Tuy để tài chủ yếu bàn về “cái nghĩa” của Quan Công nhưng người viết thiết nghĩ cũng nên có đôi dong bàn đên các nhân vật khác trong “tứ tuyệt” vì giữa chúng hẳn phat có mỗi quan hệ hỗ t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HCM
KHOA NGỮ VĂN
‹> [LL] we LUAN VAN TOT NGHIEP
BAN VE “CAI NGHĨA ” CUA
QUAN CONG TRONG “TAM
QUOC DIENNGHIA”
-3 _THỤ vi 7
CAN BO HƯỚNG DAN SINII VIÊN THỰC HIỆN
tIÁO SIÍ TRẤN XUAN ĐỀ NC LIYÊN THANE LONG
NIÊN KítÓA 1996-2000
Trang 3Yoo a oe oS SPE ELL OL LOLOL LOLOL LN ODL LLL DG ED { 4
Trang 4CPIID TRAN KUAN ĐỂ
LỜI NÓI ĐẦU
Văn học ra đời từ khi nào thì các khoa học còn phải tốn ít
“nhiều giấy mực để luận bàn nhưng chức năng phản ánh hiện thực
của văn học được xem như một tiền để cơ bản, một chân lý mà
không ai có thể bác bỏ được Tuy nhiên, cái hiện thực ấy khi đi
vào lừng tác phẩm của những tác giả thuộc những trường phái,
khuynh hướng khác nhau thì sẽ khác nhau vể mức độ và tầm hạn.
The nên, từ xưa đến nay mặc che bao thăng trầm biến đổi của thế
sự văn học vẫn giữ được chức năng :hiêng liêng của nó.
Không chỉ dừng lại ở đó, vaa học còn đóng vai trò là một chủ
thể tác động trở lại cuộc sống Trong r.ỗi chúng ta mấy ai không
biết đến những tác phẩm mà giá trị của chúng tổn tại sóng đôi với
thời gian Đó là những “Hịcn Tướng Sĩ Văn “Bình Ngô Đại Cáo”,
“Tam Quốc Diễn Nghia” Tất cả những thứ đó như đã đi sâu vàolòng người, tổn tại cùng với con agười Bởi thế chúng ta cũng
không lấy làm ngạc nhiên khi không ít người Việt Nam ta lấy
những suy nghĩ, những hành động của các nhân vật văn học làm
tiêu chí cho cuộc sống đời thường Thế chúng ta mới biết văn học
có thế mạnh riêng, một thế mạnh đặc thù, không phải bất cứ ngành
khoa học nào cũng sỡ hữu được.
Từ thuở còn nằm nôi, me đã nuôi ta lớn lên cùng với từng làn
diêu dân ca, từng câu hát ru mượt mà truyền cảm Văn học đã đi
vào lòng mỗi con người chúng ta từ cái thuở hồn nhiên và bình dị
ấy Nhưng chúng ta muốn tìm hiểu văn học trong khối tổng hòa
những quy luật của nó quả là điểu không đơn giản chút nào Các
nên van học tổn tai và phát triển wong mối liên hệ tác động lẫn
nhau Văn học Việt Nam và văn hoc Trung Quốc là một điển hình
có thể nói rằng văn học Việt Nam cáju ánh hưởng rất nhiều từ văn
học Trung Quốc Người viết nghĩ rằng : khi đi sâu vào nghiên cứu
văn học Trung Quốc không chỉ don thuần là nghiên cưú văn học
SYTH: NGUYỄW THÀNH LONG Ea 1
Trang 5CBID: TRAN XUAN ĐỀ
Trung Quốc mà còn gop phan làm sáng tỏ những vấn để có liên
quan gitta văn học Trung Quốc và van học Việt Nam
Người viết xin gởi lời cảm da chân thành đến Giáo su Tiến si
Trân Xuân Để người thầy đã tân tay hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình hoàn tất để tài Người viết cũng xis gos lời cảm ơn chân thành
đẻn quý thay cô trong khoa Ngữ Văn Trường Dai Học Su Pham
[hành Phố Hồ Chi Minh và các bạn sinh viên đã kip thời động
viên, piúp dé tôi hoàn thành luân văn này
XYTH: NGUYEN THÁNH LONG
Trang 7CBIID TRAN XUAN ĐỀ
———————————————— —Ẽ —
I MỤC DICH ĐỀ TÀI:
1 Mục đích khoa học:
_ Khi dé cập đến những thành tựu nổi bật của văn học TRƯNG
QUỐC cổ điển, người ta thường nhấn mạnh đến tản văn tiền Tan,
thơ Đường, từ Tống, kịch Nguyên, tiểu thuyết Minh-Thanh Quả
that vậy, cho dù chúng ta nhìn nhận, đánh giá ở bất kỳ góc độ nào
cũng phải thừa nhận đấy là những thành tựu xuất sắc cuả văn học
TRUNG QUỐC nói riêng và văn học phương đông nói chung.
Thanh tựu nổi bật nhất cua thời Minh-Thanh là thể loại tiểu
thuyết Chính vì thế người ta gắn tên triểu đại vào để cấu thành tên
goi “Ti€u thuyết Minh-Thanh” Có lẽ không ai trong chúng ta khi
được nhắc đến tiểu thuyết Minh-Thanh mà không nhớ ngay đến
“Tam Quốc Diễn Nghia” cud La Quán Trung vì đây là lá cờ đầu
của tiểu thuyết lịch sử TRUNG QUỐC nói riêng và tiểu thuyết cổ
điển TRUNG QUỐC nói chung Bởi thế khi học đòi nghiên cứu một
tác phẩm có tầm cỡ như “Tam Quốc Diễn Nghiã "người viết cũng
có mong muốn đóng góp một hạt cát vào biển cát mênh mông của
những thành tựu nghiên cứu vé văn học TRUNG QUOC nói chung
và tiểu thuyết Thanh-Minh nói riêng
Từ trước đến nay, vì nhiều lí do khác nhau mà khi nghiên cứu
về “Tam Quốc Diễn Nghia” các tác giả để cập nhiều đến nhân vật
Quan Công Tuy nhiên sự nhìn nhận, đánh giá ở từng bài nghiên
cứu, từng thời điểm của các tác giả có sự không đồng nhất với
nhau Tựu trung, các học giả cho rằng nhân vật Quan Công là một
chỉnh thể được thể hiện qua hai mặt tiêu cực và tích cực Người viết
mao muội nghĩ rằng những nhìn nhận đánh giá ấy chưa thật dat đủ
và thuyết phục cho nên qua đề tài này người viết một mặt hệ thốnglai những ý kiến của các bậc đi trước, một mặt mạnh dạn nêu lên
những suy nghĩ cuả riêng bản thân mình với mong muốn góp phầnxây dung nên môi cái nhìn một đánh giá toàn bị hơn về nhân vật
‘Quan Công trong “Tam Quốc Diễn Nghia” Trong luận văn này
người viết cố gắng phân tích đánh giá những biểu hiện cho “cái
nghĩa ” của Quan Công đồng thời vạch ra những hạn chế của “cái
§VTII: NGUYEN THÀNH LONG Thang 4
Trang 8CBHD TRAN XUAN ĐỀ
nghiä” ây Mặt khác, người viết có cố gắng so sánh giữa “cái
nghĩa” Nho giáo với “cái nghĩa” trong văn học VIỆT NAM để cóthể rút ra được những kết luận cần thiết
2 Mục đích ứng dụng thực hành:
Khi thực hiện để tài này, người viết cố gắng phân tích đánh
giá mot cách biện chứng trên cơ sở cách nhìn khách quan từ nhiều góc độ về “cái nghiã " cud Quan Công Qua đó, người viết muốn rút
ra những gì tích cue những giá trị thật sự để kế thừa phát huy cũng
như tim ra những gì hạn chế cần khắc phục Tất cả nhằm hướng đến
mục đích xây dựng “cái nghiã" cuả đời thường, vươn tới tầm cao
trong xử thế, mối quan hệ tốt đẹp cua con người với nhau.
Tuy rằng năng lực chuyên môn còn hạn chế nhưng bằng tất
cả tâm huyết cud mình người viết nghĩ rằng quá trình thực hiện để
tài sẽ giúp ích cho mình rất nhiều trong việc làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy sau này Người viếtcũng hi vọng rằng luận văn sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn đồng
nghiệp thật sự quan tâm đến việc nghiên cứu và giảng dạy văn học
TRUNG QUỐC.
II LICH SỬ VẤN ĐỀ:
"Cái nghiã" được thể hiện thông qua nhân vật Quan Công
trong “Tam Quốc Diễn Nghia” là một vấn để không mới đã được
các nhà nghiên cứu để cập đến nhiều lần ở từng tầng hạn và mức
độ khác nhau Ở đây người viết chỉ xin điểm qua một số ý kiến tiêu
biểu,
Trong cuốn “những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất TRUNG
QUOC” Giáo sư Trần Xuân Dé đã có sự đánh giá khá đích đáng
và thuyết phục về “cái nghiã" cuả Quan Công Tác giả cho rằng
trong nhân vật Quan Công, ngoài những yếu tố tích cực cuả “cái
nghiã ` được biểu hiên thì song song đó cũng bộc lộ những hạn chế
tất yếu kkong thể tránh khỏi do giới hạn về lịch sử về thời đại và
về quan điểm nhân sinh quan cuả người viết nên tác phẩm.
Trong quyển “Để Hiểu Tám Bộ Tiểu Thuyết Cổ Điển
LIRUNG QUỐC” Giáo sư Lương Duy Thứ cho rằng “cái nghiã `
_—————————————e—e=e=—==——>———————e_
SYTII: NGUYEN THANT LONG (Chu §
Trang 9CBUD TRAN XUAN ĐỀ
cui Quan Công được cấu thành từ “trung nghiã"” vA"dn nghiã
“Theo tic giá, “rung nghiã "là phạm trù mang những giá trị tích
cực Những gì tiêu cực, han chế phân nhiều tựu trung vào “tin
nghĩa ”
Lời đầu sách cuả NHÂN DẪN VĂN HỌC XUẤT BẢN XÃ
trong quyển “Luận Bàn Tam Quốc” cuả Mao Tôn Cương cho rằng
“cái nghiã " cua nhân vật Quan Công ngoài những yếu tố tích cực
còn tổn tại những yếu tố tiêu cực đáng phê phán Chính những yếu
tö tiêu cực này đã bị giai cấp thống trị dùng làm cơ sở lý luận để xây dựng nên chính sách bóc lột và đàn áp quan chúng nhân dân.
Người viết nghĩ rằng đây là những đánh giá hết sức xác đáng
và thuyết phục, trong quá trình thực hiện để tài người viết xem đây
là định hướng cho những lập luận, bình giá cuả mình.
II, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU: :
Trong quá trình thực hiện để tài,người viết ngoài việc sưu tầm
tài liệu cũng chú ý nhiều đến việc phát huy khả năng suy luận độc
lập cuả mình Khi đưa ra một vấn để người viết sử dụng các thao
tác liệt kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để vấn dé đạt được tính
thuyết phục cao nhất trong khả năng cho phép
Do dé tài có sự giới hạn cũng chu vì những lí do khách quan
lẫn chủ quan, người viết sử dụng chủ yếu bản dịch cuả Phan Kế
Bính.
Do Bùi Kỷ hiệu đính và một số tác phẩm văn học Việt Nam
trong so sánh đốt chiếu
1V, CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
Phan A: Lý Luận Chung
I/ Mục Dich Đề Tài
II/ Lich Sử Vấn Đề
II/ Phương Pháp Nghiên Cứu
IV/ Cấu Trúc Luận Văn
Phan B: Nội Dung Chính:
I/ Một cái nhìn tổng quan vé “Tam Quốc Diễn Nghia”
—————————>—
SYTH: NGUYRY THÀNH LONG Champ 6
Trang 10CB TRAN XUAN ĐỀ
H/ “Cai nghĩa ” của Quan Công và những mâu thuẫn nội tại
IH/ “Cái nghĩa ” trong văn học việt Nam IV/ Thanh công cha La Quán Trung tronng việc xây
dựng nhân vật Quan Công trong “Tam
Trang 11CBUD TRAN XUAN ĐỀ
~——.-—=—————=——————_—ễễ— —
PHẦN B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
§YTII: NGUYEN THÀNH L0RG Chang 8
Trang 12CBIÍD- TRAN XUAN ĐỀ
Chương I: MOT CAT NHÌN TONG QUAN VỀ
“TAM QUỐC DIỄN NGHĨA "
-1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM.
1 Tac giả:
La Quán Trung tên thật là La Bản Quán Trung là tên tự.
Ông là người có tài văn chương, giỏi từ khúc từng viết nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau nhưng thành công nhất là
“lam Quốc Diễn Nghĩa" Về nơi sinh, ngày sinh, ngày mất của ông
thì các tài liệu chưa thống nhất, chỉ biết ông sống vào khoảng thế
kỷ XII - XIV, vào khoảng cuối Nguyên (Thoát Hoan _Thiếp Mộc
Nhị tức Nguyên Thuận Dé) đầu Minh (Minh Thái Tổ Chu Nguyên
Chương ) Nơi sinh có thể là Thái Nguyên Lu Lang, Tiền Đường,
Đồng Nguyên
Bình sinh La Quán Trung ít hòa hợp với mọi người, thường
chu du đây đó vì thế ông có biệt hiệu là Hỗ Hải Tản Nhân Việc này có thể do thời thế nhiễu nhương mà nên Sau này có thuyết cho
ring ông có tham gia vào cuộc khởi nghĩa nông dan, có liên hệ với
Trương Sĩ Thành _ một lãnh tụ nghĩa quân cuối đời nhà Nguyên Kết cục cuộc đời ông không không được nhắc đến Hiện nay chúng
ta biết chdc chấn ring cuộc đời ấy, con người ấy đã để lại cho đời sau một thành tựu văn học xuất sắc _bộ tiểu thuyết lịch sử lừng
danh “Tam Quốc Diễn Nghĩa `.
2 Quá trình hình thành tác phẩm:
“ Tam Quốc Diễn Nghĩa" tà một bộ tiểu thuyết dài Những
tiên dé cơ sở hình thành đã có từ trước khi nó trở thành bộ tiểu
thuyết hoàn chỉnh rất lâu.hàng ngàn năm có lẻ.
Ngay từ thời Đường, Lý Thương An trong bài “Kiêu Nhi Thi”
viết rằng “Hoặc giéu Trương Phi nóng nảy, hoặc cười Dang Ngãi
nói lắp” đã chứng tỏ trong dân gian ít nhiều đã xuất hiện những
viai thoại về các nhân vật trong “Tam Quốc Diễn Nghia”.
“Chi Lam” của Tô học sĩ (Tô Đông Pha ) có viết rằng "ở thôn
quê lúc trẻ con quấy nghịch người ta thường cho tiền chúng đi nghe
— TT ———-—-—
SVTH: NGUYEN TILÀXII LONG ‘Chang 9
Trang 13C81) TRAN XUAN ĐỀ
— —-—- —ễ
kể chuyện Tam Quốc Nghe Lưư Bị thất bại mọi người nhăn may,
có kẻ khóc, nghe Tào Tháo thất bại mọi người vui mừng" Cứ liệu
ấy chứng tỏ rằng ngay từ thời Tống đã xuất hiện một nhóm người
chuyên kể chuyện Tam Quốc, hơn nữa nó còn chứng minh rằng tư
tưởng “Ủng Lưu phản Tào *đã hình thành từ bấy giờ.
Đến đời Nguyên có trên 30 vở kịch lịch sử lấy để tài từ
chuyện Tam Quốc, quán triệt tư tưởng “Ung Lưu phản Tao”.
Khẳng định tập đoàn Thục Hán trong đó các nhân vật đã có hình
dáng và tính cách không khác xa “Tam Quốc Diễn Nghĩa " là bao.
Vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh La Quán Trung đã viết
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” dựa trên ba nguồn tài liệu, trước hết là sử
sách đặt biệt là cuốn sử biên niên “Tam Quốc Chi” của Trần Tho
và cuốn “Tam Quốc Chí Chi” của Bùi Tùng Chi Thứ đến La Quán
“Trung căn cứ vào đã sử, truyền thuyết và truyện kể dân gian, cuối
cùng là tạp kịch và thoại bản đờ: Nguyên đặc biệt là cuốn “Tam
Quốc Chí Bình Thoại" “Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán
Trung có tên đầy đủ là “Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghia”
Về sau tác phẩm được hai cha con Mao Luân và Mao Tôn Cương tu
sửa và chỉnh lý gọi là “Đệ Nhất Tài Tử Thư” Dù sao đi nữa thì La
Quán Trung vẫn xứng đáng là tác giả của bộ tiểu thuyết lừng danh
này.
3 Tóm tắt tác phẩm:
Thời Hán Hoàng Đế, Hán Linh Đế, nền chính trị ruỗng nát
Vua tin dùng lũ hoạn quan, ngoại thích cấm cố hiển sĩ đời sống
nhân dân khổ cực trăm bể Giặc Hoàng Cân do ba anh em họ
Trương (Trương Giác, Trương Lương, Trương Bảo) nổi lên với thế
manh như vũ bão Triểu đình dan áp khốc liệt, nghĩa quân tan vỡ
cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu Nhưng, chính nó đã làm cho
chính quyền Đông Hán suy yếu cùng cực và đứng trước nguy cơ sụp
đổ hoàn toàn.
Dẹp yên cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân bọn hoạn quan ngoại
thích quay sang cấu xé lẫn nhau Năm 189 Đại tướng quân Hà Tiến
_ kẻ cầm đầu thế lực ngoai thích giả chiếu mệnh thiên tử triệu các
tưởng lĩnh vào cung đẹp giặc tận dung thời cơ đó tập đoàn Đổng
SYTIL: NGEYỄ¿ THÀNH LONG Chang 10
Trang 14CBHD: TRAN XUAN DE
Trác vào kinh khuynh loát triểu đình tự tiện phế lập thiên tử Viên
Thiệu cầm đầu 17 đạo quân Quan Đông vào Lạc Dương dep giặc
(190) Cuộc giao tranh giữa các tập đoàn quân phiệt bắt đầu.
Năm 196 loạn Đổng Trac bị dep tắt, hậu quả để lại là một đất
nước bị tàn phá nghiêm trọng Hai kinh đô Trường An và Lạc
Dung chỉ còn là những đống tro tần Trong khi đó các thế lực quân
phiệt tang cường bóc lột nhũng nhiễu nhân dân, củng cố thé lực của
mình, mạnh nhất có các tập đoàn Viên Thiệu, Viên Thuật, Tào
Tháo :
Năm 197 Tào Tháo dẹp được loạn Lý Thôi, Quách Di Trong
vòng mười năm (197_207) Tào Tháo tập trung toàn lực để tiêu diệt
Viên Thuật, Viên Thiệu, Lã Bố thống nhất phương Bắc Không
dừng lại ở đó, Tào Tháo đốc quân xuống phương Nam hòng tiêu
diệt Lưu Bị, vượt Trường Giang phá Tôn Quyển thực hiện chí lớn
thông nhất Trung Quốc nhưng bị đại bại ở trận Xích Bích 83 vạn
quân bị thiêu ra tro Từ đây Tào Tháo không còn đủ lực lượng đểthống nhất Trung Quốc Ngô Thục mạnh dần lên, hình thành thế
Tam Quốc
Năm 221 Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, sau đó một năm Lưu Bị
cất đại quân phạt Ngô báo thù cho Quan Vân Trường nhưng bị đại
bại tại tại Hào Đình sự nghiệp Lưu Bị bắt đầu sụp đổ từ đó Sau khi Luu Bị mất ở thành Bạch Đế, Khổng Minh nhận lời thác cô quyết
-ra tay thay đổ thế thời sáu lần ra Kỳ Sơn vẫn không sao thay đổi
được thời cuộc Khổng Minh bỏ mình sau một trận ốm ở Ngũ
Nguyên Trượng Chín lần phạt Trung Nguyên của Khương Duy
không thành Năm 263 hoàng đế Lưu Thiện đầu hàng nhà Thục bị
diệt.
‘Nam 265 Tư Mã Viêm diệt Ngụy lập nhà Tấn Năm 280
hoàng đế nhà Tấn diệt Ngô thống nhất Trung Quốc
4 Tư tưởng chủ đạo:
Tu tưởng chủ đạo xuyên suốt “Tam Quốc Diễn Nghĩa" là "Đế
(huc khấu Nguy”, (Thue là vua, Ngụy là giặc) có nghĩa là “ỦngLuu phan Tào” Thực chất tư tưởng này thoát thai từ tư tưởng chính
thống của ý thức hệ phong kiến Tu tưởng chính thống đóng vai trò
_~_ re =————
SYTH: X6UTYÊN THÀNH L0WG Ching 14
Trang 15CBD TRAN XUAN ĐỀ
=O eee
đắc lực trong việc hình thành và củng cố sự thống trị của một dòng
he doi với toàn din, Đây chính là tư tưởng mang màu sắc phan
động.
Nhưng cái chính yếu không phải ở chổ đó mà chính là nó xuất
phát từ lý tưởng, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, Quan
điểm “Ung Lưu phản Tào” thể hiện mơ ước của toàn dân về mot
quốc gia yên ổn thống nhất, một triểu đình biết thực hiện các chính
sách tiến bộ phù hợp với lợi ích của nhân dân, một ông vua biết yếu thương trăm họ Từ đó tác giả đã đứng về phía Lưu Thục, ca
ngươi, biện minh cho tập đoàn này Theo La tiên sinh thì nhà nước
Thuc Hán là nhà nước mẫu mực, là niềm mơ ước của người dân
Lưu Bị là đấng minh quân thương yêu trăm họ Khổng Minh, Quan
Công, Trương Phi, Triệu Vân là những văn thần võ tướng van võ
toàn tài vỗ yên trăm họ Tap đoàn Tào Tháo là đại điện cho những
gì xấu xa tần ác đi ngược lại lợi ích của nhân dân
Đây là tư tưởng mang dấu ấn ít nhiều tiến bộ nhưng do han
chế của lịch sử, của thời đại mà nó chỉ đừng lại ở một chừng hạn
nhất định La Quán Trung và nhân dân bấy giờ tuy rằng căm ghét
ách thống trị tàn bạo của bọn vua chúa phong kiến nhưng không
nghĩ đến việc lật đổ nó Họ chỉ mơ ước xây dựng được nhà nước
phong kiến tốt hơn Ở đó có vua hiển tôi giỏi biết thương yêu chăn
dắt muôn dân Vị vua phải là bậc “Chân mệnh thiên tử” thực hiện
“nhân chính " cho trăm họ được nhờ Nguyện vọng, mơ ước thiết tha
của quan chúng nhân dân được thể nién qua nhân vật Lưu Huyền
Đức và tập đoàn Thục Hán.
5 Những nét chấm phá cơ bản:
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” là một bộ tiểu thuyết có quy mô dé
sô vào bậc nhất Trung Hoa Sự 46 sộ không chỉ thể hiện qua số lượng 75 vạn chữ mà còn thể hiện ở tầm độ không gian mà nó bao
quát toàn cõi Trung Hoa Thời gian các sự kiện xảy ra gần trọn
môt thế kỷ (97 năm) Không chỉ thế “Tam Quốc Diễn Nghĩa" còn
có sự xuất hiện của hàng trăm nhân vật (có tên tuổi ) mỗi người
mdi vẻ không ai giống ai Trong số các nhân vật ấy ta thấy nổi lên
một số ít nhân vật đóng vai trò chủ yếu thể hiện chủ dé tác phẩm
SYTH: NGUYÊN THÀNH LONG Thay {2
Trang 16C BI): TRAN XUAN DE
da là những Lua Bi, Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Quan Công Ở bốn
nhân vật này là sự đầu tư bằng cả tâm huyết của Hồ Hải Tản Nhân
[hanh công rực rỡ cũng tập trung và đây Các nhân vật đó đã được
Lắc giả xây dung một cách xuất sắc cả về bình diện nôi dung lẫn
bình điện nghệ thuật mà giáo sư Trần Xuân Để gọi là "tứ tuyết”
"Tuyệt nhân” Lưu Bị, “tuyệt trí "Khổng Minh, "tuyệt gian” Tào
háo, “tuyệt nghìa” Quan Công Tuy để tài chủ yếu bàn về “cái
nghĩa” của Quan Công nhưng người viết thiết nghĩ cũng nên có đôi
dong bàn đên các nhân vật khác trong “tứ tuyệt” vì giữa chúng hẳn
phat có mỗi quan hệ hỗ tương,
Lite Bi được La tiên sinh xây đựng nên như một mốc son chói
lor cho tứ tưởng “Ung Lưu phan Tào” Lưu Bị xuất hiện như một vị
mình quân chân chúa của thời buổi nhiều nhương loạn lạc "Biết ai
Ong là một vị vua mẫu mực mà nhân dha hàng ao ước, biết yêu
thưởng trăm họ trong cánh loan lạc lầm than Người đọc có lẽ
không bao giờ quên được hình ảnh một Lưu Huyền Đức cương
quyêt cũng dân dị một ngày và: dim đường chứ không nữ bỏ đi mot
mình dù biết đó là hạ sack trong chiến cuộc Lưu Bi chủ trương
dùng lòng thành, dùng nhân nghĩ ma đối đãi với mọi người Hẳn không ai quên được lời nói bat hủ của Lưu sứ quân “Ta thà chết
chứ không làm diéu phụ nghĩa" Lưu Bị còn là con người sống có
tình có nghĩa trong đời thường, một mực thủy chung với lời thể kết
nghĩa vườn dio Không alco thể đựa vào lý Lưu Bị là dòng chính
thông ma làm lung lac đi ý nghĩa tích cực của hình tượng một vị
minh quận.
Pao Tháo là một nhân vật phản diện so với Luu Bị cả về tinh
vách lần hành động Day là một nhân vật có tính cách phức tạp
mang bộ mặt hung ác dai điện cho chủ nghĩa lợi kỷ cực doan của
giải cấp thông trí Tào Pháo là một con người nham hiểm tào ác
những có tà! nhìn xa trông song của một nhà chính tị lỗi lạc một vị
Hong tinh nob thông tam tude lục thao Nói chung ở nhân vật Tào
Tháo tính cách anh hhúp và tiểu nhân hòa Hin với nhau ở mức độ
cao nhật tao thành tính cach độc đầu của một kẻ gian đừng Xét về
NTT: NOUTEN THANH LONG nay }Q
Trang 17CBI(D TRAN XUAN DE
nghệ thuật thi đây là hình tượng nhân vật thành công nhất mà La
(Quán Trung đã xây dựng trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa ".
Gia Cát Lượng là con người tài trí bao trùm thiên hạ Có thể
nói ở nhânvật này có sự tập trung cao độ trí tuệ của quần chúng
nhân đân Ở nơi ông có tấm lòng trung trinh tiết liệt của một ding
Irượng phú, có tầm nhìn xa trông rộng của một nhà chính trị, có tài
biện bác sắc sảo như gươm đao của một vị văn nhân, có tài điều
binh khiển tướng của một vị tướng soái Không nghỉ ngờ gì nữa đây
là đại biểu xuất sắc nhất cho trí tuệ của quần chúng nhân dân
Người viết thiết nghĩ nhân vật Quan Công mới là nhân vật để
lại ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với độc giả Tác giả không chỉ xây
dưng nên một hình tượng nhân vật Quan Công như một người
- thường mà còn là một người thần Con người oai phong lẫm liệt đã
làm nên những việc lẫy lừng thiên ha bằng những chiến công siêu
quan bạt chúng Mội tấm gương trung nghiã sáng ngời một lòngmột dạ vì sự nghiệp nhà Thục Hán, thủy chung son sắc tín nghiã rõ
tàng Nhưng ở Quan Công việc thé hiện “cái nghiã"” không được
trọn vẹn bởi lẽ trong bản thân “cái nghiã” ấy còn chất chứa quá
nhiều mâu thuẫn Vì thế “cái nghĩa” cud Quan Công thật đáng là
-vấn để để chúng ta bàn luận.
nn
SYTI: SGUYRN THÀNH LONG ‘Chang 14
Trang 18CBHD TRAN XUAN DE
—————ễỄễỄễễễỄễ
Chương H: “CÁI NGHĨA : CUA QUAN CÔNG VA
NHỮNG MAU THUAN NỘI TAL
“Trung Dung” nói rằng: Khổng Tử khi day hoc trò năm điều
gọi là đạt đạo, ấy chính là “ngũ luân” (quân-thần, phụ-tử, phu-phụ, huynh-dé, bằng-hữu) thì cũng dạy ba điều gọi là đạt đức: trí, nhân.
dũng Đến Mạnh Tử thì đức có bốn đức: nhân, nghiã lễ, trí gọi là
“tứ đoan" Đến đời Hán Đổng Trọng Thư nói "ngũ thường” tức
nhân nghiã, lễ, trí tín “Cái nghiã” mà chúng tôi để cập ở đây
cũng không nằm ngoài “cái nghiã" trong “tứ đoan” hay trong “ngũ
thường ” vậy,
Nếu lấy "ngũ thường” mà xét thì nó tuy bao gồm năm yếu tố
tạo thành nhưng thực chất chỉ là một chữ “nhân” Còn “lễ", "trí",
“tin”, “nghia” thực chất là những biểu hiện ở các mức độ khác
nhau của “nhân” “Nhân” là một hệ thống lý luận chi phối toần bộ
hành động, suy nghĩ cuả đấng trương phu “Nghĩa" là sự thể hiện
của “nhân” trên thực tiễn “LỄ", “trí”, “tin” được bao trùm trong
nhân nghĩa Chính vì thế mà trong “nghĩa" có “nhân”, trong |
"nghĩa" có "lễ", trong “nghiã"có “trí” và có “tin”, “Cái nghiã"
ở đây cũng là như thế.
1 BIỂU HIỆN “CÁI NGHĨA ” CUA QUAN CÔNG:
Ngay từ đầu truyện nhân vật Quan Công xuất hiện với vài
dòng giới thiệu buổi sơ đầu vài nét chấm phá phát họa nên một
nhân vật phi thường: “Người ấy mình cao chín thước, râu dài hai
thước mặt đỏ như gic môi như tô son, mắt phượng mày tầm oai
phong lim liệt" (hồi 1) Tuy nhân vật chưa thể hiện tính cách mình
một cách đầy đủ nhưng qua và: nét phác hoa của nghệ thuật miêu
tả ude lệ tượng trưng đã hình thành trong tâm trí người đọc một hinh
inh con người phi thường Quả thật vậy, Quan Công đã thể hiên
mình là một con người tài ba lỗi lạc, võ nghệ siêu quần, hành động
chính dai quang minh cha mot con người đầu đội (rời, chân đạp đất Một hình ảnh sáng ngữi cho “cái nghĩa ” thời chính chiếu loạn ly.
LLL SS Ss sss Ss
NYTII: NGUYÊN THÀNH LONG Chang S
Trang 19COND: TRAN XUAN BE
a
“Cái nghĩa” của Quan Công được cấu thành từ hai mặt: “Trung
nghia” và “tín nghia”TM,
1 Biểu hiện cua “trung nghĩa ”:
Khi nói đến “trung nghiã" tức là ta xét “cái nghĩa” cua Quan Công thiên về phạm trù lí tưởng, chính trị Trong quá trình làm đề
tài chúng tôi sẽ phân tích các biểu hiện này theo tuyến tính nghĩa là
theo điển biến tâm lý hành động cua nhân vật từ thuở sơ đâu cho
đến hồi kết thúc
a Lời thê kết nghĩa vườn đào:
Ngay sau ngày hội ngộ tương phùng, Lưu Bị, Quan Vũ,
Trung Phi thể nguyền kết nghĩa huynh đệ, quyết tâm thực hiện
chí lđn Lời thể nói rõ “Chúng tôi là Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi,
dẫu rằng khác họ Song đã kết làm anh em, thì phải cùng lèng hợp
sức cứu khổ phò nguy, trên báo dén nợ nước dưới yên định lê dân
Chúng tôi không cần sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm nhưng
chi muốn chết cùng năm, cùng ngày, cùng tháng Hoàng thiên hậu
thổ soi xét lòng này Nếu ai bội nghĩa quên ơn thì trời người cũng
giết "(hồi 1) ,
Trong lời thể có đoạn “, còng lòng hợp sức,cứu khổ phd
nguy, trên báo dén nợ nước, đưới yên định lê dân ” đã thể hiện rõ
ý thức trách nhiệm của đấng trượng phu Nho giáo qui định rằng
người quân tử phải luôn mang nặng trên vei câu: “tu thân, té gia,
trị quốc, bình thiên hạ” !_ời thể đó ia sự thé hiện cho cái chí “uj
quốc, bình thiên hạ” vậy Thời ni.o cũng vây nho giáo luôn cho
người quân tử là người có vai trò to “én và tầm cao trong “xử thế”
cud họ là phải vươn đến “trị quốc, Sinh thiên hạ" Để thực hiện
được cái chí đó thì trước hết phải náo đền nợ nước, ơn vua, vì vua
mà vỗ an thiên ha Hai nhiệm vụ không tách rời nhau Muốn “an
định lê din” thì phải đốc lòng thờ vưa Tài năng, đức độ cua bậc
quân tử hẳn phải được thé hiện qua những việc ấy.
“Tri quốc bình thiên hạ” chính là sự thể hiện cho “trung
nghĩã ” cua người quân tử Ở đây Quan Công thể hiên lòng “trung
nghĩã ” của mình với ai? Đó chính là vương triều Đông Hán Trong
SYTM: NGUYEN ‘THANE LONG —_——
Trang 20CBHD: TRAN XUAN DE
eT CO rrr — — —=
moi hoàn cảnh thì tấm lòng “trung nghĩa" của ông vẫn sáng ngời,
không bao giờ thay đổi, ngay cả khi gặp cảnh bất đắc dĩ phải về với
Tao Tháo hay sắp bị Đông Ngô hành hình,
Tuy nhiên, còn một vấn để khiến không ít người còn phân
vân là dùng “trung nghĩa” của Quan Công còn thể hiện đối với Hán
Hiến Đế hay với Lưu Bị Theo người viết thì lòng trung của Quan
Công là lòng trung đối với Hán Triểu nhưng thật sự trong thâm tâm
và thể hiện ngày càng rõ qua suy nghĩ và hành động của ông càng
về sau càng thể hiện rõ đó là trung với Lưu Bị Bởi vì Lưu Bị xứng
đáng đại diện cho Hán Triéu hơn là Hán Hiến Đế đã không thực
quyền, chỉ là cái bóng, con rối trong tay Tào Tháo mà thôi Hiển
nhiên chúng ta không thể phủ nhận rằng giữa họ (Lưu Bị-Quan
Công) còn có lời thể kết nghĩa vườn đào
Lời thể kết nghĩa vườn đào được thể hiện như một bản tuyên
ngôn chi phối xuyên suốt quá trình hành động của họ sau này Nó
không chỉ dừng lại ở việc thể hiện chữ “trung nghĩa” mà còn vươn
đến trách nhiệm chí hướng con người trong thời loạn Nó hướng đén
kj xây b Sự tận tuy hết lòng vì dai cuộc ‹
Trong suốt cuậc đời lừng lẫy của mình Quan Công đã thé
hiện một ý chí một tấm lòng tận tụy vì đại nghĩa Quan Công không
quản ngại gian khổ hiểm nguy cho tính mạng, không nghĩ đến an nguy của bản thân mà lo cho an nguy của đại cuộc Hẳn chúng ta
không quên hình ảnh Quan Công chém tướng đoạt thành, phá quân
chiếm ải, không sợ hi sinh tính mạng, mà chỉ sợ không hoàn thành
sứ mệnh Chỉ có một ý chí, một tấm lòng như thế mới có được một
Quan Công cắn răng chịu đau cho Hoa Đà cạo xương rắc thuốc để
yên lòng binh sĩ Lời nói của Quan Vân Trường khi nhận ấn trấn
thủ Kinh Châu “Đại trượng phu đã đảm nhận việc quan trọng trừ
khi nào chết rồi mới thôi” như vẫn còn vang mãi đến tận ngày nay.
Sự tận tuy hết lòng vì đại cuộc của Quan Công không chỉ đơn thuần
là tấm lòng “thần bệc ” của một bẩy tôi đối với chúa mà nó vươn tới
tắm cao hơn xây dựng nên một Quan Công đại biểu xuất sắc cho ý
chí của người quan tử.
ce “Thâ,: tại Tae doanh , Tâm tat Ain".
_—- _ẮÏẶ ằ————
&YTII: AGUYEN TIIÀNII LONG Crag 47
Trang 21CBHO: TRAN XUAN DE
Sau khi dẹp xong loan Đổng Thừa, Tào Tháo chia quân thànhnim đường tiến đánh Từ Châu Lưu Bị đại bại Anh em Lưu, Quan
Trương mỗi người mỗi ngả Quan Công bị vây ở Thổ Sơn Quân Tào
hia vây bốn mặt đặt Quan Công vào tình thế chỉ có hai cách chon
lựa không chết tất phải hàng, không hàng tất phải chết Theo lời
khuyên của Trương Liêu, Quan Công đã về hàng Tào Tháo Hành
dông hàng Tào mà vẫn đưa ra được ¡hững điều kiện để ràng bude “~ ~
lào Tháo của Quan Công có thể được xem là cách xử thế khôn
ngoạn của người quân tử khi gặp phải vận cùng Quan Công không
phải là con người không biết câu “chết vinh sống nhục” Lúc đầu
Ong đã từng nghĩ sẽ dùng tấm thân dũng lược với sức địch muôn
người để một phen sống chết với quân Tào dù biết chắc rằng phải
phơi thay ngoài chiến địa Nếu làm được như vậy thì theo lời
I[rương Liêu, Quan Công chỉ mang “Cái tiếng mạnh bạo của một
kẻ vũ phu “ma thôi Chính hành động khôn ngoan chịu về với Tào
Thao trong những điều kiện nhất định đã góp phần xây dựng nên
một tượng đài Quan Công sừng sững với thời gian, thi gan cùng tuế
nguyét, một tấm gương trung nghĩa sáng tựa vâng dương.
\ Tuy rằng Quan Công phải về hàng Tào Tháo nhưng trên danh
nghĩa lẫn thực chất Quan Công vẫn “hàng Hán không hàng Tào".
Quan Công trước sau vẫn git được lời thể của mình “trên báo đến
nu nước, dưới an định lê dân”, vẫn giữ được danh tiếng đã được tạo
dung từ bay lâu Một mặt Quan Công vẫn giữ được lòng trung với
Han triểu, mặt khác Quan Công vẫn tao được khoảng cách nhất
định với Tào Tháo dù phải chịu ép mình dưới trướng họ Tào
Cho dù tấm thân đũng lược ấy phải sự chịu sự sai khiến dưới
trướng Tào Tháo nhưng tấm lòng Quan Công vẫn luôn hướng ve
lam Bị tức “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán" Điều này dễ dàng
dude chứng minh thông qua hệ thống các hành động của Quan
( ông trong thời gian ở Fào dinh Da được Tào Tháo tặng áo quý
Quan Công chỉ mắc vào trong, Ong vẫn mặc ở ngoài chiếc áo bào
đã cu mà ngày xiứt Low Bị bạn cho Quan Công đã trả lời Tào tháo
ring: “Ao cũ của Litu Hoàng 'Thúc cho, 6) mặc 6 ngoài như nhìn
SVTH: SGUTRN TINH LONG Cane {b
Trang 22COHMD TRAN XUAN ĐỀ,
thấy mặt anh, đám đâu vì cái mới mà thừa tướng vừa ban cho mà
đã quên cái cũ của anh tôi đã cho từ trước”.
Dù được Tào Tháo hậu đãi để mua lòng: ba ngày môi tiệc
nhỏ năm ngày một tiệc to, lên ngựa ban nén vàng xuống ngựa ban
nén bạc Thâm chí Tào Thao còn sai may cả túi gấm để Quan Công
bọc râu trong những ngày mùa đông giá lạnh Nhưng tất cả những
thứ ấy Quan Công lĩnh nhận rồi tạ ơn nhưng không lay Quan công
chỉ lay Tào Tháo khi được Tào Tháo ban cho ngựa Xích Thố Bai vì
"tôi biết con ngựa này một ngày đi được nghìn dặm Nay thừa
tướng cho tôi: Nếu biết được anh tôi ở đâu thì có thể một ngày thấy
được mặt nhau” Bởi thế cho nên Tào Tháo không thể lay chuyển
được tấm lòng của Quan Công đối với Lưu Hoàng Thúc
Quả thật, sự hậu đãi của Tào Công đã gây được trong Quan
Vân Trường một sự cảm phục, một sự hàm ân không ít Nhưng tất
cả chỉ dừng lại ở đó mà thôi, khi trả lời Trương Lưu, Quan Công đã
sin sàng thừa nhận “tôi rất cảm ơn sâu thừa tướng, nhưng người ở
đây ma bụng cũng nhớ hoàng thúc không bao giờ quên Hay "Tôi
vẫn biết Tào Công đãi tôi hậu lắm, nhưng tôi đã chịu hậu ân của:
hoàng thúc, thể cùng sống chết không thể nào phụ lời được”.
Không chỉ thế cho dù Huyền Đức có mất rồi thì Quan Công cũng
quyết “xin theo xuống dưới đất.
Có thế chúng ta mới biết được tấm lòng thủy chung son sắc
trước sau như một của Quan Công Một con người quyết lòng vì đại
nghĩa, cho dù gặp bất cứ trở lực nào cũng không sao thay đổi được chi hướng của con người đó.
Khi biết tin Lưu Bị đang aương nhờ bên doanh trại họ Viên,
dẫu biết rằng mình đã gây oán với ⁄iên Thiệu khi giết chết hai
thượng tướng của ông là Nhan Lương, Văn Su Quan Công mặc cho
sự cố tình ngăn trở của Tào Tháo vẫn quyết lòng ra đi Ngày về với
Tào Tháo, Quan Công về với danh nghĩa chính đại quang minh,
mọi việc đứt khoác rạch tòi Thì nay, ngày ra đi Quan Công cũng ra
đi trong tư thé sừng sững của Thái Soa, trong cái khí thế ngất trời của dòng Trường Giang cudn cuộn chảy Quan Công viết thư từ biệt
SYTHE: NGUYEN THANT LONG Thang 19 — a
| TỰ, HÒ-CritrMd itl
Trang 23CBD: TRAN XUAN DE
gi lại cho Tao Tháo đồng thời để lại tất cả những thứ mà Tào
Tháo đã ban cho: Từ ấn Hán Thọ Đình Hầu cho đến ngọc ngà mỹ
nữ Ngày đến đã hàm ân của Tào Tháo nhưng cái ân ấy đã đền.
Quan Công ra đi đường hoàng quang minh chính đại theo đúng lời
giao ước Một chuyến ra đi mà Quan Công đã trông đợi từ lâu Ông
ta đi với một quyết tâm không gì lay cWuyển được cho dù năm cửa
ải chặn đường hay sáu viên tướng giữ ải đầy tài năng và mưu chước
của Tào Tháo Quá ngũ quan tram lục tướng _ một chuyến ra đi mãi
mãi rạng ngời trọn nghĩa vua tôi vẹn tình huynh đệ.
Hành động của Quan Công đã chứng minh cho phép “thời vi"
trong xử thế của Nho gia Hành động của người quân tử phải lấyđạo tam cương lẽ ngũ thường làm trong, nhất nhất chính đại quang
mình nhưng hết sức mềm dẻo khôn khéo nếu cẩn Đó chính là sư
kết hợp hài hòa sự cân bằng giữa cương và như trong xử thế Vì
thế cho nên hành động của Quan Công không nhất thiết phải dứt khoát, cương quyết trong tình thế bó buộc như thế mà phải khôn :
khéo, uyển chuyển nhưng vẫn giữ được chí hướng của mình Đấy
là điểu đáng trọng vậy X
d Cái chết oanh liệt của Quan Công:
Cuộc đời oanh liệt của Quan Công kết thúc bởi lưỡi đao của
bọn đao phủ đất Đông Ngô làm không ít người đọc cảm thấy hụt
hãng Họ cho rằng một nhân vật mang “thần tinh” như thế phải có
một cái chết mang màu sắc thiêng liêng huyền bí chứ không phải
chịu một cái chết bi thảm như thế Vì vậy, trong dân gian có 2 không
ít câu truyện kể về cái chết của Quan Công Trong số những câu truyện ấy, câu truyện được lưu truyền rộng rãi nhất là Quan Công
tự tay cắt đầu mình khi mũ trên đấu bị câu liêm của Đồng Ngô móc
rơi Vì ông cho rằng mất mũ cũng giống như mất đầu Cái chết của
Quan Công được dân gian tô vẽ một cách huyển bí và hùng trắng.
Một dũng tướng vô địch mấy mươi năm xông pha chiến trận
lập biết bao chiến công hiển hách cud cùng phải kết thúc cuộc đời
§YTI: NGUYEN TIÀNII LOXG Trang 20
Trang 24CðHD- TRAN XUAN DE
một cách khá bi thảm dưới lưổi đao của đao phủ Đông Ngô Cái
chết của ông một phần không nhỏ là do tính chủ quan khinh người
của ông Nhưng suy cho cùng đó cũng là cái chết oanh liệt danh
tiếng ngàn thu >
Người quân tử trên đầu luôy mang nặng chữ “trung” Họ sẵn
sàng làm tất cả để thực hiện chẾ “trung” ấy, kể cả cái chết Trong
Nho giáo có câu: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” Hay
“Tôi trung không thờ hai chúa” Chữ “trung” được thực hiện nhiés
lúc lắm cự đoan Nhưng chữ “trung” mà Quan Công thể hiện ở
day là chỗ trung vẹn toàn Khi thất thế sa cơ rơi vào tay giặc, Quan
Công được Đông Ngô thuyết phục đầu hàng nhưng không sao có
thể lay chuyển được tấm lòng vững tựa Thái Sơn Quan Công đã
nói “Ngoc khả toái nhí bất khả cải kỳ bạch Trúc khả phan nhi bất
khả hủy kỳ tiết" nghĩa là: ngọc có thể đập vụn chứ không thay đổi
được sắc trắng Trúc có thể đốt nhưng không hủy được gióng thẳng.
Lời nói ấy thể hiện cho một ý chí không gì lay chuyển được.
YX Có ý kiến cho rằng tại sao Quen Công không xử sự như đã
làm ở Thổ Sơn mà lại chịu cái chết bi thẩm như thế Theo người
viết thì Quan Công không thể hành động khác-được bởi lẽ lúc trước
Lưu Bị còn bôn ba xứ người Triểu đình Thục Hán chưa hình thành.
Tào Tháo.chưa thực sự phế bỏ Hán Hiến Đế Quan Công có thể
dùng danh nghĩa “hàng Hán không hàng Tào” Nhưng nay tất cả
các yếu tố trên không còn nữa Quan Công hàng Đông Ngô tức là
phản lại lời kết nghĩa vườn đào, phản lại triểu đình Thục Hán mà
Lưu Bị làm hoàng đế.Vả lại Quan Công cũng không thé rang buột
gì ở Tôn Quyển qua bất cứ điểu kiện nào Chung quy lại Quan
Công hàng Đông Ngô là bất trung, là hành động không thể chấp
nhận được ở môt con người mà trí dễng vang lừng khắp chín châu «
Quan Công đã thực hiện trọn vẹn câu “Tôi trung không thờ
hai chúa” Ông đã dũng cảm lấy cái chết để giữ gìn trọn ven chữ
Qe SN san ai =—aaaãnn <5
SYTH: NGUYRN TIIÀXII Loxe Chg 24
Trang 25C8IID TRAN XUAN ĐỀ
"trung ” bảo toàn danh tiếng lừng ir từ trước đến giờ Quan Công
đã dùng chính máu của mình để tô đậm cho cái “nghĩa * bất diệt.
Cái chết oanh liệt của ông là một nét tô trọn vẹn một tượngđài Quan Công mãi bên vững với thời gian Đây là tượng đài được
xảy dựng một cách thật trọn vẹn, thật tuyệt vời Từ đó Quan Công
đã đi sâu vào đời sống tâm linh của mỗi con người bằng câu “sinh
vi tướng, tử vi thần” (sống làm tướng, chết thành thân) Bay nhiêu
cũng thấy được tấm gương trung nghĩa của Quan Công mãi ngời
sá ng.
2 liiểu hiện của “tín nghĩa ”.
Khi để cập đến “ứn nghĩa" tức là chúng ta xét “cái nghĩa"
của Quan Công về mặt quan hệ xã hội, quan hệ giữa cá nhân với cá
nhân.
_ Hồi thứ nhất, khi đang miêu tả cuộc gặp gỡ của Lưu Bị va
'Erương Phi, La Quán Trung đã cho xuất hiện nhân vật mà ngay từ
những lời giới thiệu đầu tiên _đó là Quan Công Tác giả giới thiệu
Quan Công “Nhân thấy có đứa thổ hào ÿ thế hiếp người, tôi bèn '
giết chết rồi đi làm kẻ giang hổ đã năm sáu năm nay rồi "Ấn
tượng đầu tiên mà nhân vật này đã tạo cho người đọc ngoài hình
dung kỳ vĩ, tướng mạo lẫm liệt oai phong mà còn là con người hành
động trừng trị kẻ hung tàn, thể hiện đây là con người trực tính, biết
vì lẽ phải mà hành động chống lại cái ác, cái phi nghĩa
Sau này khi Tào Tháo dọa giết Trương Liêu (cũng là bậc anh
hùng thời bấy giờ) Quan Công sẵn sing đem chính tính mạng của
minh để bảo lãnh cho Trương Liêu để thiên hạ không mất di môt
bậc anh hùng.
Hai hành động trên của Quan Công đã chứng mình cho câu
“kiến nghĩa bất vi vô dòng dã” (tiấy việc nghĩa mà không làm thì
không phải là người dũng cảm) Đây l chính là câu làm kim chỉ
nam cho hành động của các bậc quân tử các ding trượng phu, đặc biệt trong thời loạn thì nó càng chói ngời hơn bao giờ hết Quan
Công đã không kể tính mạng của minh sẩn sang làm những điều
——————— tt.
SVTII: NGUTAN THÀNH LONG ‘Ching 22
Trang 26CBHD TRAN XUAN ĐỀ
mi ông cho là đáng làm nên làm Chi bay nhiêu thôi chúng ta cũng
đủ xem Quan Công là bậc quân cử.
Đối với hai chị dâu Quan Công đặc biệt giữ lễ, Quan Công
hét sức chu toàn cho hai chị dâu trong bất cứ hoàn cảnh nào Khi bị
khốn ở Thổ Sơn phải bó buộc về hàng Tào Tháo thì trông ba điều
ước vẫn có điều dành cho sự vẹn toàn của hai chị dâu Không ai có
thể quên được một Quan Công cầm đuốc đứng hầu suốt đêm cho
hai chị an giấc, cứ ba ngày một lần đứng cung kính trước cửa mà
vấn an hai chị Quan Công đường đường là một đấng nam tử,một đại trượng phu, trong hoàn cảnh xã hội ngày ấy, quan niệm về
nữ giới khác xa bây giờ Quan Công kính cẩn với hai chị chính là
kính cẩn với Huyền Đức Ngoài nghĩa đệ huydh còn là đạo vua tôi.
Quan Công quả là con người vẹn toần vậy
-Người quân tử phải ân oán phân mình chính nghĩa rõ ràng Đó
là những tiêu chí xây dựng nên những hành động chính đại quang
minh của người quân tử Trong mối quan hệ nay thì mối quan hệ
giữa Quan Công và Tào Tháo là rõ ràng nhất và nổi bật nhất An’
nghĩa giữa Quan Công và Tào Tháo là một chuỗi kết hợp một hệ
thống hành động ở từng thời điểm khác nhau Bắt đầu từ hành động
Tào Tháo với con mắt tin tưởng vào tài năng Quan Công khi ông
này chỉ là một tay cung mã thủ Quan Công xin ra trận chém Hoa
Hùng giữa lúc bọn chy hầu khinh miệt thì sự tin tưởng của Tào
Tháo đối với ông quả là một sự kiện rất lớn Nhưng những hành
động nói trên chủ yếu vào thời gian Quan Công về với Tào Tháo
roi bỏ ra đi, qua năm ải chém sau tướng Chính mối quan hệ ân
nghĩa này đã dẫn đến hich động Quan Công tha Tào Tháo ở Hoa
Dung tiểu lộ Đây chính là hàn! động lấy ân báo ân của người quân
tử.
Có lẽ có người nghĩ rằng cái ân của Tào Tháo đã được Quan
Công đến bù khi Quan Công xuất trận chém Nhan Lương, Van Su.
Người viết nghĩ rằng hành động ấy của Quan Công có thể trả được
SVTH: X6UYỄN TIIÀNI LOXG ~namg 24
Trang 27C8HD- TRAN XUAN ĐỀ
—`-cái ân khi Tào Tháo chấp nhận cho về hàng với những điều kiện
“ki la“ và hau đãi trong thời gian lưu lại dưới trướng Tào Tháo còn
hành động Tào Tháo ra lệnh buộc các tưởng để Quan Công
dị dù trước đó ông đã “qua ngũ quan tram lục tướng" Chính ân đó
buộc Quan Công phải trả để Tào Tháo sinh tổn khi qua khỏi Hoa
Dung lộ Xét ở góc độ ân nghĩa giữa cá nhân với cá nhân thì Quan
Công quả thật đã quá vẹn toàn La Quán Trung muốn thế Dĩ nhiên
hành động tha Tào Tháo của Quan Công có chỗ tiêu cực không thể
tránh khỏi, người viết xin được để cập ở phan sau.
3 Mối quan hệ giữa nghĩa-trí và dũng:
Ngày xưa khi bàn về mối quan hệ giữa nhân-trí-dũng, Khổng
Tử cho rằng “hé đã nhân giả tất nhiên phải có đức trí và đức ding
" Chúng ta đã biết “nghĩa” là sự thể hiện của “nhân” Hẳn nhiên
giữa trí-dũng và nghĩa phải có mối quan hệ tương quan mật thiết
lẫn nhau
Nếu con người chỉ có trí mà không có dũng thì khó có thé’
làm được những gì mình nghĩ, mình định làm Nếu con người chỉ có
“diing” mà không có “tri” thì dễ sinh ra hô đổ Vì vậy có “dũng” ắt
phải có “trí” Mà có “trí” ất phải có "đũng"” "diing” và “wi” luôn
phải đi đôi không thể tách rời.
Bac quân tử chỉ có “tri” ®đũng” thôi thì chưa đủ Nếu chỉ có
“tei”, "đũng” mà không có “nghĩa” thì dé suy nghĩ và hành động
lệch lạc sai lầm Chỉ có “nghĩa” không có “trí”, "dũng" thì “nghĩa "
sẽ trở nên mơ hồ mông lung khó thực hiện được, vì không cơ cơ sở
thực hiện lí luận, không có cơ sở nền tang vững chắc.
Bởi thế khi chúng ta bàn về Quan Công, một con người
“nghĩa”, “tri”, “đũng” vẹn toàn thì việc bàn đến chữ “dũng” và chữ
“trí” thì không bao giờ thừa vậy.
Quan Công được miêu tả là người có sức khốc vô địch võ
nghệ siêu quan, mắt phượng may Gun, mặt đỏ, râu rồng, cầm thanh
long dao, cưỡi ngựa xích thd oai phong lim liệt làm nên những
——Ễ——————————— ———————
SYTH: NGUYEN THANIL LONG Chanag 24
Trang 28CBUD: TRAN XUAN DE
công việc lẫy lừng trong thiên hạ Vừa xuất quân đã chém Trinh
Viễn Chí như trở bàn tay tạo nên âm hưởng nơi người đọc: đây là
tay anh hùng vô địch Cái “dũng” của Quan Công thể hiện hàng
loạt qua những chiến công đó là chém đầu Hoa Hùng khi
chén rượu tiễn hãy còn nóng ấm Giết Nhan Lương, Văn Sú hai
viên thương tướng của Viên Thiệu không mấy khó khăn Qua năm
ải chém chết sáu tướng tài giữ ải của Tào Tháo, chừng ấy cũng để
nói nên cái “dũng”, trùm thiên hạ của Quan Công.
La Quán Trung không chỉ dừng lại ở việc miêu tả khắc họa
cho cái “ding” của Quan Công mà còn vươn tới miêu tả cái “than”
của Quan Công Chúng ta hãy xem đoạn Quan Công chém Hoa
Hùng: “nói lời đi ra, vác long đao nhảy lên lưng ngựa được một lát,
các chư hầu nghe thấy ngoài cửa trống đánh reo hò âm ï tựa trời
long đất lở, núi đổ non nghiêng, chúng tướng thất kinh đang định
cho người ra xem, đã thấy tiếng nhạc nhong nhong trở về, ngựa đã
vào tới, Quan Công ném đầu Hoa Hùng xuống đất Chén rượu của ˆ
Tao Tháo vẫn còn nóng."
Hay đoạn miêu tả Quan Công chém Nhan Lương: "Quan
Công nhảy thẳng lên ngựa, xông vào trận bên kia, đi đến đâu, quân
Hà Bắc tự động rẽ ra như sóng dưới nước Quan Công đến thẳng
chỗ Nhan Lương Lương đang đứng bỗng thấy Quan Công đến
muốn hỏi thì ngựa Xích Thố đã chạy đến trước mặt Nhan Lương
trở tay không kịp Quan Công đưa một lưỡi đao Lương chết lăn ngay
dưới chân ngựa Quan Công liền nhảy xuống đất, chặt lấy đầu buộc
vao cổ ngựa rồi lên ngựa cầm đao từ trong trận phi ra như vào chỗ
không người ”.
Quan Công không chỉ có “dũng” mà còn có “trí” Hành động
kẹp nách Lỗ Túc trước mặt bọn tướng lĩnh Đông Ngô đứng như
tượng gỗ hay việc dùng nước dim bảy đạo quân Nguy, chém Bàng
Đức, bắt sốngVu Cảnh là những minh chứng điển hình nhất Hành
đông khống chế Lỗ Túc Quan Công đã đánh trúng vào tâm lý sợ
uy danh Quan Công và sơ an nguy cho tính mạng của Đại Đô Đốc
SYTII: NGUYÊN THANIL LONG ‘Champ 35
Trang 29CBHD TRAN XUAN ĐỀ
Lỗ Túc ma các tướng Đông Ngô phải chịu khuất phục Chiến công
dùng nước dim bảy đạo quân Nguy là sự kết hợp giữa tài khiển
quân va sự am hiểu về địa hình lợi dụng sức mạnh của thiên nhiên
Tào Tháo phải thừa nhận“Vân Trường trí dũng trùm một đời”
La vay.
Các biểu hiện của một Quan Công trí dũng vốn không phải là
những nét chấm phá có bản phác họa nên “cái nghĩa” của Quan
Công nó chỉ đóng vai trò là cái nền là đất dụng võ cho “cái nghĩa"
mà thôi Nói như thế không phải để phủ nhận vai trò của chúng.
Chúng ta phải thừa nhận rằng chính những hành động ấy đã tỏ nên
những nét ngời sáng cho “cái nghĩa ” của Quan Công.
4, Những hạn chế của Quan Công:
7 'Trong "Tam Quốc Diễn Nghia” của La Quán Trung đặc biệt
nhấn mạnh tính cách kiêu căng tự phụ của Qưan Công Quan Công
không thể tránh khỏi những sai sót trong suy nghĩ và hành động của
mình Bởi lẽ ông cũng là con người như bao con người khác Nhưng
chính tính cách kiêu căng tự phụ đã làm phai mờ đi ít nhiều vẻ đẹp
toàn bích của Quan Công, đã khiến cho số phận của Quan Công '
kết thúc khá bi thảm
Quan Công đã mắc phải căn bệnh mà những kẻ tài giỏi hơn
người thường mắc phải đó là kiêu căng tự phụ Chính sự kiêu căng
tự phụ của ông đã làm tổn hại cho chính sách “liên Ngô kháng Tào, chủ trương Bắc phạt" cuả Khổng Minh, để mất Kinh Châu, tạo
nguy cơ dầu tiên cho sự sụp đổ cua cơ đổ nhà Thục Hán Mấy ai khi
doc “Tam Quốc Diễn Nghia” lại quên được câu nói đây kiêu căng
khinh người của Quan Công khi Gia Cát Cẩn sang đặt mối thông
gia giữa Quan Công và Tôn Quyển: “con gái ta đi như loài hổ, lại
thèm ga cho loài chó a! Nếu ta không nể mặt em ngươi thì đầu
ngươi ra củ chuối! chớ có nó: lôi thôi ”
Quan Công tha Hoàng Trung khi đánh Trường Sa không phải
là sự tha thứ của một người độ lượng mà chính là sự kiêu ngạo háo
thắng Vì thế khi Hán Trung Vương, Lưu Bị phong, tước cho “Ngũ
SYTH: NGUYEN THÌNH LONG 'È?amƑ 26
Trang 30CD TRAN XUAN DE
ca 4
hổ đại tướng quân” Quan Công không chịu nhận mà bảo Hoàng
Trung là người hạ tiện
Cũng vì kiêu căng tự phụ mà Quan Công mới phải chịu khổ ở
Mạch Thành sau thất thế ở Lâm Thư để rồi kết thúc cuộc đời khá
bí thẳm ở pháp trường Đông Ngô Quan Vũ chết vì sự nghiệp Lưu
BỊ, Lưu Bi cũng vì báo thù cho Quan Vũ mà nướng một lúc
hun bốn mươi doanh trại tại Hào Đình cuối cùng cũng bị thất bai
hoàn toàn.
Nhân vật Quan Công mang tron cái nghĩa cud mình nhiều yếu
tố kết cục nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế
trong suy nghĩ cũng như trong hành động Chỉ có thể Quan Công
mới trở thành một nhân vật thật sự cuả văn học Bởi vì Quan Công
thể hiện, ông cũng là một con người chứ không phải là một bật
thánh nhân Thần thánh không phải là đối tượng của văn học Thân
thánh không thể trở thành nhân vật thật sự của văn học, chỉ có con
người mà thôi.
CUẢ QUAN CÔNG.
Khi chúng ta phân tích đánh giá một vấn dé, phải có một cái
nhận khách quan từ nhiều góc độ khác nhau Chỉ có như thế chúng
ta mới dé dang và thuận lợi hơn tuy mang nhiều yếu tố tích cực
nhưng vẫn còn tổn tại và han chế Những tổn tại và hạn chế do mâu
thuẫn trong bản thân “cái nghĩa mà ra” Tất cả tạo nên từ những
hạn chế mang tính chất của Khổng giáo Ở phần này người viết chỉ
đi sâu vào phân tích đánh giá những chỉ tiết cho nên nó ẩn chứa
mâu thuẫn trong cái nghĩa cuả Quan Công.
1 Hành động hàng Tào của Quan Công.
Mắc phải mưu gian của Tào Tháo Quan Công bị khốn ở Thổ
Sơn Quân Tào bia vây bốn mat, không cách nào thoát ra được
Việc bị bat hay bị giết chỉ còn là vấn dé thời gian Quan Công ý
vẫn muốn liều mình chết nơi chiến địa ,thực hiện ước mở sa trường
da ngưa bọc thây của người dũng tướng Trong hoàn cảnh ấy xuất
WYTI: NGUYÊN THẢXII LONG Chime 37
Trang 31CBHD: TRAN XUAN ĐỀ
hiện một Trương Liêu, người này đã thuyết phục Quan Công hang
Tao.
Theo Trương Liêu thì trong hoàn cảnh lúc bây giờ Quan Công
liều mình để sống mái một với quân Tào để lãnh cái chết là điều
không nên làm Bởi vì làm thế thì Quan Công đã phụ lời thể kết
nghĩa vườn đào năm nọ (thể đồng sanh đồng tử “chúng tôi không
sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, nhưng thể chết cùng năm,
cùng thang, cùng ngày”), Quan Công chết đi là phụ lời phó
thác của Lưu Bị cho Quan Công giữ gia quyến của mình Quan
Công chết đi tứclà đã đem tấm thân gởi vào cây cỏ không thể đem
tài sức ra giúp nước Quan Công đã chấp nhận lí lẽ đó, chấp nhận
hàng Tào để lưu lại tấm thân hữu dụng để phụng sự đại nghiệp, để
bảo toàn cho hai chị dâu, chờ ngày về về với Lưu Huyền Đức Tuy
nhiên không phải là một hành động đầu hàng theo đúng nghĩa của
nó mà là hành động đầu hàng có tính toán có sự ràng buộc lẫn
nhau giữa bên đầu hàng, đối với bên được đầu hàng.
Điều kiện để Quan Công hang Tac Tháo gôm ba điều “Ta đã
cùng Hoàng Thúc xin thể cùng nhau giúp nhà Hán nay ta chỉ hang’
vua nhà Hán chứ không hàng Tào Tháo hai là hai chị đâu ta phải
được cấp dưỡng theo bổng lộc của Hoàng Thúc, nhất thiết người
ngoài không ai được đến cửa Ba là hễ ra nghe thấy Huyền Đức ở
đâu, không quản trăm dặm, nghìn dặm, lập tức ta cáo từ rồi đi theo
ba điều ấy, nếu thiếu một ta nhất định không hang”.
Qua ba điều ấy chúng ta thấy rằng cuộc đầu hàng hết sức đặc biệt Lé di nhiên Tào Tháo không thể nào chấp nhận được điều thứ
ba của Quan Công Chính Tào Tháo trả lời “thế là ta nuôi Vân
Trường làm gì? việc này khó theo đấy” Nhưng khi nghe lời bàn
của Trương Liêu: “Thừa tướng không nhớ lời chúng nhân và quốc
sĩ của Dự Nhượng ngày xưa hay sao? Như Huyền Đức đãi Quan Vũ
chẳng qua chỉ lấy hậu ân mà thôi Nay thừa tưởng đối đãi thật hậu
hơn lo gì Quan Vũ chẳng phục” Tào Tháo lại chấp thuận Chúng
ta suy cho kỹ thì đây không phải là cuộc đầu hàng đúng nghĩa mà
chính là cuộc “hợp? tic” giữa Quan Công và Tào Tháo, trong đó sự
SYTH: NGUYÊN THÀNH LONG Thumg 2§
Trang 32CBIID TRAN XUAN ĐỀ
bị động và thua thiệt thuộc về phía Quan Công Mỗi bên đều có _ chủ ý riêng của mình Chủ ý của Quan Công được thể hiện qua ba
điều giao ước, còn chủ ý của Tào Tháo được thể hiện bằng âm mưu
lấy hậu ân mà đối đãi hòng mua chuộc Quan Công Quả vậy, mỗi
bên đều có “miếng” riêng của mình trong thế “đối đầu” trong “hợp
tác ` với nhau.
Tất cả những gì thể hiện cho tính cách hai nhân vật này bộc
lộ khá đẩy đủ qua những hành động của họ trong khoảng thời gian
Quan Công ở với Tào Tháo Mọi dự định của họ đã được thể
hiện qua một chuỗi hệ thống những hành động diễn ra trong một
khoảng thời gian không dài Tào Tháo hậu đãi Quan Công quả thật
rất hau: ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc to, phong tước
Hán Thọ Dinh Hầu, dinh thự nguy nga, ngọc vàng mỹ nữ, lên ngựa
một nén vàng, xuống ngựa một nén bac, ban cho ngựa xích thé và
đặc biệt là cả chiếc túi đựng râu Xét cho cùng thì những hành động
của Tào Tháo đối với Quan Công không chỉ đơn thuần là sự thể
hiện cho những dự định đã có từ trước mà còn xuất phát từ sự cảm
nhục đối với nghĩa khí của Quan Công :
Khi ở vớ;Tào Tháo, Quan Công lúc nào cũng hướng về Lưu
Bị “thân tại Tào doanh, tâm tai Hán”, lòng lúc nào cũng hướng về
lời kết nghĩa vườn đào “trên báo đển nợ nước, dưới yên định lê
dân” Quan Công tuy vẫn chấp nhân những hậu ân mà Tào Tháo
ban cho nhưng vẫn luôn giữ vững phẩm chất và nhân cách cao quý
của mình Không hể khiếp nhược, không luồn cúi cầu lụy Hành
động luôn đúng mực, một mặt không làm mất lòng Tào Tháo một mặt luôn thể hiện phẩm: chất tốt đẹp và chí hướng cao cả của mình.
Những của cải ngọc ngà châu báu mà Tào Tháo ban cho Quan
Công vẫn linh nhận, tạ ơn cdi đưa hai chị thu giữ, không hể chạm
đến mot chút gì Chiếc áo mau xanh đã sờn cũ của Lưu Bị ban cho
vẫn được Quan Công mặc ra ngoài cho dù chiếc áo Tào Tháo ban
cho thật quý Tất cả những của cải, ngọc vàng mỹ nữ ban cho Quan
Công chỉ tạ mà không lạy Quan Công chỉ lạy Tào Tháo khi được
ban cho tuấn mã Xích Thế có thể ngày đi ngàn dặm, nếu biết anh ở
————_——ễỄẼỄïửïAaiêiẳaaa
STITH: NGUYEN THÀNH LOXG Chung 29