Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch: Những vấn đề pháp lý phát sinh trong bối cảnh hậu Covid-19

94 0 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch: Những vấn đề pháp lý phát sinh trong bối cảnh hậu Covid-19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CAO TONG KET DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC NAM 2022” CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI

<PHAP LUAT KINH DOANH DICH VU DU

LICH: NHUNG VAN DE PHAP LY PHAT SINH

TRONG BOI CANH HẬU COVID 19>

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NAM 2022

Trang 2

Hiép dinh khung Asean vé dich vu

Artificial intelligence (tri tué nhan tao)

Augumented Reality (thuc té/thuc tại tang cuong)

Hiép dinh Đối tác toàn diện va tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Liên minh châu Âu

Free trade agreement (hiệp định thương mai tự do)

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO Mixcd reality (thực té/thu tại trộn)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam — Nhật Bản Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Hàn Quốc

Việt Nam dân chủ cộng hoà

Virtual Reality (thực té/thuc tại ảo) Tổ chức Y tế Thế giới

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài - + xxx 2E 151111E111111111111111111111111 11111 xe 1 2 Tổng quan tai GU eeececececcesesessesscsesecscsesscsesecsscsesecssscsscensecsvsatsscsesessvsessesaesneees 5 3 Mục dich, mục tiêu của đề taie.c.cccccccccscsccsececessescseseceesesesesecscscscsesucsesestensusassesveeeeeees 7 4 Khách thé và đối tượng nghiên cứu - 2 2 2S £+E£E£EEEE+EEEESEEEEErkerkrkerkrree 7 5 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên CỨU 55555 +<***++*se++ssss2 8 6 Những đóng góp của dé tài nghiên cứu - 2 2 2+E+E++EeEEeEEeEEeExzrrrerrerxee 9 7 Cấu trúc để tai esc eecseeessseesssesssneessneecsnseessseessneessnessnscesuseesnneessneessueesneeessneessnsensness 9 NỘI DƯNGG 11T 1 1111111151111 1111111171111 1171111111111 1111111111111 EErkE 10 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ PHAP LUAT KINH DOANH DICH VU DU LỊCH - 5+ +sss++s+2 10 1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch -«<++++ 10 1.1.1 Khái niệm về du lịch c:+2c+s2xxsExtttrttttrrttrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrire 10 1.1.2 Khái niệm về kinh doanh dịch vụ du lịch s¿+ccscsccxcsssxveee 13 1.1.3 Các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch 55555 <<ss++++<<s+ 15 1.1.4 Đặc điểm của quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch 16

1.1.4.1 Chủ thé của quan hệ pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch 16

1.1.4.2 Nội dung cua quan hệ pháp luật kinh doanh dich vu du lịch 20

1.1.4.3 Khách thé của quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch 21

1.1.5 Y nghĩa cua hoạt động kinh doanh dịch vụ du lich - - 21

1N? NEN KIN na ố ố 22

1.1.5.2 Đối với an sinh xã hội - 5c ìcttccthtEtritttrritrirrsrrirrrrrrrree 22 1.1.5.3 DOi VOI NEN VGN NOG n8 ố 23

1.2 Khai quát pháp luật kinh doanh dịch vu du lịch - -s«+ss«++<++sx++ 231.2.1 Khái niệm pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch -‹ s55: 23 1.2.2 Cấu trúc của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam 25

L221, Nguôn của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam 25

1.2.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật kinh doanh dịch vu du lịch tại Việt

Trang 4

CHUONG 2: NHỮNG VAN DE PHAP LÝ PHÁT SINH TRONG SU DIEU CHINH CUA PHAP LUAT KINH DOANH DICH VU DU LICH O VIET NAM BOI CANH HẬU Covid-19 occcccccccssssssesececsesescecsesescsusucscscsvsusecscacsueucasasavsususacacavsususaesvsvesecasecaveneeeees 28 2.1 Bối cảnh hậu Covid-19 đặt ra các sự kiện pháp lý mới - 5s: 28 2.1.1 Bối cảnh hậu Covid-19 ở Việt Nam ¿-¿©2+5+SE2EE£E+E+E+EEEErEzEsreresee 98

2.1.2 Những sự kiện pháp lý mới phat sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụdu lịch ở Việt Nam << < + 1111122222231 11 111111119 00031 1 1n 1 ket 31

2.2 Van đề pháp lý phát sinh về điều kiện chủ thể đối với khách du lich trong sự điều chỉnh của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh hậu

COVi- SG 52c E1 1E 121121511215112112111111111111111 11111111 211110111111 2111111111111 11 1g 33

2.2.1 Quy định hiện hành về điều kiện chủ thể đối với khách du lịch quốc tế đến

VIỆT ÌNaIm Q00 0000001000010 00 99 33

2.2.2 Quy định hiện hành về điều kiện chủ thé đối với khách du lịch nội địa 37 2.2.3 Một số hạn chế về điều kiện chủ thé đối với khách du lịch 38 2.3 Vấn đề pháp lý phát sinh về cách thức cung ứng dich vụ du lich 40 2.3.1 Van đề pháp ly phát sinh về cách thức cung ứng dich vụ du lịch lữ hành

thông qua ứng dụng công nghỆ CaO - - ¿+ 3+ ++ 1E +2 E***EEE+eEEerererrerereereree 402.3.1.1 Thực trạng cung ứng dịch vụ lữ hành thông qua ung dung công nghệcao và các quy định pháp luật li€N Q1đH 332533333 EE++evEE+eeeeesess 40

2.3.1.2 Một số hạn chế về mặt pháp lý trong việc cung ứng dịch vụ lữ hành

thông qua ứng đụng công HghỆ CAO -c 5 + 3333231 E+335EE+SEEEE+rreeesrvks 42

2.3.2 Van đề pháp lý phát sinh về cách thức cung ứng dịch vụ lưu trú du lịch 43

2.3.2.1 Pháp luật dich vụ lưu trú Au ÏỊCH c5 + kEE++sekEeeeeeeeeesss 44

2.3.2.2 Một số hạn chế về mặt pháp lý đối với các hình thức cung ứng dich vụ

//77877/⁄/8//27,8 0080808878 46

2.4 Vấn đề pháp lý phát sinh về phương thức thanh toán hợp đồng dịch vụ du

I0 4 48

2.5 Những van đề pháp lý phát sinh về quản lý nhà nước trong sự điều chỉnh của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh hau Covid-19 50 2.5.1 Vấn đề pháp lý phát sinh trong ưu đãi đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch 50 2.5.1.1 Thực trạng quy định pháp luật hiện hành về uu đãi ddu tư ở Việt 2.5.1.2 Một số hạn chế pháp luật ưu đãi đâu tư đối với hoạt động kinh doanh

;/1,01⁄782:7/74/TEREEREREEEEREE 53

2.5.2 Vấn đề pháp ly phát sinh trong hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài về kinh doanh dịch vụ lữ hành - 2-5 2 2 s+E+E££x+£erxzzxzez 57

Trang 5

2.5.2.1 Thực trạng quy định pháp luật hiện hành về hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà dau tư nước ngoài kinh doanh dịch vu lữ hành ở Việt Nam 57 2.5.2.2 Một số hạn chế trong quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà dau tu nước ngoài về kinh doanh dịch vu lữ hành thông qua công nghệ cao 62 CHUONG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DOI VỚI NHUNG VAN DE PHÁP LÝ MỚI PHÁT SINH TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM BÓI CẢNH HẬU COVID-]( c1 1 12111511111151512111111111111111111111111111111111111111111111111 E1 1x6 65 3.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định về điều kiện chủ thé đối với khách du lịch

của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam «55525 << +++<s+ 65

3.1.1 Kiến nghị ban hành và áp dụng quy định về “Hộ chiếu vaccine” 65 3.1.2 Kiến nghị nhằm han chế và ngăn chặn sự phân biệt đối xử giữa đối tượng

chưa tiêm chủng và đã tiêm chỦng - + 33+ 133331111 EEEESEerrsrevee 67

3.2 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về cách thức cung ứng dịch vụ du lịch và nội hàm khái niệm về dịch vụ du lịch trong bối cảnh hậu COVID-19 68 3.3 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về cung ứng dich vụ lưu trú du

i00 69

3.4 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về phương thức thanh toán hop đồng dịch vụ du lịch - ¿5-52 2 +E9EE2E£EESEE2EEEEEE521E212112111121712112111 1.111.111 cxe 70 3.5 Kiến nghị hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước của pháp luật kinh doanh

dịch vụ du lịch ở Việt Nam 2221111111111 11 2255331111111 1k3 1 rrrre 71

3.5.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi đầu tu kinh doanh dịch

VU GU LICH ooo eee d 71

3.5.1.1 Kiến nghị bao phú wu đãi đầu tr doi với các cá nhân, tổ chức kinh

doanh dịch Vụ Au Lich À À << 13 115151515151115 51515151515 51 111111111 1 1 1n nnnn nn 72

3.5.1.2 Kiến nghị dành mức ưu đãi dau tư cao cho các lĩnh vực kinh doanh dich vu du lịch cần được ưu tiên phái KƯÏỂH, à SE HE 1 1211111111111 111111 eeerrei 75 3.5.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoàải kinh doanh dịch vụ lữ hành - «+ +5 77 3.5.2.1 Kiến nghị ban hành hình thức đâu tư, giới hạn phần vốn góp doi với nhà đâu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành thông qua công nghệ cao 78 3.5.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định hạn chế phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dich vụ lữ hành có vốn dau tư nước ngoài cung ứng dịch vụ

thONG QUA CONG NGNE CAO đa 79

KET LUAN viececcecececccsescscscscscscscscscsvavsvevsvsvsvsssssssssusasssssasscacscacscacacatacacscscscscacscscavacavanaees 79 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ceccccessssssscscsesesecusscsesestsusststsesusicatsesteeeeees 81 A Tài liệu Tiếng ViỆ( - 5c SE 1E 1E111181111111111111111111111111111 1111111111 81

Trang 6

2 Sach tham khảo, chuyên khảo; giáo trình, tập bai giảng; đề án, đề tài khoa học;

luận văn, luận án 222 1111616612 E225335111111 1111119555551 11kg 51 1k ke rrr 82

3 Bài tạp chi khoa học; ky yếu hội thảo; báo cáo thống kê ¿5 5: 83

B Tài liệu tiếng Anh oo cececeecccccsesssscscssesesessescsscsscsesucsvesesecsesavsucessasssansecessassveaseneass 86

Trang 7

LOI MO ĐẦU 1 Tinh cấp thiết của dé tài

Vào những ngày cuối cùng của năm 2019, thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) ghi nhận các trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân Tính đến ngày 31/12/2019, đã ghi nhận 27 trường hợp mắc, trong đó có 07 trường hợp trong tình trạng nặng! Các bệnh nhân được cho răng đã nhiễm phải một loại virus “lạ” mà chính quyền thành phố có rất ít thông tin về loại virus này cũng như căn bệnh mà nó gây ra cho các bệnh nhân Tại thời điểm đó, các cơ quan chức năng và người dân của thành phố Vũ Hán cũng như trên toàn thế giới không biết rằng đây là những dấu vết đầu tiên của một đại dich ở quy mô toàn cầu, kéo dài hơn 02 năm và có thé còn lâu hơn, không những gây ra cái chết của hơn 06 triệu người? mà còn gây ra khủng khoảng kinh tế xã hội tồi tệ nhất kế từ những năm 30 thé kỷ trước Thậm chí, những người đầu tiên cảnh báo về sự xuất hiện của đại dịch đã bị cảnh sát xử phạt vi phát tán thông tin sai lệch trên mạng Khi mọi thứ dần dần sáng tỏ, lúc đó dịch bệnh đã lây lan nhanh tại Trung Quốc và các nước trên thế giới, thành phố Vũ Hán bị phong toả trong 76 ngày “nội bất xuất, ngoại bat nhập” Thông qua các biện pháp kỹ thuật nghiệp vu, các nhà khoa học đã xác định nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng mới của virus

corona (SARS-CoV-2) gây ra.

Tại Việt Nam, ngay từ những ngày đầu tiên Trung Quốc ghi nhận về các ca bệnh do virus “lạ” gây ra, Chính phủ đã theo đối sát sao tình hình và họp bàn dé tìm giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và lên kịch bản ứng phó Từ tháng 01/2020 đến tháng 3/2022, Việt Nam ghi nhận 04 làn sóng dịch Covid-19, gồm: làn sóng thứ nhất từ ngày

23/01 - 24/7/2020; làn sóng thứ hai từ ngày 25/7/2020 — 27/01/2021; làn sóng thứ ba từ

!

https://vncdc.gov.vn/chua-xac-dinh-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cap-tai-thanh-pho-vu-han-tinh-ho-bac-trung-quoc-nd14989.html, truy cập ngày 29/10/2021.

? Số liệu cập nhật đến ngày 06/3/2022, https://baochinhphu.vn/so-ca-mac-moi-va-tu-vong-do-covid-19-giam-

tren-toan-cau-102220306095307279.htm#:~:text=T%E1%BB%95ng%20s%E1%BB%9 1%20ca%20mM%E1%BA%AFce%20t%E1%BB%AB,01%20tri%E1%BB%87u%20ca%20t%E1 %BB%AD%20vong &text=%C4%9I0%E1 %BA%BFn%208%C3%A 1ng%206%2F3%2C%20th%E1%BA%BF,vong%20v%C3%AC%20%C4%9 1 %E1%BA%A 1i%20d%E1%BB%8Bch%20n%C3%A0y., truy cập ngày 07/3/2022.

Trang 8

ngày 28/1 — 26/4/2021; làn sóng thứ tư từ ngày 27/4/2021 đến nay Mỗi làn sóng dịch có mức độ và ảnh hưởng khác nhau, trong đó làn sóng thứ tư đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tại Việt Nam của biến chủng delta với tốc độ lây nhiễm cao làm hệ thống y tế quá tải Trong làn sóng dich nay, Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước và các tỉnh, thành phố khu vực phía nam phải thực hiện giãn cách xã hội trong nhiều tháng liền khiến chuỗi cung ứng bị dứt gãy, lạm phát đạt mức cao kỷ lục trong 20 năm qua Chiến lược chống dịch “Zero Covid” tỏ ra kém hiệu quả và bị thay thế bởi chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng bậc nhất đối với nền kinh tế Việt Nam Trong suốt giai đoạn từ năm 2015 — 2019, tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào tong sản phẩm quốc nội (GDP) có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 2015 đạt 6,3%; năm

2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2% Trong hơn 30 năm

thực hiện công cuộc Đôi mới, ngành du lịch Việt Nam ghi nhận những bước chuyển mình ngoạn mục: hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành Du lịch Việt Nam vào năm 2019 đã tăng 85 lần về số cơ sở và tăng 39 lần về số buồng so với thời điểm năm 1990; tăng hơn 650 lần về số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế; tăng 72 lần về số lượt khách du lịch quốc tẾ và tăng 85 lần về số lượt khách du lịch nội địa Đặc biệt, về tổng thu từ khách du lịch, năm 2019 du lịch Việt Nam đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong khi năm 1990 đạt 1.340 tỷ đồng: trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD) Những con số thống kê cho thấy ngành du lịch Việt Nam không những được phục hồi sau khi trải qua những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng mà còn vươn mình phát triển, làm bệ đỡ cho nhiều ngành kinh tế khác Thực tế cho thấy, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng ké và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, của đất nước Có những quốc gia tùy thuộc vào đặc điểm địa chính tri của nước mình, đã thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và công cụ cứu cánh, thúc đây chuyền dich cơ cau kinh tế và kích thích các ngành kinh tế khác phát

> https://dangcongsan

vn/kinh-te/du-lich-viet-nam-no-luc-chuyen-minh-chu-dong-thich-ung-trong-tinh-hinh-moi-584986 html#:~:text=T%E1%BB%B7%201%E1%BB%87%20%C4%9 1 %C3 %B3ng%20g%C3%B3p%20tr%E1%BB%B1c,2019%3A%209%2C2%25., truy cập ngày 30/10/2021.

5 Tldd, truy cập ngày 30/10/2021.

Trang 9

triển” Tại Việt Nam, ngay từ những năm đầu Đổi mới, Đảng va Nhà nước đã xác định phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớcŠ Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, lần đầu tiên xác định “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng dé phát triển đất nước, tạo ?” Nghị quyết này là cơ động lực thúc day sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác

sở để Nhà nước thê chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng vào các chính sách, chiến lược và các chương trình hành động của Nhà nước nhằm phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ké từ khi được thành lập đến nay, ngành du lịch của Việt Nam trải qua không ít thăng trầm, biến cố của lịch sử như khủng hoảng kinh tế xã hội những năm 80 của thế kỷ trước, sự kiện Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Au sup đồ kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng nguồn khách du lịch quốc tế từ các thị trường này, khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 Ngành du lịch Việt Nam vẫn đứng vững trước các thử thách và vươn mình phát triển, xứng đáng là một trụ cột quan trọng của nên kinh tế Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tạo ra thử thách chưa từng có đối với ngành du lịch Không chỉ đối với sức khoẻ cộng đồng, đại dịch Covid-19 đã gây ra không ít khó khăn, thách thức cho nền kinh tế Các biện pháp giãn cách xã hội đã làm suy giảm năng lực sản xuất, kinh doanh của các chủ thê kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề và khu vực kinh tế Ngành du lịch cũng không nằm ngoài vòng xoáy tác động của đại dịch Kê từ ngày 22/3/2020, Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với tat cả người nước ngoài, chỉ tiếp nhận công dân Việt Nam hồi huong!® Các hạn chế nhập cảnh kéo dài đến tháng 9/2021, do đó lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2020 và 2021 giảm mạnh, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2021 còn thấp hơn cả lượng khách đến Việt Nam năm 1990 Lượng khách du lịch nội địa cũng giảm lần lượt 34,1% vào năm 2020 và 40% vào năm 2021 so với năm ngoái Đối mặt

7 https://viettours.com.vn/tin-du-lich/dong-gop-cua-du-lich-vao-gdp/, truy cập ngày 01/11/2021.

8

https://đangcongsan.vn/kinh-te/du-lich-viet-nam-no-luc-chuyen-minh-chu-dong-thich-ung-trong-tinh-hinh-moi-584986 html#:~:text=Du%201%E1%BB%8Bch%20Vi%E1 %BB%87t%20Nam%20%2D%20m%E1%BB%99t,t0%C3%A0n%20b%E1%BB%9I9%20hay%20t%E1 “BB%ABng%20ph%E1%BA%A7n., truy cập ngày

° Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.

'0 Thông báo số 118/TB-VPCP ngày 21/3/2020 của Văn phòng Chính phủ.

Trang 10

với sự sụt giảm nghiêm trọng lượng khách du lịch, kết hợp với các biện pháp giãn cách xã hội quyết liệt, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch hoạt động cầm chừng, thua lỗ do thu không đủ chi Nhiều doanh nghiệp rút khỏi thị trường, nhiều địa

điêm du lịch sâm uât trước dich nay trở nên đìu hiu, văng khách.

Ngày 10/7/2021, Thủ tướng Chính phủ phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho 75 triệu người dan Việt Nam Chiến dịch đã đạt được những kết quả tích cực và bất ngờ cho các quốc gia trên thế giới Từ một nước có tỷ lệ bao phủ vaccine không đang ké trước chiến dịch, Việt Nam trở thành một trong 06 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thé giới Chưa dừng lai tại đó, bắt đầu từ ngày 29/1/2022 cả nước bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022 theo phát động của Thủ tướng Chính phủ nhăm hoàn thành tiêm chủng mũi tiêm thứ 2 cho người từ 12 — 17 tuổi và mũi tiêm bồ sung cho người từ 18 tuổi trở lên!! Dang chú ý, ngày 29/1 là ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dan (2022), ngành y tế và các địa phương đã khan trương chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch này với tinh thần làm việc xuyên Tết, làm ngay, làm tốt, làm hiệu quả ngay trong những ngày nghỉ Tết Thành công từ chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 đã tạo nền tang vững chắc cho chiến lược phòng, chống dịch “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” Chiến lược phòng chống, dịch mới không thực hiện cách ly, phong toả trên diện rộng như trước đây, chấp nhận việc trong xã hội ton tại các ca mắc Covid-19 được kiểm soát Thời điểm đại dịch Covid-19 kết thúc vẫn là câu hỏi còn dé ngỏ, không có kịch ban nào là chắc chắn về tương lai của thé giới hậu đại dich, nhiều nhà khoa học và cơ quan y tế của nhiều quốc gia trên thé giới cho răng Covid-19 sẽ không thê hoàn toàn biến mat nhưng trong tương

lai sẽ khó có khả năng lặp lại các biện pháp phong toả nghiêm ngặt như đã từng xảy ra

tai Vũ Han, Melbourne, TP Hồ Chí Minh , tác động của Covid-19 lên đời sống và kinh tế cũng không nghiêm trọng như trước.

Có thể nói răng Covid-19 đã định nghĩa lại cách thức vận hành của nền kinh tế, trong đó có ngành du lịch Bối cảnh hậu Covid-19 đặt ra không ít thách thức và cơ hội cho ngành du lịch của Việt Nam Một trong những mục tiêu cấp bách được đặt ra là phải khôi phục hoạt động du lịch, xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế quay trở lại

!! https://baochinhphu vn/chien-dich-tiem-chung-than-toc-mua-xuan-2022-102220128182141377.htm, truy cập

ngày 10/3/2022.

Trang 11

Việt Nam Bên cạnh đó, một số xu hướng trong lĩnh vực du lịch đã, đang dần xuất hiện và lên ngôi, có tiềm năng khai thác trong tương lai như: du lịch trực tuyến, du lịch thông

qua công nghệ cao, mô hình AirBnb, Condotel, du lịch trọn gói, du lịch sinh thái

Chừng đó thay đổi đã khiến pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu sót quy phạm pháp luật điều chỉnh đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch trong bối cảnh hậu Covid-19 Đây cũng là lý do nhóm tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch: những van dé pháp lý phát sinh trong bối cảnh hậu Covid-19” Trên cơ sở nghiên cứu các van đề pháp lý phát sinh, nhóm tác giả mong muốn đóng góp ý kiến để Nhà nước ban hành các quy định nhằm hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong hoàn

cảnh mới tại nước ta Kinh nghiệm thích ứng của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch

trong bối cảnh hậu Covid-19 có thé trở thành một bài học quý giá nhằm ứng phó với sự xuất hiện của các đại dịch tương tự trong tương lai.

2 Tổng quan tài liệu

Hiện nay tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về các khía cạnh của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch như: điều kiện kinh doanh địch vụ du lịch, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, hạn chế của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch trong quy định bảo vệ quyền lợi khách du lịch và kiến nghị hoàn thiện Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đều được thực hiện trước khi xảy ra dich Covid-19 nên chủ yếu có ý nghĩa về mặt nhận thức và lý luận Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu này có ý nghĩa tương đối hạn chế.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả nhận thấy có một số tác phẩm, công trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ du lịch được thực hiện trong thời gian lưu hành dich Covid-19 Những tác phẩm này đánh giá về tác động của dich Covid-19 lên ngành du lịch Việt Nam, do đó nội dung bám sát vào thực tiễn Cụ thể:

- “Đổi mới ngành du lịch: Việt Nam có thể day nhanh tốc độ phục hôi như thé

nào ” của các tac gia Margaux Constantin, Matthieu Francois, và Thao Le (2021) đã nêulên thực trạng của ngành du lịch Việt Nam trước tác động của đại dịch Covid-19 Công

trình này sử dụng số liệu của năm 2020 với đặc trưng là Việt Nam kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, nỗ lực đạt “mục tiêu kép” vừa kiểm soát dịch bệnh vừa tăng trưởng kinh tế xã hội Tại thời điểm thực hiện đề tài nghiên cứu, tình hình của ngành du lịch đã

Trang 12

khác rất nhiều so với thời điểm năm 2020, một số nhận định của các tác giả không còn phù hợp với thực tiễn, tính thời sự của báo cáo suy giảm ít nhiéu.Tuy nhiên, công trình này đã làm bộc lộ điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam là quá phụ thuộc và khách du lịch quốc tế, đây là bất cập vẫn còn tôn tại, đòi hỏi pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch trong bối cảnh hậu Covid-19 phải khắc phục Một số đề xuất của các tác giả cũng rất đáng lưu tâm, phần nào cho thấy xu hướng phát triển trong tương lai của ngành du lịch - “Tiểm năng ngành du lịch Việt Nam và phương hướng phát triển du lịch sau dich bệnh Covid— 19” của các tác giả Dinh Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thu Thủy, Đỗ Văn Phúc,Trần Việt Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn thực hiện vào ngày 11/12/2021 Công trình còn “nóng hồi” tính thời sự, cập nhật những khó khăn mà ngành du lịch gặp phải cùng những sự kiện du lịch tiêu biểu Các tác giả cũng đề cập đến các thế mạnh và phương hướng phát triển cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19 Tuy nhiên, tác phẩm chi tập trung vào các giải pháp chuyên môn mà thiếu đi sự đánh giá về các khía cạnh pháp lý của ngành du lịch bối cảnh hậu Covid-19.

- Các bài viết “Công nghệ tạo đà cho sự đổi mới, sáng tạo trong phát triển Du

lịch”, Nguyễn Thị Lan Hương (2021); “Đại địch Covid-19 và những cơ hội, xu hướng

mới cho ngành du lịch Việt Nam”, Phạm Văn Dương (2021); “Nhận định một SỐ xu hướng trong thời gian tới doi với ngành du lịch Việt Nam”, Trần Doãn Cường (2021) được đăng tải lên website của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tổng hợp được các khó khăn của ngành du lịch giai đoạn từ Quý II năm 2020 đến Quý II năm 2021, đặc

biệt là chỉ ra xu hướng cung ứng dịch vụ du lịch thông qua công nghệ cao.

Tuy vậy, các bài viết ké trên chỉ khai thác về van đề chuyên môn mà không giải quyết các vướng mắc của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch hiện hành khi đối mặt với các thách thức và cơ hội do Covid-19 đặt ra Hay nói cách khác, các công trình kê trên chỉ giải quyết về mặt chủ trương, chính sách và phương hướng hành động chứ không dé cập về mặt thể chế Pháp luật là hình thức pháp ly của các quan hệ xã hội, do đó, dé một chính sách được triển khai và áp dụng trên thực tế cần phải giải quyết được các xung đột, bất cập về mặt pháp lý giữa các quy định pháp luật hiện hành và yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn Do đó, nhóm tác giả nhận thấy chưa có một đề tài nào đề cập và nghiên cứu một cách có hệ thống va day đủ về các van đề pháp lý phát sinh trong bối cảnh hậu

Covid-19 của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam.

Trang 13

3 Mục đích, mục tiêu của đề tài

3.1 Mục đích

Mục đích mà nhóm tác giả hướng tới khi thực hiện đề tài này là nghiên cứu các các vấn đề pháp lý phát sinh của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch trong bối cảnh

hậu Covid-19; nhận xét, đánh giá sự phù hợp pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch trước

những sự kiện pháp lý do bối cảnh hậu Covid-19 đặt ra Từ đó nhóm tác giả đưa ra quan điểm kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch trong bối cảnh hậu Covid-19.

3.2 Mục tiêu

- Làm rõ được các khái niệm về du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch, pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch cùng các đặc điểm; đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động

kinh doanh dịch vụ du lịch và pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch;

- Làm rõ bối cảnh hậu Covid-19 và các sự kiện pháp ly mà bối cảnh này đặt ra đối với pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch;

- Phân tích, đánh giá chi tiết về từng sự kiện pháp lý đặt trong thực trạng điều chỉnh của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam; chỉ ra các thiếu sót, hạn chế của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam;

- Đưa ra quan điểm kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19.

4 Khách thé và đối tượng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu

Khách thê nghiên cứu là hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong bối cảnh hậu

Covid-19 tại Việt Nam.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam đặt trong bối cảnh hậu Covid-19, bao gồm cả một số điều ước quốc tế có liên quan mà CHXHCNVN là thành viên; ngoài ra nhóm tác giả còn tham khảo một số quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới để so sánh và học hỏi kinh nghiệm từ các

quôc gia đó.

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mac-Lénin, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đưởng lối, chính sách của Dang Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra nhóm tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thê như: phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích, tong hợp, so sánh, suy luận

logic Trong đó:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích là việc nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng việc phân tích chúng thành từng bộ phận dé tìm hiểu sâu sắc về đối tượng Tổng hợp là công việc sau khi thông tin đã được phân tích sẽ được liên kết lại theo từng mặt, từng bộ phận dé tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng này Đây cũng là phương pháp truyền thống và phổ biến trong nghiên cứu khoa học các ngành khoa học xã hội Phương pháp này sẽ được sử dụng xuyên suốt trong nội dung đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp so sánh được sử dụng tương đối nhiều trong các trường hợp cần có sự đối chiếu, so sánh, phân tích, bình luận những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch của Việt Nam với một số quốc gia trên thế ĐIỚI.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Phương pháp được sử dụng nhiều dé nghiên cứu một số vụ việc, đối tượng điển hình, từ đó rút ra những phân tích, lý luận cùng với các đề xuất, giải pháp.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng Từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng.

- Phương pháp thống kê: Là phương pháp dùng dé thu thập, xử ly, phân tích các số liệu của hiện tượng kinh tế xã hội dé tìm hiểu ban chất, quy luật của đối tượng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thé.

5.2 Pham vi nghiên cứu

Trang 15

Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào các vấn đề pháp lý phát sinh của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19 Do đó, dé tai chủ yếu thực hiện nghiên cứu hệ thống pháp luật của Việt Nam, bao gồm cả các điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên.

Về thời gian: Mặc dù đề tài thực hiện nghiên cứu các vấn đề pháp lý phát sinh trong bối cảnh hậu Covid-19 của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch nhưng nhóm tác giả quyết định sử dụng thời điểm xuất hiện dịch Covid-19 làm mốc thời gian để nghiên cứu Điều này xuất phát từ các lý do sau đây:

Tht nhất, về mặt lý thuyết và thực tiễn, tính đến thời điểm kết thúc dé tài nghiên cứu khoa học (18/3/2022), dịch Covid-19 vẫn đang lưu hành trên phạm vi toàn cầu Không có một văn kiện pháp lý hay chuyên ngành nào cho thay Covid-19 đã kết thúc Tuy nhiên, hoạt động du lịch nói riêng và các hoạt động kinh tế xã hội nói chung tại Việt Nam đã được nối lại và khác rất nhiều so với thời kỳ đầu lưu hành dịch Covid- 19 Cũng có thê nói, hậu Covid-19 không mang tính tuyệt đối về thời gian và không có ranh giới

phân định rõ ràng;

Thứ hai, các van đề pháp lý bắt đầu phát sinh từ lúc địch Covid-19 xuất hiện và còn tồn đọng đến thời điểm hiện tại Do đó, pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch lịch trong bối cảnh hậu Covid-19 phải giải quyết các van dé pháp lý đó.

6 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu

- Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về hoạt động du lịch và pháp luật kinh doanh

dịch vụ du lịch;

- Chỉ ra các vấn đề pháp lý phát sinh của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch

tại Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19; chỉ ra những bất cap, hạn chế, thiếu sót của

pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam khi điều chỉnh các vấn đề pháp lý

phát sinh đó;

- Đóng góp ý kiến trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch tại Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19.

7 Cau trúc đề tai

Đề tài nghiên cứu có kết cầu gồm 03 Chương (không kể Danh mục tài liệu tham

khảo):

Trang 16

Chương 1: Khái quát về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và pháp luật kinh

doanh dịch vụ du lịch

Chương 2: Những vấn đề pháp lý phát sinh trong sự điều chỉnh của pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch ở Việt Nam bối cảnh hậu Covid-19

Chương 3: Đề xuất giải pháp đối với những vấn đề pháp lý mới phát sinh trong kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam bối cảnh hậu Covid-19.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VE HOAT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VU DU LỊCH VÀ PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH

1.1 Khai quát về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch 1.1.1 Khái niệm về du lịch

Khái niệm về du lịch đầu tiên ra đời vào năm 1905 bởi Guyer và Feuler, theo đó du lịch là “Một hiện tượng độc đáo trong thể giới hiện đại trong đó nó phụ thuộc vào nhu câu, mong muốn trải nghiệm và thư giãn đang ngày càng tăng cao; ước mong được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, nghệ thuật và niềm tin thiên nhiên có thé dem lại hạnh phúc cho nhân loại và động lực dé các quốc gia giao thương nhờ vào những tiến bộ

vượt bậc trong giao thương và phương tiện”).

Một trong những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc định nghĩa du lịch thuộc về

Giáo su Hunziker và Krapf thuộc Đại học Berne vào năm 1942 Trong đó, khái nệm du

lịch là “Sw tổng hòa giữa các hiện tượng và moi quan hệ từ việc di chuyển về mặt địa

điểm nhưng không dẫn tới việc cư trú, định cư lâu dai và không có bat kỳ hành động

khang định việc di chuyển và cư trú hoàn toàn cần thiết cho việc du lich Nó cũng kế thừa những mục tiêu của các hình thức du lịch trước đó và loại bỏ việc gắn khái niệm du lịch với những chuyến đi mang tính công vụ hoặc có hoạt động nhăm mục đích sinh

2 Esen, Saban; Uyar, Hande (2016), Competitiveness of tourism and the evaluation of Turkey according

international tourism competitive criteria, truy cập từ

https://acikerisim.bartin.edu.tr/bitstream/handle/1 1772/2619/2009%20Competitiveness%200f%20Tourism%20and%20The%20Evaluation.pdf?sequence=1 &isAllowed=y , tr 03, truy cập ngày 07/12/2021, lúc 19h00”.

l3 J Christopher Holloway, Claire Humphreys (2016), The business of tourism (Tenth Edition), Pearson

Education Limited, UK, tr 06.

Trang 17

Cho tới năm 1993, Tổ chức Du lich thé giới mới đưa ra định nghĩa chính thức va được công nhận rộng rãi trên thế giới Du lịch là “một hiện tượng văn hóa, xã hội và kinh tế đòi hỏi sự di chuyển của con người đến những quốc gia hay những địa điển khác bên ngoài khu vực sinh sống thường ngày của họ vì mục tiêu cá nhân hoặc mục tiễu công viéc/nghé nghiệp Những người này được gọi là khách viéng thăm (có thé là khách du lịch hoặc khách thăm quan, người cư trú hoặc không cư trú) và du lịch liên quan đến những hoạt động của họ, một trong số đó đòi hỏi có chỉ tiêu du lịch”!^ Tuy nhiên, cho tới năm 2010, Tổ chức Du lịch thé giới đã bổ sung vào định nghĩa về du lịch, trong đó,

hoạt động này không kéo dài quá 01 năm.

Tại Việt Nam, ngày 09 tháng 7 năm 1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã thay mặt Hội đồng Chính phủ nước VNDCCH ký ban hành Nghị định số 26-CP về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra

đời của ngành Du lịch Việt Nam Ngành Du lịch Việt Nam ra đời trong những năm

tháng chiến tranh dau còn nhiều khó khăn, gian khổ, đất nước hai miền bị chia cắt nhưng sự ra đời này hết sức cần thiết và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc đồng thời thê hiện tầm nhìn sâu rộng của Đảng và Nhà nước Theo đó, Công ty Du lịch Việt Nam có nhiệm vụ đặt quan hệ và ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài, phối hợp với các tô chức có liên quan ở trong nước dé tổ chức cho

khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam và khách Việt Nam ra du lịch nước ngoài Hội

đồng Chính phủ cũng giao Công ty Du lịch Việt Nam tô chức và quản lý những cơ sở và những phương tiện cần thiết để phục vụ khách du lịch!5 Vào thời kỳ này, đối tượng phục vụ của ngành du lịch Việt Nam được cụ thê hoá là các khách du lịch từ nước ngoài, khách du lịch trong nước du lịch nước ngoài, các chuyến tham quan của cán bộ, công

nhân, viên chức và nhân dân lao động Việt Nam và các đoàn ngoại giao, cơ quan đại diện, chuyên gia nước ngoài công tác tại Việt Nam nhăm tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng với khách du lịch nước ngoài và khách du lịch trong nước những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, những thành tích cách mạng, công cuộc xây dựng kiến thiết

xã hội chủ nghĩa và truyên thông đâu tranh anh dũng lâu đời của nhân dân ta và nhắm

'4 J Christopher Holloway, Claire Humphreys (2016), The business of tourism (Tenth Edition), Pearson

Education Limited, UK, tr 07.

!5 Tên gọi của Chính phủ nước VNDCCH va Chính phủ nước Việt Nam thống nhất theo Hiến pháp năm 1959.'6 Trung tâm Thông tin du lịch (2020), 09/7/1960 — Dau son lịch sử đánh dau sự ra đời Du lịch Việt Nam, truy

cập từ https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/33 124, truy cập ngày 08/12/2021, lúc 20h37.

Trang 18

phát triển kinh doanh về du lịch.

Sau Đại thắng Mùa xuân 1975, ngày 23 tháng 01 năm 1979, Hội Đồng Chính Phủ ra Nghị định 32/CP quy định nhiệm vụ, quyền han và tô chức bộ máy của Tổng cục Du Lich Sau đó, Chính phủ! và Bộ Nội vụ ban hành các Nghị định số 120-HDBT ngày 15/8/1987, Nghị định số 119-HĐBT ngày 09/04/1990, Nghị định số 447-HĐBT ngày 31/12/1990, Nghị định số 5/CP ngày 26/10/1992, Nghị định số 20-CP ngày 27/12/1992, Quyết định 18/2002/QĐ-BNV ngày 25/12/2002 và các văn bản hướng dẫn nhằm quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan, tô chức hoạt động hoặc được Nhà nước trao thâm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch như Bộ Văn hoá Thông tin -Thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du

lịch Việt Nam

Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1999, nước ta mới có văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên do cơ quan lập pháp ban hành, điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực

du lịch là Pháp lệnh Du lịch năm 1999 Tuy chưa phải là một văn bản luật hoàn chỉnh

do Quốc hội ban hành nhưng Pháp lệnh Du lịch đã góp phần thê hiện đường lối, chính sách du lịch của Nhà nước Việt Nam thời kỳ Đổi mới cũng như bước đầu điều chỉnh

hoạt động du lịch, quản lý du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch một cách chuyên nghiệp và có hệ thống Luật Du lịch năm 2005 ra đời thay thế cho Pháp lệnh Du lịch năm 1999, chứa đựng nhiều sửa đổi tiễn bộ cả về hình thức lẫn nội dung như: cải thiện kỹ thuật lập pháp; đưa ra cách hiểu về các từ ngữ, khái niệm được sử dụng trong luật; quy định cụ thé va chi tiết hơn về các chế định quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch (quản ly địa điểm du lịch, thanh tra, kiểm tra, xử ly vi phạm trong lĩnh vực du lịch), kinh doanh dịch vụ du lịch, xúc tiễn du lịch, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch

Luật Du lịch năm 2017 ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: xu thế toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nỗ mạnh mẽ trên toàn thế giới; đất nước hội nhập sâu rộng, trở thành thành viên của WTO và tham gia nhiều hiệp định thương mại

tự do (Free Trade Agreement — FTA) song phương và đa phương; Việt Nam tham gia

những vòng đàm phán các FTA thế hệ mới như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mai tự do Việt Nam - Khối EFTA,

! Từ năm 1980 đến năm 1992, tên gọi của Chính phủ nước CHXHCNVN là Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) theo

Hiên pháp năm 1980.

Trang 19

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Duong (TPP — nay là CP TPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ; ngày 16/01/2017 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08-NQ/TW, đề ra đường lối về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Cho tới nay, Luật Du lịch năm 2017 của Việt Nam quy định “Du lich là các hoạt

động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu câu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám pha tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác!Š° Quy định này đã cụ thé hơn về thời gian hoạt động du lịch là không quá một năm thay vì “khoảng thời gian nhất định ”?° của Luật Du lich năm 2005— vốn có thé gây lúng túng do chưa có định nghĩa về “khoảng thời gian nhất định” được quy định bởi

pháp luật chuyên ngành.

Có thể nói, từ các khái niệm trên, khái niệm về du lịch đều được định nghĩa rất

rộng va được giới han bởi không gian, thời gian, mục đích tham quan, trải nghiệm, trong đó các hoạt động mang mục đích công việc, chữa bệnh, đi du học không phải du

lịch Từ đó, nhóm tác giả cho răng du lịch phát sinh từ nhu cầu của con người và giới hạn trong bốn mục đích chính là tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng, giải trí Đây đều là những nhu cầu chính đáng khi cuộc sống con người dang phát triển nhanh và mạnh mẽ Tự trung lại, có thể hiểu du lịch là khái niệm dùng dé chuyến di và các hoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian không quá 01 năm, nhằm mục dich chủ yếu là nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan và

tìm hiểu về các yếu tô tự nhiên, nhân tạo, van hod, lịch sử tại nơi du lịch 1.1.2 Khái niệm về kinh doanh dịch vụ du lịch

Tại Việt Nam khái niệm “kinh doanh ” được đề cập trong Luật Công ty năm 1990

và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 như sau: “kh doanh là việc thực hiện mỘi,

một số hoặc tất cả các công đoạn của quả trình đâu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục dich sinh lợi”?0 Sau đó, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra khái niệm cụ thể hơn

như sau: “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tat cả các công đoạn

'S Khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch số 09/2017/QH14 do Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 19/6/2017.

! Khoản 1 Điêu 4 Luật Du lịch sô 44/2005/QH11 do Quôc hội Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005.29 Khoản 1 Điêu 3 Luật Công ty số 47-LCT/HĐNN8 do Quoc hội Việt Nam ban hành ngày 21/12/1990.

Trang 20

của quả trình, đâu tu, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục dich sinh lợi” Với khái niệm này, ta thấy việc kinh doanh bao hàm cả các hoạt động mua bán trao đổi hang hóa, các hoạt động sản xuất, gia công, đầu tư hay các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi Cách hiểu này khá tương đồng với Luật Thương mai năm 2005 khi quy định hoạt động thương mại “2à hoạ động nhằm muc dich sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, dau tư xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục dich sinh lợi khác ”?! Như vay, có thé hiểu khái niệm kinh doanh là hoạt động thương mại theo nghĩa rộng cả về chủ thể và bản chất hoạt động.

Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, mục đích của hoạt động kinh doanh là “tim

kiếm lợi nhuận ”?2, một cách nói cụ thé hơn của mục đích sinh lời, nhắn mạnh lợi nhuận là mục đích hướng tới cuối cùng của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.

Khai niệm “dịch vụ” được trình bay trong nhiều công trình khoa học khác nhau và với cách tiếp cận khác nhau Theo định nghĩa của ISO 9001:1991, dịch vụ là “kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cáp dé đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”? Theo cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: Luật Kinh tế, Luật Môi trường, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng của Đại học Luật Hà Nội, dịch vụ là “sản phẩm kinh tế gom công việc dưới dang lao động thé lực, khả năng tô chức, quản lý, kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu câu sản xuất kinh doanh hay sinh hoạt tiêu ding của tổ chức, cá nhân?“° Nghĩa của từ “dịch vụ” (service) trong cuốn từ điển Webster’s New

World Law Dictionary là “công việc có thù lao mang lại lợi ích cho ca nhân hoặc công

ty khác?”” Các khái niệm nêu trên đều cho rằng dịch vụ là một hoặc một số công việc hợp pháp do bên cung ứng dịch vụ thực hiện cho bên thụ hưởng dịch vụ dé huong thu lao Như vậy, dich vu có 03 đặc tính cơ bản là: (i) tính vô hình; (ii) tính không thê tach rời giữa quá trình sản xuất và tiêu thu; (iii) tính không đồng đều về chat lượng.

?! Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005.22 Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 do Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 17/6/2020.?3 Hoàng Thị Tâm (2018), Điều kiện kinh doanh địch vụ du lịch theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tinh Ninh

Binh, Luận văn Thạc sĩ Luật Học, Học viện Khoa học xã hội — Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, HàNội, tr 10.

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Tờ điển giải thích thuật ngữ Luật học : Luật Kinh tế, Luật Môi trường,

Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Nxb Công an nhân dân, tr.35-36.

5 Susan Ellis Wild (2006), Webster’s New World Law Dictionary, Published by Wiley, Hoboken, NJ, Canada,

pg.237, “The doing of something useful or helpful for another individual or for a company in exchange for afee”.

Trang 21

Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam gián tiếp chia sẻ cùng cách hiểu về khái niệm dịch vụ so với các công trình khoa học nêu trên thông qua quy định về khái niệm của hợp đồng dịch vụ và đối tượng của hợp đồng dịch vụ Điều 513 và 514 của Bộ luật này lần lượt quy định: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên

cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dich vụ phải

trả tiền dịch vụ cho bên cung ung dich vụ” và “Đối tượng của hop dong dich vu là công

việc có thé thực hiện được, không vi phạm diéu cam của luật, không trải đạo đức xã

Kinh doanh dịch vụ du lịch là việc thương nhân thực hiện một hoặc một SỐ công việc đáp ứng các nhu cầu du lịch của khách du lịch nhằm mục đích sinh lợi Nhu cầu du lịch của khách du lịch bao gồm tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

1.1.3 Cac hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch

Có thé phân chia các hình thức kinh doanh dịch vụ theo nhiều tiêu chí khác nhau (a) Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ cung ung dich vụ du lịch, có thé phan chia kinh

doanh dich vụ du lịch thành các hình thức kinh doanh dịch vu du lịch nội dia và kinh

doanh dịch vụ du lịch quốc tế Đối tượng phục vụ của hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đến một nước du lịch; đối tượng phục vụ của hình thức con lại là khách du lịch từ nước đó ra nước ngoài

du lịch.

(b) Căn cứ theo đặc điểm địa ly của nơi du lịch, kinh doanh dịch vụ du lich bao gồm các hình thức như kinh doanh dich vụ du lich núi, du lịch biên, du lịch nông thôn,

du lịch đô thi

(c) Căn cứ theo mục đích du lịch, có thể phân chia kinh doanh dịch vụ du lịch

thành các hình thức như kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, kinh doanh dịch vụ du lịch

văn hoá - lịch sử, kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, kinh doanh dịch vụ du lịch thể

Trang 22

trình du lịch trọn gói do bên cung ứng dich vu lữ hành nghiên cứu, xây dựng va phat

triển Khi các chương trình này được triển khai trên thực tế, khách hang sẽ ký hợp đồng với bên cung ứng dich vụ va được cung cấp hướng dẫn viên có day đủ nghiệp vu, lịch trình chi tiết, hoàn thiện các thủ tục về bảo hiểm, và đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi.

Thứ hai, kinh doanh van tải khách du lịch Đặc trưng của loại hình nay là vận

chuyên khách hàng từ nơi này đến nơi khác thông qua các phương tiện vận chuyền như:

ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ So với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách thông

thường, hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch có nhiều điểm đặc thù như: (i) đối

tượng phục vụ là khách du lich; (1) phạm vi hoạt động giới han trong phạm vi cua dia

điểm du lịch hoặc chương trình du lich; (iii) phương tiện vận tải phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc thù liên quan đến mục đích khai thác cho hoạt động du lịch; (iv) người điều khiển phương tiện, người phục vụ trên phương tiện phải được dao tạo thêm

các nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch.

Thứ ba, kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch Day là hình thức cung ứng dịch vụcủa các cơ sở lưu trú du lịch Cũng tương tự như hình thức kinh doanh dịch vụ vận tải

khách du lịch, đối tượng phục vụ của các thương nhân cung ứng dịch vụ lưu trú du lịch là khách du lịch Đây là đặc điểm quan trọng dé phân biệt với hình thức kinh doanh dich vụ lưu trú thông thường Ngoài ra, cơ sở lưu trú du lịch phải đáp ứng đủ điều kiện về tiện nghi tối thiểu, an toàn phòng cháy chữa cháy, yêu cau trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân sự dé có thé phục vụ khách du lịch Ngày nay, với các hình thức du lịch mới, ngày càng có nhiều hình thức của cơ sở lưu trú như: Biệt thự cho thuê, Nhà lưu

động du lịch

Thư tu, kinh doanh các loại dich vụ khác bao gồm các hoạt động bồ trợ: ăn uống,

mua sắm, vui chơi giải trí, Những hoạt động này nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn của khách hàng trong quá trình du lịch và có thể nằm trong chương

trình du lịch của bên kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không.

1.1.4 Đặc điểm của quan hệ pháp luật kinh doanh dich vu du lịch 1.1.4.1 Chủ thé của quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch

Chủ thé quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện do pháp luật

Trang 23

t25, Các điều kiện đó trong khoa học pháp quy định dé tham gia vào các quan hệ pháp lua

lý được gọi là năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng năng lực hành vi pháp luật Năng lực pháp luật được hiểu là khả năng mà pháp luật quy định đối với các cá nhân, tô chức có thé được tham gia quan hệ pháp luật nào”; năng lực hành vi pháp luật là khả năng của cá nhân, tô chức tự bản thân mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước đã quy định” Nói cách khác, dé trở thành chủ thé của quan hệ pháp luật, cá nhân, tô chức phải được pháp luật công nhận và có đủ điều kiện dé tự nhân

danh chính mình tham gia vào quan hệ đó một cách độc lập.

Chủ thê của quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm bên cung ứng

dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ.

a Chủ thể cung ứng dịch vụ du lịch

Đối với bên cung ứng dịch vụ, thông thường pháp luật không quy định rõ năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật của chủ thể này, mà thay vào đó quy định thành các điều kiện kinh doanh cụ thể Các điều kiện này bao gồm tư cách thương nhân và điều kiện kinh doanh khác Tư cách thương nhân là tư cách chủ thể của một số cá nhân, tô chức khi tham gia vào hoạt động thương mại, mang lại cho họ các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật thương mại quy định Có nhiều quan điểm khác nhau về việc nhận diện tư cách thương nhân, mà phổ biến hơn cả là hai xu hướng xác định tư cách thương nhân theo hành vi và theo chủ thé Tiêu biểu cho xu hướng thứ nhất là Bộ

luật Thương mai của Cộng hoà Pháp quy định “?hương nhân là người thực hiện các

hành vi thương mai và lấy đó làm nghệ nghiệp thường xuyên của mình??” Đại diện cho xu hướng thứ hai là Luật Thương mại của CHLB Đức quy định thương nhân bao gồm

thương gia đương nhiên, thương gia do đăng ký, thương gia nhỏ và thương gia giả tạo?9.

Luật Thương mại của Việt Nam quy định “hương nhân bao gôm tổ chức kinh tế được

thành lập hợp pháp, ca nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và

có đăng kỷ kinh doanh ”, nghĩa là xác định tư cách thương nhân theo chủ thé.

26 Trường Dai học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp táibản lần thứ 13, Hà Nội, tr 386.

?7 Tiäa, tr 386.8 Tiäa, tr 387.

2° Nguyễn Tiến Diện (2004), Thuong nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam dưới góc độ so sánh với pháp

luật thương mại cộng hoà Pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr II.

30 Trường Dai học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam Tập I, Nxb Tư pháp tái bản lần

thứ 3, Hà Nội, tr 60.

Trang 24

Chủ thé cung ứng dich vu du lich có các đặc điểm pháp lý sau đây:

Thứ nhất, bên cung ứng dịch vụ du lịch phải là thương nhân Kinh doanh dịch vụ du lịch có bản chất là một hoạt động thương mại hỗn hợp, theo đó bên cung ứng dịch vụ

du lịch thực hiện hành vi thương mại vì mục dich sinh lợi, trong khi đó bên sử dụng dịch

vụ lại không hướng tới mục đích này Chủ thê kinh doanh dịch vụ du lịch mang một số

nét đặc trưng cơ bản sau day: (i) thực hiện hành vi thương mại; (ii) nhân danh chínhmình thực hiện hành vi thương mại và vì lợi ích của chính mình; (11) hoạt động kinhdoanh dịch vụ du lịch một cách chuyên nghiệp, độc lập và thường xuyên; (iv) thực hiệnhoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch vì mục đích sinh lợi; (v) có năng lực hành vi

thương mại; (vi) đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Các đặc điểm nêu trên không thể có ở các chủ thể không phải là thương nhân.

Thứ hai, điều kiện riêng đặt ra đối với chủ thể kinh doanh du lịch Kinh doanh dịch vụ du lịch là một ngành nghề có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều mặt của đất nước như kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng Cùng với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, kinh doanh dịch vụ du lịch và các vẫn đề kinh tế xã hội của ngành nghề này không còn chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới của một quốc gia mà đã mang tính toàn cầu Do đó, chủ thé cung ứng loại dich vụ nay còn phải đáp ứng thêm các điều kiện kinh doanh mang tính chuyên môn, kỹ thuật khác mà pháp luật đặt ra Xuất phát từ

tính đa dạng và đặc thù của các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch nên mỗi hình thức

kinh doanh có những điều kiện riêng Thông thường các điều kiện này bao gồm:

(i) Diéu kiện đảm bảo chất lượng dịch vụ: yêu cầu về trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ được cung ứng của người đại diện hợp pháp của thương nhân,

người trực tiếp cung ứng dịch vụ;

(ii) — Điều kiện đảm bảo an toàn và dự phòng rủi ro cho người sử dụng dich

vụ: buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khi đăng ký hoạt

động; điều kiện đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch như cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị; điều kiện về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

(iii) Điều kiện đảm bảo an ninh trật tự: các yêu cầu về nhân thân của người đại diện hợp pháp của thương nhân, người trực tiếp cung ứng dịch vụ;

(iv) Điêu kiện bảo hộ đâu tư và hạn chê tiép cận thị trường đôi với nhà dau

Trang 25

tư nước ngoài: giới hạn tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư cũng như phạm vi kinh doanh của các chủ thé nước ngoài.

b Chủ thể sử dung dịch vụ du lịch

Ngoài tô chức cung ứng dịch vụ du lịch, chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch còn là những khách hàng sử dụng dịch vụ Chủ thê này thường được gọi là bên sử dụng dịch vụ, khách du lịch hoặc du khách mà không có sự phân biệt về ý nghĩa Khách du lịch là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của bản thân dé đến một nơi khác trong thời gian nhất định (không quá 01 năm) với mục đích chính là nghỉ

dưỡng, vui chơi, thăm quan, khám pha hay các mục đích giải trí khác.

Khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến một nước du lịch và khách du lịch từ nước đó ra nước ngoài du lịch Khách du lịch có thể là cá nhân hoặc các tổ chức tập hợp những người có chung mục đích du lịch tới một hoặc nhiều địa điểm du lịch Việc xác định khách du lịch là cá nhân hay tổ chức không mang nhiều ý nghĩa, chủ yếu nhằm xác định tư cách chủ thê tham gia vào quan hệ pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch Đối với tổ chức không có tư cách pháp nhân, mỗi cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch một cách độc lập, còn tổ chức có tư cách pháp nhân có thể nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật này Nhìn chung chủ thé sử dụng dịch vụ du lịch chi cần đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật.

Năng lực pháp luật được xuất hiện ké từ khi con người được sinh ra và mở rộng dan theo thời gian và chỉ mất đi khi người đó chết Ngược lại, năng lực hành vi pháp luật thường xuất hiện muộn hơn do nó chỉ xuất hiện khi con người đã đạt tới một độ tuôi nhất định và đáp ứng các tiêu chuẩn do pháp luật quy định Ngoài ra, ta còn có các quy định khác dé công nhận năng lực hành vi pháp luật như về sức khoẻ, trình độ va năng lực tài chính cũng như các điều kiện khác kèm theo Vì vậy, trong các hoạt động du lịch, những khách du lịch chưa đủ tuôi, sức khoẻ hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự dé tham gia sé cần sự trợ giúp của người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thường là người thân hoặc người giám hộ hoặc các tô chức cần đáp ứng các điều kiện về bảo hiểm hoặc năng lực tài chính nhằm đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro có thê xảy đến trong

hoạt động du lịch.

Có thé nói, các điều kiện dé trở thành khách du lịch khá đơn giản và tuỳ vào các

Trang 26

loại hình du lịch khác nhau thì sẽ có những yêu cầu riêng biệt cần đáp ứng với loại hình

1.1.4.2 Nội dung cua quan hệ pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch

Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, các chủ thé đều phải tuân thủ theo cach

xử sự mà pháp luật ban hành và quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch cũngkhông là ngoại lệ Vì vậy, nội dung của quan hệ pháp luật kinh doanh du lịch là các

quyền và nghĩa vụ pháp ly mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải tuân thủ và

thực hiện Theo các quan điểm truyền thống về hoạt động kinh doanh du lịch, việc cung

ứng và tiêu dùng dịch vụ du lịch phải diễn ra trên cùng một không gian, ví dụ nếu khách du lịch đi du lịch tại một địa điểm thì mọi hoạt động du lịch tham quan, khám phá đều diễn ra tại địa điểm đó Như vậy, đa sé quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được thực hiện

trong quá trình du lịch đó.

Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của các chủ thể quan hệ pháp luật kinh

doanh dịch vụ du lịch:

(i) Khách hàng có quyền được biết và được thụ hưởng day đủ các chương trình, dich vụ, điểm đến cũng như các lợi ích hợp pháp có được khi tham gia vào quan hệ pháp luật này; được đối xử bình đăng: được bảo đảm an toàn về

tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng

danh dự, nhân phâm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp Đồng thời khách hàng có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, đúng hạn và tuân thủ sự hướng dẫn, nội quy của bên cung cấp dịch vụ trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ; bồi thường thiệt hại cho bên cung ứng dịch vụ nếu gây thiệt

(ii) Ngược lại, bên cung ứng dịch vụ có quyền nhận thanh toán từ khách du lịch cho các dịch vụ đã cung cấp; có quyền yêu cầu khách hàng tuân thủ hướng dẫn, nội quy mình đặt ra; có quyền nhận bồi thường thiệt hại do khách du

lịch gây ra cho mình Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ phải thực hiện việc

cung ứng dịch vụ du lịch đầy đủ và kịp thời, cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến dịch vụ như đã thoả thuận với khách du lịch; đối xử bình đăng, tôn trọng, danh dự nhân phâm của khách hàng; bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản cho khách du lịch trong suốt quá trình sử dụng dịch

Trang 27

vu, cứu hộ cứu nan trong trường hop khan cấp.

Các quyền và nghĩa vụ này được ghi nhận trong pháp luật và trong cả hợp đồng được ký kết giữa các bên Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau, cả bên cung ứng dịch vụ lẫn bên sử dụng dịch vụ còn có một số nghĩa vụ pháp lý phát sinh trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng Đó là các nghĩa vụ nhăm đảm bảo các chủ thé khi đi tham quan du lịch sẽ có những hành vi ứng xử phù hợp với luật pháp và thuần phong mỹ tục Cụ thể, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi cho phép của pháp luật và cơ quan nhà nước có thâm quyền, thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của mình như đảm bảo điều kiện kinh doanh, nộp thuế, bảo vệ môi trường tại địa điểm du lịch, nghĩa vụ đối với

người lao động Khách du lịch phải có nghĩa vụ ứng xử văn minh, tôn trọng phong

tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, tuân thủ quy định pháp luật, nội quy được áp dụng tại nơi du lịch, bảo vệ môi trường tại địa điểm du lịch

1.1.4.3 Khách thể của quan hệ pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch

Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật trong lĩnh vực du lịch cũng có các yếu tố ràng buộc các bên và buộc các bên trở thành chủ thể trong mối quan hệ pháp luật Yếu tố làm cho các chủ thé có mối quan hệ pháp luật với nhau được gọi là khách thé của quan hệ pháp luật Khách thé của quan hệ pháp luật được thê hiện rất đa dạng phụ thuộc vào tính chất của quan hệ pháp luật và phản ánh lợi ích của các

bên khi tham gia quan hệ pháp luật.

Trong quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch, bên cung ứng dịch vụ dịch

vụ du lịch thực hiện việc cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ này Đây chính là lợi ích mà các bên đều hướng tới với những mục đích khác nhau Vi vậy, khách thể của quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch chính là các dịch vụ đu lịch Tuy nhiên, khách thê trong quan hệ pháp luật rất đa dạng, tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh mà khách thể cũng sẽ khác nhau Với dịch vụ lữ hành, khách thể của quan hệ pháp luật

lúc này chính là dịch vụ lữ hành và tương tự với các loại hình kinh doanh khác.

Tuy có chung khách thể là các dịch vụ du lịch, nhưng mục đích mà các bên hướng

tới lại khác nhau Bên cung ứng dịch vụ du lịch hướng tới mục đích sinh lợi, còn bên

khách du lịch hướng tới mục đích thoả mãn các nhu cầu du lịch của bản thân mình 1.1.5 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

Trang 28

1.1.5.1 Đối với nên kinh tế

Thứ nhất, khó có thé phủ nhận ý nghĩa của hoạt động kinh doanh dich vụ du lịch đến với ngành kinh tế Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, tổng thu hàng năm từ khách du lịch giai 2003 — 2018 liên tục phá vỡ ky lục của năm trước Bat chấp tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tốc độ tăng trưởng của doanh thu hàng năm từ khách du lich vẫn được duy trì ở mức 7,1%?! Điều này đóng góp đáng kế cho

ca cân thanh toán quôc gia.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh du lịch hỗ trợ cho rất nhiều các ngành nghề khác nhau Như đã nói phía trên, du lịch là một ngành tong hop và vì thế, hoạt động kinh

doanh dịch vụ du lịch hỗ trợ các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo

hiểm, đồng thời mang lại thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm, dịch vụ này và thúc đây tăng nhanh tông sản pham kinh tế quốc dân.

Thứ ba, khi hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phat triển, nó đem lại những nguồn lợi và thu hút nhà đầu tư trong nước và quốc tế Ngày | tháng 11 năm 2021 vừa qua, thủ tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định 1831/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 Trong đó, Nhà nước ta dự kiến có mười bốn dự án về du lịch văn hoá với nhiều hình thức như 100% vốn nước ngoài, liên doanh chứng tỏ sức hút về đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc.

1.1.5.2 Đối với an sinh xã hội

Thứ nhất, không chỉ tăng trưởng về mặt kinh tế mà hoạt động kinh doanh dịch

vụ du lịch còn đem lại cơ hội việc làm lớn cho người lao động, đặc biệt là các lao động

tại vùng cao, địa điểm du lịch Theo thống kê của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội năm 2018, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu lao động du lich, chiếm 2,5% tổng lao động cả nước?? Tuy nhân lực lành nghề còn thiếu nhưng không thê phủ nhận hoạt động kinh doanh du lịch đang đem lại những cơ hội tốt cho người lao động.

Thứ hai, chú trọng khai thác các địa điểm du lịch cũng là một biện pháp giúp giảm gánh nặng về đô thị hoá cho các thành phố lớn, đảm bảo dân cư được phân bố

3! Số liệu tham khảo tại https://vietnamtourism gov.vn/index.php/items/13462, truy cập ngày 27/12/2021.

32 Nhân lực ngành du lịch: Thiéu lao động lành nghề, truy cập từ

http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=28639, truy cập ngày 09/12/2021, lúc 08h00”.

Trang 29

đồng đều, nhờ đó làm giảm các áp lực và tạo cơ hội cho các thành phố có cơ hội phục hồi.

Thứ ba, đem lại sự tăng trưởng về kinh tế, về cơ hội làm việc, du lịch còn giúp nâng cao đời sống cho những người nông thôn, tạo nên những chuyền biến tích cực trong đời sống tinh thần của họ Đây là điều không thể phủ nhận khi ngành du lịch phát triển, các ngành liên quan tới dịch vụ du lịch ngày càng phát triển kéo theo những sự

phát triên mới trong chính đời sông con người cả vê mặt vật chât lân tính thân.

1.1.5.3 Đối với nên văn hóa

Du lịch là một cách thức quảng bá văn hoá, phong tục tập quán hiệu quả, là cơ

hội tuyệt vời để đem văn hoá Việt Nam đến với thế giới Ngày 14 tháng 10 vừa qua, ngày Văn hoá- Du lịch Việt Nam được tổ chức tại Hy Lạp - nơi những nghệ sĩ Việt Nam có cơ hội quảng bá văn hoá Việt Nam thông qua âm nhạc Ngoài ra, triển lãm “ Không gian văn hoá Việt Nam" cũng được tô chức nhằm quảng bá hoạt động du lịch Việt Nam, về hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định với những con người thân thiện và những danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản thế giới và nền văn hoà giàu truyền thống lịch sử?3 Đây những cơ hội để quảng bá nền văn hóa của nước ta đến bạn bè thé

giới cũng như đem lại cho chúng ta không chỉ quan hệ ngoại giao mà còn những cơ hội

hợp tác phát triển kinh tế, xã hội.

Có thể nói, du lịch đã và đang là ngành mũi nhọn của Việt Nam bởi những lợi ích về kinh tế, xã hội, văn hoá mà nó đem lại Trong thời gian tới, khi đại dịch Covid-19 có những chuyển biến tích cực, Việt Nam cần chuẩn bị các kế hoạch dé tái khởi động ngành kinh doanh dịch vụ du lich chào đón những biến đổi tích cực trong lĩnh vực này.

1.2 Khai quát pháp luật kinh doanh dịch vu du lịch

1.2.I Khái niệm pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch

Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu hay sách báo chuyên ngành nào đề cập tới khái niệm về pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch Các tác giả mới chỉ nghiên cứu về khái niệm pháp luật trong lĩnh vực du lịch nói chung hoặc một số khía cạnh cụ thê của pháp luật du lịch Cụ thé, tác giả Vũ Thị Ngân đã đưa ra khái niệm pháp luật trong

33 Quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam tới đất nước Hy Lạp, truy cập từ

http://www.icd.gov.vn/details/dic/105/trung-tam-van-hoa-viet-nam-o-nuoc-ngoai/quang-ba-van-hoa-du-lich-viet-nam-toi-dat-nuoc-hy-lap/27.icd, truy cập ngày 09/12/2021, lúc 08h45”.

Trang 30

lĩnh vực du lịch như sau:

Pháp luật trong lĩnh vực du lịch là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện dé diéu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động du lịch, bao gom các quy định về: tài nguyên du lịch; quy hoạch phát triển du lịch; khu du lịch; điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch; khách du lịch; kinh doanh du lịch; hướng dân du lịch; xúc tiễn du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch; thanh tra du lịch; giải quyết yêu câu, kiến nghị của khách du lịch” Hay tác giả Hoàng Thị Tâm tiếp cận pháp luật du lịch dưới góc độ các điều kiện kinh doanh, phát biểu như sau: “Pháp luật về điều kiện kinh doanh dich vụ du lịch là hệ thong tong hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mỗi quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch và hoạt động quản lý của nhà nước đối với đăng ký kinh

doanh dịch vụ du lịch "3°.

Dé xây dung khái niệm pháp luật kinh doanh dịch vụ du lich, ta cần xác định hai thành t6 chính, bao gồm: khái niệm pháp luật nói chung và các quan hệ xã hội mà pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch điều chỉnh.

Hiện nay, các tài liệu và sách báo pháp lý tại Việt Nam trình bày nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm pháp luật, tuy nhiên đó chỉ là khác biệt về hình thức Tựu trung lai, các nhà khoa học hay chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý đều thống nhất với nhau về quan điểm, cho rằng “Pháp luật là hệ thông các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục

đích, định hướng của nhà nước ”5.

Pháp luật được nhà nước sử dụng như một công cụ giúp quản lý các mặt của đời

sống xã hội Theo đó, pháp luật có những vai trò nôi bật như điều tiết, định hướng các quan hệ xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển bền

vững của xã hội cũng như giải quyết các tranh châp phát sinh, bảo vệ quyên và lợi ích

3 Vũ Thị Ngân (2015), Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật

Học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Ha Nội, Hà Nội, tr 15.

35 Hoàng Thị Tâm (2018), Điều kiện kinh doanh địch vụ du lịch theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tinh Ninh

Bình, Luận văn Thạc sĩ Luật Học, Học viện Khoa học xã hội — Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, HàNội, tr 24.

36 Trường Dai học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Li luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp táibản lần thứ 13, Hà Nội, tr 212.

Trang 31

chính đáng cho các chủ thê trong xã hội.

Vai trò quan trọng, chủ đạo của pháp luật trong hệ thống các công cụ điều chỉnh xã hội xuất phat từ những ưu thé của pháp luật so với các công cụ khác Mét /à, pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước Do đó, pháp luật có thê trở thành hệ thống quy phạm chung, chuẩn mực cho toàn xã hội và

những quy phạm này được đảm bảo thực hiện bởi chính sức mạnh nhà nước Hai là,

pháp luật có tính xác định về mặt hình thức Nhờ sự rõ ràng, cụ thể về mặt hình thức cùng với khả năng của nhà nước trong việc truyền bá, phô biến khiến cho pháp luật trở thành công cụ có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất, đồng thời điều chỉnh một cách đồng bộ, chính xác nhất trên các khu vực địa lý khác nhau.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, giữa chủ thể cung ứng dịch vụ du lich và chủ thé sử dụng dịch vụ du lịch Theo đó, bên cung ứng dịch vụ với mục đích sinh lợi có nghĩa vụ cung ứng đúng, đầy đủ dịch vụ du lịch như đã thỏa thuận cho khách hàng và ngược lại, khách hàng được thỏa mãn nhu cầu sử dụng dịch vụ có nghĩa

vụ thanh toán chi phí, thù lao tương ứng.

Dựa vào các đặc điểm, vai trò của mình, các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch là khuôn mẫu dé các chủ thé trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tuân thủ, từ đó điều chỉnh các quan hệ xã hội này theo định hướng đã đề ra Như vậy, xuất phát từ đối tượng điều chỉnh, khái niệm pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch, có thể

được hiêu như sau:

Pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch là hệ thống cdc quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện dé diéu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vu du lịch thông qua việc quy định quyên và nghĩa

vụ của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật này.

1.2.2 Cấu trúc của pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch tại Việt Nam LAAT, Nguôn của pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch tại Việt Nam

Nguôn của pháp luật được hiệu là tat cả các yêu tô chứa đựng hoặc cung cap căn

Trang 32

cứ pháp lý để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế3” Có thé hiểu nguồn của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch là tổng hợp tat cả các phương thức tồn tại của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đó các chủ thê trong xã hội có thể nhận diện và thực hiện được

pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tại Việt Nam, nguồn của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm:

Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thâm quyên ban hành Mỗi văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và hiệu lực khác nhau, do đó, mỗi văn bản sẽ điều chỉnh một hoặc một số vẫn đề khác nhau của pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch (được trình bài tại tiêu mục 1.2.3.2) Một số

văn bản pháp luật đặc trưng là Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Du

lịch 2017, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020

Thứ hai, các điều ước quốc tế điều chỉnh về kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng mà CHXHCNVN là thành viên Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước CHXHCNVN với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc cham dứt quyền, nghĩa vụ của nước CHXHCNVN theo pháp luật quốc té*8 Theo Điều 6 của Luật Điều ước quốc tế 2016, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp Do đó, điều ước quốc tế là một nguồn pháp luật quan trọng của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá Việt Nam hiện đã ký kết nhiều điều ước quốc tế cả song phương lẫn đa phương liên quan đến kinh doanh dịch vụ du lịch như: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS), Hiệp định Asean về du lịch, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Thứ ba, hợp đồng dịch vụ du lịch được ký kết giữa các chủ thé kinh doanh dich vụ du lịch Bản chất của quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch là một quan hệ

37 Trường Dai học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Li luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp tái

ban lân thứ 13, Hà Nội, tr 285 ;

38 Khoản I Điêu 2 Luật Điều ước quốc tê số 108/2016/QH13 ngày 09/4/2016.

Trang 33

pháp luật tư, việc dân sự cốt ở hai bên Các bên thoả thuận trong hợp đồng theo tinh thần

tự nguyện, không trái luật, không vi phạm đạo đức Sự thoả thuận đó được nhà nước

thừa nhận, trở thành nguồn của pháp luật, mang tính buộc thực hiện Chính vì vậy, hợp đồng mà các bên giao kết trở thành một nguồn quan trọng cung cấp căn cứ pháp lý cho hành vi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Thứ tw, tập quán thương mại tai nơi du lịch Tập quán pháp là nguồn luật bố sung cho những thiếu sót của văn bản bản quy phạm pháp luật, phù hợp với đặc điểm của một khu vực địa lý hay cộng đồng dân cư Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 đều có quy định thừa nhận vai trò và hướng dẫn trường hợp áp dụng tập

quán”? Kinh doanh dịch vụ du lịch là một hoạt động thương mại, vì vậy hoàn toàn có

thé áp dụng tập quán trong thương mai hay tập quán nói chung để điều chỉnh một số khía cạnh của quan hệ pháp luật này trong những trường hợp cụ thê.

1.2.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật kinh doanh dich vụ du lịch tại Việt Nam

Pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam bao gồm các nội dung chính

như sau:

a Quy định về chủ thé thực hiện hoạt động kinh doanh dich vụ du lịch

Pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch quy định về chủ thé tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam bao gồm bên cung ứng dịch vụ du lịch và khách du lịch Pháp luật quy định điều kiện để trở thành chủ thể cung ứng dịch vụ du lịch, bao gồm tư cách thương nhân và các điều kiện kinh doanh, tiếp cận thị trường dịch vụ du lịch cụ thé tại các văn bản luật chuyên ngành như Luật Du lịch 2017, Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 cùng các văn bản hướng dẫn khác.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật

cho đôi tượng khách du lịch tại Luật Du lich 2017 và Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra pháp luật còn quy định thêm một số biện pháp đảm bảo an toàn dịch té

39 Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13:

“Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quan nhưng tậpquan áp dung không được trái với các nguyên tắc cơ ban của pháp luật dân sự quy định tại Diéu 3 của Bộ luật

Điều 13 Luật Thương mại số 36/2005/QH11:

“Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lậpgiữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật

nay và trong Bộ luật dan sự ”.

Trang 34

cho các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch trong các văn bản hướng dẫn của co quan nhà nước có thâm quyên.

b Quy định vé hop dong trong hoạt động kinh doanh dich vụ du lịch

Pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch quy định các khía cạnh của hợp đồng dịch vụ du lịch tại nhiều nguồn pháp luật khác nhau:

(i) Bộ luật Dân sự 2015 điều chỉnh về van dé đề nghị giao kết hợp đồng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; (ii) Luật Thương mại 2005 điều chỉnh các chế tài thương mại và phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch;

(iii) Luật Du lich 2017 và các văn bản hướng dẫn quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong từng hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch cụ thể, hình thức của hợp đồng dich vụ du lịch.

c Quy định về quản by nhà nước trong hoạt động kinh doanh dich vụ du lịch Nội dung quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm: thanh kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; đảm bảo đầu tư, ưu đãi đầu tư hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch; kiểm

soát việc hạn chê tiêp cận thị trường đôi với nhà đâu tư nước ngoài.

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐÈ PHÁP LÝ PHÁT SINH TRONG SỰ ĐIÊU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM

BOI CẢNH HẬU Covid-19 2.1 Bối cảnh hậu Covid-19 đặt ra các sự kiện pháp lý mới

2.1.1 Bối cảnh hậu Covid-19 ở Việt Nam

Theo định nghĩa của trường đại học Jonhs Hopkins, Covid -19 được định nghĩa

như sau: “Coronavirus là chủng virus với nhiễu loại biến thé và có thể gây nên một số bệnh Chung Coronavirus đâu tiên được xác định vào năm 2019 và được gọi là SARS-CoV-2 và đã gây ra đại dịch về hô hấp ở con người và được gọi là Covid-192” Ngoài ra, trên trang chủ của Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật của Việt Nam có đề cập thêm tới một số thông tin về Covid-19 như sau: “Covid-19 đo vi-rút có tên là

SARS-“0 https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/coronavirus, truy cập lần cuối ngày

24/02/2022.

Trang 35

CoV-2 gây ra Nó là một phan của họ vi-rút corona, bao gồm các loại vi-rút phổ bién gây ra nhiễu loại bệnh từ cảm thông thường hoặc viêm phế quản đến các bệnh nghiêm trọng hơn (nhưng hiếm gặp hơn) như hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và Hội Chứng Hô Hap Trung Đông (MERS)“!” Vì vậy, SARS-CoV-2 là loại vi-rút có tác động lớn vào hệ thống hô hấp của con người và có thể dẫn tới tử vong hoặc các di

chứng hậu Covid-19.

Hon thế, trong suốt gần 04 năm qua, SARS-CoV-2 đã có rất nhiều biến thé và biến chủng mới được phát hiện và nghiên cứu nhăm tìm ra những đặc tính của chúng và cơ chế dé các loại vaccine có thé được tối ưu hoá nhăm bảo vệ con người Một số biến thé phổ biến có thể ké tới như: Alpha, Beta, Gamma, Delta, Omicron, đã gây ảnh hưởng nặng né tới cuộc sông thường nhật trên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát một phần bởi các chiến dịch tiêm vaccine nhằm đạt miễn dịch cộng đồng thông qua vaccine thì ta cũng không thể không nhắc những di

chứng đê lại do Covid-19 vân hiện diện trong đời sông của môi người.

Tu năm 2020, bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO, bà dự

đoán đến năm 2022, người dân trên toàn thế giới sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường như trước khi đại dịch xảy ra‘? Cho đến hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều biến thé mới của loại virus nay, tiến sĩ Balasubramaniam đã phát biểu "Virus sẽ không bị tiêu diệt, thé giới tới nay mới chỉ xóa số được duy nhất bệnh đậu mùa", mặc dù vậy các chuyên gia vẫn tin rằng trong năm nay các mặt kinh tế xã hội sẽ trở lại bình thường nhờ vaccine — chìa khóa mở cánh cửa thoát khỏi đại dịch'3 Trong một nghiên cứu gần đây, các bác sĩ và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Nam Phi cho biết rằng sự gia tăng và suy giảm nhanh chóng của biến thé Omicron ở Nam Phi cho thay quỹ đạo khác biệt đáng ké so với các bién thê trước đây Các nhà khoa học cho rằng đó có thé là một dấu hiệu cho thấy đại dịch sẽ chuyên sang giai đoạn bệnh đặc hữu ít gây ảnh hưởng đến xã hội

hon Một khi Covid-19 được coi là bệnh đặc hữu thì những giới hạn đặt ra theo cảnh

#! https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/your-health/about-Covid-19/basics-Covid-19.html, truy cập

lần cuối ngày 24/02/2022.

#2

https://vncedc.gov.vn/du-bao-thoi-diem-the-gioi-quay-lai-cuoc-song-binh-thuong-sau-dai-dich-covid-19-nd15864.html, truy cập lần cuối ngày 26/02/2022

*3 https://vnexpress.net/trien-vong-dai-dich-ket-thuc-nam-2022-4413446.html, truy cập lần cuối vào ngày

4

https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/omicron-ang-ha-nhiet-nhung-chua-the-biet-uoc-khi-nao-ai-dich-ket-thuc, truy cập lần cuối ngày 26/02/2022

Trang 36

báo của Chính Phủ tại Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/04/2020 sẽ được gỡ bỏ, tức

những người nhiễm Covid-19 sẽ không phải cách ly, thậm chi đi làm bình thuong*.

Điều này sẽ giúp kinh tế-xã hội trở nên bình thường hóa mặc dù vẫn tôn tại virus trong cộng đồng Các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội sẽ không bị ngăn chặn, hạn chế bởi các quy định phòng chống dịch trong bối cảnh hậu Covid-19.

Mặc dù vậy, khó có thé phủ nhận những tac động cua dịch bệnh lên nên kinh tế-xã hội của Việt Nam trong suốt năm 2021 và kéo dai tới thời điểm hiện tại Theo báo cáo tình hình kinh tế- xã hội quý IV và năm 2021, GDP năm 2021 tăng 2,58% với riêng

quý IV năm 2021 tăng 5,22%“ cùng với đó ty trọng của các khu vực nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản; khu vực công nghiệp và xây dựng ; khu vực dịch vụ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phâm lần lượt chiếm tỷ trọng 12,36% (giảm 2,49% so với năm 2020); 37,86%

(tăng 4,14% so với năm 2020); 40,95% (giảm 0,8% so với năm 2020) và 8,83% (giảm

0,97% so với năm 2020)” Đặc biệt trong quý III/2021 khi dịch bệnh căng thang và

Chính phủ phải áp dụng biện pháp phong toả, giãn cách kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cựctới tình hình của các doanh nghiệp Trong năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh

nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 13,4% so với năm trước; gần 160 nghìn doanh

nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, giảm 10,7% so với năm 20203 Không chỉ

giảm vé số lượng doanh nghiệp, doanh thu trong các ngành hoạt động dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2021 tại các địa phương giảm mạnh trong Thành phố Hỗ Chí Minh va Bà Rịa- Vũng Tàu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi giảm 46,1% và 52,2% so với năm 2020 Một số

địa phương kinh doanh dịch vụ lữ hành có doanh thu giảm mạnh so với năm trước như

Cần Thơ giảm 15,1%, Khánh Hoà giảm 20,4%, Thành phố Hồ Chí Minh giảm 29,1 với lượng khách quốc tế chỉ 157,3 nghìn lượt người”, giảm 95,9% so với năm trước và giảm

1/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2021/, truy cập lần cuối ngày 27/02/2022

* Kỳ báo cáo từ ngày 21/12/2020-20/12/2021.

Trang 37

năm 2021 nhưng Tiến Sĩ Đỗ Tắt Cường thuộc Viện Kinh tế, Học viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh cho rang năm 2022, Việt Nam có thé kỳ vọng tăng trưởng về ngắn hạn và trung hạn Trước hết, Việt Nam có thể hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Đối tác kinh tế toàn điện khu vực (RCEP) gồm nhiều lĩnh vực như: thương mại hàng hoá và dịch vu, đầu tư, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ và mua sắm chính phủ, bắt đầu từ ngày 01/01/2022°° Ngoài ra, ông Tim Leelahaphan — Chuyên gia kinh tế phụ trách khu

vực Thái Lan và Việt Nam của Ngân hàng Standard Chartered- bày tỏ sự tích cực khi

nói về nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 với triển vọng tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 6,7% trong năm 2022 tăng thêm 0,3% trong năm 202351.

Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, Quyết định 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 với vốn ngân sách hỗ trợ cho các lĩnh vực du lịch của địa phương là hơn 5.500 tỷ đồng cũng với đó là rất nhiều các chính sách khác nhằm vực dậy nền du

lịch sau đại dịch.

Có thé nói, đại dich Covid-19 đã, đang và có thể trong tương lai vẫn sẽ hiện diện trong đời sống của con người Đại dịch đã có tác động rất lớn tới đời sống của con người trên quy mô toàn cau, gây thiệt hại nặng nên cho rất nhiều nước trên thé giới trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có quyền hy vọng về một sự phát triển

vượt bật trở lại khi Bệnh Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu Vào ngày 09/01/2022, TS.

Ezekiel Emanuel, chuyên gia từng làm việc tại một ban cô van về dịch bệnh Covid-19 của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đưa ra nhận định rằng Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu vào cuối năm 2022 Hiện tại, một số nước trên thế giới đã coi Covid-19 là bệnh đặc hữu hoặc đang trong quá trình chuẩn bị cho giai đoạn coi Covid-19 là bệnh đặc hữu

như Thái Lan, Indonesia, Malaysia" Vì vậy, với những nỗ lực ngăn chặn làn sóng lây

lan dịch bệnh, Việt Nam có thé sẽ sớm coi Covid-19 là bệnh đặc hữu nhăm phục hồi phát triển kinh tế- xã hội.

2.1.2 Những sự kiện phap lý mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ

50 TS Đỗ tat Cường, Tinh hình kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng trong năm 2022,

https://tapchitaichinh vn/su-kien-noi-bat/tinh-hinh-kinh-te-viet-nam-nam-202 |

-va-trien-vong-trong-nam-2022-344921 html, truy cập lần cuối ngày 28/2/2022

5! Khánh Minh, Kinh tế Việt Nam sẽ phục hoi mạnh mẽ từ cuối quý 1/2022, https://laodong.vn/kinh-te/kinh-te-viet-nam-se-phuc-hoi-manh-me-tu-cuoi-quy-i2022-1015561.1do, truy cập lần cuối ngày 28/2

52 https://vtv.vn/xa-hoi/tien-toi-coi-Covid-19-la-benh-dac-huu-20220312190030928.htm, truy cập lần cuối ngày

14/3/2022.

Trang 38

du lịch ở Việt Nam

Thứ nhất, “Hộ chiếu vaccine” (Vaccine Passport) xuất hiện như một điều kiện mới được áp dung cho hoạt động xuất nhập cảnh của du khách quốc tế Theo từ dién Merriam Webner thì thuật ngữ “Hộ chiếu vaccine” là một tài liệu vật lý hoặc dưới dạng kỹ thuật số cung cấp bằng chứng về việc tiêm phòng một hoặc nhiều bệnh truyền nhiễm, điển hình như bệnh Covid-19 trong bối cảnh hiện nay’ Nếu như trước đây, chủ thé kinh doanh dịch vụ du lịch và người tham gia dịch du du lịch không có quá nhiều ràng buộc thì đại dich Covid -19 đã thay đổi cách vận hành của ngành du lịch khi các chủ thé cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện và tiêm đủ vaccine hoặc có giấy xét nghiệm hay cần phải cách ly khi đi du lịch tại các vùng dịch về Hiện tại, nhiều nước trên thé giới đã triển khai “Hộ chiếu vaccine” được tích hợp trên các thiết bị điện tử, dạng thẻ hoặc chứng nhận nhăm cung cấp thông tin chứng minh một người đã được tiêm đủ số mũi vaccine phòng chống Covid-19 theo quy định của Chính Phủ hoặc quy định của các

nước thuộc Liên minh.

Thứ hai, cách thức mới cung ứng dich vu du lịch Sự bùng nỗ của cuộc cách mang công nghiệp 4.0 với chất xúc tác là đại dich Covid-19 đã làm biến đổi dịch vụ du lịch trong bối cảnh hậu Covid-19 Sự phát triển của công nghệ cho phép khách hàng trai nghiệm nghe, nhìn, tương tác với địa điểm du lịch tại nhà, công nghệ cũng làm biến đồi cách thức cung ứng dịch vụ lưu trú du lịch và cả phương thức thanh toán của hợp đồng cung ứng địch vụ du lịch Có thê nói, bối cảnh hậu Covid-19 đòi hỏi khung pháp lý điều chỉnh một số khía cạnh của hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch.

Thứ ba, quản lý nhà nước về dau tư kinh doanh dịch vụ du lịch Từ khi đại dich bùng phát, ngành du lịch là một trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề Doanh nghiệp

rút khỏi thị trường, sụt giảm doanh và lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch

quốc tế là những cú sốc lớn đối với ngành du lịch trong suốt thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo phương châm “chống dịch như chống giặc” Đây là giai đoạn mọi ưu tiên hàng đầu được dành cho công tác khoanh vùng, dập dịch để sớm đạt trạng tháng “bình thường mới”, tạo điều kiện đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội khác Tuy nhiên, sự xuất hiện biến thé siêu lây nhiễm Delta đã buộc nước ta phải thay đổi chiến lược chống dịch thành “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dich Covid-19”, tién

*3 https://www.merriam-webster.com/dictionary/vaccine%20passport, truy cập ngày 14/3/2022.

Trang 39

hành bao phủ vaccine trên diện rộng và từng bước mở cửa một số ngành dịch vụ, trong đó có kinh doanh dịch vụ du lịch Việc mở cửa du lịch trong bối cảnh hậu Covid-19 đặt ra yêu cầu đòi hỏi hoàn thiện một số thé chế về quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch như: ưu đãi đầu tư trong kinh doanh dịch vụ du lịch, hạn chế chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài về kinh doanh dịch vụ du lịch.

2.2 Van đề pháp lý phát sinh về điều kiện chủ thé đối với khách du lịch trong sự điều chỉnh của pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh

hậu Covid-19

“Hộ chiếu vaccine” ra đời đã mang đến rất nhiều lợi ích như: Giúp các cơ quan y tế kiểm soát tốt và đễ dàng hơn tình hình sức khỏe mỗi người; để người dân biết rõ được sức khỏe của mình; hỗ trợ các quốc gia mở cửa đón khách quốc tế Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã lựa chọn triển khai giải pháp này Tiêu biểu là Trung Quốc - quốc gia khởi phát đại dich đã ra mắt hộ chiếu vaccine dưới dang ứng dụng WeChat mini vào

tháng 3-2021 Các nước như Israel có Green Pass, Đan Mạch có Coronapas, Liên minh

châu Âu (EU) ứng dụng Chứng chỉ Covid Kỹ thuật số EU.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa ton tại một quy định cụ thể nào về thuật ngữ “Hộ chiếu vaccine”, tuy nhiên những điều kiện tiêm chủng phòng bệnh Covid-19 đối với khách du lịch cũng tương tự với loại tài liệu này Cụ thể, thay vì “Hộ chiếu vaccine”, cơ quan nhà nước yêu cau các giấy chứng nhận tiêm chủng phòng bệnh Covid-19 được cấp bởi cơ quan có thầm quyền nhất định cho hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam.

2.2.1 Quy định hiện hành về điều kiện chủ thé doi với khách du lịch quốc té đến

Việt Nam

Ngày 11/6/2021, Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 07-KL/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế xã hội, trong đó đề ra nhiệm vụ trọng tâm là đây nhanh việc xây dựng, công khai chương trình, kế hoạch tiêm vaccine cho người dân nhăm đạt miễn dịch cộng đồng với lộ trình thời gian cụ thể, đồng thời với đó là tổ chức nghiên cứu cho thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thé kiểm soát được dịch bệnh Như vậy, ý tưởng về sử dụng hộ chiếu vaccine đã được hình thành ở Việt Nam ngay trong giai đoạn đầu tiên của làn sóng bùng phát dich Covid-19 gây ra bởi biến thé Delta tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía nam và trước khi diễn ra chiến dịch tiêm chủng

Trang 40

vaccine lớn nhất từ trước đến nay Ngày 25/6/2021, Bộ Y tế ban hành Quyét định số 3092/QD-BYT về việc triển khai thí điểm “Hướng dan cách ly y tế phòng, chống dich Covid-19 đối với người nhập cảnh” Ngày 04/8/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 6288/BYT-MT về việc giảm thời gian cách ly y tế tập trung đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 Từ ngày 04/9 đến 23/9/2021, Sân bay quốc tế Van Đồn (Quảng Ninh) đã đón thành công 04 chuyến bay thí điểm đón khách có “hộ chiếu vaccine” vào Việt Nam Trong giai đoạn thi điểm đầu tiên, Việt Nam tỏ ra khá thận

trọng trong việc từng bước noi lỏng các biện pháp cách ly khi nhập cảnh mà không cho

phép tự do đi lại Khách nhập cảnh vẫn phải thực hiện cách ly y tế nhưng được phép rút ngắn thời gian cách ly xuống còn 07 ngày và chỉ được di chuyên trong khu vực được chỉ định dé đảm bảo an toàn dịch té.

Ngày 29/10/2021, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 7937/VPCP-QHQT thê hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về việc áp dụng “Hộ chiều vaccine” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8044/VPCP- KGVX ngày 02/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch đã ban hành Hướng dẫn tạm thời số 4122/HD-BVHTTDL ngày 05/11/2021 thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với những nội dung liên quan như lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế; quy trình đón khách du lịch quốc tế Đáng lưu ý trong Hướng dẫn này có nội dung liên quan đến việc khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện cụ thê về y tế.

Theo đó, tại mục II, Hướng dẫn số 4122/HD-BVHTTDL nêu, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam cư trú tại nước ngoài đến từ các thị trường du lịch trọng điểm, tiềm năng của Việt Nam, đáp ứng các điều kiện về xuất nhập cảnh và các điều kiện về y tế đưới đây:

1 Có hộ chiếu vaccine, tức là chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 được cơ quan có thâm quyền tại Việt Nam công nhận (không áp dụng đối với trẻ em đưới 12 tuổi đi cùng cha mẹ hoặc người giám hộ) Thời gian tiêm mũi 2 hoặc mũi 1 (đối với loại vaccine 1 mũi) có hiệu lực đủ 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất cảnh Hoặc có chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc

Ngày đăng: 31/03/2024, 00:03

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan