Chương III. Biến thé motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng” trong Người quản trạm, Tội ác và hình phạt, Truyện thay Lazaro Phiên từ góc nhìn liên
CHƯƠNG 2. CÁU TRÚC MOTIF KINH THÁNH “NGƯỜI CON HOANG DANG” TRONG NGƯỜI QUAN TRAM, TOI AC VÀ HÌNH PHẠT, TRUYỆN
2.1.1. Dunya: Sự lựa chọn giữa ở lại và ra di trong hành trình tim kiếm
hạnh phúc
Từ động cơ tìm kiếm hạnh phúc — cho dù hạnh phúc ấy mong manh — cùng
với tự do, người con út trong trình thuật Kinh Thánh đã lên đường rời khói gia đình
của cha mình; đến tác phẩm ,Vgưởời quản tram, người con gái của bác Samson cũng lên đường vì tiếng gọi của tình yêu và sự tự do trong lựa chọn.
Dunya xuất hiện ấn tượng qua lời của người kẻ chuyện, nàng là cô con gái nhỏ, là “nang thơ” trong cái trạm gác tôi tàn của bác Samson Vyrin. Có thể nói Dunya là niềm tự hào của bác: “Moi khách đi qua đều tram trồ khen ngoi, chẳng hé ai chê bai nó. Các bà phu nhân làm quà cho nó hoặc chiếc khăn mùi xoa hoặc đôi hoa tai.
Các khách nam giới thì đừng lại để ăn bữa trưa hay bữa tối, nhưng kì thực là để nhìn
nó được lâu hon” (tr.149). Hai cha con nương tựa nhau giữa cuộc đời day xô bồ và cũng chính vì thé mà trạm gác trở nên có sức sống hơn, khách đến lich sự va ga lăng hơn. Bởi vi Dunya không chi đẹp ở bê ngoài hình thé mà nàng còn thông minh, hoạt bát và biết cách chiều những vị khác khó tính nhất. Chính vì thé nhân vật "tôi" đã
46
không thé nào quên được nàng trước Khi ra về, một nụ hôn lịch thiệp đã khiến người kê chuyện không thé nào quên: “7ôi có thé kể ra được rat nhiều lan hôn, nhưng chưa có chiếc hôn nào để lại trong tôi một kỉ niệm lâu dai và êm đêm đến thé” (tr.147).
Dunya đã chỉnh phục trái tìm của biết bao người ghé trạm như thé.
Cuộc sông của hai cha con bác Samson có lẽ sẽ mãi bình yên và trạm gác này sẽ mãi là điểm đến lý tưởng của những quan chức bộ hành nếu như không có sự xuất hiện của viên đại úy khinh kj Minsky — người đã lam thay đôi không những cuộc đời
của Dunya mà còn cuộc đời của bác quản trạm. Thật vậy, cũng như bao nhiêu sĩ quan
ghé trạm X. trước đó, Minsky cũng hỗng hách và khó chịu khi bước vào phòng khách, nhưng thái độ của han liền thay đôi sau khi Dunya xuất hiện. Đó cũng chính là nguyên nhân dé căn bệnh lạ bất chợt xuất hiện khiến người sĩ quan trẻ không thé tiếp tục lên đường và xin nan lại nhà bác quản trạm ba ngày. Đó cũng là thời gian mà Dunya tiếp
xúc với một người đàn ông khiến nàng “không rời chàng một bude” (tr.151). Sự
“cảm nắng” nơi viên sĩ quan khinh kị đối với Dunya là nguyên nhân cho hàng loạt
những “4m mưu” của hắn nhằm đưa nàng lên đường cùng mình. Tat nhiên quyền tự đo quyết định rời khỏi trạm gác X. và người cha là ở nơi Dunya. Nàng toàn quyền quyết định: Đi theo tiếng gọi của tình yêu đôi lứa hay ở lại trong tình yêu của cha nơi
trạm gác?
Một kế hoạch hoàn hảo nhằm qua mặt bác quản trạm: Minsky không những hào phóng khi trả tiền cho bác Samson, với cử chỉ lịch thiệp mà còn tỏ ra quảng đại sin sàng cho cô con gái của bác đi nhờ tới nha thờ vì tình cờ “xe cua chàng khinh kj
đã đánh ra” (tr.151); còn Dunya, nàng dang trong tình thé phân vân, dường như vẫn
còn một sợi day vô hình nao đó níu kéo nàng lại với người cha già. Với khung cảnh
ấy. bác Samson chăng may may nghỉ ngờ điều gì ma hơn thé nữa, bác còn bao nàng ring: “Con sợ gì kia chứ, ngài đây không phải là con sói, ngài có ăn thịt con đâu mà sợ? Hãy đi nhờ xe ngài đến nhà thờ con a” (tr. 152). Đó cũng chính là câu nói và hành động khiến bác quản trạm đã ân hận suốt đời, vì quá tin vào người sĩ quan. Nhưng linh tính của người cha dường như đã thôi thúc khiến bác chạy tới nhà thờ đề tìm cô con gái, khi không thay Dunya đâu và được thông tin từ người giúp lễ rang nàng không hè đến tham dự thánh lễ. Trong sự hoang mang và lo lắng, bác quan trạm chỉ
biết bám víu vào hy vọng mong manh cô con gái của mình sẽ trở về: “Chi còn mot
47
hi vọng cuối cùng: Dunia dang ít tuổi nhẹ da, có thể lại muốn di chơi một chuyển đến tận trạm sau thăm bà mẹ đỡ dau ở đó” (tr.153) và “trong tam trạng lo âu quan quai, bác chờ cỗ xe trở về, cỗ xe mà bác trót dé cho con gái ra di” (tr.153). Nhưng khi biết tin từ người đánh xe: “Đén trạm sau, Dunia đã tiếp tue đi luôn với anh chàng khinh kị” (tr.153) bác mới biết mình đã bị trũng âm mưu của hắn và thực tế là Dunya đã
mai rời xa mình đi theo người thanh niền khinh ki kia.
Nhu vậy, Dunya đã rời xa trạm gác X. tôi tàn của cha minh dé lên đường cùng
với Minsky. Trong motif Kinh Thánh "Người con hoang đàng”, người con út rời khỏi
gia đình trong sự chấp thuận của người cha, ông bằng lòng chia tài san va dé cậu lên đường theo sự lựa chọn của bản thân. Thể nhưng ở trong tác phẩm Netedi quản trạm.
Dunya đã không bày tỏ cho bác Samson về dự tính của mình. Nang “trồn” nhà đi theo
viên si quan khinh ki trong sự phan vân. như một sự lựa chọn mang nhiều đau đớn:
“Người đánh xe chở y đi đã kể lại rằng Dunia đã khóc suốt dọc đường, mặc dù hình
như nàng di la tu ngiuyyện ” (tr. 154).
Đề lý giải về điểm này, chúng tôi đưa ra một điểm đáng chú ý về motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng” được lấy ra từ dụ ngôn cùng tên, nó được Đức Jesus kế trong bồi cảnh một budi thuyết giảng về Nude Trời. nên tự bản chất nó không phải là tác phẩm nghệ thuật mà gần gũi hơn với thi pháp văn học dân gian, và vì là một tác phâm văn ngôn nên dụ ngôn sẽ không miêu tả tâm lý. hồi cố, phong cảnh mà tập trung vào cốt truyện nhiều hon. Vì vậy, trong dụ ngôn Vgười con hoang đàng sẽ lược
bớt những miều tả tâm lý, phong cảnh của người con út lúc ra đi, hoan toản trai ngược
với một tác phâm thành văn như Newdi gác trạm. Điều đó lý giải cho sự khác nhau giữa tác phẩm. Bên cạnh đó, có một sự khác biệt trong thi pháp văn học dan gian và văn học thành văn: Nếu “ra di” trong văn học dân gian là rời khỏi nơi êm ấm đề đi vào nơi day ải, tai ương thì “ra đi” trong văn học viết lại là đấu hiệu bỏ lại dang sau sự trì trệ, tù túng, chấp nhận thử thách dé được vùng vay tự do, dé trưởng thành. Tiếp đến, Pushkin đã thay “dira con trai” ra di từ ngôi nhà giàu có, đông đúc người ăn kẻ ở bằng đứa con gái độc nhất của ông già góa nghèo nàn. Với đứa con trai, có thể danh vọng vẫy gọi, nhưng với đứa con gái mới lớn, có nhan sắc, xuất thân nghèo nàn, lại ở nơi tinh ly héo lánh, chắc hin nó phải nghĩ đến một tương lai bớt ban hàn, có đời sống lứa đôi với một chàng quý tộc bảnh trai, lai được lên thủ đô hoa lệ. Từ đó cho
48
thay Pushkin dường như từ chỗi “công thức vẻ đứa con hư` bởi: Thứ nhất, đứa con gái không lấy gì ở nha mang đi, như đứa con trai kia; thứ hai, đứa con gái không đói rách khi quay trở về.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc Dunya rời khỏi nhà cha ra đi đáp ứng
được cau trúc của motif Kinh Thánh *Người con hoang dang” và là “cái bất biến”
của gười quản trạm đôi với motif hạt nhân. Đó là tính liên văn ban ma Kristeva đã
đề cập khi cho rằng mỗi văn ban là một liên văn ban, bởi vì nó như là “bức khảm các trích dan”. Chính vì, văn bản không bao giờ tồn tại cách biệt lập mà tương tác với các văn bản khác và tôn tại trong cai gọi là “ngữ cảnh” (context), Như vậy, sự quyết định ra đi của Dunya trong hình trình tìm kiếm hạnh phúc vẫn mang trong mình motif hạt nhân và bên cạnh đó, những yếu tô khác nhau vẻ tâm lý, động cơ cách thức ra đi cho thay sự tương tác giữa Vgười quản trạm và dụ ngôn Người con hoang dang.
2.1.2. Raskolnikov: Sự lựa chọn giữa hai hạng người thượng đăng và hạ dang trong hành trình tìm kiếm tư tưởng
Nếu trong tác phâm Người quản tram, nhân vật Dunya rời khỏi gia đình và người cha già đẻ tìm kiểm hạnh phúc của tình yêu đôi lứa cùng Minsky thì trong tác phẩm Ti ác và hình phạt. nhân vật Raskolnikov rời khỏi gia đình với những hứa hen và mộng ước của tuôi trẻ. Chàng lên đường đến Saint-Petersburg theo học ngành luật,
cũng là lên đường đẻ thực hiện ước mơ không chỉ cho riêng mình mà còn cho cả gia
đình, gồm bà mẹ Pulkheria Alecxandrovna và em gái Avdotya Romanovna. Tuy
nhiên, hành trình của Raskolnikov không đơn giản là rời khỏi gia đình mà hơn thể là hành trình đức tin, với những cuộc đấu tranh và giằng xé của tiếng nói lương tâm.
Khởi đầu cho hành trình xa rời đức tin là việc Raskolnikov xây dựng lý thuyết “cứu thé” của mình và tiền dé là sự lựa chọn giữa hai hạng người: thượng đăng và hạ đăng.
Quá trình xa rời đức tin vào Thiên Chúa manh nha ngay khi Raskolnikov còn
là sinh viên, chang đã viết bài báo đăng trên “Ngôn luận Thời báo” thé hiện quan điểm của mình với tiêu đề Bàn về tội ác. Trong đó, Raskolnikov cho rằng: “Theo một quy luật của tạo hóa thì loài người, nói chung, chia ra làm hai loại: loại ha đăng
(gầm những người bình thường) chỉ là những vật liệu dùng dé sản sinh ra những kẻ
nhà họ, và loại những người chân chính, những người có thiên bam hoặc có thiên tài
49
nói lên được một ¥ mới trong môi trường của minh” (tr.339). Ngay từ tiền đề đầu tiên của lý thuyết “cứu thé” của Raskolnikov đã đi ra khỏi quan điểm của truyền thông Kinh Thánh. bởi những trang đầu của sách Sáng Thế đã thuật lại việc sang tạo con
người của Thiên Chúa như sau: “Thién Chita sáng tạo con người theo hình anh minh,
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình anh Thiên Chúa, Thiên Chúa sắng tạo con người cá nam có nữ” (St 1,27). Con người được dựng nên “theo” hình ảnh Thiên
Chúa, tức là con người có linh hồn bat từ giéng như Thiên Chúa 1a chính sự bat tử.
Họ bình đăng với nhau về moi thứ và họ có nam có nữ, thé nhưng Raskolnikov lại dựa vào “theo một quy luật của tạo hóa ” (tr.339) và từ Ý tướng ấy, chàng phân chia ra hai loại người kẻm theo đó là định nghĩa về “chủng loại".
Raskolnikov không chỉ dừng lại ở sự phân chia chủng loại mà còn cho rằng
loại “phi thường” có quyền phạm tội, di nhiên cả đồ máu. nếu như máu đó có thẻ giúp cho họ đạt được mục đích. Chang đưa ra những ví dụ rằng lịch sử đã từng có những
người như thé: “Tir những nhân vật cổ xưa nhất cho đến loại Licurg, Solon,
Mohammet, Napoleon và những người sau đó nữa... déu là những ké phạm tội tất”
(tr.339). Điều đó hoàn toàn trái ngược với giáo huấn của Đức Jesus: “Điều Thay truyền day anh em là hãy yêu thương nhau ” (Ga 15,17). Điều đó cũng được Phaolô quảng diễn trong thư gửi giáo đoàn Roma: “Ai yêu người ta thì đã chu toàn Lê Luật.
Thật vậy, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, cũng như các điều răn khác déu tóm lại trong lời này: 'Ngươi phải yêu người lân cận như chính minh” (Rm 13,8-10). Như vậy, lý thuyết *cứu the”
của Raskolnikov không bắt nguồn từ Kinh Thánh mà ở thé đối ngược với Kinh Thanh, hay nói một cách khác: lý thuyết “cứu thé” của Raskolnikov xa rời và chống lại đức
tin Kitô giáo.
Từ tư tưởng lý thuyết “ctu thé” được thé hiện trong bài báo “Bàn vẻ tội dc”, Raskolnikov hướng đến hành động, trién khai tìm đối tượng dé thực hành và Aliona
~ một ba già cho vay nặng lãi, “mor con rận hút máu ” = một lựa chọn được cho là
thích hợp. Phép thử đã được hoạch định cách chỉ tiết và hoàn chính, thêm lần thực nghiệm dé kiêm chứng mọi thứ diễn ra đúng như dự đoán, từ hung khí cho đến bộ quan áo sẽ mặc khi tiến hành tội ác, tat cả được chuẩn bị kĩ lưỡng. Một phép thử dé chứng tỏ mình thuộc về tầng lớp của những người thượng đăng, cho phép mình được
50
quyền tước đoạt sự song của những người ở tầng lớp ha đăng. Thế nên. trong vai trò người cứu thé, khi sử dụng rìu thi chàng đồng hóa mình là Đẳng Cứu Thế, có quyền tự tay tước đoạt mang sông của những người không đưa lại những điều tốt đẹp trên thé giới, như một cây nho không sinh hoa trái và ông chủ vườn nho có quyền chặt nó
đi (x. Mt 3,7- 10).
Suy luận ấy càng trở nên đáng tin cậy và có cơ sở khi chàng vừa bước ra khỏi
nha Aliona thì gặp hai sinh viên nói chuyện với nhau về bà. Họ nói đến sự tham lam và độc ác của bà trong việc cho vay nặng lãi. Điều đó đã tác động không nhỏ đến Raskolnikov, chàng đưa ra câu hỏi phản tư cho sứ mệnh "“'cứu thé” của mình: “Tại sao vừa đúng vào lúc này, khi chàng vừa ra khỏi nhà mu già, mang theo mam méng phôi thai của ý' định kia, thì lại gặp ngay một người nói chuyện về mu dy?” (tr.92).
Sự tình cờ này khiến chàng đến gân với sử mệnh “cứu thé” của mình. Chàng quả quyết “quả có một cái gì tiền định, một chi thị của số mệnh” (tr.92). Hơn nữa, Raskolnikov còn thừa nhận rằng: “Cứ như thể có ai cầm tay chàng lôi đi một cách khong sao cưỡng nồi, một cách mù quáng, với mot sức mạnh siêu tự nhiên, không để
chàng cưỡng noi” (tr.97). Như vậy, tư tưởng về “tiền định", “số mệnh” và “siêu tự nhiên” đã trở thành diém tựa “tinh than” cho việc chang đưa lý thuyết *cứu thé” ra
thực hiện.
Hơn nữa trong quá trình thực nghiệm hiện trưởng, Raskolnikov đã khám phá
ra một điềm quan trọng trong tâm lý tội phạm mà chàng cho đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc các vụ án bị phát hiện một cách nhanh chóng bởi vì hau hết các thủ phạm đã dé lộ dấu vết trước, trong và sau khi gây án. Chàng cho rằng: “Nguyên nhân chí yêu năm ngay trong tâm lý thủ phạm; ban thân kẻ giết người, hau như bat cứ kẻ nào cũng vậy, khi nhúng tay vào tội ác thì nghị lực và lý trí suy sụp hẳn di... tình trạng roi trí và mat aghi lực đó xâm nhập người ra như một cơn bệnh, phát triển dan
vào lên đến cực điểm... ” (tr.97). Còn đỗi với Raskolnikov, chàng tự khăng định với
ban thân minh rằng: “Chàng tin chắc rằng riêng với chàng, trong việc này sẽ không có những sự dao lộn bệnh tật như thể, rằng chàng sẽ giữ vững được lý trí và nghị lực suốt trong thời gian thực hiện ý' định, chỉ vì một lý do duy nhất là việc chàng định
lam ‘khong phát là tội de”... ” (t.98). Raskolnikov đã từng bước hiện thực hóa lý
thuyết *cứu thé” bằng cách tiến hành giết bà Aliona. Với những lý lẽ lập luận vững
51
chắc về tâm lý tội phạm và hành động giết "một con ran hút mau” là một sứ mệnh đã được tiên định sẵn, chàng cho rang đó không phải là một tội lỗi. Từ đó, Raskolnikov muốn thử minh có “dam” hay không. Nếu “dam” thì chứng tỏ chàng là kẻ mạnh. Thế nhưng cuộc thử nghiệm đã thất bại. Dù đã có tình chọn một “vat hy sinh” cho là thấp kém nhất như Aliona, chang cũng thất bại và không thé sánh với Napoleon — người đã khinh qua bao trận chiến với bao xác chết. Chang đã không “bước qua" được phép
“thử” của chính mình. bởi trong con người chàng van tôn tại phan “nhân tính”. Nhưng việc giết Aliona đã khiến Raskolnikov đã rời xa những giới luật của Thiên Chúa, cũng đồng nghĩa chối bó đức tin vào một vị Thiên Chúa là người cha nhân hậu và tất ca
mọi người là anh em của nhau.
Tính liên văn bản giữa motif Kinh Thánh *Người con hoang dang” đối với
nhân vật Raskolnikoy cũng là hành động rời khỏi gia đình như người con út. Việc
Raskolnikov rời khỏi gia đình lên Saint-Petersburg khi người cha đã mat và những
dự cảm của người mẹ thay con minh đang rời xa đức tin: “Trong thâm tâm, me cứ so’
những tư tưởng vô đạo, hiện nay rất thịnh hành, đã xâm nhập vào tâm hồn con”
(tr.54). Cũng trong bức thư gửi lên cho Raskolnikov, người mẹ đã cho thấy tuôi thơ chàng được sông trong một gia đình đạo đức và đây sự tin tưởng vào Chúa, điều đó cũng lặp lại trong giắc mơ của chàng với người cha đi qua nhà thờ tới nghĩa địa. Như vậy, việc rời khỏi nhà cha của Raskolnikov là “cai bất biến” đối với motif hạt nhân.
Bên cạnh đó, việc rời khỏi gia đình của chàng cũng là một khởi đầu cho việc rời khỏi
đức tin truyền thông của nước Nga chí thánh mà tiễn đến một tình trang vô than.