1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học Làm rõ nội dung và định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước

13 44 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 28,8 KB

Nội dung

12 Nội dung tiểu luận Làm rõ nội dung và định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà.

Trang 1

Nội dung tiểu luận: Làm rõ nội dung và định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

1 Phần mở bài:

Nhà nước pháp quyền là một mô hình, phương thức tổ chức nhà nước

và xã hội dựa trên nền tảng dân chủ và tinh thần thượng tôn pháp luật Đảng

ta đã nhận thức được tính tất yếu khách quan, cấp thiết việc xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước pháp quyền phải thực

sự của dân, do dân và vì dân Trải qua nhiều kỳ đại hội Đảng đến nay, nhận thực của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được bổ sung và có những bước phát triển nhất định, vừa làm sâu sắc thêm những quan điểm tư tưởng đã được thể hiện nhất quán trong các văn kiện trước đó của Đảng, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa, hàng loạt vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn còn một số bất cấp, chưa được tổng kết làm rõ Do vậy, các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước được triển khai trong nhiều giai đoạn lịch sữ vẫn chưa đưa lại các kết quả mong muốn Nhận thức

lý luận về chế độ Pháp quyền trong hoạt động Nhà nước và xã hội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước hiện nay Chính vì thế, sự nghiệp nghiên cứu lý luận và thực tiễn Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay

2 Phần nội dung:

Trang 2

a Làm rõ nội dung và định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay không phải là do ý muốn chủ quan của Đảng ta, cũng không phải là sự bắt chước, dập khuôn từ một mô hình nhà nước pháp quyền nào đó, mà là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển, đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước

ta là sự vận dụng trung thành, sáng tạo và tiếp tục thực hiện quan điểm của chủ nghĩa C.Mác V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Khi đề cập tới đặc điểm của xã hội cộng sản trong giai đoạn thấp, Mác đã chỉ

rõ sự cần thiết phải duy trì pháp quyền tư sản để thực hiện sự phân phối sản phẩm theo lao động Đối với nước ta hiện nay, tuy chưa có giai cấp tư sản nhưng những cơ sở để nảy sinh giai cấp này vẫn còn tồn tại, vẫn còn nền kinh

tế nhiều thành phần và vẫn đang thực hiện sự phân phối theo lao động Vì vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay là tất yếu khách quan Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm

tổ chức và xây dựng nhà nước pháp quyền ở phương Tây, hình thành tư tưởng

và đặt nền móng cho một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, xuất phát điểm thấp, lại chịu ảnh hưởng nặng nề những tàn dư của chế độ phong kiến đè nặng lên suy nghĩ, lối sống, phong cách, tác phong làm việc của mỗi người Điều

đó, đã và đang gây cản trở không nhỏ đến công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ, và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Chính những nếp sống, thói quen, ý nghĩ đó đang sinh ra tư

Trang 3

tưởng, tự do, tuỳ tiện, chủ quan, duy ý chí, dựa dẫm, ỷ lại, manh mún, trung bình chủ nghĩa, cục bộ địa phương, chỉ biết lợi ích cá nhân, trước mắt mà quên đi lợi ích cộng đồng, lợi ích lâu dài…Vì thế, chúng ta phải xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, thiết lập trật tự kỉ cương, hoàn thiện hệ thống pháp luật, qui phạm hoá các quan hệ xã hội, đưa các quan hệ xã hội vận động theo sự điều chỉnh của pháp luật Đồng thời từng bước khắc phục những tác động tiêu cực của sản xuất nhỏ và tàn tích phong kiến gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Đây là việc làm khó khăn, phức tạp, lâu dài, cần phải kiên trì và vận dụng tổng hợp nhiều giải pháp, trong đó xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, với một hệ thống luật pháp đồng bộ, chặt chẽ, khoa học sẽ là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng trên

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn xuất phát từ những yêu cầu khách quan cấp thiết cả về đối nội và đối ngoại trong tình hình mới Về đối nội, đó là yêu cầu trực tiếp của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một nền dân chủ và pháp chế, trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thông qua Nhà nước mà nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội

Về đối ngoại, đó là yêu cầu của việc mở rộng đối ngoại đa phương, đa dạng vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; yêu cầu của việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh

tế xã hội, thực hiện thành công, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đẩy

Trang 4

mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ với việc phát huy dân chủ và tăng cường pháp chế Điều

đó, dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa C.Mác V.I.Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về mối quan hệ, sự thống nhất giữa các tổ chức, thiết chế quan trọng bậc nhất của kiến trúc thượng tầng là nhà nước, nền dân chủ và pháp chế Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam cũng cho thấy, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng Nhà nước, nền dân chủ và pháp chế có vai trò cực

kỳ quan trọng trong toàn bộ chiến lược xây dựng, phát triển đất nước, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay Nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nền dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa

Quá trình hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN sẽ là quá trình không ngừng nâng cao nhận thức lý luận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến của Nhà nước pháp quyền nói chung và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng Như vậy, với đặc điểm của nước ta hiện nay, do yêu cầu quản lý xã hội, đổi mới, xây dựng đất nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang đặt ra vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam vững mạnh là một tất yếu, là phù hợp với qui luật phát triển xã hội và là sự đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến sự thống trị của pháp luật trong đời sống xã hội thông qua hình thức nhà nước Xét về hình thức pháp

lý, nhà nước pháp quyền là sự chi phối, ràng buộc, điều chỉnh của pháp luật đối với nhà nước và mọi thành viên trong xã hội Xét về nội dung, đó là việc bảo đảm một cách khách quan, toàn diện, quyền và nghĩa vụ cho mọi công

Trang 5

dân trong quá trình làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình Tuy nhiên, do

sự qui định của chế độ chính trị, của giai cấp cầm quyền và những yếu tố dân tộc, văn hoá, truyền thống khác, nên bản chất và đặc điểm của mỗi nhà nước pháp quyền ở từng quốc gia, dân tộc cũng khác nhau

Đảng đã chỉ rõ tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và coi đó là yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước Nhận diện được hình hài của nhà nước pháp quyền: là phương thức tổ chức dân chủ quyền lực nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ

sở cho việc thực hiện quyền lực cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể trong xã hội Nhất quán chỉ rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân Nhận rõ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là tính pháp chế, khẳng định vai trò, vị trí của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội, tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống xã hội Xác định được cơ chế vận hành của các cơ quan quyền lực nhà nước: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Thấy rõ yêu cầu mở rộng dân chủ đồng thời với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, giáo dục đạo đức trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Khẳng định nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điều đó không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lý luận C.Mác – V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn là kết luận chắc chắn được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

Trang 6

nghĩa Việt Nam là nhằm bảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của

hệ thống chính trị, giúp nhà nước hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình và giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam có những đặc điểm cơ bản sau: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, được xây dựng dựa trên nền tảng của khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, do Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo Trong Nhà nước đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa cho mọi công dân

Bản chất của Nhà nước pháp quyền ở nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lý xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triẻn theo định hướng xã hội chủ nghĩa; là Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Về mặt hình thức, chúng ta cũng dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, cũng đề cao vai trò của pháp luật, cũng đề cập tới quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhưng về tính chất giai cấp thì Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân và chính vì mang bản chất giai cấp công nhân nên Nhà nước ta còn mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Trang 7

Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Nước ta là một nước dân chủ, nhân dân chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng mà là công bộc của nhân dân Là nhà nước của dân,

do chính nhân dân lập qua thông qua chế độ bầu cử dân chủ Bầu cử dân chủ

là phương thức thành lập bộ máy nhà nước đã được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính

chính đáng của chính quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân dân

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trêncơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân

Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân

Trang 8

dân Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp

hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của Nhà nước và của cá tính chất chính trị, tính chất xã hội.Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lực của nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá

và phán quyết về những quy định và hoạt động trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay

Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vịtrí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội Pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kết quả của sự thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉ nói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chung chung với mục đích tự thân của nó Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và

lợi ích của nhân dân Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng - những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta.Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật Pháp luật thể chế hoá các nhu cầu quản lý xã hội, là hình thức tồn tại của các

Trang 9

cơ cấu và tổ chức xã hội và của các thiết chế Nhà nước Vì vậy,sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có trật tự và lành mạnh nhất của

xã hội Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước vàcông dân, giữa Nhà nước và xã hội

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽviệc thực hiện quyền lực nhà nước Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước cách mạng chân chính, nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuộc đấu tranh trên bảy mươi năm đầy gian khổ hy sinh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền được sống, quyền tự

do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng dân tộc và của từng cá nhân, từng con người Do vậy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân,

mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà nước, … luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan

Đối với dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước, đối với xã hội không chỉ là tất yếu lịch sử, tất yếu khách

Trang 10

quan mà còn là ở chỗ sự lãnh đạo đó còn có cơ sở đạo lý sâu sắc và cơ sở pháp lý vững vàng Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - Đảng duy nhất cầm quyền đối với đời sống xã hội và đời sống nhà nước không những không mâu thuẫn với bản chất nhà nước pháp quyền nói chung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do

dân, vì dân ở nước ta Trong ý nghĩa ấy, nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động là một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, quyếtđịnh phương hướng chính trị của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, thực sự của dân, do dân

và vì dân, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng bằng các hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…

b Định hướng xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

Nâng cao nhận thức về xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng về quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ

Ngày đăng: 24/04/2023, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w