1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng Những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam hiện nay

277 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Quyền Quốc Gia Trong Bảo Đảm An Ninh Mạng - Những Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra Đối Với Việt Nam Hiện Nay
Tác giả TS. Đỗ Quớ Hoàng, ThS. Đậu Cụng Hiệp, TS. Lờ Thị Anh Đào, ThS. Nguyễn Hữu Phỳ, HV. Lờ Thị Mai
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Quốc Tế
Thể loại Báo Cáo Tổng Hợp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 277
Dung lượng 64,06 MB

Nội dung

Tại Việt Nam, số lượng những công trình nghiên cứu về Chủ quyền quốc gia và chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng có thé đề cập đến một số công trình. Tuy nhiên vấn đề chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng thì còn khá khiêm tốn. Có thé kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

CHỦ QUYEN QUOC GIA TRONG BAO DAM

AN NINH MẠNG - NHUNG VAN DE PHAP LÝ ĐẶT RA

ĐÓI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chủ nhiệm đề tài: TS Đỗ Quí Hoàng

Thư ký đề tài: ThS Đậu Công Hiệp

MÃ SO: 06/22-HD-NCKH

HA NOI, 2023

Trang 2

BAO CAO TONG HOP

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐÈ TRONG ĐÈ TÀI

Chuyên dé 1: Một số van dé lý luận và

pháp lý về chủ quyền quốc gia và chủ

quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh

mạng trong giai đoạn hiện nay

TS Lê Thị Anh Đào

Chuyên dé 2: Van dé chủ quyên quốc gia

trong bảo đảm an ninh mạng của một số

quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho

Việt Nam

ThS Nguyễn Hữu Phú

Chuyên dé 3: Thực trạng pháp luật Việt

Nam về an ninh mạng và van dé chủ

quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh

mạng

ThS Đậu Công Hiệp

Chuyên đề 4: Những vân đê đặt ra đôi với

Việt Nam về chủ quyền quốc gia trong

bảo đảm an ninh mạng trong giai đoạn

hiện nay

TS Đỗ Quí Hoàng

& HV Lê Thị Mai

Trang 4

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA DE TÀI

` ˆ _ | TƯCÁCH THAMSTT HO VA TEN DON VI CONG TAC

Trang 5

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CHUNG VE DE TÀI NGHIÊN CUU 2 2s szrsecx2 | PHAN THỨ HAI BAO CÁO TONG HỢP 2: 52S2+E2cE2EzEcrkerxerxee 11 Chương I Những van đề lý luận về chủ quyền quốc gia trong bao đảm an

2.2 Pháp luật một số quốc gia về chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam -c-cs sec: 38 Chương III Pháp luật và thực tiễn về an ninh mạng, vẫn đề chủ quyền quốc

gia trong bảo đảm an ninh mạng tai Việt Nam G5 S5 55555595 57

3.1 Thực trang pháp luật Việt Nam về an ninh mạng 2 ¿5z 5+¿ 57 3.2 Chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng - 5-5: 63 3.3 Một số van dé đặt ra trong thực tiễn áp dụng pháp luật về an ninh mang va chủ quyền quốc gia trong bao đảm an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay 70 3.4 Một số giải pháp nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trong bảo

đảm an ninh TmạnØ - - - - c6 62211%33311838311 8831118891111 1 111 E01 1g v1 vờ S8

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-5 s+Es+E2E2EzEerxerxered 103PHAN THU BA 2-52 S2SE2E22E22E1221E21711211211211111171121111 1111111 xe 119CÁC HE CHUYEN DE CUA DE TÀII 2-52 SE EEEEEErrkerkerkees 119

OT ro 119

Trang 6

Một sô vần đề lý luận và pháp lý về chủ quyên quôc gia và chủ quyên quôc gia trong bao đảm an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay 119

1 Lý luận chung về bảo đảm an ninh mang và chủ quyền quốc gia 120 1.2 Khái niệm chủ quyền quốc gia - 22-52 +SE+E££E£EE+EeEEeEErkerxerered 123 1.3 Cơ sở và nội dung của chủ quyền quốc gia trong không gian mang 127

2 Bảo đảm chủ quyên quốc gia trên không gian mạng - 2 +: 130

3 Nội dung pháp luật quốc tế về bảo đảm an ninh mạng 5- 5-52 131

@d\/ggct 157 Vấn đề chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam -5 2-5- s52 <ses< 157

I Van đề chủ quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng của một số quốc gia 161

IL Thực tiễn bảo đảm an ninh mang của một số quốc gia 5-5 169

II Một số kinh nghiệm cho Việt Nam ¿2-52 52+S+E£E2E2£E2Eecxererxee 179 Chuyên đề 3 Thực trạng pháp luật Việt Nam về an ninh mạng và vấn đề chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an Ninh mạng . 5 2 5c s52 <sess 193

1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về an ninh mạng -2- 2s s+szx2 194

2 Chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mang 2 ¿5552 209

3 Một số vấn đề đặt ra s1 rerrie 216 CHUY6N G6 4 127 223 Những van đề đặt ra đối với Việt Nam về chủ quyền quốc gia trong bảo dam

an ninh mạng trong giai đoạn hiỆn nayy <5 5= G5 5S S055 9509 59 223

I Những thách thức đối với Việt Nam về chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an

ninh mang trong giai đoạn hiỆn May - - - 5 5 + 133321 1£seeerereeeree 224

II Giải pháp nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an TUT MANY 0 -ẦtỘẦỒỘO 240 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2 t+seE+EvEEeE+Eerxerxrsee 254

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TATCNTT-TT Công nghệ thông tin - truyền thông

EU Liên minh Châu Âu

GDPR Quy chế bảo vệ đữ liệu

ICJ Tòa án Công lý quốc tế

ILC Uy ban Luật pháp quốc tế

LHQ Liên hợp quốc

UN GGE Nhóm chuyên gia chính phủ của Liên hợp quốc

UN OEWG Nhóm công tác mở của Liên hợp quốc

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 8

PHAN THỨ NHAT

GIOI THIEU CHUNG VE DE TAI NGHIEN CUU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Thế giới đang chứng kiến và chịu sự tác động mạnh mẽ từ cuộc Cách

mạng công nghiệp lần thứ tư Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tập trung vào

nâng cấp công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn

toàn mới với su trợ giup của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu

thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng Như một xuthé tất yêu không thé đảo ngược, sự phát triển thần kỳ như vũ bão của khoahọc, kỹ thuật, công nghệ và những ứng dụng của nó làm nên cuộc cách mạngtrong công nghiệp đã và đang mang lại một diện mạo hết sức mới mẻ cho cácquốc gia Có thé thay, bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là mangthé giới ảo và thế giới thực xích lại gần nhau Chính điều này đã đem đếnnhững cơ hội mới để các quốc gia, dân tộc trên thế giới cùng nhau hợp tác vàphát triển; song cũng tạo điều kiện cho các loại tội phạm phát triển và cũngđem đến những thách thức cho các quốc gia trong việc bảo vệ chủ quyền

Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lí không thể tách rờicủa quốc gia Bảo vệ chủ quyền quốc gia là một trong những nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của mọi quốc gia, mọi dân tộc trong mọi giai đoạn phát triển

của lịch sử Trong đó bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn

vẹn lãnh thé và lợi ích quốc gia dân tộc luôn là chủ trương, chiến lược nhấtquán của Đảng và Nhà nước Việt Nam Từ những giai đoạn đầu của lịch sử

Việt Nam cho đến nay đã cho thấy răng, chỉ khi có độc lập chủ quyền, toànvẹn lãnh thổ, những lợi ích cơ bản của quốc gia được bảo vệ, hòa bình đất

nước được giữ vững thì nhân dân mới được hưởng hạnh phúc thực sự, có điềukiện thuận lợi để xây dựng đất nước hùng cường, sánh vai với các cường quốcnăm châu Văn kiện Dai hội XIII của Dang đã xác định: “Bảo vệ vững chắc

độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thô của Tổ quốc, bảo vệ Đảng,

Trang 9

Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nên văn hóa và lợi ich quốc gia

- dân tộc để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”

Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh té quéc tế, đặc biệt

là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì sự tồn tại, vận động

và phát triển của quốc gia với thuộc tính chủ quyền cũng có những biến động

và chiu sự chi phối mạnh mẽ của chính xu thế và bối cảnh đó Tác động của

cuộc cách mạng 4.0 đối với chủ quyên quốc gia được thé hiện trên mọi lĩnhvực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệthông tin, Internet đã tạo ra một không gian chiến lược mới - không gianmạng Như đã nêu, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến công nghệmới với sự kết nối thông qua Internet vạn vật, đã trở thành môi trường chủ

yếu, không thể thiếu trong triển khai các chiến lược quan hệ đối ngoại, củng

có, duy trì hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia, mang lại những lợi ích

to lớn, đóng góp quan trọng vào việc đôi mới tư duy và sự phát triển đất nướctrên tất cả các lĩnh vực Song, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp4.0, sự phát triển của Internet đã đem lại những thách thức đối với việc bảo vệchủ quyền quốc gia bởi không gian mạng cũng ân chứa rất nhiều khó khăn,thách thức, trong đó có thách thức về bảo đảm an ninh mạng và chủ quyềnquốc gia trong bảo đảm an ninh mạng Các thế lực thù địch đã lợi dụng sựphát triển của công nghệ, của không gian mạng nhằm tuyên truyền nhữngthông tin bất lợi, chống phá khối đại đoàn kết dân tộc

Xuất phát từ những lý do trên cũng như dé quán triệt sâu sắc hơn nữa sự

lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã được nhắn mạnh trong các Chiến lượcphát triển, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Dang, đặc biệt

là những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia; làm

rõ hơn những van dé chung về an ninh mạng va chủ quyền quốc gia trong bao

đảm an ninh mạng; đánh giá thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm, phương

hướng, giải pháp bảo đảm an ninh mạng nhìn từ phương diện chủ quyền quốc

gia thì việc nghiên cứu về chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng,

Trang 10

những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, số lượng những công trình nghiên cứu về Chủ quyền quốc

gia và chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng có thé đề cập đến một

số công trình Tuy nhiên vấn đề chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh

mạng thì còn khá khiêm tốn Có thé kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia Bảo dam chủ quyển quốc gia

trên không gian mạng do Bộ Công an phối hợp với Nhà xuất bản Chính trịquốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo này đã tập trung làm rõ nội hàm của khái

niệm “chủ quyền quốc gia trên không gian mạng”, mối liên hệ biện chứng

giữa “không gian mạng” và “chủ quyền quốc gia”; vấn đề an toàn, an ninhthông tin, an ninh mạng; đánh giá từ nhiều góc độ thực trạng hoạt động củacác co quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên khônggian mạng ở nước ta Những kết quả, kinh nghiệm cũng như hạn chế, bat cập

và nguyên nhân của những hạn chế, bật cập trong hoạt động này Những yêu

cầu mới đặt ra về quản lý, bảo vệ lãnh thô, lợi ích quốc gia - dân tộc trênkhông gian mạng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII và các văn kiện khác của Đảng Yêu cau, định hướng và các giải pháp

tong thé và các giải pháp cụ thé nhằm bảo vệ vững chắc và hiệu quả chủ

quyền quốc gia trên không gian mạng

Bên cạnh đó, còn một số bài viết liên quan như: Bảo vệ chủ quyên quốcgia trên không gian mang trong thời đại công nghệ số của ThS Hoàng ThịQuyên, Học viện Chính trị khu vực IV Trong bài viết đã làm rõ nội hàm của

khái niệm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, phân tích sự cần thiết

bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, làm rõ mối quan hệ giữabảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng với bảo vệ các quyền cơ bảncủa con người; những thách thức trong việc bảo vệ chủ quyên quôc gia trên

Trang 11

không gian mang Hay bài viết Bảo vệ chủ quyén quốc gia và độc lập trongthé giới toàn cau hóa của tác giả Nguyễn Viết Thao đăng trên Tạp chí Lý luậnchính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 01/2014Ngoài ra, Chủ quyền quốc gia nói chung và chủ quyền quốc gia trongbảo đảm an ninh mạng là vấn đề được đề cập thường xuyên trong nghiên cứu

và giảng dạy về Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là ngành Luật quốc tế Trong

các giáo trình Luật quốc tế của các trường đại học đều có trình bày về chủ

quyên quốc gia trong các chương như chủ thé của luật quốc tế

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trong các công trình nghiên cứu nước ngoài, có thể kế đến một số công trình sau:

- Các tác phâm của các luật gia Tư sản như cuốn Tỉnh thần pháp luật củaMontesquieu, bàn về khế ước xã hội thì van đề chủ quyền quốc gia cũng đượcquan tâm nghiên cứu.

“Cybercrime: The Transformation of Crime in the Information Age Tội phạm mang: Sự biến thể của tội phạm trong thời đại thông tin” (xuất bảnnăm 2007 bởi Polity Press, Vương quốc Anh), cuốn sách của tác giả DavidWall không chỉ là một cuốn sách chuyên khảo cung cấp các kiến thức đơnthuần về các loại hình tội phạm mạng hay cách thức phòng chống loại hình tội

-phạm này; thông qua 10 chương của cuốn sách, độc giả sẽ có được những

khám phá thực sự về sự biến chuyển cả trong bản chất hành vi cũng nhưphạm vi, mức độ của tội mang mạng trong kỷ nguyên công nghệ thông tin.Cuốn sách đi vào lý giải từ những vấn đề cụ thể nhất (như tội phạm mạng là

gi, tại sao lại gọi là tội phạm mang; tội phạm mạng có nguồn sốc từ

đâu.v.v ) cho đến những nội dung mang tính chất định hướng như việc đưa

ra những dự báo cũng như tính cấp thiết của việc cải cách chính sách, phápluật của mỗi quốc gia và sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế hiện nay đối với

loại hình tội phạm này Cuốn sách cũng khăng định tội phạm mạng là một

dạng thức đã được biến đổi của các loại hình tội phạm truyền thống (new

Trang 12

forms of traditional crime) và tội phạm mạng là sản phẩm của con ngườitrong kỷ nguyên công nghệ thông tin (the product of network technologies in the information age).

- Cuốn sách “Crime and Technology: New Frontiers for Regulation, LawEnforcement and Research - lội phạm và công nghệ: Những giới hạn mới

cho quy định, ap dụng luật và nghiên cứu” được biên tập bởi Ernesto U.

Savona (xuất bản năm 2013 bởi nhà xuất bản Springer) Với 12 chương tương

đối đồ sộ, đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu tiêu biéu đề cậpđến những điều chỉnh pháp lý quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm

công nghệ cao Trong tác phẩm của minh, tác giả đã dành tới 3 chương

(chương 3, chương 4 và chương 5) để nói về những thách thức đối với cácquy định của pháp luật quốc tế khi đấu tranh chống lại tội phạm mạng - một

dạng thức của tội phạm công nghệ cao Tác giả cũng đề cập đến nguồn của

pháp luật quốc tế điều chỉnh về vấn đề này cũng như tập trung làm rõ khái

niệm tội phạm mạng dưới góc độ của pháp luật quốc tế Trên cơ sở đó, tác giả

đưa ra những dé xuất trong van dé cải tô các quy định của pháp luật quốc giatrên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế hiện có; đồng thời, đề cao công táchợp tác quốc tế trong quá trình triệt phá loại hình tội phạm nguy hiểm này

- Cuốn “Introduction to Cybercrime: Computer Crimes, Laws, and

Policing in the 21st Century - Giới thiệu về tội phạm mang: Tội phạm máy

tính, pháp luật và Chính sách trong thé kỷ 21” của các tác giả Joshua B Hilland Nancy E Marion (xuất bản vào năm 2016 bởi nhà xuất bản ABC-CLIO

Press, Hoa Kỳ) Cuốn sách đã phân loại và cập nhật thêm một SỐ dạng thức

mới của loại hình tội phạm công nghệ cao (từ những loại hình tội phạm cơ

bản nhất như trộm cắp, lừa đảo có sử dụng máy tính cho đến hành vi đưa các

nội dung khiêu dâm và cờ bạc trực tuyến; lừa đảo trực tuyến hay rửa tiền trên

mạng cũng như hành vi lạm dung bán hàng trực tuyến dé trốn thuế ) Bêncạnh đó, cuốn sách nay cũng cung cấp một cách toàn diện những thông tin vềlịch sử hình thành và phát triển của tội phạm mạng Không chỉ dừng lại ở đó,

Trang 13

cuốn sách cũng đánh giá những nỗ lực của các chủ thé trong công tác phòng

chống tội phạm mạng dưới nhiều hình thức, cấp độ khác nhau như phạm vi

quốc tế, quốc gia, tiêu bang và địa phương

- Bài viết “Exercising State Sovereignty in Cyberspace: An International

Cyber — Order under Construction?- Thực thi chủ quyén quốc gia trong không

gian mang: Một trật tự mang quốc té dang được xây dung?” của tac giả

Liaropoulos đăng trên Tạp chí Chiến tranh Thông tin (Journal of Information

Warfare), Tập 12, số 2 (2013) Bài viết đã chỉ ra rằng không gian mạng, chungvới bốn yếu tố khác (vùng đất, vùng biển, vùng trời và khoảng không vũ trụ) vàmặc dù có những đặc điểm khác biệt, nhưng chỉ là sự phản ánh của hệ thốngquốc tế hiện tại và do đó, chủ quyền quốc gia vẫn bị ảnh hưởng bởi các quyluật đặc trưng của nó Van đề chủ quyền quốc gia trong không gian mang đặt ranhững câu hỏi quan trọng về sự cần thiết phải điều chỉnh lĩnh vực mang vàtừng bước đạt đến một trật tự không gian mạng quốc tế

- Bài viết “National Sovereignty vs International Cooperation: PolicyChoices in Trade-Off Situations - Chủ quyên quốc gia vs hop tác quốc lễ:Lua chọn chính sách trong các tình huéng đánh đồi” của các tac gia PatrickEmmenegger, Silja Hausermann, Stefanie Walter đăng trên Tap chi SwissPolitical Science Review 24(4) Bài viết xem xét sự đánh đổi giữa loi ích củahợp tác quốc tế và chủ quyền quốc gia tại các nước châu Âu và tập trung phântích tại Thuy Si.

- Bài viết Sovereignty and Cyberspace: Institutions and Internet

governance cua tac gia Milton Mueller thuộc Trường Chính sách Công thuộc

Viện Công nghệ Georgia Bài viết trả bình luận về mối quan hệ giữa chủ

quyền quốc gia và không gian ảo ngay từ khi Internet ra mắt như một phươngtiện đại chúng Đi từ “Internet có chủ quyền” đến ý tưởng răng không gianmạng cần được tái quốc hữu hóa và đặt dưới quyền của cơ quan nhà nước

- Hoặc các bài viêt vê vân dé an ninh mạng, tội phạm mạng như: cuôn

Trang 14

sách “Cybercrime: A Reference Handbook” (an phẩm nam trong chuỗiContemporary World Issues Series của nhà xuất bản ABC-CLIO Press, HoaKỳ) của các tác giả Bernadette Hlubik Schell va Clemens Martin xuất ban

năm 2004; cuốn sách “Crime and Technology: New Frontiers for Regulation,

Law Enforcement and Research’ được biên tập boi Ernesto U Savona (xuất

ban năm 2013 bởi nha xuất ban Springer); Bài viết “Cybercrime: National,

Transnational, or International?” cua tac gia Ellen S Podgor (xuat ban nam

2004 bởi Georgia State University College of Law, 50 Wayne L Rev 97, Hoa Ky)

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã thực hiện phan nào đã

đề cập tới một số vấn đề pháp lý về bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm

an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng Tuynhiên, các công trình nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề pháp

lý về chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mặt vẫn còn bỏ ngỏ

Về pháp lý, các công trình nghiên cứu từ bài viết cho đến sáchchuyên khảo hầu như đang đề cập và đặt chủ quyền quốc gia và an ninh

mạng là hai khía cạnh khác nhau Đối với van dé an ninh mạng, bên cạnh

việc đề cập đến góc độ kỹ thuật, đều phân tích đến một số khía cạnh pháp

lý của loại hình tội phạm công nghệ cao - một loại hình tội phạm chỉ cóthể hiểu rõ về mặt pháp lý khi đã nắm chắc được những khía cạnh liênquan đến kỹ thuật của tội phạm Các công trình đa phần giới thiệu tới

những quy định của pháp luật về tội phạm công nghệ cao của một số quốcgia như Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản, Anh, Thụy Điền Còn việc dat

chủ quyền quốc gia và an ninh mạng trong một mối quan hệ tổng thể thì

hầu như chưa có công trình nào đi nghiên cứu một cách chuyên sâu về

mặt pháp lý.

Về thực tiễn, như đã nêu, do các công trình mới chỉ đang phân tíchtừng khía cạnh nên các công trình nghiên cứu chỉ phân tích tình hình và

Trang 15

tác động của tội phạm mạng, an ninh mạng tại các quốc gia, mỗi khu vực

và trên toàn thế giới; từ đó, đưa ra những dự báo cũng như các giải pháptrong đó đặc biệt lưu tâm đến việc cải thiện công tác lập pháp và nhu cầutăng cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận, pháp lý

và thực tiễn về bảo vệ chủ quyền quốc gia va chủ quyền quốc gia trong bảođảm an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay Theo đó nhiệm vụ nghiên cứu cụ

thể như sau:

- Phân tích được nội dung các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật

một số quốc gia về vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền quốc gia trong

bảo đảm an ninh mạng dé đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ chủ quyềnquốc gia, chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng

- Đánh giá được thực tiễn, một số van dé đặt ra đối với Việt Nam về bảo

vệ chủ quyền quốc gia, về chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng: từ

đó, đưa ra một số kiến nghị khoa học nhăm hoàn thiện chính sách, pháp luậtViệt Nam và tăng cường công tác hợp tác quốc tế về vấn đề này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đôi tượng nghiên cứu của đê tài bao gôm:

Một là, các điêu ước quôc tê vê vân đê chủ quyên quôc gia, an ninh

mạng và chủ quyên quôc gia trong bảo đảm an ninh mạng như Hiên chương

Liên hợp quốc, Công ước Budapest về tội phạm mạng năm 2001

Hai là, văn kiện liên quan đên vân đê chủ quyên quôc gia, an ninh mạng

và chủ quyên quôc gia trong bảo đảm an ninh mạng của các tô chức quôc tê

và báo cáo của các nhóm chuyên gia như Nghị quyét của Dai hội đông Liên

hợp quốc về thúc đây, bảo vệ và thụ hưởng quyền con người trên Internet

Trang 16

(2016); Báo cáo của Nhóm chuyên gia chính phủ của Liên hợp quốc về pháttriên lĩnh vực thông tin và viên thông trong bôi cảnh an ninh quôc tê

Ba là, phán quyêt của các cơ quan tai phán quôc tê ma chủ yêu là các

phán quyết của Toà án công lý quốc tế

Bồn là, pháp luật một sô quôc gia trên thê giới vê vân đê chủ quyên quôc gia, an ninh mạng và chủ quyên quôc gia trong bảo đảm an ninh mạng

Năm là, các văn bản pháp luật Việt Nam về vân đê chủ quyên quôc gia,

an ninh mạng và chủ quyên quôc gia trong bảo đảm an ninh mạng.

Trên cơ sở đôi tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của dé tài bao gôm:

- Một sô vân đê lý luận vê chủ quyên quôc trong bảo đảm an ninh mạng

gia như: định nghĩa bảo đảm an ninh mạng, định nghĩa và đặc điêm của chủ quyên quôc gia; bảo đảm chủ quyên quôc gia trên không gian mạng; vai trò của chủ quyên quôc gia trong bảo đảm an ninh mạng

- Pháp luật và thực tiễn vẫn đề chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninhmạng của một số quốc gia trên thế giới trong bối cảnh hiện nay và rút ra những

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo

đảm an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

- Thực tiễn pháp luật và thực tiễn vẫn đề chủ quyền quốc gia trong bảo

đảm an ninh mạng tại Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm:

- Phương pháp lịch sử để làm rõ quá trình phát triển quan điểm của Việt

Nam về chủ quyền quốc gia, chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng:

- Phương pháp phân tích- tổng hợp dé làm rõ những van dé lý luận về chủ

quyền quốc gia, bảo đảm an ninh mạng, chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninhmạng: những van dé pháp lý về chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mang;

Trang 17

- Phương pháp kết hợp giữa pháp lý và thực tiễn để đánh giá hiệu quảcủa thực tiễn thực thi pháp luật, thực tiễn bảo vệ chủ quyền quốc gia trênkhông gian mạng và những thuận lợi, khó khăn mà Việt Nam sẽ phải đối mặt

dé bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm an ninh mạng

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện các vẫn dé

pháp lý về chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng Những vấn đề

pháp lý cũng như những giải pháp, kiến nghị được nêu trong đề tài là nhữngđóng góp khoa học có ý nghĩa, mang tính thiết thực; góp phần làm rõ những

nội dung cơ bản trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh mạng vàbảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

Trên cơ sở những kiến thức của đề tài về các quy định của pháp luậtquốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về chủ quyền quốc giatrong bảo đảm an ninh mạng đã rút ra được một số bài học có giá trị thamkhảo cho Việt Nam Đồng thời, những kiến thức về pháp luật và chính sáchcủa Việt Nam liên quan đến bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninhmạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng có thể phục vụ chocác cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnquốc gia, bảo đảm an ninh mạng

Sau khi được nghiệm thu chính thức, trước tiên đề tài sẽ được chuyển

giao cho thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội dé làm tài liệu phục vụ chocông tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên Đồng

thời sau khi được Trường Dai học Luật Hà Nội cho phép, dé tài sẽ được phô

biến, chuyên giao cho cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực này, các cơ

sở đào tạo luật và các viện nghiên cứu, tô chức, cá nhân có quan tâm.

Trang 18

PHAN THU HAI

BAO CAO TONG HOP

Chương I Những van dé lý luận về chủ quyền quốc gia trongbao đảm an ninh mạng

1.1 Lý luận về chủ quyền quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng1.1.1 Dinh nghĩa bảo dam an ninh mang

Mặc dù an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm thường trực của cộngđồng và thuật ngữ “an ninh mạng” đã trở thành từ thông dụng nhưng nội hàm

của nó chưa được xác định rõ ràng Từ điển Oxford - online! định nghĩa “anninh mạng” là trạng thái được bảo vệ chống lại tội phạm hoặc việc sử dụng

trái phép dữ liệu điện tử hoặc các biện pháp được thực hiện để đạt được điều

này Theo cách nghĩa này, an ninh mạng chỉ đề cập đến sự bảo đảm khỏi việclạm dụng thông tin trái phép và tội phạm.

999

Bắt nguồn từ thuật ngữ “không gian mang- cyber space’”, thuật ngữ “anninh mang- cybersecurity hoặc cyber security” cũng được chuyên gia côngnghệ thông tin (CNTT), nhà tư van, chính trị gia sử dụng dé dé cập đến cácmối lo ngại về bảo mật trong “không gian mạng” Vì vậy, thuật ngữ “an ninhmạng” được một số người hiểu là từ đồng nghĩa với các thuật ngữ “bảo mậtCNTT- IT security” hoặc “bao mật thông tin- information security” Trong

khuôn khổ Liên hợp quốc (UN), Liên minh viễn thông quốc tế (TU) địnhnghĩa như sau: “an ninh mạng bao gồm các công nghệ, khái niệm, chính sách,quy trình và thực tiễn được sử dụng để bảo vệ tài sản (ví dụ: máy tính, cơ sở

hạ tầng, ứng dụng, dịch vụ, hệ thống viên thông và thông tin) và môi trường

mạng khỏi bi tan công, phá hoại và truy cập trái phép”” Định nghĩa này dé

cập đên nhiêu góc độ của an ninh mang và nhân mạnh đên việc bảo vệ tài sản

‘http://www.oxforddictionaries.com/definition/english/cybersecurity?q=cyber+

security

? International Telecommunications Union (ITU) (2008) Overview of Cybersecurity, Recommendation ITU—

T X.1205 tại: https://www.itu.int/rec/T-REC-X.1205- 200804-I (truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023) Hội

nghị toàn thé của ITU được tổ chức tại Guadalajara (Mexico) vào năm 2010 đã thông qua định nghĩa này.

Trang 19

và môi trường mạng Tuy nhiên, “an ninh mạng” không chỉ bảo vệ các tài sản

vật chất như máy tính, cơ sở hạ tầng mà còn bảo vệ các tài sản ảo trong

“không gian mạng” và đặc biệt là hướng đến mục đích cuối cùng là bảo vệngười dùng Trong khuôn khổ Liên minh Châu Âu (EU), Điều 2(1) của Dao

luật An ninh mạng xác định: “an ninh mạng có nghĩa là các hoạt động cần

thiết để bảo vệ hệ thống mạng và thông tin, người dùng của các hệ thông đó

và những người khác bị ảnh hưởng bởi các mối đe doa mạng ”3 Sự phức tạpcủa van đề bao gồm một loạt các thách thức đã xuất hiện khi xem xét van dé

an ninh mạng trong quan hệ quốc tế Các hoạt động mạng của một quốc gia

chống lại một quốc gia khác đang ngày càng phổ biến Vi du, năm 2019, cóbáo cáo rằng Mỹ đã chuyển từ các hoạt động do thám đơn thuần lưới điệncủa Nga sang việc đặt phần mềm độc hại vào các hệ thống có thể được sửdụng để làm gián đoạn hoạt động của lưới dién* Tháng 12 năm 2020, có

thông tin cho rằng thông qua phần mềm do công ty SolarWinds sản xuất, Nga

đã xâm phạm một loạt các cơ quan chính phủ Mỹ Vì vậy, an ninh mang là

sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an

ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,

tổ chức, cá nhân từ các nguy cơ khác nhau Trong đó, không gian mạng đềcập đến tập hợp các liên kết và mối quan hệ giữa các đôi tượng có thé truy

cập thông qua mạng viễn thông chung và tập hợp các đối tượng nơi chúng thêhiện các giao diện cho phép điều khién từ xa, truy cập dữ liệu từ xa hoặc sự

tham gia của họ vào các hành động kiểm soát trong không gian mạng đó.Theo Phát kiên quôc gia vê sự nghiệp và nghiên cứu an ninh mạng

3 European Union (EU) (2018) Regulation (EU) 2019/881 of the European Parliament and of the Council of

17 April 2019 on ENISA (the European Union Agency for Cybersecurity) and on Information and Communications Technology Cybersecurity Certification and Repealing Regulation (EU) No 526/2013 (Cybersecurity Act) Official Journal of the European Union, LŨ 5 1511 - tại http://data.europa.eu/eli/reg/2019/881/oj (truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023).

4 David Sanger and Nicole Perlroth, ‘U.S Escalates Online Attacks on Russia’s Power Grid’ The New York Times (15 June 2019) <https://www.nytimes.com/2019/06/15/us/politics/trump-cyber-russia-grid.html>.

> David Sanger, ‘Russian Hackers Broke into Federal Agencies, U.S Officials Suspect’ The New York Times (13 December 2020) <https://www.nytimes.com/2020/12/13/us/politics/russian-hackers-us-government- treasury-commerce.html?>.

Trang 20

(National Initiative for Cybersecurity Careers and Studies - NICCS, Hoa Ky),thuật ngữ an ninh mang được hiểu là “hoạt động hoặc quá trình, khả năng,hay trạng thái mà theo đó thông tin, hệ thống thông tin liên lạc và thông tinchứa trong đó được bảo vệ khỏi và/hoặc bảo vệ chống lại thiệt hại, việc sửdụng trái phép hoặc sửa đôi, khai thác” Đạo luật An ninh mạng năm 2015của Hoa Kỳ quy định mục đích của an ninh mạng là nham bảo vệ hệ thống

thông tin khỏi đe doạ về an ninh mạng hoặc tình trạng dễ bị tắn công, baogồm các giải pháp được thiết kế để bảo vệ người dùng máy tinh và các công

ty hoạt động trên Internet Thực tế, an ninh mạng thuộc nội hàm của khái

niệm an ninh thông tin, mục tiêu mà nó hướng đến là bảo vệ thông tin kỹ

thuật số khi các hệ thống được kết nối với nhau

Luật An ninh mạng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2017 quy

định an ninh mạng chỉ khả năng thông qua việc áp dụng các biện pháp cần

thiết để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tấn công, xâm nhập, can thiệp,phá hoại, sử dụng bat hợp pháp và các sự cố ngoài ý muốn liên quan đến hệthống mạng để bảo đảm mạng trong trạng thái vận hành ôn định, và bảo đảm

tính hoàn chỉnh, tinh bảo mật, tính ứng dụng của dữ liệu mạng.”

Sự mơ hồ về khái niệm “an ninh mạng” đã tác động đến thực tế Xét cho

cùng, định nghĩa về “an ninh mạng” trong một bối cảnh nhất định sẽ phụ

thuộc vào cái gì va ai đang bị ngăn cản, băng cách nào và liệu có thé quy kếtcác cho chủ thé nào hay không Sự mơ hồ về thuật ngữ “an ninh mạng” cũng

có nghĩa là không rõ ai sẽ chịu trách nhiệm “bảo đảm an ninh mạng”, dẫn đến

nhiều trở ngại pháp lý và thực tiễn trong việc điều chỉnh vẫn đề này Trên

thực tế, ngày càng nhiều chủ thể tham gia vào các hoạt động an ninh mạng.Các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn tư nhân siêu quốc gia, các thể nhân

và pháp nhân khác nhau cũng như các chủ thê pháp lý khác đang tích cực

tham gia vào các vân đê liên quan đên an ninh mạng Tuy nhiên, các biện

5 National Initiative for Cybersecurity Careers and Studies (2009), Cybersecurity Glossary, xem tại: https://niccs.cisa gov/about- niccs/cybersecurity-glossary#C ;

7 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2017), Luật An ninh mang năm 2017, Trung Quôc

Trang 21

pháp bảo đảm an ninh mạng do các chủ thể này tiến hành thường chỉ bảo vệquyền và lợi ich hợp pháp của chính cơ quan, tổ chức, cá nhân Trong khi đó,

an ninh mạng là một vấn đề liên ngành, tác động đa chiều về các khía cạnhkhác nhau như chính trị (chủ quyền quốc gia), an ninh (trật tự, an toàn xã

hoi), kinh té, pháp ly, xã hội, công nghệ Tội phạm mang và các cuộc tấncông mạng còn gây nguy cơ đối với hòa bình và an ninh toàn cầu cũng như sự

phát triển hòa bình của các mối quan hệ quốc tế Vì vậy, vấn dé an ninh mạng

trở thành ưu tiên hàng đầu vì nó đã và đang ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực

hoạt động của các quốc gia có chủ quyền Dưới góc độ quản trị nhà nước, cácquốc gia phải tiến hành các biện pháp dé phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn,

xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng để bảo vệ lợi ích trên Bảo đảm an

ninh mạng là một nhiệm vụ trọng yếu trong đảm bảo an ninh quốc gia Đâycũng chính là nghĩa mà thuật ngữ “bảo đảm an ninh mạng” được sử dung

trong phạm vi đề tài này

Tóm lại có thé hiểu, “bdo dam an ninh mang” là các hoạt động do quốc

gia tiễn hành trên cơ sở chủ quyên quốc gia và phù hợp với luật quốc tế, nhằmphòng ngừa, phat hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mang.

1.1.2 Khái niệm chủ quyền quốc gia

a) Định nghĩa

Chủ quyên là thuộc tính chính trị pháp lý của quốc gia - chủ thể cơ bản

của luật quốc tế Oppenheim đề cập đến các khía cạnh khác nhau của chủquyền quốc gia như sau: “Vì nó loại trừ sự khuất phục trước bất kỳ cơ quanquyền lực nào khác, và đặc biệt là cơ quan có thâm quyền của một quốc giakhác, chủ quyền là độc lập Đó là sự độc lập về phương diện đối ngoại liên

quan đến quyên tự do hành động bên ngoài biên giới của quốc gia Do là sự

độc lập về phương diện đối nội liên quan đến quyền tự do hành động của mộtquốc gia bên trong biên giới của nó Với tính chất bao hàm quyền lực của một

quôc gia trong việc thực thi quyên lực tôi cao đôi với mọi người và mọi vật

Trang 22

trong lãnh thổ của minh, chủ quyền bao hàm quyền lực lãnh thổ”

Trên cơ sở chủ quyền, quốc gia có các quyên cụ thé Thâm phan Alvareztrong vu Corfu Channel tuyên bố rằng, chủ quyền bao gồm “toàn bộ cácquyên và thuộc tính mà một quốc gia sở hữu trên lãnh thé của mình, loại trừtất cả các quốc gia khác, và cả trong quan hệ của quốc gia đó với các quốc giakhác”? Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế, quan hệ hữu nghị và hợptác giữa các quốc gia dé cập đến “các quyền vốn có trong chủ quyền”!° và nótiếp tục được phan ánh trong các văn kiện quốc tế khác Vi dụ, Đạo luật cuốicùng Helsinki (1975) ghi nhận răng các quốc gia tham gia sẽ: “tôn trọng sự

bình đăng về chủ quyên và tính cá nhân của nhau cũng như tất cả các quyền

vốn có và bao hàm trong chủ quyền của mỗi bên, đặc biệt bao gồm quyền củamọi quốc gia được bình đăng về pháp lý, toàn vẹn lãnh thô, tự do và độc lập

chính trị Các quốc gia cũng phải tôn trọng quyên tự do lựa chọn và phát triển

các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của nhau cũng như quyềnquyết định các luật và quy định của mình”!!,

Có thé hiểu, chủ quyén quốc gia là quyên tối cao của quốc gia trongphạm vi lãnh thé của mình và quyên độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc

tế Trong phạm vì lãnh tho của mình quốc gia có quyên lập pháp, hành pháp,

tr pháp và quyên quyết định mọi van đê chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vậtchất và tỉnh thân của quốc gia Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toànđộc lập, không bị lệ thuộc vào các quốc gia khác trong giải quyết van dé đốingoại của mình.

b) Các quyên cốt lõi thuộc chủ quyên quốc gia

Từ các nguôn được trích dân ở trên, ba quyên côt lõi găn liên với chủ

8 Oppenheim, L., Oppenheim’s International Law, Vol 1: Peace, 9th edn, Jennings, R Y and Watts, A (eds), London; New York: Longmans, (1996, p 382.

2 Corfu Channel Case (United Kingdom v Albania); Separate Opinion, 9 April 1949, ICJ Rep 43

'0 Resolution 2625 (XXV) of 24 October 1970 containing the Declaration of Principles of International Law, Friendly Relations and Cooperation Among States in Accordance with The Charter ofthe UN,

UN Doc A/Res/2625.

!! Điều 1 của Hội nghị về An ninh va Hop tác ở Châu Âu về Đạo luật cuối cùng (‘Helsinki Final Act’),

Helsinki 1975.

Trang 23

quyền quốc gia (tương ứng với nghĩa vụ của các quốc gia khác), bao gồm: (i)quyền toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ (chủ quyền lãnh thổ); (ii)quyền độc lập về quyền lực nhà nước và; (iii) quyền bình dang trong quan hệquốc tế (còn được gọi là “chủ quyền về phương diện đối ngoại hoặc chủquyền bên ngoài”) Các quyền được thể hiện trong khái niệm chủ quyên sẽ là

cơ sở để một quốc gia đưa ra cáo buộc răng một quốc gia khác đã có hành vi

vi phạm chủ quyền của mình

Trước hết, về chủ quyên lãnh thổ Khía cạnh này của chủ quyền quốc giabao gồm các quyền của một quốc gia liên quan đến lãnh thổ và ranh giới đất

liền, không gian trên không, lãnh hải và các vùng biển khác Các điều ước quốc

tế và các nghĩa vụ theo luật tập quán quốc tế liên quan đến các vùng đất, vùngbiển và vùng trời phản ánh và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia

Vi phạm chủ quyền lãnh thé không phải lúc nào cũng đi kèm với việc sửdụng vũ lực Trong vu Mot số hoạt động do Nicaragua thực hiện ở khu vựcbiên giới (Costa Rica v Nicaragua), Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) thấy không

cần thiết phải xem xét cáo buộc riêng biệt rằng đã có việc sử dụng vũ lực bất

hợp pháp và Toà đã phát hiện: “Nicaragua đã tiến hành nhiều hoạt động khácnhau trong lãnh thé tranh chấp ké từ năm 2010, bao gồm việc khai quật ba tau

chìm và thiết lập sự hiện diện quân sự tại các khu vực của lãnh thô đó Nhữnghoạt động này vi phạm chủ quyên lãnh thé của Costa Rica” !

Chủ quyền lãnh thé bao gồm quyên của quốc gia thực thi quyền tai phán

trong lãnh thô của mình Quyên tài phán này có thể được chia thành quyền

ban hành các quy định, thực thi và xét xử Quyền của một quốc gia thực hiện

tat cả các hình thức tai phán trong lãnh thé của minh cũng có thé được coi là

một trong những quyền xuất phát từ khía cạnh chủ quyên liên quan đến sựđộc lập của các quyền lực nhà nước

Thứ hai, sự độc lập vê quyên lực nhà nước Khia cạnh này của chu

1ˆ Certain Activities carried out by Nicaragua in the Border Area (Costa Rica v Nicaragua), Judgment, ICJ Reports 2015, para 93 See also Corfu Channel (Merits) Judgment 9 April 1949.

Trang 24

quyền bao gồm quyên tự do của các quốc gia tiễn hành các công việc tronglãnh thổ của mình một cách độc lập Yếu tố chủ quyền này gắn liền với chủquyền lãnh thổ và được nhắc đến trong vụ Đảo Palmas năm 1928: “trongquan hệ giữa các quốc gia, chủ quyền biểu thị sự độc lập Độc lập đối với mộtphan của thế giới là quyền thực hiện các chức năng của một quốc gia và loại

trừ bất kỳ quốc gia nào khác”

Dự thảo Tuyên bố của ILC về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia quy

định tại Điều 1 rằng, “mọi quốc gia đều có quyền độc lập và do đó được tự do

thực hiện tất cả các quyền pháp lý của mình, bao gồm cả việc lựa chọn hình

thức chính phủ của chính mình, mà không bị bất kỳ quốc gia nào khác sai

khiến”!* Quyền này được phản ánh trong Điều 2(7) Hiến chương của Liênhợp quốc (UN), trong đó đề cập đến các vấn đề “về cơ bản thuộc quyền nội

bộ của bat kỳ quốc gia nào”.!Š

Quyền của các quốc gia trong khía cạnh này của chủ quyền bao gồmquyền độc lập chính trị của một quốc gia, đó là quyền tự do lựa chọn và phát

triển hệ thống chính tri, xã hội, kinh té và văn hóa của mình và quyền thực thi

quyên tài phán'° Mặc dù các quyền này khá rộng nhưng các quốc gia phảihành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế Ngoài các nghĩa vụ theo điềuước quốc tế hiện hành, các quốc gia cũng phải tuân thủ các quy tắc của luậttập quán quốc tế, ví dụ như các quy tắc liên quan đến không can thiệp và tôntrọng chủ quyên, các nghĩa vụ liên quan đến tinh trạng và bảo vệ cá nhân theo

luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế

Thứ ba, bình dang chủ quyên Một khía cạnh khác của chủ quyền là sự

l3 eo of Palmas case (USA v Netherlands) PCA 4 April 1928, pp 829, 838; see also paras 117-8.

* Dự thảo Tuyên bố về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia (có bình luận) Văn bản được ILC thông qua năm 1949 Xem tại https://legal.un.org/ilc/texts/instruments/english/commentaries/2_1_1949.pdf

'S “Không có nội dung nào trong Hiến chương này cho phép Liên hợp quôc can thiệp vào các vấn đề về cơ

bản thuộc thầm quyền trong nước của bat kỳ quốc gia nào” Điều 2(7) Hiến chương UN

16 Case Concerning the Military and Paramilitary Activities in and Against Nicaragua (Nicaragua v United

States of America), Merits, 27 June 1986, ICJ 14 (‘the Nicaragua case’), trong đó ICJ dé cap dén “cac van dé

mà mỗi quốc gia được tự do quyết định trên cơ sở theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia Một trong số đó là

việc lựa chọn hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, va hoạch định chính sách đối ngoại” (đoạn 205) Mặc dù điều này đã được nêu trong bối cảnh của nguyên tắc không can thiệp, nhưng nó vân liên quan đến

chủ quyền vì ban thân nguyên tắc không can thiệp đã phan ánh nguyên tắc chủ quy.

Trang 25

bình đăng của các quốc gia trong trật tự quốc tế, được gọi là chủ quyền vềphương diện đối ngoại Nguyên tắc này đề cập đến sự công nhận trong trật tựquốc tế về sự bình đăng tuyệt đối của tất cả các quốc gia về quyền và nghĩa

vụ của họ trong luật pháp quốc tế, mà không phải là sự bình đăng về quyền

lực hoặc trên thực tế

Theo nguyên tắc này, mỗi quốc gia được hưởng các quyền vốn có thuộc

về chủ quyền, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng nền độc lập và thâm quyên củacác quốc gia khác Nguyên tắc này phản ánh thực tế rằng chủ quyền phảiđược áp dụng một cách khách quan, trái ngược với việc chủ quyền chỉ đơn

giản là những gì một quốc gia tuyên bố

Từ những phân tích trên cho thấy, trong khi các yếu tố khác nhau của

chủ quyền quốc gia có thé được tách ra và đôi khi được đề cập đến một cáchriêng lẻ thì trên thực tế, chúng có mối liên hệ chặt chẽ và vận hành cùng nhau.Quyền của một quốc gia thực thi quyền tài phán trên lãnh thổ của mình baogồm cả chủ quyền lãnh thổ và quyền của một quốc gia thực hiện các quyềnlực nhà nước độc lập Tính chất độc lập và độc quyền của quyên đó bắt nguồn

từ nguyên tắc bình đăng về chủ quyên

1.1.3 Chủ quyên quốc gia trong bao dam an ninh mang

Không gian mạng vốn rộng lớn, có bản chất xuyên quốc gia và ít điểm

kiểm soát Với tính phố biến của thông tin và công nghệ máy tính, sự phụ

thuộc ngày càng tăng vào không gian mạng được coi là một mối lo ngại về anninh quốc gia và an ninh quốc tế Mối quan ngại về an ninh mạng đến từ banguyên nhân chính là tội phạm mạng, khủng bó mạng và chiến tranh mạng.Phương thức tấn công mang do tội phạm mạng thực hiện ngày càng tinh vi

hơn dẫn đến hàng loạt các hệ quả, từ sự gián đoạn các chức năng của chính

phủ và ton thất tài chính cho đến sự phá hủy vật chất của tài sản, thiết bị

phòng thủ chiến lược Các chủ thé trong không gian mạng có thé khai thácmiên mạng dé tân công cơ sở hạ tang toàn câu và các tai sản mạng quan trọng

Trang 26

của quốc gia Điều này trực tiếp đe doa đến chủ quyền và an ninh quốc gia Vìvậy, bảo đảm an ninh mạng trước sự tấn công của tội phạm mạng, khủng bốmạng và chiến tranh mạng là nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trong thế giới kết nối, vi phạm an ninh mạng có thể gây ra hậu quảnghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn cả doanh nghiệp,chính phủ và đặc biệt là an ninh quốc gia An ninh quốc gia có nguy cơ bị tấncông mạng từ cả các chủ thể nhà nước và phi nhà nước Điều đó, đòi hỏi phải

phát triển các biện pháp bảo vệ, trong đó có các biện pháp bảo đảm an ninh

mạng Đây là một lĩnh vực không ngừng phát triển đòi hỏi sự cảnh giác và

khả năng thích ứng liên tục.

Mỗi quốc gia đều tiễn hành các biện pháp kỹ thuật, pháp lý khác nhau dé

bảo đảm chủ quyền quốc gia không bị xâm hại do các hoạt động trong khônggian mạng Mặt khác, khi thực hiện các hoạt động mạng nói chung và các

biện pháp bảo đảm an ninh mạng nói riêng, các quốc gia phải tuân theo quy

định của luật quốc tế, đặc biệt là quy định về dùng vũ lực, không can thiệp và

bình dang chủ quyên Thực tiễn các quốc gia bảo vệ chủ quyền thông qua bảođảm an ninh mạng sẽ được đề cập chi tiết hơn ở các mục khác

Cơ sở và nội dung của chủ quyền quốc gia trong không gian mạng

Không gian mạng và chủ quyền quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, bởi vì dé không gian mạng tôn tại và hoạt động, phải có một thực thé

kiểm soát và một ha tầng vật ly có cơ sở về mặt lãnh thổ dé cung cấp quyềntruy cập cho người dùng Điều này cho thấy không gian mạng không hoạt

động trong môi trường chân không và cơ sở hạ tầng cũng như các tác nhântrong không gian này thuộc thấm quyên tài phán của quốc gia Do dữ liệu

được lưu trữ trên các máy chủ là một phan của cơ sở hạ tang mạng nên việc

xâm nhập vào dit liệu đó nằm trong lãnh thổ của quốc gia mục tiêu (quốc gia

bị tấn công mạng) sẽ trao quyền cho quốc gia này thực hiện các đặc quyền

thuộc chủ quyên đôi với dữ liệu đó Công nhận điêu này, Hướng dân của

Trang 27

Tallinn 2.0 về luật quốc tế áp dụng cho hoạt động mạng thừa nhận rằng, cácquốc gia có độc quyền thực thi quyên tài phán đối với cơ sở hạ tang mạng vàcác hoạt động năm trong lãnh thổ có chủ quyền của họ!” Do đó, chủ quyềnlãnh thé và vị trí thực tế của cơ sở hạ tầng mạng tao ra quyền kiểm soát tương

tự có lợi cho của nhà nước Thứ hai, các mỗi quan hệ xuất hiện trên không

gian mạng đòi hỏi phải có luật để điều chỉnh chúng, thường là luật của các

quốc gia, và đây là bằng chứng thực tế răng không gian mạng có mối liên hệvới chủ quyền của quốc gia Thứ ba, nội dung được truyền qua không gian

mạng có ý nghĩa trong thế giới thực và do đó phải tuân theo luật pháp của các

quốc gia tương ứng vì họ có quyền lợi cũng như có quyền kiểm soát hợp phápđối với các giao dịch trên mạng Thứ tư, với các hoạt động xuyên biên giớidiễn ra trên không gian mạng có khả năng thách thức đến chủ quyền quốc gia.Một cá nhân ở một quốc gia nhất định có thể tự do vào một quốc gia khácthông qua không gian mạng và tham gia vào các hoạt động gây thiệt hại ởquốc gia đó Các quốc gia đang dần cố gắng khăng định mình trong không

gian mạng vì mục đích an ninh quốc gia và để ngăn chặn tác hại cũng nhưgiảm thiểu kha năng bị thiệt hại, các quốc gia không thé dé không gian mạng

không được kiểm soát Thứ năm, giống như thế giới thực, khả năng gây hại

trong không gian mạng là rất thực tế nên không gian mạng cũng đòi hỏi chủ

quyền của quốc gia trong việc điều chỉnh, bảo vệ và trừng phạt các chủ thể

khác nhau'Š

Kết quả là, chủ quyền áp dụng cho hoạt động của các quốc gia trong

không gian mang, bao gồm các hoạt động dé bảo đảm an ninh mạng của quốc

gia Các tương tác trong không gian mạng có khía cạnh “ảo”, thông qua việc

'7 Rule 1 — sovereignty, Tallinn manual, at 15-17 (nov 10, 2018), tại http://insct.syr.edu/wp-content/ uploads/2015/06/Tallinn-manual-sovereignty.pdf

Hướng dan Tallinn 2.0 là ấn bản thứ hai được cập nhật và mở rộng của Hướng dan Tallinn về luật quốc tế áp

dụng cho hoạt động mạng Một nghiên cứu do NATO tài trợ, được thực hiện bởi một nhóm độc lập gôm các chuyên gia luật quốc tế va học giả, trong đó phân tích toàn diện về cách áp dụng luật quốc tế hiện hành vào không gian mạng Hướng dẫn Tallinn 2.0 đã trở thành một điểm tham chiếu quan trọng cho các quốc gia, tổ

chức quốc tế và các học giả xem, vi dụ, the NATO cyber toolkit, NATO CCDCOE (n.d.), ‘Cyber Law

Toolkit’, https://cyberlaw.ccdcoe.org/wiki/Main_ Page (truy cập ngày 3 thang 5 năm 2023).

'8 Patrick W Franzese, Sovereignty in Cyberspace: Can It Exist?, 64 air Force law review 11—14 (2009).

Trang 28

truyền dữ liệu, báo hiệu và gửi nội dung giữa các thiết bị vật lý và không gian

mạng như vậy không có ranh giới lãnh thé cố định Tuy nhiên, không gian

mạng cũng có khía cạnh vật lý, bao gồm máy tính, mạch tích hợp, cáp và cơ

sở hạ tầng truyền thông Nó cũng có một lớp logic, bao gồm logic phần mềm,gói dữ liệu và thiết bị điện tử và người sử dụng Thiết bị vat chất này được

đặt trong lãnh thổ của một quốc gia và thuộc sở hữu của các chính phủ và

công ty Do đó, không gian mạng không tồn tại độc lập với thé giới vật chat

mà bắt nguồn từ nó Các giao dịch trong không gian mạng liên quan đếnngười thực trong một khu vực tài phán lãnh thé hoặc giao dịch với người thực

ở khu vực tài phản lãnh thô khác hoặc tham gia vào hoạt động trong một khu

vực tài phán gây ra hậu quả trong thé giới thực ảnh hưởng trong khu vực tài

phán lãnh thé khác Vì vậy, một quốc gia có thé thực thi chủ quyền của mìnhđối với cơ sở hạ tang mạng trong biên giới lãnh thổ của mình (và liên quanđến các vệ tinh, trong phạm vi quyền tai phán của mình)” và đối với nhữngngười trong lãnh thổ của mình và đối với công dân của mình ở nước ngoài

Do đó, nguyên tắc chủ quyền được áp dụng liên quan đến các hoạt động mạngcủa các quốc gia, thông qua khả năng của một quốc gia điều chỉnh các vấn đềnhư vậy trong biên giới lãnh thổ của minh và thực thi các quyền lực nhà nước

một cách độc lập.

Như đã phân tích ở trên, chủ quyền quốc gia có cả yếu tô bên trong (nộibộ) và bên ngoài?! Trong bối cảnh không gian mạng, khía cạnh “nội bộ” củachủ quyền đòi hỏi “quốc gia có quyền thuộc chủ quyên đối với cơ sở hạ tangmạng, con người và các hoạt động mạng nằm trong lãnh thô của mình, phù

hợp với các nghĩa vụ pháp lý quôc tê” Điêu này có nghĩa là các cơ sở hạ

19 Tsagourias, ‘Law, Borders and the Territorialisation of Cyberspace’, 2018, p 16.

2° Theo Hiệp ước về khoảng không vũ trụ, các vệ tinh van thuộc thắm quyền của quốc gia đã phóng chúng.

Do đó, một cuộc tấn công mạng của một quốc gia nhắm vào vệ tỉnh của một quốc gia khác ở ngoài không

gian vũ trụ có thé cấu thành sự can thiệp vào các chức năng thuộc chủ quyền của một quốc gia ,bất kể vệ tinh

đó nằm bên ngoài biên giới lãnh thổ của quốc gia đó.

?! Cf James Crawford, Brownlie's Principles of Public International Law (OUP 2012) 448.

2 Tallinn Manual 2.0, rule 2: “Chủ quyén đối với cơ sở hạ tầng mang bắt nguồn từ khái niệm truyền thống về chủ quyền, không phụ thuộc vào việc sử dụng không gian mạng” Xem Wolff Heintschel von Heinegg,

‘Territorial Sovereignty and Neutrality trong Cyberspace' (2013) 89 Int’] L Stud 123 (lưu ý rang “chủ quyên

Trang 29

tang mang (tư nhân và công cộng)?3 nằm trong lãnh thé của một quốc gia phảituân theo một loạt các biện pháp thực thi, quy định và cam đoán của quốc gia

mở rộng ra phạm vi không gian mạng toàn cầu và do đó, các quốc gia không

bị ngăn cản việc áp dụng luật trong nước đối với các hoạt động trên mạng

Cũng như trong bối cảnh không phải là mạng, các quốc gia có quyên thực

hiện chủ quyền đối với cơ sở hạ tang mạng trong lãnh thé của mình một cáchđộc lập và riêng biệt Các quyền này đối với cơ sở hạ tầng mạng phải tuân

theo nghĩa vụ của các quốc gia theo luật quốc tế

Khía cạnh bên ngoài của chủ quyền đòi hỏi các quốc gia “được tự do

tiễn hành các hoạt động mang trong quan hệ quốc tế”, phù hợp với các nghĩa

vu của quốc gia theo luật pháp quốc té?4 Tat cả các quốc gia đều bình đắng

khi thực hiện các đặc quyền thuộc “chủ quyền trên không gian mạng” Điều

này hàm ý răng, tất cả các quốc gia đều có quyền như nhau trong việc thực thichủ quyền đối với lãnh thé của mình

Tương tự như cách mà các quốc gia thực hiện các quyền thuộc chủ quyềncủa mình, các quốc gia cũng có quyền làm như vậy trong không gian mạng,nhưng họ buộc phải chấp nhận các nghĩa vụ tương ứng với các quyền đó Trên

cơ sở các quyền thuộc chủ quyền, các quốc gia được phép phát triển cơ sở hạ

tầng mạng theo ý muốn Tuy nhiên, điều này đi kèm với điều kiện là các quốc

gia phải giải quyết một cách hòa bình các xung đột trên mạng đe dọa đến hòa

binh và an ninh quốc tế và khi thực hiện các hoạt động trên mạng, các quốc gia

phải tôn trọng quyền của các quốc gia khác, không xâm phạm vào các vấn đề

vê mạng nội bộ của các quôc gia khác, trừ khi có thỏa thuận chung.

lãnh thổ [ .] hàm ý rằng, tùy thuộc vào các quy tắc theo điều ước hoặc tập quán hiện hành của luật pháp quốc

tế, một quôc gia có quyên thực thi quyền tài phán, đặc biệt là bằng cách đặt các đối tượng và người trong lãnh thé của mình tuân theo luật pháp trong nước và dé thực thi các quy tắc này”) Điều này đã được một số

quốc gia tán thành, bao gồm Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Israel, Ý, Hà Lan,

Na Uy, Thụy Điền, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.

23 Tallinn Manual 2.0., commentary to rule 4, para 5 Xem thêm lập trường của các quốc gia của Na Uy, Thụy Điển và Thụy Si.

24 Tallinn Manual 2.0., rule 3 Xem thêm lập trường của quốc gia Cộng hòa Séc, Hà Lan và Na Uy.

Trang 30

1.2 Lý luận pháp luật quốc tế về chủ quyền quốc gia trong bảo đảm

an ninh mạng

Đề chủ quyền trong không gian mạng thành hiện thực, các quốc gia cần đạtđược sự đồng thuận về các chuẩn mực cơ ban mà dựa vào đó một thê chế quốc tế

có thé được thành lập Hiện nay, các van đề quốc tế liên quan đến an ninh mạng

mới chỉ được điều chỉnh bởi một số văn kiện quốc tế cơ bản như: Công ước

Budapest về tội phạm mạng (2001), Báo cáo của Nhóm chuyên gia chính phủcủa UN về phát triển lĩnh vực thông tin và viễn thông trong bối cảnh an ninh quốc

tế (năm 2013, 2015 và 2021), Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về thúc

đây, bảo vệ và thụ hưởng quyền con người trên Internet (20165 Hiện tai, không

có công ước toàn diện và chuyên biệt của Liên hợp quốc trực tiếp điều chỉnh vẫn

đề an ninh mạng Thực trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhát, cuộc cách mạng mạng công nghệ cao diễn ra với tôc độ quá nhanh và không thê đoán trước khiên các chủ thê của luật quôc tê gặp khókhăn trong việc bat kịp?”

Tứ hai là, vẫn đề chủ quyền, lãnh thé, phân chia quyền tài phán và quykết pháp lý Chủ quyền quốc gia- khái niệm cốt lõi của luật pháp quốc tế -

không dễ dàng phù hợp với không gian mạng Mặc dù nhờ vào hoạt động của

Nhóm công tác mở của UN, hau hết các quốc gia tán thành rằng nguyên tắcchủ quyền quốc gia được áp dung trong không gian mang?® nhưng không

25 Convention on Cybercrime Budapest, 23.XI.2001, tại https://rm.coe.int/1680081561

26 HRC, 32nd, 18/07/2016, A/HRC/RES/32/13, Resolution adopted by the Human Rights Council on 1 July 2076 - 32/13, https://digitallibrary.un.org/record/845728

27 Kittichaisaree K, Future Prospects of Public International Law of Cyberspace Public International Law of Cyberspace (K Kittichaisaree (ed)) Switzerland: Springer International, (2017) p.336

?# Group of 20 (G20) (2015) G20 Leaders’ Communiqué Antalya, 15-16 November tại: http://www.g20.utoronto.ca/2015/151116-draft-communique.pdf; United Nations (UN) (2013) Report

of Group of Governmental Experts on Information and Telecommunications Developments in the Context of International Security General Assembly Document A/68/98 tại

https://undocs.org/A/68/98; United Nations (UN) (2015) Report of the Group of Governmental Experts

on Developmentsin the Field of Information and Telecommunications in the Context of International Security General Assembly Document A/70/174 tai: https://undocs.org/A/70/174 (truy cập ngày 21 thang 4 nam 2023).

Trang 31

quốc gia nào có thé tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ không gian mạng Lý

do là nhiều cơ sở hạ tầng mạng tạo nên không gian mạng được đặt tại cáclãnh thổ thuộc chủ quyền của các quốc gia khác nhau và theo luật quốc tế,lãnh thổ là căn cứ xác định quyền tài phán Mặt khác, xét cho cùng, hành vi

(mạng) vẫn xảy ra ở một lãnh thô nhất định và các tác động lại có thê ở mộtlãnh thổ khác Trong luật không gian mạng, do tính đa dạng của các bên tham

gia, vẫn chưa có một quy tắc pháp lý được thống nhất chung về cơ chế giải

quyết tranh chấp Đã có trọng tài về các hành vi trên không gian mạng nhưngchủ yếu là liên quan đến thương mại và tội phạm, trong đó nó diễn ra trong hệ

thống pháp luật quốc gia chứ không phải tòa án quốc tế Thách thức còn nằm

ở van dé quy kết trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi, bởi vi

thường rất khó xác định danh tính hoặc vị trí của những kẻ tấn công mạnghoặc trung gian của chúng.

Thứ: ba là, điều tiết của nhà nước so với vai trò điều tiết của khu vực tưnhân trong không gian mạng Không gian mạng là một lĩnh vực trong đóngành công nghiệp và khu vực tư nhân đóng vai trò then chốt Khu vực tưnhân quản lý không gian mạng một cách không chính thức Câu hỏi đặt ra lànhà nước phải hoặc có thể áp đặt các nghĩa vụ pháp lý đối với khu vực tưnhân ở mức độ nào trong khi điều tiết an ninh mạng? Ngược lại, quy định về

an ninh mạng có thé hiệu quả ở mức độ nào nếu khu vực tư nhân không thamgia vào quá trình chuẩn bị và thực hiện? Nhà nước có nên có vai trò điều tiết

trong không gian mạng hay không và ở mức độ nào tùy thuộc vào hành vi cụ

thé mà mà nhà nước muốn điều chỉnh “Sự lựa chọn thé chế có thể bắt đầu

băng việc xác định xem van dé đang bi đe dọa nên được giải quyết tốt nhấtbởi thị trường, bởi các công ty tư nhân, bởi chính phủ của Nhà nước hay bởiluật pháp quốc tế”?2

? Trachtman J, Cyberspace and Cybersecurity The Future of International Law: Global Government (J Trachtman (ed)) Cambridge: Cambridge University Press, 2013

Trang 32

Thứ tư là, tranh luận về việc áp dụng luật hiện hành hay là xây dựng các

quy định mới về an ninh mạng Lập trường của các quốc gia về vấn đề này có

thé khái quát thành ba nhóm quan điểm: (i) an ninh mang sẽ được giải quyếtbăng cách sử dụng các quy định hiện hành của luật pháp quốc tế; (ii) về cơ

bản, không gian mạng là đặc biệt thì nên cần phải có các quy tắc và cấu trúcpháp lý mới; va (iii) luật hiện hành có thé giải quyết thách thức về an ninhmạng nhưng những yếu tố không tương thích với tính đặc thù của nó nênđược đặt sang một bên”?

Nhiều hoạt động liên quan đến an ninh mạng và các lĩnh vực phụ kháccủa an ninh mạng?! đã được khởi xướng, đặc biệt là trong bối cảnh UN Vấn

đề bảo mật thông tin lần đầu tiên được đưa vào chương trình nghị sự của UN

vào năm 1998, khi Liên bang Nga đệ trình dự thảo nghị quyết về chủ đề này

lên Ủy ban thứ nhất của Đại hội đồng UN (UNGA) Từ năm 2004, UN GGE

đã nghiên cứu các mối đe dọa do việc sử dụng CNTT-TT gây ra trong bốicảnh an ninh quốc tế và cách giải quyết các mối đe doa này Công việc của

UN GGE tập trung vào các van dé về luật pháp quốc tế, song song với cáccuộc thảo luận về các mối đe dọa, chuẩn mực, quy tắc và nguyên tắc hiệnhành và các quy phạm đang hình thành, các biện pháp xây dựng lòng tin và xây dựng năng lực”” Các báo cáo UN GGE vào năm 201333 và năm 2015! là

3° Hoisington M, Regulating Cyber Operations Through International Law: In, Out or Against the Box? Ethics and Policies for Cyber Operations (M Taddeo, L Glorioso (eds)) Oxford: Springer International,

2017, p.87

31 Vị dụ, Chương trình toàn cầu về tội phạm mạng của Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC), Chỉ số an ninh mạng toàn cầu của ITU, Mũ bảo hiểm kỹ thuật sô màu xanh của Liên hợp quôc va công việc trong Nhóm chuyên gia chính phủ về phát triển thông tin và viễn thông trong bối cảnh an ninh

quốc tế (“UN GGE *) (Ủy ban thứ nhất của Đại hội đồng LHQ).

3 Open-Ended Working Group on Developments in the Field of Information and Telecommunications in the Context of International Security (OEWG) (2020f) InternationalLaw in the Consensus Reports of the United Nations Groups of Governmental Experts.

Background Paper tại: https://unoda-web.s3.amazonaws.com/wp- paper-on-international-law-in-the-gges.pdf (truy cap ngay 2 thang 5 nam 2023).

content/uploads/2020/01/background-33 United Nations Secretary-General, Report of the Group of Governmental Experts on Developments in the Field of Information and Telecommunications in the Context of International Security, UN Doc A/68/98 (24 June 2013) 2.

34 UNGA, Report of the Group of Government Experts on Developments in the Field of Information and Telecommunications in the Context of International Security, General Assembly Document A/70/174,

22 July 2015, tai https://undocs.org/A/70/174, par.28b (truy cap ngay 2 thang 5 nam 2023).

Trang 33

những báo cáo quan trọng và có tác động lớn nhất, trong đó, các quốc giađồng thuận rằng: luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương UN, được ápdụng trong không gian mạng giống như trong không gian vật lý Chúng baogồm các quy tắc về chủ quyền quốc gia và các nguyên tắc bắt nguồn từ kháiniệm chủ quyên Ví dụ, “chủ quyền quốc gia và các quy phạm và nguyên tắcquốc tế bắt nguồn từ chủ quyền áp dung cho việc quốc gia tiến hành các hoạt

động liên quan đến CNTT-TT và quyền tài phán của họ đối với cơ sở hạ tầngCNTT-TT trong lãnh thé của ho’? và “một quốc gia có quyên tài phán đốivới cơ sở hạ tầng CNTT-TT trên lãnh thé của mình và quốc gia đó phải chịu

trách nhiệm pháp lý quốc tế về các hành vi bất hợp pháp trên mạng mà quốc

gia đó có thé gây ra?° Các nguyên tắc sau của Hiến chương UN và luật pháp

quốc tế áp dụng trong không gian mạng đối với hành vi của các quốc gia:

“chủ quyên, bình dang chủ quyền, giải quyết xung đột hòa bình, nghiêm cắm

sử dụng hoặc đe dọa bạo lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lậpchính trị của một quốc gia, tôn trọng nhân quyên va các quyền tự do cơ bản

và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”.Những nguyên tắc cơ bản này được nhắc lại như là “quy tắc quan trọng” ápdụng trong không gian mạng” trong suốt Hướng dan Tallinn 2.0 về Luật quốc

tế áp dụng cho hoạt động mạng”

Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế với không

gian mạng sẽ phụ thuộc vào sự đồng thuận khá rộng rãi giữa các quốc gia

Một số quốc gia, bao gồm một số “siéu cường mang”, đã xác nhận kha năng

áp dụng luật pháp quốc tế trong không gian mạng trong các bình luận của họ

đôi với các báo cáo UN GGE và trong các chiên lược an ninh mạng quôc gia

35 NGA (2013), tldd, đoạn 27.

36 UNGA (2013), tldd,doan19 -20 tại: https://undocs.org/A/68/98 (truy cập ngày 2

thang 5 nam 2023).

37 UNGA (2015), tldd, doan.28b (truy cập ngày 2 thang 5 năm 2023).

3# Michael Schmitt (ed), Tallinn Manual 2.0 on the International Law Applicable to Cyber Operations (2"4 ed, Cambridge University Press 2017).

39 Michael Schmitt (ed), Tallinn Manual 2.0 on the International Law Applicable to Cyber Operations (2"4 ed, Cambridge University Press 2017).

Trang 34

của họ?? Cũng như các quốc gia riêng lẻ, nhiều tổ chức quốc tế đã công nhận

điều nay*! Sự nhất trí khá rộng rãi trên lại được tái khang định trong Báo cáo

đồng thuận của Nhóm công tác mở của UN (OEWG) năm 2021 về sự pháttriển trong lĩnh vực thông tin và viễn thông trong bối cảnh an ninh quốc tế ®.Điều này là một dấu hiệu cho thấy sự đồng thuận ngày càng tăng về vấn đềluật quốc tế áp dụng cho hoạt động trong không gian mạng và là bằng chứng

về sự phát triển của “ý định thừa nhận là luật- opinio juris”- một trong nhữngyếu tố cần thiết dé cuối cùng tạo ra luật tập quán quốc tế

Các Báo cáo trên đều nhân mạnh ba tiêu chí đặc biệt liên quan đến bảo

vệ cơ sở hạ tang mang, đó là: Quy tắc (g) quy định răng các quốc gia nên thực

hiện các biện pháp thích hợp dé bảo vệ cơ sở hạ tang mang của mình; quy tắc

(h) quy định các quốc gia nên giảm thiểu các hoạt động mạng độc hại phátsinh từ lãnh thô của họ nhằm chống lại cơ sở hạ tầng mạng của các quốc giakhác, và quy tắc ( nghiêm cắm các hoạt động trên mạng gây thiệt hại hoặcsuy giảm có chủ ý đối với cơ sở hạ tầng trọng yếu Tuy nhiên, các Báo cáođều không nêu rõ những gi câu thành cơ sở hạ tang mạng nên mỗi quốc gia cóquyền quyết định những gì cấu thành cơ sở hạ tầng mạng của mình Quanđiểm của các quốc gia rất quan trọng vì chúng góp phần làm rõ hơn cách ápdụng luật quốc tế trong bối cảnh không gian mạng và vào sự phát triển củaluật tập quán quốc tế áp dụng cho hành vi của các quốc gia trong không gian

40 Républic Frangais (2018) Revue stratégique de cyberdéfense [Cyber Defence Strategic Review].

Secrétariat Général de la Défense et de la Sécurité Nationale, 12 February tại

http://www.sgdsn gouv.fr/evenement/revue-strategique-de-cyberdefense/(truy cập ngày 2 thang 5

nam 2023).

4 NATO (2014), Wales Summit Declaration, 5 September 2015, para

72, https:/www.nato.int/cps/en/natohq/official texts 112964.htm; Organization for Security and operation in Europe (OSCE) (2016), OSCE Confidence-Building Measures to Reduce the Risks of Conflict Stemming from the Use of Information and Communication Technologies, Decision No 1202, Permanent Council, 10 March 2016, PC.DEC/1202; Embassy of the Republic of Uzbekistan to the Republic of Latvia (2016), ‘The Tashkent Declaration ofthe Fifteenth Anniversary ofthe Shanghai Cooperation Organization’, https://uzbekistan.|v/en/the-tashkent-declaration-of-the-fifteenth-anniversary-of-the-shanghai- cooperation-organization/; Council ofthe EU (2017), ‘EU Council Conclusions of 20 November 2017’, https://www.consilium.europa.eu/media/3 1666/st14435en17.pdf; The Commonwealth (2018),

Co-‘Commonwealth Cyber Declaration’, https://thecommonwealth.org/commonwealth-cyber-declaration Truy cap ngay 22 thang 5 nam 2023).

*# United Nations Open-Ended Working Group on Developments in the Field of Information and Telecommunications in the Context of International Security, ‘Final Substantive Report’ (10 March 2021) 4—

5 <https://front.un-arm.org/wp-content/uploads/202 1/03/Final-report-A-AC.290-2021-CRP.2.pdf>.

Trang 35

mang* Do đó, các quốc gia thành viên UN đã được mời đưa ra quan điểmquốc gia của họ về các Báo cáo GGE của Liên hợp quốc và đệ trình hoặccung cấp các tài liệu làm việc liên quan đến Báo cáo UN OEWG Tại quytrình này, các quốc gia đã đưa ra quan điểm khác nhau về cách áp dụng cácquy tắc cụ thé của luật pháp quốc tế đối với hoạt động trong không gian mang

và vẫn chưa thống nhất được những gi cấu thành cơ sở hạ tang mạng, khi nao

các hoạt động mạng chống lại cơ sở hạ tầng mạng của một quốc gia sẽ bị coi

Một hoạt động mạng (bao gồm các hoạt động dé bảo đảm an ninh mạng)

có khả năng vi phạm nguyên tac cắm sử dụng vũ lực, đe doa dùng vũ lựctrong quan hệ quốc tế được quy định tại Điều 2(4) của Hiến chương UN Mặc

dù được soạn thảo trong bối cảnh công nghệ của những năm 1940, Tòa ánCông lý Quốc tế (ICJ) đã khăng định rằng việc cắm sử dụng vũ lực áp dụng

“cho bat kỳ hình thức sử dụng vũ lực, bất kế vũ khí được sử dung’

Trong bối cảnh không gian mạng, hầu hết các quốc gia đã bày tỏ cách

tiếp cận về áp dụng Điều 2(4) Hiến chương UN, theo đó, một hoạt động trong

không gian mạng sẽ cấu thành việc sử dụng vũ lực khi “quy mô và tác động”

của nó có thé so sánh được với việc sử dụng vũ lực bằng các biện pháp động

học truyền thống”Š Cách tiếp cận này tương tự như cách tiếp cận được thông

* United Nations General Assembly, UNGA Res 73/203 (20 December 2018) UN Doc A/RES/73/203.

“4 Legality of the Threat or Use of Nuclear Weapons (Advisory Opinion) [1996] ICJ Rep 226, 244 Xem thêm, Ian Brownlie, [International Law and the Use of Force by States (Oxford University Press 1963) 362.

45 Department of Foreign Affairs and Trade, ‘Australia’s International Cyber Engagement Strategy’ (n 55) 90; New Zealand Foreign Affairs and Trade, ‘The Application of International Law to State Activity in Cyberspace’ (1 December 2020) <https://dpmc.govt.nz/publications/application-international-law-state-

Trang 36

qua trong Hướng dẫn Tallinn 2.0 Hướng dẫn này là tài liệu có ảnh hưởngnhưng không ràng buộc (do một nhóm chuyên gia thực hiện) về cách áp dụng

luật quốc tế trong bối cảnh mạng" Quy tắc 69 của Hướng dan Tallinn 2.0quy định trăng “hoạt động mạng cau thành việc sử dụng vũ lực khi quy mô vàtác động của nó tương đương với các hoạt động sử dụng vũ lực trong môi

trường vật lý”“7 Theo đó, khi một hoạt động mạng dẫn đến thiệt hại hoặc phá

hủy tài sản vật chất, hoặc gây thương tích hoặc tử vong cho con người, thì có

khả năng bị coi là vi phạm Điều 2(4) Hiến chương UN

Tuy nhiên, trong trường hop một hoạt động mạng dẫn đến mat chứcnăng của hệ thong mà không gây ra thiệt hai vật chất thì vẫn chưa rõ liệu hành

động này có được coi là sử dụng vũ lực hay không Thông thường, ap lực

kinh tế hoặc ngoại giao không bị coi là “vũ lực” theo Điều 2(4) Hiến chương

UNZ và chỉ có Hà Lan cho rằng hoạt động mạng có thé cau thành hành vi sửdụng vũ lực khi nó gây ra “tác động kinh tế hoặc tài chính rất nghiêmtrọng”?? Ngược lại, New Zealand khang định rằng hoạt động mạng gây ra tonthất đáng kể chức năng cho hạ tầng mạng sẽ cau thành hành vi vi phạmnguyên tac không can thiệp”0 Như vậy, các quốc gia chưa đạt được thốngnhất về liệu các hoạt động mạng không gây ra tác động vật lý có thé cấu thành

hành vi vi phạm Điều 2(4) Hiến chương UN hay không

activity-cyberspace>; Letter from the Government of the Kingdom of the Netherlands, Minister of Foreign Affairs to Parliament (July 2019) 3-4 <https://unoda-web.s3.amazonaws.com/wp- content/uploads/2020/02/appendix-Internaional-law-in-cyberspace-kingdom-of-the-netherlands.pdf>; The Federal Government of Germany, ‘On the Application of International Law in Cyberspace’ (March 2021) 6

<https://www.auswaertiges-amt.de/blob/2446304/2ae17233b62966a4b7f1 of-international-law-in-cyberspace-data.pdf>.

6d50ca3c6802/on-the-application-* Dan Efrony and Yuval Shany, ‘A Rule Book on the Shelf? Tallinn Manual 2.0 on Cyberoperations and Subsequent State Practice’ (2018) 112 AJIL 583.

47 Schmitt, tldd, tr 330.

48 Albrecht Randelzhofer, ‘Article 2(4)’ in Bruno Simma and others (eds) The Charter of the United Nations:

A Commentary (Oxford University Press 2002), p.118; Tom J Farer, ‘Political and Economic Coercion in Contemporary International Law’ (1985) 79(2) AJIL 405.

# Letter from the Government of the Kingdom of the Netherlands, Minister of Foreign Affairs to Parliament (July 2019) 3-4 <https://unoda-web.s3.amazonaws.com/wp-content/uploads/2020/02/appendix-Internaional- law-in-cyberspace-kingdom-of-the-netherlands.pdf> 4.

°° New Zealand Foreign Affairs and Trade, ‘The Application of International Law to State Activity in Cyberspace’ (1 December 2020) <https://dpmc.govt.nz/publications/application-international-law-state- activity-cyberspace>.

Trang 37

2.1.2 Luật pháp quốc tế về không can thiệp

Không can thiệp vào công việc thực chất thuộc thâm quyền của quốc giakhác là một quy tắc của luật tập quán quốc tế, theo đó các quốc gia khôngđược sử dụng các biện pháp cưỡng chế để can thiệp vào công việc đối nộihoặc đối ngoại của một quốc gia khác vì đó là những vấn đề mà các quốc gia

có quyền tự do quyết định dựa trên chủ quyền của mình Một hành vi vi phạm

luật pháp quốc tế dựa trên nguyên tắc không can thiệp cần có hai yếu tố: (i)

tính chất cưỡng chế, ép buộc, và (ii) nhằm vào những van dé mà các quốc gia

có chủ quyền có thé tự do quyết định°!

Luật pháp quốc tế không định nghĩa về “cưỡng chế/ép buộc” Phần lớn

các chuyên gia của Hướng dẫn Tallinn 2.0 đã áp dụng cách tiếp cận hẹp đốivới thuật ngữ này, theo đó, cưỡng chế là “một hành động được thực hiện

nhằm tước đoạt quyền tự do lựa chọn của một quốc gia khác, tức là buộc quốc

gia đó phải hành động một cách không tự nguyện”°2 Cưỡng chế khác với cáchoạt động tìm cách “gây ảnh hưởng” đến hành xử của một quốc gia, ví dụ như

chỉ trích hoặc tuyên truyền công khai°3 Tuy nhiên, “cưỡng ché/ép buộc” cũng

có thê được định nghĩa rộng hơn, đó là một hình thức gây áp lực nhằm tướcđoạt quyền tự do ý chí của quốc gia khác, tức là chỉ cần “có tác động tướcđoạt quyền kiểm soát của quốc gia đối với một vấn đề nhất định” Quan điểmnày chỉ được số ít các chuyên gia của Hướng dẫn Tallinn 2.0 tán thành”!.Cách tiếp cận rộng này cũng được một số quốc gia ủng hộ trong bối cảnh

không gian mạng Ví dụ, theo Australia, “cưỡng chế” liên quan đến việc

“tước đoạt hữu hiệu khả năng kiểm soát, quyết định hoặc quản lý của một

3! Maziar Jamnejad and Michael Wood, ‘The Principle of Non-Intervention’ (2009) 22(2) LJIL 345, 347; Case Concerning Military and Paramilitary Activities in and Against Nicaragua (Nicaragua v United States of America) (Merits) [1986] ICJ Rep 14, 108.

>? Schmitt, tldd, tr.317; Robert Y Jennings and Arthur Watts (eds), Oppenheim’s International Law, Volume

1, Peace (9* edn Longman 1992), tr.430-431.

3 Schmitt , tldd, tr.318.

3 Schmitt, tldd, tr.318.

Trang 38

quôc gia đôi với các vân dé có bản chat thuộc chủ quyên vôn có””” Tương tự,

quan điêm của Đức khăng định răng “cưỡng chê” liên quan đên việc “ý chí

của một quôc gia bị tác động bởi hành vi của quôc gia khác””6.

Yếu tố thứ hai đòi hỏi sự cưỡng chế phải nhằm vào các vấn đề mà cácquốc gia có thé tự do quyết định dựa trên chủ quyền của mình Theo ICJ,những van đề này bao gồm “lựa chọn của một hệ thống chính trị, kinh tế, xã

hội và văn hóa, và việc xây dựng của chính sách đối ngoại””” Các quốc gia

cũng tán thành quan điểm này trong bối cảnh không gian mạng, bao gồmUc’, Anh”, New Zealand Một số quốc gia cũng đã đưa ra các ví dụ về các

tình huỗng mà nguyên tắc không can thiệp sẽ bị vi phạm trong bối cảnh

mạng Các quốc gia Úc5!, Vương quốc Anh”, Hoa Ky® và Phần Lan" cho

rằng can thiệp bầu cử thông qua các phương tiện mạng sẽ vi phạm nguyên tắc

không can thiệp vì nó thao túng kết quả bầu cử Úc và Vương quốc Anh cũngkhăng định rằng việc sử dụng các phương tiện mạng liên quan đến sự cưỡng

chê đê làm suy yêu sự ôn định của hệ thông tài chính của họ sẽ câu thành một

3 Department of Foreign Affairs and Trade, ‘Australia’s International Cyber Engagement Strategy, 2019 International Law Supplement’ (2019) 5 <https://www.internationalcybertech gov.au/sites/default/files/2020- 11/2019%20Legal%20Supplment_0.PDF>.

36 The Federal Government of Germany, ‘On the Application of International Law in Cyberspace’ (March 2021) 6 <https://www.auswaertiges-amt.de/blob/2446304/2ae17233b62966a4b7f1 6d50ca3c6802/on-the- application-of-international-law-in-cyberspace-data.pdf>.

57 Case Concerning Military and Paramilitary Activities in and Against Nicaragua (Nicaragua v United States of America) (Merits) [1986] ICJ Rep 14, 108.

>8 Department of Foreign Affairs and Trade, ‘Australia’s International Cyber Engagement Strategy’ (October 2017) 47-8 <https://www.internationalcybertech.gov.au/sites/default/files/2020-11/The%20Strategy.pdf>; Department of Foreign Affairs and Trade, 20/9 Progress Report, Australia’s International Cyber Engagement Strategy (2019) 5.

°° Jeremy Wright, ‘Cyber and International Law in the 2Ist Century’ (23 May 2018)

<https://www.gov.uk/government/speeches/cyber-and-international-law-in-the-2 1 st-century>.

6° New Zealand Foreign Affairs and Trade, ‘The Application of International Law to State Activity in Cyberspace’ (1 December 2020) <https://dpmc.govt.nz/publications/application-international-law-state- activity-cyberspace>.

6 Department of Foreign Affairs and Trade, Australia’s International Cyber Engagement Strategy, 2019 International Law Supplement (n 102) 5.

6 Jeremy Wright, ‘Cyber and International Law in the 21st Century’ (23 May 2018)

Trang 39

hành vi vi phạm55 New Zealand ủng hộ quan điểm này khi cho rằng các hoạt

động mạng cưỡng chế chống lại hệ thống chăm sóc sức khỏe, mạng điện hoặc

mạng viễn thông sẽ cau thành vi phạm nguyên tắc không can thiép® Theo đó,các hoạt động mạng không có tác động vật lý có thể cấu thành vi phạmnguyên tắc không can thiệp Mặc dù điều này đòi hỏi yếu tố cưỡng chế nhưngdanh tính và ý định của quốc gia chịu trách nhiệm về hoạt động mạng rất khó

xác định trong bối cảnh mạng Điều này dẫn đến sự không chắc chắn về việcliệu các hoạt động mạng không có tác động vật lý có cầu thành hành vi viphạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc thuộc chủ quyên của quốc

gia hay không.

2.1.3 Luật pháp quốc tế về chủ quyên

Cùng với nguyên tắc không can thiệp, nguyên tắc chủ quyền làm tăng

thêm trách nhiệm của quốc gia trong việc bảo đảm an ninh cho mạng của mình

Mặc dù các quốc gia thực thi chủ quyền đối với không gian mạng của mình,nhưng đôi khi có những lý do dé họ thực hiện các hoạt động trong miền mạngcủa nước ngoài ở hình thức của các biện pháp đối phó hợp pháp hoặc thăm dòbất hợp pháp hoặc thậm chí là các cuộc tấn công vũ trang Tuy nhiên, một sốcuộc tan công không cấu thành việc sử dụng vũ lực cũng có thé dẫn đến can

thiệp bat hợp pháp”” Theo luật tập quán quốc tế và Điều 51 Hiến chương UN,nếu các hoạt động mạng vượt quá ngưỡng tan công vũ trang, các quốc gia bi

tan công có thé tự vệ bang cách sử dung vũ lực Việc sử dụng ngày càng nhiềumiền mạng cho các cuộc tấn công đã củng cô niềm tin rang các cuộc tấn côngmạng cấu thành việc sử dụng vũ lực và do đó, việc chống lại chúng là hợp pháptheo Điều 51 Hiến chương UN Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Điều 51

6 Wright, tldd; Department of Foreign Affairs and Trade, Australia’s International Cyber Engagement Strategy, tldd.

6° New Zealand Foreign Affairs and Trade, tldd.

67 Pal Wrange, Intervention in National and Private Cyber Space and International Law, Fourth Biennial Conference of the asian society of international law, new Delhi, 14-16 november 2013 (nov 10, 2018), tại http://www.divaportal.org/smash/get/diva2:682092/FullTeXT02.

Trang 40

Hiên chương UN chỉ được áp dụng khi cường độ và hậu quả của các cuộc tâncông đó lớn hơn tương tự như một cuộc tan công vũ trang vat ly.

Như đã phân tích ở trên, chủ quyền quốc gia đề cập đến thâm quyền tốicao của một quốc gia trong lãnh thổ của quốc gia đó, bao gồm ba quyền vànghĩa vụ tương quan với nhau là chủ quyền lãnh thé, độc lập và bình dangchủ quyền của một quốc gia Liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, các hoạt

động trong lãnh thé của một quốc gia mà không có sự đồng ý của quốc gia đó

đều bị coi là vi phạm chủ quyền quốc gia” Trong vu Certain Activities

carried out by Nicaragua in the Border Area (Costa Rica v Nicaragua), [C]

dé cập đến “nghĩa vu của mọi quốc gia là tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của

9, Trong vụ Corfit Channel, ICJ cho rằng Vương quốc Anhcác quốc gia khác

đã vi phạm chủ quyền của Albania bang cách định tuyến tàu chiến và tiếnhành hoạt động rà phá bom mìn trong lãnh hải của Albania mà không có sựđồng ý”! Trong mỗi vụ việc này, ICJ xem xét hành vi vi phạm chủ quyền táchbiệt với các quy tắc về sử dụng vũ lực và can thiệp, đồng thời xem xét hậu

quả pháp lý của nó.

Trong bối cảnh không gian mạng, trong khi các quốc gia đã đồng thuậnrằng chủ quyền mở rộng đến cơ sở hạ tầng mạng trong lãnh thổ của họ nhưngvẫn có sự không chắc chắn về việc liệu và ngưỡng mà các hoạt động không gianmạng được tiến hành từ xa có vi phạm chủ quyền hay không Điều này phát sinh

từ cuộc tranh luận về việc liệu chủ quyền có vận hành như một quy tắc của luậtpháp quốc tế độc lập với nguyên tắc sử dụng vũ lực và các nguyên tắc không can

thiệp hay không Theo cách tiếp cận “chủ quyền là một quy tắc”, chủ quyền vận

5 Alireza hojatzadeh & afshin Jafari, Cyber-attacks and Jus Ad Bellum, 1(2) international Journal of humanities and social sciences 76, 79 (2014), p.81

59 6S 6$ Lotus (France v Turkey), Judgment, 7 September 1927, PCIJ (series A) No 1, p 18; Certain Activities carried out by Nicaragua in the Border Area (Costa Rica v Nicaragua), Judgment, ICJ Reports

2015, paras 221-3: “Không có bang chứng nào cho thay Costa Rica thực thi bat kỳ quyền han nào trên lãnh thé của Nicaragua hoặc thực hiện bat kỳ hoạt động nào ở đó Do đó, yêu sách của Nicaragua liên quan đến việc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thé của họ phải bị bác bd’.

7° Certain Activities carried out by Nicaragua in the Border Area (Costa Rica v Nicaragua), tldd, đoạn 213.

TM Corfu Channel (UK v Albania) Jadgment (Merits) 1949 ICJ Rep 4, 9 April, 2015 Judgment, paras 69-70.

Ngày đăng: 13/03/2024, 23:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w