Cho đến nay, ở nước ta tuy đã có một số công trình, bài viết khác nhau nghiên cứu dưới nhiều giác độ khoa học về đấu thầu và đấu thầu mua sắm, nhưng dưới giác độ khoa học pháp lý thì còn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Nguyễn Mai Phương
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NOI - 2003
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI
KHOA LUẬT
Nguyễn Mai Phương
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60105
LUẬN VĂN THẠC SY LUAT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Đình Hảo
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật
HÀ NOI - 2003
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời nĩi đầu
Chương 1: Một số van dé lý luận pháp luật về đấu thầu mua sắm áp
dụng cho các dự án ỌƯDA - - 5G 111111 ngư
1 Khái niệm và quá trình hình thành hệ thống pháp luật về đấu
1.2 Khái lược sự hình thành và phát triển của pháp luật về đấu thầu ở
'Việt NAM cccccccesssccccecccccssssesssceeesecccecesesesssceessssececcesssesssceseeessccesseess
2 Dau thầu mua sắm trong các dự án ODA do Ngân hang thé giới tài
1 Thực trạng quy trình đấu thầu mua sắm theo pháp luật Việt Nam
1.1 Kế hoạch đấu thầu 2c:¿222+vtttExtttrktrrrrtrirtrrrrrrrrrrrirre
1.2 Quy trình đấu thầu tổng quát theo Quy chế đấu thầu hiện hành ban
hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP, 14/2000/NĐ-CP,
66/2003/NĐ-CP của Chính phủ - + + *+evEseereseeesereeere
1.2.1 Chuẩn bị đấu thầu ¿+2 +t+E+ESEESE+ESEEEE1E12E2E5EEEEE2EEE2EEEEekser
1.2.2 Tổ chức đấu thầu - +2 S2 Sa SE S323 S3SEEEEEEEEESESEEEEEESESEEEEEEEEesesersse
1.2.5 Cơng bố kết quả dau
26
26 26
29
30
34 34 39
40
41 41
Trang 42 Những bat cập giữa các quy định về dau thầu của Ngân hàng thế giới
và Việt Nam trong quá trình thực hiện các dự án ODA do Ngân hàng
thê gidi tai
2.1 Về kết cấu, bố CUCL cecececcssescsesessesesecscsesessecstscsusecsesvesecacstsesesecatecaraves
2.2 VỀ nội dung 2-2 S9 +E E9 12111E1121121111111111E11 111111111 ye
3 Kinh nghiệm đấu thầu mua sắm trong các dự án ODA do Ngân hàng
thê giới tài trợ tại Việt Nam - . c1 1 v3 1 nh ng ng rệt
Chương 3: Một số khuyến nghị để hoàn thiện các quy định đấu
thầu mua săm của Việt Nam trong việc thực hiện các dự án do
Ngân hàng thê giới tài
1 Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu mua sắm ở
Việt ÏNam - 2203030111111 1 11H SH 9055111 k HT 5 KHE 1à
1.1 Đánh giá công tác dau thầu mua sắm - - 2 ©52+s+£+zxzszze2
1.1.1 Một số thành tựu ¿2+ SE EE+E‡ESEEEESESEEEEEEEESEEEEEEEErErkersrkrkses
1.2 Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu mua sắm ở Việt
2.1 Quan điểm chung về đổi mới quy định về đấu
2.2 Một số van đề chính và kiến nghị 2c 5© SE+£Ee£xerxerxerxeez
Kết luận
Tài liệu tham khảo
42
43 43
47
54
54 54 54
56
64 76
76
78
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Ban luận văn đã được hoàn thành dưới sự giúp đố nhiệt tinh cua các
thây giáo, cô giáo, của gia đình cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thay giáo, cô giáo đã giúp đỡ
tôi hoàn thành chương trình đào tạo Cao học Luật tại Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quí báu và sự giúp
đỡ nhiệt tình của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình soạn thảo
và hoàn thiện bản luận văn.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Tran Dinh Hảo
VỀ sự hướng dẫn khoa học tận tình mà thây đã dành cho tôi khi thực hiện bản
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời gian qua, công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn.Những thành tựu này là kết quả sự
nỗ lực của Việt Nam trên nhiều phương diện và cả sự ủng hộ đáng kế của cácnhà tài trợ đành cho Việt Nam Kê từ năm 1993 tới nay, thông qua các hội
nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ đành cho Việt nam khoản ODA hơn 19 tỷ
USD.
Từ nguồn cam kết trên, nhiều chương trình và dự án ODA đã đượcChính phủ Việt nam ký kết thành các điều ước quốc tế về ODA dé thực hiện,
trong đó nhiều công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã hoàn thành và
có tác động tích cực góp phần tăng trưởng kinh tế.
Tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA trong những năm
qua tuy đã có một bước tiễn bộ song chưa đạt được kế hoạch đề ra Mức giải
ngân bình quân mỗi năm chỉ đạt được hơn 70% mức dự kiến giải ngân cho cảnăm kế hoạch Việc chậm trễ trong thực hiện các chương trình dự án ODA đã
có ảnh hưởng không lợi đến hiệu quả của nguồn vốn này Nhận thức được
tình hình trên, Chính phủ Việt Nam đã có những quan tâm và biện pháp giải
quyết Sự quan tâm này cũng được cộng đồng các nha tai trợ chia sẻ tại các kỳkiêm điểm giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ về tình hình thực hiện
các chương trình dự án ODA.
Tính đến nay có khoảng 23 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế và liên chính
phủ, 18 tổ chức quốc tế và khu vực cung cấp ODA cho Việt Nam Mỗi nhà tài trợ có một quy trình thủ tục cung cấp ODA khác nhau Về phần mình, Chính phủ Việt nam đã thực hiện nhiều cố gắng nhằm tạo ra môi trường thông
thoáng và thuận lợi cho quá trình thực hiện và quản lý các dự án ODA đặc
biệt là ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về quản lý và thực hiện các
dự án ODA.
Trang 7Một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là phải hài hoà
các thủ tục về đấu thầu giữa các quy định của Chính phủ Việt Nam với các Hướng dan của nhà tài trợ dé nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng
nguồn vốn ODA Mặc dù có những tiến bộ như vây, các thủ tục đấu thầutrong nước vẫn chưa đạt được các mức thông lệ quốc tế Trước mắt, một thực
tế cần phải chấp nhận là các văn bản pháp quy hiện nay của Việt Nam về dauthầu chỉ mới chi phối chủ yếu các nhà thầu và các nhà tư van trong nước Cònmột khối lượng lớn các dự án thực hiện theo vốn vay của các nhà tài trợ quốc
tế vẫn phải tuân thủ cả những điều khoản của công ước quốc tế hoặc quy định của các tổ chức tài trợ quốc tế Vì vậy, tuy Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc tiền tới một hệ thong phù hợp và có hiệu quả, hoạt động
dau thâu van còn rat nhiêu khó khăn.
Xuất phat từ những lý do trên nên tôi mạnh dan chon dé tài “Những
van dé pháp lý về trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm trong các dự án ODA
do Ngân hàng thé giới tài trợ tại Việt Nam” dé làm luận văn tốt nghiệp cao
học luật.
2 Tông quan tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, ở nước ta tuy đã có một số công trình, bài viết khác nhau nghiên cứu dưới nhiều giác độ khoa học về đấu thầu và đấu thầu mua sắm,
nhưng dưới giác độ khoa học pháp lý thì còn ở mức khiêm tốn, đặc biệt là
theo như khảo cứu của tác giả luận văn, thì cho đến nay chưa những công
trình bài viết chuyên sâu, kê cả luận văn Thạc sĩ luật học về các qui định phápluật của nước ta về trình tự thủ tục đấu thầu áp dụng trong các Dự án ODAnói chung và cho các Dự án ODA do Ngân hàng Thế giới tài trợ nói riêng.Mặt khác, nhiều vẫn đề lý luận pháp luật đặt ra chưa được giải quyết một cách
thấu đáo, triệt dé Đặc biệt, thực tiễn pháp lý hiện nay ở nước ta đã và dang
đặt ra những yêu câu, đòi hỏi cho việc tiêp tục xây dựng và hoàn thiện các qui
Trang 8định pháp luật có liên quan về dau thầu nói chung và đấu thầu mua sắm trong các Dự án ODA do Ngân hàng Thể giới tài trợ nói riêng.
Ở nước ngoài, cũng đã có các công trình, bài viết nghiên cứu của khoa
học pháp lý về các van đề có liên quan, nhưng một điều rõ rang là các kết quả
nghiên cứu lí luận của các công trình như vậy chỉ có giá trị tham khảo vì do
điều kiện, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau cho nên hoàn toànkhông thé máy móc lay đó làm cơ sở lý luận hoặc rap khuôn áp dụng chúng
vào việc giải quyết các van dé lý luận và thực tiễn đặt ra ở nước ta
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Làm rõ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiên cho việc tiép tục đôi mới và hoàn thiện các qui định pháp luật của nước ta về trình tự thủ tục đâu thâu mua
săm, có tính đên các yêu câu đôi với các Dự án ODA do Ngân hàng Thê giới
tài trợ.
Nhiệm vụ của luận văn :
- Xác định nội dung và làm rõ một số van dé lý luận pháp luật về
đấu thầu mua sắm áp dụng cho các Dự án ODA; các vấn đề về kháiniệm, định nghĩa có liên quan cũng như pháp luật về dau thầu mua sắmkhái lược quá trình hình thành và phát triển của các qui định pháp luậtnày ở nước ta và trên thế giới
- Xem xét đánh giá thực trạng pháp luật về dau thầu mua sắm ở nước
ta, trong đó có việc áp dụng cho các Dự án ODA do Ngân hàng Thế giới tài
trợ trong thời gian hiện nay Trong đó luận văn đi vào xem xét , đánh giá các
vấn đề cụ thê như:
+ Thực trạng Quy trình và trình tự, thủ tục dau thầu mua sam theo qui định
pháp luật hiện hành ở nước ta và việc thực hiện áp dụng chúng trong các Dự
án ODA do Ngân hàng Thể giới tài trợ;
Trang 9+ Những điểm khác biệt giữa các qui định về đấu thầu mua sắm của Việt
Nam và của Ngân hàng Thế giới;
+ Những bài học, kinh nghiệm có thé rút ra từ thực tiễn đấu thầu mua sam
trong các Dự án ODA do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Việt Nam
Từ cơ sở lý luận, từ thực tiễn ton tại, luận văn đưa ra một số khuyến
nghị nhằm góp phần vảo việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các qui định phápluật của nước ta về trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm, có tính đến các yêu cầu
đối với các Dự án ODA do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là các phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lénin, phương pháp
kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích , tổng hợp , so sánh
dé làm sáng tỏ các van dé mà luận văn dé cập.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Một số van dé lý luận pháp luật về dau thầu mua sắm áp dụng cho
Trang 10CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUAT VE ĐẦU THAU
MUA SAM ÁP DUNG CHO CÁC DỰ ÁN ODA.
1 KHÁI NIEM VA QUA TRINH HÌNH THÀNH HE THONG PHAP LUAT VE DAU THAU MUA SAM
1.1 Khai niém
1.1.1 Khái niệm về dau thâu mua sam
Thuật ngữ "đầu thầu' đã xuất hiện trong thực tế xã hội từ lâu Theo Từ
điển tiếng Việt (do Viện ngôn ngữ học biên soạn, xuất bản năm 1998) thi dauthầu được giải thích là việc "đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điềukiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thứcgiao làm công trình hoặc mua hàng)” Như vậy bản chất của việc đấu thầu đãđược xã hội thừa nhận như là một sự ganh đua (cạnh tranh) dé duoc thuc hién
một việc nao đó, một yêu cau nào đó.
Trên thực tế có một số định nghĩa về thuật ngữ Đấu thầu Tuy nhiên, quy định về đấu thầu dù dưới bất kỳ dạng nào đều sử dụng một thuật ngữ có
xuât xứ tiêng Anh là “procurement” (nghĩa là mua sam).
Với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh chuyền đôi từ
cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đấu thầu chăng những được Nhà nước, các nhà thầu mà ngay cả người dân cũng hết sức quan tâm và đấu thầu trở thành một công cụ trong
quản lý chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước, va nó cũng là một sân chơi chonhững ai muốn tham gia đáp ứng các nhu cầu mua sắm Thực tế đó đòi hỏiphải hình thành các quy định, hình thành một hệ thống pháp lý cho một công
việc mới mẻ nhưng hết sức cần thiết đối với các hoạt động kinh tế hiện nay
-đó là các hoạt động đấu thầu.
Có thé thay rang dau thau trong xã hội hiện nay bao quát nhiều nội dung hơn,
nó không đơn thuần chỉ là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng việc cung
Trang 11cấp hàng hoá, xây dựng các công trình mà bao gồm cả các dịch vụ tư vấn Xét
về mặt kinh tế có thé coi đấu thầu là một mối quan hệ giữa một bên có tiền dành cho một kế hoạch, một nhu cầu nảo đó và một bên muốn giành được
quyền đáp ứng yêu cầu để có được hợp đồng gắn với lợi nhuận Một hìnhthức mang tính dau thầu giản đơn thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày
đó là việc mua sắm cho các nhu cầu trong gia đình và thậm chí có thể coi việc
“đi chợ” hàng ngày cũng thuộc phạm trù đấu thầu
Theo định nghĩa về thuật ngữ “đấu thầu” trong Quy chế đấu thầu của
Việt Nam thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu củabên mời thầu Kết quả của sự lựa chọn đó là có một hợp đồng được ký với cácđiều khoản quy định chi tiết trách nhiệm của hai bên Một bên là nhà thầuphải thực hiện các nhiệm vụ như nêu trong chào hàng (có thể là một dịch vụ
tư vấn, cung cấp một loại hàng hoá hoặc chịu trách nhiệm xây dựng một công trình ), còn Bên mời thầu (là chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư) sẽ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán Như vậy thực chất của quá trình đấu thầu ở Việt Nam là một quá trình mua
sắm, mà cốt lõi là chọn lựa được nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ có đủ nănglực và kinh nghiệm dé thực hiện dự án với chi phí thấp nhất
Theo đó, đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện
các phần việc của dự án gọi là các gói thầu, bao gồm: gói thầu tư vấn, góithầu cung cấp hàng hoá, gói thầu xây lắp công trình Tuy nhiên, dé dé dang so
sánh với các quy định của Ngân hàng thé giới về dau thầu mua sắm trong các
dự án ODA do WB tài trợ, trong phạm vi bản luận văn nay chỉ xem xét các
quy định đấu thầu về mua sắm hàng hoá và xây lắp công trình.
Chiếm một vị trí quan trọng trong nguồn vốn của Nhà nước ở Việt
Nam đó là các nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) từ bên ngoài Trong gần một thập kỷ qua, việc thu hút và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tê xã hội ở Việt Nam đã diễn ra trong bôi cảnh trong nước và quôc tê có
Trang 12những điều kiện thuận lợi cơ bản Công cuộc đổi mới ở Việt Nam bắt dau từ
những năm 1986 được thực hiện một cách nhất quán mang lại những thành
tựu mang tính thuyết phục: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, đời sốngngười dân được cải thiện rõ rệt Chiến lược phát triển của đất nước đã đặt
trọng tâm vào con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của
quá trình phát triển đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng
tài trợ quôc tê.
Tuy thời gian và kinh nghiệm về đấu thầu còn hạn chế, Việt Nam đã có
được những kinh nghiệm thực tế đáng ké với những thủ tục và phương phápđấu thầu hiện đại được áp dụng rộng rãi trong các dự án ODA Mức giải ngân
ODA tăng từ khoảng 40 triệu USD năm 1993 lên 1,6 tỷ USD năm 2000 Các
Ban quản lý dự án lớn đã quen với các thủ tục và tiêu chuẩn quốc tế như dau
thầu cạnh tranh quốc tế, đấu thầu cạnh tranh trong nước, qua các công việc
trong các dự án.
Cho đến nay, dau thau nguồn von ODA ở Việt Nam vẫn chịu sự chi phối của các Nghị định do Chính phủ ban hành (Nghị định 88/1999/NĐ-CP;
Nghị định 14/2000/NĐ-CP, Nghị định 66/2003/NĐ-CP) và một sỐ thông tư,quyết định của các Bộ (Thông tư 04/2000/TT-BKH về hướng dẫn thực hiện
Quy chế đấu thầu, Quyết định 1037/2000/QD-BLDTBXH về quy định lương
chuyên gia và công nhân Việt Nam làm việc theo hợp đồng với những nhàthầu nước ngoài thắng thầu tại Việt Nam ) Ngoài ra, còn có các văn bản
pháp luật khác liên quan đến việc đấu thầu và sử dụng nguồn vốn ODA như Nghị định 52/1999/NĐ-CP về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định 17/2002/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức.
Mặc dù có những tiễn bộ như vậy, các thủ tục đấu thầu trong nước vẫn chưa đạt được các mức thông lệ quốc tế Trước mắt, một thực tế cần phải chấp nhận là các văn bản pháp quy hiện nay của Việt Nam về đấu thầu chỉ
mới chi phôi chủ yêu các nhà thâu và các nhà tư vân trong nước Còn một
Trang 13khối lượng lớn các dự án thực hiện theo vốn vay của các nhà tài trợ quốc tế
vẫn phải tuân thủ cả những điều khoản của công ước quốc tế hoặc quy định của các tổ chức tài trợ quốc tế Đây là một đặc điểm quan trọng nhất trong
quá trình đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ODA Vì vậy, tuy Việt Nam
đã đạt được những kết quả tốt dep trong việc tiễn tới một hệ thống phù hợp và
có hiệu quả, hoạt động đâu thâu vẫn còn rât nhiêu khó khăn.
Đối với Ngân hàng thế giới, để quản lý các khoản cho vay, Ngân hàng thế giới đã ban hành hai quy định về đấu thầu đối với các dự án đầu tư do
Ngân hàng thế giới tài trợ là Hướng dẫn quy định về tuyển chọn tư vấn và
Hướng dẫn quy định về mua sắm.
Hướng dẫn quy định về mua sắm cho biết về các thủ tục mua sắm hàng
hoá và công trình cho dự án theo Hiệp định vay vốn được ký kết giữa Ngân
hàng thế giới và Chính phủ nước nhận tài trợ (Bên vay) Hiệp định vay quyđịnh mối quan hệ giữa Bên vay và WB còn Hướng dẫn này áp dụng cho việc
mua sắm hàng hoá và công trình cho dự án theo quy định trong Hiệp định vay Tuy nhiên, các quyền hạn và nghĩa vụ của Bên vay và Bên cung ứng
hàng hoá và công trình cho dự án được quy định bởi hồ sơ mời thầu và cáchợp đồng được ký giữa Bên vay và Bên cung ứng chứ không phải bởi Hướng
dẫn của Ngân hàng thế giới hay bởi Hiệp định vay Chính sách của Ngân hàng
thế giới yêu cầu Bên vay (bao gồm cả những người thụ hưởng vốn vay), cũngnhư những người tham gia đấu thầu, người cung ứng hàng hoá và công trình
trong khuôn khổ các hợp đồng do Ngân hàng thế giới tài trợ phải tôn trọng
những tiêu chuân đạo đức cao nhât trong quá trình mua săm.
Điều kiện dé tham gia đấu thầu các dự án sử dụng vốn do Ngân hàngthé giới tài trợ là các tô chức hoặc cá nhân phải là công dân của các quốc giathành viên của Ngân hàng thế giới (hiện tại có 185 nước là thành viên của
Ngân hàng thế giới) Ngân hàng thế giới duy trì một danh mục các nước mà các nhà thầu từ các quốc gia đó không đủ tư cách hợp lệ dé tham gia đấu thầu
Trang 14các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ, danh mục này được cập nhật thường xuyên và có thé lay từ Trung tâm thông tin của Ngân hàng thé giới.
Đối với Ngân hàng phát triển châu á (ADB) hay Ngân hàng hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JBIC) thì các quy định về trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm cũng tương tự như Ngân hàng thế giới ngoại trừ một số quy định về điều
kiện tham gia dự thầu, ưu tiên nhà thầu trong nước Nhìn chung, các nhà tài
trợ không tham gia trực tiếp vào quá trình đấu thầu mà chỉ theo dõi, kiểm tra xem việc thực hiện đấu thầu của Bên vay có đúng trình tự thủ tục do nhà tải
trợ quy định hay không Trong trường hợp nhà tai trợ phát hiện Bên vay thực
hiện đấu thầu không đúng quy định, có hành vi gian lận, tiêu cực thì nhà tàitrợ tuyên bố huỷ khoản vay
Đối với một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ban Lan, Cộng hoàn
Liên bang Nga cũng có những quy định cụ thể về đấu thầu mua sắm nhằm quản lý một cách có hiệu quả nguồn vốn cuả Nhà nước Quy định về đấu thầu
ở Hàn Quốc được ban hành dưới dạng "Luật Hợp đồng mà trong đó Nhà nước
là một bên tham gia" (gọi tắt là Luật Hợp đồng) Luật hợp đồng quy định cácnguyên tắc cơ bản và thủ tục của việc mua sắm công Hệ thống mua sắm củaHàn Quốc là hệ thống mua sắm tập trung Một cơ quan có số lượng cán bộ
chuyên gia tới hàng ngàn người (tên viết tắt là Sarok) có nhiệm vụ tô chức
dau thầu mua sắm công cho toàn bộ nhu cầu của đất nước nhưng có phân cấpđối với các mua sắm có giá trị nhỏ Các hình thức lựa chọn nhà thầu, loại hợp
đồng cũng có những nét đặc thù nhưng nhìn chung quy trình mua sắm cụ thê tương tự như các quy định mua sắm quốc tế Năm 1997, Tổng thống Nga ban hành Nghị định số 305 kèm theo Quy chế về đấu thầu mua sắm hàng hoá, công trình xây lắp, dịch vụ cho các nhu cầu của quốc gia Theo đó, hình thức
lựa chọn nhà thầu và quy trình tô chức thực hiện đấu thầu cũng tương tự nhưcác quy định về đấu thầu của Ngân hàng thế giới, ADB tuy cũng có một số
Trang 15đặc thù riêng như việc bên mời thầu được thành lập hội đồng đấu thầu đề thựchiện toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu
1.12 Một số khái niệm pháp lý trong đấu thầu mua sắm
Một trong những đặc điểm nỗi bật của đấu thầu mua sắm có sử dụng
nguồn vốn Nhà nước đó là có nhiều bộ phận tham gia vào quá trình mua sắm.
Ngoài Bên mua (Chủ đầu tư - Bên mời thầu) và Bên bán (các nhà thầu) còn
có một bộ phận thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình thựchiện đấu thầu, xét thầu và quyết định trúng thầu Theo sự phân cấp quản lý mà
người có thâm quyền quyết định Dự án nói chung hoặc cấp có thâm quyền có
trách nhiệm phê duyệt, kiểm tra và quản lý các khâu của quá trình đấu thầu.Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu hoặc liên quan đến
dau thầu đều có trách nhiệm giám sát, đánh giá về kết qua dau thầu căn cứ theo các quy định của Quy chế đấu thầu Trong trường hợp sử dụng nguồn tai
trợ bên ngoài thì quá trình đấu thầu từ lúc ban đầu tới khi kết thúc đều chịu sự
giám sát của nhà tài trợ và đặc biệt kết quả đấu thầu phải được nhà tài trợ
thống nhất dưới hình thức có thư không phản đối
Quy chê đâu thâu hay mua sam và các quy định vê mua sam nói chung
là một lĩnh vực chuyên môn, do vậy, những thuật ngữ được sử dụng cân phải
được hiéu một cach rõ rang và chính xác Nội dung của một sô thuật ngữ
chính yêu cân được hiệu và định nghĩa như sau:
a Bên mời thầu: được hiểu là đại diện chính thức của bên mua có trách
nhiệm tô chức đấu thầu và là người sẽ ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu (thông thường ở Việt Nam, Bên mời thầu thường là các Ban quản lý dự
án).
Nhiệm vụ của Bên mời thầu gồm: xây dựng kế hoạch đấu thầu của Dự án,
tiêu chuẩn đánh giá để trình duyệt, quyết định thành lập tổ chuyên giađánh giá thầu, phát hành và giải thích hồ sơ mời thầu, tô chức đánh giá Hồ
sơ dự thầu theo tiêu chuẩn đánh giá đã duyệt, lập báo cáo đánh giá thầu dé
10
Trang 16trình duyệt, khi có kết quả thì bên mời thầu còn phải hoàn thiện hợp đồng
với nhà thầu trúng thầu dé ký hợp đồng Đồng thời, bên mời thầu còn có
trách nhiệm giám sát việc thực hiện của nhà thầu theo hợp đồng đã ký
Nhà thầu: là các tổ chức hoặc cá nhân có đủ tư cách pháp ly dé tham gia
đấu thầu và thực hiện hợp đồng Nếu xét theo 3 lĩnh vực đấu thầu cơ bản
thì có thể là nhà tư vấn, nhà cung cấp hàng hoá và nhà xây dựng Nhà thầu muốn tham gia đấu thầu thì phải có tư cách phù hợp theo quy định của pháp luật và các Hướng dẫn của Nhà tài trợ (đối với dự án sử dụng nguồn
vốn từ bên ngoài) Nhà thầu chỉ được tham gia một đơn dự thầu, không
được có những hành vi tiêu cực trong quá trình tham gia đấu thầu và phải
thực hiện đây đủ các yêu câu được nêu trong Hồ sơ mời thâu.
Hàng hoá: bao gồm các loại máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị (toàn
bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp
Xây lắp: là các công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các
công trình, hạng mục công trình.
Gói thầu: là một phần Dự án Việc phân chia Dự án thành các gói thầu căn
cứ vào tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện Dự án, đảm bảo tính đồng
bộ của dự án Trong trường hợp đặc biệt, một dự án có thể chỉ là một gói
thầu, đồng thời một gói thầu cũng có thể được thực hiện theo một hoặc
nhiều hợp đồng (khi gói thầu có thé tách thành những phan riêng biệt) Góithầu chính là đối tượng quản lý của các quy định đấu thầu Các trình tự
dau thầu được nói tới là cho một gói thầu.
Hồ sơ mời thầu: là toàn bộ tài liệu do Bên mời thầu lập và phát hành cho
các nhà thầu tham dự đấu thầu sau khi đã được phê duyệt Hồ sơ phát hành cho các nhà thầu tham dự đấu thầu sau khi đã được phê duyệt Hồ sơ mời
thầu bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu để làm cơ sở cho nhà thầu
chuân bị Hồ sơ mời thâu và nó cũng là căn cứ đê Bên mời thâu tiên hành
11
Trang 17đánh giá Hồ so dự thầu và nó cũng là căn cứ để Bên mời thầu tiến hành
đánh giá Hồ sơ dự thầu
Đối với dau thầu về xây lắp, ngoài các yêu cầu chung, trong Hồ sơ mời
thầu cần đưa ra Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn
kỹ thuật, điều kiện chung và riêng của hợp đồng, mẫu bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Đối với dau thầu cung cấp hàng hoá, trong Hồ so mời thầu cần quy định rõ
các yêu cầu về công nghệ, vật tư, thiết bị, hàng hoá, tính năng kỹ thuật và
nguôn gôc, biêu giá.
Một nội dung không thê thiếu được trong Hồ sơ mời thầu là các điều kiện tiên quyết dé loại bỏ Hồ sơ dự thầu.
H6 sơ dự thầu: là toàn bộ các tài liệu do nhà thầu xây dựng nhằm đáp ứng
các yêu cầu nêu trong Hỗ sơ mời thầu Tuy theo lĩnh vực đấu thầu mà yêu cầu đối với Hồ sơ dự thầu có khác nhau Chăng hạn trong Hồ sơ dự thầu đối với xây lắp, hồ sơ dự thầu cần xác định biện pháp và tổ chức thi công, tiến độ thực hiện, nguồn vật tư, thiết bị thi công cũng như các vấn đề tài
chính, điều kiện thanh toán Đối với cung cấp hàng hoá, hồ sơ dự thầu cần
nêu rõ các đặc tính kỹ thuật của hàng hoá, các vấn đề về thương mại, tai
chính.
Các quy định về mốc thời gian: Các mốc thời gian về thông báo mời thầu,
chuẩn bị hồ sơ dự thầu, thời điểm mở thầu và đóng thầu, thời gian đánh giáthầu, phê duyệt kết quả đánh giá thầu, ký hợp đồng được quy định cụthé trong các quy định về đấu thầu dé đảm bảo tính minh bạch của quátrình đấu thầu Tuy nhiên, các quy định cụ thể phụ thuộc vào từng nước
hoặc tô chức quôc tê.
Một số quy định về giá: đấu thầu là một quá trình và một nội dung mua sắm thường phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, mặt khác nhà thầu cũng hết
12
Trang 18suc đa dạng, do vậy cân có các quy định vê giá đê thuận tiện trong việc so
sánh xêp hạng các đơn dự thâu Một sô khái niệm về giá thường được sử dụng là:
Giá gói thâu: là giá theo kê hoạch của người mua mà đại diện là bên mời thâu cân tô chức đâu thâu sao cho chọn được nhà thâu đáp ứng các yêu câu mua săm song không được vượt giá gói thâu;
Giá dự thầu: là giá do nhà thầu đưa ra trong Hồ sơ dự thầu của mình déthực hiện gói thầu, thông thường là có kể đến sự giảm giá hợp pháp của
nhà thầu Do nhiều lý do, trong một số trường hợp, giá dự thầu của nhà
thầu thường không phản ánh hết đầy đủ các chi phí dé thực hiện các yêucầu của gói thầu;
Giá dự thầu sau khi sửa lỗi và sai lệch: là giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh
theo hướng là các chi phí day đủ dé thực hiện các yêu cầu của Hồ sơ mờithầu;
Giá đánh giá: là giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh nhưng được chuyên đổi về cùng một mặt bằng chung để so sánh sự hơn kém của các nhà thầu.
Phương pháp xác định giá đánh giá thường được thấy rõ trong đấu thầumua sắm thiết bị và xây lắp Trong các lĩnh vực này, giá đánh giá sẽ là cơ
sở dé xếp hạng các nhà thầu.
Giá trúng thầu: là mức cao nhất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đểlàm cơ sở cho Bên mời thầu hoan thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúngthầu
Giá ký hợp đồng: là giá ký trong hợp đồng Nó là cơ sở pháp lý cho cả Bênmời thầu và nhà thầu để thực hiện gói thầu theo đúng các nội dung vàtrách nhiệm nêu trong hợp đồng đã ký
Bảo lãnh dự thầu: là sự bảo đảm của nhà thầu bằng một khoản tiền (dướihình thức khác nhau, được quy định trong Hồ sơ mời thầu) với một thời
13
Trang 19gian xác định theo yêu cầu đối với trách nhiệm thực hiện đơn dự thầu đã
nộp Như vậy, nếu được tuyên bố trúng thầu mà nhà thầu từ chối ký hợp
đồng thì bảo lãnh dự thầu sẽ bị Bên mời thầu tịch thu Có những mức quyđịnh khác nhau đối với bảo lãnh dự thầu trong các quy định về đấu thầu.Các bảo lãnh thường được yêu cầu phải do một ngân hàng có uy tín pháthành và phải được nộp cùng với hoặc riêng rẽ với Hồ sơ dự thầu nhưngphải được nộp tới Bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là sự bảo đảm của nhà thầu băng một khoản
tiền đối với trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã ký Do bảo lãnh thựchiện hợp đồng thường liên quan tới Ngân hàng đứng ra bảo lãnh nên xảy
ra tình trạng có ngân hàng sẵn sàng phát hành bảo lãnh khi có thông báo
tring thầu nhưng có trường hợp ngân hàng lại yêu cầu phải có hợp đồng
đã ký Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, chỉ khi có bảo lãnh thực hiện
hợp đồng thì hợp đồng mới có giá trị để triển khai thực hiện và sau khi nộp
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhà thầu trúng thầu mới được nhận lại bảo
lãnh dự thầu của mình.
Một số thuật ngữ đấu thầu khác
Hình thức lựa chọn nhà thầu: là quy định về phạm vi mỗi nhà thầu tham
gia tuỳ theo đặc thù của từng gói thầu nhằm làm cho việc lựa chọn nhà thầu được thuận lợi, đạt được hiệu quả kinh tế và cũng là dé dam bảo sự cạnh tranh công bằng trong đấu thầu Có 7 hình thức lựa chọn thường
Trang 20tự thực hiện
mua sắm đặc biệt
- Phương thức đấu thầu: là quy định về cách thức nộp hồ so dự thầu tuỳ
thuộc tính chất và lĩnh vực đấu thầu Đối với đấu thầu tư vấn, thông
thường Hồ sơ dự thầu nộp gồm hai túi hồ sơ riêng biệt (một về kỹ thuật và
một về tài chính) Đối với dau thầu mua sắm hang hoá và xây lắp thì Hồ sơ
dự thầu chi gồm 1 túi hồ sơ (khi mở ra có thể biết hết các thông tin của Hồ
sơ dự thầu) Trường hợp cần đấu thầu hai giai đoạn thì Hồ sơ dự thầu
chính thức (kèm theo bảo lãnh dự thầu) được nộp vào giai đoạn 2.
- Hợp đồng: đó là văn bản xác nhận sự cam kết về trách nhiệm và nghĩa vụ
của các bên tham gia, thông thường có 3 loại hợp đồng: hợp đồng trọn gói; hợp đồng chìa khoá trao tay; hợp đồng có điều chỉnh giá.
Khái lược sự hình thành và phát triển của pháp luật về đấu thầu ở
Việt Nam
Các chính sách và thông lệ đấu thầu là những chỉ tiêu quan trọng đo
lường tính hiệu qua và kết quả quản lý việc chi tiêu sử dụng các nguồn vốncủa Nhà nước Trước năm 1994 và khi viện trợ được nối lại, Việt Nam không
có những quy chế đấu thầu cạnh tranh rộng rãi và toàn diện Trong thời gian qua, nhiều văn bản pháp quy về đấu thầu đã được ban hành.
Khuôn khổ quản lý nguồn lực không ngừng phát triển của Việt Nam đãthừa nhận rằng các chính sách và thông lệ đấu thầu phủ hợp là một trong cácyếu tố quan trọng đảm bảo quản lý tốt Mặc dù Việt Nam mới bắt đầu cảicách công tác đấu thầu của mình cách đây 7 năm nhưng những thành tựu đạtđược cho tới hôm nay là rất có ấn tượng Một khuôn khổ pháp lý và thé chế
dau thầu phù hợp đã được thiết lập Các quy định về đấu thầu đã hình thành như một yêu cầu tất yếu nhằm tao ra khung pháp lý dé giải quyết những tranh chấp thường xảy ra trong quá trình đấu thầu Đấu thầu cạnh tranh đã trở thành
15
Trang 21một tiêu chuẩn đối với các hợp đồng sử dụng nguồn vốn của Nhà nước Theo
Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 4 năm qua, bình quân mỗi năm tiết kiệm được
khoảng 10%, từ 100 đến 300 triệu USD so với dự toán chi phí chính thứctrước khi đấu thầu Những cơ hội tham nhũng thông qua quá trình đấu thầu đãgiảm đi, chất lượng hàng hóa, công trình dịch vụ thông qua đấu thầu đã tănglên nhiều
Đầu năm 1990, trong số những văn bản quản lý đầu tư xây dựng đã có
"Quy chế đấu thầu trong xây dựng" (Ban hành kèm theo Quyết định số
24/BXD-VKT ngày 12/2/1990 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) Đây là quy định
về dau thầu trong xây dựng các công trình xây dựng (trừ các công trình bí mật quốc gia) thuộc các nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách (vốn phát triển
sản xuât cua đơn vi cơ sở, von vay ) của các tô chức nhà nước.
Tiếp đó, cuối năm 1992, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ ban hành
một quy định mang tính chất quy định đấu thầu đối với máy móc, thiết bị
nhập khẩu băng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đó là Quyết định 91TTg ngày 13/11/1992 và kèm theo là Quy định về quản lý nhập khâu máy móc, thiết bị
bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong đó quy định việc nhập khâu máymóc thiết bị được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: (i) dau thầu
mở rộng hay đấu thầu hạn chế; (ii) mua bán trực tiếp thong qua gọi chào hang
cạnh tranh.
Tháng 3/1994 Bộ Xây dựng đã ban hành "Quy chế đấu thầu xây lắp"(Quyết định số 60/BXD-VKT) để thay cho "Quy chế đấu thầu trong xâydựng" trước đây (Quyết định số 24/BXD-VKT) Theo đó, tất cả các côngtrình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước (bao gồm các nguồn vốn ngân sáchnhà nước, vốn tin dụng, vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp nhà nước) đều
phải thực hiện theo đấu thầu Phương thức Chọn thầu hoặc chỉ định thầu chỉ được áp dụng cho các công trình thuộc bí mật quốc gia, nghiên cứu thử nghiệm, có yêu cầu cấp bách do thiên tai địch hoạ, có giá trị xây lắp nhỏ hơn
16
Trang 22100 triệu đồng, một số công trình đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho
phép.
Các quy định liên quan đến đấu thầu nói trên mới chỉ đề cập đến hai
lĩnh vực mua sam là xây lap và thiệt bi.
Đến năm 1994 với Quyết định số 183/TTg ngày 16/4/1994 của Thủtướng Chính phủ thì việc quy định về đấu thầu mới bao quát mọi lĩnh vựcmua sam Đây có thé coi là Quy chế đấu thầu đầu tiên (theo nghĩa bao quáthết mọi lĩnh vực mua săm) của Việt Nam Từ đó, Quy chế đấu thầu tiếp tục
được hoàn thiện, bỗ sung dé phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
Trong quy chế đấu thầu (lần 1) với Quyết định 183TTg quy định các dự
án dùng vốn của Nhà nước (bao gồm vốn ngân sách, vốn vay, vốn viện trợ nước ngoài và vốn của Nhà nước ở các doanh nghiệp) phải qua đấu thầu Kết
quả đấu thầu của các dự án dùng vốn Nhà nước có vốn đầu tư từ 100 tỷ đồngtrở lên (tương đương 10 triệu USD) phải thông qua Hội đồng xét thầu quốcgia thâm định đề trình Thủ tướng chính phủ xem xét phê duyệt
Qua thực hiện, một sé vướng mắc đã được ghi nhận và hoàn thiện, bé sung vào các quy định của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 43CP (1996) và 93CP (1997) Đây được coi là Quy chế đấu thầu lần 2 Theo
đó các Dự án thuộc quy định của Điều lệ quản lý và xây dựng, các dự án cócác doanh nghiệp Nhà nước tham gia vốn từ 30% trở lên, lựa chọn đối tácthực hiện dự án đều phải thực hiện theo Quy chế đấu thầu Tuy nhiên, thay vì
các Hội đồng xét thầu trước đây (quy định trong 183TTg) thi sử dụng các Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu và ý kiến thâm định của cơ quan chức năng Điều quan trọng là bắt đầu từ Quy chế lần 2, gói thầu (một thuật ngữ mới ) đã
trở thành một đối tượng quản lý của công tác đấu thầu
Qua hai năm thực hiện Quy chế đấu thầu lần 2, một số vướng mactrong thực tế và sự biến động của nền kinh tế đã đòi hỏi phải có những quyđịnh phù hợp hơn và tiến bộ hơn trong Quy chế đấu thầu Do vậy Nghị định
17
Trang 2388/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và được bồ sung bởi Nghị định
14/2000/ND-CP ngày 5/5/2000 và Nghị định 66/2003/NĐ-14/2000/ND-CP ngày 12/6/2003 của Chính
phủ đã được ban hành với Quy chế đấu thầu và được coi là lần thứ 3 Về cơ
bản, Quy chế đấu thầu lần 3 đã là sự nâng cấp của Quy chế lần 2 Theo đó cácthuật ngữ được đề cập khá phong phú và được định nghĩa một cách đầy đủ.Trình tự đấu thầu được quy định rõ ràng, mức độ phân cấp trách nhiệm trongdau thầu được tăng cường hơn Những quy định mang tính định lượng đã xuấthiện như quy định các khoảng thời gian tối thiểu hoặc tối đa cho các côngđoạn, cho mỗi quy trình thực hiện đấu thầu Phương pháp đánh giá được quyđịnh rõ ràng và mang tính thuyết phục
Đôi với các dự án đâu tư sử dụng nguôn vôn vay của các cơ quan tài trợ
nước ngoai, việc đâu thâu không chỉ áp dụng theo những quy định của phía
Việt Nam mà còn phải theo các văn bản hướng dẫn của các nhà tài trợ (WB,
ADB, JBIC )
Tóm lại, so với nhiều nước, nhiều tô chức quốc tế, công tác đấu thầu ở
Việt Nam vẫn còn mới mẻ Quy chế đấu thầu theo thời gian ngày càng bộc lộ
rõ nét những mặt được và những tồn tại cần được hiệu chỉnh và nâng cấp.
Theo hướng nay, chúng ta sẽ ban hành Quy chế dau thầu mới nhưng được
hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và thông lệ quốc tế Đồng
thời, việc nâng mức độ pháp lý của các quy định về đấu thầu cũng là một đòihỏi bức thiết Việc ban hành Pháp lệnh đấu thầu hoặc Luật đấu thầu là điều
chac chăn sẽ xảy ra cũng tương tự như ở nhiêu nước trên thê giới.
DAU THAU MUA SAM TRONG CÁC DỰ ÁN ODA DO NGÂN HANG THE GIỚI TAI TRO
Trong thời ky đây mạnh công nghiệp hoá, hiện dai hoa đất nước, trên
cơ sở phát huy nội lực, việc tranh thủ hợp tác quốc tế, trong đó có nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) nhằm thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài đểphát triển kinh tế xã hội là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta
18
Trang 24ODA là tên gọi tat của ba chữ tiếng Anh "Official Development
Assistance" có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức Năm 1972, OECD - Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển đã đưa ra định nghĩa chính thức về khái
niệm này với mục đích là thúc đây sự phát triển kinh tế xã hội của các nướcđang phát triển Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhậpquốc gia của các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm pháttriển Với tên gọi là nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức, ODA tập trung choviệc khôi phục và thúc đây sự phát triển hạ tầng kinh tế quốc gia như xây
dựng đường xá, giao thông công cộng, các công trình bệnh viện, trường học,
cấp thoát nước và vệ sinh môi trường Sử dụng các nguồn vốn ODA thường
là các dự án không hoặc ít có khả năng thu hút được nguồn đầu tư từ thành
phần kinh tế tư nhân nên chủ yếu tập trung cho các chương trình, dự án phục
vụ lợi ích công cộng.
Tại Việt Nam, theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức được ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP của
Chính phủ, ODA được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước
hoặc Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ, bao
gồm: a) chính phủ nước ngoài; b) các tô chức liên chính phủ hoặc liên quốcgia Các dự án ODA phải được thực hiện tuân thủ theo điều ước quốc tế vềODA đã được ký kết, theo các quy định của nhà tài trợ và các quy định phápluật có liên quan của Việt Nam Hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật trực
tiếp và gián tiếp quy định việc quản lý, sử dụng ODA đã được ban hành:
- Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
- Nghị định số 88/1999/NĐ-CP; Nghị định 14/2000/NĐ-CP, Nghị định
66/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu;
19
Trang 25Quyết định số 223/1999/QĐ-TTg ngày 7/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thuế giá trị gia tăng đối với dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức;
Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg ngày 31/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các
chương trình, dự án ODA ở Việt Nam
Thông tư số 02/2000/TT-BKH ngày 12/01/2000 của Bộ Kế hoạch và Dau
tư hướng dẫn thực hiện Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các
chương trình, dự án ODA ở Việt Nam
Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
Quyết định số 112/2001/QD-TTg ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành một số định mức chỉ tiêu áp dụng cho các dự án có
sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức vay nợ.
Hình thức cung cấp ODA gồm hai loại: i) ODA không hoàn lại va ii)
ODA vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại Trong thực tế hiện nay, dé thực
hiện các chương trình kinh tê xã hội dai han va có quy mô lớn cũng như đâu
tư vào các công trình cơ sở hạ tầng thì hình thức ODA vay ưu đãi chiếm tỷ
trọng lớn hơn.
20
Trang 26Đề van động ODA cho Việt Nam, một cơ chế thường niên là Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (gọi tắt là CG) đã được tổ chức Tính cho đến nay, Việt Nam đã tổ chức thành công 9 Hội nghị các nhà tài trợ Đồng
thời, thực hiện chủ trương “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước vìđộc lập, hoà bình và phát triển”, hiện nay Việt Nam có quan hệ rộng rãi với:
- 24 nhà tai trợ song phương;
- 15 nhà tai trợ đa phương.
Ngoài ra, Việt Nam có quan hệ với khoảng 380 các tổ chức phi chính
phủ (NGO) quốc tế, trong số này có nhiều NGO đang thực hiện các chương
trình, dự án phát triển
10 nhà tài trợ có quy mô ODA lớn xếp theo vốn ODA cam kết tại Hộinghị CG - 2001 là: Nhật bản , Ngân hàng Thế giới, Ngân hang Phát triển châu
á, Pháp, Đan Mạch, Các tô chức của Liên Hiệp Quốc, CHLB Đức, Austraylia,
Thuy Điển, Hoa Kỳ và Tây Ban Nha Trong số các nhà tài trợ Nhat Ban có quy mô ODA lớn nhất và cùng với WB và ADB chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn ODA ở Việt Nam Mỗi nhà tài trợ có một quy trình thủ tục cung
cấp ODA khác nhau Về phía mình, Chính phủ Việt Nam đã có những cốgăng để cải thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp nhận
va sử dụng hiệu quả nguôn von ODA.
Các nhà tài trợ cũng đã đánh giá Việt Nam có nhiều tiến bộ trong lĩnhvực hài hoà các thủ tục đối với nguồn von ODA Việt Nam có triển vọng détrở thành nước tốt nhất trong lĩnh vực này Tại Hội nghị về hài hoà các thủ tục
cấp ODA được tô chức tai Rom (Italia) giữa các nhà tài trợ và chính phủ, giữa các nhà tại trợ với nhau, Việt Nam được nêu lên như một trường hợp điển
hình trình bày trước Hội nghi.
Quy mô ODA cũng quan trọng song quan trọng hơn là chất lượng cung
cap nguôn lực này và hiệu qua của nó đôi với công cuộc phát triên của Việt
21
Trang 27Nam Đây phải là chỉ tiêu để đánh giá ODA Mặc dù đã có rất nhiều cô gắng
cả từ phía nhà tài trợ và từ phía Chính phủ Việt Nam, nhưng những khác biệt
về thủ tục từ khâu chuẩn bị dự án đến khâu thâm định, phê duyệt dự án, các
quy định về đấu thầu mua sắm, di dân giải phóng mặt bằng đã dẫn đếnnhững bat cập, chậm trễ trong qua trình thực hiện dự án Phan lớn việc triểnkhai và thực hiện các dự án ODA đều bị chậm trễ so với kế hoạch, tỷ lệ giảingân thấp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội Các nhà tài trợ nhân mạnh
sự cần thiết phải đây nhanh cải cách nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu tăngcường tính cạnh tranh, tạo lập một nền hành chính công có hiệu quả mà vẫn
đảm bảo người người vẫn có thể hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng thế giới (WB) là nhà tài trợ đa phương lớn nhất hiện nay ởViệt Nam Việt Nam đã tiếp tục vay vốn Ngân hàng thế giới và đang là nước
vay duy nhất vốn IDA lớn nhất Tính đến cuối thang 6/2002 tông số có 34 tín dụng với số tiền lên tới hơn 3.8 tỷ đô la đã được duyệt Dự kiến trong năm
2003, Việt Nam cũng sẽ nhận được khoảng 600 - 700 triệu USD từ Ngân
hàng thé giới
Đề thực hiện hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất nguồn vốn này, việc
tô chức dau thầu trong các dự án ODA vay von WB chiếm một vị trí cực kỳ
Trách nhiệm thực hiện dự án bao gồm cả việc ký kết và quản lý các
hợp đồng theo dự án là thuộc về Bên vay Về phần mình, để đáp ứng mục tiêu
đã được quy định trong Điều lệ của Ngân hàng thế giới là "bảo đảm răng các
khoản tiền vay chỉ được sử dụng cho các mục đích của khoản vay đó, có quantâm thoả đáng đến tính kinh tế và hiệu quả không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
22
Trang 28chính trị và phi kinh tế hoặc các yếu tố khác " (Điều lệ WB, điều III, khoản
5b), Ngân hàng thế giới đã xây dựng các thủ tục chỉ tiết cho mục tiêu này băng bốn nguyên tắc chung mặc du trong thực tiễn các quy định và thủ tục
mua sắm áp dụng cho việc thực hiện một dự án tuỳ thuộc vào từng trườnghợp cụ thê:
Sự cần thiết của tính kinh tế hiệu quả trong thực hiện dự án;
Sự quan tâm của Ngân hang thế giới với tư cách là một tổ chức hợp tác
trong việc tạo cho tất cả các nhà thầu có đủ tư cách hợp lệ từ các nước phát
triển và đang phát triển một cơ hội dé cạnh tranh trong việc cung ứng hanghoá và công trình do Ngân hàng thé giới tài trợ;
WB là một tổ chức phát triển trong việc quan tâm khuyến khích sự phát
triên của các ngành xây lắp và chê tạo tại nước vay;
Tam quan trọng của tính minh bạch trong quá trình dau thâu mua sam.
Thông thường, Ngân hàng thế giới chỉ tai trợ một phan chi phí của dự
án Các thủ tục trong Hướng dẫn quy định mua sắm của Ngân hàng thế giới
áp dụng cho tất cả các hợp đồng hàng hoá và công trình xây dựng được tài trợ
toàn bộ hay một phần bằng vốn vay của Ngân hàng thế giới Khi các hợp
đồng mua sắm hàng hoá và công trình không được tài trợ bằng vốn của Ngân hàng thế giới thì Bên vay có thể áp dụng các thủ tục khác nhưng vẫn phải đảm
bảo cho dự án được tiễn hành đúng yêu cầu và có hiệu quả
Đối với các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ, Ngân hàng thế giới sẽ
xét duyệt các thủ tục mua sắm, hồ sơ mời thầu, báo cáo đánh giá thầu, khuyếnnghị trao hợp đồng và hop đồng của Bên vay dé đảm bảo rằng quy trình muasam được tiễn hành theo đúng các thủ tục đã được nhất trí Sự chấp thuận củaNgân hàng thế giới về các vấn đề này được thể hiện dưới hình thức "thư
không phản đối" (No objection letter) Với những gói thầu mua sắm hàng hoá
và công trình không theo đúng những thủ tục được quy định trong Hiệp định
23
Trang 29thì Ngân hàng thế giới sẽ không tài trợ và tuyên bố huỷ bỏ phần vốn vay cho
các hạng mục đó tại bất kỳ một thời điểm nào trong quá trình mua săm (thậm
chí cả sau khi trao hợp đồng).
Như đã trình bày ở trên, một trong những vấn đề lớn đặt ra khi thực hiện các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ là việc hài hoà thủ tục giữa nhà tài trợ và Bên vay Hiện nay ở Việt Nam, dé quản lý và thực hiện các dự án
ODA, các Ban quản lý dự án (Project Management Unit - PMU) được thành
lập để thay mặt chủ đầu tư (các Bộ chủ quản) điều hành dự án Tại Điều 25 của Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức quy định
"ban quản lý dự án là cơ quan đại diện cho chủ dự án, được toàn quyền thay
mặt chủ dự án thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao từ khi bắt đầuthực hiện cho đến khi kết thúc dự án, kế cả việc quyết toán, nghiệm thu, ban
giao đưa dự án vào khai thác sử dụng Ban quản lý dự án được phép có con
dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quyết định của chủ dự án để thực hiện chương trình dự án phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể về ODA đã ký kết" Các PMU vừa phải tuân theo các thủ tục
của Chính phủ vừa phải tuân theo các thủ tục của nhà tài trợ trong khi thủ tục
của hai bên có nhiều khác biệt, thậm chí khác biệt về mặt nguyên tắc (thủ tụcgiải ngân, đấu thầu mua sắm ) Việc đồng thời phải tuân thủ cả hai loại thủtục là một khó khăn thực sự đối với nhiều PMU Nó làm tăng đáng kế khốilượng công việc phải xử lý, gây chậm trễ trong thực hiện dự án Mặc dù vấn
đề hài hoà thủ tục đã được nêu ra nhiều lần, trước nhiều diễn đàn chính thức
trong nhiều năm qua nhưng cho đến nay, theo phản ảnh của các PMU, tìnhhình đường như vẫn chưa được cải thiện đáng kẻ
Điều đáng nói là với một cách nhìn thực tế, có thé thấy khó khăn này
không phải là không thé khắc phục được Bang chứng là nhiều dự án đã từnggặp những khó khăn do tình trạng "thiếu hài hoà" nhưng rồi cũng đã được giảiquyết với kết qua không tôi và cũng không vi phạm các thủ tục, ké cả thủ tục
24
Trang 30của Chính phủ và của nhà tài trợ Có điều cái giá phải trả cho kết quả đó thường khá đắt, đó là sự chậm trễ, những nỗ lực chữa cháy trong tình trạng bị
động gây mệt mỏi và tốn kém Nguyên nhân là những khác biệt về thủ tục ởkhâu này hay khâu khác thường chỉ được phát hiện vào phút chót và nhiềuviệc phải đình hoãn để chờ làm "hài hoà thủ tục"
Giải pháp khả thi hiện nay là mô tả và phân tích một cách chi tiết thủ
tục của các bên, so sánh đối chiếu những điểm giống và khác nhau giữa chúng
dé có thé dự liệu được những biện pháp nhằm đáp ứng thủ tục của các bên.
25
Trang 31CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE ĐẦU THAU MUA SAM
O VIET NAM VA VIEC THUC HIEN DOI VOI CAC DU AN ODA DO
NGAN HANG THE GIOI TAI TRO
1 THUC TRANG QUY TRINH DAU THAU MUA SAM THEO PHAP LUAT
VIET NAM
Kế hoạch đấu thầu
Tại khoản 3, Điều 1 của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ có nêu rõ “Quy trình đấu thầu bao gồm: chuẩn bị đấu thầu, tô chức đấu thầu, xét thầu, thâm định và phê duyệt, công
bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng” Như vậy,theo định nghĩa này thì quy trình đấu thầu chỉ bắt đầu từ khâu chuẩn bị đấuthầu Tuy nhiên, tại Điều 9 của Quy chế đấu thầu lại chỉ rõ điều kiện dé thựchiện đấu thầu là phải có (i) văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tưcủa người có thâm quyền hoặc cấp có thâm quyên; (ii) kế hoạch đấu thầu đãđược người có thầm quyên phê duyệt va (iii) hồ sơ mời thầu đã được người cóthâm quyên hoặc cấp có thâm quyền phê duyệt
Do đó, khi nghiên cứu về quy trình đấu thầu, thực tế là can phải xem
xét từ khâu lập kế hoạch đấu thầu vì đó chính là tiền dé dé tổ chức thực hiệndau thầu
Sau khi có văn bản quyết định đầu tư dự án, kế hoạch đấu thầu được
lập dựa trên các căn cứ sau:
- báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản giải trình bổ sung trong qua
trình thâm định dự án (nếu có);
- Quyết định đầu tu;
- Điều ước quốc tế về tài trợ đối với các dự án sử dụng nguồn tài trợ quốc
z A te;
- Dy toán, tong dự toán được duyệt (nếu có);
Trang 32- Kha năng cung cấp vốn, tình hình thực tế của dự án;
- _ Các văn bản pháp lý có liên quan khác (nếu có)
Kế hoạch đấu thầu bao gồm nội dung các công việc của dự án cần được
thực hiện theo Quy chế đấu thầu và phải bảo đảm đủ 6 nội dung quy định tạikhoản 2, Điều 8 của Quy chế đấu thầu, cụ thé:
i) phân chia dự án thành các gói thau
Việc phân chia dự án thành các gói thầu cần căn cứ vào công nghệ, tính
chất kỹ thuận hoặc trình tự thực hiện dự án Gói thầu cần được phân chia theo
quy mô hợp lý và bảo đảm tính đồng bộ của dự án Không phân chia gói thầuquá nhỏ để thực hiện chỉ định thầu hoặc gói thầu quá lớn ảnh hưởng đến cơhội tham gia của các nhà thầu trong nước khi tô chức đấu thầu quốc tế Trongmột số trường hop đặc biệt, gói thầu cũng có thé chia thành nhiều phan dé
thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng và cần quy định rõ trong hồ sơ mời thầu dé nhà thầu có thé chào thầu cho một, nhiều phần hoặc toàn bộ gói thầu ii) giá gói thầu và nguồn tài chính
Giá gói thầu được xây dựng trên cơ sở phù hợp với cơ cấu tổng mức
đầu tư trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự toán, tổng dự toán của dự án được người có thâm quyên hoặc cấp có thâm quyên phê duyệt và phù hợp với báo cáo thấm định của nhà tài trợ (đối với các dự án ODA) Mỗi gói thầu cần
xác định rõ nguôn tài chính.
iii) — hình thức lựa chon nhà thâu và phương thức dau thâu áp dụng đối với
từng gói thầu
Tuỳ theo tính chất công việc của từng gói thầu và tình hình thực tế của
dự án dé xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu cho
phù hợp Việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở từng gói thầu nghĩa là một
gói thâu chỉ có một hô sơ mời thâu và được tô chức đâu thâu một lân Tương
Trang 33ứng với mỗi gói thầu chỉ có một hình thức lựa chọn nhà thầu và một phương
thức đấu thâu.
iv) _ thời gian to chức dau thâu cho từng gói thâu
Thời gian tô chức dau thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu
đến khi công bồ kết qua đấu thầu.
v) loại hợp dong cho từng gói thầu
Thuy theo tính chất và thời gian thực hiện gói thầu mà lựa chọn loại hợp đồng cho phù hợp Trong trường hợp gói thầu được thực hiện theo nhiều
hợp đồng thì các hợp đồng đó có thé thực hiện theo cùng hoặc khác nhau về
loại hợp đồng tuỳ theo yêu cầu về nội dung và thời gian thực hiện, nhưng phải
nêu rõ trong hồ sơ mời thầu
vi) — thời gian thực hiện hợp dong:
Thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến cho từng gói thầu trong kế hoạchdau thầu phải phù hợp với tiễn độ của dự án được duyệt và tính khả thi của
việc thực hiện gói thâu.
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu của dự án lên người
có thâm quyền phê duyệt Trong văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu của
dự án cân thê hiện được các nội dung:
- Phan công việc đã thực hiện: bao gồm các gói thầu hoặc công việc phục vụ
cho việc chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư đã được thực hiện theo
quy định như khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên
cứu khả thi và một số công việc khác (nếu có) Đối với từng gói thầu hoặc
công việc đã thực hiện cần nêu rõ tên đơn vị thực hiện, cấp quyết định, giá
trị thực hiện, loại hợp đồng và thời gian thực hiện
- Phân công việc không đâu thâu: bao gôm các công việc không thê tiên
hành đấu thầu như: chi phí cho Ban quản ly dự án, chi phí đền bù, thuê
Trang 34quyền sử dụng đất, quyết toán công trình, chi phí chạy thử, các khoản lệ
phí phải nộp, lãi vay trong thời gian xây dựng,
- Phan công việc sẽ tô chức đấu thầu (kế hoạch dau thầu của dự án): bao
gồm những công việc còn lại của dự án cần tô chức đấu thầu, ké cả việc rà phá bom mìn, xây dựng khu tái định cư Cần giải trình rõ cơ cở của việc
phân chia gói thầu, cơ sở của việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu,
phương thức dau thầu và loại hợp đồng đối với từng gói thầu.
Tổng gia tri các phan công việc đã tô chức thực hiện, không đấu thầu
và sẽ dau thầu cần phù hợp và không vượt tổng mức dau tư được duyệt cho
dự án.
Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án, ngoài văn bản trình duyệt
cân gửi kèm theo các tải liệu làm căn cứ đê lập kê hoạch đâu thâu.
Người có thâm quyền có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu
trong thời hạn không quá 7 ngày ké từ khi nhận được văn ban báo cáo của cơ
quan thấm định trừ kế hoạch đấu thầu của các dự án nhóm A hoặc tương đương do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện theo quy chế làm việc
của Chính phủ.
1.2 Quy trình đấu thầu tổng quát theo Quy chế đấu thầu hiện hành ban
hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP, 14/2000/NĐ-CP, 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ
Quy trình đấu thầu chính là trình tự thực hiện mua sắm cho một gói
thầu Về cơ bản, quy trình đấu thầu theo Quy chế đấu thầu hiện hành của ViệtNam phủ hợp với thông lệ quốc tế, bao gồm các giai đoạn:
12.1 Chuẩn bị đấu thầu
Toàn bộ công việc trong khâu này là thuộc trách nhiệm của Bên mời thâu (thường là Ban quản lý dự án) Bên mời thâu cân am hiéu các yêu câu của gói thâu va các quy định mua sam của Nhà nước Tuy nhiên, trong một
Trang 35số trường hợp Bên mời thầu không đủ năng lực thì theo Quy chế đấu thầu
được phép thuê chuyên gia đủ năng lực thực hiện Công việc chuẩn bị đấu
thâu bao gôm các phân việc:
a Tiến hành sơ tuyển nhà thâu: việc sơ tuyên là rất cần thiết cho các công trình lớn và phức tạp để đảm bảo cho những nhà thầu đủ năng lực và
kinh nghiệm mới được tham dự đấu thầu
Mục tiêu của sơ tuyển là nhằm chọn trước những nhà thầu có đủ năng
lực về kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm dé tham gia dự thầu Tất cả các nhà
thầu có đủ năng lực đạt yêu cầu sơ tuyên đều được tham dự đấu thầu, không
hạn chê về sô lượng.
Việc sơ tuyên nhà thầu được tiến hành đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá và các gói thầu có giá trị lớn, theo Quy chế đấu thầu hiện hành, các
gói thầu có giá trị từ 300 tỷ đồng trở lên đối với mua sam hang hoá và từ 200
tỷ đồng trở lên đối với xây lắp đều phải tiến hành sơ tuyên Tuy theo tínhchất của từng gói thầu, các gói thầu có giá trị dưới mức quy định trên cũng cóthê tổ chức sơ tuyên trên cơ sở quyết định của người có tham quyên trong kế
hoạch đấu thầu được duyệt Đối với những gói thầu không tiến hành sơ tuyên thì trong hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu nộp đủ các tài liệu về năng lực như đối với yêu cầu sơ tuyên.
Thời gian sơ tuyển kế từ khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến khi
công bố kết quả sơ tuyển không quá 90 ngày đối với đấu thầu quốc tế và không quá 60 ngày đối với đấu thầu trong nước Khuyến khích rút ngắn thời
gian sơ tuyến
Quá trình tiễn hành sơ tuyển được thực hiện theo các bước sau:
¡ Lập hồ sơ mời sơ tuyển
Hồ sơ mời sơ tuyên do Bên mời thầu lập hoặc thuê chuyên gia lập Bên
mời thầu phải trình người có thẩm quyền hoặc cấp có thâm quyên phê duyệt
Trang 36trước khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyên Hồ sơ mời sơ tuyến phải bao gồm đủ
các nội dung chính:
- Chỉ dẫn sơ tuyên: Mục đích của chi dẫn sơ tuyên là cung cap cho nhà
thâu những thông tin cân thiệt vê gói thâu cũng như những yêu câu đôi
với việc sơ tuyên, đặc biệt là những tiêu chuân tôi thiêu vê năng lực và
kinh nghiệm mà nhà thầu phải đạt;
- _ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự
sơ tuyên được nêu ngay trong hồ sơ mời sơ tuyên Tuy theo quy mô và tính chất của từng gói thầu, trên cơ sở nội dung yêu cầu của các mẫu
câu hỏi sơ tuyên mà xác định nội dung cụ thể về tiêu chuẩn đánh giá sơtuyên cho phù hợp Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyên được dựa trên ba
tiêu chí chủ yếu là (i) Năng lực về kỹ thuật (phương pháp thi công, dự
kiến nhân sự, tô chức hiện trường, khả năng bồ trí thiết bị, thầu phụ.liên danh liên kết ); (ii) Năng lực về tài chính (doanh thu trong vainăm gần nhất, tong tài sản, vốn lưu động, khả năng tín dụng của nhàthầu, giá trị các phần hợp đồng đang thực hiện chưa hoàn thanh ; (iii)kinh nghiệm (số năm kinh nghiệm hoạt động, số lượng các hợp đồng
tương tự )
- Phụ lục kèm theo: đó là các biểu mẫu mà nhà thầu tham gia sơ tuyên
phải dùng dé kê khai những thông tin về nhà thâu
ii Thông báo mời sơ tuyển
Nội dung thông báo mời sơ tuyên bao gồm tên và địa chỉ của Bên mời
thầu và nội dung của gói thầu cần sơ tuyển, các thông tin về sơ tuyển gói thầu
Thông báo sơ tuyên được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo phô thông hàng ngày, phương tiện nghe nhìn và các phương tiện thông tin
khác.
iii Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyến và phê duyệt kết quả sơ tuyển
10
Trang 37Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển do Bên mời thầu hoặc thuê chuyên gia thực hiện Hồ sơ dự sơ tuyên được đánh giá là đạt khi đáp ứng các tiêu chí quy định trong hồ sơ mời sơ tuyên ở mức độ nhất định Kết qua sơ tuyên phải
được người có thâm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở kếtquả đánh giá của Bên mời thầu, đảm bảo chọn được các nhà thầu có đủ nănglực tham gia đấu thầu Đối với các dự án sử dụng vốn vay (dự án ODA) thìkết quả sơ tuyên phải được sự chấp thuận của các tô chức tài trợ trước khi tổchức đấu thầu chính thức
b Thông báo mời thâu: đây là hoạt động quan trọng dé đảm bảo việc
mời thầu đến được các nhà thầu nhằm tạo ra sự cạnh tranh trong dau thầu
rộng rãi Dé tránh sự tuỳ tiện, Quy chế đấu thầu quy định Bên mời thầu phảithông báo công khai về các điều kiện tham gia dự thầu trên các phương tiệnthông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành Hồ sơ mời thầu
Trong hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu yêu cầu thông báo mời thầu phải đăng trên các tờ báo phổ thông hành ngày , phương tiện nghe nhìn và tối thiểu phải 3 kỳ liên tục Trường hợp đấu thầu quốc tế, Bên mời thầu phải
thông báo ít nhất trên 1 tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi ở Việt Nam
c Lập hồ sơ mời thâu: Việc lập hồ sơ mời thầu phải được dựa trên các
quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo
cáo đầu tư, kế hoạch đấu thầu được duyệt, thiết kế kỹ thuật kèm theo dự toánhoặc tổng dự toán được duyệt; kế hoạch đấu thầu được duyệt; các quy định về
đấu thầu của Nhà nước và Điều ước quốc tế về tài trợ, đặc biệt là Hướng dẫn
của nhà tài trợ trong trường hợp sử dụng nguồn vốn ODA; và các quy địnhkhác có liên quan (thuế, ưu đãi trong nước )
Hồ sơ mời thầu phải đảm bảo sự đầy đủ, chính xác rõ ràng, khách quan
và phù hợp với các căn cứ nêu trên Vì vậy, trong trường hợp bên mời thầu không đủ năng lực thì cần sử dụng các tô chức, cá nhân đủ năng lực, trình độ
chuyên môn về gói thâu, am hiệu các quy định vê dau thâu đê xây dựng H6 so
11
Trang 38mời thầu Hồ sơ mời thầu phải được người hoặc cấp có thâm quyền phê duyệt
và được bảo mật cho tới khi phát hành cho các nhà thầu Nội dung của Hồ sơ
mời thầu phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, rõ ràng các yêu cầu đối với gói thầu
và phải phù hợp với các căn cứ được nêu ra dé lập hồ sơ mời thầu, bao gồm
các nội dung:
- Thư mời thầu;
- Mẫu đơn du thầu;
- Chi dẫn đối với nhà thầu
- Cac điều kiện ưu đãi (nếu có);
- Cac loại thuế theo quy định của pháp luật;
- Cac yêu cau vé công nghệ, vat tu thiét bi, hang hoa, tinh nang ky thuat,
nguồn gốc xuất xứ (đối với mua sam hang hoá);
- _ Thiết kế kỹ thuật, bảng tiên lượng (đối với xây lắp)
- Tiéu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu;
- _ Điều kiện chung và điều kiện riêng của hợp đồng;
- Mau bảo lãnh dự thâu;
- Mau thoả thuận hợp đồng:
- Mau bảo lãnh thực hiện hợp đồng
12.2 Tổ chức đấu thâu
a Phát hành Hồ sơ mời thầu: Công việc đầu tiên của việc tổ chức dau thầu là phát hành Hồ sơ mời thầu miễn phí hoặc có thu phí Theo Quy chế đấu thầu, đối với đấu thầu trong nước nếu bán Hồ sơ mời thầu không được vượt 500.000đ, còn đối với đấu thầu quốc tế thì cần theo thông lệ.
b Lập tổ chuyên gia đấu thâu: Tuy theo sự phức tạp của gói thầu ma
yêu câu về cơ câu tô chuyên gia có khác nhau Tuy nhiên, một cách tông quát,
12
Trang 39tổ chuyên gia phải bao gồm các cá nhân là chuyên gia về kỹ thuật và công
nghệ, về kinh tế và tài chính, về pháp lý cũng như các vấn đề khác Các cá
nhân, chuyên gia được yêu cầu không những phải có trình độ chuyên môn, am
hiểu gói thầu, có trường hợp lại yêu cầu phải có kinh nghiệm trong công tácquan lý thực tế hoặc nghiên cứu, am hiểu quy trình đấu thầu
Trên cơ sở đề xuất danh sách, sau khi được cấp có thấm quyền chấp thuận, bên mời thầu cần ra quyết định bằng văn bản về việc thành lập tô
chuyên gia với chức năng và nhiệm vụ kèm theo Nhiệm vụ của tô chuyên gia
là giúp việc cho bên mời thầu có được báo cáo đánh giá thầu cuối cùng dé
trình duyệt.
c Xây dựng Tiêu chuẩn đánh giá thấu: theo Quy ché dau thầu, Tiêu
chuẩn đánh giá Hồ sơ dự thầucần nêu ngay trong hồ sơ mời thầu Khi tiêu
chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu còn chưa cụ thê thì cần lập tiêu
chuẩn đánh giá chỉ tiết và phải được người có thâm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi mở thầu.
chủ yếu như: tên nhà thầu; số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu; giá
dự thầu và giảm giá (nếu có); bảo lãnh dự thau; Sau đó, Bên mời thầu tiễn
hành đánh giá hô sơ dự thâu căn cứ vào Tiêu chuân đánh giá hô sơ dự thâu.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu được nêu ngay trong hồ sơ mời thầu Khi tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu nêu trong hồ sơ mời thầu còn chưa cụ
thé thì cần lập tiêu chuẩn đánh giá chỉ tiết trình người có thâm quyền hoặc cấp
có thâm quyền phê duyệt trước khi mở thầu Tuỳ theo quy mô và tính chấtcủa từng gói thầu ma xác định tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu cho phù hợp
13
Trang 40Nội dung tiêu chuẩn đánh giá phải phù hợp với nội dung yêu cầu của hồ sơ
mời thầu, tránh trường hợp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá không theo những nội dung yêu cau trong hồ sơ mời thầu (không yêu cầu nhà thầu cung cấp
thông tin hay đề xuất một van dé cụ thé nào đó) dẫn đến việc không có đủ cơ
sở dé đánh giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo 02 bước:
a Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu xem xét tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của từng hồ sơ
dự thầu đối với các quy định trong hồ sơ mời thầu nhằm xác định các hồ sơ
dự thầu có đủ tư cách để xem xét tiếp hay không.
Việc đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu bao gồm rất nhiều nội dung nhưng
có thê chia thành các nhóm yêu cau sau dé đánh giá:
- _ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
- _ kiểm tra tính hợp lệ của nhà thầu
- _ kiểm tra tính hợp lệ của bảo lãnh dự thầu
- _ kiểm tra tính hoàn chỉnh của hồ sơ dự thầu
- _ kiểm tra tính đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu
Sau khi đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu theo các nhóm yêu cầu trên, chỉnhững hồ sơ nào được đánh giá là đạt mới được xem xét tiếp trong phần đánhgiá sơ bộ năng lực nhà thầu bao gồm các yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện
các công việc tương tự, số lượng hợp đồng tương tự đã thực hiện trong vài năm gần đây, doanh thu bình quân hàng năm, vốn lưu động hoặc khả năng huy động nguồn lực tài chính
Trong quá trình đánh giá sơ bộ hô sơ dự thâu, bên mời thâu có thê yêu câu làm rõ một sô điêm trong hô sơ dự thâu Việc làm rõ hô sơ dự thâu có thê
thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải được thê hiện bằng văn ban dé
14