Dân chủ không chỉ là quyền của con người được thể hiện, mà còn là khảnăng của hệ thống chính trị quản lý và cam kết đối với người dân trong một xã hộichủ nghĩa - một loại nhà nước mà đại
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP
-*** -Đề tài thảo luận: Dân chủ và dân chủ xã hội chủ
nghĩa Môn: Chủ nghĩa Xã hội khoa học
Lớp: CLC48D
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……… 3
Chương I Khái niệm về dân chủ Sự ra đời và phát triển các nền dân chủ trên thế giới……….4
1.1 Khái niệm dân chủ……… 4
1.2 Sự ra đời, phát triển của các nền dân chủ trên thế giới……… 4
Chương II Khái quát về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở VN………6
2.1 Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa ……… 6
2.2 Quá trình ra đời của nền dân chủ XHCN ở VN……… 7
2.3 Bản chất dân chủ XHCN ở VN………8
2.4 Đặc trưng của nền dân chủ XHCH……….13
2.5 Tính tất yếu của xây dựng, phát triển dân chủ XHCN ở VN……….14
Chương III Liên hệ thực tiễn tính dân chủ ở VN hiện nay……… 16
3.1 Những mặt đạt được……… 16
3.2 Những mặt hạn chế……… 17
3.3 Giải pháp phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam……… 19
KẾT LUẬN……….22
Danh mục tài liệu tham khảo……….23
2
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại mới, đặc điểm cơ bản của dân chủ là tất cả các công dân đều
có quyền tham gia vào đời sống chính trị, và quyền lực cao nhất của đất nước thuộc
về đại diện của nhân dân; mọi công dân đều được coi là bình đẳng trước pháp luật
Sự tự chủ của người dân chính là bản chất của chủ nghĩa xã hội.Việc làm rõ vấn đềdân chủ và bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa giúp nắm bắt để địnhhướng nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó nâng cao khả năngtham gia vào việc làm chủ đất nước
Dân chủ không chỉ là quyền của con người được thể hiện, mà còn là khảnăng của hệ thống chính trị quản lý và cam kết đối với người dân trong một xã hộichủ nghĩa - một loại nhà nước mà đại diện cho ý chí và lợi ích của lao động Mốiquan hệ giữa xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa là phức tạp, tác động lẫnnhau và ảnh hưởng đến cả cuộc sống xã hội và chính trị của một quốc gia Hơn nữa, việc phát triển dân chủ trong bối cảnh của xã hội chủ nghĩa ViệtNam vẫn đang diễn ra hàng ngày, với sự xây dựng và cải thiện liên tục Tuy nhiên,
nó vẫn chưa hoàn thiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được triển khai mộtcách đầy đủ và hiệu quả Thậm chí, có những trường hợp mà nó bị xem nhẹ vàkhông tôn trọng đúng mức quyền dân chủ của người dân.Chính vì những lý do này,việc thực hiện nghiên cứu về "Dân chủ và nền dân chủ chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam hiện nay" trở thành đề tài được nhóm lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
3
Trang 4Chương I KHÁI NIỆM VỀ DÂN CHỦ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CÁC
NỀN DÂN CHỦ TRÊN THẾ GIỚI 1.1 Khái niệm dân chủ
Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên
đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định Dân chủ cũng được hiểu là một hình thái nhà nước thừa nhận nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số Dân chủ được định nghĩa thêm như "chính quyền của nhân dân, đặc biệt là: sự thống trị của
số đông" hoặc "một chính phủ trong đó quyền lực tối cao được trao cho người dân
và thực hiện bởi họ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc bầu cử tự do".1
Theo nghĩa gốc của các nhà tư tưởng Hi Lạp Cổ Đại:
Dân chủ là sản phẩm và thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp
Một hình thức tổ chức của giai cấp cầm quyền
Một nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
Theo chủ nghĩa MAC-LENIN:
Về quyền lực: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân
Về chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị: dân chủ là một hình thức nhà nước, là chế độ dân chủ
Về tổ chức và quản lý xã hội: Dân chủ là một nguyên tắc Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung hợp thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh:
Dân chủ trên hết là giá trị chung của con người.2
Dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội chủ nghĩa.3
Dân chủ là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân, “lấy dân làm gốc”.4
1.2 Sự ra đời và phát triển của các nền dân chủ trên thế giới:
a Dân chủ sơ khai (dân chủ quân sự):
Nhu cầu dân chủ xuất hiện từ rất sớm trong xã hội tự quản của các cộng đồng thị tộc, bộ lạc Trong chế độ cộng sản sơ khai đã xuất hiện một hình thức dân chủ non trẻ mà Fangen gọi là "dân chủ sơ khai" hay "dân chủ quân sự".
Đặc điểm cơ bản của hình thức dân chủ này là nhân dân bầu ra người lãnh đạo
quân đội thông qua "Đại hội nhân dân" Trong “Đại hội nhân dân”, mọi người đều
Trang 5có quyền phát biểu và tham gia quyết định bằng cách giơ tay hoặc vỗ tay, ở đó “Đạihội nhân dân” và nhân dân có thực quyền (tức là có dân chủ), dù ở trình độ sản xuấtnào vẫn còn kém phát triển.
=> Nhưng với tư cách là hình thức nhà nước, chế độ chính trị, “dân chủ sơ khai” không phải là một nền dân chủ của lịch sử nhân loại
b Dân chủ chủ nô (dân chủ nô lệ):
Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu, sau đó đến giai cấp ra đời làm tan rã hình thức “dân chủ sơ khai”, chế độ dân chủ chiếm hữu nô lệ ra đời
Chế độ dân chủ nô lệ được tổ chức trong nhà nước với đặc điểm là nhân dân tham gia bầu cử nhà nước Tuy nhiên, “nhân dân” là ai? Theo quy định của giai cấpthống trị, chỉ bao gồm giai cấp nô lệ và một phần thuộc về những công dân tự do (giáo sĩ, thương gia và một số trí thức) Hầu hết những người khác không phải là
"người" mà là "nô lệ" Họ không được phép tham gia vào các công việc của nhà nước Như vậy, về bản chất, dân chủ nô lệ cũng chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của một số bộ phận con người bị hạn chế để duy trì, bảo vệ và thực hiện lợi ích của “nhân dân”
Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, lịch sử xã hội loài người bước vào thời kỳ đen tối với sự thống trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, chế độ dân chủ nô lệ bị thủ tiêu và thay thế bằng chế độ nô lệ Đó là chế độ độc tài phong kiến Giai cấp thống trị lúc bấy giờ được khoác lên mình tấm áo thần bí của thế lực siêu nhiên Họ coi nhiệm vụ của mình là phục tùng ý chí của giai cấp thống trị trước quyền lực của đấng tối cao Do đó, ý thức dân chủ và đấu tranh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân chưa có tiến bộ rõ rệt
c Dân chủ tư sản:
Cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự
do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Sự ra đời của nền dân chủ tư sản là một bước tiến vĩ đại của nhân loại với những giá trị tự do, bình đẳng, dân chủ đặc sắc Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên thực chất nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số người làm chủ tư liệu sản xuất cùng với đại đa số nhân dân lao động
5
Trang 6d Dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa):
Khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), một thời đại mới bắt đầu - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, người lao động ở nhiều nước đã giành được quyền làm việc Nhà nước (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập chế độ dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân
Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực củanhân dân - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, nhân dân làm chủ nhà nước
và xã hội, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân
=> Như vậy, với tư cách là hình thức nhà nước, chế độ chính trị, trong lịch sử loài người cho đến nay đã tồn tại ba nền dân chủ Dân chủ chủ nô, gắn liền với chế độ
nô lệ; dân chủ tư sản, gắn liền với chế độ tư bản chủ nghĩa; dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa 5
Chương II KHÁI QUÁT VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM 2.1 Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ xã hội chủ nghĩa6 là chế độ dân chủ đã được xác lập ở các nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của
xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế Trên lĩnh vực chính trị xã hội, quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân và các đoàn thể quần chúng ngày càng được mở rộng về phạm vi, về độ sâu và phong phú đa dạng về các hình thức.Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ tệ nạn người bóc lột người và tạo ra ngày càng nhiều điều kiện để thực hiện triệt để công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam với nữ, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi công dân mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc Dân chủ xã hội chủ nghĩa
là nền dân chủ của xã hội loài người tiến bộ trong tương lai
2.2 Quá trình ra đời của nền dân chủ XHCN ở VN
5 https://accgroup.vn/su-ra-doi-va-phat-trien-cua-dan-chu
6 122078
https://lawnet.vn/ngan-hang-phap-luat/tu-van-phap-luat/linh-vuc-khac/dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-la-gi-6
Trang 7Chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta được xác lập sau CMT8/1945 Cách mạngtháng Tám đã thiết lập nền dân chủ cộng hòa đầu tiên ở nước ta Mục tiêu "độc lập dân tộc" "người cày có ruộng" và quyền phổ thông đầu phiếu trong lĩnh vực chính trị được thực hiện trọn vẹn Nền dân chủ cộng hòa Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó sau 40 năm và trở thành tiền đề để tiến lên nền dân chủ XHCNkhi cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Từ sau cách mạng tháng Tám, chế độ của ta là chế độ dân chủ; dân chủ trăm, ngàn lân với nhân dân, nhưng đồng thời cũng nghiêm trị những kẻ phá hoại thành quả của cách mạng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội Tất cả mọi người dân Việt Nam không phân biệt tầng lớp, chủng tộc, tôn giáo, trẻ già, trai gái đều là người chủ đất nước, đều được hưởng thụ những quyền lợi chính đáng về chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội Chỉ sau hơn 4 tháng từ khi cách mạng tháng Tám thành công lần đầu tiên nhân dân ta được thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bầu gia Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - cơ quan quyên lực cao nhất để lãnh đạo đất nước Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân bầu ra; đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức Dân bầu ra người đại diện và có quyền kiểm sát, giám sát và bãi miễn khi không làm tròn sự ủy thác của nhân dân Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội hiệu lực, hiệu quả phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc
1976 tên nước đôi thành Cộng hòa XHCN Việt Nam (nhưng trong các văn kiện hầu như chưa sử dụng cụm từ dân chủ XHCN)
Đại hội VI 1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhấn mạnh phát huy dân chủ để tạo ra một động lực lớn cho đất nước phát triển Hơn 30 năm đổi mới, đảng ta khẳng định và đưa vào mục tiêu tổng quát của cách mạng Việt Nam; dân chủ XHCN là "do nhân dân làm chủ"
Sau chừng ấy thời gian, về cơ bản nước ta đã chuyển đối thành công từ mô hình kinh tế quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến từ dân chủ nhân dân lên dân chủ xã hội chủ nghĩa Hiện nay đang từng bước phát triển và hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
để tiến lên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và xây dựng, phát triển nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa tới tương lai tốt đẹp
2.3 Bản chất dân chủ XHCN ở VN
7
Trang 8Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, ở Việt nam cũng như bản chất củanền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và
sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân
Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã hội với tư cách công dân, tư cách của người làm chủ Quyền làm chủ của nhân dân là tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ
Thứ nhất: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Điều này đã được Hồ Chí Minh khẳng định :
"Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân.”
Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân
Kế thừa tư tưởng dân chủ trong lịch sử và trực tiếp là tư tưởng dân chủ của
Hồ Chí Minh Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chế độ xã hội xã hội “do nhân dân làm chủ” 7, ở đó, quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ và làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động lãnh đạo, thực hiện nhất nguyên về chính trị Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp, thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trên cơ sở nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Nhà nước “đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời
là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội” 8
Từ khi ra đời cho đến nay, dân chủ gắn liền với kỷ cương và phải thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm Nội dung này được được hiểu là : Dân chủ là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa (dân giàu, nước mạnh, dân chủ , công bằng, văn minh)
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (do nhân dân làm chủ , quyền lực thuộc về nhân dân)
Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội (phát huy sức mạnh của nhân dân, của toàn dân tộc)
7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, tr.70
8 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ngày 16 tháng 5 năm 2021
8
Trang 9Dân chủ gắn với pháp luật (phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương).Các quy chế dânchủ từ cơ sở cho đến Trung ương và trong các tổ chức chính trị - xã hội đều thực hiện phương châm " dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Tức là gắn liền với
kỷ luật, kỷ cương, quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định.Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Bản chấtdân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam được thực hiện thông qua các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp Hình thức dân chủ giản tiếp là hình thức dân chủđại diện, được thực hiện do nhân dân "ủy quyền" giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu
Hình thức dân chủ giản tiếp là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do nhân dân "ly quyền", giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu ra Những con người và tổ chức ấy đại diện cho nhân dân, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân Nhân dân bầu ra Quốc hội Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm Quyền lực nhà nước ta là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Hình thức dân chủ trực tiếp là hình thức thông qua đó, nhân dân bằng hành động trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội Hình thức đó thể hiện ở các quyền được thông tin về hoạt động của nhà nước, được bàn bạc về công việc của nhà nước và cộng đồng dân cư; được bản đến những quyết định về dân chủ cơ sở nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước từ Trung ương cho đến cơ sở Dân chủ ngày càng được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ xã hội, trở thành quy chế, cách thức làm việc của mọi tổ chức trong xã hội.Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, một yêu cầu tất yếu là không ngừng củng cố, hoàn thiện những điều kiện đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Thực tiễn xây dựng đất nước cho thấy dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở việc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo hướng ngày càng mở rộng và hoạt động có hiệu quả
Trong những năm thực hiện đổi mới, Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng để đi lênchủ nghĩa xã hội, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc , nhất thiết phải xây dựng thành công nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Bởi vì “dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”9, không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hoá của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa kết tinh trong bản thân mình toàn bộ những giá trị dân chủ đạt được trong lịch sử và nảy sinh những giá trị dân chủ mới về chất Ở đây, dân chủ trở thành giá
9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, tr.70
9
Trang 10trị phổ biến của xã hội, thâm nhập vào mọi quan hệ chính trị - xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao quát mọi góc độ trong sự tồn tại của con người, tạo ra ngày càng đầy đủ những điều kiện cho sự giải phóng mọi năng lực sáng tạo của conngười Đây cũng là căn cứ để Đảng ta xác định, dân chủ là một trong những thành
tố quan trọng trong hệ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Hơn thế ý thức làm chủ của nhân dân, trách nhiệm công dân của người dân trong xã hội ngày càng được đề cao trong pháp luật
và cuộc sống Mọi công dân đều có quyền tham quản lý xã hội bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo trách nhiệm và nghĩa vụ của mình Dân chủ công dân gắn liền với kỷ cương của đất nước , được thể chế hóa bằng luật của nhà nước pháp quyền, trong các nguyên tắc hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng ta khẳng định: "Mọiđường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân”
Bên cạnh đó, việc xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện xuất phát từ một nền kinh tế kém phát triển, lại chịu hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề Cùng với đó là những tiêu cực trong đời sống xã hội chưa được khắc phục triệt để làm ảnh hưởng đến bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ nước ta, làm suy giảm động lực phát triển của đất nước Mặt khác , âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn, lật đổ, sử dụng chiêu bài "dân chủ" ,"nhân quyền" củacác thế lực thù địch, vấn đề tự diễn biến, tự chuyển hóa nảy sinh và diễn biến hết sức phức tạp đang là trở ngại đối với quá trình thực hiện dân chủ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Thực tiễn cho thấy, bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủnghĩa ở Việt Nam cùng ngày càng thể hiện giá trị lấy dân làm gốc Kể từ khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho đến nay, nhân dân thực sự trở thành người làm chủ, tự xây dựng, tổ chức quản lý xã hội, không chỉ xác định vị thế, tư cách chủ thể xã hội là của nhân dân, “dân là gốc”, mà quan trọng hơn, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phải làm cho nhân dân được hưởng quyền làm chủ
và có năng lực, phương pháp, bản lĩnh làm chủ trên thực tế khi đó, dân chủ trở thành động lực để xây dựng, phát triển đất nước
Thứ hai: “Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”
Thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt qua 35 năm đổi mới, thể hiện rất rõ
và hết sức sinh động những tiến bộ đạt được trong phát huy dân chủ, cũng như xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Với phương pháp khoa học biện chứng, tư duy hệ thống, trình bày logic, dung dị, Tổng
Bí thư đã phân tích, hệ thống hóa, có những quan điểm, tư tưởng, nhận thức mới mang tính lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH, trong đó dân chủ xã hội làmột trong những vấn đề cốt lõi, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội XHCN, 10
Trang 11vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể Việt Nam, xây dựng một xã hội tất
cả là nhằm mục tiêu phát triển con người
Ngoài ra quan niệm về dân chủ ngày càng được mở rộng Dân chủ được xem xét trên nhiều khía cạnh: là chế độ chính trị; là giá trị; là phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội; dân chủ chung đối với xã hội và dân chủ riêng đối với mỗi cá nhân; dân chủ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Dân chủ phải được thể hiện trong tất cả các cấp độ: Từ cơ quan lãnh đạo cao nhất đến từng
cơ sở; đặc biệt quan trọng là dân chủ ở cơ sở
Bên cạnh đó, Đảng ta chỉ rõ: “Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn
bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật” , nguyên nhân của hạn chế này là do hoạt động của hệ thống chính trị 10
chưa thực sự đồng bộ, hiệu quả, các điều kiện để người dân làm chủ chưa đầy đủ,
sự thiếu gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên, sự thiếu ý thức dân chủ, lợidụng dân chủ của một bộ phận nhân dân… Do vậy, đồng chí Tổng Bí thư chỉ rõ:
“Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”
Để xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu đòi hỏi phải có “…một hệ thống chínhtrị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có” Phải phát huy vai trò chủ11
thể của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, nhằm huy độngmọi nguồn lực đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng thông qua Nhà nước lãnh đạo toàn xã hội phát triển theo đúng con đường xã hội chủ nghĩa Nhà nước là tổ chức quyền lực của nhân dân, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý, điều hành xã hội để hiện thực đường lối chính trị của Đảng, hành động vì quyền lợi của nhân dân, điều gì có lợi cho dân phải cố gắng làm, điều gì có hại cho dân phải hết sức tránh, chăm lo phát triển, bồi dưỡng và tiết kiệm sức dân như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh Do vậy: “Mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạtđộng của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu” Điều này cũng được Hiến pháp 1992 ghi nhận một cách rõ ràng
Như vậy, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là một trong những mối quan hệ lớn cần được tăng cường nắm vững và giải quyết hiện nay Tuy nhiên, xây dựng chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản nói chung, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng là thực tiễn chưa có tiền lệ, khác với nền dân chủ tư sản đã có lịch sử hàng nhiều trăm năm
và bản thân nó cũng đã và đang tiếp tục phải cải tiến, điều chỉnh Do vậy, xây dựng
10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG Sự thật, tr.27, 89
11 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ngày 16 tháng 5 năm 2021
11
Trang 12nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo ý kiến của đồng chí Tổng Bí Thư, cần phải nhậnthức là quá trình lâu dài của cách mạng Việt Nam Chỉ có như thế mới khắc phục các biểu hiện chủ quan duy ý chí nóng vội, cũng như tâm lý chán nản, dễ chấp nhậnkhiến cho quá trình dân chủ hóa trì trệ, bất cập với yêu cầu đổi mới Chúng ta vừa tăng cường thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, nhưng cũng cần tránh các biểu hiện dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, dân chủ kiểu phương Tây, lợi dụng dân chủ - nhân quyền để gây mất ổn định, thực hiện cách mạng “sắc màu” hòng thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa Đặc biệt, không được phiến diện trong nhận thức về mối quan hệ giữa “đa đảng”, “đa nguyên” với mức độ cao thấp của dân chủ; khắc phục sự mơ hồ về thực chất và hình thức biểu hiện của nền dân chủ tư sản như đồng chí Tổng Bí thư đã nêu: “Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dânchủ tự do”… không hề bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân hay vì nhân dân”.
Thứ ba, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa, tư tưởng truyền thống của dân tộc, xã hội Nhân dân chính là người làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần, có quyền được nâng cao trình độ văn hóa và phát triển theo định hướng cá nhân Nhìn chung, dân chủ là thành tựu văn hóa, quá trình sáng tạo và khát vọng về tự do sáng tạo và phát triển của con người.Hơn thế đó còn là sự kết hợp hài hòa trong lợi ích giữa các cá nhân, tập thể với lợi ích của toàn xã hội Đồng thời, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng lấy nền tảng là hệ tư tưởng Mác Lênin và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với mọi hình thái ý thức xã hội Để thực hiện được theo nền dân chủ này, điều kiện tiênquyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu “tối thượng” của cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân chủ XHCN vì nó là mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến phát triển Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính trị, xã hội Muốn vậy phải phát triển nền dân chủ XHCN và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội từ thấp đến cao
Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới trong tiến trình lịch sử, dân chủ XHCN là thực hiện quyền nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội Đây là bản12chất tốt đẹp của nhà nước XHCN đã và đang tồn tại, phát triển ở một số nước trên thế giới, trong đó có nước ta Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần tự giác tuân thủ quy tắc dân chủ, xây dựng và kiện toàn thể chế dân làm chủ, hình thành trật tự dân chủ ổn định, bền vững
12 https://hanoimoi.vn/ban-chat-cua-nen-dan-chu-xhcn-o-nuoc-ta-277398.html
12