Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật về tín thác ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

91 1 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật về tín thác ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2022 DE TÀI: PHAP LUAT VE TÍN THAC Ở MOT SO QUOC GIA

TREN THE GIOI VA KINH NGHIEM CHO VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: xã hội

NĂM 2022

Trang 2

TRƯỜNG DAI HỌC LUẬT HÀ NOI

BAO CÁO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC NAM 2022”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

DE TAI: PHAP LUAT VE TIN THAC O MOT SO QUOC GIA TREN THE GIOI VA KINH NGHIEM CHO VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã Hội

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Duy Nam

Trang 3

5 Phương pháp nghiền CÍ He cossecieseeeoesbiseiidikkil0i16151665266626661685880546551265506544453155 5

Bis, iKiết in SB GEE murenortantitrtdiptitirTE071ĐETTTDRGEDNEHITTSNNEDEUTDRGGNERSONEDTSUESTĐGTMNGGSEE07ĐE110283007TEEiSES” 5 CWO 1 sa sseseeseeseeseebieebsierikEEhsEthsEEhsEasEhsEhsEhiiEkkIDAKIDAMIDEEIDESIDESIDESIDESIDEKAISKSSOKSAOKSAOKSAGK 6

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE TÍN THAC 5 - << << ssesesesesssssse 6 1.1 Lịch sử hình thành G5 G G5 G5 S5 5 5 000000 ng 0966 6

1.2 Định nghĩa fín TAC cscs scssscssscssscssscssscssscssssssssssssssssesssesssesscsssceasecaseeasecasesaseeaseeases 8

1.3 Các đặc trưng của quan HỆ tín Chae ssssssssssocsssssseonnsnssevsnsaensvesonsssnassverswessvesonesss 14

1.3.1 Sự phân chia quyền sở hữu - 2-5-2 ss£ 2 ss£s2£s£s£s£ss£sesesessesesesee 14 1.3.2 Sự độc lập của tài sản tin thac << Go G5 5 5S S S999 000 89888689996 16

1.3.3 Tín thác không phải một dạng hợp đồng - << ssesesesesss 17 1.4 Các yếu tố cau thành tín thác s- << << s2 ses£seSeEsesesetsesesessrsesesee 18 1.4.1 Sự chắc chắn về ý định thiết lập tín thác (certainty of intention) 18

Trang 4

1.4.2 Sự chắc chắn về van đề tai sản tín thác (Certainty of subject matter) 19 1.4.3 Sự chắc chắn về đối tượng (Certainty of object) -. s-s-sesesesesess 20 1P, E0 TT J7 TH TH TẾ sanugaranseninieneessasaesesxsrrisonr609i6601693510011325001029%80107%4000301098060703087101g4340001938 21

1.5.1 Tín thác thiết lập theo ý chí cá nhân (express frusf) 2 -ssss << 21 1.5.2 Tín thác thiết lập bởi ý chí của pháp luật (non-express trust) - 24 1.6 Một số van đề lý luận về các bên trong quan hệ tín thác -.- 25 1.6.1 Người được ủy thắc: ((FURẲGE) sevcnevcrcvcreverevenevenevenevereccreccrencnencrencraccrencnenceenvnenve 25

1.6.2 Người hưởng loi (Beneficiary) co ccc S55 ng 0956 27

1.6.3 Người lập tín thác (Trust settlor/Trust CF€AfOT)) o5 5555555555 «+ 29

1.7 Ung dụng tín thác của trong đời sống xã hội - << 5 seseseseses2 31 1.7.1 Tín thác là một công cụ hữu hiệu cho việc quản lý tài chính cá nhân 31

1.7.2 Quan lý tài sản cho mục đích từ thiỆn 5555555555995 33

1.7.3 Ứng dụng trong hoạt động đầu tư sinh lợi - 2 << sesesesesess 34 TIED KẾT HƯƠNG: Í se: eseenirnsrninieidisdiiiiid1081001301.02101022032201280141 36 COG 2 scncncnieninnineninoninonglekgEEEKEEEKEKEKEEEKSEEKSASXENEXENEXENEXENEXENEXENEXSNEIEEERSEEEEEEEEĐEEEE 37

PHAP LUAT VE TÍN THAC Ở MOT SO QUOC GIA -.- 5-5-5 << s5 37 2.1 Pháp luật về tín thác của Nhat Bản -.- 5s se se =sesessesesesessrses 37 2.1.1 Những nội dung chíÍn <5 55 999 99 000 000001996 37

2.1.2 Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tín thác tại Nhật Bản 48

2.2 Pháp luật về tín thác của Trung Quốc 5-5-5-5-s< 2 << << <s=sesesesesssesssse 50

8z2iLx TH END HỘI đun Bíf BE NHaeeenneseenngiroianontirtiotttiottgRXENNENEEAAGSHA00NA0000010080012009001440083358008 50

Trang 5

XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VE TÍN THAC Ở VIỆT NAM DUA TREN KINH NGHIỆM CUA MỘT SO QUOC GIA 25 555 s52 S2 S2 Ss£s£s£seseseseessse 62 3.1 Thực trạng pháp lý của tín thác ở Việt Nam G5556 62

3.2 Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về tín thác ở Việt Nam 64 3.2.1 Tín thác đáp ứng nhu cầu quản lý tài sản cá nhân ở Việt Nam 64 3.2.2 Kip thời điều chỉnh hoạt động tín thác đầu tư đang phát triển ở Việt Nam68 3.2.3 Tín thác là công cụ hữu hiệu cho việc quản lý tài sản dùng cho mục đích từ{ÏHÏỆTN 0G (5 G G9 HH HH 0 0 0.0 l0 0004.060094 000996 69

3.3 Gợi ý phương hướng xây dựng pháp luật về tín thác cho Việt Nam 73 3.3.1, Hướng Xây HD ssssssesssnsscnsnessxsansensnsvsnansnonsnanscensnsnvneaneansnennneecnanenmennvesnnenenenves 73

3.3.2 Gợi ý một số nội dung CO bản << << ss£ses£ S2 s£s£s£seseseseseesese 74 $8 00/0077 79 TÀI LIEU THAM KHẢO - << 5-5-2 S£ 2 2E EsEsEs£S£E£E SE sEsEsEseseseseescee 81

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Bắt nguồn từ Anh Quốc vào khoảng thé kỷ thứ XIII với mục đích là một công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi cho những hiệp sĩ phải đi chinh chiến nơi xa, tín thác đã phát triển và trở nên phổ biến trong xã hội nước này, được xem là một trong những phát kiến vi đại nhất của nền khoa học pháp lý Vương quốc Anh Tín thác sau đó đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ ở các nước thuộc dòng họ pháp luật Anh-Mỹ (sau đây gọi tắt là các nước common law) như Hoa Kì, Canada, Australia, New Zeland mà dần dần được chấp nhận cả ở những nước thuộc dòng họ pháp luật Châu Au lục địa (Civil law) như Đức, Pháp, Trung Quốc, Dai Loan, Nhật Ban hay Hàn Quốc Việc thiết lập tín thác được công nhận rộng rãi là một phương thức hữu hiệu cho việc quản lý tài sản và đảm bảo sự bền vững về tài chính.

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, một trong những chuỗi sự kiện được công chúng quan tâm, chú ý nhất chính là các bê bối, cáo buộc liên quan đến hoạt động từ thiện của một số nghệ sĩ, người nổi tiếng trong đợt lũ lụt lịch sử tại miền trung năm 2020 Cụ thé, một vài người trong số các nghệ sĩ, người nổi tiếng thực hiện hoạt động từ thiện bị cáo buộc là đã không minh bạch trong việc quản lý khối tài sản từ thiện quyên góp được, đặc biệt là khi nó có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng Sự việc này đã tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều trong xã hội cùng với đó là các ý kiến cho rằng các quy định của pháp luật hiện tại chưa đủ chặt chẽ trong việc điều chỉnh hoạt động quản lý tài sản từ thiện Trong bối cảnh đó, một số bài báo, bài tạp chí (cả chuyên sâu về pháp lý lẫn thông thường) đã đề cập, gợi ý về tín thác như là một công cụ pháp lý có thể giúp quản lý tài sản từ thiện một cách an toàn, hiệu quả Do đó, cần thiết phải có một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tín thác nhằm làm 16 xem tín thác thực sự là gi, việc xây dựng khung pháp ly cho tín thác ở Việt Nam có cần thiết và khả thi không? Ngoài việc là công cụ pháp lý hiệu quả trong quản lý tiền từ thiện thì tín thác còn có những ứng dụng nào khác nữa? Chính vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chon đề tài: “Pháp luật về tín thác ở một số quốc gia trên thé giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài dự thi cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học của trường Đại học Luật Hà Nội năm này Nhóm nghiên cứu hi vọng đề tài này sẽ cung cấp được những kiến thức lý luận cơ bản nhất về quan hệ tín thác, giới thiệu về pháp luật

1

Trang 7

tín thác ở một sô quôc gia và là một sự gợi mở cho các nhà lập pháp Việt Nam trên conđường xây dựng khung pháp lý cho tín thác.

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Ngoài nước

Tín thác là một chế định pháp lý lâu đời trên thế giới nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu pháp lý về chủ đề này, đặc biệt là ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ (common law) Các công trình nổi bật có thé ké đến là:

- “Những nguyên lý về pháp luật tín thác ” (Principles on the law of the trust) của tác giả Harold Arthur John Ford va William A Lee, 990.

Tác phẩm này cung cấp cho chúng ta một góc nhìn toàn diện va đầy đủ về những nguyên lý quan trọng nhất của pháp luật tín thác và phân tích sự phát triển và thay đôi của pháp luật tín thác trong thời kì hiện đại so với nội dung nguyên bản ban đầu.

- “Luật công bình hiện dai” (Modern Equity) của tac giả Jill.E.Martin, 2001.

Đây là cuốn sách giáo khoa hàng đầu về luật công bình và tín thác, cả về phạm vi bao phủ lẫn sự chuyên sâu trong phân tích.Tác phẩm này đưa ra phạm vi toàn diện về tín thác, người nhận tín thác và các biện pháp khắc phục công bình (equity remendies) được cập nhật đầy đủ với tất cả sự phát triển gần đây.

- “Co sở học thuyết của các nguyên lý của Luật tín thác Trung Quốc” (The doctrinal basis of the trust principles in china’s trust law) của tác gia CharlesZhen Qu, 2003.

Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự ra đời và các nội dung quan trong của luật tín thác Trung Quốc năm 2001 Tác phẩm này phân tích được động cơ và hoàn cảnh ra đời của pháp luật tín thác Trung Quốc, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của đạo luật này trong sự đối sánh với các nguyên lý cơ bản về tín thác của các nước phương tây.

2.2 Trong nước

Do tín thác van còn là một chủ dé khá mới mẻ ở Việt Nam nên mới có rat ít

nghiên cứu vê vân đê, tât cả đêu dưới dạng các bài báo, bài tạp chí chứ chưa có một

Trang 8

công trình nghiên cứu khoa học lớn nào Một sô bài báo, bài tạp chí tiêu biêu về tín thác ở Việt Nam có thê ké đến là:

-Bài “Quan hệ tín thác trong pháp luật một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam” của tác giả Lê Vũ Nam và Lê Bích Thủy, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân (số 24/2020) Bài viết này cung cấp những kiến thức cơ bản về tín thác một cách van tắt nhất, bao gồm lịch sử ra đời, định nghĩa và đặc điểm Sau đó, bài viết này phân tích về pháp luật tín thác ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ và hệ thống pháp luật châu âu lục địa, chỉ ra những điểm khó khăn khi áp dụng tín thác tại các nước thuộc hệ thông pháp luật này Cuối cùng, bài viết đưa ra một số gợi ý về việc xây dựng pháp luật tín thác ở Việt Nam.

-Bài “Xác lập và van hành tín thác cho mục dich từ thiện: Kinh nghiệm từ quốc tế” của tác giả Lê Bích Thủy, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, 20/11/2020 Bài viết này cung cấp cho chúng ta những kiến thức khái quát nhất về tín thác và sau đó giới thiệu một loại tín thác cụ thể là tín thác vì mục đích từ thiện Bài viết đã đi sâu phân tích sự hiệu quả của tín thác từ thiện trong việc quản lý và phân phối tài sản được quyên góp vì mục đích từ thiện, đảm bao được sự minh bạch và an toan Cuối cùng, bài viết đưa ra một số gợi mở về việc áp dụng pháp luật tín thác tại Việt Nam nhằm khắc phục những lỗ hồng trong quản lý tiền từ thiện của pháp luật hiện hành.

-Bài “Quản lý tài sản cá nhân trong tín thác: Ap dụng cho Việt Nam” của tac giả Lê Bích Thủy, đăng trên phụ san Kinh tế, pháp luật và quản lý, thuộc chuyên san Phát triển khoa học và công nghệ của Dai học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết này đã làm rõ những hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện tại trong việc cung cấp cho người dân một công cụ pháp lý hữu hiệu dé quản lý tài sản cá nhân Tiếp đó, tác giả đã phân tích các lý do tín thác là một giải pháp phù hợp cho thực trạng trên Cuối cùng, bài viết phân tích tính khả thi của việc tiếp nhận tín thác vào hệ thống pháp luật Việt Nam hiện tại.

Nhìn chung, trong khi thế giới đã có những nghiên cứu rất chuyên sâu vẻ tín thác thì Việt Nam đang thiếu hụt điều này Các bài nghiên cứu về tín thác ở nước ta còn mang tính khái quát, gợi mở chứ chưa đi sâu phân tích lý thuyết và đối sánh nó với tình hình Việt Nam Do đó, dự định của nhóm nghiên cứu sẽ là phân tích sâu những nội dung cơ

3

Trang 9

bản nhât của tín thác, xem xét sự vận dụng thực tiên những nội dung này ở các nước vàcuôi cùng là đánh giá nó dưới góc nhìn của Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đê tài “Pháp luật về tín thác ở một sô quốc gia trên thê giới vakinh nghiệm cho Việt Nam” là vì các mục đích cơ bản sau:

Thứ nhất, phân tích, nghiên cứu các nội dung lý luận cơ bản của chế định tín thác, cụ thể là về định nghĩa quan hệ tín thác, đặc điểm, cầu thành của một quan hệ tín thắc, các bên trong quan hệ tín thác và van đề xác lập cũng như hủy bỏ tín thác Cùng với đó là đi sâu phân tích sự hữu dụng của quan hệ tín thác khi nó được áp dụng vào đời sống xã hội.

Thứ hai, từ những điểm lý luận cơ bản nói trên, chúng ta đi vào tìm hiểu cụ thê pháp luật về tín thác của hai quốc gia là Trung Quốc và Nhật Bản và thực tế áp dụng của nó Những tìm hiểu này sẽ là cơ sở cho việc đánh giá sự cần thiết của việc xây dựng chế định tín thác cho Việt Nam cũng như gợi ý một số nội dung cơ bản cho việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động tín thác ở Việt Nam.

Thứ ba, từ những nội dung ở chương hai kết hợp với phân tích hoạt động tín thác trong thực tế cũng như hệ thống pháp luật đánh giá sự cần thiết của việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động tín thác ở Việt Nam Từ phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về tín thác các nước ở chương 2 dé đưa ra các gợi ý về những nội dung cơ bản cho khung pháp lý về tín thác của Việt Nam trong tương lai.

4 Phạm vỉ nghiên cứu

Bài nghiên cứu này tập trung vào việc làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về tín thác là định nghĩa, đặc trưng, phân loại, các bên trong quan hệ tín thác và sự hữu dụng của chế định pháp lý này.

Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về tín thác của hai quốc gia là Trung Quốc và Nhật Bản.

Đề tài không nghiên cứu bao quát, chỉ tiết tất cả các nội dung về pháp luật tín thác mà chỉ đi sâu phân tích những nội dung quan trọng như định nghĩa tín thác, thiết lập tín thác, tài sản tín thác, sửa đổi tín thác và chấm dứt tín thác.

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh (luật học) là phương pháp nghiên cứu chính trong quá trình thực hiện đề tài Cụ thể là so sánh pháp luật về tín thác của các nước, từ đó nhận định được về điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật các quốc gia, từ đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế rồi rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình xây dựng pháp luật về tín thác.

Một số phương pháp khác được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là: phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo tong hợp kết quả đề tài nghiên cứu gồm ba chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận về tín thác Chương 2: Pháp luật về tín thác ở một số quốc gia

Chương 3: Xây dựng pháp luật về tín thác ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của một số quôc gia

Trang 11

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE TÍN THAC

1.1 Lịch sử hình thành

Chế định tín thác có nguồn gốc từ pháp luật nước Anh thời Trung cô, vào khoảng thế kỷ 13 Đề hiểu rõ nguồn gốc của tín thác, chúng ta có thê tìm hiểu về sự ra đời của Luật công bình (Equity) Luật công bình được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử nền pháp lý Anh Quốc và tín thác được xem như là phát kién quan trọng nhất của Luật công bình.

Sau khi chính phục thành công nước Anh và lên ngôi vua vào năm 1066, vua William I đã bắt đầu tiến hành hoạt động cải cách tư pháp nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất cho nước Anh Hoạt động này có nhiều bước phát triển nhất dưới thời Henri đệ nhị (1154-1189) Cụ thể, Henry đệ nhị đã cử các thâm phán từ Toà án Hoàng gia đi giải quyết tranh chấp ở các địa phương trên toàn quốc Ban đầu, các thâm phán giải quyết tranh chấp theo một cách thức đặc biệt, phụ thuộc vào cách họ hiểu ra sao và nhận thức như thế nào về tập quán địa phương có liên quan đến vụ việc Sau mỗi vụ xét xử như vậy, các thấm phán Hoang gia lại quay trở về và thường thảo luận về những vụ án mà họ đã xử, về tập quán pháp mà họ đã áp dụng và về những phán quyết mà họ đã ra Các phán quyết đó đã được ghi chép và sắp xếp một cách có hệ thống Theo thời gian, một nguyên tắc có tên “stare decisis” hay còn được biết đến như “rule ofprecedent” đã phát triển, theo đó thâm phán bị ràng buộc bởi những phản quyết có liên quan của các thâm phản khác trong quá khứ, bởi cách giải thích pháp luật của các thâm phán tiền bối Kết quả là khi xét xử những vụ việc tương tự ở thời điểm hiện tại, người thẩm phán có nghĩa vụ áp dụng cùng những nguyên tắc đã được các thấm phản tiền bối áp dụng Nói cách khác, nếu hai vụ việc có tình tiết tương tự thi phản quyết mà toà án ra dé giải quyết hai vụ việc đó sẽ phải có kết cục tương tự Trên cơ sở áp dụng nguyên tắc tiền lệ pháp này, các phán quyết của toà án đã được duy trì và ngày càng trở nên cứng nhắc đồng thời các tập quán địa phương đã từng bước bị thay thế bằng tiền lệ pháp áp dụng thong nhất trên toàn quốc Điều này đánh dau sự ra đời của hệ thống common law (thông luật) với đặc trưng là nguyên tắc tiền lệ pháp!.

1 Theo Dai học luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb CAND, 2019, trang 212.

6

Trang 12

Sau một thời gian dai ton tại thi common law dần bộc lộ nhiều hạn chế như sự cứng nhắc, sự phức tạp trong thủ tục tố tụng do hệ thống trát (writ system) từ đó gây ra nhiều bất công trong xét xử Nhiều người bị thua kiện do sự bất cập của common law ở Tòa án hoàng gia đã làm đơn thỉnh cầu (petition) lên nhà vua, mong được nhà vua xét xử lại Do có nhiều công việc cần giải quyết nên nhà vua đã ủy quyền cho đại pháp quan (Lord chancellor) thay mình xét xử các khiếu kiện của người dân Khi xét xử, Đại pháp quan không áp dụng các án lệ của hệ thống common law mà xét xử theo lương tâm và lẽ công băng ( tiếng anh là Equity) Dan dan, số vụ việc tăng lên khiến cho văn phòng của đại pháp quan phát triển thành một tòa án độc lập, ton tại song song với Tòa án hoàng gia, được gọi là tòa đại pháp quan (Court of chancery) hay Tòa công bình (Equity court). Các phán quyết của Tòa này sau đó cũng được tập hợp lại và áp dụng “rule of

precedents” như common law và hình thành nên hệ thông luật công bình (Equity).

Tín thác, hay ủy thác quản lý tài sản ra đời xuất phát từ yêu cầu của các hiệp sĩ khi tham gia các cuộc thập tự chinh Trước khi tham chiến, các hiệp sĩ đã chuyên quyền sở hữu đất đai cho người mà họ tin tưởng, để người này quản lý đất đai của mình, duy trì các nghĩa vụ đối với hoàng gia (như nộp các loại tô, thuê) và chu cấp, bảo vệ cho gia đình của họ, từ nguồn lợi từ đất đai của mình với lòng tin rằng người này sẽ trả lại đất cho mình khi mình trở về hoặc dé lại cho con trai lúc nó trưởng thành nếu bản thân tử trận Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, người mà các hiệp sĩ tin tưởng thường từ chối trả lại tài sản này cho họ sau khi trở về và từ đó tranh chấp xảy ra Các hiệp sĩ khiếu nại lên tòa án hoàng gia nhưng thường bị xử thua kiện do tài sản đã được chuyền giao hoàn toàn trên giấy tờ Sau đó, các hiệp si đã tìm đến tòa Đại pháp quan dé được giúp đỡ Bằng lương tâm và lẽ công bằng, Tòa Đại pháp quan đã xử cho các hiệp sĩ thăng kiện và được lấy lai dat đai Cu thé, các phán quyết của Tòa đã công nhận rằng đối với cùng một tài sản, tồn tại sự phân chia thành hai loại chủ sở hữu: chủ sở hữu về mặt luật pháp, trên giấy tờ ( có quyền nắm giữ tài sản và quản lý tài sản cho sinh lợi) và chủ sở hữu theo lẽ công băng (có quyền hưởng lợi từ tài sản) và quy định cho những người có quyền đối với các tài sản (đặc biệt là đối với bất động sản) một số nghĩa vụ hạn chế quyền quản lý và định đoạt đối với tài sản của mình và công nhận người bị hạn chế quyên như vậy

được hưởng quyên “công băng” đôi với tài sản (hưởng lợi từ tài sản) Nhờ sự ra đời của

2 Theo Dai học luật Hà Nội, giáo trình Luật so sánh, Nxb CAND, 2019, trang 223.

7

Trang 13

nội dung pháp luật này, trước khi tham gia vào các cuộc chiến tranh, các hiệp sĩ có thê chuyển quyền đối với tài sản của họ cho người khác, để người này quản lý tài sản vì mục đích hưởng lợi của hiệp sĩ và gia đình của anh ta cho đến khi anh ta trở về hoặc sẽ chuyên cho người con trai thừa kế nếu hiệp sĩ tử trận Đây chính là sự khởi đầu của luật tín thác (trust law) Chế định tín thác (hay còn gọi là ủy thác) sau đó tiếp tục được phát triển, hoàn thiện và áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong xã hội cho đến tận ngày nay, không chỉ ở nước Anh mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thé giới°, không những các nước theo hệ thông common law như Mỹ, Australia hay New Zealand mà cả các nước có hệ thống pháp luật mang đặc trưng của civil law như Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Nguồn gốc này cũng giải thích cho thuật ngữ “tín thác” (tiếng anh là trust) Trust có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm-là yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ tín thác-Chúng ta tin tưởng vào uy tín, sự tín nhiệm (tín) của một người dé rồi giao phó (thác) cho họ việc nắm giữ, quản lý và vận hành tài sản của chúng ta Ngoài tên gọi tín thác ra, một thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng trong một số bài báo, bài nghiên cứu ở Việt Nam đó là “ủy thác quản lý tài sản” để chỉ chế định pháp lý này Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, cách gọi “ủy thác quản lý tài sản” chưa ngắn gọn và không thê hiện đầy đủ bản chất của quan hệ pháp lý này, đó là sự tín nhiệm, uy tín tạo cơ sở cho việc ủy thác tai sản Do đó, trong phạm vi bai nghiên cứu này, nhóm sé sử dụng tên gọi “tín thác” và mong muốn trong các văn bản tài liệu pháp lý về vấn đề này trong tương lai, thuật ngữ “tín thác” sẽ được sử dụng một cách phổ biến và thống nhất.

1.2 Định nghĩa tín thác

Như đã đề cập ở phần trên, tín thác là một chế định pháp lý có nguồn gốc lâu đời (từ tan thé kỷ XII) và được xem là một trong những thành tựu quan trọng nhất của nền khoa học pháp lý Anh Quốc Môn học “Trust and Equity” (Tín thác và công bình) cũng được xem là một trong những môn học khó và quan trọng nhất đối với sinh viên Luật các nước Phương Tây Do đó, đã có rất nhiều tài liệu pháp lý đề cập cũng như phân tích sâu nội dung này, từ những công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ cho đến các bài luận văn, luận án và cả các bai viet ngăn trên Internet với tác giả từ các nhà nghiên cứu pháp

3 Lê Vũ Nam, Lê Bích Thủy, Quan hệ tín thác trong pháp luật một sốquốc gia và gợi ý cho Việt Nam, tap chí Tòaán nhân dân (số 24/2020) (trang 42).

8

Trang 14

luật danh tiếng, các thầm phán, luật sư cho đến các sinh viên luật hay nhân viên của các công ty kinh doanh tín thác Mỗi tài liệu đều đưa ra định nghĩa về tín thác của riêng mình và các định nghĩa ở các tác phẩm khác nhau thì không hoàn toàn giống nhau Do đó, ở phần này, nhóm sẽ nghiên cứu các định nghĩa về tín thác ở một số tác pham tiêu biểu, xem xét sự tương đồng và phân tích sự khác biệt giữa chúng đề từ đó có thể rút ra một định nghĩa ngắn gọn, toàn diện và dễ hiểu nhất.

uy 9

Tác giả Ford và Lee trong cuốn “Những nguyên lý về pháp luật tín thác” (Principle on the Law of the Trust) định nghĩa một tín thác là: “một nghĩa vụ có thể thi hành theo luật công bình mà nó thuộc về một người (người nhận tín thác) với tư cách chủ sở hữu của một số tài sản cụ thé (tài sản tín thác) dé giải quyết tài sản đó vì lợi ich của một người khác (người hưởng lợi) hoặc dé thực hiện một vài mục đích cụ thé nào đó ”°.

Tác gia Martin trong tác phẩm “Luật công bình hiện đại” (Modern Equity) thì cho rằng: “Tin thác là một moi quan hệ được công nhận bởi luật công bình, xuất hiện khi tài sản được trao cho một người hoặc nhiễu người gọi là người nhận tín thác, mà những người nhận tín thác nay có nghĩa vụ giữ vì lợi ích cua những người khác, được gọi là cestuis

que trust hay người hưởng loi’?

Tác giả Meagher và Gummov thì mô tả rang tín thác được tạo ra “khi người nắm giữ quyên lợi hợp pháp hoặc quyên lợi đối với tài sản nhất định bị ràng buộc bởi một nghĩa vụ có thé nhận biết và thực thi được theo luật công bình, giữ quyên lợi đó không phải vi lợi ích độc quyền của mình mà vì lợi ích, đối với toàn bộ hoặc một phần lợi ích do, cua một hoặc nhiễu người khác, hoặc của chính anh ta và những người khác, hoặc vì một số đối tượng hoặc mục dich được pháp luật cho phép ”5.

4 Ford and Lee: Principles on the Law of Trusts (1996, 3rd ed), đoạn [1000] Nguyên van: “an obligation

enforceable in equity which rests on a person (the trustee) as owner of some specific property (the trust property)to deal with that property for the benefit of another person (the beneficiary) or for the advancement of certainpurposes”.

5 Jill E Martin: Modern Equity (1997, 15th ed), trang 45 Nguyên van: “a trust is a relationship recognized by

equity which arises where property is vested in (a person or) persons called the trustees, which those trustees areobliged to hold for the benefit of other persons called cestuis que trust or beneficiaries”.

® Theo Meagher and Gummow: Jacobs’ Law of Trusts in Australia (1997, 6th ed), đoạn 101 Nguyên van: “when

the holder of a legal or equitable interest in certain property is bound by an obligation cognizable and enforceablein equity, to hold that interest not for his own exclusive benefit but for the benefit, as to the whole or part of suchinterest, of another person or persons, or of himself and such other persons, or for some object or purposepermitted by law”.

9

Trang 15

Tác phẩm “Luật tín thác”(Law of trusts) của L.A Sheridan và G.W Keeton thì đưa ra một định nghĩa chỉ tiết hơn: “Tin thác là một mỗi quan hệ phat sinh khi người duoc giao tín thác bị rang buộc phải nắm giữ một tài sản, cho di là bat động sản hay động sản, năm giữ quyên sở hữu hợp pháp đối với tài sản ấy, dé thực hiện các công việc vì quyên lợi, lợi ích của một người thụ hưởng hoặc một nhóm người thụ hưởng ( người được giao tín thác có thé là người thụ hưởng hoặc là một trong những người thụ hưởng ) hoặc dé thực hiện một hoặc một số mục tiếu được pháp luật cho phép, theo phương thức mà lợi ich, lợi tức thực sự có được từ tài san được trao cho người thụ hưởng hoặc dé thực hiện

mục tiêu của tín thác, chứ không phải cho người được giao tín thác”.

Xem xét các định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy chúng có cách thể hiện khác nhau nhưng đều có sự tương đồng về nội dung nội hàm của tín thác Cụ thể, tất cả đều xác định tín thác xuất hiện khi một người hoặc nhiều được trao cho một tài sản xác định, trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó và bị rang buộc phải giữ gìn và quan lý tài sản đó vì lợi ích một hoặc nhiều người khác hoặc vì một số mục đích xác định nào đó Người được trao tài sản và bị rằng buộc phải giữa gìn quản lý tài sản gọi là người nhận tín thác (trustee) Người chuyền giao tài sản cho người nhận tín thác là người lập tín thác (Trust creator) Người thụ hưởng lợi ích từ tài sản tín thác được gọi là người hưởng lợi (Beneficiary) Một ví dụ về một tín thác như sau: A vì một số lý do phải đi nước ngoài mà không rõ ngày về mà không thể mang con mình theo Do không còn người thân nào khác nên A chuyển quyền sở hữu ngôi nhà của mình và một tỷ đồng cho B (một người bạn mà A tin tưởng) với điều kiện B phải quản lý số tài sản trên vì lợi ích của con A, cụ thé là chu cấp và đảm bảo nơi ở cho con A đến khi nó đủ 18 tudi và khi đó thì B sẽ có nghĩa vụ chuyên lại quyền sở hữu ngôi nhà cho con A Nội dung này phân biệt tín thác với các hợp đồng gửi giữ và quản lý tài sản thông thường khi ở các loại hợp đồng này không xảy ra sự chuyền giao quyền sở hữu tài sản sang cho người có nghĩa vụ gìn giữ và quản lý tài sản Trong trường hợp này, A là người lập tín thác, B là người nhận tínthác và con của A là người hưởng lợi.

7 Theo LA Sheridan and GW Keeton.( 1983) The Law of Trusts.11th ed Barry Rose, Chichester at 2 Nguyên

van: “A trust is the relationship which arises wherever a person called the trustee is compelled in equity to holdproperty, whether real or personal, and whether by legal or equitable title, for the benefit of some persons (of

whom he may be one and who are termed beneficiaries) or for some object permitted by law, in such a way thatthe real benefit of the property accrues, not to the trustees, but to the beneficiaries or other objects of the trust”.

10

Trang 16

Tuy có sự thống nhất về nội dung chính như trên nhưng các định nghĩa đã nêu vẫn có

sự khác nhau vê một sô chi tiệt.

Thứ nhất, các định nghĩa của tác giả Ford và Lee, Martin, Meager và Gummov đều dé cập đến luật công bình (Equity) với vai trò là thứ luật rằng buộc các bên trong quan hệ tín thác trong khi định nghĩa trong tác phâm của L.A.Sheridan và G.W.Keeton lại

À 6

không Trước tiên, cần phải thừa nhận rằng luật công bình chính là “cha đẻ” của tín thác hay tín thác là “phát kiến vĩ đại nhất của Luật công bình” Đây là điều đã được công nhận và nhận thức một cách rộng rãi Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, trong một định nghĩa về tín thác tại thời điểm hiện tại, dù trong văn bản luật hay trong một tác phâm khoa học pháp lý thì việc đề cập đến Luật công bình là không cần thiết bởi tín thác hiện nay đã được tiếp thu và áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước không có hệ thống pháp luật theo mô hình common law và đương nhiên ở đó không tồn tại luật công bình Do đó, một định nghĩa tín thác không đề cập đến luật công bình sẽ mang tính phổ quát và có kha năng được sử dụng rộng rãi hơn Nội dung về luật công bình chỉ nên đê cập ở phân nguôn gôc của chê định tín thác.

Thứ hai, tác giả Ford và Lee cho rằng tín thác là “nghĩa vụ” còn định nghĩa của Meagher và Gummov cũng như L.A Sheridan và G.W Keeton xác định tín thác là một “mối quan hệ” pháp lý Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu thì quan điểm thứ hai là hợp lý hơn Nghĩa vụ theo nghĩa chung nhất là việc mà theo quy định của pháp luật hay vì đạo đức mà phải làm hoặc không được làm đối với người khác Khi xem xét nội dung cốt lõi của tín thác ở trên chúng ta thấy tín thác bao gồm nhiều bên (cụ thê là ba, bao gồm người nhận tín thác, người lập tín thác và người hưởng lợi) và không chỉ bao gồm các nghĩa vụ mà cả các quyên, ví dụ như người nhận tín thác có nghĩa vụ quản lý, giữ gìn tài sản vì lợi ích của người hưởng lợi còn người người hưởng lợi thì có quyền thụ hưởng lợi ích từ tài sản tín thác Như vậy, chúng ta thay việc nhìn nhận tín thác là một dạng quan hệ pháp lý thì sẽ hợp lý và đầy đủ hơn, phù hợp hoàn toàn với nội dung cốt lõi của nó Thứ ba, là về van dé một người hoặc một pháp nhân có thé cùng lúc đóng nhiều vai trò trong một quan hệ tín thác cụ thể hay không, như vừa là người hưởng lợi vừa là người lập tín thác hay vừa là người nhận tín thác vừa là người hưởng lợi Định nghĩa của Ford và Lee không nhắc đến người lập tín thác nhưng có xác định rằng người nhận tín thác và người hưởng lợi phải được đảm nhiệm bởi hai đối tượng khác nhau, cụ thé là đoạn

11

Trang 17

“giải quyết tài sản đó vì lợi ích của một người khác ” Định nghĩa của tác giả martin cũng có quan điểm tương tự về van dé này Định nghĩa của Meager và Gummov thì cho rằng người hưởng lợi có thé đồng thời là người nhận tín thác miễn sao anh ta không phải người hưởng lợi duy nhất Định nghĩa của L.A Sheridan và G.W Keeton lại đi xa hơn, cho rằng người nhận tín thác có thé đồng thời là người hưởng lợi duy nhất Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, vai trò của người hưởng lợi và người nhận tín thác trong một quan hệ tín thác cụ thé khong thé duoc dam nhiém béi mét người hoặc pháp nhân duy nhất Nguyên nhân là do khi phân tích các định nghĩa nêu trên, chúng đều chỉ ra nội dung cốt yếu, đặc trưng của tín thác đó là một người nắm quyén sở hữu nhưng lai có nghĩa vụ giữ gìn, quản lý một tài sản nhất định vì lợi ích của người khác Nếu quy định người hưởng lợi và người nhận tín thác có thé là cùng một người thì nó không khác quyên sở hữu thông thường va không mang đặc trưng của tín thác nữa bởi lúc này người năm quyền sở hữu tài sản cũng là người thụ hưởng lợi ích từ tài sản Trong một số trường hợp, người nhận tín thác có thể được thụ hưởng lợi ích nhưng lợi ích thụ hưởng không đến từ tài sản tín thác mà từ các nguồn khác, vi dụ như là khoản thù lao do người lập tín thác trả cho để bù đắp công sức giữ gìn và quản lý tài sản của người nhận tín thác Ngoài ra, người lập tín thác và người nhận tín thác cũng không thể là một người do bản chất tín thác là sự ủy thác cho người khác nắm giữ và quản lý tài sản dựa trên niềm tin, chính vì thế không thể tự ủy thác cho chính bản thân mình được Còn trường hợp người lập tín thác và người hưởng lợi là cùng một người thì có thể cho phép được do nó không vi phạm nội dung cốt lõi cũng như bản chất của tín thác Vi dụ tiêu biéu nhất chính là trường hợp được nêu ra ở phần nguồn gốc ra đời của tín thác, đó là các hiệp sĩ đi chinh chiến nhiều năm ủy thác cho người khác quản lý nhà cửa ruộng vườn của mình dé đến khi trở về sẽ được người đó chuyên quyền sở hữu trở lại Trong trường hợp này người hiệp sĩ được hưởng lợi ích là nhà cửa, ruộng vườn được chăm sóc, bảo vệ cho đến khi anh ta trở về Một ví dụ khác là một người lập một tín thác với tai sản tín thác là 1 tỷ đồng, người nhận tín thác là một công ty với điều khoản là khi ông này đến tuôi nghỉ hưu thì hàng tháng công ty này phải chuyển cho ông này 10 triệu đồng cho đến khi hết toàn bộ sô tiên một tỷ đông nói trên.

Thứ tư, về mục đích khác của tín thác, tín thác ngoài việc mang lại lợi ích cho người hưởng lợi thì nó còn có trường hợp dùng dé thực hiện các mục đích khác mà không xác định cụ thể người hưởng lợi, ví dụ như tín thác vì mục đích từ thiện hay tín thác để xây

12

Trang 18

dựng công trình công cộng Định nghĩa của Meagher và Gummov cùng với của L.A Sheridan và G.W Keeton đặt ra điều kiện cho các mục đích khác này là phải “được pháp luật cho phép” Trong khi đó, định nghĩa của Ford và lee không đặt ra điều kiện này Theo quan điểm của nhóm thì các mục đích khác của tín thác cần phải đáp ứng điều kiện về tính hợp pháp, tức là nằm trong khuôn khổ của pháp luật Nguyên nhân là bởi tín thác là một mối quan hệ pháp lý đặc biệt, trong đó tài sản tín thác có tính chất gần như “bất khả xâm phạm” (sẽ phân tích rõ ở phần sau của bài nghiên cứu) nên nó rất đễ bị lợi dụng dé thực hiện các mục đích phi pháp như rửa tiền, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay tài trợ khủng bố Do đó, việc đặt ra tính hợp pháp cho mục đích của tín thác là vô cùng cần thiết nhăm giúp cho dạng quan hệ pháp lý này được sử dụng một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Thứ năm, chúng ta thấy các định nghĩa trên đều không đề cập hoặc đề cập rất hạn chế đến người lập tín thác (trust settlor) Sở đĩ có điều này là bởi theo quan niệm pháp lý của các nước phương tây, người thiết lập tín thác đóng vai trò thứ yếu trong quan hệ này,

khi tài sản đã được ủy thác thành công thì mỗi quan hệ chỉ còn là giữa người nhận tín

thác và người hưởng lợi Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm, trong quan hệ tín thác thì người lập tín thác cũng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong vấn đề đảm bảo sự hợp pháp, trong sạch của quan hệ tín thác nói chung cũng như tài sản tín thác nói riêng Do đó, một định nghĩa về tín thác hoàn chỉnh cần phải đề cập đến một cách rõ ràng vê người lập tín thác.

Từ các phân tích trên, chúng ta rút ra được các đặc điêm của tín thác như sau:

- Là một dạng quan hệ pháp lý, bao gồm ba bên là người lập tín thác, người nhận tín thác và người hưởng lợi.

- Xuất hiện khi một người hoặc nhiều được trao cho một tài sản xác định, trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó và bị rằng buộc phải giữ gìn và quản lý tài sản đó vì lợi ích một hoặc nhiều người khác hoặc vì một số mục đích được pháp luật cho phép - Người nhận tín thác và người hưởng lợi, người lập tín thác và người nhận tín thác phải được đảm nhiệm bởi hai người hoặc pháp nhân khác nhau trong một tín thác cụ thể.

Từ các đặc điêm trên, nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa như sau:

13

Trang 19

Tin thác là một quan hệ pháp ly, xuất hiện khi mà một hoặc nhiễu người (goi là người lập tín thác) chuyển giao tài sản cho một hoặc nhiều người khác (gọi là người nhận tín thác) và người này với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản, có nghĩa

vụ phải giữ gìn, quản lý và định đoạt tài sản đó vì lợi ích của một hoặc một nhóm người

thụ hướng (goi là người hưởng lợi) hoặc vì các mục dich khác được pháp luật cho phép.

1.3 Các đặc trưng của quan hệ tín thắc 1.3.1 Sự phân chia quyền sở hữu

Đặc trưng nỗi bật nhất của quan hệ tín thác đó là sự phân chia trong quyền sở hữu, hay còn gọi là sở hữu kép (duality of ownership) Như đã đề cập ở phần định nghĩa, trong quan hệ tín thác tồn tại ba bên (bên lập tín thác, bên nhận tín thác và bên thụ hưởng tín thác) và đòi hỏi sự phân chia quyên sở hữu tài sản giữa hai bên là bên nhận tín thác và bên thụ hưởng lợi ích sau khi tài sản tín thác được người lập tín thác chuyền giao cho người nhận tín thác, theo đó, bên nhận tín thác (nhận ủy thác quan lý tài sản) sở hữu tai sản về mặt pháp lý, có các quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tài sản (nhưng không thụ hưởng lợi ích từ tài sản) và bên thụ hưởng tín thác sở hữu tài sản về mặt lợi ích ( có quyền hưởng lợi, nhưng không được chiếm giữ, định đoạt vào thời điểm tài sản đang được bên nhận tín thác chiếm giữ) Có sự phân biệt rất rõ ràng giữa quyền quản lý tài sản và quyền hưởng lợi từ tài sản và làm phát sinh khái niệm phân chia quyền sở hữu hay là sở hữu kép Ngay khi lập tín thác, các quyền tài sản của người lập ra tín thác không còn nữa, mà hành vi này làm phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa người nhận tín thác và người hưởng lợi tín thác Vì năm giữ quyền sở hữu tài sản về mặt pháp lý (legal ownership), bên nhận tín thác có tất cả các quyền của một chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản, bao gồm các quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt Tuy nhiên, tất cả các quyền này đều bị hạn chế bởi những điều kiện được quy định tại văn bản xác lập quan hệ tín thác, đồng thời, việc thực hiện tất cả các quyền này, đều chỉ phục vụ cho mục đích của

tín thác, chứ không phục vụ cho lợi ích cá nhân của bên nhận tín thác Trong mối quan

hệ với bên thứ ba, bên nhận tín thác đóng vai trò là chu sở hữu tai san tín thác và có quyền đối vật đối với tài sản tín thác Trong khi đó, bên thụ hưởng tín thác có quyền hưởng lợi từ tài sản tín thác theo các điều kiện được bên lập tín thác quy định rõ trong tín thác (quyền sở hữu về mặt lợi ích: equitable ownership) Sở dĩ có sự tồn tại đặc biệt

của quyên sở hữu kép này là bởi tín thác có nguôn gôc ở Anh và ở đây có sự tôn tai song

14

Trang 20

song hai hệ thống pháp luật là Thông luật (common law) và Luật công bình (Equity), sự ra đời va phát triển của hai hệ thong này đã được đề cập rõ trong phần nguồn gốc Hai hệ thống này tổn tại song song và bổ sung cho nhau chứ không phủ định nhau đã dan dén sự tôn tại đặc biệt nói trên.

Mặt khác, chính vì điểm đặc trưng này mà có một giai đoạn các nhà khoa học pháp lý cho rang quan hệ tín thác không thé tồn tại ở các nước theo mô hình pháp luật thành văn (Civil law) Nguyên nhân là ở các nước Civil law chỉ tồn tại một hệ thống pháp luật thành văn duy nhất va do đó quyền sở hữu mang tính tuyệt đối, không thé phân chia chủ sở hữu hợp pháp có toàn quyền đối với tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt, các quyền này chỉ bị giới hạn bởi một số quyền khác như quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt Trong trường hợp đồng sở hữu, mỗi chủ sở hữu cũng có toàn quyền đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình Do đó, việc phân chia quyền sở hữu tài sản thành sở hữu theo luật pháp và sở hữu đề hưởng lợi được cho là không phù hợp.

Tuy nhiên, trước sự hữu dụng và những lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội mà tín thác mang lại, các nước Civil law đã tìm cách điều chỉnh và xây dựng các quy định về tín thác sao cho phù hợp với đặc trưng hệ thống pháp lý quốc gia mình Cụ thể, trong các văn bản pháp luật về tín thác ở các nước này, nội dung về bản chất của tài sản thường bị né tránh dé cập đến dé tránh gây ra sự xung đột pháp luật? Ví dụ, Điều 1 Luật tín thác Đài Loan định nghĩa tín thác là “Tin thác theo nghĩa của Luật này sẽ biểu thị mối quan hệ, theo đó người định đoạt / người lập di chúc chuyển giao quyên tài sản và khiến người được uy thác quan ly hoặc định đoạt tài san uy thác cho người thụ hưởng hoặc cho mục dich cụ thể” Hay khoản 2 điều 1 Luật tín thác Hàn Quốc quy định: “Tin thdc theo nghĩa của Luật này sẽ biểu thị mối quan hệ pháp lý, theo đó người lập tin thác, trên cơ sở mối quan hệ tin tưởng đặc biệt giữa họ và người được ủy thác, chuyển tài sản của mình cho người được uy thác và chỉ đạo người được uy thác quan lý hoặc định đoạt tài san cho người hưởng lợi hoặc cho mục đích đặc biệt hoặc mục dich cụ thể.!'” Như vậy chúng

8 Theo Tan zhenting, Perfecting the Chinese Law of Trusts: Critical and Comparative Study of the Australian

and Chinese Law of Trusts, luận án tiến si, đại hoc Bond, năm 2005, trang 11.

? Nguyên văn: The trust within the meaning of this Law shall signify the relationship, under which the

settlor/testator transfers or otherwise disposes of a property right and causes the trustee to administer or disposeof the trust property for the beneficiary or for specific purpose.

0 Nguyên văn: The trust within the meaning of this Law shall signify the legal relationship, under which the

creator, on the basis of the special trust relationship between him/her and the trustee, transfers his/her property15

Trang 21

ta thấy cả hai định nghĩa trên không hé dé cập đến việc ai là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản tín thác mà tập trung vào quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ tín thác cũng như nền tảng của quan hệ này Điều này trái ngược với các định nghĩa của các nhà khoa học pháp lý phương tây được đưa ra ở phần định nghĩa khi các định nghĩa này đều xác định rõ người nhận tín thác là chủ sở hữu về mặt pháp lý của tài sản tín thác, như Ford và Lee xác định “(người nhận tin thác) với tư cách chủ sở hữu của một số tài sản cụ thé (tài sản tín thác) ” hay L.A Sheridan và G.W Keeton nêu rõ “Tin (hác là một mối quan hệ phát sinh khi người được giao tín thác bị ràng buộc phải nắm giữ một tài sản, cho du là bat động sản hay động sản, nam giữ quyên sở hữu hợp pháp doi với tai sản ấy ” Tuy không được xác định rõ là người nắm giữ quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với tài sản tín thác nhưng người nhận tín thác trong pháp luật các nước Civil law (hệ thống pháp luật thành văn) vẫn có các quyền và nghĩa vụ đầy đủ tương đương như ở các nước common law nhờ sự quy định day đủ trong đạo luật về tín thác và các văn bản liên quan Điều này giúp quan hệ tín thác ở các nước Civil law hoạt động tốt và không mat đi các tác dụng vôn có của mình.

1.3.2 Sự độc lập của tài sản tín thắc

Khi một quan hệ tín thác được thiết lập và có hiệu lực pháp lý thì tài sản tín thác

sẽ được tách bạch khỏi tài sản cá nhân của cả bên nhận tín thác lẫn bên lập tín thác và trở thành một “sản nghiệp độc lập” Do đó, chủ nợ của bên nhận tín thác lẫn bên lập tín

thác không thể thu giữ tài sản tín thác trong trường hợp bên nhận tín thác bị tuyên bố phá sản và phải thanh lý tài sản Tài sản tín thác chỉ tồn tại cho bên thụ hưởng tín thác hoặc chỉ phục vụ vì mục đích của tín thác, chứ không liên quan đến chủ nợ của cá nhân bên nhận tín thác hay bên lập tín thác Ví dụ, ông A dang là người nhận tín thác của một khối tài sản tín thác trị giá một tỷ đồng Một thời gian sau, ông này làm ăn thua lỗ và nợ bà B hai tỷ đồng trong khi tong tài sản hiện có của ông này chi là năm trăm triệu Bà B khởi kiện và được tòa tuyên thắng kiện, buộc ông A phải thanh lý hết tài sản để trả nợ Lúc này, cơ quan thi hành án chỉ được thực hiện thu giữ và thanh lý các tài sản hiện có

của ông B chứ không được thu giữ hay thanh lý tài sản tín thác mà ông B đang quản lý.

Đặc trưng tạo nên sự hữu dụng của tín thác, biến tín thác trở thành một công cụ quản lý tài sản hiệu quả và an toàn Bô mẹ hay ông bà có thê lập tín thác đê chu câp cho con cái

to the trustee and direct the trustee to administer or dispose of the property for the beneficiary or for specific

purpose or purposes.

16

Trang 22

mình đến một độ tuôi nhất định nhăm đề phòng trường hợp bản thân làm ăn thua lỗ và dính vào nợ nan Người sắp mat có thé lập tín thác dé dùng cho mục đích thờ cúng hoặc từ thiện mà không phải bận tâm về việc tài sản của mình sẽ bị xâm phạm hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Cũng như đặc trưng thứ nhất, đặc trưng này cũng là một điều gây khó khăn cho việc tiếp thu chế định tín thác của các nước Civil law bởi theo quan niệm pháp lý ở các nước này thì mỗi người chỉ có một và chỉ một sản nghiệp, bao gồm tất cả tài sản và khoản nợ Về nguyên tắc, sản nghiệp cá nhân sẽ được dùng để trả cho các khoản nợ của cá nhân và do đó, tài sản trong tín thác mang tên của bên nhận tín thác cũng sẽ được xem là tài sản dùng dé thanh toán cho khoản nợ của bên nhận tín thác Do đó, việc công nhận tài sản tín thác như là một sản nghiệp thứ hai và có tính chất tách biệt là một điều rất khó khăn Một số nước Civil law đã giải quyết van dé này bằng cách vẫn xác định mỗi người chỉ có một sản nghiệp nhưng tín thác không được nhập vào sản nghiệp của bên nhận tín thác

mà là một loại sản nghiệp tách rời (được gọi là patrimoine d’affectation)"".

1.3.3 Tín thác không phải một dạng hợp đồng

Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng có tồn tại một loại hợp đồng gọi là hợp đồng tín thác Tuy nhiên, tín thác và hợp đồng tín thác là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Tín thác là một quan hệ pháp lý chứ không phải là hợp đồng còn hợp đồng tín thác trong một số trường hợp chính là nguồn luật của quan hệ tín thác Dé thiết lập được tín thác thì cần phải có sự thỏa thuận giữa người lập tín thác và người nhận tín thác Thỏa

thuận này gọi là thỏa thuận tín thác (Trust deed hoặc Trust agreement)!” Thỏa thuận

này chính là hợp đồng ủy thác Tuy nhiên, tín thác còn có thé được tạo ra bởi các văn bản khác ngoài hợp đồng như là di chúc hoặc phán quyết của tòa án (tín thác ra đời bởi phán quyết của tòa án được gọi là constructive trust, loại tín thác này không phô biến va không có vai trò quan trọng và sẽ được giới thiệu kỹ hơn trong phần phân loại) Tiếp nữa, quan hệ tín thác có ba bên là người lập tín thác, người nhận tín thác và người hưởng

11 Theo Lê Vũ Nam, Lê Bich Thủy, Quan hệ tín thác trong pháp luật một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam, tạpchí Tòa án nhân dân (số 24/2020) (trang 42).

12 Lương Văn Trung, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIÊM CỦA NGƯỜI NHẬN TÍN THÁC HOẶC NẮM GIỮ

TÀI SAN TÍN THÁC - QUYỀN TRUY DO! TÀI SAN TÍN THÁC THEO LUAT CUA ANH

https://www.linkedin.com/pulse/m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-

c%C6%A1-b%E1%BA%A3n-v%E1%BB%81-tr%C3%A1ch-nhi%E1%BB%87m-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADn-trung?trk=articles_directory (truy cập ngày 15/02/2022)17

Trang 23

lợi còn hợp đồng tín thác chỉ bao gồm người lập tín thác và người nhận tín thác Ngoài ra, tín thác chỉ được điều chỉnh bởi luật tín thác còn hợp đồng tín thác thì chịu sự điều chỉnh của cả luật tín thác và luật hợp đồng).

1.4 Các yếu tố cầu thành tín thác

Một quan hệ tín thác có giá trị pháp lý thì cần đảm bảo được ba yếu tố, đó là: Ý định thiết lập tín thác, tai sản tín thác và đối tượng mà tín thác hướng đến Cả ba yếu tố này phải được xác định một cách cụ thể, rõ ràng bằng cách này hoặc cách khác Nếu thiếu một trong ba yêu tố hoặc một trong ba yếu tô này không được xác định một cách rõ ràng, chắc chăn thì quan hệ tín thác sẽ không được hình thành Theo các tài liệu khoa học pháp lý của phương tây thi ba yếu tô này còn được gọi là Ba diéu chắc chắn (The three certainties) Ba điều chắc chắn này ra đời từ vụ tranh chấp Knight v Knight diễn ra năm 1840 tại Vương Quốc Anh Đây là một vụ tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế ma cụ thé là mâu thuẫn trong việc xác định lời di chúc của người đã khuất có dẫn đến việc cầu thành một quan hệ tín thác với tài sản tín thác là di sản của người đã khuất hay không Thâm phán phụ trách giải quyết vụ việc này là Lord Langdale MR đã đặt ra một bài kiểm tra pháp ly (legal test) nhằm giải quyết van dé này Bài kiểm tra này đặt ra rang

một tín thác có giá tri được tạo ra thì bắt buộc phải đảm bảo ba điều chắc chắn Thứ nhất

là sự chắc chắn về ý định (certainty of intention), cụ thé là phải có ý định thành lập tín thác Thứ hai là sự chắc chan về tài sản tín thác (Certainty of Subject matter), tức là tài sản tín thác phải có thé xác định được Thứ ba là sự chắc chắn về đối tượng (Certainty of obJect), là những người mà người nhận tín thác có nghĩa vụ (người hưởng lợi) phải có thê xác định được'* Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng yếu tố nói trên 1.4.1 Sự chắc chắn về ý định thiết lập tín thác (certainty of intention)

Quan hệ tín thác chỉ được hình thành khi ý định thiết lập tín thác của người lập tín thác là rõ ràng, chắc chăn Sự chắc chắn và rõ ràng này có thể được thể hiện thông qua lời nói, hành động hoặc rõ ràng nhất là bằng văn bản Bài kiểm tra quan trọng được thiết lập để xác định xem có ý định cần thiết hay không là xem xét liệu người tạo ra quỹ

13 Theo Tan zhenting, Perfecting the Chinese Law of Trusts: Critical and Comparative Study of the Australian andChinese Law of Trusts, luận án tiến sĩ, đại học Bond, năm 2005, trang 63.

“Theo https://www.lawteacher.net/free-law-essays/equity-law/knight-v-knight-2.php (truy cập ngày

18

Trang 24

tín thác có muốn ai đó có nghĩa vụ giữ tài sản vì lợi ích của người khác hay không Việc sử dung từ 'tin trong’ không cần thiết dé thé hiện sự chắc chắn về ý định Tuy nhiên, khi nó được sử dụng, nó có thé không thé hiện chắc chắn ý định tùy thuộc vào ngữ cảnh Tòa án sẽ xem xét nội dung ý định của người sáng tạo để xem liệu họ muốn áp đặt nghĩa vụ hay yêu cầu những người được ủy thác làm điều gì đó Nếu nó chỉ đơn thuần là một yêu cầu, các từ bắt buộc sẽ hiển nhiên, chăng hạn như "mong muon", “yêu cẩu", "tu tin" Câu hỏi về ý định được đánh giá một cách khách quan, có liên quan đến ý kiến của người có lý Dé đảm bảo được sự chắc chắn này thì ngôn từ trong văn bản tín thác phải dễ hiểu, không mang tính đa nghĩa Ví dụ, “Tôi ủy thác ngôi nhà này cho ông Nguyễn Văn A Ông Nguyễn Văn A có nghĩa vụ quản lý, giữ gìn ngôi nhà này để dùng làm nơi ở cho những người vô gia cư” Trong lời tuyên bố vừa rồi ý định thành lập tín thác đã được thé hiện rõ ràng với việc từ “ủy thác” đã được sử dụng, ngoài ra, tài sản tín thác cũng như đối tượng hưởng lợi cũng đã được xác định cụ thé Một ví dụ khác, “Tôi chuyên giao mảnh đất này cho bà Lê Thị B và bà này có toàn quyền định đoạt tài sản này vì lợi ích của bà và các con của bà” Đây là ví dụ về sự tối nghĩa trong lời tuyên bố tín thác khi nó không thê hiện rõ ý định thành lập tín thác bởi khi đọc lời này thì chúng ta không thê xác định rõ đây là ý định thiết lập tín thác hay ý định tặng cho Ngày này, sự chắc chắn của ý định thành lập tín thác không còn là vấn đề lớn bởi phần lớn tín thác hiện tại đều được thiết lập bằng văn bản mà cụ thê là hợp đồng hoặc di chúc Các văn bản này thường được soạn thảo bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp nên việc xảy ra tình trạng không rõ ràng trong câu từ gần như không còn xảy ra và do đó không còn các vụ việc tín thác bi tuyên vô hiệu do sự không rõ ràng vê câu từ.

1.4.2 Sự chắc chắn về van đề tài sản tín thác (Certainty of subject matter)

Tài san tin thác được xem là yêu tô quan trọng, cốt yếu nhất trong quan hệ tin thác khi nó là thứ rằng buộc lợi ích và nghĩa vụ của các bên Sự chắc chắn về tài sản tín thác thể hiện ở hai phương diện Thứ nhất, tài sản tín thác phải được xác định rõ ràng, cụ thể, có thê thông qua các tiêu chí như là về phạm vi, sỐ lượng, giá trị hay địa diém!> Ví du, tai san tín thác phải được xác định rõ rang và cu thể như là “100 triệu đồng tại tài khoản số 123xxx tại ngân hàng abc” hoặc là “căn biệt thự tại địa chỉ xxx, giấy chứng nhận

15 Tan zhenting, Perfecting the Chinese Law of Trusts: Critical and Comparative Study of the Australian andChinese Law of Trusts, luận án tiến sĩ, đại hoc Bond, năm 2005, trang 93.

19

Trang 25

quyền sở hữu nhà và đất số xxx, cấp bởi cơ quan Y” hay “toàn bộ cổ phần của tôi tại công ty cô phan ABC” Tài sản tín thác không thé được nêu chung chung như “một nửa tài sản của tôi” hay “năm trăm triệu đồng” Tài sản tín thác được xác định rõ ràng thì việc chuyên giao, tiếp nhận và quản lý của người nhận tín thác mới có thê thực hiện được Thứ hai, sự xác định rõ về phạm vi lợi ich mà người hưởng lợi sẽ nhận được' Cụ thể là thỏa thuận tín thác phải xác định được người hưởng lợi sẽ nhận được lợi ích dưới dang nào, số lượng bao nhiêu và theo chu kỳ thời gian cụ thé như thế nào Nếu có nhiều người hưởng lợi thì phải xác định cụ thé cho từng người và mỗi người hưởng lợi có thé nhận được lợi ích không giống nhau Vi dụ, A lập một tín thác với tài sản tín thác là 500 triệu đồng dé chu cap cho con học đại học với điều khoản mỗi tháng người nhận tín thác phải chuyên cho con A số tiền 5 triệu đồng lấy từ tài sản tín thác Trong trường hợp này thì lợi ích của người hưởng lợi đã được xác định rõ ràng trên mọi yếu tố Một điểm cần lưu ý là sự xác định về lợi ich cho người hưởng lợi không phải là yếu tô bắt buộc ở mọi tín thác Cụ thể, nếu là tín thác tùy nghi (discretionary trust) thì lợi ích phân chia cho người hưởng lợi sẽ do người nhận tín thác quyết định Điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần phân loại tín thác.

1.4.3.Sự chắc chắn về đối tượng (Certainty of object)

Đối tượng ở đây là người hưởng lợi từ tài sản tín thác hoặc mục đích khác mà theo đó tín thác được lập ra dé thực hiện Nếu khi thiết lập tín thác mà người lập không đề cập đến đối tượng hưởng lợi hoặc mục đích thì quan hệ tín thác sẽ không hình thành Và khi xác định người hưởng lợi và mục đích thì việc xác định càng chi tiết, cụ thé thi sẽ càng giúp cho việc thực hiện hiệu quả và rõ ràng hơn, vừa tạo thuận lợi cho người nhận tín thác vừa ngăn ngừa việc người này lợi dụng để mưu lợi riêng cho bản thân” Vi dụ, “tín thác này được lập ra vì mục đích từ thiện” là một sự xác định đối tượng không rõ ràng do từ thiện là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều đối tượng và hoạt động khác nhau Xác định rõ ràng thì phải là “tín thác này được lập ra dé hỗ trợ tài chính cho người dân huyện C, tỉnh X khôi phục cuộc sống sau đợt lũ quét tháng 9 năm 2020” hoặc “tín thác này được lập ra để chu cấp cho cháu Lê Thị D trong thời gian học đại

18Theo https://thestudentlawyer.com/2013/10/22/trusts-the-three-certainties/ (truy cập ngày 15/02/2022)17 Theo https://thestudentlawyer.com/2013/10/22/trusts-the-three-certainties/ (truy cập ngày 15/02/2022)

20

Trang 26

Nếu tài sản đã được chuyển giao mà đối tượng của tín thác vẫn chưa được xác định rõ ràng thì người lập tín thác sẽ trở thành người hưởng lợi và người nhận tín thác sẽ tiếp tục giữ gìn tài sản vì lợi ích của người lập tín thác (lúc này đã trở thành người hưởng lợi) cho đến khi tài sản được chuyền giao trở lại cho người này để thiết lập lại một tín thác khác.

1.5 Phân loại tín thác

Thông qua một số nội dung, đặc điểm của một tín thác cụ thê thì chúng ta có thê phân loại chúng ra thành các loại riêng biệt Việc phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu chứ không có nhiều tác dụng trong việc áp dụng pháp luật, việc áp dụng pháp luật cho tín thác thì phải căn cứ vào pháp luật cũng như những nội dung được thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận tín thác Ngoài ra, mỗi tín thác cụ thé còn có thé thuộc nhiều loại khác nhau Cách phân loại tín thác đã được đề cập đến ở nhiều tài liệu khác nhau và giữa chúng cũng có sự khác biệt Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ phân loại tín thác theo những nội dung, tiêu chí có tính phổ biến và có ý nghĩa quan trọng nhất Trước hết, chúng ta phải xác định rõ rằng tín thác bao gồm hai loại lớn Thứ nhất là tín thác thiết lập theo ý chí cá nhân (express trust) và thứ hai là tín thác thiết lập theo ý chi của pháp

luật (non-express trust)!8 Mỗi loại này sẽ được phân loại thành các loại nhỏ khác nữa.

1.5.1 Tín thác thiết lập theo ý chí cá nhân (express trusf)

Như tên gọi của nó, loại tín thác này được thiết lập lập bởi ý định rõ ràng (express intention) của người lập tín thác Loại tín thác này có thé được tạo ra inter vivos!? bởi ý định rõ ràng của người lập tín thác còn sống hoặc bởi ý chí (will) mà thê hiện ý định của ° Dù được thiết lập bởi phương cách nào thì tín thác này người dé lại di chúc đã ma

cũng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về ba điều chắc chắn (the three certainties) đã phân tích ở mục bốn ở trên Đây là loại tín thác phổ biến nhất, chiếm da số trong các tín thác được thiết lập Loại tín thắc này phổ biến đến mức ở nhiều tài liệu thì nội dung của loại tín thác này được đồng nhất với nội dung của tín thác nói chung Nguyên do là bởi tín thác là một môi quan hệ dân sự và loại tín thác được tạo ra bởi ý chí của người dân và

18 Theo https://www.findlaw.com.au/articles/5204/whats-the-difference-between-an-express-trust-and-.aspx

(truy cập ngày 17/02/2022)

19 Nghĩa là được tạo ra khi còn sống

20 Tan zhenting, Perfecting the Chinese Law of Trusts: Critical and Comparative Study of the Australian andChinese Law of Trusts, luận án tiến sĩ, đại hoc Bond, năm 2005, trang 79.

21

Trang 27

không có sự can thiệp của nhà nước Loại tín thác này giải quyết, phục vụ tất cả các nhu cầu của người dân khi họ tìm đến tín thác trong tín thác thiết lập theo ý chí của pháp luật chỉ được tạo ra nhằm phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án (sẽ phân tích rõ hơn ở phần sau) Loại tín thác này có thé được phân loại thành các loại nhỏ khác theo một số tiêu chí Sau đây, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng hai tiêu chí quan trọng là mục đích và người hưởng lợi.

1.5.1.1 Về mục đích

Theo tiêu chí này, tín thác được phân thành hai loại là tín thác vì mục đích cá nhân(private trust) và tín thác vì mục đích công cộng (Public trust).

Tín thác vì mục đích cá nhân là loại tín thác được thiết lập nhằm mang lại lợi ích cho Ít nhất một cá nhân hoặc một pháp nhân cụ thé?! Ví dụ như tín thác được lập ra nhằm chu cấp tiền cho bản thân khi nghỉ hưu hay tín thác được lập ra nhằm chỉ trả chi phí học tập cho con cái khi học đại học Đây là loại tín thác được sử dụng nhằm quản lý tài chính gia đình, phòng trừ rủi ro kinh tế có thê xảy ra.

Tín thác vì mục đích công cộng” là loại tín thác được lập ra nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng chứ không nhắm đến một cá nhân hay pháp nhân cụ thé nào Tiêu biểu cho tín thác loại này chính là các quỹ tín thác vì mục đích từ thiện Các quỹ tín thác từ thiện (Charitible trust) sẽ nhận đóng góp từ cộng đồng va số tiền đóng góp này sẽ trở thành tài sản tín thác rồi quỹ này sẽ có nghĩa vụ quản lý và phân phối số tiền đóng góp này cho phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ Quy tín thác từ thiện nồi tiếng nhất phải kế đến Bill & Melinda Gates Foundation của vợ chồng tỷ phú Bill Gates với số tài sản tín thác lên đến 49.8 tỷ USD?3 Ở một số quốc gia thì van đề thế nào được xem là “vi mục đích công cộng” được quy định bởi pháp luật chứ không phụ thuộc vào ý chí của

(truy cap ngay 16/02/2022)

?3Theohttps://www.gatesfoundation.org/about/foundation-fact-sheet (truy cập ngày 16/02/2022)

22

Trang 28

Theo tiêu chí này thì tín thác được phân ra thành hai loại là tín thác cố định (fixed trust) và tín thác tùy nghi (Discretionary trust).

Tín thác cô định là loại tín thác trong đó người hưởng lợi cũng như lợi ích mà người đó được thụ hưởng được xác định cụ thể, chắc chắn và cô định (fixed) trong thỏa thuận tin thác Ví dụ, ông A trước khi mất đã thiết lập một tín thác nhằm mục đích chu cấp cho hai con sau khi ông mat Thỏa thuận tín thác ghi rằng sau thời điểm ông A mat thi mỗi tháng người nhận tín thác phải phân phối lợi ích lấy từ tài sản tín thác là 5 triệu đồng cho mỗi người con và điều này tiếp tục cho đến khi hai người con đủ 22 tuôi Trong tín thác này người hưởng lợi và mức lợi ích được hưởng đã được xác định rõ ràng, cụ thê nên được coi là tín thác có định Trong tín thác cô định thì người nhận tín thác có nghĩa vụ phải phân phối lợi ích từ tài sản tín thác theo đúng những điều này mà không được tự ý thay đôi, ngược lại người hưởng lợi cũng có quyền yêu cầu người nhận tín thác phân phối lợi ích đúng theo thỏa thuận tín thác nếu nhận thấy phan lợi ích mình nhận được bị thua thiệt so với mức trong thỏa thuận.

Tín thác tùy nghỉ là loại tín thác mà người nhận tín thác được trao một số quyền tự chủ nhất định trong việc phân phối lợi ích từ tài sản tín thác Trong loại quan hệ tín thác này thì thỏa thuận tín thác không xác định một cách cụ thể, đích danh người hưởng lợi cũng như mức lợi ích mà từng người được hưởng mà chỉ xác định một tập hợp, một lớp người nhất định (như là “tré em lang thang cơ nhỡ ở huyện X” hay “người chịu thiệt hại do bão ở xã Y”) rồi dé cho người nhận tín thắc căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể để phân phối lợi ich cho phù hop” Loại tín thác đặc biệt hữu ich trong trường hợp lợi ích

từ tài sản tín thác cần được phân phối dựa trên điều kiện cụ thé và những điều kiện này

thay đôi liên tục chứ không có định Ví dụ như trong các tín thác vì mục đích từ thiện thì số lượng người hưởng lợi thường không cô định bởi có thé ngày hôm nay họ vẫn còn khó khăn nhưng đến một thời gian sau họ đã khắc phục được hậu quả rồi hay hôm nay cần hỗ trợ nhiều nhưng đến hôm sau mọi thứ đã được khôi phục phan nao thì chi cần hỗ trợ ở mức thấp hơn Tuy nhiên khi thiết lập tín thác loại này thì cần lựa chọn người nhận tín thác có đạo đức cũng như uy tin dé tránh trường hợp người nhận tín thác lợi dụng quyên tùy nghi mình được trao dé thực hiện các hành vi không đúng đắn nhằm mưu lợi cá nhân.

4 Theo https://www.theprivateoffice.com/specialist-services/discretionary-trusts (truy cập ngày 16/02/2022)

23

Trang 29

1.5.2 Tín thác thiết lập bởi ý chí của pháp luật (non-express trust)

Đây là một loại tín thác đặc biệt khi mà nó có thé được thiết lập và có giá trị pháp ly mà không cần đảm bảo yêu cầu về Ba điều chắc chắn (the three certainties) mà cụ thé là không cần có sự chắc chắn về ý định (certainty of intention) Trong mỗi quan hệ tin thác loại này thì không tôn tại ý định thiết lập tín thác của cá nhân hay pháp nhân cụ thê nào mà sự thiết lập được áp đặt bởi pháp luật và quyết định của tòa án Loại tín thác này

thường được thiết lập nhằm mục đích phục vụ cho qua trình giải quyết tranh chấp về tài

sản tại tòa án Tín thác thiết lập bởi ý chí của pháp luật bao gồm hai loại nhỏ là Constructive trust và resulting trust.

1.5.2.1 Tín thác tw pháp (Constructive trust)

Loại quan hệ tính thác này hình thành bởi phán quyết của tòa án Khi một người có được một tài sản nhờ xâm phạm lợi ích vật chất của một người khác (unjust enrichment-làm giàu bất chính), và người có lợi ích bị xâm phạm biết được rồi khởi kiện lên tòa, tòa sẽ ra phán quyết biến tài sản đó thành một tài sản tín thác với người xâm phạm trở thành người nhận tín thác (trustee), có nghĩa vụ quản lý tài sản, còn người bị xâm phạm về lợi ích trở thành người hưởng lợi (beneficiary)?° Ví dụ, A lừa lay của B số tiền là 100 triệu và sau đó bỏ thêm 100 triệu của bản thân nữa dé mua một ô tô giá 200 triệu B khởi kiện lên tòa và tòa quyết định chiếc ô tô kia sẽ trở thành tài sản tín thác với A là trustee và B là benificiary Trong trường hợp này, A sẽ phải giữ gìn chiếc xe và không được sử dụng hay bán nó trừ trường hợp mang lại lợi ích cho B Quan hệ tín thác này chỉ cham dứt khi B nhận lại đủ số tiền bị lừa.

1.5.2.2 Tín thác chuyển tiếp (Resulting trust)

Loại quan hệ tín thác này xuất hiện khi một tín thác thiết lập bởi ý chí cá nhân trở nên không có khả năng thực hiện vì nhiều lý do như là đối tượng hưởng lợi không còn hay thỏa thuận tín thác có nội dung vi phạm pháp luật khiến nó bị vô hiệu Lúc này, tài sản đã được chuyên quyên sở hữu sang cho người nhận tín thác và chưa có khả năng chuyên lại cho người lập tín thác Khi đó theo pháp luật công bình thì một tín thác mới sẽ tự động được xác lập với người lập tín thác ban đầu sẽ trở thành người hưởng lợi và

người nhận tín thác ban dau vẫn giữ nguyên vai trò và sẽ năm giữ tài sản vì lợi ích của

5 https://www.legalzoom.com/articles/what-is-a-constructive-trust (truy cập ngày 16/02/2022)

24

Trang 30

người lập tín thác ban đầu (lúc này đã trở thành người hưởng lợi?° Ví du, A thiết lập một tín thác với tài sản tín thác là một số cô phần ở công ty X, người nhận tín thác là B,

người hưởng lợi là con gái của A Một thời gian sau, con gái A không may qua đời Khi

đó, theo pháp luật, B phải chuyển số lợi tức định kì từ số cỗ phần kia về cho A chứ không được giữ lại Trong khoảng thời gian chờ thực hiện các thủ tục để chuyên giao thì một resulting trust được tự động hình thành với B là người nhận tín thác, A là ngườihưởng lợi còn tài sản tín thác là sô cô phân kia.

1.6 Một sô van đề lý luận về các bên trong quan hệ tín thác

Môi tài liệu, môi văn bản pháp luật về tín thác có thê có một sự khác biệt vê nộidung này nhưng về cơ bản thì đêu có sự thông nhât bởi các quyên và nghĩa vụ đêu đượcrút ra dựa trên những đặc trưng cơ bản của quan hệ tín thác.

1.6.1 Người được ủy thác (trustee)

Là người được người lập tín thác chuyền giao tài sản tín thác, có nghĩa vụ quản lý tài sản tín thác vì lợi ích của người hưởng lợi Thông thường, người được ủy thác có cácnghĩa vụ cũng như các quyên như sau:

*Vé nghĩa vu:

Thứ nhất là Nghia vụ can than (Duty of care), nghĩa vu này yêu cầu người nhận tín thác phải quản lý tài sản tín thác một cách cân thận, chu đáo nhất có thể Tác giả Jessel MR đã mô tả nghĩa vụ này là “thực hiện công việc của tín thác theo cai cách mà

27 Có sự tôn tại của

một người cân trọng bình thường thực hiện công việc của anh ây

nghĩa vụ này là bởi tài sản tín thác phải được quản lý một cách cân thận mới đảm bảođược sự toàn vẹn về lợi ich cho người hưởng lợi Nêu tài san tín thác bị mat mát, hư hỏng thì chắc chắn người hưởng lợi sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ hai là Nghĩa vụ thấu hiểu các điều khoản của tín thác (The duty to familiarise himself/herself with the terms of the trust) Nghĩa vụ này yêu cầu người nhận tín thác phải hiéu một cách rõ ràng các điêu khoản cua tín thác cũng như tat cả các tài liệu va

26

https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/4-107-7157?transitionType=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true (truy cập ngày 16/02/2022)

27 Nguyên van: conduct the business of the trust in the same manner that an ordinary prudent man of business

would conduct his own Theo Tan zhenting, Perfecting the Chinese Law of Trusts: Critical and Comparative Study

of the Australian and Chinese Law of Trusts, luận án tiến sĩ, đại hoc Bond, năm 2005, trang 166.

25

Trang 31

thỏa thuận khác có liên quan Việc đặt ra nghĩa vụ này là cân thiệt bởi có năm rõ cácđiêu khoản của tín thác thì người nhận tín thác mới có thê quản lý và định đoạt tài sản tín thác một cách đúng đắn được.

Thứ ba là Nghĩa vụ giữ tài sản tín thác độc lập với các tài sản khác (The duty to keep the trust property separate) Nghĩa vụ này yêu cầu người nhận tín thác phải giữ tài sản tín thác độc lập với tài sản cá nhân của mình cũng như tài sản tín thác của các tínthác mà mình đang tham gia Có thực hiện được nghĩa vụ này thì mới đảm bảo sự độc lập của tài sản tín thác (một trong hai đặc trưng nổi bật nhất của quan hệ tín thác) và tạo điều kiện cho người nhận tín thác quan lý tài sản tín thác một cách đúng dan, phù hop với các điêu khoản của thỏa thuận tín thác

Thứ tư là Nghĩa vụ trung thành (Duty of loyalty) Nội dung của nghĩa vụ này là người nhận tín thác phải quản lý và định đoạt tài sản vì lợi ích duy nhất của người hưởng lợi thay vi lợi ich của ban thân mình Nghia vu này bao gồm các công việc là tránh dé xảy ra xung đột giữa nghĩa vụ và lợi ích của bản thân khi tham gia quan hệ tín thác, cung cấp đầy đủ thông tin về tín thác cho người hưởng lợi dé họ có thé năm rõ và tự bảo vệ được lợi ích của mình, hành động một cách không thiên vị khi có từ hai người hưởng lợi trở lên trong cùng một tín thác, không ủy quyên cho người khác thực hiện công việc của người nhận tín thác thay mình và cuối cùng là chuyền giao tài sản cho người hưởng lợi khi họ có đủ điều kiện để tiếp nhận tai sản tín thác theo quy định trong thỏa thuận tín thác Nghĩa vụ này đặt ra là nhằm đảm bao người nhận tín thác thực hiện công việc của mình một cách đúng đắn nhằm đảm bảo mục đích cuối cùng của tín thác là mang lại lợi ích cho người hưởng lợi.

*Vé quyên:

Người nhận tín thác bên cạnh các nghĩa vụ họ phải thực hiện thì cũng có các quyền nhất định nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ trong quá trình thực hiện các công việc của vị trí này Các quyên cơ bản của người nhận tín thác bao gồm:

Thứ nhất là quyền được bôi hoàn (right to indemnity) Cụ thể, nếu người nhận tín thác đã gánh chịu một khoản chi phí hợp lý phát sinh từ việc quản lý tín thác thì người nhận tín thác có quyên trích một khoản tiền tương đương từ tài sản tín thác để bù lại Nội dung này không trái với mục đích của tín thác do về bản chat thì số chi phí được

26

Trang 32

trích ra từ tài sản tín thác này là nhằm chi trả cho hoạt động quản lý tín thác chứ không

phải là dé làm lợi cho người nhận tín thác Ví dụ nếu tài sản tín thác là một bất động sản

và đến một thời điểm nhà nước tăng thuế đối với bất động sản lên mức cao hơn nhiều so với mức ở thời điểm lập tín thác thì người nhận tín thác có quyền cho thuê hoặc bán một phan bat động san đó dé bù lại tiền thuế.

Thứ hai là quyền được trả công (right to be paid remuneration) Nội dung quyền này là nêu thỏa thuận tín thác có quy định về việc người nhận tín thác sẽ được trả công (từ người lập tín thác hoặc người hưởng lợi) thì người nhận tín thác có quyền này Có một điểm cần lưu ý là khoản tiền dùng để trả công là đến từ người lập tín thác hoặc người hưởng lợi (tùy theo thỏa thuận tín thác) chứ không phải đến từ tài sản tín thác, trong trường hợp người có nghĩa vụ trả công không trả công đúng hạn cho người nhận tín thác thì người nhận tín thác không có quyền tự ý trích một khoản tiền từ tai sản tín thác ra dé bù vào tiền công mà chỉ có thé thực hiện các thủ tục khởi kiện dân sự dé buộc chính người có nghĩa vụ kia phải chi trả.

Thứ ba là quyền được yêu cầu sự đóng góp từ những người cùng là người nhận tín thác (The right of contribution from co-trustees) Cụ thé, trong một mối quan hệ tin thác mà bên nhận tín thác bao gồm nhiều người thì khi một người trong số đó đã giải quyết hậu quả từ việc vi phạm thỏa thuận tín thác (breach of the trust), người này có thê yêu cầu sự đóng góp từ những người còn lại Ví dụ, A, B, C cùng là người nhận tín thác với tài sản tín thác là một tòa nhà Một dịp, ba người này đi du lịch dài ngày, khi về thì thấy cửa kính tòa nhà đã bị ai nghịch ngợm ném vỡ và điều này khiến cả ba vi phạm nghĩa vụ giữ gìn tài sản tín thác A bỏ tiền ra sửa chữa lắp lại kính Với hành động này, A có quyên yêu câu B và C moi người góp 1/3 sô tiên sửa chữa nói trên.

1.6.2 Người hướng lợi (Beneficiary)

Người hưởng lợi là đối tượng hướng đến của quan hệ tín thác, là người được thụ hưởng lợi ích tài sản tín thác Trái ngược với người nhận tín thác, khi đề cập đến người hưởng lợi thì nội dung chủ đạo là các quyền thay vì là nghĩa vụ nên chung ta sẽ đi vào tìm hiêu các quyên trước.

* Ve quyên:

27

Trang 33

Thứ nhất là quyền hủy tín thác Nội dung của nó là khi người hưởng lợi đạt đủ điều kiện theo luật định hoặc theo thỏa thuận trong tín thác, đủ năng lực pháp ly dé tiếp nhận, quản lý tài sản tín thác thì có quyền huỷ tín thác băng cách yêu cầu người nhận tín thác chuyên

giao tai sản tín thác lại cho mình Ví dụ, A trước khi mất ủy thác cho B ngôi nhà và một

số tiền trong ngân hàng dé chu cấp cho con gái mình còn nhỏ với điều kiện là khi con gái 22 tuôi thì B phải chuyển giao lại tài sản đó cho cô ấy Khi con gai A đủ 22 tuổi, có năng lực hành vi pháp lý đầy đủ (không bị tâm thần hay khiếm khuyết khác) thì cô này có quyên hủy tín thác, yêu câu B chuyên giao lại tài san.

Thứ hai là quyền buộc người nhận tín thác thi hành đúng nghĩa vụ của mình Cụ thé, khi nhận thấy người nhận tín thác có các hành vi vi phạm nghĩa vụ trong thỏa thuận tín thác thì người nhận tín thác có thể sử dụng các biện pháp cần thiết, bao gồm cả khởi kiện để buộc người nhận tín thác thực hiện đúng nghĩa vụ của mình Ví dụ như là đến kì hạn mà người nhận tín thác không chi trả lợi ích từ tài sản tín thác cho mình thì người hưởng lợi hoặc người giám hộ (trường hợp người hưởng lợi chưa đủ tuổi) có quyền yêu cầu người nhận tín thác thực hiện đúng thỏa thuận nếu không thì sẽ tiến hành khởi kiện.

Thứ ba là quyền truy dấu tài sản tín thác Nội dung của nó là khi người nhận tín thác không giữ cho tài sản tín thác độc lập mà đề nó lẫn lộn với các tài sản khác hoặc đã bán cho người khác, vi phạm nghĩa vụ trong thỏa thuận tín thác thì người hưởng lợi có quyền truy dấu tài sản tín thác và yêu cầu khôi phục nó trở lại hiện trạng ban đầu Ví dụ như trường hợp tài sản tín thác là một khoản tiền và người nhận tín thác cho số tiền này vào trong tài khoản ngân hàng cá nhân của mình khiến nó lẫn lộn với tài sản cá nhân Khi đó, người hưởng lợi có quyền yêu cầu số tiền là tài sản tín thác phải được tách ra thành một tài khoản riêng

* Vé nghĩa vụ?Š

Thứ nhất là nghĩa vụ bồi thường cho người được ủy thác (Duty to compensate the trustee) Người hưởng lợi có nghĩa vụ bôi thường hoặc hoàn trả cho người được ủy thác

trong trường hợp có bat ky thiét hai nao xay ra đối với người nhận tín thác hoặc tín thác

do người hưởng lợi gây ra Người hưởng lợi bắt buộc phải bồi thường nếu có thương

28 Theo

https://blog.ipleaders.in/rights-and-liabilities-of-a-trust-of-a-trust-beneficiary-in-india/#Liability in breach of trust (truy cập ngày 23/02/2022)28

Trang 34

tích hoặc thiệt hại do mình gây ra Nghĩa vụ này tương ứng với quyền được bồi hoàn của người nhận tín thác.

Thứ hai là nghĩa vụ không làm tổn hại đến lợi ích của người khác (Duty not to harm others’ interests) Cụ thé, người hưởng lợi không thé làm tổn hại đến lợi ich của bên khác trong quan hệ tín thác theo bất kỳ cách nào và người này sẽ phải chịu trách nhiệm về bat kỳ tôn hại nào gây ra cho bên khác trong quan hệ tín thác do hành vi của bản thân Ngoài ra, trong trường hợp tín thác có nhiều người hưởng lợi thì một người hưởng lợi cụ thé không được hưởng bat kỳ lợi ích nào mà không có sự đồng ý của người thụ hưởng khác Người thụ hưởng bắt buộc phải có sự đồng ý của tất cả những người thụ hưởng khác có liên quan đến ủy thác trong trường hợp họ cần đạt được bất kỳ thuận lợi nào trong quan hệ tín thác Nếu không thực hiện sẽ bị coi là vi phạm vi phạm tín thác.

Thứ ba là nghĩa vụ tiếp nhận lợi ích mà mình được hưởng theo thỏa thuận tín thác (Duty to receive his/her interest) Người hưởng lợi có quyền nhận lợi ích của mình từ tài sản tín thác, nhưng người hưởng lợi không được đòi nhiều hơn lợi ích đã xác định của mình đối với tài sản tín thác.

Thứ tư là nghĩa vụ thực hiện các bước hợp lý (Duty to take reasonable steps) Nộidung của nó là người hưởng lợi sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp anh ta không thực hiện các bước và hành động hợp lý, như đã đề cập trong chứng thư tín thác, trong các quyền và nghĩa vụ của những người hưởng lợi khác Người hưởng lợi bắt buộc phải thực hiện chỉ các bước trong các giới hạn và ranh giới đã đặt ra của tất cả những người thụ hưởng khác.

1.6.3 Người lập tín thác (Trust settlor/Trust creator)

Người lập tín thác là người tạo ra quan hệ quan hệ tín thác, bằng việc thê ý chí của mình và chuyển giao tài sản tín thác cho người nhận tín, cùng với người nhận tín thác lập nên thỏa thuận tín thac-van bản chứa các nội dung làm cơ sở cho việc quản lý và định đoạt tài sản tín thác Phần lớn các tài liệu khoa học pháp lý về tín thác rất ít đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người lập tín thác Da phần đều cho rằng khi thỏa thuận tín thác được xác lập và tai sản tín thác được chuyền giao thành công thì người lập tín thác gần như không có vai trò trong quan hệ tín thác nữa mà đóng vai trò chủ đạo là sự răng buộc giữa

29

Trang 35

người nhận tín thác và người hưởng lợi Dựa trên một sô nguôn tài liệu cũng như sự suy

luận của nhóm nghiên cứu từ các đặc điêm và tính chât của quan hệ tín thác, nhóm sẽ

đưa ra một sô quyên và nghĩa vụ của người lập tín thác.

* Vé Quyên:

Thứ nhất là quyền yêu cầu hủy bỏ tín thác Trong một thỏa thuận tín thác có điều kiện hủy bỏ hoặc trong trường hợp người nhận tín thác vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của mình khiến cho quan hệ tín thác không thé thực hiện được mục đích ban đầu đặt ra thì người lập tín thác có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu thỏa thuận tín thác, cham dứt quan hệ tín thác và thu hồi lại tài sản tín thác” Quyền này là cần thiết vì nó giúp phòng ngừa các trường hợp vi phạm thỏa thuận tín thác xảy ra, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người hưởng lợi cũng như chính người lập tín thác Khi quan hệ tín thác không còn đạt được mục đích đặt ra ban đầu thì cần nhanh chóng chấm dứt và thu hồi tài sản để hạn chế tối đa thiệt hại.

Thứ hai là quyền lựa chọn người nhận tín thác và định đoạt lợi ích của người hưởng lợi Do là người lập ra tín thác nên người lập tín thác đương nhiên sẽ là người có quyên lựa chọn người dé ủy thác việc quản ly tài sản mà không phải chịu bat kỳ giới han và rằng buộc gì Bên cạnh đó, họ cũng toàn quyền quyết định người hưởng lợi bao gồm những đối tượng nao và lợi ích nhận được dưới hình thức gi và định mức bao nhiêu Người lập tín thác chỉ phải thỏa thuận với người nhận tín thác về các nội dung như quy trình quản lý tài sản hay các điều kiện chấm dứt tín thác.

* Vê Nghĩa vụ:

Thứ nhất là nghĩa vụ chuyển giao tài sản tín thác theo đúng thỏa thuận Sau khi thỏa thuận tín thác được xác lập và quan hệ tín thác hình thành thì người lập tín thác phải chuyền giao cho người nhận tín thác tài sản tín thác đúng đối tượng và thời điểm như đã thỏa thuận Nếu người lập tín thác không thực hiện đúng nghĩa vụ này thì tín thác sẽ có nguy cơ bị hủy và nếu việc này gây ra thiệt hại về vật chất cho người nhận tín thác (như

Trang 36

là bỏ chi phí để chuẩn bị cho việc tiếp nhận tài sản tín thác) thì người lập tín thác sẽ phải bồi thường thiệt hai.

Thứ hai là nghĩa vụ thông báo về các khiếm khuyết của tài sản tín thác (nếu có) cho người nhận tín thác Cụ thể, nếu tài sản tín thác có khiếm khuyết, đặc biệt là khiếm khuyết ân và người lập tín thác biết về điều này thì phải thông báo cho người nhận tín thác trước khi chuyên giao Nghĩa vụ này là nhằm tạo điều kiện cho người nhận tín thác trong việc quản lý tài sản tín thác bởi khi biết về khiếm khuyết của tài sản thì người nhận tín thác mới có thé đưa ra các biện pháp quản lý một cách phù hợp được Ngoài ra điều này cũng nhằm giúp phân định rõ trách nhiệm của các bên trong trường hop tai sản tín thác bị hư hại do những khiếm khuyết nói trên.

Thư ba là nghĩa vụ không can thiệp vào việc quản lý tín thác của người nhận tín thác(trừ trường hợp có vi phạm thỏa thuận tín thác) Theo đó, người nhận tín thác khi quản lý tài sản tín thác chỉ tuân theo pháp luật và các điều khoản của thỏa thuận tín thác chứ không chịu sự chỉ đạo của bat kỳ ai Nếu người lập tín thác sau khi chuyên giao tài sản vẫn tìm cách can thiệp, chỉ đạo việc quản lý tài sản tín thác thì sẽ không đúng bản chất của quan hệ tín thác Bản chất của quan hệ này là người nhận tín thác quản lý và định đoạt tài sản vì lợi ích của người hưởng lợi chứ không phải là một “người làm thuê” côngviệc quản lý tài sản cho người lập tín thác.

1.7 Ứng dụng tín thác của trong đời sống xã hội

Tín thác được xem là một công cụ pháp lý hữu hiệu, được sử dụng rộng rãi trong đời sông xã hội, đặc biệt là ở các nước common law như Mỹ, Anh, Australia hay Canada và trong thời gian gần đây là cả ở những nước không theo mô hình common law như Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, từ quản lý tài chính cá nhân, tài chính gia đình, hoạt động từ thiện cho đến đầu tư kinh doanh Sau đây, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích một số ứng dụng quan trọng và nỗi bật nhất của loại quan hệ pháp lý nay.

1.7.1 Tín thác là một công cụ hữu hiệu cho việc quan lý tài chính cá nhân

Nhu đã đề cập nhiều lần trong các phan trước, tín thác là một giải pháp lâu dài, hiệu qua cho việc đảm bảo sự an toàn cho tài chính gia đình Cụ thê, với đặc trưng là tài sản tín thác có sự độc lập, tách bạch khỏi tài sản cá nhân thì băng việc thiết lập một quan hệ tín thác, những người tạo ra thu nhập trong gia đình (như bố, mẹ, ông, bà) có thé chia tài

31

Trang 37

sản của mình thành nhiều sản nghiệp khác nhau và dé mỗi sản nghiệp phục vụ một mục đích nhất định như một tín thác dùng dé chi trả cho chi phí học tập cho con cái hay tin thác dùng để chu cấp cho chính bản thân họ khi nghỉ hưu Tài sản tín thác tách bạch khỏi tài sản cá nhân nên nếu trong trường hợp bản thân bị mất việc hay làm ăn thua lỗ, nợ nan thì tai sản tín thác vẫn được duy trì, không bị thu hồi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ và tiếp tục có thé chi trả cho những nhu cầu quan trọng về lâu dài cho các thành viên trong gia đình cũng như bản thân như đã nói ở trên Tuy nhiên, khi rơi vào trường hợp này thì người lập tín thác phải chứng minh cho các cơ quan có thâm quyền cũng như chủ nợ rằng việc lập tín thác không nhằm để trốn tránh một khoản nợ cụ thé nào và nó được lập ra trong giai đoạn bản thân người lập có sự ôn định về mặt tài chính Ngoài ra, ở một số nước như Anh và Australia, thuế dành cho tài sản tín thác luôn thấp hơn thuế đối với tài sản thông thường nên việc thiết lập tín thác sẽ giúp người lập hưởng nhiều lợi ích về thuế hơn?9 Ngoài ra, tín thác cũng là một cách thức hiệu qua dé các bậc phụ huynh kiểm soát chỉ tiêu của con cái khi họ không có điều kiện cũng như thời gian Ví dụ, cả người bố lẫn người mẹ trong gia đình đều là những doanh nhân bận rộn, không có nhiều thời gian để quan tâm và quản lý con cái trong khi con cái lại đi học ở nơi xa Nếu bố me cứ chuyên cho con cái mình một khối tài sản lớn dé chúng tự chi tiêu thì sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ do chúng còn quá nhỏ dé quan ly tài chính của bản thân, như là chi tiêu quá mức cần thiết hay bị lừa đảo Dé giải quyết tình huống này, bố mẹ có thé lập một tín thác với người hưởng lợi là con cái mình Bồ mẹ sẽ tính toán nhu cầu của con cái dé thiết lập tài sản tín thác với giá trị phù hợp và lợi ích mà con cái sẽ nhận được trong một chu kỳ thời gian nhất định (thường là một tháng) Với việc chỉ nhận được một khoản lợi ích cô định và định kỳ thay vì toàn bộ tài sản sẽ ngăn chặn được tinh trạng chi tiêu quá mức Ngoài ra, người nhận tín thác với việc đứng tên tai sản tín thác sé đứng ra thực hiện các thủ tục liên quan đến thuê hay giấy tờ khác từ đó giúp các bậc phụ huynh tiêt kiệm thời gian và đảm bảo sự an toàn vê mặt pháp lý của tài sản.

Chính nhờ sự hữu dụng đã phân tích ở trên nên tín thác rất được các gia đình ưu chuộng thê hiện qua việc hàng trăm nghìn tín thác gia đình đã được thiết lập với tổng giá trị tài sản tín thác lên đến hàng nghìn tỷ USD Cụ thẻ, theo số liệu của chính phủ Australia vào

30 Theo

https://www.guillgroup.com.au/blog/how-to-set-up-a-family-trust/#:~:text=Thousands%200f%20new%20family%20trusts, legal%20structure%20for%20a%20business (truycap ngay 17/02/2022).

32

Trang 38

năm 2021 thì nước này hiện có hơn 800.000 quỹ tín thác gia đình được đăng ký, với tổng tài sản trị giá hơn 3 nghìn tỷ đô la3! Một thống kê khác, theo số liệu của co quan thuế quan Vương quốc Anh thì tính đến năm 2018 nước này có khoảng 149.000 tín thác được đăng ký với tông giá trị xấp xi ba nghìn tỷ Euro.

1.7.2 Quản lý tài sản cho mục đích từ thiện

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và quá trình toàn cầu diễn ra ngày một sâu sắc, nền kinh tế thé giới đã phát triển đến một quy mô chưa từng có với GDP toàn cầu năm 2021 ước đạt 94.935 tỷ USD33 Di cùng với sự phát triển này là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng và thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn ra với mật độ và mức độ cao hơn Nhằm giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của hai hệ quả nói trên, các hoạt động từ thiện ra đời ngày một nhiều và phát triển cả về số lượng lẫn quy mô Với các hoạt động, tổ chức từ thiện mà có nguồn đóng góp lớn (từ hàng triệu USD trở lên) thì có một van dé cần giải quyết là làm sao dé quản lý một cách hiệu quả nhất nguồn đóng góp này dé đảm bảo sự minh bach, an toàn và uy tín cho hoạt động từ thiện Việc thành lập quỹ tín thác chính là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này Tài sản tín thác được tách bạch khỏi tài sản cá nhân và chỉ được sử dụng cho nhữngmục đích xác định trong thỏa thuận tín thác nên nó sẽ đảm bảo sự minh bạch cho khoản tiền đùng cho mục đích từ thiện, tránh trường hợp các cá nhân xấu trong tô chức từ thiện lợi dụng quyền lực dé biển thủ số tiền này Ngoài ra, trường hợp tô chức hay cá nhân điều hành hoạt động từ thiện có nghĩa vụ nợ đến hạn mà không có khả năng trả thì khoản tiền từ thiện trong tín thác vẫn được giữ nguyên trang và không bị thu hồi dé trừ vào khoản nợ.

Trên thực tế, hoạt động từ thiện tại các quốc gia có khung pháp lý cho tín thác thường được vận hành dưới hình thức hoạt động của Quỹ Tín thác cho mục đích từ thiện (Charitible trust) Loại Quỹ này cần được đăng ký hoạt động khi mức vận động đạt mức nhất định, có tư cách pháp nhân và phải thỏa mãn một số điều kiện như: phải phục vụ cho lợi ích của cộng đồng (chứ không phải cho một nhóm cá nhân), không được hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và phải báo cáo tài chính thường niên cho ủy ban giám sát

31 Theo

https://veritylaw.com.au/vi/ban-can-biet/giu-tai-san-trong-gia-dinh-loi-ich-cua-viec-thanh-lap-quy-tin-thac/ (truy cap ngay 17/02/2022)

32 Theo https://www.thegazette.co.uk/all-notices/content/103399 (truy cap ngay 17/02/2022)

33 Theo https://www.statista.com/statistics/268750/global-gross-domestic-product-gdp/ (truy cap ngay

33

Trang 39

cũng như được kiểm toán độc lập Quỹ tín thác được hội đồng tín thác (Board of Trustees) quản lý Hội đồng này thường là những người có uy tín, được bầu cử hoặc chỉ định - đại điện cho tập thé tat cả những người đóng góp Nói chung, Quỹ tín thác là một dạng tổ chức từ thiện chuyên nghiệp và các thành viên trong hội đồng sẽ quyết định dùng số tiền vào mục đích gi, đồng thời là người giám sát ban điều hành hay giám đốc quỹ dé bảo đảm những người thực thi trực tiếp sẽ hành xử chuyên nghiệp và thực hiện đúng sứ mệnh đề ra - tức bảo vệ niềm tin của người đóng góp Như vậy, người góp tiền thực hiện quyền quyết định sử dụng nguồn lực gián tiếp qua lựa chọn đại điện của mình trong hội đồng tín thác”.

1.7.3 Ứng dụng trong hoạt động đầu tư sinh lợi

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định dé thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác Các kênh đầu tư phổ biến hiện này là chứng khoán, tiền mã hóa (crypto-currency) và vàng Hiện nay, bên cạnh việc tìm kiếm thu nhập thông qua lao động, sản xuất và kinh doanh thông thường thì nhiều cá nhân cũng như công ty tô chức cũng có nhu cầu tăng thêm thu nhập thông qua hoạt động đầu tư Tuy nhiên, để đầu tư có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận, đặc biệt là việc đầu tư ở các kênh có nhiều biến động như chứng khoán hay tiền mã hóa, thì đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn Đây là điều mà rat ít người có được, đặc biệt là ở những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường Và dé giải quyết nhu cầu này thì các quỹ tín thác đầu tư (Investment trust) ra đời Cách thức hoạt động của quỹ này là người hoặc công ty có nhu cầu đầu tư sẽ chuyển giao tiền cho quỹ, quỹ này sau đó sẽ liên kết với những nhà đầu tư chuyên nghiệp để thực hiện việc đầu tư bằng số tiền khách hàng gửi vào quỹ Lợi nhuận kiếm được sẽ được gửi về cho khách hàng căn cứ vào tỷ suất phân chia đã thỏa thuận ban đầu°Š Hiểu một cách đơn giản thì đây là một hình thức “đầu tu hộ”, khi mà khách hàng có vốn dé đầu tư nhưng không đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm nên quyết định ủy thác cho Quỹ-vốn có những nhân sự có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về đầu tư-thực hiện hoạt động đầu tư giúp mình Gọi đây là quỹ tín thác bởi mô hình của nó chính là mô hình một quan hệ tín thác với người gửi tiên vào quỹ chính

34 Theo

http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210637/Xac-lap-va-van-hanh-tin-thac-cho-muc-dich-tu-thien Kinh-nghiem-tu-quoc-te.html (truy cập ngày 17/02/2022)

Theo https://www.nerdwallet.com/uk/investing/what-is-an-investment-trust/ (truy cập 17/02/2022)

34

Trang 40

vừa là người lập tín thác vùa là người hưởng lợi Tài sản tín thác chính là số tiền gửi vào Quỹ và Quỹ chính là người nhận tín thác, có trách nhiệm quản lý, sử dụng, định đoạt (đầu tư) số tiền trên vì lợi ích của người gửi tiền vào quỹ Quỹ tín thác đầu tư này hoạt động dưới mô hình công ty đại chúng (public limited company) và có phát hành cô phiếu

trên san chứng khoán”.

Trên đây là ba ứng dụng của tín thác mà nhóm nghiên cứu đánh giá là quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với đời sống xã hội Ngoài các ứng dụng này ra thì tín thác còn được sử dụng vào các mục đích như quản lý di sản hay tạo thuận lợi cho quá trình tranh chấp tại tòa, Do đây là các ứng dụng không phô biến cũng như không có nhiều tài liệu dé nghiên cứu phân tích nên nhóm chi dé cập dén thay vi đi sâu vào chi tiệt.

*®Theo_

https://www.blackrock.com/uk/individual/products/investment-trusts/understanding-investment-trusts (truy cập ngày 17/02/2022)

35

Ngày đăng: 31/03/2024, 00:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan