1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Ý nghĩa một số biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (trường hợp Đinh Trang Mộng và Tứ Thư)

131 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ý Nghĩa Một Số Biểu Tượng Nghệ Thuật Trong Sáng Tác Của Diêm Liên Khoa (Trường Hợp Đinh Trang Mộng Và Tứ Thư)
Tác giả Chou Kiệt Hoàng
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Phan Cẩm Võ
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học nước ngoài
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 38,81 MB

Nội dung

Tổng hòa những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đẻ tài: * Ý nghĩa một số biểutượng nghệ thuật trong sáng tác của Diém Liên Khoa trưòng hợp Dinh trang mộng và Tứ thu” đề góp phan lí giải sứ

Trang 1

KHOA NGỮ VĂN

CHOU KIỆT HOÀNG

44.01.601.087

Ý NGHĨA MOT SO BIEU TƯỢNG NGHE THUẬT

TRONG SÁNG TÁC CỦA DIÊM LIÊN KHOA

(TRƯỜNG HỢP DINH TRANG MONG VÀ TU THU)

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Chuyên ngành: Văn hoc nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh, 04/2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

CHOU KIỆT HOÀNG

44.01.601.087

Ý NGHĨA MOT SO BIEU TƯỢNG NGHỆ THUẬT

TRONG SÁNG TÁC CỦA DIÊM LIÊN KHOA (TRƯỜNG HỢP DINH TRANG MONG VÀ TU THU)

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Chuyên ngành: Van hoc nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Dinh Phan Cam Vân

Thanh pho Hé Chi Minh, 04/2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Dinh Phan Cam Vân, người

đã truyền cảm hứng cho em ở mảng Văn học nước ngoài Cảm ơn Cô đã tận

tình hướng dẫn, dắt dìu, động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

này.

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Khoa

Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh đã tận tâm, tận

lực truyền day cho em những kiến thức làm nghề, làm người trong hành trình

tu học bốn năm tại trường.

TP.HCM ngày 25 tháng 04 năm 2022

Sinh viên

Chou Kiệt Hoang

Khóa K44, Sư phạm Ngữ Van

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan báo cáo khóa luận nảy công trình tìm tòi, lí giải của

cá nhân tôi trong suốt thời gian thực hiện vừa qua Mọi số liệu, kết quả thê hiện

trong khóa luận là trung thực, khách quan, nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.

TP.HCM, ngày 25 tháng 04 năm 2022

Sinh viên

Chou Kiệt Hoàng

Khóa K44, Sư phạm Ngữ Văn

Trang 5

MỤC LỤC

MO ĐẦU ansnnaaninieidsribotgtiiiiit0163010803018838913013846313034808888010801813808886808 10ì, Tí dồchgRlllÏasssansaannnnnnnnnnnnntiiiittiiiitiiiiiitiiiiittiaiuiirnSg 1

0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn d@ cccsccesssesssesssscsssesssescsescsseesseesseesseesssessseeseeeens 3 0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿26c 5s xzcstccsscExeekxrrseeee 17

Chal, PPE erage pane ih NG OI ssi ssc cscs sacscasasacasssascsaasscasscasssasstecasasaasisaases 18

0.5 Y nghĩa của đề tai eecescesssesseessesssessecsseesersssesseessesseessesssessneesecssesseess 18

0.6, Cấu trúc khóa luận - - c2 Sk SE EEEEExESrScvckverxrsrrvrvrs 19

CHƯƠNG 1 NHUNG VAN DE CHUNG wescssssssssssssssesessssssseeessessnssesesesssens 20

Hl, AGRiNiEnive'“0DIEU(TOHE cea sscesscesseessncesscessuecssncaesstssesnscatsscnemeessecieeaiss 20

1.2 Cách hiểu về "biểu tượng” trong sáng tác của Diém Liên Khoa 32

1.2.1 Anh hưởng từ truyền thong văn học Trung Quốc 321.2.2 Chi phối bởi Chủ nghĩa thần thực -¿¿52scccsccsccsee 35

CHUONG 2 BIEU TƯỢNG NƯỚC TRONG TIỂU THUYET

ĐĨNH TRANG MONG VÀ TỦ THU scscscessvsosessesesvecsssssessvcsvsesesvavesvssissnsesine 42

2.1 Nước và hiểu về nước trong tâm thức nhân loai c ceseeseeseeeseeeseeeees 42

2.1.1 Dòng nước tự nhiên — dong sinh và dòng tử su { << 42

2.1.2 Dòng nước trong văn học Trung Hoa -s SĂcSSseeeiere 46

2.2 Nước — truyền thống va phái sinh trong sáng tác của Diém Liên Khoa

BiiSIIB31318853580885815đ8595535315853838854518383518388358ã3318853383588ã81583288525995i153595351898538385 51

2.2.1 Muon “nước tinh” làm nôi bật “nhân tính`” - svscsccscvzcvze 5I

2.2.2 Dau ấn sáng tạo của nhà văn -.- 2s ©zscsz+rxrxxersecvzrrsrrsrrsee 59

CHƯƠNG 3 BIEU TƯỢNG MONG TRONG TIỂU THUYET

DINE TRANG MONG VÀ TỪ THU scssscssssscssossscavesscssvesssescasessoessasssaversessse 73

Trang 6

3.1 Mộng và hiểu về mộng trong tâm thức nhân loại -2- 2=: 73

3.1.1 Những hình dung về giấc M0 -. cccscccaseeesersaerrssree 733.1.2 Giấc mộng trong văn học Trung Hoa 22-2222 ©2s£sz2cze2 753.2 Mộng - truyền thong và phái sinh trong sáng tác của Diêm Liên Khoa

ca co 0000000060002 00 00 và 79

3.2.1 Mộng truyền thống - s5 cuc tt rxrrtrerrrrterrriee 79

5:2.2 MÔNG phải SINI;::s::si:2iiisiiiniiciiiitiitiiiititiiiii211210211312402262516952984023533832 83

Trang 7

MỞ ĐÀU

0.1 Lí do chọn đề tài

0.1.1 Trung Quốc vào khoảng 10 năm Văn cách (1966 — 1976) đã ghinhận hàng loạt những sự kiện trải dài từ chính trị, xã hội đến văn hóa Tất cả nhữngđiều đó đã đây tình trạng Trung Quốc nói chung và giới văn nghệ sĩ nói riêng vàotình cảnh “nhân tâm ly tán, lòng tin sụp đổ" (Trần Lê Hoa Tranh, 2010, tr.13)

“chết sặc trong vững bùn giá đối" (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2021, tr.11) Có théxem các sự kiện đó như những "cú đánh” mạnh mẽ, đánh dấu bước ngoặt quan

trọng trong lịch sử văn học quốc gia này Phải đến năm 1979, sau cuộc “hội sư”

của Đại hội nhà văn Trung Quốc mới thấy được sự khởi sắc, hỏi sinh ở thời kivăn học tiếp nối, từ thé loại đến dé tải và cả lực lượng sáng tác cũng phát triển rực

rỡ chưa từng thấy, Ngoài ra, qúa trình ay còn được ghi nhận với sự xuất hiện hàngloạt các trào lưu văn học, chăng hạn: “thương chan”, “tiên phong”, “tam can”,

“phan tư” với đặc điểm: vừa tái hiện bản sắc truyền thống vốn có, vừa sử dụng

hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật, tư tưởng thâm mỹ phương Tây Điều này đã góp

phần tạo dựng vị thế của nền văn học của quốc gia tỉ dân trên văn đàn the giới Ở

thời điểm hiện tại, với hàng loạt các giải thướng: Nobel (Cao Hành Kiện, Mạc

Ngôn), Franz Kafka (Điêm Liên Khoa), Can cứ trên những sự kiện, sự ghi nhận

đó, chúng tôi nhận thay những sáng tác văn học lấy cứ liệu xoay quanh mảng lịch

sử này đáng lưu tâm nghiên cứu.

0.1.2 Diễm Liên Khoa là một trong số những nhà văn có xuất phát điểm

trong việc khai thác chất liệu từ những thời kì lịch sử ay Ong van sử dụng thao

tác này cho đến những tác pham ở giai đoạn sáng tác sau (Dinh trang mộng, Phong

nhã tung, Tứ thư, Kiên ngạnh như thity, ) Sở hữu trong mình những trải nghiệm đau thương trong các nghịch cảnh, nhà van đã mạnh dạn lựa chọn thái độ dam

' Xem thêm số liệu thực tế trong công trình: Hồ Si Hiệp (2007) Một số vấn dé văn học đương đại Trung Quốc NXB Tông hợp Đồng Nai.

Trang 8

đương đầu, đám nêu bật, dám bảy tỏ trong quan niệm nghệ thuật của mình Điều

này cũng định hình cho phong cách sáng tác đậm đặc sắc thái “kiên nhẫn nhưng

vô cùng tàn nhẫn" của Diêm Liên Khoa Hơn thé nữa, các tác phâm nêu trên cũng

gây được tiếng vang lớn trong văn học khu vực nói chung, đồng thời cũng là các

tiểu thuyết được lí giải đưới nhiều góc độ khác nhau (ngôn ngữ hình tượng nhân

vật, lí luận văn học, tâm lí hoc, ) Vì vậy, có thê xem Diêm Liên Khoa như là

một hiện tượng văn học cần nhiều kiến giải và đóng góp về mặt khoa học.

0.1.3 Tiếp cận tác phâm văn học từ góc độ biéu tượng là hướng nghiêncứu không xa lạ nhưng lại giàu tiềm năng trong việc khai thác, giải mã, kiến tạo

nghĩa cho văn bản Các công trình có liên quan đến tác giả, tác phẩm Diêm Liên

Khoa chưa sử dụng đến hướng đi này như một công cụ đắc dụng trong việc kiến

giải các mã văn hóa an tang, tư duy nghệ thuật của nha văn, minh triết của tác

phẩm Vì vậy, trong khuôn khô khóa luận tốt nghiệp (chuyên ngành Sư phạm NgữVăn), chúng tôi cho rằng đây là hướng tiếp cận phù hợp, như là tiền dé quan trọng

dé phát trién hành trình nghiên cứu vẻ tác giả

0.1.4 Từ kết quả của việc tìm hiểu về việc tiếp nhận Diêm Liên Khoa, ởTrung Quốc và Việt Nam hiện nay, chúng tôi nhận thấy van dé sau: sự *kiêm

duyệt" và “ty kiểm duyét” về mặt nội dung của các tiêu thuyết mà ông sáng tác ở

quê nha, đã phan nao tạo ra sự li tán, tách Diêm Liên Khoa ra khỏi quỹ đạo vănchương vốn có của nó Chính vì vậy, tiếp nhận tác giả này ở cả Trung Quốc vaViệt Nam déu có những hạn chế nhất định: những tác phẩm được lưu hành ở TrungQuốc là phiên ban lược bó rat nhiều dé phù hợp với tiêu chí đánh giá xuất bản,

trong khi đó ớ Việt Nam là những tác phẩm hoàn chỉnh, không trải qua lược bỏ từ

tác giả nhưng lại tồn tại dưới dạng bản dịch Day có thé xem là điểm thú vị, thôithúc chúng tôi nghiên cứu vẻ tác giả Diêm Liên Khoa

Nw

Trang 9

Tổng hòa những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đẻ tài: * Ý nghĩa một số biểu

tượng nghệ thuật trong sáng tác của Diém Liên Khoa (trưòng hợp Dinh trang

mộng và Tứ thu)” đề góp phan lí giải sức hap dẫn của các tác pham được thê hiệnqua các biêu tượng, cũng như tư duy nghệ thuật, phong cách sáng tác của nhà văn

0.2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Như đã đề cập, nghiên cứu về tác giả Diêm Liên Khoa và các tác phẩm

của ông trải dai trên nhiều lĩnh vực Trong phạm vi dé tài va khả năng đọc tư liệu,chúng tôi nhận thấy được một số công trình có liên quan đến góc nhìn biểu tượng

và biêu tượng trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa Cụ thé:

0.2.1 Lịch sử nghiên cứu trong nước

- Nhằm đưa ra cách hiéu cụ thê về biéu tượng trong khóa luận, trước hếtchúng tôi có sự tham khảo, đối chiếu với các cách hiệu khái quát được ghi nhận ởcác lĩnh vực: Ngôn ngữ học, Triết học, Văn hóa học, Tâm lí học (các lĩnh vực có

sự giao thoa với văn học) Ngoài ra, nhằm đưa ra cách hiệu đắc dụng nhất (cáchhiểu về biểu tượng của C Jung), chúng tôi cũng có sự so sánh, đối chiều lẫn nhaugiữa các lí thuyết ở các công trình

- Trong lời bạt của dịch giả Minh Thương được in trong bản dich Dinh

trang mộng (2019), nhà nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về tiền trình truyện, bộkhung truyện, từ đó cung cấp cho chúng tôi một số ý niệm cơ bản vẻ biểu tượng

có sức ám ảnh trong tác phẩm: mộng là biểu tượng gây sự ám ảnh (sự kết hợp với

biéu tượng máu — biêu tượng mau đỏ), mộng là công cụ dé nhà văn bước vào tưởng

tượng Từ đó tác giả cũng đưa ra nhận định về sự tương tác giữa thực và mộng

(cũng là van đề mà chúng tôi tiếp thu và lí giải sâu hơn trong khóa luận): “Haidong mach thực va mong dan xen tạo nên một thé giới trùng phức da tấn g`” (Diem

Liên Khoa, Minh Thương dịch, 2019, tr.35 1).

w

Trang 10

- — Ngoài ra, dịch giả Châu Hải Đường trong bản dich Tir thir (2019)

cũng chi ra các phạm trù đối nghịch nhau xuất hiện trong tác phẩm”: phàm phu

(ham lợi)- kẻ sĩ (háo danh), cam thú (tự hạ bệ) - thánh than (tự tan phong), (cực)

thiện — (tận) ác, thiên đường — địa ngục (dao loạn); va dịch gia cũng khái quát

ngắn gọn tính than “than thực” — một đặc trưng sáng tác của Diêm Liên Khoa: sửdụng thần thoại và Kinh Thánh làm chất liệu, kết hợp với tính chất siêu thực, hoang

đường trong giọng kê.

Tất cả những phát hiện về các phạm trù và đặc trưng sáng tác trên đều được

chúng tôi vận dụng vào việc phân tích nghệ thuật sử dụng biểu tượng của nhà văn

- _ Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Mai Chanh trong bai báo khoa học “Ba

tác gia lớn của Văn học đương đại Trung Quốc thời kì sau cải cách mở cura”(2019) đã xem xét thành tựu của văn học đương đại Trung Quốc dựa trên số liệu

về sự đóng góp (giải thưởng) va sự đối thoại trong văn chương (phương thức nghệthuật) của ba nhà văn có cùng đặc điểm sáng tác, là: Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn

và Diêm Liên Khoa với nhận định: “Với cái nhìn cay đẳng, thấu hiểu quá khứ của

lịch sứ dân tộc minh, họ không ngân ngại khai thác “những cái cần quên di” đểcứu vớt hiện tai” Van đề được gợi ra từ nhận xét này là một điểm đáng lưu ý đề

chúng tôi làm căn cứ nhằm xác lập những đánh giá về ý nghĩa biểu tượng của nhà

văn Diễm Liên Khoa.

- Trong luận án Tién sĩ “Nghé thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa"

(2019), nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã dựa trên lý thuyết tự sự học và

thi pháp học dé làm sáng rõ các van dé: chủ nghĩa than thực, kĩ thuật tự sự, diễn

> Nhận định được in trên bìa của tác phẩm Tứ thie (2019)

Trang 11

ngôn tự sự và ngôn ngữ tiểu thuyết Trong đó, chúng tôi đựa vào chủ yếu các kết

quả vẻ dịch thuật sự đánh giá về cách hiểu, đặc trưng cơ bản và đóng góp về mặt

lí thuyết của “chi nghĩa thần thực”, cũng như kĩ thuật *mộng như một tự sự” manhà nghiên cứu đã chỉ ra, nhằm bồ trợ cho cách hiểu về biêu tượng trong khuôn

khô khóa luận cụ thê:

Từ kết quả phân tích, đánh giá về chủ nghĩa thần thực, chúng tôi vận dungthao tác so sánh, đặt trào lưu “than thực` trong các trào lưu khác có liên quan (chủ

nghĩa hiện thực — xuất phát điểm của nhà văn; chủ nghĩa hiện thực huyền ảo —

quan điểm thường được đem ra đối sánh với trao lưu “thần thực”) dé chỉ ra sự khu

biệt nhất định, và sự liên kết giữa cách hiểu vẻ “thần thực” và cách hiểu biéu

tượng;

Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án cũng xem xét: mộng như một

phương thức tự sự (motif mộng trong toàn bộ các sáng tác của Diém Liên Khoa)

và phân tích bẻ mặt nội dung (dang tư liệu lịch sử) với bờ sông Hoàng Ha‘ Nhữngđiều này đã giúp chúng tôi đào sâu thêm ở tầng nghĩa biéu tượng thông qua việc

đặt nó vào điễn trình sử dụng mả nhả văn có ý thức sử dụng

Bên cạnh đó, còn có các công trình lựa chọn cách tiếp cận tác pham từ phương điện nhân vật, nhưng vẫn tìm thấy sự liên kết với ý nghĩa biểu tượng,chăng hạn như luận văn “Dau ấn vô thức trong thé giới nhân vật của Diém Liên

Khoa" (2021) của tác gia Nguyễn Hồng Thanh Thương đã chỉ ra rằng: nha văn có

* Tác giả Nguyễn Thị Thay Hạnh đã thực hiện nhiều bai báo khoa học về các chủ đề nêu trên, tat cả đã được thé hiện lại trong công trình luận án của chính nhà nghiên cứu Vì vậy, chúng tôi không dé cập lại các bài báo khoa học đó trong lịch sử nghiên cứu van đè.

+ Nhà nghiên cứu Trinh Quang Vỹ, khi tiếp cận tác pham Tir dur cũng đánh giá rang: “Cau

chuyện của tiểu thuyết “Tứ thư” không còn ở mức độ bộc lộ ý nghĩa bi kịch chung chung

mà di sâu vào chiều sâu và bè rộng của lịch sử" (FEICK, 2012 Ủ[.94) (Nguyên văn: Phụ lục B2.5.1), cụ thê: “Cai tạo” trong bồi cảnh 7# dur là làm rõ một kiểu chuyên đôi mới, từ

“lao động là sản sinh của cải, vật chất, thực phẩm, quan áo, ” chuyên sang “lao động là sự bóc lột và coi thường bản chat con người”.

Trang 12

chịu sự tác động một cách vô thức trong việc tạo tác các nhân vật trong tác phẩm,đồng thời, các biểu tượng được thé hiện thông qua giắc mo của nhân vật, chủ yêu

mang các chức năng như dự báo, giải tỏa ân ức (bản thân “giấc mo” theo cách

hiểu của phân tâm học là sản phẩm của tâm lý cá nhân (mang tính dén bù), vừa có

“vết tích bản cô”, vì vậy trong biểu tượng giấc mơ sẽ khai thác được các cô mau)

Từ đó, tác giả đưa ra nhận định tông quát về mơ, kiều mơ, chức năng của mơ trongtiêu thuyết Diêm Liên Khoa dưới lang kính phân tâm học:

Bóc tách từng lớp nghĩa của giấc mơ, di đến cot lỗi ta nhận thay nhà

văn khác họa “guong mặt tinh than” chân thật nhất của nhân vật với

những diéu bat ngờ, khiến độc giả phải trăn trở, bàng hoàng, như lời

cảnh tinh của Sigmund Freud: “Con người đạo đức hon ta nghĩ, nhưng cũng vô đạo đức hơn ta twang”.

(Nguyễn Hồng Thanh Thương, 2021, tr.70)

Ở nhận định này, chúng tôi tập trung vào cảm thức nòng cốt “bất ngờ, trăn

trở, bàng hoàng” dé tiếp tục làm rõ nó trong khóa luận Không những vậy, tác giả

còn chí ra một số cỗ mau/ biểu tượng xuất hiện ở trạng thái giấc mơ (tồn tại ở hìnhthức in nghiêng của tác pham Dinh trang mộng): mũi tên Hậu Nghệ, tiếng kêu

“bố” của Linh Linh, đồng bằng, Tất cả những kết quả nghiên cứu này là gợi ý

quý giá đẻ chúng tôi lựa chọn làm sáng rõ thêm cho một chỉnh thé duy nhất là

mộng.

- Bên cạnh đó, thuật ngữ liên văn bản, nghịch dj/ nghịch lí, phi lí là

công cụ thé hiện được sự khả quan trong việc khai thác ý nghĩa biểu tượng Vi

vậy, chúng tôi cũng căn cứ vào kết quả của các công trình sử dụng công cụ líthuyết nay nhằm lam sáng rõ thêm trong khóa luận Cụ thẻ:

Trang 13

Luận văn Thạc sĩ “Tiéu thuyết Dinh trang mộng của Diêm Liên Khoa từ

x 3D

góc nhìn liên van bản (2020) của tac giả Cao Thị Xuân Giang Tác giả đã đặt

tác phâm Định trang mộng trong dong chảy đồng đại và lịch đại (trên phương diện

văn học, văn hóa) và đưa đến kết luận mà theo chúng tôi cho rằng tóm gọn được

tỉnh thần nhất quán của các học giả khi tiếp cận với Diêm Liên Khoa và sáng táccủa ông và hợp lí trong việc kiến giải ý nghĩa biéu tượng: “Nha văn có sự thông

nhất hòa quyện những tr tưởng tiem thức truyền thong dân tộc phương Đông cũng

như ý niệm của của tinh thân văn học phương Tay” (Cao Thị Xuân Giang, 2020,

tr.122) Từ ý niệm nay, chúng tôi phát hiện và thực hiện đánh giá kĩ thuật sử dụng

biéu tượng của nhà văn Diém Liên Khoa dựa trên ảnh hưởng của truyền thống vốn

có, cũng như các thủ pháp nghệ thuật phương Tây Ngoài ra, công trình này còn

chỉ ra biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh vô thần ở chỗ các nhân vật lựa chọn cái

chết là nhăm tim đên “nhdn vị tự do”.

Về sau, còn có bài báo khoa học của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Mai

Chanh: “Cam thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa” (2021), bà

đã vận dụng cách hiểu của triết học hiện sinh vô thần (trường phái A Camus, J

P Sartre) làm điểm tựa dé soi chiếu cụm ba tác pham ma nhà văn sử dung là bối

cảnh hương tran Trung Quốc cuối thế ki XX: Thự Hoạt, Nhật quang liu niên,

Dinh trang mộng Từ các kết qua được nhà nghiên cứu được đưa ra, chúng tôi xemnhư là cách hiểu bô trợ cho khóa luận:

Trong sáng tác của Diém Liên Khoa, nông thôn khổ nạn không chỉ còn

là cau chuyện đề tài phan anh, ma đã được nâng lên tam cao mệnh détriết học — sinh ton của kiếp người gắn chặt với dat đai, hiểu theo nghĩa:nếu chỉ có họ trên mảnh đất ấy thì họ hoặc no hoặc doi, nhưng không

đến bước bi doa day sông không bang chết.

(Nguyễn Thị Mai Chanh, 2020, tr.54)

Trang 14

Tiêu thuyết của Diém Liên Khoa biêu hiện cái hiện sinh của dam người

song trong vô vọng nhung chưa từng tuyệt vọng Hành trình hiện sinh

(tồn tạ song) của những con người ay cho thay: càng phản kháng khó

nạn thi lại càng gap nhiều khổ nạn hơn!

(Nguyễn Thị Mai Chanh, 2020, tr.58 - 59)

Gắn kết những vấn đề được học giả rút ra với góc nhìn biểu tượng của

chúng tôi, có thé thay, từ biểu tượng chính đến các biểu tượng bô trợ đều tạo nênmột cảm thức cao nhất của các đối cực được đặt ra (cực hạn/ cực đoan/ cùng cực/cực tả) Nhà văn dẫn người đọc từng bước đến với “cai chết” của nhân vật, của lítưởng, của nhân sinh, đến nỗi sụp đô hoàn toàn (thậm chí những kiêu motif hồisinh xuất hiện cũng chỉ dừng lại ở mức khuếch đại cái ác, sự tận điệu Tat cả

những điều này, giúp chúng tôi vững hơn với cách định danh về phong cách của

nhà van Diêm Liên Khoa “kiên nhẫn nhưng vô cùng tàn nhẫn”.

Tuy nhiên, khi đến với phan viết lí luận phê bình *'Sứ mệnh với bóng tối

— Diém Liên Khoa nghịch dj” của tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy được in ở chương

5 trong công trình phê bình văn học “Dam ngoái đầu nhìn lai” (2021), chúng tôiđánh giá ba đã làm sáng rõ được các thuật ngữ hiện sinh/ phi lí/ nghịch di Phanviết này là sự ap ủ và day công của nha nghiên cứu chat lọc từ các công trình matác giả đã công bồ trước d6* Khác với tac giả Cao Thị Xuân Giang sử dụng cáchthức chứng minh, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Tịnh Thy khang định luôn sự hap dẫn, lôi cuốn của nhà văn với độc giả thông qua việc ông sử dụng tài tình các thủ

pháp, trào lưu văn học có nguồn gốc phương Tây, vì vậy bà nhận định:

Š Hội thảo nghiên cứu khoa học (“Tinh chất nghịch di trong tiểu thuyết của Diễm Liên Khoa”

— công bé ở Đại học Sư phạm Hué), bai báo khoa học (“Neghich dj trong tiêu thuyết Diém Liên Khoa", “Lién văn bản trong tiểu thuyết Diêm Liên Khoa" — công bỗ ở Đại học Su phạm Thành phố Hỗ Chi Minh).

Trang 15

Với nhà văn Diém Liên Khoa, phản tr và hiện thực được chuyền hóa

bằng nghệ thuật nghịch di với sự góp sức của carnaval hóa và liên văn

ban, đã góp phan tạo nên phong cách sảng tác độc đáo của ông trong

đòng chảy tiểu thuyết đương dai Từ nhân vật nghịch di, không gian di

thường với the giới lộn trái, than phận con người và than phan lich sử

hiện lên qua tiểu thuyết của Diễm Liên Khoa qua that lam riing động

người đọc.

(N guyén Thi Tinh Thy, 2021, tr.496 — 497)

Từ khang định trên, chúng tôi con chú ý thêm van dé “than phận conngười, thân phận lịch sử” dé bàn sâu về tầng nghĩa biểu tượng trong khóa luận.Còn vẻ thủ pháp liên văn bản, chúng tôi xem thủ pháp này như là bản chất vốn cócủa biểu tượng, từ đó đưa ra đánh giá, lí giải bám sát hơn vào đối tượng nghiên

cứu.

- Nhà văn Diêm Liên Khoa trong chuyến thăm Việt Nam cũng đã tham

dự budi sinh hoạt khoa học với chủ dé “Trung Quốc và văn học trong một thôn

trang" (4/2019) tại trường Dai học Khoa học xã hội và Nhân văn, ông đã phat

biéu về vai trò của tác pham văn học:

(¿ Be gas Py A ˆ Be py # ; a ˆ

Doi với tôi [Diém Liên Khoa], không phải la chúng ta nói câu chuyện

gi, mà là chúng ta viet điều đó như thê nào, hình thức như thé nao”,

“Tôi nghĩ là trên thể giới ngày nay, có lẽ là không có thể có quốc gia

© Nhà nghiên cứu Phan Thu Vân (Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chi Minh) thực hiện phiên

dịch.

Trang 16

nào giống như là Trung Quốc (hiện đại] có thé cung cap cho nhà văn

tư liệu sông vừa hoang đường, vừa phức tạp, vừa nhiều nội dung

(đoạn thoại từ 1:49:00 đến 1:51:45)?

Từ đó, chúng tôi cũng xem xét biều tượng trong sáng tác của Diêm LiênKhoa như một hình thức nghệ thuật vừa mang tính truyền thông, vừa mang tínhsáng tạo (đan lỏng giữa nghệ thuật sử dụng biểu tượng và các nghệ thuật khác có

liên quan).

0.2.2 Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài

- _ Ngoài việc xem luận án của tác giả Nguyễn Thi Thúy Hạnh như một

kênh thông tin tham khảo chính yếu cho việc hiệu khái niệm “chu nghĩa thần thực",chúng tôi còn tham khảo thêm bai báo khoa hoe: “Tir Franz Kafka đến nguoi chiénthắng giải thưởng Franz Kafka, Diém Liên Khoa: Diễn ngôn chính trị sinh học vàphận người tiến thoái lưỡng nan trong “Thụ hoạt” và “Đình trang mộng ” từ gócnhìn thân thực ”® (2020) của tác giả Melinda Pirazzoli Chúng tôi ghi nhận các kết

quả nghiên cứu sau”:

7 Truy xuất từ trang web: https://www.youtube.com/watch?v=AMnoW7Mi-w0&t=6025s

(Truy cập ngày 21/2/2022)

* Tam dịch từ nguyên van: "From Franz Kafka to Franz Kafka Award Winner, Yan Lianke:

Biopolitics and the Human Dilemma of Shenshizhuyi in Liven and Dream of Ding Village”.

# Trong bai báo khoa học nay, chúng tôi chú trọng đến các kết quả nghiền cứu “phan người tiễn thoái lưỡng nan” hơn, vì nó anh hướng trực tiếp đến dé tài khóa luận, còn mảng kết quả

“điển ngôn chính trị sinh học” chúng tôi cho rằng đó chi mới dừng lại ở bể nỗi của nội dung

(như cách ma Diém Liên Khoa từng chia sẻ) Cũng chính tác gia bài bảo cũng nhận định

điều này: “Tuy nhiên, các điển ngôn chỉnh trị sinh học không thé giải thích đây đủ về tính phức tạp, chiều sâu và tính nhân văn của “Thụ hoạt” và “Dink trang mong”, nơi khám phá

š nghĩa phức tạp và biến dang của cude song và cũng dai điện che shen” (Melinda Pirazzoli,

2020, p.11) (Nguyên văn: Phụ lục B1.2.1) [shen là phiên âm của chữ ‡ (than) trong cụm từ

Ȇ'3J; (than thực)].

10

Trang 17

Tác giả đã đánh giá cách hiểu “than thực” trong tiến trình sáng tác từ

tác phẩm Thụ hoạt (2004) đến Đinh trang mộng (2006) như sau:

[Than thựcJ không chỉ la một phương thức dai điện mới ma con là một

điển ngôn chính trị sinh học có nguồn gốc được tìm thấy trong các tác

phẩm của Franz Kafka, [nó] mô tả và đại diện cho bản chat con người

và sự khó khăn của con người cũng như quá trình sửa đổi chủ thể Những thành tựu của Yan Lianke cũng quan trong không kém vì chứng

cũng mô tá bản chất con người và sự khó khăn của con người trong một

thể giới dang dan mat đi bản sắc của nó.

(Melinda Pirazzoli, 2020, p.1)'°

Có thé thấy, chính nhận định trên cũng có sự đồng vọng với các kết quả

nghiên cứu vẻ tác giả Diêm Liên Khoa, ở chỗ: nhà văn dụng công trong việc nêubat sự thoái trao những giá trị mang tinh bản sắc nhằm mục đích biéu lộ dần những ban chất sau — hành — trình — tha — hóa của đối tượng là người nông dân Tất cảnhững thực trạng trên được Melinda Pirazzoli nhận định rằng:

Vi những điều trên, những cơ thể tàn tật trong Thụ hoạt và những cơ thể bệnh tật trong Đình trang mộng nên được coi là những phép ẩn dụ mạnh mẽ mô ta những biến thái nội tâm kỳ cục “có that” của nông dan

Trung Quốc ở các vùng nông thôn.

(Melinda Pirazzoli, 2020, p.3)!'.

!® Nguyên van: Phy lục B1.2.2

" Nguyên văn: Phụ lục B1.2.3 Hon thé nữa, cách nhìn nhận của tác giả Melinda Pirazzoli cũng có sự tương đồng với Nguyễn Thị Mai Chanh khi cùng miêu tả về trạng thái "sống có

11

Trang 18

Từ nhận định này, chúng tôi lại tiếp tục đôi chiều với cách hiểu của mình:

nhà văn bóc tách đôi tượng (người nông dân) không phải chỉ dựa trên mỗi sự kiện

có thật, mà còn là nhằm vào những van dé đã được “che khuất an tàng” đi bởinhững kiêu loại hiện thực khác (được biêu hiện qua kiêu “tang băng trôi”, “dụngôn”, “hài hước den”, ) Tất cả điều này đều đúng với tinh than “than thực”

mà nhà văn mong muốn thê hiện: “có that” nhưng dường như là “không có thật”

và ngược lai, Điều này là một minh chứng cho kiểu sáng tác hoang đường, siêu

thực của nhà văn.

Không những vậy Melinda Pirazzoli ngoải việc chỉ ra cả Franz Kafka và

Diém Liên Khoa déu có diém chung vé mặt lựa chọn chủ đề, phong cách, tác giả

còn chi ra điểm khác biệt trong việc xứ lí của nhân vật với “thé lực cực đoan” băng

“nhiệm vụ cực đoan”:

Hơn nữa, không giống như các tác phẩm của Kafka, nhà văn Trung

Quốc cuối cùng đã chọn cách nổi dạy chống lại tình trạng cải tạo như

vậy trong cuốn tiểu thuyết thứ hai của minh và quyết định dé ông nội [Dinh Thủy Dương] giết con trai của chính mình, thương gia mau Dinh

Huy (Melinda Pirazzoli, 2020, p.11)!?

Nói tóm lại, công trình của Melinda Pirazzoli tuy ngắn gọn nhưng đề lại

két quả kha quan trong việc hiệu sâu trào lưu “than thực” của nhà văn Diễm Liên

nghĩa là đi đến sự chết nhưng sự sống không bằng chết" Từ những đối thoại của lí thuyết đến thực tiễn sáng tác, chúng tôi cũng cho rằng, mỗi góc nhìn sẽ có kết quả khác nhau, nhưng tang sâu minh triết là không thé không nhận thấy Vì vậy, từ góc độ biểu tượng chúng tôi

cũng sẽ đi theo cách cảm nhận nay bên cạnh việc tập trung vào mục đích nghiên cứu.

'? Nguyên văn: Phụ lục B1.2.4

12

Trang 19

Khoa Nói cách khác, các kết quả trên cũng đã giúp chúng tôi kéo độ vênh giữa

việc nên xem “than thực” là “phuong thức nghệ thuật” hay “chu nghĩa sáng tác”

- Trong công trình “60 nam văn hoc đương đại Trung Quốc" (2018)

của nhóm tác giả Trình Quang Vỹ (chủ biên), Mạnh Phon Hoa, Trần Hiéu Minh

(Đỗ Văn Hiểu dịch) trong phan viết “Chuyén đổi của tự sự hương thổ và tinh kha

năng của văn học chữ Hán” đã đưa ra nhận định liên quan đến phong cách sáng

tác của Diêm Liên Khoa (sự liên quan mật thiết tới việc thê hiện kĩ thuật sử dụng

biểu tượng):

Trong mot tác phẩm toàn điện triển thị và trào long hw giả, tan khuyết,

khổ nạn, ngoan cường Diêm Liên Khoa muốn biểu đạt chính nghĩa cao

nhất, biểu đạt niềm quan tâm nhân đạo chân thành Ở đây, tính quật

cường của ton tại được thé hiện trong đời song tàn tật bắt toàn, đúng

như tính quật cường mà văn bản có, nó cũng là ánh sáng được chiếu ra

từ trong bat quy tắc của văn bản, trong tự sự tàn khuyết Tiểu thuyết của Diém Liên Khoa chính là như vậy, ánh sáng quái dj lóe lên và nổi

đau kinh động thể giới xuyên qua trường cảnh phát triển phén hoađương đại, khiến người đọc không thể làm ngơ

(Trình Quang Vỹ (cb), 2020, tr.336 - 337)

Bài phát biểu của Trần Hiểu Minh (2011) trong budi hội thảo khoa học

“Kha năng tái liện tường thuật lịch sw về văn học vết thương — Các tác phâm

=

mới của Diêm Liên Khoa: “Tứ thư” và “Khám phá tiểu thuyết" cùng đưa ra

nhận định về kiêu viết “trào lộng hư giả” thông qua ngữ liệu 7# thie, như sau:

[Tác phẩm Tứ thie] là trận chiến, một cuộc thi với Kinh Thánh, anh ấy [Diém Liên Khoa] sử dụng lịch sử của chúng ta, lịch sử đau khổ của chúng ta, những con người dau khô cua chúng ta Sáng tác van học

13

Trang 20

phải trân trọng những giá trị tuyệt vời của truyền thông, và những

truyền thong ay phải ton tại dưới văn bản Toi nghĩ Diém Liên Khoa dang xử lí những văn ban tuyệt voi, điều nay khiến chúng ta kinh ngạc.

(EM & B5!#q, 2011, 01.54)"

Có thê hiểu, đây là cách thể hiện chủ dé văn học vết thương một cách mới

lạ nói về câu chuyện của dân tộc Trung Hoa đương đại bằng hình thức dẫn nhập

là Kinh Thánh Nhận định này cũng góp phần giúp chúng tôi phát hiện ra thủ pháp

nghệ thuật đặc biệt của nhà văn Diém Liên Khoa trong việc xây dựng nhân vat Con Trời (xem thêm chương 2 khoá luận).

Với nhận định trên, chúng tôi còn quan tâm đến khẳng định “tinh nhân đạo:

ánh sáng được chiếu ra từ bắt quy tắc của văn bản, từ tự sự tàn khuyết” đề làmsáng rõ thêm sự lí giải về tính “thần thực” trong sáng tác của Diêm Liên Khoa.

Dong thời, cũng là khung định hướng mà chúng tôi xem xét “lí do lựa chọn biéu

tượng của tác giả”, cũng như su day đặc của biểu tượng chú yếu

Với riêng chủ dé “tan khuyết”, chúng tôi bắt gặp luận văn thạc sĩ: “Viet về

thương chấn trong “Ki ức nông thôn” của Diém Liên Khoa” (2018) của tác

giả Hoàng Tâm Văn, chúng tôi thu nhặt được kết quả nghiên cứu ở chương 6 của

công trình có liên quan đến biêu tượng: “Nhing ẩn dụ về chan thương đăng sauviệc viết về chấn thương”, như sau:

An dụ “máu” với ý nghĩa: “không còn là nhu cau can thiết để duy trì sựsống, mà là công cu để con người làm giảu”, cụ thé: máu như loại hàng hóa dùng

dé trao đôi; máu là hi vọng và ước mơ, nhưng cũng là khát khao và sự xấu xa sâu thăm của con người; máu biến người ta từ nghèo đến giàu, từ đại lộ thênh thang

!# Nguyên văn: Phụ lục B2.4.2

SEIMEI IER “ 2fliu” 96407612

14

Trang 21

đến ngõ cụt: bán máu tương đương với việc bán đi sự sông — cái giá đau đớn nhất.(BFL, 2018, FL 38 — 39)!%,

An dụ “giắc mo” với ý nghĩa: “việc long mộng vào [truyện kế: câu chuyện

và cau trúc] làm mở rộng và phong phú không gian tran thuật của tiểu thuyết, kếtcau dan xem giữa do và thực có sức căng biểu cảm, làm cho văn bản hiện thực có

những ý nghĩa thâm mỹ như tượng trưng và phi li, do sự tăng thêm của bí ẩn và kì

điệu”, với các kiểu biéu hiện cụ thé: giấc mơ định mệnh, giấc mơ cá nhân, giấc

mơ giàu có, vùng đất hứa, ước mơ lập công, (BO 3 ,2018, 1 40)!7

Dù không khang định trực tiếp về ý nghĩa an dụ của máu và giác mo trongphân nghiên cứu của tác giả, nhưng chúng tôi vẫn thấy được ý khái quát: nhà văn(Diêm Liên Khoa) đường như hướng về việc tạo lập các ý nghĩa đó mang diémchung là “có tính chu kì” (thông qua việc đặt để giấc mộng than thoại hoặc tái

trích dan biéu tượng mau trong Kinh Thanh, hoặc xem mau như vật trao d6i mang

tính hiển nhiên và liên tục trong các tác phẩm) Điều này là gợi ý sáng giá, giúpchúng tôi đào sâu hai ý nghĩa mộng và máu này trong chỉnh thé kĩ thuật sử dụng

biéu tượng.

- Phan viết “Van học sứ của một cá nhân hay là xuất phát từ điểm mờcủa lịch sứ văn hoc” được in trong quyên “Van học đương đại Trung Quốc - tác

giả và luận bìnft` (2017) của nhà nghiên cứu Vương Nghiéu đã đặt hiện tượng

sáng tác Diêm Liên Khoa vào hệ thống lịch trình sáng tác với các vẫn đề: xung

đột giữa hiện thực và nội tâm, quan hệ giữa chính trị và mĩ học, siêu thê loại vàsiêu chủ nghĩa Dựa trên những van dé luận bình này, chúng tôi thu nhặt được mộtvai nhận định liên quan mật thiết đến góc nhìn biéu tượng cụ thê:

Vấn đè “xung đột giữa hiện thực và nội tim”, Vương Nghiêu khẳng định

ở nhà văn Diễm Liên Khoa có thái độ "do phúng, da kích mot cách lạnh lùng

“chu nghĩa hiện thực ”, đã thay đổi về chat và văn học của chủ nghĩa hiện thực

1® Nguyên van: Phụ lục B2.6.1

! Nguyên văn: Phụ lục B2.6.2

15

Trang 22

đó", và cũng chính kiều loại hiện thực giả dối ay đã dé lại trong tâm thức của nhà

văn nhiều nỗi lo sợ, nó được chuyền biến thành định hướng sáng tác, “khi chattinh than tác phẩm” của ông (Vương Nghiéu, Đỗ Văn Hiéu dich, 2017, tr.158 -

160) Theo chúng tôi, tinh than nay thật sự thê hiện trong sáng tác của nhà văn,minh chứng qua việc tác gia xây dựng mọi van đề xoay quanh hệ biểu tượng vớigiọng văn không còn 1a châm biém, ma đã đây đến mức trao phúng, chúng tôi gọi

là "thủ pháp hai hước đen” trong khóa luận.

Van đẻ “quan hệ giữa chính trị và mĩ hoc”, chúng tôi quan tâm đến chỉ tiết

“sừng bái quyên lực” (Vương Nghiéu, Đỗ Văn Hiểu dich, 2017, tr.172) Van đề

nỗi sợ cũng là một trong những chủ đề chính mà nhà văn Diêm Liên Khoa thê hiệntrong sáng tác, nhưng có lẽ theo Vương Nghiêu bằng phương pháp nghiên cứutiều sử, ông nhận định nỗi sợ nay có sự phóng chiếu từ kí ức hẳn sâu vào tâm thứccủa Diêm Liên Khoa Vì vậy nhóm từ khóa quan trọng trong vẫn đề này mà chúng tôi ưa khai thác nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu, là: quyên lực, số phận và sinhmạng Quyền lực tác động tiêu cực đến số phận và đề giải quyết sự tiêu cực ấy,

nhân vật trong sáng tac của Diêm Liên Khoa giải quyết van đẻ (nghịch cảnh) bằng

sinh mạng Tat cả đều góp phan kiến giải kĩ thuật sử dụng biéu tượng của nhà văn.

Van dé “siêu thé loại và siêu chủ nghĩa”, chúng tôi chú trọng vào các từ

khóa: hỗn loạn (“Tôi [Diém Liên Khoa] cho rằng, hồn loạn nhân tâm bắt nguồn

từ hon loạn trật tự xã hội Ngược lại, hôn loạn nhân tâm lại làm tăng hôn loạntrật tự xã hoi”) (Vương Nghiêu, Đỗ Văn Hiểu dịch, 2017, tr.190) và đặc trưng

“ngụ ngôn hóa”/ “ngụ ngôn thời đại” (“Trong tiểu thuyết của ông, văn minh và

ngu muội vẫn không có cơ hội cầu thành xung đột trực tiếp, nhưng các loại cơ chếsan sinh văn minh lại dang tao ta ngu mudi, lạc hậu, nghèo đói chứ không hè xóa

bỏ chúng”) (Vương Nghiéu, Đỗ Văn Hiểu dich, 2017, tr.196) Điều này chúng tôighi nhận nhằm đẻ lí giải tính “thần thực” của nhả văn

0.2.3 Nhận xét

Căn cứ vào tình hình nghiên cứu tiêu thuyết Diêm Liên Khoa từ góc nhìnbiểu tượng ở trên, chúng tôi nhận thay những van đề sau:

16

Trang 23

- Các nghiên cứu tập trung chỉ ra những điểm gây ấn tượng với độcgiả của tác phầm (những phạm trù, đặc trưng sáng tác) Tất cả những nhận xét này

đều có sức thuyết phục cao, vì chỉ ra được những cảm thức chính yếu, trọng tâm

ma tác giả von có ý muốn thé hiện.

- Tinh nghịch dị (phi li, hiện sinh), liên văn bản phan tư, thương chan,hài hước đen và các thủ pháp nghệ thuật khác là những van dé được “đánh rối”,hòa trộn trong chỉnh thê tác phẩm nhưng đều được các nghiên cứu làm rõ, chủ yêu

là qua phương diện văn bản, nhân vật, giọng kẻ

- Các kết quả nghiên cứu nôi bật ở việc xem “mộng” như là motiftruyện kê và “séng Hoàng Ha” như là tư liệu lịch str trong tác phẩm (khai thác ởgóc độ nhà văn có ý thức sử dụng) Điều này sẽ được chúng tôi khai thác ở cả góc

độ vô thức.

- Việc nghiên cứu Diém Liên Khoa đòi hỏi về việc làm rõ tinh thanthân thực vốn còn nhiều tranh cãi, bằng các lí thuyết có liên quan: chủ nghĩa hiện

thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ao, chủ nghĩa hiện sinh

- Chua xuất hiện công trình nào nghiên cứu hai tiéu thuyết (Dinh trang

mong và Tứ thư) từ góc độ biêu tượng dé đưa đến kết luận về kĩ thuật tự sự củanhà văn Sự xuất hiện các bản dịch (không có sự cắt gọt) ở Việt Nam đã tạo cơ hội

cho độc giả, nhà nghiên cứu tiệm cận với thé giới nghệ thuật của Diêm Liên Khoa

0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu cua khóa luận là các biêu tượng nghệ thuật xuất

hiện nhiều lần và trở thành mã quan trọng trong việc kiến tạo và giải mã nghĩa, ý

nghĩa của việc sử dụng vả khai thác biêu tượng nghệ thuật, thủ pháp xây dựng các

biéu tượng ấy trong chinh thé tác phâm

Pham vi nghiên cứu của khóa luận là hai tác phâm đã được dịch và phát

hành ở Việt Nam Cụ thê:

1 Diêm Liên Khoa (2019a) Dinh trang mộng Minh Thương (dịch) NXB Hội Nha van.

17

Trang 24

2 Diém Liên Khoa (2019b) Tir thu Châu Hải Đường (dịch) NXB

Hội Nhà văn.

0.4 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện khóa luận: Ý nghĩa một số biểu tượng nghệ thuật

trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (trường hợp Dinh trang mộng và Tứ Thu)

bằng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phuong phap tiếp cận liên ngành: đặt van dé lí thuyết biểu tượng

trong mỗi tương quan với Ngôn ngữ học, Tâm lí học, Triết học, Văn hoá học để

từ đó làm cơ sở lập luận chỉ ra cách hiểu về biéu tượng của khóa luận;

- Phương pháp thi pháp học: khai thác những yếu tô thuộc về hình

thức của tác phâm: phương điện nhân vật, không - thời gian, kết cau, điểm nhìn,

giọng điệu có sự xuất hiện của ý nghĩa biểu tượng;

- Phương pháp lich sử văn học: hỗ trợ giải mã biéu tượng trong sang

tác của Diêm Liên Khoa có từ ảnh hưỡng của văn học truyền thống:

- _ Phương pháp tiểu sử: phân tích quan niệm nghệ thuật chi phối đến

sáng tác va hoạt động nghệ thuật của chính nhà văn;

- Phương pháp van hóa học: phat hiện, phan tích các kí hiệu có liên

quan, kí hiệu bô trợ xoay quanh biểu tượng chính, có tir văn hóa truyền thống Trung Quốc và văn hóa nguyên thủy của con người.

0.5 — Ý nghĩa của đề tài

- Tập trung tìm hiểu sâu hai trong số các biểu tượng xuất hiện trongphạm vi nghiên cứu, từ đó giải mã và kiến tạo thêm giá trị nội dung và nghệ thuật

của tác phẩm từ góc nhìn biêu tượng:

- Li giải sự hap dẫn của tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật (sự

kết hợp giữa nghệ thuật sử dụng biêu tượng với các thủ pháp nghệ thuật khác)

- Đóng góp vào tình hình nghiên cứu hiện tượng văn học giàu tiềm

năng trong khu vực Đông A — Diém Liên Khoa

18

Trang 25

0.6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Äfớ đầu (20 trang) Kết luận (2 trang) Tài liệu tham

khảo (6 trang) và Phu luc (17 trang), khóa luận được chúng tôi trién khai theo

ba chương, như sau:

CHUONG 1 Những vấn đề chung (22 trang)

Nội dung 6 chương này: thứ nhất, khái quát một số cách hiểu về biéu tượng

ở các nghiên cứu hiện đại, đồng thời lựa chọn cách hiéu phủ hợp nhất với trườnghợp là tác gia, tác pham văn học; thứ hai, chỉ ra một số ảnh hưởng có vét tích từtruyền thông văn học Trung Quốc ảnh hưởng đến tác gia, từ đó chỉ ra thêm nhữngdau an sáng tạo trong tuyên ngôn sáng tac của Diêm Liên Khoa — chủ nghĩa thanthực; thứ ba, chỉ ra sự tương ứng giữa cách hiéu thần thực của nhà văn và cáchhiểu biéu tượng của khóa luận

CHUONG 2 Biểu tượng Vước trong tiểu thuyết Dinh trang mộng và

Tứ thir (33 trang)

Nội dung chương này khai thác ý nghĩa biểu tượng Nước và các biến théđược ghi nhận có nguồn gốc từ cô mẫu ước trong tâm thức nhân loại đến vănhọc Trung Quốc Từ đó, làm rõ ý nghĩa phái sinh (sự kết hợp giữa truyền thongphương Đông và tư tưởng thâm mỹ, thủ pháp nghệ thuật phương Tây) và chứngminh loại “thé nghiệm tiếp nguồn” xuất hiện trong hai đối tượng nghiên cứu

CHUONG 3 Biểu tượng Mộng trong tiểu thuyết Dinh trang mộng và

Tứ thir (29 trang)

Thừa hưởng cách trình bày của chương 1 và 2, chương 3 vẫn tiếp tục phân

tích theo quy trình từ ý nghĩa truyền thống đến ý nghĩa phái sinh với các van đẻ:

từ cô mau chiêm bao đến biéu tượng mộng, tử thê nghiệm mộng ảo của văn học

cô đến văn học đương đại Trung Quốc (trường hợp Diêm Liên Khoa), từ câuchuyện hương tran đến cách kẻ theo lỗi than thực

19

Trang 26

CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE CHUNGTrong lịch sử tiếp nhận nghệ thuật của nhân loại có rất nhiều công trìnhcua các học giả tim cách tiếp cận với thuật ngữ “biéu tượng” nhằm lí giải nhữnghiện tượng văn hóa cốt lõi của dân tộc, quốc gia mà họ sinh sống Chính vì mức

độ dày đặc của các công trình nảy mà thuật ngữ “biéu tượng” vẫn chưa có một nộihàm thông nhất Vì vay, sử dung “cách hiểu” thay cho “khái niệm” sẽ hợp lí hơn

với những vân dé có nhiêu sự quan tâm.

1.1 Cách hiểu về “biểu tượng”

Cách hiệu của ngôn ngữ học

“Biểu tượng” là một từ Hán Việt, biéu (42) là néu rõ, bay tỏ, trình bày:

tượng (Ất) là hình ảnh, hình trạng (Thiéu Chiru, 1993, tr.745 - 746) Từ biểu tượng

(#@ $) là để chỉ một hình trạng/ hình ảnh được nêu tỏ ra nhằm dé chỉ một phương

điện ý nghĩa nào đó mang tính trừu tượng.

Trong tiếng Việt, biểu tượng được hiểu là “1- hình anh tượng trưng”(Hoàng Phê, 2018, tr.82) Ở nét nghĩa này, biểu tượng được xem như là hình ảnh

có khả năng trình hiện một khái niệm mang tính trừu tượng Cách hiệu này của

nhóm tác gia Hoàng Phê có phan giống với Charles Sanders đưa ra cách giải thích

về kí hiệu: “nền tang của tính hình tượng là quan hệ tương đông giữa kí hiệu vàdoi tượng được nó biéu dat’ (La Nguyên, 2019, tr.376) Chính vì vậy mà cách

hiểu của nhóm tác giả Hoàng Phê có sự lẫn lộn giữa “hình tượng” (hình ảnh tượngtrưng) và “kí hiệu ngôn ngữ đơn thuần”

Trong tiếng Hy Lạp, symbolon (biểu tượng) được coi là từ gốc của symbol

(tiếng Anh), symbole (tiếng Pháp) có nghĩa ban đầu là nối kết với nhau (to put

>? Từ điển Hoang Phê định nghĩa về “biểu tượng” với ba nét nghĩa, trong phạm vi dé tai nay

chúng tôi sử dụng hai nét nghĩa đầu (nét nghĩa 1, 2) và phân loại chúng trong từng cách hiểu

khác nhau.

20

Trang 27

together, ding để chỉ hành động hợp nhất, liên kết nhau và hội tụ), càng dan về

sau từ này mở rộng thêm cách hiéu Theo Từ điền Oxford, biêu tượng là “một dau

hiệu hoặc ký hiệu có ý nghĩa đặc biét’* (Robert Allen & Andrew Delahunty,

2005, p.532) Theo André Lalande (nhà từ điển Pháp), biều tượng là “edi biểu hiện

một cai gì khác căn cứ vào một tương ứng loại suy” (dẫn lại từ: Đoàn Văn Chúc,

1997, tr.78), đương ứng loại suy ở đây cô thê hiệu là sự vật có chức năng thay thé,

tương ứng với cái được gan cho biéu tượng (mảnh gương là biêu tượng cho sự tan

vỡ, chim bồ câu trắng là biêu tượng của hòa bình, ).

Nhìn chung, ở khía cạnh ngôn ngữ biéu tượng là hình ảnh cụ thẻ dé chỉ

những ý niệm mang tính tượng trưng, trừu tượng do con người tạo ra, hiện hữu

trong đời sông của họ.

Cách hiểu của triết học

Biểu tượng được cắt nghĩa từ việc cảm nhận hình ảnh từ sự cảm tính chủquan: là “hinh anh trực quan - cam tính, khái quát về các sự vật và hiện tượng của hiện thực, được gi lại và tái tạo trong ý thức và không có sự tác động trực tiếp

của bản thân các sự vật hiện tượng đến giác quan” (Cung Kim Tiền, 2002, tr.86)

Nhà nghiên cứu K.A Svasyan cũng nhắn mạnh vào hình thức tinh than

của biểu tượng: “Triét học các hình thức biểu tượng là lí thuyết tong quát về các

hình thức tinh than thể hiện trên chất liệu văn hóa đặc thù với những hình thức

như ngôn ngữ, huyện thoại, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật" (dẫn theo công trình:

Trịnh Ba Dinh, 2018, tr.S1)”

Như vậy theo Triết học, bat kì hình ảnh nào được con người tiếp nhận va

lưu giữ đều sẽ hình thành nên biéu tượng Cách hiệu này làm cho biểu tượng mang

*# Nguyên văn: Phụ lục B1.3.1

*® Tài liệu gốc: [K.A Svasjan (1980) Van dé biếu tượng trong triết học hiện dai NXB Viện

Han lam Khoa học Armenia} (tr.246).

21

Trang 28

tính chat đại tra, bat kì hình thức tồn tại nào hiện hữu trong não bộ đều có khả

năng trở thành biểu tượng Song, điểm mau chốt dé xác định đặc thù của biéu

tượng được dé cap đến là căn cứ vào biêu hiện cụ thé của nó ở những hình thức

khác (ví dụ như đặt nó vào góc độ của Tâm lí học, Phân tâm học, Văn hóa học).

Có thể nói, cách hiểu của Triết học là nên tảng cho việc hình thành nên các cách

hiệu về biêu tượng ở lĩnh vực khác:

Biéu tượng = hình ảnh + diễn giải của lĩnh vực khác

tượng cũng chính là việc tư duy về khoa học.

Nhà nghiên cứu Radugin A.A cũng cho rằng: “Biéu tượng — một loại ký

hiệu đặc biệt, thể hiện nội dung thực tế của một điều nào đó Biéu tong văn hóa

khác ký hiệu thông thường ở chỗ chứa đựng mỗi liên hệ tâm lý và ton tại mà nébiểu trưng” (Radugin A.A, 2001, tr.50) Với cách hiểu này, biểu tượng là một mốiquan hệ tương tác lẫn nhau của hai thành tố: đời sông tâm lí (của cá nhân) và đờisông tâm linh (sự tồn tai của biéu tượng) Cùng cách hiểu này, nhà nghiên cứu

Đỉnh Hồng Hai dựa trên định nghĩa của Sausure về “tin hiệu ngôn ngữ" là một

thực thé gồm hai mặt “edi biểu đạt và cái được biểu đạt”, từ đó chiếu ứng với mỗi

liên hệ văn hóa — biểu tượng: biểu trợng là cái biểu đạt và văn hóa là cái được

biếu dat (Đình Hồng Hai, 2014, tr.206)

22

Trang 29

Nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc tập trung vào việc xác lập dang tôn tại

của biéu tượng: Biêu tượng có hai dạng tôn tại hoặc là tinh (dang vẻ một ngôi

chủa, một pho tượng, một bức tranh) hoặc là dong (một điệu múa, một cảnh kịch,

một đám rước, một chuỗi hành động trong điện anh ) Dạng ton tại của biểu tượng

sẽ ảnh hưởng đến giác quan chúng ta và dé lại những mức độ ý nghĩa khác nhau

ở mỗi người, vì vậy biéu tượng sẽ là vật trung gian dé lí giải cho y nghĩa (văn hóa)

(Đoàn Văn Chúc, 1997, tr.66) Ngoài ra, còn có cach phân chia: biéu tượng vậtthé (công trình, kiến trúc, ) và biéu tượng phi vật thé (trong mỹ hoc, trong văn

hoc, âm nhạc, tín ngưỡng, tập quan, ).

Như vậy, theo văn hóa học, biéu tugng duge kién giải đồng thời với nhu

cau giải mã văn hóa J Chevalier cũng đưa ra quan điểm: “Noi chúng ta song trong

một thể giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thé giới biểu tượng sông

trong chúng ta” (Chevailier J, 1997, tr XIV) Thế giới biêu tượng đó được conngười tạo dựng bằng sự tưởng tượng, chắp ghép các vấn đề mơ hồ, khó hình dungthành một hệ thông nhận diện được, dé từ đó khi bắt gặp lại con người liền lập tứclàm sông dậy một hoặc nhiều ý niệm đã gan, đã được chấp nhận trong phạm vi

cộng đồng, đân tộc, thậm chí là quốc tế.

Văn hóa

học

Cách hiéu của Tam lí học

Theo Từ điển thuật ngữ tâm lí học, biêu tượng là "hình ảnh của vật thể,bối cảnh và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng" (Vũ Ding,

2012, tr.29) Cùng cách hiểu tương tự, theo Tir điển tiếng Việt của Hoàng Phê,biêu tượng được hiểu là “2- hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh cua sự vật còn lưu giữ lại trong dau óc sau khi tác động của sự vật vào

giác quan của ta đã cham dứt" (Hoang Phê, 2018, tr.82 - 83) Ở những nét nghĩa

23

Trang 30

này, “nhớ lại”, “tưởng tượng”, “lưu giữ” là chi cho thao tác/ hình thức vận động

của tư duy, và trong trường hợp này là dùng đề tư duy về biểu tượng

Nếu “tu duy” chi dừng lại ở việc con người tiếp nhận thực tại khách quan

và sử dụng khái niệm để diễn giải cái bất khả tri (mã hóa lần một"), thì “tu duy

về biêu tượng” là ở mức độ cao hơn han, đó là điển giải cái bat khả trí dé có đượcchat liệu, từ đó xây dựng thành những khái niệm về biéu tượng (mã hóa lần hai*!)

Như vậy, với tâm lí học vai trò của tưởng tượng là rất lớn đối với việc hình

thành nên biéu tượng trong văn học Nha văn phải gia công nhiều lần vào biểutượng vốn có đề nó từ biéu tượng văn hóa trở thành biểu tượng văn học qua những

lần tái sáng tạo, tái diễn giải.

Tâm lí Biêu tượng (kép) = Hình ảnh trong trí nhớ + Tưởng tượng

học (mã hóa lan 1) (mã hóa lần 2)

Chúng tôi đã dân ra một vài trường hợp tiêu biêu về cách hiệu của biêu

tượng như trên, vừa cho thay được sy phức tap của nội tại lĩnh vực nghiên cứu vềbiểu tượng, vừa cho thấy được các cách hiệu này đều có sự tương tác với biểu

tượng trong văn học, cụ thể:

Biểu tượng trong văn học từ các cách hiểu:

Cách hiệu Cách hiệu Cách hiéu

của triết học của văn hóa học của tâm lí học

Hình ảnh xuât hiện | Tác phâm/ biêu tượng là | Nhà văn mã hóa hình ảnh

trong văn bản (khách | cái biểu đạt, văn hóa là cái | vào tác phẩm, độc giả mã

quan) ở mức độ dày | được biểu đạt Giải mã | hóa hình anh vào kinh

đặc, khiến độc giả ấn | biêu tượng cũng đồng thời | nghiệm đọc (vai trò của

tượng (chủ quan) giải mã văn hóa tưởng tượng).

* Chúng tôi đôi chiếu với cách hiểu của triết học về hình anh (khách quan)

*! Chúng tôi đối chiếu với cách hiểu của triết học về sự điển giải (chủ quan)

24

Trang 31

Có thé thay, các lí thuyết trên đều có phan hạn chế, vì bàn đến biểu tượng

là nói đến những van dé mơ hô tang an Nói khác đi, không thé ding đơn cách

hiéu cho một van dé đa nghĩa, trừu tượng Biêu tượng nghệ thuật cần thiết đượcxem xét ở nhiều góc độ hơn là một Bởi, sản phẩm nghệ thuật là sự tông hòa củanhiều van dé, chăng hạn như đó vừa là hoạt động của tâm lí, vừa mang hình haicủa văn hóa nhưng cũng chứa đựng những ý nghĩa rất riêng của mỗi lĩnh vực nghệthuật Vì vậy, nói cụ thé về biéu tượng trong van học, tức là cần được xem xét,

diễn giải rộng

Cách hiểu về biểu tượng trong văn học

Có thê ké đến các công trình như: Tir điển văn học (2003) của các tác gia

Dé Đức Hiểu (cb), Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá; Tir điển thuậtngữ văn học (2014) của nhóm tác giả Lê Bá Han, Tran Dinh Sử, Nguyễn KhắcPhi; Từ kí hiệu đến biểu tượng (2018) của tác gia Trịnh Bá Dinh; ma chúng tôithực hiện khảo sát đều chỉ ra rằng: biểu tượng thường được hiểu chung nhất làhình tượng nghệ thuật đặc biét/ biến thể của hình tượng nghệ thuật Việc chú ýđến sự “đặc biệt” hay xem nó 1a “biến thế” là boi nó căn cứ dựa trên ham lượngnghĩa: biêu tượng là "hình thái ngôn ngữ dùng để dién đạt sự siêu vượt" (Trịnh Bá

Dinh, 2018, tr.35), cụ thê hơn đó chính là “sw liên hệ hữu cơ giữa hàm nghĩa từ

vựng va hàm nghĩa nghệ thuật” (Đỗ Đức Hiểu (cb), 2003, tr.596) Có thé hiểu

rang, đó là sự khu biệt giữa hình tượng nghệ thuật và biéu tượng nghệ thuật: hìnhtượng nghệ thuật dường như là chất liệu hữu cơ, chất liệu tương ứng chặt chẽ giữacái biêu dat và cái được biểu dat: “chat liệu cu thể mà chúng ta có thể ngắm nghĩa,

thưởng ngoạn và tướng tượng" (Lê Bá Hán, 2007, tr.98), còn biểu tượng lại có

“phạm vì rộng hơn trong hiện thực, vươn tam khái quát của mình đến những doi

tượng hữu hình lan vô hình" (Nguyễn Thành Trung, 2010, tr.71) Chính vì vậy

biéu tượng trong văn học tự thân đã có cấu trúc phức tap, và trong văn học, nó van

được xem là vân đê đa nghĩa.

25

Trang 32

M6 rộng van dé từ những cách hiểu trên, chúng tôi cho rằng: trong tác

phẩm văn học có thé chứa đựng nhiêu hình tượng nghệ thuật (hình tượng người

phụ nữ, hình tượng nhân vật, hình tượng người lính, ) nhưng về số lượng biéu

tượng thì có phan ít hơn han Bởi lẽ, hàm lượng thâm mỹ của hình tượng và biêu

tượng trong tác phâm nghệ thuật có sự chênh lệch: Ở hình tượng tính thâm mỹ.hiệu quả nghệ thuật của nó chỉ xảy ra trong phạm vi tác phẩm (vi dụ: hình tượng

người phụ nữ trong sáng tác của Thiết Ngưng, hình tượng người anh hùng trongsáng tác của Kim Dung, ), còn khi chúng ta xem xét van dé ở góc độ biểu tượng,

tức là phải khai thác ở phạm vi rộng hơn.

Hàm lượng thâm mỹ có ở biểu tượng được xem xét trong phạm vi mangtính liên đới, theo nhà nghiên cứu Trịnh Bá Dĩnh: “biểu tượng ton tại trong tác

phẩm văn học nhút mot công cu kiến tạo văn bản nghệ thuật song “ban than” của

nó cũng la một “văn ban” (Trịnh Ba Dinh, 2018, tr.36) Như vậy, ngoài việc xem

biêu tượng là van đề đa nghĩa và mở rộng hơn, xem nó là một “van ban” thi cũngthừa nhận tính liên văn bản của nó Van dé này, có thé hiểu từ định nghĩa liên vănban của nhà nghiên cứu Julia Kristeva: “moi van bản là một sự hap thu và chuyểnthể của văn bản khác” (dẫn lại từ: Nguyễn Văn Thuan, 2013, tr.70) Như vậy, sự xuyên thấm ngữ nghĩa (chữ dùng của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiêu) có mặt ở biêu

tượng lại càng được nhìn rõ hơn.

Các lí thuyết văn học đề cập đến biểu tượng có sự thừa nhận tính liên đới

có trong nó, và việc giải mã phải gắn liên với nhiều thao tác truy vết sự hấp thu,

sự chuyên thé của nó, hay hiểu rõ hơn chính là việc xem biểu tượng đã được táidiễn giải, tái sáng tạo như thé nào Mặc dù có ý thức truy về nguồn của biéu tượng

nhưng các vấn đề lí luận ấy vẫn chưa xác lập cụ thê nội hàm khái nghĩa của vẫn

dé biéu tượng Điều nay sẽ được làm sáng rõ hơn thông qua lí thuyết về biểu tượng

của phân tâm học.

26

Trang 33

Cách hiểu của phân tâm học (bệnh học] về biểu tượng

Đại diện tiêu biểu của phân tâm học chính là S Freud và C lung Với

phân tâm học, biểu tượng là đối tượng nghiên cứu chính yếu, xuất phat từ tiền đề

lí thuyết của S Freud và phát triên kết quả ấy gần như hoàn thiện của C Jung.

Cách hiểu của S Freud và C Jung trước hết đều dựa mô hình topo của tâm trí(điểm chung của tâm trí) Trong các công trình của S Freud: Giải thích về giấc

mơ (1900), Về giấc mơ và diễn giải giấc mơ (1901) và của C.J ung: Tham do tiềm

thức (1961), cả hai tác giả đều có chung nhận định khi cho rằng giấc mơ là lĩnhvực giàu tiềm năng trong việc giải mã biéu tượng (symbole) Cả hai đều cho răng,

"giác mơ được thê hiện thông qua các tình huong trực cảm, phải được trau chuốtrồi mới thành cách điển đạt dy” (S Freud, 2005, tr.72) và “giác mơ là mot hiện

tượng bình thường của con người, biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ rất da dang

và đặc sắc dưới các dang giả cảnh" (C Jung, 2007, tr.67) Có thé thấy, với phântâm học, giác mơ không sản sinh một cách tự nhiên, nó liên kết với tâm trí và

những ý niệm mà chúng ta vin có

Tuy nhiên, hai tác giả đều có sự khác biệt nhất định:

S Freud cho rằng “giác mơ là thành quả tâm lí riêng của người chiêm

bao” (S Freud, 2005, tr.97), ông lập luận cho những biểu tượng xuất hiện tronggiấc mơ là thuộc về những chan thương tâm li từ thuở âu thơ, những tác động tâm

lí từ nộ1/ ngoại cảnh đã bị kiêm duyệt của định chế văn hóa, xã hội đến với cá nhânngười bị kiểm duyệt, từ đó hình thành sâu bên trong họ những an ức, ham muốn

bị ghì chặt và chỉ giải phóng được những xung đột đó thông qua giấc mơ Ngoài

ra, khi được biéu đạt trong giấc mơ thì cái biéu đạt cũng không có một logic rõ

ràng, "chính người chiêm bao không nam được ý nghĩa của các biểu tượng đã

dùng nên van còn là một điều bí an là từ đâu có mỗi quan hệ giữa chúng với những

cái mà chúng thé chân và ám chỉ" (S Freud, 2005, tr.97), chính vì vậy mà giắc

mơ (theo Freud) về mat ý nghĩa nó cũng mang tính tượng trưng Đặt nội hàm ý

27

Trang 34

nghĩa của giấc mơ trùng khít với nội hàm ý nghĩa của biểu tượng có thé thay rằng,

với Freud ông phân tích và giải mã giấc mơ thông qua hoạt động của tiềm thức

được biêu hiện bằng ngôn ngữ biểu tượng Ông cũng đặt cho giới hạn của giấc mơ chỉ xoay quanh các vấn đề về bản năng tình dục: “Phdn lớn những biểu tượng

trong giác mơ là biểu tượng tính dục” (Anthony Storr, 2016, tr.82)

Tuy nhiên, cũng theo Freud, biêu tượng (symbole): “điển đạt một cách

gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột"

(Chevailier J, 1997, tr.XXIV) Cách hiéu này là nhằm diễn đạt số lượng ít hay

nhiều của biéu tượng là tùy thuộc vào sự dồn nén vào vô thức (sản phẩm của vô

thức cá nhân), hoặc nhấn mạnh vào chiều tác động từ phía ban năng vào biéu

tượng và phủ định chiều ngược lại, điều này làm cho “học thuyết của ông chúng

chỉ đơn giản giữ vai trò những kí hiệu hay triệu chứng của các quá trình ngẫm ẩnchứ không hệ có vai trò của những biểu tượng thật sự" (Đỗ Lai Thủy, 2004,

tr.225) Như vậy, cách hiéu của Freud đã khiến cho biéu tượng (symbole) giống

với cách hiệu triệu chứng (symptom) của tâm lí học

Trong quá trình lập thuyết, C Jung vẫn cho rằng giấc mơ là công cụ hữu

hiệu đề thăm dò biêu tượng vì nó là "mảnh dat nảy no phan lớn các biểu tượng”

(C Jung, 2007, tr.47), nhưng ông không xem nó là tat cả Bởi lẽ, giắc mơ trong

lĩnh vực phân tâm học vẫn khó năm bắt vì bản chất của giác mơ là mù mờ, rốinghĩa Vi vậy, liên tưởng và cảm xúc cũng là những van dé gợi lên biểu tượng.Không những vậy, ông đã mở rộng van đề từ những nghiên cứu về biêu tượng của

S Freud: ngoài việc, quan tâm đến “tinh huéng trực cam”, tức cái vô thức cá nhân

(khía cạnh cá nhân, riêng tư của đời sông tinh than), thì với những “gia cảnh”, tức

là ngôn ngữ than bí có từ thời xa xưa còn tồn tại đến ngày nay Van dé xa xưađược lưu truyền ấy, được ông lí giải bằng thuật ngữ vô (hức tập thé (collective

28

Trang 35

unconscious), gồm: cô mẫu và sự liên kết của cô mẫu với hệ ban năng của con

người” Có thê khái quát lại các cách hiéu vừa nêu trên như sau:

mơ, liên tưởng, cảm xúc)

Cách hiệu cô mau của C Jung

€, lung đã xây dựng khái niệm vô thức (vô thức cá nhân, vô thức tập thé).Ong cho răng: “Cội nguồn của tính biểu tượng [ ] là vô thức tập thé (tài sản

chung của nhân loại]” (C Jung, 2004, tr.241): “nội dung của vô thức tap thể được

gọi là cổ mau”? và *cổ mẫu là những hình ảnh phố quát tôn tại từ thời xa xua"**

(C Jung, 1975, p.3944) Trong công trình Tham do tiềm thức, C Jung đã diễn giải

ý tưởng cô mẫu bằng nhiều chương hon, có thé hiểu rằng cô mẫu tổn tại trong mỗicon người là sản phâm có từ thời cô sơ, được phát hiện thông qua các sản phâmvăn hóa nguyên thủy (tiêu biéu là thần thoại) Ong đã dùng khái niệm đại cươngcho chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa vô thức và ý thức: “Khai niém đạiđương đã hội nhập vào cơ cấu trí não của một người, người đó hiểu và đem ápdụng theo cách riêng của họ Ý nghĩa khái niệm càng khác di khi người ta càng khác biệt về kinh nghiệm xã hội, tôn giáo, chính trị và tâm I?’ (C Jung, 2007,

tr.49) Từ đó có thé thay học thuyết cúa ông không phải phan dé cúa học thuyết S

Freud Bằng chứng là khi xây dựng nội dung cho vô thức, C Jung vẫn đánh giá

- ` * ^ ù a ` re +f ` a a ‘ ˆ 4 g3 x1 *Ã

vai trò của vô thức cá nhân là cái đã biết, còn cô mẫu/ vô thức tập thẻ là cái hiểu

* Trong khuôn khô khóa luận, chúng tôi lựa chọn chỉ thuật ngữ cô mẫu dé phân tích.

ŸŠ Đoạn số (4), tập 9 — phan 1; Nguyên van: Phụ lục B1.1.1

+ Đoạn số (5), tập 9 = phan 1: Nguyên van: Phụ lục B1.1.2

29

Trang 36

mở rộng hơn Như vậy, khái niệm cô mẫu của C Jung nhằm chỉ đến ý nghĩa có từ

thời xa xưa, tồn tại trong vô thức của nhân loại, nó được kế thừa qua trầm tích của

thời gian và bao khắp cả tâm lí của con người dưới dang ân tàng Cũng có thé nói,

cô mau là “ma gen” tổn tại trong kí ức của con người, nó vừa hiển lộ ra ngoài tang

ý thức của con người, vừa kín đáo an giấu bên trong vỏ bọc của vô thức, mà S.Freud ưa chuộng đi sâu vào khám phá vô thức cá nhân, còn C Jung lại thiên về

vô thức tập thé Cách hiéu của Jung đã mở rộng vào đến phạm vi của đời sống tâm

lí của con người, đến kí ức tập thé, chính vì vậy đã vượt ngoài cách hiểu hạn định

của việc tri liệu về mặt tính duc, ki ức cá nhân (1).

C lung không những chỉ ra sự liên kết giữa biểu tượng và cô mẫu mà con

cũng có sự phân cấp ngam an đối với chúng Ông cho rang: “Biểu tượng (trong

giấc mơ) gợi lên cái gì mit mờ, xa la hay tàng ấn doi với ta” (C Jung, 2007, tr.17)

và van đề về “sự mit mờ, xa lạ và tang dn” ay được ông khăng định: “vdn hiện

hitu chứ không phải biến mắt" (C lung, 2007, tr.36), mà như ông đã khang định,

nó hiện hữu trong phạm vi của vô thức cá nhân và vô thức tập thể Từ những khăngđịnh ấy, rõ rang C lung có ý thức đặt cỗ mẫu lên trên biểu tượng, hay nói cách

khác: nghĩa nguyên sơ bao trùm lên trên hết tat thay mọi sự biéu lộ về nghĩa ở biéu

vậy, ý nghĩa được thê hiện qua văn hóa cụ thê được xem như ý nghĩa quy ước (3)

Mở rộng hon từ cách hiéu của C Jung, chúng tôi cho rằng: trong văn hóa

học, biéu tượng được giải mã đồng thời với việc giải mã văn hóa Trong khuôn

khô khóa luận, chúng tôi tiến hành giải mã biểu tượng phi vật thể - biểu tượng

trong văn học Ban thân văn học đã là một thành phần không thé tách rời khỏi van

30

Trang 37

hóa, bởi lẽ: “Van học là nơi kết tinh, là biểu hiện của tâm thức văn hóa dan tộc”

(Tran Đăng Suyén, 2020, tr.221) Có thé hiểu ở đây, văn học vừa là một trong

những dạng biêu hiện cụ thể của nghệ thuật (bên cạnh các loại hình nghệ thuật

khác) vừa là gương mặt đại diện cho văn hóa Nói cách khác, biêu tượng văn hóa

có môi liên hệ mật thiết với biểu tượng nghệ thuật Như vậy, giải mã các vấn đề

trong văn học của một dân tộc cụ thé, thời đại cụ thé không thê bỏ qua nên tảng

văn hóa của đân tộc ấy, thời đại ấy Bởi lẽ, nó liên quan chặt chẽ đến sự sáng tạo

của tác giả văn hoc, mà cụ thé hơn chính là việc họ sử dụng biểu tượng văn hóa

(nghĩa quy ước) trong tác pham Điều này đồng nghĩa, biéu tượng nghệ thuật được

sử dụng trong sáng tác văn chương chính là bién thé của biéu tượng văn hóa ma

chúng ta dé cập Xem xét nó ở dạng biến thê là bởi: biêu tượng được sử dụng trong

văn học có nguồn gốc từ vô thức của nhân loại, được quy ước bởi các cộng đồng

văn hóa cụ thê (biến thé lan 1) va thông qua lăng kính sáng tạo của người nghệ sĩ

(biến thé lần 2) (4).

Từ (1), (2) (3) và (4) có thé rút ra được mô hình hiểu về biểu tượng thông

qua góc nhìn phân tâm học như sau:

Biêu tượng goc

iéu tượnRen taf Biêu tượng bien thê lân 1

văn hóa

Biêu tượng

nghệ thuật Biểu tượng biến thé lần 2

Trang 38

Trong đó các cap biểu tượng gôm:

° Biéu tượng gốc: vô thức tập thé

° Biéu tượng văn hóa: vô thức tập thê, ý thức tập thé (cộng đông quy ước)

° Biêu tượng nghệ thuật: vô thức tập thê, ý thức tập thé; vô thức cá nhân, ý

thức cá nhân (sự sáng tạo, tưởng tượng của nhà văn)

Nói tóm lại, trong khuôn khô khóa luận, cô mẫu là biêu tượng gốc được

sử dụng ban dau và biéu tượng trong văn học chính là biéu tượng được tai sử dung

từ cô mẫu với mục đích riêng của nhà văn Ngoài ra, tính liên đới vốn tổn tại từ

biéu tượng góc đến các biểu tượng biến thé cũng chứng minh được rằng: đọc biểu

tượng là xem xét sự kế thừa, hấp thu và chuyên thé ý nghĩa văn hóa đã hình thành

từ xa xưa vào văn chương (ý nghĩa truyền thống); và đọc biểu tượng tức là xemxét nó có tính chất sản sinh, hội tụ nghĩa nhằm tạo ra những hiệu quả biểu đạt thâm

mi mới ở văn chương (ý nghĩa phái sinh).

1.2 Cách hiểu về “biểu tượng” trong sáng tác của Điêm Liên Khoa

Nhà văn Diém Liên Khoa thuộc vào giai đoạn văn học đương dai Trung

Quốc (1949 — nay) Văn học giai đoạn nay trải qua nhiều cuộc lột xác về mặt tưtưởng: thời ki Đại Cách mạng văn hóa, “van học thời kì mới” (thập niên 80 thế ki

XX), "văn học hậu thời ki mớt” (thập niên 90 thé ki XX) (cách định danh của nha

nghiên cứu Trình Quang Vỹ) Tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà sáng tác của

ông cũng có sự thay đổi tương ứng Trên hành trình giải mã biểu tượng trong sáng

tác của nhà văn, không thê không quan tâm đến những điểm quan trọng cấu thànhnên thẻ giới riêng trong văn bản của tác giả, đó là sự ảnh hưởng từ tình hình vănhọc và quan điểm sáng tác mà tác giả thé hiện trong tác phẩm, mà cụ thẻ ở đâychính là truyền thống văn học Trung Quốc và Chủ nghĩa thân thực

1.2.1 Ảnh hưởng từ truyền thống văn học Trung Quốc

Diêm Liên Khoa là người quan tâm và am hiểu văn hóa Trung Quốc, với

cương vị là một chuyên gia văn hóa (ông trở thành giáo sư thỉnh giảng Văn hóa

32

Trang 39

Trung Quốc tai Dai học Khoa học Kĩ thuật Hương Cảng từ năm 2016) và cũng là

nhà văn, ông đã vận dụng không ít vốn kiến thức của mình về văn hóa như một

chất liệu trong sáng tác văn chương.

Chất liệu từ văn học cô

Van hoc đân gian Trung Quốc: từ thơ ca, truyền thuyết, huyền thoại cho

đến tản văn chư tử tiên Tần với Nam hoa kinh, Đạo đức kinh , bàn chất các tácphẩm này có phần ngụ ngôn, biểu trưng, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng tuy làđơn giản nhưng góp phần vào ý thức sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Trung

Quốc sau nay Việc tái sử dụng các biéu tượng qua hang nghìn năm trong van

chương Trung Hoa đã phần nào cho thấy ý thức gìn giữ truyền thống (tính hoài

cô) của họ

Thơ Đường cũng đã đưa biéu tượng trở thành mã sáng tác kinh điền Các

thi nhân đã đưa những thực thê thiên nhiên bên ngoai và các hình anh an tượngtrong đời sống sinh hoạt của họ vào trong thơ, lồng ghép vào đó là ngôn từ, biéucam, tình ý riêng và biển nó trở thành biểu tượng giàu sức sông Các biểu tượng

thiên nhiên như: trang, núi, sông, gid, mưa; các biểu tượng văn hóa: giác mo, rượu,

kiếm, con đường, thành, quan ải cũng trở thành nguồn cam hứng cho các thé

hệ thi nhân về sau, không chỉ ở Trung Hoa mà còn lan rộng đến các vùng văn hóa

lần cận.

Tiểu thuyết Minh Thanh lại càng là vùng đất tạo tác và sinh sông của hệ

thống biểu tượng văn hóa Trung Hoa Bởi lẽ do đặc trưng về thẻ loại cũng nhưtinh than của thời đại phang phat đậm đặc trong các trang viết mà các văn nhân đã

có gắng sáng tác dựa trên những trải nghiệm, suy tư và tâm huyết của mình Ví

như 7áy Du Kí là hành trình mà con người Trung Hoa tìm về với căn tính của

chính mình trên hành trình chiến thắng thiên tai, nhân họa mà bao trùm trên đó là

tinh thần “nhân sinh quan nhập thé” (Lương Duy Thứ, 2000, tr.197), từ đó màhàng loạt các biêu tượng mang tính tôn giáo như hành trình thỉnh kinh, yêu ma qui

33

Trang 40

quái, thần tiên Phật tỏ, được xuất hiện với ý đô rất riêng của Ngô Thừa An Ví

như Hong Lâu Mộng cũng là kiệt tác đưa biểu tượng mộng trở thành kinh điền

trong văn học cô Trung Quốc với hàm ý “whan sinh nhược đại mộng” của TàoTuyết Cần và Cao Ngạc (Dinh Phan Cam Vân, 2014, tr.21),

Những xu hướng sáng tác của văn học hiện đại

Trong chuỗi sáng tác của Diêm Liên Khoa vẫn mang đậm kí ức đề tài nôngthôn Trung Quốc Vốn di dé tài nông thôn theo khuynh hướng phê phán phongkiến và căn tính quốc đân xuất phát từ Lỗ Tắn, đến hiện tại được tiếp nỗi bởi DiêmLiên Khoa với kiêu sáng tác “/uén kiên trì viết về nổi thống khổ của Trung Quốchương thổ bằng phương thức của minh” (Trình Quang Vĩ (cb), 2020, tr 336)

Lí giải cho lí do “ki ức đề tai” này phải ké đến quê hương Hà Nam của tácgiả ít nhiều vùng đất này đã dé lại những ảnh hưởng trong ông, ví như vùng núi

Ba Lâu (Phong nhã tung), làng Dinh (Dinh trang mộng), sông Hoàng Hà (Tứ thư),

déu dé đàng thấy được nguyên mẫu ay ở quê hương của ông Tiếp đến, việcsáng tác của ông cũng bị chi phối bởi sự “lap lại và không ổn định” của việc “tim

kiểm tài nguyên trong văn học 17 năm”, “trở về Ngũ Tứ" (Trình Quang Vi (cb),

2019, tr.174 - 175), chính vì vậy mà kí ức lịch sử, kí ức văn học từ văn đàn Trung

Quốc đã đẻ lại dau an đậm nét trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (kiểu sáng táctheo lỗi “van học vết thương”) Chính vì vậy mà những biéu tượng trong sang tác

của Diêm Liên Khoa, ít nhiều có liên quan và có thẻ li giải được từ các sự kiện,

đời sống xoay quanh quê hương của ông.

Càng về sau, theo xu hướng thời đại, dau an “thương chan” trong sáng táccủa Diêm Liên Khoa được thay đôi dần bằng dau ấn “tam căn” Bởi lề xuất phát

từ nhu cầu không muốn biến văn học đương đại trở thành văn học “ban thô hóa",không còn là văn học quá khứ mà thay vào đó là “ngodi việc bám chắc vào hiện

thực còn muốn vượt qua thể giới hiện thực, chú trọng đến văn hóa lịch sử Trung

Quốc” (Tran Lê Hoa Tranh, 2010, tr.18) Và nội ham của tinh than “tìm về cội

34

Ngày đăng: 12/01/2025, 05:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh xuât hiện | Tác phâm/ biêu tượng là | Nhà văn mã hóa hình ảnh - Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Ý nghĩa một số biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (trường hợp Đinh Trang Mộng và Tứ Thư)
nh ảnh xuât hiện | Tác phâm/ biêu tượng là | Nhà văn mã hóa hình ảnh (Trang 30)
Hình dung được diễn trình sử dụng của nó. Còn ở biểu tượng nước, rất khó đề hình dung được khả năng dién biến hay giới hạn dung nạp nghĩa của nó - Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Ý nghĩa một số biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (trường hợp Đinh Trang Mộng và Tứ Thư)
Hình dung được diễn trình sử dụng của nó. Còn ở biểu tượng nước, rất khó đề hình dung được khả năng dién biến hay giới hạn dung nạp nghĩa của nó (Trang 56)
Hình thức kê chuyện, giúp cho: - Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Ý nghĩa một số biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (trường hợp Đinh Trang Mộng và Tứ Thư)
Hình th ức kê chuyện, giúp cho: (Trang 105)
A2. Bảng khảo sát biểu tượng ước - Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Ý nghĩa một số biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (trường hợp Đinh Trang Mộng và Tứ Thư)
2. Bảng khảo sát biểu tượng ước (Trang 120)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w