Chương III. Biến thé motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng” trong Người quản trạm, Tội ác và hình phạt, Truyện thay Lazaro Phiên từ góc nhìn liên
CHƯƠNG 2. CÁU TRÚC MOTIF KINH THÁNH “NGƯỜI CON HOANG DANG” TRONG NGƯỜI QUAN TRAM, TOI AC VÀ HÌNH PHẠT, TRUYỆN
2.2. Nhân vật sa ngã và sám hối
2.3.2. Raskolnikov: Tình yêu và tuần Thánh mang ý nghĩa tái sinh
Trong Tội ác và hình phat, Raskolnikov nhận được sự trợ giúp từ những người xung quanh, đặc biệt là bạn gái Sonya Semionovna, người mẹ Pulkheria
Alecsandrovna và em gái Avdotya Romanovna. Vì thể, chúng tôi sẽ phân tích hành
trình trở về và được thanh tây của Raskolnikov qua hai khía cạnh là: Tình yêu có sức mạnh dẫn người ta đến sự cứu độ; tuần Thánh — tuần cuối cùng trong mùa Chay và cũng là giây phút Đức Jesus bước vào giờ chịu nạn — là thời khắc dé Raskolnikov trải qua trận ôm sinh tử với những giấc mơ dự báo đã khiến chàng trở thành một con
người khác.
Thứ nhất, tình yêu của những người bên cạnh đã giúp Raskolnikov cảm nhận sự ấm áp của tình người và góp phần vào quá trình thức tỉnh lương tâm của chàng.
Trong những biéu hiện của tình yêu, nước mắt chứa đựng nhiều ý nghĩa. Yêu không chỉ là cười, vui vẻ và hạnh phúc với nhau nhưng trong tình yêu cũng có cả những nỗi
buon, đau khô và đôi khi tuyệt vọng, bể tắc. Khóc về một ai đó tức là đã dé người đó ở trong tim minh, và hơn nữa sức mạnh của giọt nước mắt không chỉ là đồng cam, chia sẻ mà nó còn có sức mạnh thanh tay, hoán cải bởi những giọt nước mắt ấy xuất phát từ tình yêu. Nếu trước đây Raskolnikov khi còn là sinh viên được biết đến với tính “kiéu ngạo đến khinh người và ít cởi ma” (tr.71) và “Raxcolnicov hau như không có bạn bè; chàng tránh mọi người, không đến nhà ai mà cũng không thích tiếp ai. Va
lại chẳng bao lâu mọi người cũng xa lánh chang” (tr.71) thì lúc này chàng cần đến
sự quan tâm và tình yêu của những người xung quanh, nhằm chữa lành con tim đã
từng bị cô đơn.
70
Chính vì thế trong hành trình hoán cải Raskolnikov, nước mắt của các nhân
vật xung quanh chàng cũng là một nhân tổ mạnh mẽ tác động đến hành trình thanh tay của chàng. Đầu tiên phải kế đến những giọt nước mắt của Sonya, trước khi gặp
Sonya thì Raskolnikov đã biết tới nàng qua lời kế của ông Marmeladov trong quán rượu, từ đó người con gái mang tên Sonya sẽ theo chàng cho đến cuối tác phẩm. Gia đình của Sonia cũng gặp những điều bất hạnh, đặc biệt sau cái chết của người cha và đến cái chết của người mẹ kế, nước mắt thường được noi đến nhiều hơn tiếng cười
nơi gia đình khốn khó này. Nàng không chỉ khóc cho gia đình, ma tir ngày cha mat - ngày gặp gỡ định mệnh với Raskolnikov, nàng đã có thêm đỗi tượng đẻ cảm thông và đau khô: “Không, bây giờ trên đời không còn ai bat hạnh hơn anh nữa! - Nang kêu lên, nhự điên như dai, không nghe thấy lời chang vừa nói, và bông khóc nức nử nhự lên cơn động kinh ” (tr.422) và cũng chính những dòng nước mat ấy, một phan tác động đến việc chàng ra tự thú.
Tiếp đến là những dòng nước mắt của những người phụ nữ khác như: mẹ của
Raskolnikov — bà Pulkheria Alecsandrovna: “Con rồi đây rồi! = Bà mừng quá nó lắp lắp. — Con đừng giận mẹ, Rodia a, mẹ gap con mà lai ứa nước mắt ra một cách ngu ngốc thé này con đường giận nhé; mẹ cười day, chứ không phải khóc đâu” (11.676).
Nếu ban dau là sự phủ nhận việc mình khóc dé con mình khỏi lo lắng thì sau đó:
“Đến đây bà Pulkheria Alecxandrovna bổng khóc 6a lên” (tr.67§). Đỏ cũng là lần
gặp cudi cùng của bà với người con trai ma bà yêu quý, sau ba năm trời xa cách, nhớ
nhung; Dunya — em gái của Raskolnikov cũng la một nhân vật xuất hiện với nhiều nước mắt: “Em hãy ở bên mẹ, Razumikhin sẽ bên cạnh mẹ và em; anh có nói với anh ấy... Đừng khóc vì anh: Anh sẽ có gắng can đảm và lương thiện suốt đời, tuy anh là một kẻ sát nhân ” (tr.685) hay “sao em cứ khác the? Đừng khóc, em a, đừng khóc; vì chúng ta có phải chia tay vĩnh viễn đâu " (tr.685).
Đó lả nước mắt của ba người phụ nữ xung quanh Raskolnikov: bà Pulkheria Aleexandrovna. Dunya và Sonya. Đó cũng là những giọt nước mắt mà chàng can đề thanh tây cho tâm hồn, hay nói một cách khác là cần dé biết quay về: “Xonia? Ở, tại sao bây giờ chang lại đến nhà Xonia nhỉ? Lại đến xin may giọt nước mắt của nàng à? Va lại chàng cũng thay sợ Xonia lắm ” (tr.608). Những giọt nước mắt như những
giọt nước nhiệm màu đô vào tâm hon khô căn của Raskolnikov, chang can nó đề tâm
71
hồn biết rung động. cảm thông và yêu thương đồng loại. Những giọt nước mắt này có sức mạnh vô hình xóa nhòa lan ranh giữa những người “thượng dang” và “hạ
đăng” trong tâm trí của chàng.
Khi khảo sát tác phẩm, chúng tôi nhận thấy bản thân Raskolnikov cũng là một nhân vật nhiều lần rơi nước mắt: 12 lần trong tác phâm (x. Phụ lục 2: Bang 4: Khảo sát từ “Khóc/ Nước mắt”). Khi Raskolnikov cam và đọc lá thư của mẹ, chàng đã khóc: “gay từ khi Raxcolnicoy mới gio thư ra đọc và cũng như gan suốt thời gian đọc thư, nước mất cứ tuôn dam dia trên má chang” (tr.54): khi thay con ngựa bị hành hạ bởi những người mu-gíc, chàng khóc: “Cau thấy họ đánh vào mắt nó, nhằm đứng
vào mắt mà đánh. Cậu khóc. Lòng cậu bé se lại, nước mắt trào ra” (tr.80); khi nhớ đến Nastasia và một người bạn khác nữa, chàng buồn và khóc: “Điều đó làm cho
chàng buon lắm và thậm chí còn khác nữa” (tr.156); khi đến chia tay từ biệt mẹ.
chàng cũng đã khóc: “Lòng chàng bỏng dịu lại sau cả cái thời gian khủng khiếp dy,
chàng phục xuống trước mặt mẹ, hôn chân mẹ, và hai mẹ con 6m nhau khóc ” (tr.680).
Và đến cuối tác phẩm, giọt nước mắt cuối cùng được ghi lại cũng là của chàng: “Viée ấy xảy ra như thé nào thì chính chàng cũng không biết, nhưng bồng như có một cái gì nắm lay chang và ném chàng xuống chân Xonia. Chàng khác và ôm lay chân nang”
(tr.723). Có thé thay cả một hành trình dài của giọt lệ trong cuộc đời của Raskolnikov.
Sau bao nhiêu giọt lệ của những người phụ nữ xung quanh mình thì giờ day
chàng cũng đã tìm lại được những giọt nước mắt xót thương cho thân phận của Sonya, vì anh mà nàng phải chịu đau khô. Hay đó cũng có thé là những giọt nước mắt của
chính chàng xót thương cho thân phận mình, vì mình mà những người xung quanh
phải đau khô. Hoặc cũng có thé, những giọt nước mắt ấy chính là nước mắt của sự sám hỗi trước Sonya, một con người đại diện cho sự trong trắng, cho tình yêu thương.
Nhưng liệu rằng nước mắt có đủ nội lực để kiến Raskolnikov quay trở lại con đường công chính. trở lại làm con Chúa được không? Những giọt nước mắt của tình yêu từ những người thân yêu đến với Raskolnikov như là chất xúc tác làm tan chảy một trái tim coi thường mạng song của người khác và bước đầu làm cho chàng phải phan tư lại chính mình vẻ lý thuyết “ctru thế" của minh, nhưng dé đi đến được sự tái sinh trong tâm hồn đòi hỏi trước hết là sự có gắng và nỗ lực của bản thân Raskolnikov và
72
thứ đến là từ chính Thiên Chúa, sự trợ giúp của Ngài từ căn bệnh lạ và giấc mơ trong tuần Thánh mà chàng được tái sinh.
Thứ hai, tuần Thánh va đặc biệt là Tam Nhật Vượt Qua'® có vai trò quan trọng trong hành trình tái sinh của Raskolnikov. Hành động giết Aliona Ivanovna và Lizaveta Ivanovna khởi đi từ lý thuyết “cứu thé” sai lạc khiến chàng dẫn đến hành
động “diét thế”, và quan trọng hơn là tinh trang nội tâm chai lì nơi Raskolnikov dan
đến việc chàng không cảm thấy cắn rứt vì theo suy luận thì đó không phải là tội.
Raskolnikov trong một tinh thé phức tạp của một “luong tâm lệch lac”, tức ở đó nhân vật phạm tội nhưng lương tâm không còn chức năng nhắc bảo, cảnh tinh. Chính vì vậy. xét theo bên ngoài thì Raskolnikov cảm thay mình không có tội và không ăn nan về tội lỗi của mình. Đó cũng là một nỗi đau tự dan vặt của chính Raskolnikov: “Chàng
phán xét mình rất nghiêm khắc nhưng cái lương tâm nghiệt ngã của chàng van không
tim thấy một tội lỗi gì thật ghê gớm trong di vãng của chàng” (ư.716). Cho di
Raskolnikov xét thấy bản thân mình không có tội, nhưng như đã nói ở trên, lương tâm là “cung thánh", là noi con người gặp gỡ và đối thoại với Thiên Chúa trong chính
ban than mình.
Cho dù lý trí có tim đủ mọi lý lẽ dé làm cho hành động của mình thành hợp pháp thì lương tâm sẽ vẫn hoạt động chức năng của nó: thức tỉnh đối tượng. Điều đó đúng với Raskolnikov, bởi chàng sẽ chăng mãi yên ôn trong tình trang chai li lương tâm: “Chàng lại bổng đâm ra lo lắng; cứ như thể lương tâm bắt đâu cắn rứt chang”
(tr.578). Dé là dau hiệu cho thấy sự vận hành một cách độc lập của lương tâm, của
lời Thiên Chúa vẫn luôn vang vọng trong lương tâm của con người. Và Raskolnikov
biết điều đó, chàng đã khang định với Porfiri trong cuộc trò chuyện, hay đúng hơn la cuộc chất vấn và đò xét của Porfiri về chàng: “Người mà có lương tâm thì sẽ đau khổ
néu nhận thức được lỗi lâm. Đó chính là hình phạt rồi, không nói chỉ đến nguc tù
nữa?” (tr.345). Không chi dừng lại ở đó, trong thời gian di day ở Sibcri, tuy
'6 Tạm Nhật Vượt Qua là ba ngày cuỗi của tuần Thánh: Tử chiều thir Năm, thứ Sáu, thứ Bay và đến chiều Chúa nhật. “Tir thởi rất xa xưa, toản thể các Giáo hội phương Đông cũng như phương Tây đều kỷ niệm ba ngày thánh, bắt dau từ thánh lễ chiều thir Năm cho đến chiều Chúa nhật Phục Sinh. Trong Tam Nhật Vượt Qua này, các tín hữu đem làng tôn kinh mén yêu ma tưởng nhớ những gi Chúa Jesus đã làm từ bữa ăn sau hết với các môn đệ cho đến lan hiện ra với các ông chiều ngày Phục Sinh” (NPDCGKPY, 2013, ứ.8)
73
Raskolnikov “không hối hận vẻ tội ác của chàng” (tr.717) nhưng chí ít nơi chàng cũng có những chuyền biến tích cực, như việc chàng tự đưa ra câu hỏi phan tư: “Sao số phận lại không gửi đến cho chàng lòng hồi hận, một lòng hỏi hận thiêu dot, vò nát cối long” (tr.716). Đó là những tín hiệu tốt cho thấy thiện chí muốn nghe được tiếng nói của nội tâm, tức sự nhắc nhở từ phía Thiên Chúa. Như vậy, việc Raskolnikov cần phải làm là lắng nghe được tiếng nói của nội tâm, tức tiếng nói của Thiên Chúa trong
tâm hôn con người.
Thật vậy ngay từ đầu tác phẩm, Dostoevsky đã đưa chàng vào một van nan, có thê nói là trung tâm của hiện sinh “tôi là ai?”, với những suy tư: “Cuộc sống đến với tôi chỉ được sống có một lần thôi và không bao giờ trở lại nữa, tôi không muốn
chờ đợi “edi hạnh phúc chung ”(...}. Vậy thì tại sao các người lại bỏ sót tôi? Đời tôi
chỉ có một lan sống. tôi cũng muốn sống cuộc sống của tôi ” (tr.359-360). Chính vì thế, chàng phải sông, sống phải có sứ mệnh, sứ mệnh là cứu vớt nhân loại, và vì thé chàng đặt tiếp cho mình câu hỏi: Vậy ta thuộc giới thượng đăng hay chỉ là tầng lớp bình dân, hoặc tệ hơn là những con rận của xã hội, như chính chàng xếp Aliona Ivanovna làm ví dụ điển hình? Đi đến tận cùng của lý thuyết “cứu thế” mà
Raskolnikov đưa ra là một cách đê chàng khăng định bản thân mình là ai trong cuộc
sông này. Sau khi giết Aliona và Lizaveta thì Raskolnikov dẫn nhận ra rằng mình không phải là vĩ nhân, mình chi là con người bình thường. Và nếu như trước kia
chàng coi Aliona là một con ran thì giờ đây chính chàng cũng tự nhận mình: “Za chi là một con ran, không có gì khác hơn [...] Dúng, qua thật ta là một con ran” (tr.360)
và hơn nữa “7œ đích thị là một con rận, - chang nghién rang kén ket nghi tiếp ~ bởi vì có thể ta là một cái gì còn tỉ tiện, còn thôi tha hon cả con rận bị giết” (tr.360).
Sở dĩ đi đến sự phản tư là bởi vì trước đó Raskolnikov đã quyết định làm theo lời Sonya ra tự thú: “Chink em đã bảo tôi ra ngã tư đường; bây giờ đã đến lúc thực hiện ” (tr.689), chàng có đến gặp bà Pulkheria Alecsandrovna xin rang: “Me hãy quy
xuống cau nguyện Chúa cho con. Có lẽ lời câu nguyện của mẹ sẽ thấu đến Chúa”
(tr.680) và “đó la tity ý Chúa... Chi Xin mẹ và em cau nguyện cho con” (r.681). Néu như những câu nói này đưa ra khỏi ngữ cảnh của câu chuyện thi ta sẽ thấy đây là câu
nói của người đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa, người đó tin rằng lời cầu
nguyện của người mẹ sẽ được Thiên Chúa nhận lời. Hơn nữa, việc chàng nói về
74
những điều tương lai sẽ xảy đến bằng những từ “ry ý' Chứa ” the hiện nơi đây một con người đặt trọn niềm tín thác của cuộc đời mình cho Thiên Chúa. Như vậy, nơi Raskolnikov cũng có những chuyên biến tích cực hướng về Thiên Chúa, nhất là trong hành động mượn lại Sonya cuốn sách Phúc Âm. Như một bước xoay chuyền tình thé, Raskolnikov từ việc mat đi tiếng nói nội tâm đến việc dan lắng nghe được tiếng nói của Thiên Chúa và bước vào giai đoạn “2một quá trình khác, quá trình cải hóa dan
dan của một con người, quá trình tai sinh của nó ` (tr.725).
Chính vì vậy mà trong tuần Thánh, khi trải qua trận 6m với những giấc mơ kì la, Raskolnikov như được tái sinh: “Quá trình chuyển dan từ một thể giới này sang một thể giới khác, làm quen vớt một hiện thực mới mẻ, từ trước đến nay chưa từng biết đến ” (tr.725). Nhu vậy, Raskolnikov đi từ trạng thái của một người không tin hoặc chưa tin sang trạng thái của một người tin, chàng đi đến cuối hành trình của cuộc chiến đức tin và kết thúc là đặt niềm tin vào Thiên Chúa — một vị Thiên Chúa
có quyên năng hủy diệt cả thé giới và tuyên chọn những ai trong sạch làm thành một din mới. một Tân Jerusalem. Từ đó, Dostoevsky cũng không quên cho thấy một Raskolnikov dé gan hơn với những người bạn tù. Nếu trước kia họ xa lánh Raskolnikov, thậm chí còn tan công chàng: “Mày tà đồ vỏ dao! Mày không tin Chúa!
~ Họ quát vào mặt chàng. — Phải giết mày di” (tr-719) thi giờ đây, sau khi đã được
tái sinh, chàng trở nên gan gũi hon với họ. hoặc chính ho đã nhìn chang bằng một con mắt khác. Hơn nữa, chàng “/ai còn bắt chuyện vớt họ nữa, và họ trả lời chàng một
cách diu dang than mật” (tr.724). Raskolnikov tin vào Thiên Chúa thì cũng 1a tin vào
con người, tiếp xúc và trò chuyện với họ. Đó là sự thay đôi thực sự trong nội tâm của Raskolnikov, như chính chàng thừa nhận: “Bay giờ chàng nhớ lại điều đó, nhưng sự việc chả phải diễn ra như vậy là gì? Đây chang phải là lúc tat cả phải thay đổi hay
sao?” (tr.724).
Trong motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng” người con út trở về nhà của cha mình, tức là trở về nơi xứ sở, quê hương của mình và được cha tha thứ, tức là đi
từ nơi “dan ngoại” với những cam bay, đói nghèo va tui hỗ dé trở về nơi bình yên va là nơi mà cậu nhận được sự yêu thương. Từ ý nghĩa ấy. khi áp dụng vào nhân vật chính trong Tội ác và hình phat, chúng tôi nhận thấy mặc di trại giam Siberi là nơi tù đày mà Raskolnikov phải đến tuy nhiên đó lại chính là nơi mà chàng cảm nhận
75
được tình yêu và sự sông mới. Vì vậy, đó mới là quê hương của Raskolnikov — quê hương của tình yêu, quê hương của lần sinh ra thứ hai trong đức tin. Nếu trước đây ở thành phố Saint-Petersburg ngột ngạt và tù tung, Raskolnikov song trong một “căn buông xép của chàng kê sát dưới mái một tòa nhà cao năm tang và trong giống mot
cái tú hơn là một gian phòng ở” (tr.6) thì giờ day Raskolnikov đã có một cảm nhận
hoàn toàn khác với thé giới xung quanh: “Raxcolnicov rời nhà kho ra tận bờ sông, ngồi lên những khúc gỗ xếp cạnh nhà kho và bat dau nhìn xuống dòng sông rộng và
vắng. Bờ sông rất cao, nên ngôi đó có thể nhìn bao quát cả một vùng rất rộng. Từ bờ bên kia rất xa có tiếng hát thoang thoảng văng lai” (tr.722). Đó là cảm nhận của một
người đang hòa mình với thiên nhiên và đất trời; đó là những rung cảm của một người
đang bôi hồi, thấp thom khi đứng trước khung cảnh rộng lớn; đó là cảm nhận của một người ở trong một không gian “noi ấy ià tự do” (tr.723). Như vậy, ngay chính trong
không gian nhà tù mà chàng lại cảm nhận được đó là "nơi tự do” và thời gian tù đày
lại là “thoi gian đây hạnh phic” (.725). Và cũng từ đây, khi có Sonya bên cạnh, Raskolnikov đã “bát đâu một quá trình khác [...] qué trình chuyển dan từ một thé giới nay sang một thể giới khác, làm quen với một hiện thực mới me, từ trước đến nay chưa từng biết đến " (tr.725). Đó cũng chính là biêu hiện của một tâm hôn bình
an và trong sạch.
Một điểm đáng chú ý: dụ ngôn Kinh Thánh rất rõ cau trúc ra đi — trở về nên van đề tội lỗi — hình phạt — sám hoi khá long lẻo về mặt logic cốt truyện. Tuy nhiên, trong Tại ác và hình phat, Dostoevsky chủ đích nhân mạnh rất rõ logic toi lỗi — hình phạt — sám hoi. Nhân vật bị trừng phạt và phải sm hỗi vì đã bỏ Thiên Chúa bác ái
dé tự mình vào vai một vị chúa công bình bat thành. Bên cạnh đó, sự sám hối trong dụ ngôn Kinh Thánh khá đơn giản vì diễn biến tâm lý nhân vật bị lược đi, tính cách không được mô tả cụ thẻ nên hoàn toàn không hiểu được những biển động nào đã xảy
ra, những dẫn vặt nảo đã xuất hiện trong tâm hôn nhân vật — tức quá trình nội tâm
dan đến sự ăn nin — còn trong Tội ác và hình phạt, hành động sám hỗi chi là điểm
đến, quan trọng hơn cả vẫn là hành trình đi đến sự sim hồi đó.
76