Tác phẩm Truyện thay Lazaro Phiên và Ngu én Trọng Quản

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Motif kinh thánh "Người con hoang đàng" trong Người quản trạm (A.Pushkin), Tội ác và hình phạt (F.Dostoevsky) và truyện thầy Lazaro phiền (Nguyễn Trọng Quản) từ góc nhìn liên văn bản (Trang 32 - 37)

Chương III. Biến thé motif Kinh Thánh “Người con hoang đàng” trong Người quản trạm, Tội ác và hình phạt, Truyện thay Lazaro Phiên từ góc nhìn liên

CHƯƠNG 1. MOT SO VAN ĐÈ HỮU QUAN

1.1.3. Tác phẩm Truyện thay Lazaro Phiên và Ngu én Trọng Quản

Nguyễn Trọng Quản (1865 — 1911) quê ở huyện Dat Đỏ, Vũng Tàu. Ông là học trò và cũng là con rẻ của nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký. Ông là một người Công giáo (cách viết tắt: P.J.-B. Nguyên Trọng Quan — phát xuất từ tên thánh Thêm sức và

Rửa tội của ông, viết day đủ là: Pétrus Jean-Baptiste Nguyễn Trọng Quản). Từng đi

du học ở trường Lycée d`Alger ở Algerie (Bắc Phi), ông tiếp thu nên văn hóa Tây

phương một cách sâu sắc, ánh hưởng rất lớn cho việc sáng tác sau này. Sau khi tốt nghiệp. ông dạy học và làm giám đốc Trường Sơ học Nam Kỳ ở Sài Gòn. Nguyễn Trọng Quản còn được biết đến như một họa sĩ, tranh của ông xuất hiện trong Phan

22

Yên ngoại sử — tiết phụ gian trudn của Trương Duy Toàn (Sài Gòn: F.H. Schneider -

1910).

Truyện thay Lazare Phiên được xuất ban lần đầu năm 1887 với dung lượng 32 trang in, do nhà in J, Linage trên đường Catinat phát hành. Câu chuyện mở đầu bằng một cảnh trên chuyến tàu, Lazaro Phién gặp nhân vat “tôi” va kể về cuộc đời của mình. Sau đó, thầy nhờ nhân vật *tôi” viết lại thành “truyện”, một kiểu kết cầu “truyện long trong truyện”. Câu chuyện chủ yéu miêu tả tâm lí của nhân vật Phiên và kết thúc

trong sự ra đi của nhân vật.

Vị trí và vai trò của Truyện thay Lazaro Phién trong văn học

Về vị trí, Truyện thầy Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng Quan sáng tác năm 1886 và in năm 1887, được xem là truyện đầu tiên bằng chữ quốc ngữ được viết theo kĩ thuật phương Tây. Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh luận của các nhà nghiên cứu

về the loại của tác phẩm này: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết hay chỉ xếp vào truyện. Dang chú ý là quan điểm của Tran Văn Trọng, ông cho rằng: “Thay Lazaro Phiên của Nguyên Trọng Quản là một tiểu thuyết theo quan niệm của các nhà văn Nam Bộ cuối thể ky XIX dau thé ky XX hay ‘tiéu thuyết theo lỗi phương Tây dau tiên"

với những đặc trưng mang tính thời đại — tính chất của nên văn học Việt Nam buổi giao thời ‘dang hình thành và chưa hoàn thiện `” (Trần Văn Trọng, 2011, tr.343).

Như vậy, việc xem xét thê loại của tác phâm này đòi hỏi một cái nhìn nghiên cứu không chỉ áp dụng bởi các lý thuyết thê loại đương đại, mà cân có cái nhìn lịch đại.

trong bối cảnh văn đàn cuối thể kỷ XIX — bối cảnh của sự giao thoa giữa thời đại và ngôn ngữ, trong đó: xét về thời kì, đó là sự giao thoa, tiếp biến giữa trung đại - cận đại — hiện đại; xét về ngôn ngữ, đó là sự chuyên mình giữa chữ Hán — chữ Nom — chữ Quốc ngữ. Nhưng cho dù xếp loại Truyén thay Lazaro Phién ở thê loại nào thì cũng không thé phủ nhận vị trí của tác phẩm: truyện đầu tiên ở miền Nam viết bằng văn xuôi theo kỹ thuật phương Tây. Đền đây, chúng tôi đồng ý với quan điểm của Nguyễn

Văn Trung khi cho rang: “Bay giờ có trả lại cho “Truyện thay Lazaré Phiên”, vị trí truyện dau tiên & miễn Nam viết bằng văn xuôi theo kiểu Tây phương, gia thiết dựa

vào những tài liệu hiện nay biết được, cũng là điều tự nhiên, công bằng thôi ” (Nguyễn

Văn Trung, 1999, 4).

Về vai trò, vì là truyện đầu tiên viết bằng văn xuôi theo kỹ thuật phương Tây nên Truyện thay Lazaro Phién cha Nguyén Trọng Quan có một số vai trò nhất định trong nền văn học Việt Nam. Chúng tôi sẽ dựa vào "định hướng của chính tác giả

viết trong Lời tra của tác phẩm đẻ làm rõ:

Đổi với nên văn học Việt Nam, Nguyễn Trọng Quan mong muốn rằng: “Tói

một có ý dụng lay tiếng thường mọi người hằng nói, mà lam ra một truyện, hau cho

kẻ sau coi ma bay đặt cùng in ra it nhiễu truyện hay” (Lời tựa, 12/1886). Từ đó.

chúng tôi sẽ chứng minh vai trò của tác phẩm qua những khía cạnh sau:

Dầu tiên, tác phâm có anh hưởng đến tư duy sáng tác các thé hệ nhà văn sau

này. Nguyễn Trọng Quản “lam ra một truyện” mà theo ông “mdr chuyện đời này, là

cái hằng có trước mắt ta luôn” (Lời tựa). Từ đó, Truyện thay Lazaro Phiên đã ảnh hưởng, hay nói đúng hơn là thay đôi han hướng sáng tác của Hồ Biéu Chánh. như chính ông viết trong tập ký ức “Đời của tôi” (1909 — 1910). Cùng với hai tác phâm Hoàng Tổ Oanh hàm oan của Trần Chánh Chiếu (nhà in Phát Toán 1910) và Phan Yên ngoại sử của Trương Duy Toản (1885 - 1957), Truyện thay Lazaro Phiên là “ba cuốn truyện bang văn xuôi dau tiên ở Nam Kỳ viết về những câu chuyện xảy ra trong nước có ảnh hưởng đến việc định hướng sáng tác của Ho Biểu Chánh " (Nguyễn Văn Trung, 1999, 4), Điều đó được chứng minh bằng các sáng tác sau này của ông, cụ thé như trong Ngon cỏ gió đùa, lay từ biến cô lịch sử vụ Lê Văn Khôi, tức tác giả khi sáng tác đã chú ý đến “tinh hiện thực” — phan nào bắt nguồn từ ảnh hướng của Truyén thay Lazaro Phiên.

Thứ đến, Nguyễn Trọng Quan giới thiệu một cách viết theo phong cách ngôn ngữ thuần Việt — như vị thay của ông là Trương Vĩnh Ký chủ trương: “Chọn cách nói tiếng An-nam ròng " (Bang Giang, 1992. tr.334), tức tác giả sử dụng những từ nôm na, thuần Việt, tránh sử dụng từ Hán Việt khi không cần thiết, loại bỏ hoàn toàn

cách viết sử dụng các câu văn biên ngẫu của văn học cô điện. Như thé, trong tác phâm Truyện thay Lazaro Phiên, tác gia không sử dung một câu văn bien ngẫu nào và tất nhiên, điều này rất có ý nghĩa trong thời điểm đó khi mà “chúng ta biết rằng trong

"Tổ Tam’ của Hoàng Ngọc Phách viết sau 38 năm, trong ‘Nho Phong’ của Nguyễn

Tưởng Tam sau đó gan 40 năm, van con đây ray các câu văn biển ngdu. Lại càng có

24

, p. ° -£ > 5 £ ~- pt i. ns L4 3

ý nghĩ hon khi ta biết rằng ở Trung Quốc mãi đến cuối năm 1916 mới bắt dau có phong trào bo văn biển ngau” (Võ Văn Nhơn, 2000, tr.39). Như vậy, cách việt “lay

tiếng thường mọi người hằng nói ” của Nguyễn Trọng Quản có vai trò tiên phong và mở đường cho một lỗi văn mới không sử dụng những câu văn biển ngẫu.

Tiếp đến, khi nhận xét bố cục của tác phẩm. Hoàng Dũng cho rằng: “Trong

bối cảnh văn hoe như thể, Truyện thay Lazaro Phiên là một hiện tượng độc sáng: Từ bỏ cái bố cục Hội ngô — Luu lạc — Đoàn viễn, nếu không noi là đã hoàn toàn làm trai lai” (Hoang Dũng, 2000, 2). Truyện thay Lazaro Phiên đã phá vỡ cau trúc tự sự của tác phẩm trung đại. Các tác phầm của truyện thơ Nôm thường được tô chức theo kết cau: Gặp gỡ > Gia bién/ lưu lạc > Doan tụ. có thé thấy rõ trong các tác phâm: Truyện

Kiểu, Phan Trần, Sơ kính tân trang, Nhị Độ Mai, Luc Van Tiên thé nhung Truyén

thay Lazaro Phiên không theo cau trúc đó, ma có chăng ta chi có thé phác thảo một chiều: Gặp gỡ > Gia biến. Trong cấu trúc tự sự của truyện thơ Nôm, chúng ta thường

bắt gặp cảnh đoàn tụ, nàng Kiều sau bao năm lưu lạc thì cũng có được giây phút đoàn viên bên gia đình và chàng Kim, điều đó cu thé hóa cho tư tưởng thâm mỹ của người Việt: ở hiền gặp lành. Thế nhưng ở Truyện thay Lazaro Phiên kết truyện là cái chết của cả ba nhân vật, lần lượt là: Liêu, người vợ của Phiên và cuỗi cùng là Phién. Đó

là sự khác biệt rất lớn và có thẻ nói là đi ngược lại với truyền thông văn học trước đó.

Như vay, ở Truyện thay Lazaro Phiên người ta biết đến những cầu chuyện “không

như là mo”, những câu chuyện thực tế và đời thường hơn.

Đổi với văn học thể giới. khi viet Truyện thay Lazaro Phiên tác giả Nguyễn Trọng Quản mong muốn: “Sau là làm cho các dan các xứ biết rằng: Người An Nam sánh trí, sánh tài thì cũng chăng thua ai” (Lời tựa,12/18§6). Như vậy, tác giá muốn giới thiệu cho bạn bè thé giới — nhất là đôi với giới trí thức Pháp lúc bay giờ - vẻ tài

và trí của người Việt trong lĩnh vực văn chương. Truyện thdy Lazaro Phiên đã gây

được sự chú ý của người Pháp, bằng chứng là tác phim đã được A Chéòn trích và địch gần hết ra tiếng Pháp (xuất bản tại Hà Nội, năm 1905), đến năm 1934, tác phẩm được in bằng tiếng Pháp, do Nguyễn Trọng Dac — con trai của Nguyễn Trọng Quản - dịch: “1 ‘histoire de Lazarô Phiên. Traduction en francaise de Nguyễn Trọng Đắc.

Avant propos de P. SAIGON Ed Asie nouvelle. Imp. de I’ union Nguyễn Văn Của, 1934, 31 pages” (Nguyễn Văn Trung, 1999, 4). Không chi dừng lại ở việc in ấn ra

25

tiếng nước ngoài, Nguyễn Văn Trung đã đưa ra một giả thuyết về việc tác phẩm Truyện thay Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng Quản có ảnh hưởng đối với Stéfan Sweig trong tác phâm Amok hay Người điên Ma Lai (xuất bản năm 1922), bởi vì “cốt truyện, cách vào truyện thật giống nhau, vì cả hai đều mở đầu bằng sự kiện tác giả xuong tàu và gap một người sẽ là nhân vật chính có một cuộc đời và tam sự bi thảm ”

(Nguyễn Văn Trung, 1999, 3).

Những đóng góp của Truyện thay Lazaro Phiên trong nền văn học Công

giáo Việt Nam

Xét về tính đối tượng của văn học Công giáo, tác phâm Truyện thay Lazaro Phién là cầu chuyện về cuộc đời của một thay tu phạm tội giết người. thay vào dòng gan 10 năm nhưng vẫn chưa xưng thú tội lỗi của mình và bị lương tâm cắn rứt, cuối cùng thầy chọn con đường cầu xin sự tha thứ của Chúa và chết trong bình an. Như

vậy, nội dung tác phẩm thuộc vẻ đối tượng mà văn học Công giáo hướng tới, đồng thời thông điệp mà tác giả gửi đến qua cuộc đời của thay Lazaro Phién cũng đáp ứng tính sứ mệnh thánh hóa ~ một đặc diém của văn học Công giáo. Ngay tên tác phẩm

“Truyện thay Lazaro Phiền” và tên tác giá “P.J.-B, Nguyễn Trọng Quản” cũng là một

cách tác giả xác định rõ ràng về nhân vật và tác giả thuộc Công giáo.

Xét về tính chat của nên văn học Công giáo, trong cuỗn Văn học Công giáo

Việt Nam — Những chặng đường, Giám mục Hoang Đức Oanh trong Vào Đề, khi

điểm lại những sự kiện quan trọng mang tính dự báo vẻ lịch sử và văn học, đã cho

rằng: “Nam 1887, P.LB. Nguyễn Trọng Quan ra mắt Truyện thay Lazaré Phién,

truyện ngắn Quốc ngữ đầu tiên theo lỗi viết hư cấu, hoàn toàn mới trong bối cảnh văn học Việt Nam còn từ chương, biên ngẫu ”(Lê Dinh Bang, 2010, tr.9). Bên cạnh do, Công giáo ở giai đoạn thé ky XVIHI-XIX dang chú ý với “vai tré quyết định của chữ Quốc ngữ, một bước ngoặt trong đời song văn hóa Việt Nam, trong đó có van học nghệ thuật với những thể nghiệm thành công: báo chí và tiểu thuyết” (sđd, tr.133). Như vậy, Nguyễn Trọng Quan đã đóng góp một phan quan trọng trong mang

“tiểu thuyết, bởi vì đây là tác pham viết bằng chữ Quốc ngữ dau tiên với kỹ thuật Tây phương. Điều đó cho thấy khả năng dung hợp giữa kỹ thuật viết của Tây phương

26

va chữ Quốc ngữ của Việt Nam, để trình bày về con người, cuộc sống và văn hóa

người Việt,

Từ những gì trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy những điểm tương đồng đáng kế của ba tác phẩm: những đóng góp cho nên văn học nơi mà nó được sinh ra và thế giới; đồng thời, mỗi tác pham cũng có những đóng góp nhất định cho nên văn học Kitô giáo, đặc biệt cho Giáo hội địa phương. Đó là tiền dé dé chúng tôi tiễn hành

chọn lựa và thực hiện nghiên cứu motif Kinh Thánh “Nguéi con hoang dang” trong

các tác phâm Người quản tram của A.Pushkin, Tối ác và hình phat của F.Dostoevsky và Truyện thay Lazaro Phiên của Nguyễn Trọng Quản.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Motif kinh thánh "Người con hoang đàng" trong Người quản trạm (A.Pushkin), Tội ác và hình phạt (F.Dostoevsky) và truyện thầy Lazaro phiền (Nguyễn Trọng Quản) từ góc nhìn liên văn bản (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)