Những văn kiện nêu trên dé cập đến những khía cạnh quan trọng nhất cua CSR,bao gồm: Trách nhiệm Xã hội: Doanh nghiệp cam kết thực hiện các hoạt động xã hội có lợi, như hỗ trợ cộng đồng,
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỘI THẢO KHOA HOC CAP TRƯỜNG
HA NOI, NGAY 29 THANG 9 NAM 2023
Trang 2CHUONG TRINH HOI THẢO CAP TRUONG
“TRÁCH NHIEM XA HOI CUA DOANH NGHIỆP: QUY ĐỊNH QUOC TE VÀ
NHUNG VAN DE PHAP LY DAT RA DOI VOI VIET NAM”
Ha Nội, ngày 29 thang 9 năm 2023
- Chi tri: Lãnh đạo Trường/Trưởng Ban tô chức Hội thảo
- Thư ký: ThS Nguyễn Mai Linh
Thời gian Nội dung Thực hiện
7h45 - 8h05 | Đăng ký đại biểu Ban tổ chức
8h05 — 8h10 | Giới thiệu đại biểu Ban tổ chức
§h10— 8h15 | Phát biểu khai mạc Hội thảo Lãnh đạo Trường/Trưởng Ban tổ chức
Phiên I
PGS.TS Vũ Công Giao
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
x 4 of &., Quyên Con người và Quyên Công dân,
8h15_ gha0 | Tông quan quy định quốc tê về tách | ie Dai học Luật, Đại học Quốcnhiệm xã hội của doanh nghiệp oo
gia Ha Noi;
va ThS.NCS Nguyén Manh Tuan
Truong Dai hoc Hai Duong
Trách nhiệm bao vệ môi trường của | ThS Phạm Thanh Hangdoanh nghiệp theo các FTA thé hệ | Phó trưởng Bộ môn Pháp luật thương8h30_—§h45_ | mới và những van dé pháp ly đặt ra | mại hàng hod và dich vụ quốc tế, Khoa
cho Việt Nam Pháp luật thương mại quốc tế, Trường
Đại học Luật Hà Nội
Trách nhiệm phòng, chống tham
những của doanh nghiệp dưới góc | ThS.NCS Nguyễn Hà Thanh
8h45 —- 9h00 | độ pháp luật hình sự - Kinh nghiệm | Phó Vu trưởng Vụ Pháp luật, Ban Nội
quốc tế và khuyến nghị cho Việt | chính Trung ương
Trưởng Đại học Luật Hà Nội
Trang 3Thời gian Nội dung Thực hiện
doanh có trách nhiệm và những lưu
ý đối với Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà
Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại Thương
10h15 — 10h30
Trách nhiệm bảo vệ quyền con
người của doanh nghiệp theo các
BIT và những vấn đề pháp lý đặt ra
cho Việt Nam
TS Nguyễn Thị Anh Thơ
Phó trưởng Khoa Pháp luật thương
mại quốc tế, Ti rường Đại học Luật Hà
Noi
10h30 — 10h45
Phap luat về trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp - Kinh nghiệm một sốquốc gia và khuyến nghị cho Việt
Nam
PGS.TS Bành Quốc TuấnGiám đốc Viện đào tạo sau đại học,Trưởng Đại học Thủ Dau Một:
và ThS.Nguyén Hoàng Anh
Truong Dai hoc Thủ Dâu Một
10h45 — 11h00 Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp
TS Trần Anh Tuấn
Trưởng phòng Pháp luật thương mại,
tài chính và tổng hợp, Vụ Pháp luậtquốc tế, Bộ Tư pháp
Trang 4MỤC LUC BÀI VIET HỘI THẢO
Tổng quan quy định quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
PGS.TS Vii Công Giao
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyên Con người và Quyên Công dân,
Trưởng Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
ThS.NCS Nguyễn Mạnh Tuân
Truong Đại học Hai Dương
Bộ nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và quyền con người của Liên Hợp
quốc và một số lưu ý cho Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Bá BìnhTrưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế,
Trưởng Đại học Luật Hà Nội
ThS Trần Thu HiềnKhoa Pháp luật thương mại quốc tế, Ti rường Đại học Luật Hà Nội
21
Bộ Nguyên tắc của OECD dành cho các công ty đa quốc gia về kinh doanh
có trách nhiệm và những lưu ý đối với Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà
Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương
39
Trách nhiệm tôn trọng quyền con người của doanh nghiệp theo các FTA
thế hệ mới và những van đề đặt ra cho Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh HảiPhó Viện trưởng Viện Quyên Con người,Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
61
Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp theo các BIT và
những van dé pháp lý đặt ra cho Việt Nam
1S Nguyễn Thị Anh ThơPhó trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế,
Trường Đại học Luật Hà Nội
71
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo các FTA thé hệ mới
và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
ThS Pham Thanh HangKhoa Pháp luật thương mại quốc tế, Ti rường Đại học Luật Hà Nội
90
Trang 5Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo các BIT và những
van đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
ThS Trần Phương AnhKhoa Pháp luật thương mại quốc té, Ti rường Đại học Luật Hà Nội
106
Quy định của UN và ILO về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với
nhóm lao động yếu thế và những lưu ý đối với Việt Nam
ThS Đỗ Thu HươngKhoa Pháp luật thương mại quốc té, Ti rường Đại học Luật Hà Nội
121
Trách nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn lao động trong doanh nghiệp theo các
BIT và những van đề pháp lý đối với Việt Nam
ThS.NCS Lê Đình QuyếtKhoa Pháp luật thương mại quốc té, Ti rường Đại học Luật Hà Nội
134
10.
Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của doanh nghiệp dưới góc độ
pháp luật hình sự - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
ThS.NCS Nguyễn Hà Thanh
Pho Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Ban Nội chính Trung tơng
145
11.
Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của doanh nghiệp theo các BIT va
những van đề đặt ra cho Việt Nam
TS Tran Thị Hong NhungKhoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
157
12.
Xu hướng nội luật hóa và ban hành các quy định về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới: một số gợi mở cho Việt
167
Trang 6Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Kinh nghiệm một số
quốc gia và khuyên nghị cho Việt Nam
PGS.TS Bành Quốc TuấnGiám đốc Viện đào tạo sau đại học, Tì rường Đại học Thủ Dau Một
ThS Nguyễn Hoàng AnhTrưởng Đại học Thủ Dâu Một
182
14.
Trách nhiệm của công ty đa quốc gia trong việc đảm bảo việc làm bền
vững cho người lao động: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt
Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
TS Tran Anh TuấnTrưởng phòng Pháp luật thương mai, tài chính và tong hop,
Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
208
Trang 7TONG QUAN QUY ĐỊNH QUOC TE VE TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CUA
DOANH NGHIỆP
PGS.TS Vii Công Giao *
ThS.NCS Nguyễn Mạnh Tuân**Tóm tắt: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện đã trở thành những tiêuchuẩn toàn câu, vì vậy, việc nghiên cứu những quy định quốc tế về vấn dé này là rấtcan thiết dé có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam Bài viếtnhận diện nội hàm, khái quát hoá và sơ bộ phân tích so sánh những tiêu chuẩn quốc té
cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, bài viết liên hệ và gợi
mở phương hướng thúc đây trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong
thời gian tới.
Tw khoá: Doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội cua doanh
nghiệp, hướng dan quốc tế
Dẫn nhập: Khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate
Social Responsibility - CSR) được đề xướng từ thế kỷ XIX và tiếp tục được thảo luậnbởi nhiều học giả cho đến ngày nay Có nhiều định nghĩa khác nhau về CSR Ví dụ,Keith Davis (1973) cho răng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự quan tâm vàphản ứng của doanh nghiệp với các vấn dé vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêucau pháp lý, kinh tế, công nghệ”.! Trong khi đó, Archie Carroll (1999) cho rang,
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tat cả các vấn dé kinh tế, pháp by, đạo đức
và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhấtđịnh Theo đó, nó bao gôm trách nhiệm kinh tế, pháp ly, dao đức và từ thién.”? Matten
và Moon (2004) thì định nghĩa: “Trach nhiệm xã hội cua doanh nghiệp là một khái
niệm bao trùm, bao gom nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp?làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bên vững và trách nhiệm môi trường”
Dù vậy, nhìn từ góc độ khái quát quát nhất, có thể hiểu CSR là một nguyên tắckinh doanh mà các doanh nghiệp tự nguyện chấp nhận, theo đó hoạt động của cácdoanh nghiệp không chỉ nhằm mục tiêu tạo lợi nhuận mà còn góp phần thúc đây cáclợi ích chung cho xã hội, môi trường, và cộng đồng nơi mà doanh nghiệp đang kinhdoanh Như vậy, CSR không chỉ là việc doanh nghiệp tiến hành các hoạt động từ thiện,
* Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
** Truong Đại học Hai Dương.
' Davis, K (1973) The Case for and against Business Assumption of Social Responsibilities Academy of
Trang 8mà nó bao gồm một loạt các hành động và cam kết để đảm bảo rằng hoạt động kinhdoanh của họ có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường.
Trên thế giới hiện nay, CSR đã trở thành một phần không thể thiếu để xây dựng
hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tạo lòng tin từ khách hàng và
cộng đồng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triểnbên vững của xã hội và môi trường tự nhiên”
Để cung cấp một góc nhìn tổng quan về các quy định quốc tế về trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp, bài viết này khái quát hoá và bước đầu so sánh các quy định cơbản của bốn văn kiện nêu trên Trên cơ sở đó, bài viết liên hệ và gợi mở phương hướngthúc đây trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới
1 Khái quát nguồn quy định quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
Mặc dù khái niệm CSR chỉ mang tính khuyến khích, song đã được ghi nhậntrong nhiều văn kiện quốc tế, trong đó tiêu biểu là: (i) Hướng dẫn của OECD dành choDoanh nghiệp Da quốc gia (OECD Guidelines for Multinational Enterprises); (ii)Hướng dẫn ISO 26000 về Trách nhiệm xã hội USO 26000 Guidance on SocialResponsibility), (iii) Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc (UN Global Compact -UNGC) và (iv) Các Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhânquyền (UN Guiding Principles on Business and Human Rights - UNGP)
Những văn kiện nêu trên dé cập đến những khía cạnh quan trọng nhất cua CSR,bao gồm: () Trách nhiệm Xã hội: Doanh nghiệp cam kết thực hiện các hoạt động xã
hội có lợi, như hỗ trợ cộng đồng, giáo dục, y tẾ, và các chương trình xã hội khác; (1)
Bảo vệ Môi trường: Doanh nghiệp cam kết thực hiện các biện pháp dé giảm tác độngcủa hoạt động kinh doanh lên môi trường, bao gồm tiết kiệm năng lượng, quản lý chấtthai, và hỗ trợ cho các giải pháp bền vững: (iii) Đạo đức Kinh doanh: Doanh nghiệpcam kết hành xử có đạo đức trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, tránh
tham nhũng và hành xử minh bạch, trung thực; (iv) Quản lý Chuỗi cung ứng: Doanh
nghiệp đảm bảo rằng tất cả các đối tác và nhà cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội
và môi trường; (v) Chất lượng cuộc sống của Nhân viên: Doanh nghiệp cam kết tạo ramôi trường làm việc lành mạnh, công bằng và đảm bảo nhân viên được trả lương côngbăng: (vi) Phát triển Kinh tế Bén vững: Doanh nghiệp thúc day phát triển kinh tế bềnvững bằng cách hỗ trợ các hoạt động kinh doanh tạo việc làm và phát triển kinh tế 6nđịnh; (vii) Minh bạch và Báo cáo: Doanh nghiệp cam kết báo cáo và công bố các hoạtđộng một cách minh bạch dé giúp cô đông và người tiêu dùng đánh giá về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp.
4 Emmanuel Akanpaadgi (2023), Corporate Social Responsibility and Business Practices, Journal of Human
Resource and Sustainability Studies, Vol.11 No.1, March 14, 2023.
7
Trang 9Các văn kiện nêu trên đều thuộc dạng “luật mềm” — tức là không có tính ràngbuộc về mặt pháp lý như các điều ước quốc tế, song có giá trị xã hội rất lớn, vì thếngày càng được các doanh nghiệp tuân thủ.
Dựa trên khái niệm CSR, gần đây các tô chức quốc tế đã cổ vũ cho một khái
niệm mới, có tính ràng buộc cao hon, đó là khái niệm “thực hành kinh doanh có trách
nhiệm” (Responsible Business Practices -RBP) Theo Tổ chức Hợp tác va Phát triểnKinh tế (OECD), RBP có nghĩa là “đóng góp tích cực cho sự tiến bộ về kinh tế, môitrường và xã hội của các quốc gia mà doanh nghiệp đang hoạt động, phòng tránh vàgiải quyết những tác động tiêu cực của các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trongchuỗi cung ứng” Từ một góc nhìn khác, khái nệm RBP được hiểu là “Việc thực
hành các hoạt động kinh doanh trên cơ sở tuân thủ pháp luật và thực hiện các biện
pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giảiquyết các nguy cơ tiềm an bằng việc phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiễn hành biện phápkhắc phục thích hợp khi xảy ra vi phạm các tiêu chuẩn liên quan5
Như vậy, về bản chất khái niệm “thực hành kinh doanh có trách nhiệm” đồngnhất với khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, vì vậy, đôi khi hai kháiniệm này được dùng lẫn cho nhau.” Khác biệt chủ yếu giữa hai khái niệm này đó là,nếu như CSR được hiểu là mang tính khuyến khích thì RBP được hiểu là mang tínhbắt buộc."
Trong thời gian qua, Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác như Tổ chứcLao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (OECD) đã tích cựctham gia vào việc thúc day xây dựng một văn kiện có tính ràng buộc pháp lý về RBPnhưng chưa thành công? Chính vì vậy, bốn Hướng dẫn quốc tế tiêu biểu về CSR đềcập ở trên van là nền tảng cho những nỗ lực của các tô chức quốc tế trong việc thúcđây RBP Những nguyên tắc và tiêu chuẩn trong các bản Hướng dẫn đó hiện đangđược xem là nội dung nên tảng của RBP
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một công cụ pháp lý quốc tế nào có tính ràngbuộc các quốc gia về RBP, song ngày càng có nhiều ý kiến nhất trí về sự cần thiết phải
có một điêu ước quôc tê vê vân đê này Động lực gân đây nhât cho việc xây dựng một
> OECD, Responsible Business Conduct and the sustainable development goals,
https://mneguidelines.oecd.org/RBC-and-the-sustainable-development-goals.pdf, truy cap ngay 5/9/2023
5 UNGP Nguyên tắc 11, Nguyên tắc nền tang A.
7 Cambridge TECHNICALS LEVEL 3, BUSINESS Unit 17: Responsible business practices,
https://www.ocr.org.uk/Images/505852-responsible-business-practices.pdf, truy cập ngày 5/9/2023 Cũng xem Annmarie Ryan, Lisa O'Malley, Michele o'dwyer (2010), Responsible Business Practice: Re-Framing CSR for Effective SME Engagement, European J International Management, Vol X, No Y, XXXX
8 UNDP Viét Nam, Tham van Chương trình hành động quốc gia về thực hành kinh doanh có trách nhiệm,
13/12/2022, thuc-hanh-kinh-doanh-co-trach-nhiem, truy cập ngày 5/9/2023
https://www.undp.org/vi/vietnam/press-releases/tham-van-chuong-trinh-hanh-dong-quoc-gia-ve-? Xem thêm Surya Deva, ‘The UN Guiding Principles on Business and Human Rights and Its Predecessors:
Progress at a Snail’s Pace?’ in Ilias Bantekas and Michael Ashley Stein (eds.), Cambridge Companion to Business and Human Rights Law (Cambridge: Cambridge University Press, 2021) 145-173.
8
Trang 10điều ước quốc tế như vậy là việc Uy ban Châu Âu công bố dự thảo Chi thi về sự cẩntrọng (due deligence) của doanh nghiệp về phát triển bền vững vào thang 2 năm 202219 Chỉ thị này được xây dựng dựa trên các đạo luật về sự cần trọng về quyền con người(HRDD) tại một số quốc gia châu Âu (Pháp, Đức, Na-Uy, Hà Lan và Thụy Sỹ)!!.
Dù chưa có một điều ước quốc tế riêng, nhưng trong thực tế, vấn đề RBP đãđược lồng ghép vào nội dung của nhiều hiệp định song phương và khu vực về đầu tư vàthương mại quốc tế, trong đó bao gồm các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới(FTA) Liên Hợp Quốc (LHQ) xem RBP là một nội dung quan trọng trong hoạt độngcủa mình trên toàn thế gidi, VÌ thế đã nỗ lực thúc đây việc thực hiện các Nguyên tắchướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và quyền con người (UNGP) thông qua việc hỗ trợcác quốc gia xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia (NAP) Dựa trên sự hỗ trợ của
Liên hợp quốc, nhiều nước đã xây dựng NAP nhằm tạo lập công cụ chính sách dé
thúc đây việc thực hiện RBP!2 Tính từ khi UNGP được thông qua đến 2021, đã cókhoảng 30 quốc gia đã xây dung NAP, 21 quốc gia cũng đang trong quá trình xâydựng và 10 quốc gia khác đã dự kiến xây dung!> Tại châu A, các nước như Thai Lan,Pakistan, Nhật Bản, Han Quốc đã có NAP, trong khi Ấn Độ, Indonesia, Malaysia vàMông Cổ đang trong quá trình xây dựng Kế hoạch này ! Ngoài ra còn một số nước đãlồng ghép vấn đề RBP vào một số chương trình hành động khác, ví dụ như TrungQuốc.
2 Nội dung các văn kiện quốc tế cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
2.1 Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Da quốc gia!
Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho Doanhnghiệp Đa quốc gia là một tài liệu quan trọng nhằm hỗ trợ các công ty đa quốc giatrong việc thực hiện CSR trong quá trình kinh doanh trên thế giới Tài liệu này giúpcác doanh nghiệp đa quốc gia và các doanh nghiệp nói chung hiểu rõ hơn về tầm quantrọng của việc thực hiện CSR trong hoạt động kinh doanh quốc tẾ, cũng như cách thựcthực hiện CSR một cách hiệu quả Dưới đây là một số điểm chính trong Hướng dẫn
này!9:
19 Xem https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/ip_22_1145, truy cập ngày 5/9/2023.
!!_ https:/www.business-humanrights.org/en/big-issues/mandatory-due-diligence/national-regional-
developments-on-mhrdd/, truy cập ngày 5/9/2023.
'2 Nguyễn, M., Bensemann, J và Kelly, S., ‘Trach nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam: Khung khái
niệm”, Tạp chí Quốc tế về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, (2018), https://doi.org/10.1186/s40991-
018-0032-5 truy cập ngày 5/9/2023.
l3 https:/globalnaps.org/ và
https://www.ohchr.org/en/special-procedures/wg-business/national-action-plans-business-and-human-rights, truy cập ngày 5/9/2023.
\4 hftps:⁄/globalnaps.org/ và
https:/www.ohchr.org/en/special-procedures/wg-business/national-action-plans-business-and-human-rights, truy cập ngày 5/9/2023.
'S Xem các tài liệu liên quan tại https://mneguidelines.oecd.org/mneguidelines/, truy cập ngày 5/9/2023.
16 OECD (2021), Xây dung chuỗi giá trị toàn cầu có khả năng phục hồi và bên vững hơn thông qua hành
vi kinh doanh có trách nhiém,https://mneguidelines.oecd.org/rbc-and-trade.htm, truy cập ngày 5/9/2023.
9
Trang 11- Chấp nhận trách nhiệm xã hội: Hướng dẫn của OECD khuyến khích cácdoanh nghiệp đa quốc gia chấp nhận trách nhiệm xã hội và trách nhiệm về nhân quyềntrong tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, bao gồm cả ở cấp độ quốc tế, vađối với tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng.
- Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia: Hướng dẫn yêu cầu các doanh nghiệp
đa quốc gia tuân thủ tất cả những quy định của pháp luật quốc tế và quy định của phápluật các quốc gia liên quan đến kinh doanh của họ, bao gồm các quy tắc và tiêu chuẩn
về môi trường, nhân quyên, lao động và chống tham nhũng
- Tuân thủ đạo đức kinh doanh: Hướng dẫn khuyến nghị rang các doanh nghiệp
đa quốc gia nên tuân thủ các nguyên tắc và giá trị đạo đức trong các hành vi và quyếtđịnh kinh doanh của họ Điều này có thể bao gồm việc phát triển các Chỉ tiêu Xã hội
và Môi trường (ESG) cụ thê
- Trách nhiệm trong Chuỗi Cung ứng: Hướng dẫn khuyến nghị rằng các doanhnghiệp đa quốc gia cần thúc đây việc tuân thủ các nguyên tắc CSR trong chuỗi cungứng của mình và cần hỗ trợ các nhà cung cấp và đối tác trong việc cải thiện hiệu suất
xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh của họ.
- Minh bạch và Báo cáo: Hướng dẫn khuyến nghị rằng các doanh nghiệp đaquốc gia nên báo cáo về các hoạt động CSR của mình một cách minh bạch và đầy đủ
dé cho phép cổ đông và các bên liên quan đánh giá hiệu suất xã hội của họ
Nhu vậy, có thé thay Hướng dẫn của OECD cung cấp một cơ sở quan trọng décác doanh nghiệp đa quốc gia thực hiện CSR một cách có trách nhiệm và bền vững
Nó cũng giúp tạo ra môi trường kinh doanh quốc tế tích cực và đóng góp vào sự pháttriển bền vững của xã hội và môi trường trên thế giới
2.2 Hướng dẫn ISO 26000 về Trách nhiệm xã hội"”
Hướng dẫn ISO 26000 là một tài liệu quan trọng về CSR, được xây dựng bởi
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) Tài liệu này cung cấp ý kiến tư vấn và khungkhổ nội dung cho các doanh nghiệp và tô chức trong việc thực hiện và tích hợp CSR
vào hoạt động kinh doanh của họ.
Tài liệu bao gồm các định nghĩa, quy định về nền tảng, nguyên tắc và bảy chủ
đề cốt lõi về CSR đó là: quản trị tổ chức, nhân quyền, thực hành lao động, môi trường,điều hành công bang, quyền của người tiêu dùng và phát triển cộng đồng' Dé cụ théhoá chủ đề cốt lõi có 37 tiêu chí liên quan
Dưới đây là các nội dung chính trong Hướng dẫn ISO 26000":
'7 TSO 26000 Guidance on Social Responsibility, https://www.iso.org/iso-26000-social-responsibility.html, truy
cap ngay 5/9/2023.
!8ISO 26000, Social responsibility:7 core subjects,
https://www.iso.org/files/live/sites/isoorg/files/store/en/PUB100259.pdf, truy cập ngày 5/9/2023.
#2 ISO 26000, Social responsibility = Discovering ISO 26000,
https://www.iso.org/files/live/sites/isoorg/files/store/en/PUB100258.pdf, truy cập ngày 5/9/2023.
10
Trang 12- Phạm vi và Nguyên tắc: ISO 26000 xác định phạm vi của CSR và đề xuất mộtloạt các nguyên tắc để hướng dẫn các doanh nghiệp và tổ chức tuân thủ CSR Cácnguyên tắc này bao gồm trách nhiệm, khả năng đối với tác động xã hội, đạo đức, trongsạch, tuân thủ luật pháp, minh bạch, và tạo giá trị cho xã hội và môi trường.
- Các bên liên quan: ISO 26000 nhắn mạnh sự quan tâm đối với các bên liênquan, bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cộng đồng, và môi trường tự nhiên
Nó khuyến khích doanh nghiệp tương tác với các bên liên quan dé đáp ứng nhu cầu và
kỳ vọng của họ.
- Chuỗi cung ứng: ISO 26000 thúc đây việc quản lý trách nhiệm xã hội trongchuỗi cung ứng Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp và đối tác của họcũng tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường
- Báo cáo và Minh bạch: ISO 26000 khuyến khích việc báo cáo các hoạt độngCSR nhằm tạo sự minh bạch trong việc đánh giá hiệu suất xã hội của doanh nghiệp
- Công cụ hỗ trợ: ISO 26000 không nêu ra các yêu cầu bắt buộc, thay vào đónêu những nguyên tắc cơ bản dé các doanh nghiệp và tổ chức có thể tuân thủ Vănkiện cũng cung cấp các công cụ hỗ trợ, ví dụ như lời khuyên, dé giup tô chức thực hiện
CSR một cách hiệu qua và linh hoạt.
Có thể thấy nhiều nội dung nêu trên của Hướng dẫn ISO 26000 tương đồng vớinội dung Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); vì vậy, đâycũng là một tài liệu quan trọng dé hỗ trợ các doanh nghiệp và tô chức thực hiện CSRmột cách có trách nhiệm và bền vững, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội
và môi trường tự nhiên.
2.3 Hiệp ước toàn cau của Liên hợp quốc?
Hiệp ước Toản cầu của Liên hợp quốc là một sáng kiến chính sách toàn cầudành cho doanh nghiệp Hiệp ước do Liên Hợp Quốc chủ trương xây dung, nhăm thúcđây các hoạt động của doanh nghiệp mà đóng góp cho việc thực hiện các mục tiêuphát triển bền vững để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn Văn kiện này bao gồm mườinguyên tắc chung cho hoạt động của doanh nghiệp gắn với CSR Các nguyên tắc nàyđược xây dựng dựa trên các công ước quốc tế được thừa nhận rộng rãi trong bốn lĩnhvực: nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng Các doanh nghiệp có từ
10 nhân viên trở lên có thể tham gia Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc và đượcchấp nhận vào cơ sở dữ liệu của Hiệp ước Khi tham gia, doanh nghiệp phải cam kếtbiến mười nguyên tắc của Hiệp ước thành một phần trong các hoạt động kinh doanh
của mình và báo cáo hang năm vê tiên độ thực hiện Hiệp ước cho Liên hợp quôc.”!
20 https://unglobalcompact.org/, truy cập ngày 5/9/2023.
21 United Nations, The UN Global Compact: Finding Solutions to Global Challenges,
https://www.un.org/en/un-chronicle/un-global-compact-finding-solutions-global-challenges, truy cap ngay 5/9/2023.
lãi
Trang 13Thông thường, các doanh nghiệp tham gia Hiệp ước vì nó có vai trò quan trọng
trong việc phát triển và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng, nhân viên và đốitượng hữu quan khác Bên cạnh đó, khi tham gia Hiệp ước, các doanh nghiệp có thể cólợi thế trong việc tiếp cận các thị trường mới, thu hút và giữ chân các đối tác kinhdoanh, phát trién các sản pham và dich vu mới; làm tang sự hai long va nang suat lao
động của nhân viên.
10 nguyên tắc của Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc bao gồm:?2
Nguyên tắc 1: Hỗ trợ và tôn trọng bảo vệ các quyền con người mà đã đượccộng đồng quốc tế công nhận
Nguyên tắc 2: Đảm bảo răng các hoạt động kinh doanh không dính líu đến việc
Nguyên tắc 6: Loại bỏ sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng và việc làm
Nguyên tắc 7: Áp dụng phương pháp phòng ngừa đối với các thách thức từ môi
trường
Nguyên tắc 8: Thực hiện các hoạt động có trách nhiệm với môi trường
Nguyên tắc 9: Khuyến khích phát triển và phổ biến các công nghệ thân thiệnvới môi trường
Nguyên tắc 10: Chống tham nhũng dưới mọi hình thức, bao gồm đòi hối lộ vàđưa hối lộ
2.4 Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhânquyên?
Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhân quyềnphản ánh quan điểm của Liên hợp quốc về cách thức mà các chính phủ và doanhnghiệp cần hành động trong van dé nhân quyền, trong đó bao gồm các quyền tronglĩnh vực lao động Tài liệu này được công bố vào năm 2011 và nhanh chóng đượcchấp nhận rộng rãi như là một bước tiến quan trọng trong việc xác định và thúc daytrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với quyền con người
Các Nguyên tắc Hướng dẫn này được hình thành trên cơ sở thừa nhận: a) Nghĩa
vu của các quốc gia về việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền và tự do cơ bản củacon người; b) Vai trò của các doanh nghiệp, với tư cách là một bộ phận đặc biệt của xã
7 United Nations Global Compact, The Ten Principles of the UN Global Compact,
https://unglobalcompact.org/what-is-gc/mission/principles, truy cập ngày 5/9/2023.
? https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/publications/guidingprinciplesbusinesshr_en.pdf, truy cập
ngày 5/9/2023.
12
Trang 14hội, thực hiện các chức năng đặc thù, được yêu cầu phải tuân thủ tất cả quy định phápluật hiện hành và tôn trọng quyền con người; c) Sự cần thiết bảo đảm sự tương xứnggiữa quyền và nghĩa vụ, cũng như có các biện pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả khi
có vi phạm quyên
Văn kiện được áp dụng cho tất cả quốc gia và doanh nghiệp, bao gồm doanhnghiệp xuyên quốc gia và các loại hình khác, bat kế quy mô, lĩnh vực, địa điểm, chủ sởhữu và cơ cau quan trị Về hình thức, văn kiện là một tổng thé hoàn chỉnh các nguyêntắc mà cần được xem xét, riêng biệt hoặc cùng với nhau, trong một mục tiêu chungnhằm nâng cao các tiêu chuẩn và thực hành liên quan đến kinh doanh và quyền conngười, đặc biệt là với các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng, từ đó góp phần vào quátrình toàn cầu hoá một cách bền vững
Dưới đây là những nội dung chính của các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liênhợp quốc về Kinh doanh và Nhân quyền”!:
- Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người.Nguyên tắc này xác định rằng không chỉ chính phủ, mà cả doanh nghiệp cũng phảiđảm bảo rằng họ không vi phạm quyén con người trong quá trình kinh doanh của
mình.
- Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và thúc day quyền con người Mac du doanhnghiệp có trách nhiệm tôn trọng nhân quyền, Nhà nước vẫn phải đảm bảo rằng doanhnghiệp tuân thủ các quy tắc và luật pháp về nhân quyên
- Doanh nghiệp nên thực hiện tiêu chuẩn kinh doanh và nhân quyền Các doanhnghiệp nên xác định, ngăn chặn và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với quyền conngười mà họ có thể gây ra thông qua hoạt động kinh doanh của họ
- Cần tạo ra cơ chế bồi thường cho những người bị ảnh hưởng Khi có vi phạmquyền con người do hoạt động kinh doanh của họ gây ra, doanh nghiệp nên đảm bảo
có cơ chế bồi thường cho những người bị ảnh hưởng
- Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm Doanh nghiệp nên công khai thông
tin về tình hình thực hiện các tiêu chuẩn kinh doanh và nhân quyên của họ và phải chịutrách nhiệm về những hậu quả của các vi phạm
3 So sánh nội dung cơ bản của bốn Hướng dẫn quốc tế?
Mục đích của cả bốn Hướng dẫn nêu trên là thiết lập một nền tảng quốc tế
chung cho việc ứng xử kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp Các Hướng
# OHCHR, Guiding Principles on Business and Human Rights: Implementing the United Nations 'Proteci,
Respect and Remedy' Framework, https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/publications/guidingprinciplesbusinesshr_en.pdf, truy cập ngày 5/9/2023.
? Mục này tham khảo từ: A comparison of 4 international guidelines for CSR (OECD Guidelines for
Multinational Enterprises ISO 26000 Guidance on Social Responsibility, UN Global Compact, UN Guiding Principles on Business and Human Rights) Prepared by Marie Gradert and Peter Engel, Danish Standards for Danish Business Authority, January 2015 ISBN nr 978-87-90774-62-2
13
Trang 15dẫn đó tuy có những nội dung giống nhưng đồng thời có cách tiếp cận và những nộidung đặc thù, bổ sung cho nhau Nội dung của các Hướng dẫn bao gồm rất nhiều van
dé lớn va van dé phụ, với cách diễn đạt cũng như cách sử dụng các từ và thuật ngữ cụthé khác nhau đáng kê Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lựa chon áp dụngcác nguyên tắc phù hợp nhất với hoạt động của mình
Một số nội dung xuất hiện trong cả bốn Hướng dẫn, ví dụ như việc đánh giá chitiết Về cơ bản, đây là một quy trình mà qua đó các điều kiện của doanh nghiệp trongmột hoặc nhiều lĩnh vực được phân tích dé xác định rủi ro, chi phí và lợi ích Trong cảbốn Hướng dẫn quốc tế về CSR đã nêu trên, đánh giá chỉ tiết cũng là một phương pháp
để doanh nghiệp xác định cách thức giải quyết những thách thức trong việc thực hiệnCSR Phương pháp này bao gồm việc xác định các tác động bat lợi thực sự và có théxảy ra đối với xã hội, môi trường và kinh tế, ngăn ngừa và giảm thiêu những tác động
đó, khắc phục những thiệt hại đã gây ra và công khai thông tin về quá trình đó thực
hiện CSR.
Từ góc độ nội dung, cả bốn Hớng dẫn đều đề cập những chủ đề sau, tuy cáchthức và mức độ đề cập không đồng nhất như nhau, đó là: Quyền con người; Người laođộng; Môi trường; Các van đề kinh tế và kinh doanh; Vấn dé người tiêu dùng; Pháttriển cộng đồng
Vẻ van dé quyên con người: Cả bôn Hướng dẫn đều dựa trên Tuyên ngôn Toàncầu về Nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc dé dé cập đến việc tôn trọng quyềncon người Bốn Hướng dẫn đều dé cập đến cam kết của Nhà nước và doanh nghiệptrong việc bảo vệ quyền con người Ngoài ra, bốn Hướng dẫn đều quy định, hoạt độngcủa doanh nghiệp phải dựa trên quy trình thâm định, đánh giá những tác động bat lợitrên thực tế đôi với nhân quyền và việc phòng ngừa, giảm thiêu những tác động bat lợi
về nhân quyên, các biện pháp khắc phục cũng như việc công khai thông tin về quá
trình đó.
Người lao động: Điểm chung của bốn Hướng dan là đều dựa trên Tuyên bố của
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản tại nơi làm việcnăm 1998 Điều này có nghĩa là các Hướng dẫn đều hướng đến việc giải quyết các vấn
dé liên quan đến quan hệ việc làm, quyền của người lao động, bao gồm quyền thamgia công đoàn và thương lượng tập thé; vấn đề xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắtbuộc, xóa bỏ lao động trẻ em và xoá bỏ sự phân biệt đối xử liên quan đến việc làm vànghề nghiệp
Bên cạnh đó, Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 còn giải quyết các vấn đề vềgiới hạn giờ làm việc hàng tuần, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, tiền lương, việclàm của lực lượng lao động địa phương, việc cung cấp dịch vụ giáo dục và phát triển
kỹ năng, cơ chê xử lý các vân đê phát sinh giữa người sử dụng lao động và tô chức của
14
Trang 16người lao động Trong khi đó, Hướng dẫn UNGP cung cấp gợi ý cho doanh nghiệpthiết lập quy trình thấm định về bảo vệ quyền của người lao động, bao gồm việc xácđịnh các tác động bat lợi tiềm ân và thực tế đối với nhân quyền, giải pháp phòng ngừa,giảm thiểu các tác động đó và việc khắc phục, đền bù cho nạn nhân bị vi phạm quyền(ví dụ như bồi thường).
Môi trường: Điểm chung trong các Hướng dẫn của OECD, ISO 26000 vaUNGC là chúng đều được xây dựng dựa trên Tuyên bố Rio của Liên hợp quốc về Môitrường và Phát triển Hơn nữa, cả Hướng dẫn ISO 26000 và OECD đều đề cập đếnquản lý môi trường và bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (về quản lý môi trường và các công cụliên quan) như một khuôn khổ tổng thé dé giải quyết các vấn đề môi trường một cách
có hệ thống Điểm chung khác trong Hướng dẫn của OECD, ISO 26000 và UNGC làchúng đều đề cập đến cách tiếp cận thận trọng đối với các thách thức về môi trường,
và khuyên nghị các doanh nghiệp nên thực hiện những sáng kiến nhằm thúc đây cáchoạt động và trách nhiệm thân thiện với môi trường, bao gồm việc phát triển và phổbiến các công nghệ thân thiện với môi trường
Tuy nhiên, nội dung Hướng dẫn ISO 26000 chi tiết hơn UNGC và OECD xét
về quy định cách thức doanh nghiệp có thé đóng góp vào việc này, ví dụ như băngcách tích cực sử dụng phần lớn sản phẩm từ các nhà cung cấp áp dụng công nghệ vàquy trình thân thiện với môi trường và bền vững Cả Hướng dẫn của OECD và ISO
26000 đều tập trung vào cách tiếp cận có hệ thống đối với môi trường nhằm tôn trọng
và thúc đây trách nhiệm với môi trường cũng như quản lý rủi ro môi trường Điều này
có thể liên quan đến việc xác định, đo lường, ghi chép, báo cáo, đánh giá và xử lý cácvan đề môi trường Theo đó, một doanh nghiệp nên tim cách cải thiện liên tục kết qua
và hoạt động môi trường của mình và tốt nhất là trong toàn bộ chuỗi giá trị của mình.Hướng dẫn OECD và ISO 26000 cũng đều đề cập đến vấn đề giáo dục và đào tạo nhânviên về môi trường cũng như duy trì các kế hoạch dự phòng dé ngăn ngừa, giảm thiểu,kiểm soát thiệt hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường, đồng thời báo cáovới các cơ quan có thâm quyên Hướng dan ISO 26000 cung cấp ý kiến tư vấn cho cácdoanh nghiệp về cách họ nên lam dé ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững,giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ và phục hồi môi trường RiêngHướng dẫn UNGP thì không có quy định cụ thể về cách thức giải quyết các vẫn đề
môi trường.
Các van dé kinh tế và kinh doanh: Chủ đề này bao gồm một số van đề khácnhau trong các lĩnh vực kinh tế và kinh doanh Liên quan đến chủ đề này, các Hướngdẫn của OECD, ISO 26000 và UNGC đều đề cập đến vấn đề chống tham nhũng, bao
gồm cuộc chiến chống đòi và nhận hối lộ Cả ba Hướng dẫn đều tham khảo Công ước
15
Trang 17của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) năm 2005 cho việc xây dựng cáctiêu chuẩn về van đề này.
Tuy nhiên, Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 đề cập đến vấn đề chống thamnhũng rộng rãi hơn UNGC, cụ thể là đề cập đến hành vi đạo đức, đánh giá rủi ro, tuânthủ luật pháp và các quy định, các biện pháp phòng ngừa, các khoản bôi trơn, đào tạo
và nâng cao nhận thức cho nhân viên về việc loại bỏ hối lộ, cung cấp kiểm soát vàgiám sát liên tục của nhân viên và tiền lương của họ; trách nhiệm liêm chính trongchính trị, tuân thủ pháp luật về thuế, minh bạch thông tin, quan tri tô chức dé thực hiệnCSR, sự tham gia và cam kết của các đối tác kinh doanh đối với các quy tắc của CSR
Vấn dé người tiêu dùng: Cả Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 đều dựa trêncác Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Bảo vệ Người tiêu dùng năm 1999 cũng nhưKhuyến nghị của OECD về Giải quyết và Khắc phục Tranh chấp Người tiêu dùng năm
2007, trong đó đề cập đến hoạt động tiếp thị có trách nhiệm, bảo vệ sức khỏe và sự antoàn của người tiêu dùng, giải quyết khiếu nại và tranh chấp cũng như bảo đảm quyềnriêng tư và bảo vệ đữ liệu của người tiêu dùng ISO 26000 chỉ tiết hơn Hướng dẫn củaOECD khi đề cập đến cả những cách thức giải quyết các vấn đề phát sinh liên quanđến người tiêu dùng
Một điểm tương đồng khác nữa là cả Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 đềutập trung vào những người tiêu dùng dé bị tôn thương và thiệt thoi Tuy nhiên, Hướngdẫn của OECD chỉ tính đến người tiêu dùng trong thương mại điện tử, trong khi ISO
26000 quy định rằng doanh nghiệp nên tính đến các nhóm dễ bị ton thương, đặc biệt làkhi xem xét thiết kế sản pham và dich vụ có khả năng ứng dụng phổ biến Ngoài ra,ISO 26000 còn đề cập đến tiêu dùng bền vững, nghĩa là tiêu dùng sản phẩm và tàinguyên ở mức độ phù hợp với sự phát triển bền vững ISO 26000 cũng đề cập đến việc
tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, bao gồm các dịch vụ tiện ích như điện, ga, nước, dịch vụ
xử lý nước thải, thoát nước thải và viễn thông Cuối cùng nhưng không kém phần quantrọng, ISO 26000 đề cập đến vấn đề giáo dục và nâng cao nhận thức, bao gồm cácsáng kiến về giáo dục và thông tin cho người tiêu dùng để cung cấp cho họ đầy đủthông tin về quyền và trách nhiệm của họ dé có thé đưa ra các quyết định sáng suốt.Trong ISO 26000, van dé phúc lợi động vat cũng được đề cập, nằm trong các van đề
về môi trường và người tiêu dùng Hướng dẫn UNGP và UNGC không đề cập trực tiếpđến các van dé của người tiêu dùng
Phát triển cộng đồng: Cả Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 đều đề cập đếnchủ dé này ISO 26000 có một nội dung cụ thê về van đề tham gia và phát triển cộngđồng, trong đó dé cập đến việc làm thé nào dé các doanh nghiệp thé hiện cam kết mộtcách chủ động và tham gia vào cộng đồng, qua đó đóng góp cho sự phát triển Cả hai
Hướng dẫn đều bao gôm các van đề phụ về tạo việc làm và phát triển kỹ năng trong
16
Trang 18cộng đồng Trong khi ISO 26000 có những hướng dẫn đặc biệt về vấn đề này, Hướngdẫn của OECD kết hợp vấn đề khoa học và công nghệ, bao gồm cả đóng góp củadoanh nghiệp, vào việc phát triển năng lực đổi mới trong cộng đồng trong lĩnh vựckhoa học và công nghệ ISO 26000 cũng bao gồm một vấn đề tương ứng về phát triển
và tiếp cận công nghệ trong sự kết nối với các van đề như tạo ra của cải và thu nhập,bảo vệ sức khỏe và đầu tư vào cộng đồng Chu dé phát triển cộng đồng không có trong
UNGC và UNGP.
Kết luận
Các tiêu chuẩn trong bốn Hướng dẫn quốc tế về CSR chỉ mang tính chất tựnguyện, tuy nhiên, chúng phản ánh những kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế đốivới hoạt động kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu.Ngày nay, trong nền kinh tế toàn cầu hoá, ý thức của nhân loại về các nguy cơ đối vớimôi trường sông và về các vấn đề xã hội trong hoạt động kinh doanh ngày càng cao thìyêu cầu về CSR cũng ngày càng tăng lên.? Những tiêu chuẩn quốc tế về CSR hiệnmang giá tri về mặt luân lý và xã hội, là nguồn cảm hứng và cơ Sở dé thiết lập mộtkhuôn khổ tong thé về kinh doanh có trách nhiệm xã hội đối với tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp, không phân biệt ngành và vi trí địa lý Hiện tại, tất cả các doanh nghiệp
đa quốc gia đều đã tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn về CSR trong các Hướng dẫnquốc tế đã nêu, và ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia tựnguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đó Chứng chỉ tuân thủ một số Hướng dan đã trở thànhmột tài liệu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt
là trong thương mại quốc tế
Đi xa hơn trong vấn đề này, Liên Hợp Quốc (LHQ) đã coi thực hành kinhdoanh có trách nhiệm (một bước tiễn trong việc thể chế hoá CSR) là một vấn đề quantrọng trong hoạt động của mình trên toàn thế gidi Thể hiện cụ thé là Liên hợp quốcđang hỗ trợ các quốc gia thực hiện một trong bốn Hướng dẫn quốc tế về CSR đã đề cập
ở trên, cụ thể là UNGP, thông qua việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về việcthực hiện UNGP Kế hoạch hành động quốc gia được Liên hợp quốc xem là một chínhsách chiến lược dé tăng cường thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở các quốc gia phù
hợp với ƯNGP.”?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tuy không phải là một thực tế mới, nhưng
là một thuật ngữ, phạm trù tương đối mới ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc thực hiệnCSR từ trước đến nay thường được xem là hành động của doanh nghiệp góp phan giảiquyết các vân đê xã hội, vì thê chủ yêu nhăm mục đích từ thiện và nhân đạo Trong khi
*6 Pham Xuan Thanh, Tran Việt Hùng , Dao đức kinh doanh va trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong
nên kinh tê thị trường, Tạp chi Tài chính online: doanh-va-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-trong-nen-kinh-te-thi-truong-315658.html truy cập ngày 5/9/2023
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/dao-duc-kinh-17
Trang 19đó, như đã phân tích trong bài viết này, CSR theo quan điểm chung của cộng đồngquốc tế hiện nay được hiểu là cách thức mà một doanh nghiệp đạt được sự cân bằnghoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội, đồng thời đáp ứngnhững kỳ vọng của các cô đông và các bên đối tác, trong đó có kỳ vọng về sự liêmchính trong hoạt động kinh doanh Nói cách khác, theo cách hiểu hiện đại, CSR khôngdừng lại ở các vấn đề từ thiện, nhân đạo, mà bao gồm tất cả những cách thức mà doanhnghiệp tương tác với cổ đông, người lao động, khách hang, nhà cung cấp, chính phủ,các tô chức phi chính phủ, các t6 chức quốc tế và với cộng đồng nói chung.?” Như vậy,quan niệm về CSR theo nghĩa hiện đại rộng hơn nhiều so với cách hiểu truyền thống ở
Việt Nam.
Do CSR hiện đã trở thành những tiêu chuẩn toàn cầu, việc thúc đây CSR là rấtcần thiết và cấp bach dé Việt Nam có thé hội nhập quốc tế thành công và trở thànhnước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 như mục tiêu mà Đảng Cộng sản ViệtNam đã xác định Đề thúc đây CSR, đầu tiên cần tăng cường phổ biến, giáo dục về van
dé này trong các doanh nghiệp và trong xã hội, bởi lẽ đây vẫn còn là van đề tương đốimới ở Việt Nam Tiếp theo đó, cần tìm cách mở rộng và thê chế hoá tiêu chuẩn trongcác Hướng dẫn quốc tế về CSR, trước mắt là vào các bộ quy tắc đạo đức, các bộ tiêuchuẩn sản phẩm, dịch vụ của hệ thống các doanh nghiệp, sau đó là vào một số vănbản pháp quy của Nhà nước điều chỉnh một số hoạt động kinh doanh Bằng cách đó,dan dan có thé xây dung thói quen và văn hoá “thực hành kinh doanh có trách nhiệm”(RBP) mà đang được Liên hợp quốc cổ vũ và đang trở thành một trong các quan tâm hàngđâu cả ở tâm quôc tê, khu vực cũng như ở nhiêu quôc gia./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
C., Ferrell, O (January 2016) Business ethics : ethical decision making and cases Fraedrich, John., Ferrell, Linda (Eleventh ed.) Boston, MA ISBN 9781305500846 OCLC 937450119.
Carroll, A B (1999) Corporate Social Responsibility: Evolution of a Definitional Construct Business & Society, 38(3), 268-295.
Davis, K (1973) The Case for and against Business Assumption of Social Responsibilities Academy of Management Journal, 16, 312-323.
27 Hoàng Ngọc Hai, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc té, Tap chi
Tai chính online: trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-3 10809 html, truy cập ngày 5/9/2023.
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-viet-nam-18
Trang 204 Emmanuel Akanpaadgi (2023), Corporate Social Responsibility and Business Practices, Journal of Human Resource and Sustainability Studies, Vol.11 No.1, March 14, 2023.
5 Ha Hồng Hà, Xây dựng môi trường kinh doanh liêm chính thông qua hành động tậpthé, Báo Nhân dân điện tử: https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/xay-dung-moi-truong-
kinh-doanh-liem-chinh-thong-qua-hanh-dong-tap-the-290252/
6 Hoang Ngoc Hải, Trach nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hộinhập quốc tế, Tạp chí Tài chính online: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-3 10809 html (ngày đăng: 05/8/2019, truy cập lần cuối: 22/7/2021)
7 ISO 26000, Guidance on Social Responsibility, social-responsibility.html
https://www.iso.org/iso-26000-8 ISO 26000, Social responsibility - Discovering ISO 26000, https://www.iso.org/files/live/sites/isoorg/files/store/en/PUB100258.pdf
9 ISO 26000, Social responsibility: 7 core subjects,
12 Moon, J., & Matten, D (2004) Corporate Social Responsibility Education Europe Journal of Business Ethics, 54, 323-337.
13 Moriarty, Jeffrey, "Business Ethics", Zhe Stanford Encyclopedia of Philosophy (Summer 2021 Edition), Edward N Zalta(ed.), URL =
<https://plato.stanford.edu/archives/sum202 1/entries/ethics-business/>.
14 Nguyễn Đình Tài, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các van dé đặt ra hôm nay
và giải pháp, https://123docz.net/document/3427666- 1 doanh-nghiep-cac-van-de-dat-ra-hom-nay-va-giai-phap.htm
trach-nhiem-xa-hoi-cua-15 Nguyén Thi Yến, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quy định tại Luật
Doanh nghệp Việ Nam, Tap chí Công Thương (ban online): http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-theo-quy- dinh-tai-luat-doanh-nghiep-viet-nam-78506.htm
16 OECD, A Comparison of 4 International Guidelines for CSR (OECD Guidelines for Multinational Enterprises.
19
Trang 2117 OHCHR, Guiding Principles on Business and Human Rights: Implementing the
United Nations 'Protect, Respect and Remedy' Framework,
https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/publications/guidingprinciplesbu sinesshr_en.pdf
18 Pham Xuân Thành, Trần Việt Hùng , Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Tài chính online:
https://tapchitaichinh xa-hoi-cua-doanh-nghiep-trong-nen-kinh-te-thi-truong-3 15658 html.
vn/tai-chinh-kinh-doanh/dao-duc-kinh-doanh-va-trach-nhiem-19 Trần Trọng Toàn, Vai rò của dao đức kinh doanh trong phát triển doanh nghiệp”
thực trạng và giải pháp ”, doanh-trong-phat-trien-doanh-nghiep-thuc-trang-va-giai-phap/
https://vanhoadoanhnghIepvn.vn/vai-tro-cua-dao-duc-kinh-20 United Nations Global Compact, The Ten Principles of the UN Global Compact, https://unglobalcompact.org/what-is-gc/mission/principles.
21 United Nations, The UN Global Compact: Finding Solutions to Global Challenges, https://www.un.org/en/un-chronicle/un-global-compact-finding-solutions-global- challenges
22 VCCI, Sáng kiến Xây dung tính Nhất quán và Minh bach trong Quan hệ kinh doanh
tại Việt Nam (1IBÌ)), Link tải bản pdf:
https://anhnguyet.files.wordpress.com/2012/12/1-itbi_coc_tl2_ 2012 gel bbadi-doanh-nghie1bb87p.pdf
bce3alo-cc3alo-23 https://mneguidelines.oecd.org/mneguidelines/
24 https://unglobalcompact.org/
25 https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/publications/guidingprinciplesbu sinesshr_en.pdf
20
Trang 22BỘ NGUYEN TAC HƯỚNG DAN VE KINH DOANH VÀ QUYEN CON
NGUOI CUA LIEN HOP QUOC VA MOT SO LUU Y CHO VIET NAM
PGS.TS Nguyễn Bá Binh*ThS Trần Thu Hién**Tóm tắt: Bộ nguyên tắc hướng dan về kinh doanh và quyên con người của Liênhợp quốc (Bộ nguyên tac hướng dân) ra đời năm 2011 nhằm thúc day việc thực hànhkinh doanh có trách nhiệm doi với quyên con người trên toàn câu Nhiều quốc gia,trong đó có Việt Nam, đã hưởng ứng tích cực các khuyến nghị này của Liên hợp quốc.Bài viết này bắt dau bằng việc làm rõ bối cảnh ra đời của Bộ nguyên tac hướng dan
O phan tiếp theo, bài viết phân tích các nội dung cơ bản của Bộ nguyên tắc hướngdan Phần cuối của bài viết là một số lưu y cho Việt Nam trong việc thúc đẩy thựchành kinh doanh có trách nhiệm đối với quyên con người
Từ khóa: Quyên con người, Bộ nguyên tắc hướng dân, Doanh nghiệp, Việt
gia và các doanh nghiệp khác” (“Draft Norms on the Responsibility of Transnational Corporations and Other Business Enterprises with Regard to Human Rights’’) đã được
đưa ra vào năm 20037, nhưng không được thông qua vì bi cho là thiếu tinh linh hoạttrong tiếp cận vấn đề trách nhiệm đối với quyền con người của doanh nghiệp Mặc dù
dự thảo này bị từ chối, nhưng nhiều quốc gia ở các khu vực khác nhau trên thế giới tinrằng vấn đề kinh doanh và quyền con người cần được quan tâm hơn nữa Cùng với đó,việc đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý và kiện tụng cũng khiến bản thân các doanhnghiệp thấy cần có sự minh thị đối với trách nhiệm về quyên con người liên quan tớihoạt động kinh doanh của mình Vì thế, năm 2005, Hội đồng Nhân quyền Liên hợpquôc đã đê ra một nhiệm vụ đôi với vân đê kinh doanh và quyên con người Nhiệm vụ
* Trưởng khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Ti ruong Dai học Luật Hà Nội.
** Giang viên Khoa Pháp luật thương mại quốc té, Trường Dai học Luật Ha Nội.
?8 Neglia, M (2016), The UNGPs - five years on: From consensus to divergence in public regulation on business and “ human rights, Netherlands Quarterly of | Human Rights, 34(4), 289-317 Xem:
file:///C:/Users/Tran%20Thu%20Hien/Downloads/34NethQHumRts289.pdf, truy cap ngay 20/8/2023.
?? https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/G03/160/08/PDF/G0316008.pdf?OpenElement, truy cập
ngày 31/8/2023.
21
Trang 23này được đảm nhiệm bởi Giáo sư Ruggie*® - “Đại diện đặc biệt của Tổng Thư kí Liênhợp quốc” (“UN Special Representative of the Secretary General’) về lĩnh vực quyềncon người và các doanh nghiệp đa quốc gia.!
Năm 2008, Giáo sư Ruggie đề xuất Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc mộtKhung chính sách để xử lý các thách thức về quyền con người liên quan tới kinhdoanh Khung chính sách này có tên gọi là “Khuôn khổ Bảo vệ, Tôn trọng và Khắcphục” (“Protect, Respect and Remedy Framework")°2 Khuôn khỗ Bảo vệ, Tôn trọng
và Khắc phục bao gồm 3 trụ cột: 1) Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ dé chéng lai su viphạm quyén con người của bên thứ ba, bao gồm doanh nghiệp; ii) Doanh nghiệp cótrách nhiệm tôn trọng quyền con người; iii) Nạn nhân có khả năng tiếp cận nhiều hơncác biện pháp khắc phụ hiệu quả - cả tư pháp lẫn phi tư pháp Khuôn khổ này đã đượcHội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hoan nghênh Đây là dấu mốc đầu tiên một cơquan liên chính phủ của Liên hợp quốc đã có quan điểm chính sách mang tính thựcchất về quyền con người liên quan tới kinh doanh.33 Để vận hành Khuôn khổ trên,tháng 3 năm 2011, Giáo sư Ruggie tiếp tục đệ trình Bộ nguyên tắc hướng dẫn về kinhdoanh và quyên con người (“Guiding Principles on Business and Human Rights” -UNGPs) lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và được Hội đồng nhất trí thông qua
vào ngày 16/6/2011.
Bộ nguyên tắc hướng dẫn, cũng như Khuôn khổ Bảo vệ, Tôn trọng và Khắcphục, là sản phẩm được chủ trì thực hiện bởi Giáo sư Ruggie sau 6 năm nghiên cứu,tham van rộng rãi - với 47 cuộc tham van quốc tế được tô chức ở tất cả các khu vựctrên toàn cầu cùng với một chương trình nghiên cứu công phu và các xuất bản phẩm.Quá trình nghiên cứu, tham vấn này có sự tham gia của các chính phủ, các viện nghiêncứu quyền con người quốc gia, các tổ chức xã hội, các tổ chức đại diện người lao
động, giới học giả, chuyên gia pháp lý cũng như các doanh nghiệp và hiệp hội doanh
nghiệp Bộ nguyên tắc hướng dẫn không chỉ được thông qua “trên giấy” bởi Hội đồngNhân quyén Liên hợp quốc mà thực sự đã được áp dụng tích cực bởi nhiều tổ chức
khác nhau và nhận được sự đông thuận quốc tê.3 Bộ nguyên tac hướng dẫn, cùng với
30 Giáo sư John G Ruggie (1944-2021) là Giáo sư nổi tiếng về quyền con người và quan hệ quốc tế ở Dai học
Harvard.
3! John Ruggie, ‘Global Governance and “New Governance Theory”: Lessons from Business and Human Rights’ (2014) 20 Global Governance 5: Xem:
file:///C:/Users/Tran%20Thu%20HIen/Downloads/20GlobalGovernance5.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
3 Olivier De Schutter, ‘The Challenge of Imposing Human Rights Norms on Corporate Actors’ in Olivier De
Schutter, Transnational Corporations and Human Rights (2006).
33 https://www.ihrb.org/pdf/Ruggie-protect-respect-remedy-framework.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
34 https://www.ituc-csi.org/IMG/pdf/12-04-23 ruggie background_fd.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
ae
Trang 24Khuôn khô về Bảo vệ, Tôn trọng và Khắc phục, được coi là sự phát triển đáng ké nhấttrong hơn 30 năm xác lập các tiêu chuẩn quốc tế về hành xử của doanh nghiệp.°Š
UNGPs được xây dựng nhằm làm rõ trách nhiệm của Nhà nước và doanhnghiệp trong việc bảo vệ và tôn trọng quyền con người trong bối cảnh hoạt động kinhdoanh và đảm bảo việc tiếp cận các biện pháp khắc phục hiệu quả cho các cá nhân và
nhóm người bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh doanh UNGPs không tao ra nghĩa
vụ pháp luật quốc tế mới cho các quốc gia và doanh nghiệp đối với việc bảo vệ và tôntrọng quyền con người trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, nội dung của UNGPs
mô tả kỹ lưỡng các hàm ý về chuẩn mực và thực tiễn hiện hành đối với quốc gia vàdoanh nghiệp, đồng thời chứa đựng các quy định khác nhau trong luật quốc tế và luậtquốc gia.3 UNGPs bao gồm 31 nguyên tắc thực thi Khuôn khổ Bảo vệ, Tôn trong vaKhắc phục, được xây dựng trên cơ sở 03 trụ cột: (i) Nghĩa vụ của quốc gia trong việcbảo vệ quyền con người khỏi sự lạm dụng bởi các chủ thể, bao gồm doanh nghiệp,thông qua xây dựng chính sách, pháp luật và xét xử (10 nguyên tắc, từ 1 - 10); (ii)Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền con người xuyên suốt hoạtđộng kinh doanh của minh, theo đó doanh nghiệp cần hành xử cần trọng dé tránh gây
ra hoặc góp phan gây ra các tác động tiêu cực thông qua các hoạt động kinh doanh của
họ và xử lý khi các ảnh hưởng tiêu cực đó xảy ra (14 nguyên tắc, từ 11 đến 24); (iii)Các nạn nhân cần được đảm bảo tiếp cận các biện pháp khắc phục trong trường hợpquyền con người bị lạm dụng, bao gồm biện pháp tư pháp và phi tư pháp (7 nguyêntắc, từ 25 đến 31) Đối với mỗi trụ cột, các nguyên tắc của UNGPs đều được chia làmhai nhóm: nhóm nguyên tắc nền tảng và nhóm nguyên tắc vận hành Bộ nguyên tắchướng dẫn cũng đưa ra các bình luận kèm theo mỗi nguyên tắc để làm rõ hơn nội dungnhững nguyên tắc nay
2 Nội dung cơ bản của Bộ nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và quyềncon người của Liên hợp quốc
2.1 Nghia vụ bảo vệ quyền con người của Nhà nước
Theo UNGPs, yêu cầu đầu tiên trong việc thúc đây thực hành kinh doanh cótrách nhiệm đối với quyền con người trên phạm vi toàn cầu chính là trách nhiệm củacác chính phủ Cu thé là 10 Nguyên tắc đầu tiên trong UNGPs được đề ra nhằm thiết
35 Dấu mốc đầu tiên là các năm 1976 và 1977 với việc thông qua 2 văn kiện quốc, tế quan trọng về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp: i) Hướng dẫn của OECD đối với các doanh nghiệp đa quốc gia (The OECD Guidelines
for Multinational Enterprises); ii) Tuyên bố ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế về các nguyên tắc liên quan
tới doanh nghiệp đa quôc gia và chính sách xã hội (The International Labour Organisation’s Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy).
3 Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights, “The Corporate Responsibility to respect Human Rights — an Interpretative Guide”, November 2011, tr.1 Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Issues/Business/RtRInterpretativeGuide.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
23
Trang 25lập các chuẩn mực mà các quốc gia có thê thực hiện để chống lại hành vi xâm phạm
của doanh nghiệp thông qua xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật và xét xử””.
Theo các nguyên tắc nền tảng 1 va 2 thì Nhà nước cần xây dựng chính sách,pháp luật và thông qua hoạt động xét xử dé thực hiện các biện pháp hợp lý nhằm ngănngừa, xử lý và khắc phục các hành vi xâm phạm quyền con người của bên thứ ba, baogồm doanh nghiệp Trong đó cần quy định rõ các yêu cầu về tôn trọng quyền conngười mà tất cả doanh nghiệp có trụ sở trên lãnh thô và/hoặc thuộc thâm quyền củamình phải đáp ứng trong suốt quá trình hoạt động Phần các nguyên tắc nền tảng củaUNGPs được xây dựng trên cơ sở thừa nhận rằng nghĩa vụ của Nhà nước liên quanđến thực hành kinh doanh có trách nhiệm đối với quyền con người biểu hiện khácnhau ở từng quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển với ít kinh nghiệm vànguồn lực tài chính hạn ché?8, Nam vững điều đó thì nhóm các nguyên tắc nền tảngthuộc tru cột đầu tiên - Nguyên tắc 1 va 2 sẽ được nhìn nhận và triển khai đúng vớitinh thần của nhà soạn thảo UNGPs hơn?° Thêm vào đó, mặc dù Nguyên tắc 1 có décập nghĩa vụ thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục vi phạm, nhưng các biện phápnày sẽ được dé cap cu thé ở trụ cột thứ 3, các nguyên tắc vận hành ở trụ cột này chỉ tập
trung vào biện pháp ngăn ngừa.
Các nguyên tắc từ 3 đến 10 đưa ra các nghĩa vụ vận hành cụ thể mà Nhà nướcnên thực hiện trên cơ sở 2 nguyên tắc nền tảng 1 và 2, và được nhóm thành 4 lĩnh vực:i) Các chức năng mang tính chính sách và quy định chung của quốc gia (Nguyên tắc3); ii) Mối quan hệ giữa Nha nước và doanh nghiệp (Nguyên tắc 4-6); iii) Hỗ trợdoanh nghiệp tôn trọng quyền con người trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột;iv) Đảm bảo thống nhất chính sách (Nguyên tắc 8-10)
Đối với việc thực hiện các chức năng mang tính chính sách và quy định chungcủa quốc gia, Nguyên tắc 3 yêu cầu các quốc gia nên:
(a) Thực thi các luật có mục tiêu hoặc có hệ quả là buộc doanh nghiệp tôn
trọng quyền con người; định kỳ đánh giá tính phù hợp của các luật đó và xử lý các
“khoảng trống pháp lý”;
37 Lagoutte, S (2014), The State Duty to Protect Against Business-Related Human Rights Abuses, Unpacking
Pillar 1 and 3 of the UN Guiding Principles on Human Rights and Business Unpacking Pillar, 1 Xem: file:///C:/Users/Tran%20Thu%20Hien/Downloads/SSRN-id2496355.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
38 Backer, L (2015), Moving forward the UN guiding principles for business and human rights: between
enterprise social norm, state domestic legal orders, and the treaty law that might bind them all, Fordham International Law Journal, 38(2), 457-542 Xem: https://ir.lawnet.fordham.edu/ilj/vol38/iss2/3/, truy cap ngay 20/8/2023.
3 The Danish Government, Danish National Action Plan - implementation of the UN Guiding Principles on Business and Human Rights, 2014, tr.11 Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Issues/Business/NationalPlans/Denmark_NationalPlanBHR pdf, truy cap ngay 31/8/2023.
24
Trang 26(b) Dam bảo các luật khác và chính sách điều chỉnh việc thành lập và hoạtđộng của doanh nghiệp, như luật doanh nghiệp, không hạn chế, mà tạo điều kiện chodoanh nghiệp tôn trọng quyền con người;
(c) Cung cấp các hướng dẫn hiệu quả cho doanh nghiệp về van đề tôn trọngquyền con người trong suốt quá trình hoạt động;
(d) Khuyến khích và trong trường hợp cần thiết thì yêu cầu các doanhnghiệp thông tin về việc họ đã giải quyết những vấn đề có tác động tới quyền conngười như thé nao
Khi thực thi nghĩa vụ bảo vệ của mình thông qua chính sách và quy định pháp
luật, các quốc gia cần xác định rõ mục tiêu là nhằm đảm bảo các chuẩn mực xã hộitrong kinh doanh rồi mới cụ thê hóa chúng thành quy định pháp luật phù hợp với cácchính sách và hoàn cảnh hiện hành”° Đồng thời, cần lưu ý là cùng hoạt động kinhdoanh nhưng tùy thuộc vào các đặc điểm nhất định mà doanh nghiệp sẽ được phânchia thành một số loại khác nhau, do đó biện pháp thúc đây trách nhiệm đối với quyềncon người cũng sẽ khác nhau về mức độ và phạm vi đối với từng loại hình doanhnghiệp Nói cách khác, việc doanh nghiệp phải hiện thực hóa trách nhiệm đối vớiquyền con người như thế nào còn liên quan và phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề,phạm vi hoạt động và cơ cau của doanh nghiép*! Một số quy định của Việt Nam trongpháp luật về doanh nghiệp yêu cầu công ty cô phần phải công khai một số thông tinnhất định nhưng không yêu cầu công khai thông tin về môi trường, xã hội và quản trị.Trong khi đó, công ty đại chúng - công ty cô phần tiễn hành huy động vốn rộng rãi từ
công chúng thông qua phát hành chứng khoán, có nghĩa vụ phải công khai những
thông tin mang tính phi tài chính nay”.
Đối với mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, UNGPs quy định cácquốc gia nên:
- Nguyên tắc 4: Thực hiện thêm các bước bảo vệ chống lại hành vi xâm phạmquyền con người do các doanh nghiệp nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát, hoặc nhận sự
hỗ trợ hay dich vụ đáng ké từ các cơ quan nhà nước ví dụ như các cơ quan tin dụngxuất khâu, cơ quan bảo đảm và bảo hiểm đầu tư chính thức, bao gồm yêu cầu rà soát
về quyền con người trong trường hợp cân thiết
4° Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights, Guiding Principles on Business and
Human Rights, 2011, p.5 Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/publications/guidingprinciplesbusinesshr_en.pdf, truy cap ngay 31/8/2023.
41 Andreas Graf and Andrea Iff, Enhanced Human Rights Due Diligence in Conflict Affected and High-Risk
Areas, Swiss Peace foundation, Berr, 2016, 15 Xem: 11/Enhanced-Human-Rights-Due-Diligence-in-Conflict-A ffected-and-High-Risk-Areas.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
https://www.connectingbusiness.org/system/files/2018-2 Thông tư 115/https://www.connectingbusiness.org/system/files/2018-2015/TT-BTC ngày 06/10/https://www.connectingbusiness.org/system/files/2018-2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn công bố thông tin trên thi
trường chứng khoán.
Zs
Trang 27- Nguyên tắc 5: Thực hiện hoạt động giám sát tương xứng nhằm đáp ứng nghĩa
vụ quyền con người quốc tế khi họ thỏa thuận với hoặc ban hành pháp luật cho cácdoanh nghiệp nhằm thực hiện các dịch vụ có khả năng ảnh hưởng đến việc thụ hưởngquyền con người
- Nguyên tắc 6: Đây mạnh tôn trọng quyền con người ở doanh nghiệp mà họ có
giao dịch thương mại.
Các nguyên tắc về mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp yêu cầu Chínhphủ cần can trọng trong xây dựng một hệ thống chính sách duy nhất hài hòa quy địnhdành cho mọi loại doanh nghiệp dé có thé đảm bảo thực thi một cách hiệu quả Vi dụ,trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp chịu sự chi phối lớn từNhà nước về mặt pháp lý thì Nhà nước càng có thêm cơ sở đề thắt chặt chính sách đảmbảo việc tôn trọng quyền con người của doanh nghiệp đó'3 Tại Việt Nam, doanhnghiệp nhà nước phải báo cáo định kỳ một số thông tin nhất định, nhưng trong đó lạikhông bao gồm yêu cầu công bố thông tin về môi trường, xã hội và quản trị (ESG)**
Để phù hợp hơn với UNGPs, doanh nghiệp nhà nước cần phải đáp ứng được tiêuchuẩn về trách nhiệm xã hội, bao gồm trách nhiệm đối với quyền con người, cao hơn,tương xứng với nguồn lực Nhà nước đã phân bổ va đầu tư Doanh nghiệp nhà nướcnên có những chính sách và quy trình rõ ràng dé tự nhận thức được ảnh hưởng của
hoạt động kinh doanh lên xã hội, môi trường cũng như trách nhiệm minh bạch và công
khai những thông tin này Bên cạnh đó, nghĩa vụ của Nhà nước không chỉ đơn thuần làxây dựng lên một chương trình hành động quốc gia (gồm chính sách, pháp luật, quyđịnh ) mà còn cần đảm bảo thực thi luật liên quan thông qua công tác quản lý, giámsát, giải quyết hành vi xâm phạm nhằm định hình hành vi của doanh nghiệp liên quanđến quyén con người
Do rủi ro về các vi phạm quyên con người nghiêm trọng ở các khu vực bị ảnhhưởng bởi xung đột gia tăng, UNGPs đã đưa ra Nguyên tắc 7 để hỗ trợ doanh nghiệptôn trọng quyền con người trong các khu vực nay Cu thé, theo UNGPs, các quốc giacần đảm bảo rằng doanh nghiệp đang hoạt động trong bối cảnh đó không liên quan tớinhững hành vi xâm phạm quyền con người, bao gồm:
(a) Tham gia cùng với doanh nghiệp từ giai đoạn sớm nhất có thé nhằm giúpdoanh nghiệp nhận diện, ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro quyền con người trong
hoạt động và mối quan hệ kinh doanh của họ;
*® Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights, Guiding Principles on Business and Human Rights, 2011, p.7 Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/publications/guidingprinciplesbusinesshr_en.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
* Khoản 1 Điều 109 Luật Doanh nghiệp 2020.
26
Trang 28(b) Hỗ trợ đầy đủ cho doanh nghiệp nhằm đánh giá và giải quyết những nguy
cơ xâm phạm đang tăng cao, đặc biệt chú ý đến các hành vi bạo lực tình dục và bạo
lực giới;
(c) Từ chối hỗ trợ và cung ứng dịch vụ công cho doanh nghiệp liên quan đếncác hành vi xâm phạm quyền con người và không hợp tác giải quyết vấn đề;
(d) Bảo đảm hiệu quả của các chính sách, pháp luật, quy định và biện pháp
thực thi của Quốc gia trong việc giải quyết rủi ro về doanh nghiệp có liên quan đếnnhững hành vi xâm phạm quyền con người nghiêm trọng
Về đảm bảo thống nhất chính sách, UNGPs quy định ở các Nguyên tắc 8-10,bao gồm:
- Nguyên tắc 8: Các Quốc gia nên đảm bảo rằng các cơ quan, văn phòng của
chính phủ và các cơ quan trực thuộc nhà nước khác có tham gia vào việc hình thành
nên thực tiễn kinh doanh, đều nhận thức và tuân thủ nghĩa vụ Quốc gia về quyền conngười khi thực thi chức năng nhiệm vụ của mình, bao gồm việc cung cấp thông tin,đào tạo và hỗ trợ cho các cơ quan, tô chức này;
- Nguyên tắc 9: Các Quốc gia nên duy trì không gian chính sách quốc gia đầy
đủ dé đáp ứng nghĩa vụ quyền con người khi theo đuôi những mục tiêu chính sách liênquan đến hoạt động kinh doanh với những quốc gia hay doanh nghiệp khác, ví dụ nhưthông qua các hiệp định hoặc hợp đồng đầu tư;
- Nguyên tắc 10: Các Quốc gia, với tư cách thành viên của các tổ chức đaphương có liên quan đến hoạt động kinh doanh, nên: Cô gang đảm bảo rằng những tổchức này không gây hạn chế khả năng của Quốc gia thành viên trong việc thực hiệnnghĩa vụ bảo vệ quyền con người, cũng như không cản trở các doanh nghiệp tôn trọngquyền con người; Khuyến khích các tổ chức này, trong phạm vi quyền hạn và năng lựccủa mình, thúc đây việc tôn trọng quyên con người và doanh nghiệp và, khi được yêucầu, cần giúp đỡ các Quốc gia thực hiện nghĩa vụ bảo vệ khỏi những hành vi xâmphạm quyền con người do doanh nghiệp gây ra, thông qua các hỗ trợ kỹ thuật, pháttriển năng lực và nâng cao nhận thức; Dựa trên các Nguyên tắc hướng dan này dé nângcao hiểu biết chung và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc quản lý các thách thức vềhoạt động kinh doanh và quyền con người
Để có thể thúc day doanh nghiệp thực thi kinh doanh có trách nhiệm đối vớiquyền con người hiệu quả, Chính phủ cần đảm bảo tính thống nhất của các chính sáchliên quan cũng như phương án triển khai đồng bộ trên phạm vi quốc gia lẫn quốc tế.Đương nhiên, các quốc gia thường sẽ rat dé dat và can trọng trong các van đề liên quanđến nguồn luật áp dung hay quyên tài phán, nên việc xác định trách nhiệm pháp lý vềvan đề quyền con người của doanh nghiệp xuyên quốc gia thường gặp nhiều vướngmắc, chưa nói đến việc áp dụng chế tài hay những biện pháp khắc phục hành vi xâm
27
Trang 29phạm'Š UNGPs khuyến khích các quốc gia dich chuyên trong tâm từ việc nỗ lực xâydựng và áp dụng luật quốc nội một cách độc lập sang đây mạnh hợp tác và thúc đây sự
ra đời của các điều ước quốc tế Một số FTAs thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đãbao hàm điều khoản liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm, chăng hạnHiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có ghinhận nội dung cam kết về phát triển bền vững'“5 Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiệnnay, các doanh nghiệp khi hoạt động trên lãnh thé của nhiều quốc gia khác nhau thì rõràng một hành lang pháp lý thống nhất sẽ được tuân thủ và thực thi hiệu quả hơnnhiều
Những nguyên tắc thuộc trụ cột đầu tiên (Nguyên tắc 1 - 10) của UNGPs đã đưa
ra những nguyên tắc cơ bản, mang tính định hướng cho Nhà nước trong việc bảo vềquyền con người và thúc đây kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp Đơn giảnbởi mỗi quốc gia sẽ có hệ thống pháp luật, chính sách, cơ cau bộ máy Nhà nước, tìnhhình kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau, một chuẩn mực quá rập khuôn khôngthê áp dụng cho tất cả các quốc gia? Ngược lại, trụ cột thứ hai của UNGPs gồm cácnguyên tắc liên quan đến nghĩa vụ tôn trọng quyền con người của doanh nghiệp khithực hiện hoạt động kinh doanh lại được trình bày tương đối rõ ràng và cụ thé*®
2.2 Nghĩa vụ tôn trọng quyên con người của doanh nghiệp
UNGPs đưa ra 5 Nguyên tắc nền tảng về nghĩa vụ tôn trọng quyên con ngườicủa doanh nghiệp (Nguyên tắc 11 - 15), theo đó: i) doanh nghiệp cần tránh vi phạmquyền con người và giải quyết các ảnh hưởng tiêu cực về quyền con người (Nguyêntac 11); ii) Quyền con người được xác định là quyền con người theo chuẩn mực toàncầu (Nguyên tắc 12); iii) Tránh gây ra hoặc góp phan gây ra cũng như giải quyết cáctác động tiêu cực đến quyền con người thông qua các hoạt động của doanh nghiệp; côgang ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người có liênquan trực tiếp đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ trong các mối quan hệ kinhdoanh của doanh nghiệp, ngay cả khi các doanh nghiệp này không góp phan gây ra cáctác động đó (Nguyên tắc 13); iv) Trách nhiệm tôn trọng quyền con người của cácdoanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, ngành, bốicảnh hoạt động, quyên sở hữu và cơ câu của doanh nghiệp Tuy nhiên, câp độ và tính
4 Davis, J (2006), Justice without borders: Human rights cases in US courts, Law & Policy, 28(1), 60-82 Xem:
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1467-9930.2005.00217.x, truy cập ngày 20/8/2023.
4° Chương 13 về thương mại và phát triển bền vững của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu
48 Nguyên tắc thứ 12 của UNGPs nhấn mạnh trách nhiệm của doanh nghiệp “được hiểu theo nội dung thể hiện
trong Luật Nhân quyền Quốc té và các nguyên: tắc liên quan đến Lộ quyen cơ ban nêu trong Tuyên bố của Tổ
chức Lao động Quốc tế về Nguyên tắc và Quyên cơ bản tại Nơi làm việc”
28
Trang 30chất phức tạp của các phương tiện mà thông qua đó các doanh nghiệp thực hiện nghĩa
vụ này có thê khác nhau tùy theo các yếu tố nêu trên và mức độ của các ảnh hưởngtiêu cực đối với quyền con người (Nguyên tắc 14); 3 phương tiện dé thực hiện việc tôntrọng quyền con người: Cam kết chính sách; Quy trình rà soát về quyền con người;Các quy trình khắc phục ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người (Nguyên tắc 15)
Trên cơ sở 5 nguyên tắc nền tảng trên, 9 nguyên tắc vận hành được thiết kếthành 4 nhóm: i) Cam kết chính sách (Nguyên tắc 16); ii) Quy trình rà soát về quyềncon người (Nguyên tắc 17 - 21); iii) Quy trình khắc phục (Nguyên tắc 22 - 23); iv)Trách nhiệm tôn trọng quyền con người trong từng bối cảnh cụ thê (Nguyên tắc 24)
Về mặt cam kết chính sách, doanh nghiệp cần cam kết bằng một tuyên bố vềchính sách với các yêu cầu sau: i) được phê duyệt ở cấp cao nhất của doanh nghiệp; ii)
được thông báo bởi bộ phận chuyên môn trong doanh nghiệp và/hoặc bên ngoài doanh
nghiệp; iii) được công khai và thông báo tới tất cả nhân viên, đối tác và các bên có liên
quan khác trong nội bộ cũng như ngoài doanh nghiệp; 1v) được phản ánh trong các
chính sách hoạt động và thủ tục cần thiết nhằm áp dụng trong toàn bộ doanh nghiệp.Nguyên tắc 16 được coi là yêu cầu đầu tiên trong việc thực hiện trách nhiệm tôn trọngquyền con người của doanh nghiệp Nguyên tắc 16 khuyến khích doanh nghiệp đưa ranhững cam kết liên quan đến quyền con người, ban hành những cam kết đó như mộtchính sách độc lập hoặc như một phần trong điều lệ hoạt động Các doanh nghiệp nêntiến hành những hoạt động này một cách công khai, minh bạch dé đảm bảo các camkết này đến được với mọi bên liên quan
Về quy trình rà soát về quyền con người, UNGPs yêu cầu doanh nghiệp thựchiện: i) Đánh giá tác động thực tế và tiềm ẩn; ii) Tích hợp và hành động dựa trên kếtquả; iii) Theo đõi các phản hồi; iv) Thông tin về cách giải quyết Việc rà soát về quyềncon người cần được thực hiện càng sớm cảng tốt trong quá trình tiễn hành một hoạtđộng hay thiết lập một quan hệ mới (chang hạn ngay từ khi soạn thảo hợp đồng) vàcần thực hiện thường xuyên Doanh nghiệp cần xác định lĩnh vực chung có nguy cơcao về vi phạm quyền con người (ví dụ: khu vực sản xuất) dé ưu tiên rà soát về quyềncon người trong lĩnh vực này Khi đánh giá rủi ro về quyền con người, doanh nghiệpcần tham van các bên liên quan và chuyên gia Dé ngăn ngừa và giảm thiểu tác độngbất lợi đến quyền con người, doanh nghiệp nên lồng ghép kết quả đánh giá tác độngvào tất cả các bộ phận chức năng (kinh doanh, nhân sự, pháp chế ) Doanh nghiệpcần theo đõi một cách có hiệu quả biện pháp ứng phó đối với vi phạm quyền conngười: Dựa trên phản hôi của cả bên trong và ngoài doanh nghiệp (ví dụ: hòm thư góp
ý vô danh); Việc theo dõi có thể dựa trên các công cụ như rà soát hợp đồng, bản điềutra Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về vấn đề giải quyết tác động đến quyềncon người Hoạt động cung cấp thông tin nên theo hình thức và một mức độ thường
20
Trang 31xuyên nhằm phản ánh được các ảnh hưởng tới quyền con người của doanh nghiệpcũng như đảm bảo những đối tượng mục tiêu có thé tiếp cận được Chang han có thể tôchức đối thoại, giải trình cho các cá nhân bị ảnh hưởng, họp trực tiếp/online/tham vancác bên có quyền lợi liên quan/báo cáo giải quyết van đề ảnh hưởng Với nhữngnguyên tắc này, UNGPs khuyến khích doanh nghiệp đây mạnh việc tôn trọng quyềncon người liên quan đến hoạt động kinh doanh trên cả phạm vi tuân thủ pháp luật đơnthuần, bằng những hành động ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực của hành
vi xâm phạm quyền con người” Nguyên tắc 19 dé cập đến tinh chất phức tạp khidoanh nghiệp xem xét đưa ra các biện pháp thích hợp để giải quyết các tác động tiêucực, chủ yếu vẫn phải phù hợp với từng hoàn cảnh thực tế Có hai điều kiện chính cầntính đến đó là: mỗi quan hệ của doanh nghiệp với tác động tiêu cực (gây ra, góp phầngây ra hay liên quan trực tiếp) và khả năng khắc phục của doanh nghiệp đó (liệu có thểthực hiện mà không gây nên tác động tiêu cực không mong muốn khác)
Về quy trình khắc phục và trách nhiệm tôn trọng quyền con người trong từngbối cảnh cu thé, UNGPs quy định: i) Doanh nghiệp cần cung cấp/hợp tác dé khắc phục
vi phạm thông qua quy trình hợp pháp: Hội đàm/cung cấp cơ chế khiếu kiện chonhững người bị ảnh hưởng: ii) Việc khắc phục phải tuân thủ quy định pháp luật và tôntrọng những quyền con người được quốc tế công nhận, cho dù doanh nghiệp hoạt động
ở bất kỳ đâu; iii) Nếu phải ưu tiên, thì ngăn ngừa/giảm thiểu những tác động nghiêmtrọng nhất (vi du vi phạm nghiêm trọng đối với trẻ em, phụ nữ )
Xét về phạm vi trách nhiệm, trụ cột thứ hai của UNGPs đã đưa ra một loạt cácnguyên tắc nhăm đảm bảo doanh nghiệp xem xét những tác động tiêu cực (nếu có) đếnquyền con người xuyên suốt toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình Nhìn ở góc độthực tế thì nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu cũng đã công bố hoặc cập nhật chính sáchthực hành kinh doanh có trách nhiệm đối với quyền con người của mình tương thíchvới các tiêu chuân được đặt ra trong UNGPs Trong số các nguyên tắc của UNGPs,
trách nhiệm của doanh nghiệp khi kinh doanh phải tuân thủ các quy định pháp luật
hiện hành về môi trường và tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội thông qua việc bảo vệ môitrường là một phan quan trong”
2.3 Nạn nhân được đảm bảo khắc phục việc bị lạm dụng quyên con ngườiPhan cuối cùng của UNGPs (Nguyên tắc 25 - 31) thiết lập những cơ sở và tiêuchuẩn dé bảo đảm quyên tiếp cận với các biện pháp khắc phục trong trường hợp xảy ra
# UN Human Rights Council, Business and human rights : towards operationalizing the "protect, respect and
remedy" framework : report of the Special Representative of the Secretary-General on the Issue of Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises, 22 April 2009, A/HRC/11/13, available at: https://www.refworld.org/docid/49faf98a2.html, truy cap ngay 04/9/2023.
°° Nguyễn Thị Thanh Hải (trưởng nhóm), Đánh giá sơ bộ Khung pháp lý của Việt Nam về thực hành kinh doanh
có trách nhiệm, 2020, tr.66 Xem: Assess_Resp-Bus-Practice-VN_2020_ Tieng-Viet.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
https://www.undp.org/sites/ø/files/zskgke326/files/migration/vn/Prelim-30
Trang 32hành vi xâm phạm quyền con người Ngoài ra, bảy nguyên tắc của trụ cột thứ ba cũng
mở ra một góc nhìn đa chiều hon bang cách nhắn mạnh vai trò của nhiều tổ chức xãhội khác nhau trong quá trình triển khai chính sách thực hành kinh doanh có tráchnhiệm đối với quyền con người”! Kết nối với các nguyên tắc ở trụ cột thứ nhất,Nguyên tắc nền tang của trụ cột thứ ba (Nguyên tắc 25) của UNGPs đã nhận định “motphan nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo vệ chong lại hành vi xâm phạm quyêncon người liên quan tới doanh nghiệp” chính là “phải có những biện pháp phù hợp vềtue pháp, hành chính, lập pháp hoặc các biện pháp thích hợp khác, để đảm bảo khinhững hành vi ngược đãi/xâm phạm xảy ra trong phạm vi lãnh thé và/hoặc phạm vithẩm quyên của họ, những người bị ảnh hưởng có khả năng tiếp cận những biện pháp
xử lý hiệu quả” Tiếp theo nguyên tắc nền tang này là 6 nguyên tắc vận hành tươngứng, nghĩa vụ đảm bảo tiếp cận các biện pháp khắc phục khi có hành vi xâm phạm xảy
ra được tiến hành thông qua: (i) Cơ chế tư pháp (Nguyên tắc 26); (ii) Cơ chế khiếukiện Nhà nước mang tính phi tư pháp (Nguyên tắc 27); và (iii) Cơ chế khiếu kiện phiNha nước (các Nguyên tắc 28 - 30) Nguyên tắc 31 kết thúc UNGPs bang cách bổsung “Những tiêu chí đảm bảo hiệu quả của cơ chế khiếu kiện phi tu pháp” đã được đềcập ở các Nguyên tắc 27 - 30 Trụ cột thứ ba của UNGPs có xu hướng tập trung vàokhía cạnh thủ tục của các biện pháp khắc phục - toàn bộ quy trình của cơ chế khiếukiện và cách mà các biện pháp xử lý được tiến hành Cụ thể, cơ chế khiếu kiện bao
hàm những thủ tục mang tính tư pháp hay phi tư pháp, nhà nước hay phi nhà nước;
trong đó khiếu kiện nhà nước, bat ké là tư pháp hay phi tư pháp, được UNGPs xem là
cơ sở chủ yếu dé thực thi các biện pháp xử lý rộng hơn”?
Cơ chế tư pháp trong nước được thiết lập nhằm đảm bảo cho việc tiếp cận cácbiện pháp xử lý (Nguyên tắc 263), dù vậy, việc xử lý toàn bộ hành vi xâm phạm củamột quốc gia không thé chỉ phụ thuộc duy nhất vào đó bat ké hệ thống tư pháp có hoànthiện đến đâu Nguyên tắc 275 nhắn mạnh tầm quan trọng của cơ chế khiếu kiện Nhànước mang tính phi tư pháp với vai trò bố sung hiệu quả cho cơ chế tư pháp truyền
>! Backer, L (2015), Moving forward the UN guiding principles for business and human rights: between
enterprise social norm, state domestic legal orders, and the treaty law that might bind them all, Fordham International Law Journal, 38(2), 471 Xem: https://ir.lawnet.fordham.edu/ilj/vol38/iss2/3/, truy cập ngày 20/8/2023.
3 Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights, Guiding Principles on Business and
Human Rights, 2011, Binh luận Nguyên tắc 25: Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/publications/guidingprinciplesbusinesshr_en.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
53 “Cúc Quốc gia phải tiễn hành các biện pháp thích hợp đề đảm bảo tính hiệu quả của cơ chế tur pháp trong
nước khi giải quyet hành vi xâm phạm quyên con người của doanh nghiệp, bao gom cả việc xem xét dé giảm thiểu các rào cản pháp lý, rào cản thực tiễn và các rào cản khác có liên quan có thể gây trở ngại cho việc áp đụng các biện pháp xử lý ”
54 “Bén cạnh cơ chế tu pháp, các Quốc gia can xây dựng các cơ chế khiếu kiện mang tính phi tư pháp phù hợp
và hiệu quả, coi các cơ chế này như một phân của toàn bộ hệ thông khắc phục của nhà nước đối với những hành
vi xâm phạm quyên con người liên quan tới doanh nghiệp ”
31
Trang 33thống “những khoảng trồng trong các quy định về biện pháp xử lý hành vi xâm phạmquyên con người liên quan tới doanh nghiệp có thé được khỏa lấp””° Vai trò đó sẽcàng được phát huy hon nữa tại những quốc gia sở hữu hệ thống tư pháp chưa 6n định,trong khi quá trình hoàn thiện sửa đổi khung pháp luật thường kéo dai thì các công cụphi tư pháp có thé được xây dựng trong thời gian ngắn va áp dụng ngay vào thựctiễn" Tùy thuộc vào một số yếu tố liên quan, nhiều quy trình phi tư pháp có thé giảiquyết hiệu quả khiếu kiện hành vi xâm phạm mà không cần đưa ra tòa án miễn làchúng đáp ứng các tiêu chí trong Nguyên tắc 31°”.
Bên cạnh cơ chế khiếu kiện nhà nước (cả tư pháp và phi tư pháp) thì cơ chếkhiếu kiện phi nhà nước, dù không thể thay thế hoàn toàn cho những biện pháp tưpháp, lại là sự bố sung cần thiết nhằm đảm bảo các cơ chế khiếu kiện được tiếp cậnrộng rãi (Nguyên tắc 28 - 30)°8 Khác với cơ chế khiếu kiện nhà nước, những quy trìnhnày lại được tiễn hành chủ yếu bởi các doanh nghiệp như là một phan của nghĩa vụ tôntrọng quyền con người đã ghi nhận ở trụ cột thứ hai"° Một mặt, cơ chế khiếu kiện phi
nhà nước có thê giúp các vân đê bị khiêu kiện được xử lý nhanh chóng và ít tôn kém
3 Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights, Guiding Principles on Business and
Human Rights, 2011, Binh luận Nguyên tắc 27 Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/publications/guidingprinciplesbusinesshr_en.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
3° Ruggie, J G (2013), Just business: Multinational corporations and human rights (Norton global ethics
series), WW Norton & Company, 80.
57 “Để dam bảo tinh hiệu quả, các cơ chế khiếu kiện phi tư pháp trên cơ sở nhà nước hay phi nhà nước đều can
đáp ứng các diéu kiện sau: (a) Tính hợp pháp: phải gây dựng lòng tin từ các bên có quyên lợi liên quan khi chỉnh họ là chủ thể sử dung cơ chế này, và có trách nhiệm giải trình về đảm bảo công bằng trong qua trình
khiéu kién; (b) Kha nang tiếp cận: phải được tat cả các bên liên quan biết đến khi ho là chi thể sử dụng cơ chế
này, và phải hỗ trợ đây đủ cho những đối tượng có thé gặp những rào cản nhất định khi muốn tiếp cận các cơ chế này; (c) Tính dự đoán được: đưa ra một thủ tục rõ ràng với khung thời gian cụ thể cho từng giai đoạn, kèm theo miêu tả cụ thể về loại quy trình và các kết quả có thể xảy ra, cũng như các phương tiện giám sát việc thực
thi; (d) Tinh công bằng: phải đảm bảo rằng | bên bị thiệt hại có thẻ tiếp cận với các nguồn thong tin, hoại động tu
van và kiến thức chuyên môn can thiết dé tiễn hành quy trình khiếu kiện một cách công bằng, được thông tin day
du và được tôn trọng; (e) Tinh minh bạch: thông báo cho bên khiếu kiện về tiễn độ của quá trình xử lý và cung
cấp đây đủ thông tin về hoạt động của cơ chế dé xây dựng niềm tin về tính hiệu quả của cơ chế, cũng như bảo vệ bat kỳ lợi ích công cộngn ào có nguy cơ bị xâm phạm; (g) Sự tương thích với các quyên: dam bảo rằng kết quả
và các biện pháp xứ ly là phù hợp những quyển con người mà quốc té công nhận; (h) Liên tục học hỏi và phát triển: tự rút ra bài học bằng việc sử dụng những cách thức phù hợp dé xác định, nhằm cải thiện các cơ chế và ngăn chặn hành vi xâm phạm trong tương lai; Cơ chế ở cấp độ vận hành cũng nên: (h) Dựa trên sự tham gia và
đối thoại: tham khảo ý kiến các nhóm có lợi ích liên quan về những biện pháp dug cthiết kế và áp dụng, và tập frung vào đối thoại như một biện pháp xử lý và giải quyết các khiếu kiện ”
38 Nguyên tắc 28: “Các Quốc gia nên xem xét những cách thức tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các cơ chế khiếu kiện phi quốc gia hiệu quả khi đối phó với vi phạm quyền con người có liên quan đến doanh nghiệp ” Nguyên
tắc 29: “Để có thể xem xét nhanh chóng và xử lý trực tiếp các khiếu nại, các doanh nghiệp cân thiết lập hoặc tham gia vào những cơ chế thực hành xử ly vi phạm hiệu quả dành cho những ca nhân hay những cộng dong có
thé bị ảnh hưởng bat lợi” Nguyên tắc 30: “Các ngành công nghiệp, các bên có quyên lợi liên quan và các
chương trình sáng kiến hợp tác khác, dựa trên việc tuân thủ những chuẩn mực quyên con người, phải đảm bảo san có các cơ chế khiếu kiện hiệu quả ”
” Drimmer, J C., & Laplante, L J (2015), The third pillar: Remedies, reparations and the Ruggie principles.
The business and human _ rights landscape: Moving forward, looking back, 329 Xem: https://deliverypdf.ssrn.com/delivery.php?ID=760122118067097086098086 12508806601 106003200900902308
5005124116125009112025114022092041 10302710110906304107612102502112102800605006902907303702
60741 15083017127024003018086004083026120118101093027065 127087067069076001 10607010910312600 1014122090098066071&EXT=pdf&INDEX=TRUE, truy cập ngày 20/8/2023.
a2
Trang 34hơn Mặt khác, cơ chế này cũng giúp các doanh nghiệp có thê kịp thời xác định các tácđộng tiêu cực đến quyền con người để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình.
3 Một số lưu ý đối với Việt Nam trong việc thúc đây thực hành kinh doanh cótrách nhiệm đối với quyền con người
Nhìn chung, các nguyên tắc trong UNGPs đã thiết lập nên một nền tảng pháp lý
cơ bản làm cơ sở đề các quốc gia có thể xác định rõ ràng vai trò, mục tiêu và nhiệm vụ
cụ thé, từ đó hình thành nên một chương trình hành động (‘National Action Plan’
-NAP) hài hòa nhằm đảm bảo các chuẩn mực quốc tế về trách nhiệm đối với quyền conngười của doanh nghiépTM Chương trình hành động quốc gia về thực hành kinh doanh
có trách nhiệm (NAP) được coi là một công cụ chính sách quan trọng mà Chính phủ
sử dụng dé thúc đây thực hành kinh doanh có trách nhiệm đối với quyền con ngườiphù hợp với bối cảnh thực tiễn của mỗi nước Từ khi UNGPs được thông qua, nhiềuquốc gia đã tiếp cận, ban hành và thực hiện NAP ở những cấp độ khác nhau Theo sốliệu thống kê, đến nay có 59 quốc gia đã ban hành, đang xây dựng NAP hoặc đưa racác sáng kiến phi nhà nước khác về thực hành kinh doanh có trách nhiệm, trong đó có
32 quốc gia đã ban hành NAP.! Kinh nghiệm xây dung, thực hiện NAP ở các quốcgia như Đan Mach,” Thụy Sĩ và Hoa Ky cho thay mỗi quốc gia có cách tiếp cận vàhoạch định xây dựng chính sách rất khác nhau Dù cùng được thiết kế dựa trên nền
tảng UNGPs, NAP được các chính phủ xây dựng, ban hành và thực hiện theo hướng
riêng nhăm phù hợp tình hình chính sách, kinh tế, xã hội, văn hóa quốc gia và mục tiêuthúc day kinh doanh có trách nhiệm
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc(Chương trình nghị sự 2030) cũng kêu gọi các quốc gia chung tay vì một môi trường
kính doanh quôc tê năng động nhưng van phải đảm bảo được các tiêu chuân quôc tê,
6° U.N Working Group on Business and Human Rights, Guidance on National Action Plans on Business and Human Rights (2014),
https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Issues/Business/UNWG NAPGuidance.pdf, truy cập ngày 04/9/2023.
6! https://globalnaps.org/country/, truy cập ngày 31/8/2023.
62 Danish Government, Responsible Growth - Action Plan for Corporate Social Responsibility 2012-2015,
CSR-2012.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
http://www.truevaluemetrics.org/DBpdfs/Countries/Denmark/Denmark-Responsible-Growth-Action-Plan-for-6 Bueno, N (2019), The Swiss popular initiative on responsible business: from responsibility to
liability, Enneking et al.(eds), Business Operations and the Law: Providing Justice for Corporate Human Rights
Violations in Global Value Chains (Routledge 2019) Xem:
https://deliverypdf.ssrn.com/delivery.php?ID=94209406807300210109210311509212108603400805906808904
3102125099104085002073089 1 1707610305203806010502910900106507912111809703 105207802702804809
01210190080901130140290950430641021001250720890010730820200950980261 1901003 11220740081 1303 1086008088088097067&EXT=pdf&INDEX=TRUE, truy cập ngày 20/8/2023.
64 International Corporate Accountability Roundtable, “Shadow” National Baseline United States, Pillar I
(03/2015) (xem: https://globalnaps.org/wp-content/uploads/2023/01/ICAR-Shadow-U.S.-NBA-Pillar-I-pdf, truy cap ngay 31/8/2023) International Corporate Accountability Roundtable, “Shadow” National Baseline United States, Pillar III (06/2015) (xem: https://globalnaps.org/wp-content/uploads/2023/01/ICAR-Shadow-U.S.-NBA- Pillar-3.pdf, truy cập ngày 31/8/2023).
Bf
Trang 35trong đó có UNGPs.® Ở Việt Nam, với các ưu điểm của UNGPs và trên cơ sở cam kếtthực hiện Chương trình nghị sự 2030, những năm gần đây Chính phủ đã chủ động vàtích cực nghiên cứu nội dung UNGPs, tham van rộng rãi các bên liên quan để xâydựng Chương trình quốc gia về thực hành kinh doanh có trách nhiệm Ngày 14/7/2023,theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số843/QD-TTG ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách vàpháp luật nhằm thúc đây thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn
2023 — 2027 (Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam) Quyết định này đã nêu
rõ Chương trình hành động quốc gia Việt Nam được xây dựng nhằm góp phần thựchiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp quốc Tuy Chương trìnhhành động quốc gia Việt Nam không nhắc đến UNGPs, nhưng thực tế quá trình xâydựng Chương trình hành động này Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã tô chức nhiềuhoạt động nghiên cứu, tham van các chủ thé có liên quan về UNGPs Đặc biệt, để thực
hiện SDGs thì việc tham chiếu và thực hiện tốt các khuyến nghị của UNGPs là hết sức
cần thiết và mang tính nền tảng Giáo sư Ruggie, trong bài phát biéu ở phiên toàn thécủa Diễn đàn Liên hợp quốc về kinh doanh và quyền con người năm 2016 đã khangđịnh mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa UNGPs và SDGs như sau: “UNGPs thiết lậptiêu chuẩn chung toàn cẩu về cdi mà doanh nghiệp phải làm dé thể hiện sự tôn trọngquyên con người xuyên suốt hoạt động và trong các mỗi quan hệ kinh doanh của mình.Trong khi đó, SDGs là một tuyên bố về tâm nhìn và kế hoạch hành động nhằm datđược sự bên vững về xã hội và môi trường trên hành tỉnh của chúng ta Theo một cáchhợp lý và trên thực tế thì cả UNGPs và SDGs phải được liên kết chặt chẽ với nhau,trong đó UNGPs thiết lập nên tang cho các cấu phan xã hội của SDGs mà doanh
nghiệp được kỳ vọng sẽ đóng góp vào”.56
Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam xác định rõ các nhiệm vụ, giảipháp dé thúc đây thực hành kinh doanh có trách nhiệm, bao gồm trách nhiệm đối vớiquyén con người, ở Việt Nam đó là: i) Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực chocác cơ quan, tô chức có liên quan và doanh nghiệp, người dân về chính sách, pháp luật
về thực hành kinh doanh có trách nhiệm; ii) Hoan thiện chính sách và pháp luật; iii)Nâng cao hiệu quả tô chức thi hành chính sách, pháp luật; iv) Chia sẻ thông tin, kết
quả của các hoạt động trong các chương trình, dé án, diễn đàn, hội nghị quốc tế liên
65 Peter Messerli and Endah Murniningtyas (Co-chair), Global Sustainable Development report 2019: the Future
is now = Science for Achieving Sustainable Development, 2019 Xem:
https://sdghelpdesk.unescap.org/sites/default/files/2019-09/24797GSDR_report_2019.pdf, truy cập ngày 12/9/2023.
56 John G.Ruggie, Keynote Address at United Nations Forum on Business & Human Rights, Palais Des Nations, Geneva, Switzerland, 14 November 2016 Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Issues/Business/ForumSession5/Statements/JohnRuggie.pd
f, truy cap ngay 12/9/2023.
34
Trang 36quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm; v) So két, tong kết, đánh gia VIỆC triển
khai Chương trình Việt Nam cũng xác định 5 lĩnh vực trọng tâm về hoàn thiện chínhsách và pháp luật là: đầu tư, lao động, quyền của nhóm dé bị tổn thương, bảo vệ môitrường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Với sự hữu hạn về nguồn lực và điều kiệnthực tế của mỗi quốc gia, tương tự như NAP các nước thì đây chính là những lĩnh vựcđược ưu tiên thúc đây thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam
Để thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam trên cơ sởtham chiếu UNGPs một cách hiệu quả, thiết nghĩ các cơ quan nhà nước có liên quannên lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, việc trién khai thực hiện nội dung Chương trình hành động quốc giacủa Việt Nam nên đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc của UNGPs Tuy nhiên, nhữngtiêu chuẩn về hành vi kinh doanh có trách nhiệm này nên được lồng ghép khéo léo déđảm bảo hài hòa quyền lợi giữa doanh nghiệp và những người bị ảnh hưởng (hoặc có
nguy cơ bị ảnh hưởng) từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh
doanh ở Việt Nam không giống với các quốc gia khác, trong khi các vấn đề liên quanđến hành vi kinh doanh có trách nhiệm cũng khác nhau ở từng lĩnh vực, từng ngành vàtừng doanh nghiệp Do đó, cơ quan có thâm quyền muốn ban hành chính sách và phápluật hiệu quả để buộc doanh nghiệp phải hành xử có trách nhiệm, thì cùng với việctuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế còn cần xem xét đến tình hình thực tế và các yếu tố đặcthù của quốc gia
Thứ hai, việc thực hiện NAP có thé chú trọng vào một số lĩnh vực nhất định,
thường là những lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt, những lĩnh vực nhạy cảm hoặc những
lĩnh vực có mức độ rủi ro cao liên quan đến hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm(chăng hạn vấn đề môi trường hay lao động trẻ em) Thay vì tham vọng hướng tới một
hệ thống chính sách pháp luật toàn diện, sâu rộng mà thật hiệu quả về kinh doanh cótrách nhiệm, các quốc gia thường có xu hướng ưu tiên lĩnh vực hoặc doanh nghiệp mũinhọn để quản lý chặt chẽ và đưa ra nhiều biện pháp ngăn ngừa hành vi xâm phạm
Thi ba, khi ban hành các Ké hoạch chi tiết để thực hiện NAP cũng như khi thực
hiện NAP, các Bộ Ngành, cơ quan chủ trì nên khuyến khích và kêu gọi sự tham gia
rộng rãi của các bên liên quan từ cơ quan nhà nước, đại diện Bộ ban ngành, doanh
nghiệp, nhà nghiên cứu, hay các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân khác có liên quan Mộttrong những hình thức tham vấn lấy ý kiến có hiệu quả cao là tổ chức đối thoại trựctiếp Bên cạnh các buéi tham vấn trực tiếp, cơ quan chủ trì có thé tổ chức các sự kiệnmang tính cộng đồng trong khuôn khổ nhất định, ưu tiên hướng tới một số đối tượngchủ thé yếu thé cụ thé như: phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và người
cao tuôi Ở nước ta, nhận thức vê trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn khá han
Be
Trang 37chế Do đó, việc tổ chức các hoạt động như vậy vừa là một kênh thu thập ý kiến vừa cóthé nâng cao nhận thức cộng đồng./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Andreas Graf and Andrea Iff, Enhanced Human Rights Due Diligence in Conflict Affected and High-Risk Areas, Swiss Peace foundation, Berr, 2016, 15 Xem: https://www.connectingbusiness.org/system/files/2018-11/Enhanced-Human-Rights- Due-Diligence-in-Conflict-Affected-and-High-Risk-Areas.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
Backer, L (2015), Moving forward the UN guiding principles for business and human rights: between enterprise social norm, state domestic legal orders, and the treaty law that might bind them all, Fordham International Law Journal, 38(2), 457-
542 Xem: https://1r.lawnet.fordham.edu/1lJ/vol38/1ss2/3/, truy cap ngày 20/8/2023 Bueno, N (2019), The Swiss popular initiative on responsible business: from responsibility to liability, Enneking et al.(eds), Business Operations and the Law: Providing Justice for Corporate Human Rights Violations in Global Value Chains (Routledge 2019) Xem: https://deliverypdf.ssrn.com/delivery.php?ID=9420940680730021010921031150921
21086034008059068089043 102125099 104085002073089 1 17076103052038060105
02910900106507912111809703 10520780270280480901210190080901 1301402909
5043064102 1001250720890010730820200950980261 19010031 1220740081 130310 86008088088097067&EXT=pdf&INDEX=TRUE, truy cập ngày 20/8/2023.
Danish Government, Responsible Growth - Action Plan for Corporate Social
Responsibility 2012-2015, March 2012 Xem:
Growth-Action-Plan-for-CSR-2012.pdf, truy cap ngay 31/8/2023.
http://www.truevaluemetrics.org/DBpdfs/Countries/Denmark/Denmark-Responsible- Davis, Jhttp://www.truevaluemetrics.org/DBpdfs/Countries/Denmark/Denmark-Responsible- (2006), Justice without borders: Human rights cases in US courts, Law & Policy, 28(1), 60-82 Xem: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1467- 9930.2005.00217.x, truy cập ngày 20/8/2023.
Drimmer, J C., & Laplante, L J (2015), The third pillar: Remedies, reparations and the Ruggie principles The business and human rights landscape: Moving forward,
looking back, 329 Xem: Xem:
https://deliverypdf.ssrn.com/delivery.php?ID=7601221180670970860980861250880
6601 1060032009009023085005 1241161250091 12025 114022092041 103027101109
0630410761210250211210280060500690290730370260741 1508301712702400301
36
Trang 3880860040830261201181010930270651270870670690760011060701091031260010 14122090098066071&EXT=pdf&INDEX=TRUE, truy cập ngày 20/8/2023.
7 Hiệp định Thuong mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)
8 International Corporate Accountability Roundtable, “Shadow” National Baseline
United States, Pillar I (03/2015)
https://globalnaps.org/wp-content/uploads/2023/01/ICAR-Shadow-U.S.-NBA-Pillar-I pdf.
9 International Corporate Accountability Roundtable, “Shadow” National Baseline United States, Pillar IH (06/2015) https://globalnaps.org/wp- content/uploads/2023/01/ICAR-Shadow-U.S.-NBA-Pillar-3 pdf.
10 John Ruggie, ‘Global Governance and “New Governance Theory”: Lessons from Business and Human Rights’ (2014) 20 Global Governance 5 Xem: file:///C:/Users/Tran%20Thu%20Hien/Downloads/20GlobalGovernanceS.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
11 John G.Ruggie, Keynote Address at United Nations Forum on Business & Human Rights, Palais Des Nations, Geneva, Switzerland, 14 November 2016 Xem: https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Issues/Business/ForumSession5/ Statements/JohnRuggie.pdf, truy cap ngay 12/9/2023.
15 https://www.ituc-csi.org/IMG/pdf/12-04-23 ruggie background fd.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
16 Lagoutte, S (2014), The State Duty to Protect Against Business-Related Human Rights Abuses, Unpacking Pillar 1 and 3 of the UN Guiding Principles on Human
Rights and Business Unpacking Pillar, 1 Xem:
file:///C:/Users/Tran%20Thu%20Hien/Downloads/SSRN-id2496355.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
17 Luật Doanh nghiệp 2020.
18 Peter Messerli and Endah Murniningtyas (Co-chair), Global Sustainable Development report 2019: the Future is now — Science for Achieving Sustainable Development, 2019 Xem: https://sdghelpdesk.unescap.org/sites/default/files/2019- 09/24797GSDR_report_2019.pdf, truy cập ngày 12/9/2023.
19 Neglia, M (2016), The UNGPs - five years on: From consensus to divergence in public regulation on business and human rights, Netherlands Quarterly of Human
37
Trang 39Rights, 34(4), 289-317 Xem: file:///C:/Users/Tran%20Thu%20Hien/Downloads/34NethQHumRts289.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
20 Olivier De Schutter, ‘The Challenge of Imposing Human Rights Norms on Corporate Actors’ in Olivier De Schutter, Transnational Corporations and Human Rights (2006).
21 Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights, “Zhe Corporate Responsibility to respect Human Rights — an Interpretative Guide’,
November 2011, tr.1 Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Issues/Business/RtRInterpretati veGuide.pdf, truy cap ngay 31/8/2023.
22 Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights, Guiding
Principles on Business and Human Rights, 2011 Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/publications/guidingprinciplesbu sinesshr_en.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
23 Nguyễn Thị Thanh Hải (trưởng nhóm), Đánh giá sơ bộ Khung pháp lý của Việt Nam
về thục hành kinh doanh có trách nhiệm 2020, tr66 Xem:
https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/migration/vn/Prelim-Assess_Resp-Bus-Practice-VN_2020_Tieng-Viet.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.
24 Parker, K (1988), Jus cogens: compelling the law of human rights, Hastings Int'l &
Comp L Rev., 12, 411 Xem:
https://repository.uclawsf.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1234&context=hastings 1 nternational comparative law_review, truy cập ngày 20/8/2023.
25 Ruggie, J G (2013), Just business: Multinational corporations and human rights (Norton global ethics series), WW Norton & Company, 80.
26 The Danish Government, Danish National Action Plan - implementation of the UN Guiding Principles on Business and Human Rights, 2014, trll Xem: https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Issues/Business/NationalPlans/ Denmark_NationalPlanBHR.pdf, truy cap ngay 31/8/2023.
27 Thông tư 115/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính về hướng dan công
bố thông tin trên thị trường chứng khoán
28 U.N Working Group on Business and Human Rights, Guidance on National Action
Plans on Business and Human Rights (2014) Xem:
https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Issues/Business/UNWG NAP Guidance.pdf, truy cap ngay 04/9/2023.
38
Trang 40BỘ NGUYEN TAC CUA OECD DÀNH CHO CÁC CÔNG TY ĐA QUOC GIA
VE KINH DOANH CO TRACH NHIEM VA NHUNG LUU Y
DOI VOI VIET NAM
PGS.TS Nguyén Ngoc Ha*Tóm tat: Các công ty da quốc gia, vì phạm vi hoạt động rộng rãi của minh, cóthé có những tác động bất lợi đến xã hội, môi trường, quyén con người trong quátrình thực hiện hoạt động đâu tu tại các quốc gia tiếp nhận đấu tu Vi vậy, BộNguyên tắc chỉ đạo của OECD dành cho các công ty da quốc gia về kinh doanh cótrách nhiệm, được ban hành từ năm 1976 và được rà soát thường xuyên, đã được sửdụng như một công cụ hiệu quả dé điều chỉnh trách nhiệm xã hội của những công tynày Trên cơ sở phân tích nội dung, thực trạng áp dụng và đánh giá về Bộ Nguyêntac, bài viết cũng sẽ dua ra những phân tích về khả năng áp dụng của Bộ Nguyên tắc
tại Việt Nam.
Từ khóa: Công ty da quốc gia, trách nhiệm xã hội, Bộ Nguyên tắc, OECD,
Việt Nam.
Các công ty đa quốc gia ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong sựphát triển của nền kinh tế và thương mại quốc tế Những đóng góp của các công ty đaquốc gia cho sự giàu có và tăng trưởng kinh tế đối với thế giới nói chung và với cácquốc gia nói riêng là không thé phủ nhận Như Phong Thương mại Quốc tế từng nhắnmạnh: “Vai rò của các doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường là tạo ra của cảicho cô đông, cho nhân viên, cho khách hàng và cho toàn bộ xã hội”5”, do đó, cáccông ty đa quốc gia, ngoài việc tối đa hoá lợi nhuận và giá trị tài chính cho chínhmình, cần phải quan tâm đến việc tạo ra “của cải”, bao gồm không chỉ vật chất mà cảcác giá trị phi tài chính - những yếu tô không thê thiếu góp phần tạo nên sự phát triểnbên vững, cho xã hội loài người Nói cách khác, các công ty đa quốc gia, với tam ảnhhưởng rộng lớn và nguồn lực déi dao, là những chủ thé được kêu gọi quan tâm đến
và thực thi những chính sách liên quan đến trách nhiệm xã hội (corporate socialresponsibility, CSR), nhất là trong hoạt động dau tư trực tiếp nước ngoài tại các quốcgia dang và kém phát triển
Bên cạnh những bộ quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội và môi trường dochính các công ty này tự xây dựng cho mình, các tổ chức quốc tế, với mục đích biếnCSR của các công ty đa quốc gia thành hiện thực, đồng thời giúp cho việc thực thi
* Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương.
67 “The role of business in an open market economy system is to create wealth for shareholders, employees an
society at large” Xem ICC, Business in society — Marking a positive and responsible contribution A volontary commitment by business to manage its activities responsibility”.
59