nghiên cứu Giải mã những biểu tượng của Thiên Chúa giáo trong tác

phẩm Tôi ác và hình phạt (tạp chí Khoa học - ĐH Hồng Đức, số 26/ 2005), Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã tìm hiệu va phân tích những biéu tượng của Thiên Chúa giáo trong

Toi ác và hình phạt, ngoài một số biểu tượng: nhận thức và bừng ngộ, thử thách và

trừng phạt mà tác giả gọi là “những biểu tượng đã trở thành mẫu góc trong văn

hóa ” (Nguyễn Thị Thúy Hanh, 2015, tr.42) Cụ thé, tác giả cho rằng trong tác phẩm

này, Dostoevsky đã sứ dụng những biêu tượng KHô giáo sau: Biểu tượng tảng đá,

biểu tượng cây thánh giá, biéu tượng ánh sáng, biểu tượng những con số thân thiêng

(số 3, số 7) Từ việc gọi tên biểu tượng đến việc phân tích biéu tượng qua những diễn

giải văn hóa, người nghiên cứu đã cho thay sự ảnh hưởng của biéu tượng Thiên Chúa giáo trong tác phẩm Và từ đó, tác giả bài nghiên cứu dé xuất những công trình dién

giải sâu hơn theo hướng giải mã những biéu tượng này

Trong bài nghiên cứu Motif Kyto giáo trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và

Margarita của M Bulgakov: Thứ nghiệm tiếp cận liên van bản (Nghiên cứu Van hoc,

số 2/ 2007, tr.38-48), Pham Gia Lâm đã tiến hành nghiên cứu motif Kitô giáo xuất hiện trong tác phẩm Nehé Nhân và Margarita đựa trên lý thuyết Liên văn bản, cụ thể

qua các tang cau trúc: không gian nhân vật và motif cốt truyện Ở cap độ không gian

Trang 15

hành động, tác giả chỉ ra ba không gian - ba thế giới với những giéu nhại: đó là không

gian thực của thủ đô Moskva, không gian huyễn tưởng của Chúa Voland và không

gian huyền thoại lịch sử thành Yershalaim của Ponti Pilat Ở cap độ nhân vật, tác giả

chỉ ra tám cặp nhân vật và mỗi cặp ba nhân vật có tính cách tương đương từ ba không gian trên: 1) Cap Ponti Pilat — Voland — Stravinsky; 2) Cặp Afrani — Fagot — Korovier

— Fedor Vasilievich; 3) Cap Mark Krysoboi — Azazello — Archibaldovich; 4) Cặp con

chó Banga — mèo Behemoth — chó cảnh sát Tuz Buben; 5) Cap Niza — Gella — Natasha; 6) Cap Caiapha — Mikhail Berlioz — Ga "người nước ngoài”; 7) Cap Yuda

— Maigel — Aloisy Mogarych; 8) Cap Levi Matvei — Ivan Bezdomny — Riukhin Cuối

cùng ở cấp độ cốt truyện tác giả tìm ra những “sai lệch” giữa Phúc âm và “cudn tiêuthuyết” của nghệ nhân, bằng cách lập bảng đối chiếu Như vậy, Phạm Gia Lâm đã có

những đóng góp đáng ghi nhận của việc nghiên cứu motif Kitô giáo kết hợp với lý thuyết Liên văn bản cho tác phẩm cụ thẻ.

Tiếp đến, trong công trình nghiên cứu Motif Kitô giáo trong Anh em nhà

Karaimazov (luận văn thạc sĩ - ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, 2009), Tran Thi Thanh

Thay có hướng tiếp cận tác phẩm của Dostoevsky khía cạnh motif Kitô giáo, trên cơ

sở tông hợp và phân tích những thủ pháp nghệ thuật đưa Kinh Thánh vào tiêu thuyết.

được coi như là một phương thé hữu hiệu nhất dé truyền đạt tư tưởng của mình Tácgiả đã triển khai nghiên cứu: không - thời gian, cốt truyện huyền thoại hình tượng

nghệ thuật, cách sử dụng biêu tượng va châm ngôn Kinh Thánh trong diễn ngôn của

nhân vật, từ đó làm rõ hệ thống quan điềm triết — mỹ học của nha văn Những quan

điểm được người nghiên cứu đưa ra như các quan điểm đạo đức - thâm mỹ và tôn

giáo của Dostoevsky về “bản chat” con người, quỷ, Thượng đẻ, sự bat tử Từ đó, tác

giả phân tích vai trò của Kinh Thánh trong việc hình thành ý đồ tư tưởng cấu trúc

nghệ thuật của tác phẩm Trần Thị Thanh Thủy góp thêm hướng tiếp cận hữu hiệu

đối với tác phâm này và tiếp cận đầy đủ hơn với phong cách nghệ thuật của

Dostoevsky.

Với bài nghiên cứu Motif Kyto giáo trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Magarita

của M.Bulgakov và Đoạn đầu đài của Ch.Aitmatov trong kỷ nguyên Thượng Đề đãchết (tạp chi Khoa học — DH An Giang, số 1/ 2013), Nguyễn Thị Tuyết tập trung chỉ

ra việc sử dụng cùng một motif Kitô giáo nhưng đã có những cách tân sáng tao, độc

Trang 16

đáo của từng nhà văn, và sự khác nhau ấy đã chuyền tải tư tưởng và phong cách riêng của nhà văn Sau khi tìm hiểu motif Kitô giáo, tác giả đưa ra nhận định: Bulgakov đã

“phục sinh ý nghĩa motif này như một sự long ghép và nhân chéo hình tượng qua câu

chuyện hiện tại và viễn tướng ” (Nguyễn Thị Tuyết, 2013, tr.1); Aitmatov thì “đặt racâu hỏi có ton tại Chúa trong cuộc sống hôm nay và giải đáp nó bằng ý nghĩa triết lý

sâu sắc qua hình ảnh an dụ đoạn dau dai” (sdd, tr.1) Người viết đã chọn lựa motif

Chúa bị đóng đinh trên thập giá dé áp dụng đối với cốt truyện của cả hai tác phẩm,

và chỉ ra những sáng tạo độc đáo đối với mỗi tác phẩm Nếu như Đoạn đâu đài trung

thành hơn với câu chuyện trong Phúc am và tập trung vào bi kịch của Chúa trên thánh

giá và từ đó cho thay cái bi kịch trong cuộc sống hiện tại thì ở trong Nghé nhân và

Magarita trọng tam câu chuyện không phải là cuộc tử nạn của Chúa nhưng là bi kịch

trong con người Pilat — viên Tổng tran xét xử vụ án của Chúa, và tác phẩm có nhiều

nét "mờ nhòe”, “am dụ” so với Phúc âm Cudi cùng, người viết cho rằng: qua hai tác

phẩm, Aitmatov và Bulgakov không những đưa vào văn học những van dé cap báchcủa thời đại mà còn tạo được không gian sống cho motif Kinh Thánh cỏ xưa Với bài

nghiên cứu, Nguyễn Thị Tuyết đã đề cập trực tiếp đến một motif Kinh Thánh và từ

đó soi chiều motif trên tác phâm và thời đại.

Trong công trình nghiên cứu Vifững motif hiện sinh trong truyện và tiểu thuyết

của F.Dostoevsky (Bút ki dưới ham và Tôi ác và hình phat) (luận văn thạc sĩ —

ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, 2016), Nguyễn Thị Thu Giang đã nghiên cứu hai tác

pham của Dostoevsky dưới cái nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, cụ thê là những motif

hiện sinh, nhằm dé trả lời cho những câu hỏi của người viết đưa ra như: Dang Sáng

Tạo đã nghĩ gì về nước Nga, hình bóng của nước Nga có thẻ nhận biết và hiểu được

bằng trí tuệ, tư tưởng của nó hay không? Sau khi phân tích mỗi liên hệ giữa

Dostoevsky như là nha tư tưởng hiện sinh, tác gia đã phân tích hành trình đi tim cái

“Tôi” đích thực thé hiện trong các nhân vật vả xác định sự xung đột giữa cá nhân và

xã hội, dong thời cho thấy hậu quả của tội ác phá vỡ môi liên hệ ấy Bên cạnh đó,

người viết cũng đề cập đến sự ứng xử tự do qua hai phương diện: sự xa lạ và sám hồi

dé hướng đến tự do tuyệt đối Nguyễn Thị Thu Giang đã kết hợp giữa văn học và chủ nghĩa hiện sinh, cụ thé trong trường hợp của Dostoevsky.

Trang 17

Gan đây, trong công trình nghiên cứu Mé tip Tiên, Máu, Điện qua nhân vật

Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt của F.Dostoiepski (luận văn thạc sĩ - ĐHSP

HN, 2016) Nguyễn Thị Phương thử nghiệm tiếp cận tác phẩm trên bình diện các

motif nghệ thuật mà Dostoevsky sử dụng Bên cạnh mục đích khám phá tai năng sáng

tác của tác giả và giá trị tác phẩm, tác giả muốn phác họa bức chân dung tinh than

của Raskolnikov Tác giả cho rằng các motif riền, máu và điền xuất hiện với tần suất

cao trong tác phâm Điều này giúp Dostoevsky thành công xây dựng hình tượng nhân

vật Raskolnikov ở những phương điện khác nhau: cuộc sống, tâm lí, mục đích hành

động, các mỗi liên hệ và dau tranh tư tưởng khi phạm tội Đồng thời, tác giả cũng

phân tích được ý d6 của Dostoevsky khi cô gắng tái hiện lại bầu không khí tội lỗi ám

ảnh bao bọc xung quanh nhân vật Tuy nhiên, công trình nghiên cứu vẫn còn dé ngỏ

việc soi chiếu các motif này vào Kinh Thánh

0.2.2 Tác phẩm /Vgười quản trạm

Trong công trình nghiên cứu Nehé thuật tự sự trong văn xuôi của A.S,Pushkin

(luận án tiền sĩ - DHSP Hà Nội, 2011), Thành Đức Hồng Hà đã khảo sát những tác

phẩm: Tập truyện ông Belkin (gồm năm truyện), Con dam pích, Người con gái viên

đại úy Công trình đã đem lại một cái nhìn hệ thong về văn xuôi Pushkin và là công

trình chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của

Pushkin trên cơ sở lý thuyết tự sự hiện đại và lý thuyết “carnaval hóa” của M.Bakhtin.

Tác giả đã bước đầu đưa ra cau trúc của Người quản trạm, cụ thê tác giả chia ra làm

ba phần, trong mỗi phần bao gồm các sự kiện nhỏ hơn, cụ thể:

Phan 1: (2) Những lời cảm thương của người ké chuyện với nhân viên coi trạm;

(2) Những bức tranh “Đứa con lầm lạc” và ấn tượng của nhân vật “tôi” với bác coi

trạm Samson Vyrin và cô con gái Dunya.

Phan 2: (3) Nhân vật "tôi" trở lại trạm gác cũ và mọi thứ đều thay đổi, ban thiu

va tăm toi; (4) Bác Samson Vyrin ké câu chuyện vẻ cuộc bỏ trén của Dunya với

Minsky (4.1 Vyrin ca ngợi đứa con gái mình; 4.2 Minsky giả vờ ôm và cuộc bỏ tron

của Dunya với Minsky; 4.3 Người coi trạm đi tìm con gai và lên Peterburg; 4.4 Gặp

Minsky và hai lần bị đuôi ra khỏi cửa; 4.5 Người coi trạm bi quan về số phận của

Dunya sau này).

Trang 18

Phần 3: (5) Nhân vật “tôi” thăm lại trạm gác cũ nhưng bác Samson đã mat; (6)

Cuộc nói chuyện của nhân vật “tôi” với người coi trạm mới và đứa con trai của ho;

(7) Dunya đã trở lại thăm cha khi ông đã mắt.

Tac giả đã đưa ra được cau trúc tự sự của Người quản trạm va gọi tên các sự kiện chính Hơn nữa, người nghiên cứu còn lý giải được điểm khác nhau trong phan kết thúc: “Sie kiện báy có sự liên kết với sự kiện hai giải thích về số phận của Dunya

không giống như số phận của đứa con hư trong bức tranh Cô trở thành một ngườiđàn bà quí phái, song hạnh phúc và có ba đứa con” (Thành Đức Hồng Hà, 2011,tr.43) Bên cạnh đó, công trình này cũng làm rõ những yếu tố khác như: Người kẻchuyện và lời nhân vật Với những đóng góp của luận án về Nghệ thuật tự sự trong

van xuôi của A.Pushkin chúng tôi hiểu rõ hơn về cau trúc truyện Nguoi quản trạm.

0.2.3 Tác phẩm Truyện thầy Lazaro PhiềnTrong bài nghiên cứu Truyén thây Lazaro Phiên (1887) của Nguyễn Trọng

Quản (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN), Nguyễn Văn

Trung ghi nhận một số điểm chính yếu: 1) về kỹ thuật viết tiểu thuyết theo Tây

phương, tác giả cho rằng Truyện thay Lazaro Phién viet theo tiêu chuẩn viết đoản

thiên tho lối phương Tây: viết những chuyện đời nay, viết cho người ngoại quốc biếtngười Việt Nam cũng chăng thua kém ai; 2) về hình thức, truyện theo những phần -đoạn, có những tình tiết gần nhau nhưng không liên quan cho đến khi kết truyện, hưcầu cái có thê có thực trong đời sông hàng ngày của người dân thường: 3) về tư tưởngchủ đè, truyện vốn quen thuộc trong văn chương Kitô giáo: tội lỗi và ơn tha thứ; 4)

về giao lưu văn hóa va ảnh hưởng của truyện đối với người đương thời Đồng thời

tác giả cũng đưa ra các nguyên nhân lý giải việc tác phẩm không được sự đón nhận

của người đương thời, như: lối viết mới mẻ theo Tây phương, kết truyện không có

hậu, tâm lý nhân vật không phù hợp với người mien Nam, lý do tôn giáo nhan dé

truyện, tên tác giả và bối cảnh truyện Như vậy, Nguyễn Văn Trung đã cho thấy nhữngđiểm đóng góp quan trọng của Truyện thay Lazaro Phiên và bên cạnh đó cũng gợi

mở những khía cạnh khách quan lý giải cho tâm lý người đương thời đón nhận tác

phâm

Tiếp đến, trong bài nghiên cứu Truyén thay Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng Quản và những đóng góp vào kĩ thuật văn hư cầu trong văn học Việt Nam (tạp chí

Trang 19

Van hoc, số 10/ 2000), Hoàng Dũng đã chi ra những kĩ thuật viết văn của NguyễnTrọng Quản đã đánh dấu mốc quan trọng trong nên văn học Việt Nam Cụ thể, Hoàng

Dũng đưa ra những luận điểm: Nguyễn Trọng Quản thoát ly văn biền ngẫu của văn học cô điền; tác gia từ chối câu chuyện điển ra theo một trật tự theo truyền thông néu

không muốn nói là đảo ngược: kết truyện là cái chết của cả ba nhân vật: kết cấu truyện

vòng tròn: mở dau là ngôi mộ và kết thúc cũng là ngôi mộ (điều đó đến tận Chí Phèo

(1941) mới gặp lại); Truyện thay Lazaro Phién là cuỗn truyện đầu tiên viết theo gócnhìn của ngôi thứ nhất; Truyện thay Lazaro Phiên là cuỗn truyện đầu tiên sử dụng kỹthuật dan cai giữa những chi tiết phi hư cầu vào hư cầu Như vậy, Hoàng Dũng cho

rằng Truyén thay Lazaro Phiên mang tính đột phá về kỹ thuật viết văn hư cấu hiện

đại.

Đó là những công trình nghiên cứu đúng đắn và có cơ sở nhưng mới chỉ dừng

lại ở khía cạnh thẻ loại, tức cấp độ văn học Bài nghiên cứu Mo tip Con người cá

nhân với sự tự vấn lương tam trong Truyện thay Lazaré Phiên của Nguyễn TrọngQuản ” (Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 2 (50)/ 2009), Cao Thị Hảo bước đầu có

hướng đi khác, tiếp cận tác phẩm này đưới khía cạnh văn hóa, đặc biệt là tác giả xem

xét đối tượng gắn liền với một văn hóa phương Tây quan niệm: con người cá nhân

với sự tự vấn lương tâm Đông thời, Cao Thị Hảo cũng đã lý giải sự tự vấn của nhân

vật chính bat nguồn từ tinh thần Kitô giáo và từ đó tác giả cho rằng việc con người

thường bị day dứt vì nỗi lo lắng nội tâm và xung đột tâm lý là bản chất của sự tổn tại.

Tác giá cho răng: “Nhin tir góc độ quan niệm nghệ thuật về con người, có thể coiTruyện thầy Lazarô Phién là một bước đột biến của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam”(Cao Thị Hảo, 2009, tr.2) và tác giả nhắn mạnh đến tính mở đường cho sự xuất hiệnthê loại văn xuôi theo lối hiện đại: tự truyện Tác giả đã bước đầu đóng góp hướng

nghiên cứu văn hóa đối với tác phẩm này: quan niệm về con người Tuy nhiên, chúng

tôi nhận thấy bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở khía cạnh tự vẫn lương tâm cua nhân vật

chính và lý giải chúng như là hệ quả của việc phạm tội giết vợ, giết bạn, và dé đi đến

căn nguyên của sự tự van thi tác giả nhắc tới quan niệm của Kitô giáo: “Con người

sinh ra von đã xấu xa và mang tội từ trong bản chat” (Cao Thị Hao, 2009, tr.2) Chúng tôi cho rằng tác giả quan niệm như vậy chưa thật đúng và day đủ từ góc nhìn

của Kiô giáo về tội Nguyên tô (tội Tô tông), bởi Kitô giáo gọi tội Nguyên tô là tội

Trang 20

“Hong phúc”, vì nhờ tội đó mà con người được lãnh nhận Dang Cứu Thế Hơn nữa,

việc trình bay con người phạm tội và day đứt lương tâm phải gắn liền với tiễn trình

hòa giải, tha thứ và thanh tây Người Kitô hữu không hiéu tội Nguyên tô như là biêu

hiện của “con người sinh ra đã xấu xa” mà tội Nguyên tổ là tình trạng con người không ở trong ân sting của Chúa Bên cạnh đó, sự phạm tội phải gắn liền với sự cứu roi, đó mới chính là thông điệp trọng tâm của Kitô giáo Điều đó được thé hiện rat rõ

ở phân kết trong Truyền thay Lazarô Phién

0.2.4 Nhan xét Tình hình nghiên cứu đối với ba tác phẩm Người quản trạm, Tội ác và hình phạt và Truyện thay Lazaro Phién ở trên đã cho thay:

- Hướng khai thác Kitô giáo, cụ thé là nghiên cứu motif Kitô giáo, trong Ti

ác và hình phạt là hướng đi phù hợp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm làm rõ và

đã có những kết quả nhất định Hướng đi này không chỉ được áp dung trong Tội ác

và hình phạt mà còn ap dụng trong nhiều tác phẩm của Dostoevsky và các tác giả khác của văn học Nga.

- Đôi với Người quản trạm, các công trình nghiên cứu quan tâm tác phẩm ở

đặc trưng thê loại hoặc hình mẫu “con người bé nhỏ”

- Đã có những nghiên cứu về Truyén thay Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng

Quản, các nhà nghiên cứu tiếp cận tác phẩm này ở những phương điện khác nhau về

thê loại và những đóng góp đánh dấu cho một thê loại mới được ra đời trong buôi giao thời của nên văn học Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu vé khía cạnh văn hóa

qua motif con người cá nhân, tuy nhiên chưa có sự chú ý cần thiết về phương diện tưtưởng Kitô giáo đề giúp hiểu sâu sắc hơn tác phẩm

Từ đó chúng tôi nhận thấy hướng tiếp cận motif Kinh Thánh “Người con

hoang đàng” dưới góc nhìn liên văn bản chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu.

Vì thé, hướng đi của dé tài là nghiên cứu motif “Người con hoang dang” như một

kiêu câu chuyện về một nhân vật, đưa ra cấu tạo về motif và ứng dụng vào tác phâm

dé làm rõ motif hạt nhân Từ góc độ liên văn bản, người viết muốn làm rõ những khíacạnh từ văn bản, tir tác giả và từ người tiếp nhận đối với motif thé hiện trong tác

10

Trang 21

phẩm Như vậy, với hướng nghiên cứu này, đề tài là một bước đi mang tính đóng góp

cho việc tiếp cận tác phâm, rộng hơn là các tác phâm thuộc dòng văn học Kitô giáo

0.3 Mục đích nghiên cứu

Từ việc khảo sát motif Kinh Thánh “Ngudéi con hoang đàng” trong Phúc âm

Luca — cuỗn Tin mừng thứ ba của Kinh Thánh — xuất hiện trong các tác phâm Nguoi

quản trạm của A.Pushkin, Tội ác và hình phạt của F.Dostoevsky và Truyện thay

Lazaro Phién của Nguyễn Trọng Quản, chúng tôi sẽ làm rõ cầu tạo của motif hạt

nhân và phân tích các giai đoạn của motif ứng vào mỗi tác phẩm Qua đó, khóa luận

sẽ chứng minh trong mỗi tác phẩm văn học này đều xuất hiện cùng một motif Kinh

Thánh và từ đó phần nào làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của Kinh Thánh trong văn học.

Tiếp theo, trên cơ sở phân tích so sánh, người viết tìm hiểu sự phát triển của

cái bat biến và cái khả biến trong sự vận động các thời đại dé thay những điểm giống

và khác nhau của các văn bản Từ đó, chúng tôi sẽ lý giải những điểm khác biệt giữa

các tác phẩm trong Việc thé hiện motif hạt nhân, và hy vọng sẽ đưa đến sự kiến giảicho những diém tương đồng của nên văn học Kitô giáo ở hai quốc gia, là tiền dé cho

những giao thoa giữa hai nền văn học Việt Nam và văn học Nga sau này,

Sau cùng từ việc áp dụng lý thuyết Liên văn bản cụ thê là quan điểm của

Umberto Eco về Đối thoại liên văn bản qua phương diện: chú ý cửa tác giả — chủ ýcủa độc giả — chủ ¥ của văn bản, chúng tôi đi vào tìm hiểu các biến thé mới ở cấp độ

cốt truyện, nhân vật, cau trúc văn bản dé thay được ý thức sáng tạo của nha văn, trải

nghiệm đọc của độc giả — một nhân tố tham dự vào quá trình kiến tạo ý nghĩa văn

bản, và bản thân văn bản như cỗ máy phát sinh những cách thức diễn giải khác nhau.

0.4 Đối tượng nghiên cứu

Doi tượng nghiên cứu của đề tài là sự biểu hiện của motif Kinh Thánh “Người

con hoang đàng” trong các tác phẩm: Người quản trạm, Tội ác và hình phạt và Truyện thay Lazaro Phién từ góc nhìn liên văn ban.

0.5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong ba tác phẩm:

II

Trang 22

(1) Pushkin, Aleksandr (2012) Người quản trạm In trong A.Pushkin

Truyện ngắn — bản dich của Nguyễn Duy Bình NXB Lao động.

(2) Dostoevsky, Fedor (2020) Tôi ác và hình phạt (tái bàn lần 2) — bản

địch của Cao Xuân Hạo NXB Văn học.

(3) Nguyễn Trọng Quản (1999) Truyện thay Lazaro Phiên — ban của GS

Nguyễn Văn Trung viết lời giới thiệu — 1/ 1999.

Đôi với hai tác phẩm của văn học Nga, chúng tôi lựa chọn bản dich của Nguyễn

Duy Bình (tác phẩm Người quản tram) và ban dịch của Cao Xuân Hạo (tác pham Toi

ác và hình phat) bởi vì các ban dich này được đánh giá cao về độ tin cậy đối với văn

bản tiếng Nga, điều đó một phần xuất phát từ chuyên ngành của các dịch giả Vì vậy các bản dich này thường được giới thiệu cho sinh viên khi tìm hiểu về hai tác phẩm.

Đối với tác phẩm Truyện thay Lazaro Phién, chúng tôi sử dung bản danh may của

Nguyễn Văn Trung cũng là bản phô thông được sử dụng rộng rãi ngày nay khi tiếp

cận tác phẩm này

0.6 Phương pháp nghiên cứu

~ Phương pháp phân tích - tổng hợp Đây là phương pháp mà chúng tôi sử dụng trong việc nghiên cứu các tài liệu

lý thuyết về motif và lý thuyết Liên văn ban mà chúng tôi cân nhắc và lựa chọn sao cho phù hợp với đề tài Từ đó, người viết đã tiến hành phân tích các tài liệu tham khảo bằng cách chia thành từng phan nhỏ nhằm hiểu sâu sắc hơn vẻ đối tượng được

tim hiểu Sau khi đã tiền hành phân tích các tài liệu, chúng tôi tông hợp và liên kếtcác bộ phận lại với nhau dé có cái nhìn chung nhất về đối tượng được nghiên cứu

— Phương pháp loại hình học trong văn học dân gian

Chúng tôi chọn lựa tiếp cận các tác phâm dựa trên lý thuyết về motif của văn

học dân gian, với các nhà nghiên cứu folklore như A.N.Veselovsky, Stith Thompson,

Chu Xuân Diên La Mai Thi Gia Từ đó người viết áp dụng vào triển khai dé tài và

đi vào tìm hiểu motif hạt nhân: Motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng” trong các tác phâm Mgưởi quản trạm của A.Pushkin, Tới ác và hình phạt của F.Dostoevsky và

7 ˆ 2 2 ` h * h + £ 4

Truyện thay Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng Quản Từ đó, xác định được cau trúc

12

Trang 23

5 ‘oe a ` À ` , ^* ~ “ +a te ae £ wk gg

của mỗi tác phẩm và dong thời, chúng tôi cũng nhận điện, đánh giá cái “bat biến” va

cái “khả biến” trong mỗi tác phẩm đối với motif hạt nhân.

~ Phương pháp so sánh — đối chiếu

Là phương pháp mà chúng tôi sử dụng sau khi đã xác định được motif hạt nhân

từ dụ ngôn “Người con hoang đảng” trong Kinh Thánh Chúng tôi đặt hành trình của các nhân vật: Dunya (Veười quản tram), Raskolnikoy (Tôi ác và hình phat) và Lazaro

Phiền (Truyện thay Lazaro Phiên) tng với hành trình của người con út trong motif

hạt nhân Dồng thời, người viết cũng so sánh việc thé hiện motif hạt nhân trong các

tác phẩm và đối chiếu với các khía cạnh khác nhau giữa: văn học — văn hóa — tôn

giáo dựa trên văn học sử, lý luận văn học và Kinh Thánh.

— Phương pháp khảo sát - thống kê

Chúng tôi tiến hành khảo sat trong các tác phẩm đẻ tìm kiếm sự xuất hiện của

các đơn vị cấu thành motif hạt nhân từ đó đưa ra hướng triển khai cụ thể Phần này

sẽ được giới thiệu ở Phy Lực 2: Các bang kháo sát của khóa luận Dong thời, người

viết cũng tiền hành đối chiếu các ban văn Kinh Thánh qua các ngôn ngữ khác nhau.đặc biệt là văn bán Kinh Thánh băng tiếng Latin (x Phu Luc 7), dé tiếp cận cáchkhách quan vẻ dụ ngôn “Nguéi con hoang đàng” Bên cạnh đó, chúng tôi thực hiện

chuyến khảo sát thực địa về ngồi mộ tập thé của các Kitô hữu (TP Bà Rịa) được nhắc

tới trong Truyện thay Lazaro Phiên đề xác minh chi tiết phi hư cầu trong tác phầm

(x Phụ Lục 3).

0.7 Cấu trúc khóa luận

Gồm có ba phan: Äfở đầu, Nội dung và Kết luận Trong đó, phần Xới dung sẽ

được triển theo ba chương:

Chương I Một số van đề hữu quan

Chương này sẽ giới thiệu các tác phẩm Vgười quản trạm của A.Pushkin, Tôi

ác và hình phạt của F.Dostoevsky và Truyện thay Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng

Quản dưới các khía cạnh: vị trí và vai trò của tic giả, tác phẩm đối với nên văn học,

và những đóng góp trong nên văn học Kitô giáo; tiếp đến, người viết giới thuyết motif

Kinh Thánh *Người con hoang dang” và giới thiệu về lý thuyết Liên văn bản, cách

13

Trang 24

tiếp can motif hạt nhân từ góc độ liên văn bản Như vậy, những van dé được trién

khai trong chuong I can thiét va quan trong, boi vì nội dung không chi định vị tác phẩm va tác giả trong dòng văn học, mà còn giải quyết các van dé lý thuyết nên tảng

dé xây dựng chương II và chương III của luận văn.

Chương II Cấu trúc motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng” trong

Người quản trạm, Tội ác và hình phạt, Truyện thay Lazaro Phién từ góc nhìn liên văn bản

Chương này sẽ triển khai phân tích các phan trong cau tạo của motif Kinh

Thánh “Người con hoang đàng” trong thé đôi sánh các văn bản, áp dụng lý thuyết về

tính liên văn ban/ sự chuyển vị của Julia Kristeva O mỗi giai đoạn của motif, người

viet sẽ phần tích và làm rõ sự xuất hiện của cầu trúc motif hạt nhân trong mỗi văn

bản Cuối chương, người viết sẽ hệ thông những gì vừa trình bày thành mô hình cau

tạo của motif hạt nhân thé hiện trong các tác phẩm.

Chương III Biến thé motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng” trong

Người quản trạm, Tội ác và hình phạt, Truyện thay Lazaro Phiên từ góc nhìn liên

văn bản

Từ lý thuyết Liên văn ban, cụ thé là quan điểm của Umberto Eco về Đối thoại

liên văn bản, chương này sẽ triển khai tìm hiểu các biến thể của motif hạt nhân, qua các phương diện: chủ ý của tác giả — chủ ý của độc giả — chủ ý của văn bản Cụ thẻ, người viết sẽ làm rõ sự tác động của bản thân văn bản, và sự va đập giữa các văn bản

(từ Kinh Thánh đến từng văn bản); tiếp đến là phân tích sự thay đổi mang tính "hữuthức” trong chủ ý của tác giả tác động đến motif hạt nhân và từ đó ghi dau ấn cá nhân

cho tác phẩm của mình; cuỗi cùng, chúng tôi sẽ tiền hành nhìn nhận tác phẩm trên tư

cách “người doc” dé trải nghiệm văn bản nhằm diễn giải một số khía cạnh của motif

Kinh Thánh "Người con hoang đàng” trong tác phẩm.

14

Trang 25

CHƯƠNG 1 MOT SO VAN ĐÈ HỮU QUAN

1.1 Dinh vị tác phẩm trong van học

1.1L Tác phẩm Người quản trạm và A.Pushkin

Aleksandr Sergeevich Pushkin (1799 — 1837) sinh tai Moskva, trong gia đình

dong dõi quý tộc thừa hưởng sự tai hoa và dong máu “van chương” từ song thân —

những người được lĩnh hội nền văn hóa hoàn hảo Song con đường văn chương của ông không giống những người cùng tang lớp đương thời Từ những người bình dân như nhũ mẫu Arina Rodionona, lão bộc Nikita Kozlov Pushkin biết đến một nén

văn học dan gian Nga đô sộ, thú vị và tran đầy cảm hứng sáng tác Từ đó, “những

câu chuyện cổ tích, những khúc hát dân ca, lời ăn tiếng nói của tang lớp bình dân

lung linh màu sắc, thiên nhiên thơ mộng là nhịp cầu nổi nhà thơ tương lai với tâm

hon Nga, ngôn ngữ Nga kì diệu " (Phạm Thị Phuong, 2013, tr.42) Vì thé, cái thiên tài văn học trong Pushkin chớm nở và tỏa sáng nhanh chóng kiến người ta kinh ngạc,

có thé lược qua một số tác pham: Hoi ức Hoàng thôn (1814) — tác phâm mang dau an

của chit nghĩa cổ điển Tự do (1817), Làng qué (1819): khởi đầu sự nghiệp trườngca: Ruslan và Liudmila (1820) — đánh đấu sự thắng thé của chai nghĩa lãng mạn; tiềuthuyết Evgeni Onegin (1823 — 1831) — mang đậm dau ân của chủ nghĩa hiện thực

Anh em kẻ cướp (1822), Những người Di-gan (1824) Pushkin không chịu dừng lại

ở kiêu viết đơn điệu và công thức đến từ các nhà văn thuộc trường phái lãng mạn chủ

nghĩa, ông đi tìm tòi cách viết mới có thé phản ánh hiện thực đa chiều, bộn bề của cuộc sông nhưng đông thời cũng thẻ hiện được những tư tưởng nhân dao, với các

khía cạnh sâu sắc của truyền thống Nga nhưng vẫn đảm bảo được tính mới mẻ Từ

đó, Pushkin đưa đến những tác phẩm dang Novella? kiêu mẫu: “Ong như đặt bay độcgid, giữ họ ở trạng thai vô tư theo đổi số phận nhân vật để roi cuỗi cùng mới chotoàn bộ tính cách nhân vật lộ diện, làm độc giả ngạc nhiên thích thú hoặc tram tư suy

nghi, lan ngược lại tit dau câu chuyện ” (Phạm Thị Phương, 2013, tr.72).

Có thé nói rằng Pushkin đã “ding cảm ca ngợi tự do trong thé kỉ bạo tàn, tôn

trọng tình ban, tình yéu, cai dep của cuộc song và của tâm hồn con người, cũng như

? Những tác phẩm dạng Novella thường có cốt truyện giảu tính xung đột với những tỉnh cách đổi kháng, kết

thúc bat ngờ mang tính đột phá

15

Trang 26

vẻ đẹp của thiên nhiên Nga” (Tran Vinh Phúc, 2003, tr.9) Ở lứa tuổi 30, Pushkin bắtđầu say xưa học tiếng Do Thái cô dé đọc Kinh Thánh trong nguyên tác Dấu an Kinh

Thanh khá rõ trong sáng tác của ông, như trong bài thơ Bác tién tri (1826) là một sự lặp lại nguyên phan đầu chương 6 sách tiên tri Isaia Tư tưởng “Goi từ tâm cho những

kẻ sa co” của Pushkin là một sự tương hợp với lòng trắc ân Kitô giáo, thắm đẫm trong

thơ ông, từ Ký ức ở Hoàng thôn (1815) đến Đài tưởng niệm (1836) T.Mann — nhà

văn Đức kiệt xuất thé ky XX — gọi nền văn học cô điền Nga do Pushkin sáng lập lànền văn học “chi thánh” Với Xgười quản tram, lần đầu tiên trong văn xuôi thế tục

Nga xuất hiện hình ảnh con người nhỏ bé thắm đượm lòng trắc an Kitô giáo Lòng

trắc ân đối với những thân phận bé mon này khác với chủ nghĩa nhân văn thời kỳ

Phục hưng cô đại vốn thường đồng cảm hơn với các nhân vật anh hùng cao quý.

Tác phẩm Người quan trạm được sáng tác trong hoàn cảnh văn dan Nga đang

còn là thửa đất hoang sơ của chủ nghĩa hiện thực Pushkin đã nhận thấy thực trạng

đó, ông dan thân cai tạo mảnh đất hoang sơ ấy, khởi đi từ ngôn ngữ đến dé tài Người

quản trạm cũng như các truyện ngắn khác, Pushkin đưa đến một lối kể chuyện với ngôn ngữ gián dj, thé hiện rõ tư tưởng và câu chuyện với dung lượng ngắn gọn Bên cạnh đó, “tâm hôn cúa Pushkin đã thuộc về tương lai, chẳng khác gì đã thuộc về hiện

tại, và nó luôn luôn vươn tới tương lai; ông sống ở thời đại minh, cùng với những

người đương thời của mình, cùng với môi trường của mình, nhưng dường như ông

van song cùng với các thể hệ khác, và dang song cùng với chúng ta và sẽ song cùng

với những người thay thé chứng ta” (Pushkin, 1996, tr.7) Như vậy, hoàn toàn khác với văn phong của văn xuôi trước đó của Nga, ông đưa đến một luông gió mới, hay

đúng hơn là sự cách tân vĩ đại của văn xuôi Nga, khi kết hợp giữa phong cách cô điền

với những yếu t6 hiện dai.

Vị trí và vai trò của Nguoi quan tram trong văn học

Về vị trí, Người quan trạm năm trong Tap truyện ngắn của ông Belkin, là sáng

tác văn xuôi hoan thiện đầu tiên của Pushkin, xuất bản năm 1831 Với tập truyện này,

Pushkin được coi là cha đẻ của nên văn xuôi tự sự Nga, đánh đấu bước ngoặt trong

sự phát trién của thé loại truyện ngắn nghệ thuật Kế tục truyền thống cô tích và truyền khẩu Nga, Pushkin tao ra sự tong hòa giữa truyền thống và đỗi mới Ta thấy sự kết

16

Trang 27

hợp giữa chủ nghĩa lãng mạn Đức với chủ nghĩa cá nhân Anh và Pháp, nhiều nguyênmẫu biến đôi phức tạp và được suy ngẫm lại, cho thấy những đối thoại liên văn bản

với truyền thông dân gian và văn học Tây Âu.

Về vai trò, Người quản trạm cùng với những tác phẩm khác trong tập truyện

này (Cô tiểu thư nông dân Bão tuyết, Ông chủ hiệu đám ma, Phát súng) phan ánh

hiện trạng xã hội Nga lúc bay giờ Như vay, Pushkin đóng vai trò là “»gười đặt nền tang cho văn xuôi hiện thực Nga” (Nguyễn Hai Hà, 2001, tr.82) Câu chuyện kẻ về

cuộc đời hai cha con người gác trạm Samson Vyrin và Dunya Cuộc sông của họ

những tưởng sẽ bình yên đến cuối đời; sự xuất hiện của đại úy khinh kj Minsky đã

làm cô con gái của bác biết thé nào là tình yêu, là mong ước về một cuộc sông sang

giàu Từ sau lần được gặp con, dù chỉ là khoảnh khắc ở Saint-Petersburg, bác lại trở

về với trạm gác và chết trong cô đơn Pushkin qua nhân vật ké chuyện “tôi” đã dẫn

đắt người đọc trong một câu chuyện có lớp lang, cụ thể qua những lần ghé trạm, với

những câu thoại ngắn gọn hoặc những câu kẻ chỉ đủ đem lại thông tin cho người đọc

Như vậy, Người quản trạm là một câu chuyện đời thường, và chắc chắn trong bối

cánh xã hội lúc bấy giờ, đâu đây người ta vẫn thấy bóng hình của bác quán trạm trên

khắp vùng miền của nước Nga Đó cũng là khởi đầu cho một nên văn xuôi tự sự hiện

thực của văn đàn Nga Tác phẩm “đã phá vỡ ảnh hưởng của loại truyện ngắn tình

cảm kiêu 'Cô Li-da đáng thương” Pushkin đem những con người thực, những bức

tranh sinh hoạt, vui sướng, dau buôn cụ thể của cuộc đời dé thay thé hình ảnh những cơn người ly trong của các truyện tình cam” (Nguyễn Hải Hà, 2001, tr.82).

Bên cạnh đó, Vgười quản tram cũng là một trong những tác phẩm đầu tiên xâydựng “con người bé nhó” trong văn học Nga: “Ong viết về họ với một niềm cam

thông, thương vêu sâu sắc Không chỉ thế, qua ngòi bút của ông, lần dau tiên những

‘con người bé nhỏ ` có tiếng nói của mình trong văn học, họ ý thức được hoàn cảnh,

vi trí và cuộc sống của minh” (Hà Thi Hòa 2007, tr.27)

Những đóng góp của /Vgười quản tram trong nền văn học Kitô giáo

Bốn bức tranh treo trên tường phòng khách cúa bác quan tram, cho thay trìnhthuật vẻ câu chuyện người con hoang đàng, ở đó ta thấy hình ảnh người cha ngày

ngày ngóng chờ người con út trở về Và tắt nhiên với niềm hy vọng, ông đã chờ đợi

17

Trang 28

được đứa con trở về và tha thứ cho nó, đón nhận nó trong tư cách người con của ông.

Tuy nhiên, trong Vgưởi quan tram, Pushkin lại dé cho nhân vật bác quan trạm không

có đủ lòng tin về việc người con sẽ trở vẻ và bác đã lên đường dé tìm lại nó Niềm tin

vào người con hoi hương không đủ lớn dé bác chờ đợi Đó cũng là một cách dé

Pushkin đối thoại với Kinh Thánh: nhắc đến bốn bức tranh treo trên tường như

“nguyên mau” mà nhân vật Vyrin sẽ sống theo, ông tôn trọng nguyên mẫu nhưng khi

nguyên mẫu bước vào đời sông sẽ có những biến thẻ, với những triết lý từng thời đại

Cuối tác phẩm Người quản trạm là hình ảnh của cây thánh giá qua khung cảnh của người con gái bên mộ cha mình, và hành động cuối cùng mà cô có thể làm cho bác quản tram là gửi một số tiền cho cha sở dé xin lễ cầu nguyện cho cha mình Điều

đó mang tính cách "tiên tri” về một hành trình của nước Nga chí thánh trở về trongniềm tin và cội nguồn (dù chỉ nhanh chóng như một chuyến ghé thăm)

1.1.2 Tác phẩm Tội ác và hình phạt và F.Dostoevsky

Fedor Mikhailovich Dostoevsky sinh ngày 30/10/1821 tại Bezhedomca, vùng ngoại 6 Moskva Cha ông là Mikhail Aleksandrovich Dostoevsky làm nghé bác sĩ tại

một viện tế ban và mẹ là một người phụ nữ yêu thương chong con và mộ đạo Thừa

hưởng long mộ dao, đức tin tôn giáo từ cha me, nên sau này: “Khi đã lon khôn, trong thời đại, khi mà chủ nghĩa vô thân đương ưu thắng ở châu Âu và ở Nga và trở thành

thói thời thượng trong giới trí thức thanh miên, sinh viên, nhà văn và ki giả

Dostoevsky sẽ kiên tri bảo vệ lập trường tôn giáo của mình, từ day mà ông tiếp cận

mọi van dé của xã hội và con người ” (Phạm Vinh Cư, 2001, tr.179) Dostoevsky đã

dé lại những tác phẩm lưu dấu ấn không những của riêng tác giả, mà còn là dấu ấn

của nên văn học Nga trong tiền trình của văn học thé giới, qua một số tác phẩm như

sau: Xhững kẻ đảng thương (1846) Kẻ song trùng (1846) Những đêm trắng (1848).

Gide mơ của ông bác và Lang Stepanchikovo (1859), Bút kí từ căn nhà chết (1860),Những kẻ tì nhục (1861), Bút ki dưới ham (1864), Tội ác và hình phạt (1865), Li

ngời guy dm (1871), Anh em nhà Karamazov (1880).

Với Tội ác và hình phạt, Dostoevsky “đã tim tôi va sáng tạo nên một hình thức

tiểu thuyết đặc biệt, cho phép làm nồi bật bi kịch của nhân vật, và bi kịch đó như giọt

nước trong suốt, trong đó phản ánh cả thể giới con người” (Trần Thị Phương

18

Trang 29

Phương, 2006, tr.127) Thật vậy, tác pham xoay quanh nhân vật Rodion Romanovich

Raskolnikov với hành trình tội ác và thời gian chịu đựng hình phạt của mình Là một

cựu sinh viên trường luật, sông trong cảnh nghèo khó giữa thành phố

Saint-Petersburg, chàng nhốt mình lại với tư tưởng “ctu thế" Cũng từ đó, Raskolnikov lên

kế hoạch thực hiện ý tưởng của minh và ra tay sát hại hai chị em Aliona và Lizaveta

Chang phi tang chứng cứ cùng các đô vật lay được từ hiện trường của vụ án, điều đó

khiến vu an ngày cảng rơi vào bề tắc, đặc biệt có sự xuất hiện của việc nhận tội giả

và nhận tội thật Cuối cùng, dưới tác động của Sonya, Raskolnikov đã ra đầu thú và

chịu di day ở Siberi vì tội giết người, cùng với những tình tiết giảm nhẹ tội Tác phẩm

không chỉ dừng lại ở mức độ của một câu chuyện trinh thám, nhưng bên trong nó

chứa đựng “những vấn đề rộng lớn hơn, tính chất siêu hình của nó vượt tràn bờ nộidung vật chất của cốt truyện ” (Pham Thị Phương, 2013, tr.200) Tác phâm Tội ác và

hình phạt có thê xem như một tiểu thuyết triết học về con người.

Vị trí và vai trò của Tội ác và hình phạt trong văn học

Về vi trí, tác pham Tội ác và hình phat được cho rằng: “Nếu không phải là tác

phẩm vi đại nhất cua Dostoevsky thì chắc chan là tác phẩm noi tiếng nhất, được nhiều người yêu thích nhất, được du luận các nước đánh giá nhất trí nhất” (Phạm Vĩnh

Cư, 1999, tr.233); nó đứng dau trong “ngũ thu” (Tôi ác và hình phạt, Chàng Ngốc,

Lũ người quỷ ám, Dau xanh tuổi trẻ, Anh em nhà Karamazov) Nếu văn học Nga từ giữa năm 50 đến những năm 90 đã xác lập sự thắng thé của chủ nghĩa hiện thực như một khuynh hướng chủ đạo thì tác phâm Tôi ác và hình phạt là một trong những đại

diện của sự thắng thé đó Trong 7¢i ác và hình phạt, người đọc tìm thấy những đặc

điểm của nền văn học Nga: Sonya và Dunya là hai nhân vật đại điện cho vẻ đẹp sáng ngời của lí tưởng Chính thông giáo Nga va đạo đức Nga; Raskolnikov là hiện thân của sự bề tắc về đạo đức: giữa cái thiện và cái ác, điệt thé và cứu thé, và cũng từ đau

khô mà tới được tái sinh Tác phâm đã đóng góp phần mình vào việc giúp chủ nghĩa

hiện thực vươn lên đỉnh cao trong nền văn học Nga Thật vậy, “ông đã miêu tả chân

thực sự phá sản của triết lý người hùng, của bọn người sùng bái chủ nghĩa ông ” (Nguyễn Hải Hà, 2001, tr.29).

Na-pô-lê-19

Trang 30

Về vai trò, tác pham Tdi de và hình phạt có nhiều đóng góp quan trọng trong nên văn học Nga nói riêng và thể giới nói chung, chúng tôi xin liệt kê một số khía

cạnh nôi bật:

Thứ nhất, tác phâm Tội ác và hình phạt ghi dau an của một thé loại mới Từ

những trải nghiệm thực tế tù day (bốn năm ở đảo ngục Omsk), Dostoevsky đã viết

lên những kiệt tac: Bur kí ue Căn nhà chết, Tôi ác và hình phạt, Anh em nhà

Karamazov được gọi là "tiểu thuyét tư tưởng — bi kịch ” (Phạm Thị Phương, 2013,

tr.200), hoặc có thé gọi là “riéu thuyết bi kịch độc đáo ” (Nguyễn Hai Hà, 2001, tr.30).

Như vậy, với Tội ác và hình phạt, tác giả đã ghi dau an của một thé loại mới: vừa

mang dau ấn của xã hội Nga đương thời vừa thê hiện chiều sâu nội tâm con người ở một góc độ sâu xa nhất khi con người rơi vào bị kịch, mà đại diện là nhân vật

Raskolnikov.

“Thứ hat, Dostoevsky đã sáng tao nên loai nhân vật modi: Phan đôi, phan mảnh

hay còn gọi lả con người nhị nguyên Diéu đó được thê hiện ở ngay tựa đề Ké song

tràng (1846) là tác phẩm thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của ông hoặc tuyến nhân

vật phân mảnh như: nhân vật Makar Devushkin (Những ke dang thương), nhân vật

Ivan Karamazov (Anh em nhà Karamazov) Trong Tội ác và hình phat, Raskolnikov

cũng là một trong những nhân vật điển hình của nhân vật nhị nguyên, bị phân Điều

đó cho thay “Dostoevsky là một nhà tâm lý xuất sắc ” (Nguyễn Hải Ha, 2001, tr.29)

Thứ ba, Dostoevsky cho thay sự khủng hoảng của chủ nghĩa nhân văn sự

cáo chung của đạo đức nhân văn qua nhân vật Raskolnikov Chàng là một trong số

“những nhân vật của ông rơi vào cơn lắc của những dục vọng, đắm mình trong những

giây phát kinh khủng của tội lỗi giữa cái thời đại đảo điên ” ( Nguyễn Hải Hà, 2001, tr.30) Chủ nghĩa nhân văn đương thời được thay thé bang sự tự khang định chính

mình, Raskolnikov đang say sưa với tư tưởng cứu thể, với mộng ước về con người

siêu nhân và xây dựng một thé giới gồm những người thuộc tang lớp “thượng dang”

song như những người hùng Napoléon Trong cơn mê đó, Raskolnikov đã tự mình

quyết định vấn đẻ, giết đi “một con ran hút máu” Aliona Ivanovna nhân danh “¥

tưởng" của mình Từ đó, Dostoevsky đã cho thấy rang: “Giải quyết van dé này không phải thuộc về con người, mà thuộc về Thượng Dé Thương Dé là '' tưởng ' cao cả

20

Trang 31

4 F = Py ` # 5 £ a PY]

duy nhất Kẻ nào không chịu nghiêng mình trước Y Chí Cao Ca nhất trong việc giải

quyết van dé này, kẻ đó sẽ húy điệt những người gan và ngay ca chính ban thân minh”

(Berdyaev, 2017, tr.366) Đó cũng là ý nghĩa của tiêu thuyết Tội ác va hình phạt.

Những đóng góp của Tội ác và hình phạt trong nền văn học Kitô giáo

Xét về việc thức tinh niềm tin vào Thiên Chúa của nước Nga, trong boi cảnh

cuỗi thế ký XIX, nước Nga đứng trước lựa chọn: trở về một nước Nga chí thánh thời

tiền Piot như phái sting Slave (Slavophilism) hay một nước Nga thân phương Tây với

những tư tưởng tiên bộ Nhân vật Raskolnikov là hình tượng lớp trí thức phái sing

Tây phương (Westernism) Qua Tội ác và hình phạt, Dostoevsky “đã đi đến tận cùng

của niềm tin Chính thong giáo: Chi có tình thương, sự hòa giải, khước từ bạo lực dưới mọi hình thức sẽ là giải pháp duy nhất cứu van con người thoát khỏi thà hẳn,

xa cách nhau ” (Phạm Thị Phương, 2013, tr | 94).

Xét về niềm tin vào Đức Jesus phục sinh của Chính Thống giáo Nga Tác

phâm Tội ác và hình phạt được Dostoevsky thai nghén từ trong giam cầm ở đảo ngục

Omsk với những thiếu thôn và khó khăn cực độ, ông chứng kiến những gì xảy ra

trước mắt: một góc ấn khuất của xã hội và niềm tin của nước Nga, qua những tù nhan

chịu cảnh khôn củng nhưng vẫn giữ vững niềm tin Dostoevsky càng xác tín hơn về

niềm tin của mình vào Thiên Chúa Từ đó, “ông luc van lại những khái niệm thiện —

ác, mỗi quan hệ giữa môi trường và nhân cách, giữa tự do và trách nhiệm của cá

nhân ” (Phạm Thi Phuong, 2013, tr 94) Điều đó được thẻ hiện rõ nét trong cuộc đời của nhân vật Raskolnikov, Sonya, Dunya trong tác phâm Tội ác và hình phạt Như

vậy, Dostoevsky đưa ra cho chúng ta một van dé: không thé sông mà không giải quyết

vấn đề cốt lõi trong niềm tin của Nga về Thiên Chúa, về quý dit, về sự bất tử, về tự

do về cái ác, về số phận của con người và rộng hon là số phận của toàn thê nhân loại.

Và cũng từ đó, “Dostoevsky không bỏ chúng ta ở lại với vòng luấn quấn của tâm lí

dưới ham, ông dan chúng ta ra khỏi đó” (Berdyaev, 2017, tr.354) Ong đã cho thay

niềm tin tuyệt đối vào sự Phục Sinh của Đức Jesus, như tích truyện Lazaro được trích

trong tác phâm qua sự yêu cau của Raskolnikov đối với Sonya Như vậy, qua tác

phẩm Dostoevsky đặt lại câu hỏi về đức tin của người Nga và đồng thời cho thay sự

“tái sinh” duy nhất là chính Đức Jesus, qua hành động tin và yêu.

21

Trang 32

Xét về tính mặc khải và tiên trì dành cho nước Nga và thế giới Trong tác

phâm Toi ác và hình phạt, Dostoevsky xây dựng Raskolnikov thuộc loại nhân vật phân mảnh, nơi chàng xuất hiện hai thái cực: tin và không tin sự hiện diện của Thiên

Chúa Khi chàng chất vấn đức tin của Sonya và nhờ nàng đọc đoạn Kinh Thánh về

sự sông lại của Lazaro, chàng đã phủ nhận hoàn toàn sự hiện diện của Chúa, và ta có thé xếp chàng vào trường phái phản Kitô, như Phạm Vĩnh Cư nhận xét: “Ti ác của

Raxcolnicoy là tội ác do ý thức hệ, kiểu tội ác này nguy hiểm hon rất nhiều cho sự

sống của muôn người, cho nên văn minh con người so với những tội hình sự Dostoevsky cảnh báo rất rõ nhân loại từ những trang viết hiển minh của minh” (Phạm Vinh Cu, 2007, tr.203) Cuối tác phim, nhân vật Raskolnikov trải qua một giấc mơ trong tuần Thánh cho thấy một không gian khải huyền Trong cuốn Thể giới quan

-của Dostoevsky, Berdyaev cho rằng: “Trong Dostoevsky đã có những khải huyền vĩ

đại của tinh than Nga và tỉnh thân thể giới” (Berdyaev, 2017, tr.360).

Như vay, với những khía cạnh vừa triển khai ở trên, chúng tôi muốn đưa ra

một số những đóng góp của Dostoevsky, qua tác phẩm Tội de và hình phạt, về việc

chất van và thức tỉnh niềm tin của người din Nga, đó cũng la một trong những đặc

diém của văn học Kitô giáo, đông thời thấy được tính chất khải huyền có trong tác

phẩm và cuối cùng, là niềm tin vào Thiên Chúa — vị Thiên Chúa đã phục sinh sau khi

trải qua đau khô — của tác giả Đề ghi nhận sự đóng góp ấy, Berdyaev đã khăng định

rằng: “Chính Dostoevsky làm được rất nhiều cho Kité giáo tương lai, cho sự thẳng lợi của Phúc Âm vĩnh hãng, cho tôn giáo tự do và tình yéu” (Berdyaev, 2017, tr.366).

1.1.3 Tác phẩm Truyện thay Lazaro Phiên và Ngu én Trọng Quản

Nguyễn Trọng Quản (1865 — 1911) quê ở huyện Dat Đỏ, Vũng Tàu Ông là

học trò và cũng là con rẻ của nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký Ông là một người Công

giáo (cách viết tắt: P.J.-B Nguyên Trọng Quan — phát xuất từ tên thánh Thêm sức và

Rửa tội của ông, viết day đủ là: Pétrus Jean-Baptiste Nguyễn Trọng Quản) Từng đi

du học ở trường Lycée d`Alger ở Algerie (Bắc Phi), ông tiếp thu nên văn hóa Tây

phương một cách sâu sắc, ánh hưởng rất lớn cho việc sáng tác sau này Sau khi tốt

nghiệp ông dạy học và làm giám đốc Trường Sơ học Nam Kỳ ở Sài Gòn Nguyễn

Trọng Quản còn được biết đến như một họa sĩ, tranh của ông xuất hiện trong Phan

22

Trang 33

Yên ngoại sử — tiết phụ gian trudn của Trương Duy Toàn (Sài Gòn: F.H Schneider 1910).

-Truyện thay Lazare Phiên được xuất ban lần đầu năm 1887 với dung lượng 32 trang in, do nhà in J, Linage trên đường Catinat phát hành Câu chuyện mở đầu bằng

một cảnh trên chuyến tàu, Lazaro Phién gặp nhân vat “tôi” va kể về cuộc đời của

mình Sau đó, thầy nhờ nhân vật *tôi” viết lại thành “truyện”, một kiểu kết cầu “truyện

long trong truyện” Câu chuyện chủ yéu miêu tả tâm lí của nhân vật Phiên và kết thúc

trong sự ra đi của nhân vật.

Vị trí và vai trò của Truyện thay Lazaro Phién trong văn học

Về vị trí, Truyện thầy Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng Quan sáng tác năm

1886 và in năm 1887, được xem là truyện đầu tiên bằng chữ quốc ngữ được viết theo

kĩ thuật phương Tây Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh luận của các nhà nghiên cứu

về the loại của tác phẩm này: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết hay chỉ xếp vào

truyện Dang chú ý là quan điểm của Tran Văn Trọng, ông cho rằng: “Thay Lazaro Phiên của Nguyên Trọng Quản là một tiểu thuyết theo quan niệm của các nhà văn

Nam Bộ cuối thể ky XIX dau thé ky XX hay ‘tiéu thuyết theo lỗi phương Tây dau tiên"

với những đặc trưng mang tính thời đại — tính chất của nên văn học Việt Nam buổi giao thời ‘dang hình thành và chưa hoàn thiện `” (Trần Văn Trọng, 2011, tr.343) Như vậy, việc xem xét thê loại của tác phâm này đòi hỏi một cái nhìn nghiên cứu

không chỉ áp dụng bởi các lý thuyết thê loại đương đại, mà cân có cái nhìn lịch đại.

trong bối cảnh văn đàn cuối thể kỷ XIX — bối cảnh của sự giao thoa giữa thời đại và

ngôn ngữ, trong đó: xét về thời kì, đó là sự giao thoa, tiếp biến giữa trung đại - cận

đại — hiện đại; xét về ngôn ngữ, đó là sự chuyên mình giữa chữ Hán — chữ Nom — chữ

Quốc ngữ Nhưng cho dù xếp loại Truyén thay Lazaro Phién ở thê loại nào thì cũng không thé phủ nhận vị trí của tác phẩm: truyện đầu tiên ở miền Nam viết bằng văn

xuôi theo kỹ thuật phương Tây Đền đây, chúng tôi đồng ý với quan điểm của Nguyễn

Văn Trung khi cho rang: “Bay giờ có trả lại cho “Truyện thay Lazaré Phiên”, vị trí

truyện dau tiên & miễn Nam viết bằng văn xuôi theo kiểu Tây phương, gia thiết dựa vào những tài liệu hiện nay biết được, cũng là điều tự nhiên, công bằng thôi ” (Nguyễn

Văn Trung, 1999, 4).

Trang 34

Về vai trò, vì là truyện đầu tiên viết bằng văn xuôi theo kỹ thuật phương Tây nên Truyện thay Lazaro Phién cha Nguyén Trọng Quan có một số vai trò nhất định

trong nền văn học Việt Nam Chúng tôi sẽ dựa vào "định hướng của chính tác giả

viết trong Lời tra của tác phẩm đẻ làm rõ:

Đổi với nên văn học Việt Nam, Nguyễn Trọng Quan mong muốn rằng: “Tói

một có ý dụng lay tiếng thường mọi người hằng nói, mà lam ra một truyện, hau cho

kẻ sau coi ma bay đặt cùng in ra it nhiễu truyện hay” (Lời tựa, 12/1886) Từ đó

chúng tôi sẽ chứng minh vai trò của tác phẩm qua những khía cạnh sau:

Dầu tiên, tác phâm có anh hưởng đến tư duy sáng tác các thé hệ nhà văn sau

này Nguyễn Trọng Quản “lam ra một truyện” mà theo ông “mdr chuyện đời này, là

cái hằng có trước mắt ta luôn” (Lời tựa) Từ đó, Truyện thay Lazaro Phiên đã ảnhhưởng, hay nói đúng hơn là thay đôi han hướng sáng tác của Hồ Biéu Chánh như

chính ông viết trong tập ký ức “Đời của tôi” (1909 — 1910) Cùng với hai tác phâm

Hoàng Tổ Oanh hàm oan của Trần Chánh Chiếu (nhà in Phát Toán 1910) và PhanYên ngoại sử của Trương Duy Toản (1885 - 1957), Truyện thay Lazaro Phiên là “bacuốn truyện bang văn xuôi dau tiên ở Nam Kỳ viết về những câu chuyện xảy ra trongnước có ảnh hưởng đến việc định hướng sáng tác của Ho Biểu Chánh " (Nguyễn Văn

Trung, 1999, 4), Điều đó được chứng minh bằng các sáng tác sau này của ông, cụ thé

như trong Ngon cỏ gió đùa, lay từ biến cô lịch sử vụ Lê Văn Khôi, tức tác giả khi

sáng tác đã chú ý đến “tinh hiện thực” — phan nào bắt nguồn từ ảnh hướng của Truyén

thay Lazaro Phiên

Thứ đến, Nguyễn Trọng Quan giới thiệu một cách viết theo phong cách ngôn

ngữ thuần Việt — như vị thay của ông là Trương Vĩnh Ký chủ trương: “Chọn cách

nói tiếng An-nam ròng " (Bang Giang, 1992 tr.334), tức tác giả sử dụng những từ

nôm na, thuần Việt, tránh sử dụng từ Hán Việt khi không cần thiết, loại bỏ hoàn toàn

cách viết sử dụng các câu văn biên ngẫu của văn học cô điện Như thé, trong tác phâm

Truyện thay Lazaro Phiên, tác gia không sử dung một câu văn bien ngẫu nào và tất

nhiên, điều này rất có ý nghĩa trong thời điểm đó khi mà “chúng ta biết rằng trong

"Tổ Tam’ của Hoàng Ngọc Phách viết sau 38 năm, trong ‘Nho Phong’ của Nguyễn

Tưởng Tam sau đó gan 40 năm, van con đây ray các câu văn biển ngdu Lại càng có

24

Trang 35

, p ° -£ > 5 £ ~- pt i ns L4 3

ý nghĩ hon khi ta biết rằng ở Trung Quốc mãi đến cuối năm 1916 mới bắt dau có

phong trào bo văn biển ngau” (Võ Văn Nhơn, 2000, tr.39) Như vậy, cách việt “lay tiếng thường mọi người hằng nói ” của Nguyễn Trọng Quản có vai trò tiên phong và

mở đường cho một lỗi văn mới không sử dụng những câu văn biển ngẫu

Tiếp đến, khi nhận xét bố cục của tác phẩm Hoàng Dũng cho rằng: “Trong

bối cảnh văn hoe như thể, Truyện thay Lazaro Phiên là một hiện tượng độc sáng: Từ

bỏ cái bố cục Hội ngô — Luu lạc — Đoàn viễn, nếu không noi là đã hoàn toàn làm trai lai” (Hoang Dũng, 2000, 2) Truyện thay Lazaro Phiên đã phá vỡ cau trúc tự sự của

tác phẩm trung đại Các tác phầm của truyện thơ Nôm thường được tô chức theo kết

cau: Gặp gỡ > Gia bién/ lưu lạc > Doan tụ có thé thấy rõ trong các tác phâm: Truyện

Kiểu, Phan Trần, Sơ kính tân trang, Nhị Độ Mai, Luc Van Tiên thé nhung Truyén

thay Lazaro Phiên không theo cau trúc đó, ma có chăng ta chi có thé phác thảo một

chiều: Gặp gỡ > Gia biến Trong cấu trúc tự sự của truyện thơ Nôm, chúng ta thường

bắt gặp cảnh đoàn tụ, nàng Kiều sau bao năm lưu lạc thì cũng có được giây phút đoàn

viên bên gia đình và chàng Kim, điều đó cu thé hóa cho tư tưởng thâm mỹ của người Việt: ở hiền gặp lành Thế nhưng ở Truyện thay Lazaro Phiên kết truyện là cái chết của cả ba nhân vật, lần lượt là: Liêu, người vợ của Phiên và cuỗi cùng là Phién Đó

là sự khác biệt rất lớn và có thẻ nói là đi ngược lại với truyền thông văn học trước đó.

Như vay, ở Truyện thay Lazaro Phiên người ta biết đến những cầu chuyện “không

như là mo”, những câu chuyện thực tế và đời thường hơn.

Đổi với văn học thể giới khi viet Truyện thay Lazaro Phiên tác giả NguyễnTrọng Quản mong muốn: “Sau là làm cho các dan các xứ biết rằng: Người An Namsánh trí, sánh tài thì cũng chăng thua ai” (Lời tựa,12/18§6) Như vậy, tác giá muốngiới thiệu cho bạn bè thé giới — nhất là đôi với giới trí thức Pháp lúc bay giờ - vẻ tài

và trí của người Việt trong lĩnh vực văn chương Truyện thdy Lazaro Phiên đã gây

được sự chú ý của người Pháp, bằng chứng là tác phim đã được A Chéòn trích và

địch gần hết ra tiếng Pháp (xuất bản tại Hà Nội, năm 1905), đến năm 1934, tác phẩm

được in bằng tiếng Pháp, do Nguyễn Trọng Dac — con trai của Nguyễn Trọng Quản

- dịch: “1 ‘histoire de Lazarô Phiên Traduction en francaise de Nguyễn Trọng Đắc.Avant propos de P SAIGON Ed Asie nouvelle Imp de I’ union Nguyễn Văn Của,

1934, 31 pages” (Nguyễn Văn Trung, 1999, 4) Không chi dừng lại ở việc in ấn ra

25

Trang 36

tiếng nước ngoài, Nguyễn Văn Trung đã đưa ra một giả thuyết về việc tác phẩm

Truyện thay Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng Quản có ảnh hưởng đối với Stéfan

Sweig trong tác phâm Amok hay Người điên Ma Lai (xuất bản năm 1922), bởi vì “cốt

truyện, cách vào truyện thật giống nhau, vì cả hai đều mở đầu bằng sự kiện tác giả

xuong tàu và gap một người sẽ là nhân vật chính có một cuộc đời và tam sự bi thảm ”

(Nguyễn Văn Trung, 1999, 3).

Những đóng góp của Truyện thay Lazaro Phiên trong nền văn học Công

giáo Việt Nam

Xét về tính đối tượng của văn học Công giáo, tác phâm Truyện thay Lazaro

Phién là cầu chuyện về cuộc đời của một thay tu phạm tội giết người thay vào dònggan 10 năm nhưng vẫn chưa xưng thú tội lỗi của mình và bị lương tâm cắn rứt, cuốicùng thầy chọn con đường cầu xin sự tha thứ của Chúa và chết trong bình an Như

vậy, nội dung tác phẩm thuộc vẻ đối tượng mà văn học Công giáo hướng tới, đồng

thời thông điệp mà tác giả gửi đến qua cuộc đời của thay Lazaro Phién cũng đáp ứng

tính sứ mệnh thánh hóa ~ một đặc diém của văn học Công giáo Ngay tên tác phẩm

“Truyện thay Lazaro Phiền” và tên tác giá “P.J.-B, Nguyễn Trọng Quản” cũng là một

cách tác giả xác định rõ ràng về nhân vật và tác giả thuộc Công giáo.

Xét về tính chat của nên văn học Công giáo, trong cuỗn Văn học Công giáo

Việt Nam — Những chặng đường, Giám mục Hoang Đức Oanh trong Vào Đề, khi

điểm lại những sự kiện quan trọng mang tính dự báo vẻ lịch sử và văn học, đã cho

rằng: “Nam 1887, P.LB Nguyễn Trọng Quan ra mắt Truyện thay Lazaré Phién,

truyện ngắn Quốc ngữ đầu tiên theo lỗi viết hư cấu, hoàn toàn mới trong bối cảnh văn học Việt Nam còn từ chương, biên ngẫu ”(Lê Dinh Bang, 2010, tr.9) Bên cạnh

do, Công giáo ở giai đoạn thé ky XVIHI-XIX dang chú ý với “vai tré quyết định của chữ Quốc ngữ, một bước ngoặt trong đời song văn hóa Việt Nam, trong đó có van học nghệ thuật với những thể nghiệm thành công: báo chí và tiểu thuyết” (sđd,

tr.133) Như vậy, Nguyễn Trọng Quan đã đóng góp một phan quan trọng trong mang

“tiểu thuyết, bởi vì đây là tác pham viết bằng chữ Quốc ngữ dau tiên với kỹ thuật

Tây phương Điều đó cho thấy khả năng dung hợp giữa kỹ thuật viết của Tây phương

26

Trang 37

va chữ Quốc ngữ của Việt Nam, để trình bày về con người, cuộc sống và văn hóa

chọn lựa và thực hiện nghiên cứu motif Kinh Thánh “Nguéi con hoang dang” trong

các tác phâm Người quản tram của A.Pushkin, Tối ác và hình phat của F.Dostoevsky

và Truyện thay Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng Quản.

1.2 Giới thuyết về motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng”

1.2.1 Những điểm nỗi bật trong nghiên cứu motif và việc hình thành khái

niệm motif

Trong công trình Motif trong nghiên cứu truyện ké dan gian — Lý thuyết và ứng

dung, La Mai Thi Gia cho rằng: “Motif la một trong những thuật ngữ văn học dângian được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong các công trình nghiên cứu về thể loại

tự sự dan gian ” (La Mai Thi Gia, 2018, tr.9), Xem văn học dan gian như hình thức

phan ánh tri thức và văn hóa của nhân loại và tìm kiếm motif truyện kể dân gian trongđời sông lịch sử xã hội, các nhà thi pháp lịch sử đã tiền hành nghiên cứu một cáchrộng và sâu sắc về motif, không chỉ trong nguồn gốc nảy sinh của nó mả còn trong

quá trình biển đôi, chuyên hóa của motif từ cốt truyện này sang cốt truyện khác, từ

thời đại xa xưa cho đến nay Những bước di đầu tiên theo hướng nghiên cứu nay là

nhà nghiên cứu Nga A.N.Veselovski (1838 — 1906) đã tiếp cận các tác phẩm văn học dan gian trên bình điện truyện kẻ Ong không chỉ dừng lại ở việc truy tìm nguồn gốc lich sử của tác pham mà tiếp tục nghiên cứu giai đoạn tiếp theo là sự biến đôi lịch sử

của chúng theo thời gian.

Sau Veselovski, nhà nghiên cứu folklore người Nga V.IA.Propp (1895 — 1970)

đã chú trọng khảo sát nguồn gốc và sự biến đổi lich sử của các hiện tượng folklore Đối với Propp, nghiên cứu nguồn gốc là phương pháp nghiên cứu đầu tiên có tính lich sử về motif sau đó là nghiên cứu sự biến đôi, chuyển hóa của motif trong lịch sử.

Nghiên cứu sự biến đôi có quan hệ với nghiên cứu nguồn gốc, nghiên cứu sự chuyển

27

Trang 38

hóa đa dang của motif trong các giai đoạn phát triển của lich sử xã hội giúp ta nhận

điện được mẫu gốc đầu tiên ma motif thé hiện Tiếp đến, I.Mandenshtam (1891 —1938) đề cập đến tính chất có thé biến đôi lịch sử của motif khi nó di chuyên qua lạitrong các cốt truyện khác nhau Đồng thời, B.N.Putilov (1919 — 1997) nghiên cứuđặc điểm va tinh chất của motif trong hệ thống các thê loại tự sự dan gian Ông cho

rằng motif là một trong những thành tô tao ra cốt truyện, tô chức sự vận động cho cốt truyện, xác định nội dung cốt truyện của văn bản đó.

Propp khi nghiên cứu về các thành phan tạo nên cốt truyện cô tích, ông nhắn

mạnh việc tìm kiểm nguồn gốc xa xưa của motif, dé tìm hiểu rõ nguồn gốc cần tìm

hiểu nền văn hóa của quá khứ Trong bài viết “Vhững sự chuyển hóa của truyện cỗ

tích thần kì”, ông đưa ra ví dụ về motif ®Ngôi lều của Yaga” — motif quen thuộc củatruyện cô nước Nga, hình thức cơ ban là một ngôi lều dựng trên chân gả ở trong rừng

và nó tự xoay được Propp dẫn ra được 20 hình thức được biến đồi từ motif nêu trên

và hình thức chuyên hóa giám dan: Ngôi lêu trên chân ga trong rừng đến ngôi lêu trên

chân gà cudi cùng không còn nói đến nhà nữa Đối lập đó là hình thức chuyên hóa motif mớ rộng tức là từ hình thức ban đầu và có thé thêm rộng hơn, xa hơn.

Có thể thấy việc nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta vẫn đang được định hình cụ thể và chuyền biến tích cực, điều đó được thẻ hiện thông qua những nghiên cứu về biển đổi của motif trong văn học dân gian Từ đó khi nghiên cửu cần chú ý đến sự chuyên dich, chuyển qua mỗi cốt truyện khác nhau thường quan tâm đến tính

lich dai, các tang văn hóa — phong tục, những nguyên nhân gây ra sự bién đôi đó Quátrình nghiên cứu motif trên thế giới và Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn, có nhiều

học gia nghiên cứu motif đưới nhiều bình điện khác nhau như bình điện biến đôi lịch

sử, lại có nhiều học giả nghiên cứu motif dựa vào lý thuyết và nguyên lý như nhị

nguyên của Nga Nhìn chung, motif và những vấn dé xoay quanh motif vẫn còn tạo

ra nhiều chủ dé tranh luận sôi nôi qua những đóng góp của các học gia, trong số đó

phải ké đến những cái tên ở Việt Nam như: Chu Xưân Diên, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn

Ngọc Thường, La Mai Thi Gia

Đề hình thành khái niệm về motif, chúng tôi dựa trên một số định nghĩa của các

nhà nghiên cứu folklore đi trước đề phân tích va tìm ra được nét tương đồng của các

28

Trang 39

định nghĩa mà ho đã nghiên cứu va đưa ra khái niệm Việc nghiên cứu motif bắt

nguôn từ các nhà nghiên cứu folklore phương Tây:

Dưới góc nhìn của Veselovsky thì “motif như một công thức, vào thug ban dau

của xã hội loài người, tra lời cho những câu hỏi mà gidi tự nhiên ở mọi nơi đặt ra

đổi với con người, hoặc ghỉ nhận những dn trong vé thực tại đặc biệt mạnh mẽ quan trọng và lắp lại nhiều lan motif nhựt một đơn vị trần thuật đơn giản nhất, bằng hình tượng ” (dt Chu Xuân Diên, 2001, tr.313) Ong cho rằng motif ngoải chức năng

tự sản sinh cốt truyện thì còn có chức năng lắp ghép vào các đòng trần thuật với mục đích tran thuật khác nhau: khi ông nhìn motif ở khía cạnh ngữ nghĩa thì đó là những đơn vị trần thuật mang nghĩa Ông định nghĩa motif dựa trên sự tác động của các yêu

tố môi trường như văn hoá, xã hội, lịch sử Chính sự giao thoa văn hoá xã hội đã tạonên sự di chuyên của các motif đến với nhiều bối cảnh lịch sử, địa lý khác nhau Có

thẻ nói ngược lại là từ motif ta có thé tìm ra sự liên hệ các môi tương đồng giữa văn hoá, lịch sử va quy luật tam lý giữa các dan tộc Quan trọng hon ca la tính lặp lại của một thực tại đặc biệt nào đó.

Theo Stith Thompson, “Motif la yến tổ nhỏ nhất của truyện ké dân gian, có khả năng lưu truyền một cách bên vững Đề có được khả năng này, motif phải là một cải

gì đó khác thường và gây an trong” (dt Nguyễn Thị Hiền, 1996, tr.16) Cùng với

đó nhà nghiên cứu cho rang motif la đơn vị “nhỏ nhất”, có tính an tượng vả bên vững

Trong khái niệm mà hai nhà nghiên cứu Veselovsky va Stith Thompson đã đưa

ra đều nhắc đến ba đặc điểm của motif:

(a) Motif là đơn vị có cầu tạo “nhỏ nhất" hay “ đơn giản nhất".

(b) Motif phải là cái hàm chứa một sự khác biệt và gây được an tượng,

(c) Motif phải có tinh bén vững (được lưu truyền) và lặp di lặp lại.

Từ những đặc điểm rút ra từ các khái niệm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi

đưa ra cách hiểu về motif như sau:

Motif là don vị nhỏ nhất cấu tạo nên cốt truyện; nó hàm chứa một nội dung

có tính đặc trưng, ấn tượng; và được liu truyền lặp lại trong một số hoặc rất nhiều

truyện.

29

Trang 40

1.2.2 Dinh danh và cau tao motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng”

Ngay những trang đầu của Kinh Thánh, câu chuyện của những người con trong

mỗi liên hệ với nhau và với cha mình đã xuất hiện mang đây kịch tính và các hình thái xung đột, mâu thuẫn khác nhau Ở mỗi câu chuyện xuất hiện những điểm tương

đồng nhau, đồng thời cũng xuất hiện những điểm mới lạ, như một sự kế thừa va phát

triển của motif, dé rồi nó tìm được cấu trúc hoàn chỉnh trong dụ ngôn “Người con

hoang đảng”.

Trước tiên là câu chuyện của Cain và Abel’ (St 4,1-16), họ là những người con

trai đầu tiên của nguyên t6 Adam và Eve sau khi ông bà phạm tội “ăn trái cắm” và bị

đuôi khỏi vườn Eden Cain là anh nhưng lại ghen tị với người em là Abel, bởi lẽ lễ

vật đầu mùa của Abel luôn đẹp lòng Thiên Chúa và được Người chấp nhận: “Cainlay hoa màu của đất dai làm lễ vật dâng lên Đức Chúa Abel cũng dâng những con

dau lòng của bây chiên cùng với mỡ của chúng Đức Chúa đoái nhìn đến Abel và lễ

vật của ông, nhưng Cain và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn " (St4,3-5) Sựghen tị khởi dau cho bi kịch của những con người đầu tiên cùng chung huyết thống.Cain đã giải quyết xung đột trong tâm hồn mình bang việc giết người em và như thétội giết người đầu tiên của loài người lại phát xuất từ chính trong gia đình mình Tiền

trình phạm tội của Cain cho thay gốc rẻ của tội lỗi khởi đi từ trong thâm tâm của con

3 Câu chuyện vẻ Cain và Abel:

“Con người in ở với Eve, vợ mình Bà thụ thai va sinh ra Cain, Ba nói: "Nhờ Đức Chúa, tôi đã được

một người.” Ba lại sinh ra Abel, em ông Abel làm nghẻ chăn chiên, côn Cain Lim nghé cay cay đất dai Sau một thời gian, Cain lẫy hoa mau của đất dai lam lễ vật ding lên Đức Chúa Abel cũng ding những con đầu

lòng của bay chiến cùng với mỡ của chúng Đức Chúa đoái nhìn đến Abel và lễ vật của ông, nhưng Cain vả lễ

vat của ủng thì Người không đoái nhìn, Cain giận lắm, sa sam nét mặt Đức Chúa phán với Cain: “Tại sao

ngươi giận dit? Tại sao ngươi sa sim nét mặt? Nều ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngắng mặt lên không? Nếu ngươi hành động không tốt, thì tội lỗi đang năm phục ở cửa nó thèm muỗn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó.” Cain nói với em là Abel: “Chang mình ra ngoài đồng di!” Và khi hai người dang ở ngoài

đồng thi Cain xông đến giết Abel, em mình.

Đức Chúa phan với Cain: “Abel em ngươi dau rồi?" Cain thưa: “Con không biết Con là người giữ em con hay sao?” Đức Chúa phản: “Ngươi đã lam gì vậy? Từ dui đắt, tiếng máu cia em ngươi đang kêu lên Ta! Giờ đây ngươi bị nguyễn ria bởi chỉnh đất đã từng há miệng hút lẫy máu em ngươi do tay ngươi để ra Ngươi

có canh tác đắt dai, nó cũng không còn cho ngươi hoa mau của nó nữa Ngươi sẽ lang thang phiều bạt trên mặt

dat.” Cain thưa với Đức Chúa: "Hình phạt dành cho con quá nặng không thẻ mang nỗi, Đây, hôm nay Ngài

xua đuổi con khỏi mat đất Con sẽ phải trồn tránh đẻ khói giáp mat Ngài, sẽ phải lang thang phiêu bạt trên mặt đất, và bắt cứ ai gặp con sẽ giết con.” Đức Chúa phán với ông: “Không đâu! Bat cứ ai giết Cain sẽ bị trả thù gdp bay.” Đức Chúa ghi đấu trên Cain, để bắt cứ ai gặp ông khỏi giết ông Ong Cain đi xa khuất mặt Đức Chúa

và ở tại xử Not, về phía đông Eden” (St 4, 1-16)

30

Ngày đăng: 12/01/2025, 05:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN