1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm chủ nghĩa mác lênin về chủ nghĩa xã hội những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ý nghĩa và những giải pháp phát triển chủ nghĩa xã hội đối với con đường cách mạng việt nam

24 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Chủ Nghĩa Mác-Lênin Về Chủ Nghĩa Xã Hội, Những Đặc Trưng Của Chủ Nghĩa Xã Hội; Ý Nghĩa Và Những Giải Pháp Phát Triển Chủ Nghĩa Xã Hội Đối Với Con Đường Cách Mạng Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh An Thành, Lê Hiệp Thịnh, Điền Xuân Thành, Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Thị Kim Luyến
Người hướng dẫn GVC. TS. Đặng Thị Minh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 106,17 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦULý do chọn đề tàiTrong thời đại hiện nay, quan điểm và triết lý của các nhà kinh điển Mác - Lê-nin về chủ nghĩa xã hội đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển k

Trang 1



Tiểu luận cuối kỳ

Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội, những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội; ý nghĩa và những giải pháp phát triển chủ nghĩa xã

hội đối với con đường cách mạng Việt Nam.

Môn học: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

MÃ SỐ LỚP HP: LLCT120405_13 GVHD: GVC TS Đặng Thị Minh Tuấn NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 06

HỌC KỲ: 01 – NĂM HỌC: 2023

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 /NĂM 2023.

Trang 2

1 Nguyễn Minh An Thành 22136058

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:

GV ký tên

Trang 3

Lý do chọn đề tài 1

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 4

1.1 Chủ nghĩa xã hội khoa học 4

1.2 Đặc điểm về tư tưởng và triết lý chủ nghĩa Mác-Lênin .5

1.3 Quan điểm về chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Mác-Lênin .6

1.4 Sự phát triển và tiến bộ của chủ nghĩa xã hội trong nhận thức của Mác-Lênin .7

1.5 Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội 8

CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA CỦA CHỦ NGHĨA XÃ VÀ NHŨNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỐI VỚI CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM 13

2.1 Ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội đối với con đường cách mạng Việt Nam phát triển và tiến bộ của chủ nghĩa xã hội trong nhận thức của Mác-Lênin .13

2.2 Đề xuất những giải pháp phát triển chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam .14

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

PHỤ LỤC 20

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay, quan điểm và triết lý của các nhà kinh điển Mác - Lê-nin

về chủ nghĩa xã hội đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học

và cách mạng của xã hội toàn cầu, cơ sở lý luận của họ là nền tảng cho tư tưởngdân chủ và phương pháp luận cho công cuộc đổi mới và xây dựng nền dân chủ xãhội cho toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng Chủ nghĩa xã hội và con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội là một đề tài lý luận thực tiễn cơ bản, nội dung rất rộng lớn,phong phú và phức tạp đòi hỏi sự nghiên cứu một cách tỉ mỉ, thâm sâu và khoa học,

lý tưởng công bằng và phát triển bền vững của chủ nghĩa xã hội đã khơi nguồn chonhiều cuộc cách mạng và là nguồn cảm hứng cho những nỗ lực xây dựng xã hộitiến bộ

Trong bối cảnh của Việt Nam, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xãhội có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư tưởng, con đường cách mạng và phát triển củanền xã hội đất nước Việt Nam đã vận dụng các nguyên lí và giá trị của chủ nghĩa

xã hội trong việc xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ và phát triển bền vững, từ

đó đạt được những thành tựu trong công cuộc đổi mới và xây dựng nền dân chủ xãhội chủ nghĩa Chính vì thế, để hiểu rõ được thế nào là chủ nghĩa xã hội, hệ tưtưởng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê - Nin về chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của nóđối với con đường cách mạng Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất phát triển,chúng em đã chọn đề tài: “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê - Nin về chủ nghĩa

xã hội, những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa và những giải pháp pháttriển chủ nghĩa xã hội đối với con đường cách mạng Việt Nam”

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 5

* Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội,những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội

- Hiểu rõ hơn ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội và tầm quan trọng của nó trong conđường cách mạng Việt Nam đề ra những giải pháp phát triển chủ nghĩa xã hội đốivới con đường cách mạng Việt Nam

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích và giải thích các khía cạnh của đề tài, từ về quan điểm của chủ nghĩaMác-Lênin về chủ nghĩa xã hội đến tìm hiểu đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.Nghiên cứu ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội đối với con đường cách mạng Việt Nam.Cuối cùng, đề xuất các chính sách và biện pháp để xây dựng và phát triển chủnghĩa xã hội tại Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xãhội, những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, ý nghĩa và đóng góp của nó vào conđường cách mạng Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu

- Vê không gian: xã hội Việt Nam

- Về thời gian: Từ năm 1975 sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Namthành công, đất nước hoàn toàn thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng vàphát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Trang 6

* Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:

- Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Phương pháp khoa học: Thu thập và phân tích tổng hợp nguồn tư liệu có liênquan về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và quá trình cách mạng của ViệtNam

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI 1.1 Chủ nghĩa xã hội khoa học.

* Khái niệm

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một lý thuyết được phát triển để nghiên cứu và

am hiểu về xã hội theo cách khoa học Học thuyết này cung cấp một phương phápnghiên cứu chất lượng cao, khách quan và có tính phổ biến để nghiên cứu các hiệntượng và quy luật xã hội, nó được sáng lập và phát triển bởi Karl Marx và FriedrichEngels Hai nhà tư tưởng này đã đóng góp rất nhiều cho lý thuyết và phương phápnghiên cứu xã hội khoa học Các công trình quan trọng của họ như "Mô tả của sự bị

áp bức" và "Chủ nghĩa Mác - Lênin" đã định hình nền tảng cho chủ nghĩa xã hộikhoa học và có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực này, Karl Marx và Friedrich Engels

đã khám phá và phân tích sự phân chia giai cấp, quy luật phát triển xã hội, cũngnhư vai trò của kinh tế trong quá trình lịch sử, góp phần quan trọng vào sự hiểu biết

về xã hội và thực tiễn cải cách xã hội.Chủ nghĩa xã hội khoa học áp dụng cácphương pháp khoa học và lý thuyết để nghiên cứu về cách xã hội hoạt động, tươngtác giữa cá nhân và nhóm, cũng như các quy luật và mô hình xã hội

* Chức năng và nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Một số chức năng và nhiệm vụ quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học:

- Giải thích và hiểu biết xã hội: Chủ nghĩa xã hội khoa học giúp chúng ta hiểu rõhơn về cấu trúc và hoạt động của xã hội Phân tích các quy luật và quy tắc xã hội,giải thích sự tương tác giữa con người và môi trường xã hội của họ

Trang 8

- Phân tích các vấn đề xã hội: Chủ nghĩa xã hội khoa học giúp chúng ta phân tíchcác vấn đề xã hội phức tạp như bất công, phân chia giai cấp, xung đột xã hội haybiến đổi xã hội Chủ nghĩa xã hội còn cung cấp một khung nhìn chính quyền vàphân tích sắc bén để con người có thể hiểu về các thách thức và vấn đề mà xã hộiđang đối mặt.

- Xây dựng hệ thống xã hội công bằng và công lý: Chủ nghĩa xã hội khoa học cungcấp một cơ sở lý thuyết để xây dựng các hệ thống xã hội công bằng và công lý.Nhiệm vụ này nhằm đóng góp vào việc đề xuất các phương pháp cũng như chínhsách để giảm bất bình đẳng xã hội, xóa bỏ áp bức và tạo ra một xã hội công bằnghơn

- Nghiên cứu mối quan hệ xã hội: Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung vào nghiêncứu mối quan hệ xã hội và tương tác giữa con người Ngoài ra, chủ nghĩa xã hộicòn tập trung khám phá các yếu tố như quyền lực, văn hóa, kinh tế, chính trị và tácđộng của chúng lên hành vi cũng như sự phát triển xã hội

1.2 Đặc điểm về tư tưởng và triết lý chủ nghĩa Mác-Lênin.

Các đặc điểm nổi bật của tư tưởng và triết lý chủ nghĩa Mác- Lê nin:

- Thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng: Triết họcMác-Lênin không chỉ thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, mà còn thừa nhậnthế giới vật chất vận động, phát triển không ngừng

- Quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội: Triết học Mác-Lênin đã xâydựng được quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội, làm cho chủ nghĩa duyvật trở thành toàn diện và triệt để nhất

- Xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học: Triết học Mác-Lênin xác định rõđối tượng nghiên cứu của triết học là những mối liên hệ chung, những quy luật phổbiến của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

Trang 9

- Đặc điểm kinh tế chính trị Mác-Lênin: Chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan,phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; làkhoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao độngkhỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.

1.3 Quan điểm về chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Mác-Lênin.

Dưới đây là một số quan điểm về chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Mác-Lênin:

- Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội: Theo Ph.Ăng-ghen, C.Mác có hai phát hiện vĩđại là “quan niệm duy vật về lịch sử và việc dùng giá trị thặng dư để bóc trần bímật của sản xuất tư bản chủ nghĩa” Nhờ đó “chủ nghĩa xã hội đã trở thành mộtkhoa học mà ngày nay, vấn đề trước hết là phải nghiên cứu thêm, trong mọi chi tiết

và mọi mối liên hệ của nó”

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn tới chủ nghĩa xã hội: Sự phát triển của chủnghĩa tư bản dẫn tới “tư liệu sản xuất và sản xuất, về thực chất, đã biến thành cótính chất xã hội; nhưng chúng vẫn phải lệ thuộc vào một hình thức chiếm hữu lấysản xuất riêng rẽ của người sản xuất cá thể làm tiền đề, hình thức trong đó mỗingười đều là chủ nhân của sản phẩm của mình và đem những sản phẩm ấy bán rathị trường Phương thức sản xuất phải lệ thuộc vào hình thức chiếm hữu ấy, tuy nó

đã phá hủy tiền đề của hình thức chiếm hữu ấy Cái mâu thuẫn ấy đã mang lại tínhchất tư bản chủ nghĩa cho phương thức sản xuất mới, đã chứa đựng sẵn những mầmmống của mọi xung đột hiện nay”

- Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn tiếp theo của chủ nghĩa tư bản: Theo C.Mác vàPh.Ăng-ghen, “Chủ nghĩa cộng sản nảy sinh ra từ nền đại công nghiệp và nhữnghậu quả của đại công nghiệp: từ sự xuất hiện thị trường thế giới và cuộc cạnh tranhkhông thể kìm hãm được do sự xuất hiện của thị trường thế giới gây ra; từ nhữngcuộc khủng hoảng thương nghiệp ngày càng có tính chất phá hoại và tính phổ biến

Trang 10

và giờ đây đã hoàn toàn trở thành những cuộc khủng hoảng của thị trường thế giới;

từ sự hình thành ra giai cấp vô sản và sự tích tụ của tư bản; và từ cuộc đấu tranhgiai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản do đó mà nảy sinh ra Chủ nghĩacộng sản, ở mức độ nó là lý luận, là sự biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp

vô sản trong cuộc đấu tranh đó và sự khái quát lý luận về những điều kiện giảiphóng của giai cấp vô sản”

- Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chủ nghĩa Mác-Lênin là

hệ thống lý luận khoa học thống nhất về mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượngthực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội, giải phóngcon người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

1.4 Sự phát triển và tiến bộ của chủ nghĩa xã hội trong nhận thức của Mác-Lênin.

Sự phát triển và tiến bộ của chủ nghĩa xã hội trong nhận thức của Mác-Lênin có thểđược chia thành hai giai đoạn lớn:

- Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác: Được thực hiện bởi C.Mác vàPh.Ăngghen Trong giai đoạn này, chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế

kỷ XIX, là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đãphát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp được thực hiệntrước tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứngyêu cầu khách quan đó; đồng thời, chính thực tiễn cách mạng cũng trở thành tiền đềthực tiễn cho sự khái quát và phát triển không ngừng lý luận của chủ nghĩa Mác

- Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin: Đượcthực hiện bởi V.I.Lênin Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác đượcV.I.Lênin bổ sung, phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giaiđoạn đế quốc chủ nghĩa, khoa học về thế giới vi mô phát triển và chủ nghĩa xã hội

Trang 11

hiện thực được xây dựng ở nước Nga Xô viết, mở ra giai đoạn phát triển mới củachủ nghĩa Mác - Lênin.

Chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhậnthức khoa học cũng như thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phónggiai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo

và tiến tới giải phóng con người

1.5 Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.

Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là: Chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ

tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủyếu, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động – nguyên tắc phân phối cơ bảnnhất Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới

Một là, chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.

Xã hội tư bản sẽ dần bị xóa bỏ, thay vào đó là là sự hình thành một xã hội mới dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, sửdụng chung tất cả mọi công cụ sản xuất và việc phân phối sản phẩm theo sự thỏa thuận chung, tức là bằng cái mà người ta gọi là sự cộng đồng về tài sản, tập trung xây dựng một hình thái kinh tế xã hội mới khác với những hình thái kinh tế xã hội đời trước với bản chất nhân đạo, nhân văn vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giả phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xóa bỏ những mâu thuẩn trong xã hội, mang mọi thành viên trong xã hội tiến lại gần nhau hơn vì một lợi ích chung

Hai là chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ

Trang 12

Xã hội chủ nghĩa là một nền xã hội vì dân, do dân làm chủ và nhân dân là lực lượnglao động nồng cốt, thể hiện quyền dân chủ và tự do, đề cao sự bình đẳng giữa mọi người trong các lĩnh vực chính trị xã hội

Ba là chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền kinh tế phát triển cao với lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được tổ chức quản lý hiệu quả, năng suất lao động cao và phân phối chủ yếu theo lao động Xây dụng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quá trình hoạt đọng dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân lao động, vì thế để nâng cao năng suấtlao động, cần phải tổ chức lực lượng lao động theo một trình độ cao, chặt chẽ và kỷluật nghiêm ngặt lao động

Bốn là, chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo mang bản chất của giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích và ý chí của nhân dân lao động Đảng lãnh đạo và đại diện cho nhân dân và nhân dân lao động có quyền lợi và lợi ích trên mọi mặt xãhội Ngoài ra, Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản

Năm là chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

Trong chủ nghĩa xã hội, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu để phát triển xã hội, các giá trị văn hóa được đề cao, với tính chất của những tinh hoa văn

Trang 13

hóa nhân loại được đúc kết Phát triển văn hóa mang đến những nhận thức tiến bộ hơn cho con người và những xử sự trong xã hội, đảm bảo cho nhu cầu nâng cao toàn diện về mọi mặt, tăng chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội phải kế thừa những giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loài

Sáu là, chủ nghĩa xã hội đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan

hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà tại đó bảo đảm công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, mang đến các lợi ích và thúc đẩy cho phát triển đồng đều vì nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống Các mối quan hệ quốc tế là nhu cầu tất yếu của các quốc gia, dân tộc, quan hệ giữa các dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ

sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Vừa thể hiện những nét riêng biệt, độc đáo Lại có sự hòa nhập giúp nhanh chóng tiếp cận và phát triển bản thân trên thị trường quốc tế Tạo ra những giá trị lớn hơn với lợi thế và tinh thần quốc gia

Xã hội cộng sản chủ nghĩa được hình thành và phát triển qua hai giai đoạn.Giai đoạn thấp được V.I.Lênin gọi là chủ nghĩa xã hội “không phải là một xã hộicộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một

xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một

xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vếtcủa xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra” Do đó, ngoài đặc trưng là chế độ công hữu vềcác điều kiện chủ yếu của sản xuất và lao động tập thể đang trong quá trình xác lậptrên thực tế, thì “ngự trị ở đây, cũng vẫn là cái nguyên tắc đã điều tiết sự trao đổihàng hóa trong chừng mực đó là một sự trao đổi những giá trị ngang nhau Nhưng

Ngày đăng: 27/04/2024, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w