Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

131 0 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CÁO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC” CUA TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI NAM 2022

PHAP LUAT VE THU HUT NGUON VON DAU TU MAO HIEM VAO CAC DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP DOI MOI SANG TAO

- KINH NGHIEM QUOC TE VÀ BÀI HOC CHO VIỆT NAM Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NĂM 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng chúng tôi. Các kết quả nêu trong Báo cáo tổng kết đề tài chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Báo cáo tổng kết đề tài là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Báo cáo tông kết đề tài này.

Nhóm tác giả đề tài

Trang 3

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài 2.2 Tông quan tình hình nghiên cứu đề tài trong nước 2.3 Khoảng trồng nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu4 Phương pháp nghiên cứu

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài \© œ œŒœ ¬I1 CC C NAN NY FF —

7 Kết cầu của đề tài

CHƯƠNG I1 TONG QUAN VE THU HUT NGUON VON ĐẦU TU MAO HIẾM VÀO CAC DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP DOI MOI SANG TAO VA PHAP LUAT VE THU HUT NGUON VON DAU TU MAO HIEM VAO CAC DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP DOI MOI SANG TAO 10

1.1 Tông quan về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 10

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tao 10 1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 10 1.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2 1.1.2 Khái niệm thu hút vốn đầu tư mao hiểm 14 1.1.3 Vai trò của hoạt động thu hút nguồn von đầu tư vốn mạo hiểm đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao 16

1.1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiém đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao 18 1.2 Tổng quan pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo 22

1.2.1 Khái niệm pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 22

1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 24 1.2.3 Vai trò pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2a KET LUAN CHUONG 1 27

Trang 4

CHUONG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE THU HUT NGUON VON ĐẦU TƯ MAO HIẾM VÀO CÁC DOANH NGHIỆP KHOI NGHIỆP DOI MỚI SANG TẠO TẠI VIỆT NAM VA MOT SO QUỐC GIA TREN THE GIỚI 28

2.1 Thực trang pháp luật về thu hút vốn đầu tu mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo tại Việt Nam 28

2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật hiện hành về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 28 2.1.1.1 Các quy định về tạo lập môi trường đầu tư 28 2.1.1.2 Các quy định về bảo đảm đầu tư 29 2.1.1.3 Các quy định về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư 30 2.1.1.4 Các quy định về hình thức đầu tư 32 2.1.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam 32

2.1.2.1 Một số thành tựu đạt được 32 2.1.2.2 Một số bất cập còn tôn tại 34 2.2 Pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại một số quốc gia trên thé giới 36

2.2.1 Hoa Kỳ 36 2.2.1.1 Khái quát về hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo 36 2.2.1.2 Các quy định về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 38 2.2.2 Trung Quốc 41 2.2.2.1 Khái quát về hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tao 41 2.2.2.2 Các quy định về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo 44 2.2.3 Singapore 46

2.2.3.1 Khái quát về hoạt động thu hút nguồn vốn dau tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 46 2.2.3.2 Các quy định về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 48 2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 32

2.3.1 Tổ chức, quan lý về quỹ đầu tư mạo hiểm 53

Trang 5

2.3.2 Tận dụng thu hút vốn đầu tư mạo hiểm từ tất cả các thành phần 54 2.3.3 Tăng cường quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các lĩnh vực/ngành nghé liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 55 2.3.4 Tập trung thu hut đầu tư thông qua thị trường chứng khoán 56 2.3.5 Tập trung đầu tư vào lĩnh vực yêu cầu trình độ khoa học, công nghệ cao 57 KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 59 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VA MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 60 PHAP LUAT, NÂNG CAO HIEU QUA THUC THI PHAP LUẬT VE THU HUT

NGUON VON DAU TU MAO HIEM VAO CAC DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP DOI MOI SANG TAO TẠI VIỆT NAM 60

3.1 Định hướng hoàn thiện cơ chế pháp lý liên quan đến hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tai Viet Nam 60

3.1.1 Xây dựng pháp luật phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước 60 3.1.2 Xây dựng pháp luật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế 60 3.1.3 Xây dựng khung pháp lý đồng bộ 61 3.1.4 Đảm bảo chất lượng và tính khả thi của dự thảo luật 62 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam 64

3.2.1 Sửa đổi, bỗ sung các văn bản luật liên quan 64 3.2.2 Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn điều chỉnh hoạt động của quỹ đầu tư và quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng 65 3.2.3 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho van đề sở hữu trí tuệ 66 3.2.4 Hoàn thiện các quy định pháp luật về phát triển quỹ dau tư dé kêu gọi vốn từ cộng đồng vào doanh nghiệp khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 68 3.2.5 Quy định ưu đãi về thuế cho hoạt động đầu tư mạo hiểm 69 3.2.6 Hoàn thiện pháp luật về tín dụng cho hoạt động khởi nghiệp và đối mới sáng tạo 69 3.2.7 Xóa bỏ một số điều kiện kinh doanh mang tính chất phân biệt về quy mô doanh

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

3.3.1 Giải pháp từ phía cơ quan nhà nước

3.3.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo

Trang 6

PHỤ LỤC

Phụ lục I Tác động của chính sách tài khóa va tiền tệ đến hoạt động đầu tư của Singapore Phụ lục II Một số hình ảnh minh họa

Phụ lục II Phỏng vấn chuyên môn

Phu lục IV — Kết quả thực hiện khảo sát xã hội học

Phụ lục V Công bố khoa học của nhóm nghiên cứu từ kết quả đề tài

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Đóng góp của các quỹ đâu tư mạo hiêm vào các giai đoạn

phát triển công ty “

Hình 2: Tông vốn đầu tư mạo hiém vào Trung Quốc (2009 - 2018) 43 Hình3: Dòng vốn FDI vào các nước thành viên ASEAN, 2019 và 47 2020 (Ty đô la)

Hình 4: Câu trúc dau tư Master — Feeder Fund 51

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

ACRA Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (Accounting and Corporate Regulatory Authority)

Al Tri tué nhan tao (Artificial Intelligence)

AMAC Hiệp hội Quan ly tài sản Trung Quốc (Asset Management Association of China)

APAC Khu vực Chau A — Thai Bình Duong (Asia-Pacific)

ASEAN Các quốc gia Đông Nam A (Association of Southeast Asian Nations)

AUM Tai san dang quan ly (Assets Under Management)BAT Baidu - Alibaba - Tencent

CAPCO Công ty von xác thực (Certified Capital Companies) CARE Thỏa thuận chuyên đôi liên quan dén vốn chủ sở hữu

CBRC Ủy ban Quản lý ngân hàng Trung Hoa (the China Banking Regulatory Commission)

CNTT Công nghệ thông tin

CSRC Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc (the China Securities Regulatory Commission)

DNNVV Doanh nghiép nho va vira

DTA Hiép dinh tranh danh thué hai (Double Tax Agreement) ĐTMH Đầu tư mạo hiém

EDB Ban Phát triên Kinh tế Singapore

FDI Vốn dau tư nước ngoài trực tiếp (Foreign Direct Investment) FMC Cong ty quan ly quy (Fund Management Companies)

GII Chi sô đôi mới toàn câu (Global Innovation Index) GIP Chuong trinh Nha dau tu Toan cau

IPO Lân đâu tiên phát hành ra công chúng (Initial Public Offering) MAS Cơ quan tiên tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore) MBA Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business

NAFOSTED Phát trién Khoa học và Công nghệ quôc gia

Trang 9

Từ viết tắt Ý nghĩa

ACRA Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (Accounting and Corporate Regulatory Authority)

NASDAQ Hé thong báo giá tự động của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quốc gia (National Association of Securities Dealers Automated Quotation System)

NATIF Đổi mới Công nghệ quốc gia

NDRC Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (the National Development and Reform Commission)

NMTC Khau trừ Thuê Thi trường mới (New markets tax credit program)

ODA Vién tro phat trién (Official Development Assistance)

OECD Tổ chức Hop tác va Phát trién Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)

SBIC Công ty đầu tư kinh doanh nhỏ đủ tiêu chuẩn (Small Business Investment Company)

SBIR Nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ (Small Business Innovation Research)

SCCS Công ty dịch vụ máy tính và thanh toán bù trừ chứng khoánSCRC Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Thượng Hai (Shanghai

Clinical Research Center)

SES So giao dich ching khoan Singapore (Stock Exchange ofSingapore)

SESDAQ Hệ thông giao dịch và bao giá tự động của Sở giao dich chứng khoán Singapore (Stock Exchange of Singapore Dealing andAutomated Quotation System)

SFA Luật chứng khoán và hop đồng tương lai (Securities and Futures Act)

SGX So giao dich Singapore (Singapore Exchange) SIMEX Sở giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore

SMEDF Phat trién doanh nghiệp nhỏ và vừa TTHC Thủ tục hành chính

VC Đầu tư mao hiểm (Venture Capital)

Trang 10

Từ viết tắt Ý nghĩa

ACRA Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (Accounting and Corporate Regulatory Authority)

VCFM Quan ly quỹ đầu tư mao hiém (Venture Capital Fund Manager)

VCPE Vốn dau tu mạo hiém va von cô phân tu nhân (Venture Capital and Private Equity Funding)

VIMA Thỏa thuận mô hình dau tư mạo hiém

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Ké từ thời điểm đổi mới năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận; Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới, tỷ lệ hộ nghèo giảm, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng tăng lên Tuy nhiên, việc đổi mới nền kinh tế, xây dung và phát triển đất nước là một quá trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng bền vững, có sức cạnh tranh cao.

Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, có trình độ khoa học công nghệ cao như Mỹ,

Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Israel, v.v cho thấy, yếu tố đầu tư mạo hiểm đóng vai

trò then chốt trong quá trình đôi mới công nghệ, hiện đại hóa đất nước, nâng tam phát triển của các doanh nghiệp trong nước, hướng tới sức cạnh tranh toàn cầu; trong đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm có vai trò trung gian trong việc luân chuyển vốn từ các cá nhân, tổ chức có vốn, sẵn sảng chấp nhận đầu tư vào các dự án mạo hiểm có triển vọng, với mục đích đạt được mức sinh lời cao trong tương lai Lịch sử hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới cho thấy; Mỹ là quốc gia có quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên, được hình thành từ năm 1946; tiếp sau đó là các quốc gia ở Châu Âu như Anh Quốc và Ireland (năm 1970), với cách thức hoạt động chủ yếu theo kinh nghiệm và vốn của người Mỹ Sau đó, đến những năm 1980, các quốc gia khác tại Châu Âu cũng bắt đầu quan tâm và đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm, với phương thức đầu tư và mô hình quỹ tương tự tại Mỹ Kết quả cho thấy, Mỹ và Châu Âu là hai khu vực phát triển nhất trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, chiếm tới 80% giá tri đầu tư mạo hiểm trên thế gidi.

Tại các quốc gia chau A như Trung Quốc va Han Quốc, chính phủ sớm nhận thức được vai trò quan trọng của lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nói chung và các quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng, đã sớm quan tâm, đầu tư, thúc day lĩnh vực này phat triển, nhăm tạo ra động lực phát triển kinh tế bền vững Cụ thẻ, trong những giai đoạn đầu hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm, hai quốc gia này đã tập trung vào quá trình cải cách cơ chế, chính

sách, tập trung phát triển thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp, tạo điều kiện thuận lợi

thúc day các quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển, mở rộng quy mô đầu tư; ngoài ra, các yếu tô như tạo nguồn lực cho các quỹ đầu tư mạo hiểm huy động vốn, định hướng lĩnh vực đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm, tao mạng lưới kết nối cộng đồng đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước, đã và đang phát huy tốt vai trò trong quá trình phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại các quốc gia này.

Tại Việt Nam, đầu tư mạo hiểm vẫn được coi là lĩnh vực khá mới, mới được chính phủ quan tâm về mặt chính sách khuyến khích phát triển từ năm 2015 trở lại đây, thông qua các thông tư, quyết định, nghị định hoặc các điều luật được ban hành đề thúc đây quá trình

|

Trang 12

hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm dành cho khởi nghiệp sáng tạo, hoặc thúc đây các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mạo hiểm, v.v nhằm tận dụng được sức mạnh của nền kinh tế trong phát triển đất nước Thực tế cho thay, phần lớn các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam là các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài, với thời gian tham gia thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam từ những năm 1991; còn đến năm 2015, mới xuất hiện các quỹ đầu tư mạo hiểm do Việt Nam chính thức thành lập và đi vào hoạt động Cho đến nay, các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam còn ít, quy mô von và lĩnh vực đầu tư còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò nỗi bật thúc đây quá trình khởi nghiệp, sáng tạo, nâng cao hiệu quả kinh tế của Việt Nam Do vậy, việc hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong tương lai còn nhiều van dé, góc độ cần bàn đến; nhăm tạo điều kiện cho lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nói chung, và các quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng, được phát triển bền vững, lành mạnh, tạo điều kiện thúc đây trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam nói riêng, và nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Với mong muốn có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, từ đó có thể nhận thức được những thời cơ và thách thức đặt ra trong bối cảnh hiện tại để kiến nghị một số phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư mạo hiểm trong bối cảnh số hoá, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Pháp luật về thu hút nguồn vốn dau tr mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài

Thứ nhất, về nguôn cung vốn doi với việc hình thành và phát triển quỹ dau tư mạo hiểm: Romain trong tập “Essays in the empirical analysis of venture capital and entrepreneurship” cho rang, mục tiêu chủ đạo của các quỹ đầu tư mạo hiểm do chính phủ thành lập và quản lý nhằm bước đầu hình thành nên quan điểm đầu tư mạo hiểm trong xã hội, tạo ra được thị trường đầu tư mạo hiểm tư nhân có lợi nhuận và tự tồn tại được trong tương lai Vai trò của chính phủ trong việc cung cấp vốn cho quỹ đầu tư mạo hiểm còn được Black và Gilson nhắc đến trong cuốn “Does Venture Capital Require an Active Stock Market?”, bởi tai một số quốc gia và khu vực, nguồn vốn này được coi là cực kỳ quan trọng, chỉ sau nguồn vốn từ các ngân hàng.

Khi nghiên cứu về dòng tiền đầu tư vào các quỹ đầu tư nói chung, Ippolito trong

“Efficiency with Costly Information: A Study of Mutual Fund Performance” và Jensen trong

“The Performance of Mutual Funds in the Period 1945-1964” nhận thay dòng tiền đỗ vào các quỹ tương hỗ có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động trong qua khứ; Sirri & Tufano trong “Costly search and mutual fund flows” cũng nhận định rang, so với các quỹ

2

Trang 13

đầu tư cùng lĩnh vực đầu tư, kết quả đầu tư trong quá khứ có tác động rất lớn trong việc huy động vốn ở các giai đoạn tiếp theo Tuy nhiên nhóm tác giả cũng nhận ra các quỹ với kết quả hoạt động thấp không bị các nhà đầu tư thờ ơ trong các năm tiếp theo; hoặc đối với các quỹ mới thành lập, vẫn huy động được vốn đầu tư trong lần gọi vốn đầu tiên của mình Chevalier và Ellison giải thích kết quả trên rằng những quỹ đầu tư mạo hiểm với kết quả đầu tư thấp hơn so với những quỹ khác trong những năm đầu, thường chấp nhận mức rủi ro cao hơn trong danh mục đầu tư của mình, nhằm đạt được mức sinh lời cao hơn trong giai đoạn sau của dự án đầu tư, do đó trong giai đoạn dau, kết quả hoạt động kinh doanh của họ có thê thấp.

Thứ hai, v các yếu tô chính sách tác động đến sự hình thành và phát triển của quỹ dau tư mạo hiểm: Romain và Pottelsberghe trong “The Determinants of Venture Capital: A Panel Data Analysis of 16 OECD Countries” nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến môi trường hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm, trong đó nhẫn mạnh đến vai trò của môi trường doanh nhân; với ba yếu tố chính: (1) mức thuế; (2) mức độ hoạt động của các doanh nhân; (3) mức độ vững chắc của thị trường lao động: ngoài ra, còn có các yêu tố nữa như quyền lợi của các cổ đông, mức độ bảo vệ của luật pháp đối với các vấn dé phát sinh trong quá trình kinh doanh, các tiêu chuẩn kế toán, v.v Trong yếu tô tac động đến hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm, yếu tố thuế được tác giả sử dụng dé đánh giá là thuế thu nhập doanh nghiệp Với đữ liệu thu thập từ 16 quốc gia OECD trong giai đoạn 1990-2000, đó là Úc, Bi, Canada, Dan Mach, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Nhật, Ha Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điền, Anh và Mỹ cho thấy, trong giai đoạn này, thuế thu nhập doanh nghiệp không có tác động đến hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại các quốc gia OECD.

Theo Ständer trong cuốn “Public policies to promote Venture capital: How to get national and EU measures in sync”, tại Châu Au, mặc du thuê suất trong dau tư nói chung là van đề của các quốc gia, nhưng nó đã được mang ham ý là chức năng của một thị trường đơn nhất (Single Market) Các tỷ lệ thuế trong các lĩnh vực đầu tư khác nhau sẽ làm bóp méo năng lực cạnh tranh, hoặc việc không đồng nhất giữa các kế hoạch thu thuế giữa các quốc gia khác nhau sẽ bị lạm dụng dé các nhà đầu tư trốn thuế, chuyền giá khi đầu tư, làm gia tăng chi phí giao dịch, đầu tư giữa các quốc gia Bên cạnh đó, Poterba trong “Venture Capital and Capital Gains Taxation” cho rằng, thuế đánh trên khoản lãi vốn đầu tư sẽ tác động tiêu cực đến nguồn cung vốn đầu tư mạo hiểm Cùng quan điểm trên, Gompers và Lerner trong “The determinants of corporate venture capital success: organizational structure, incentives, and complementarities” tin rằng, việc giữ ty lệ thuê trên lãi von đầu tư thấp được coi như lời cam kết của chính phủ trong việc hỗ trợ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong quá trình phát trién.

Trang 14

Bên cạnh đó, Mason va Harrison trong “/nformal venture capital: A study of the investment process, the post-investment experience and investment performance” cho rang mang lưới doanh nhân dong vai trò rất quan trọng trong những giai đoạn đầu của lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Anh; bởi ngoài việc tiếp cận nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng, các doanh nhân khởi nghiệp còn được lợi từ việc học hỏi kinh nghiệm được chia sẻ bởi các các nhà đầu tư, các doanh nhân khởi nghiệp khác Collewaert và các cộng sự trong nghiên cứu “An Assessment of Government Funding of Business Angel Networks: A Regional Study” cũng nhận thấy mối quan hệ tích cực giữa việc hình thành mang lưới doanh nhân và lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Flanders, với kết luận rằng các dự án đầu tư thường có thêm những giá trị gia tăng từ việc tận dụng các mỗi quan hệ kinh doanh, cũng như kinh nghiệm vận hành doanh nghiệp, ngoài việc thu hút được lượng von đầu tư, từ đó làm cho chi phí học việc của các doanh nhân khởi nghiệp (cost-perjob) được giảm di.

Tuy nhiên, Harrison và các cộng sự trong công trình “Determinants of long-distance investing by business angels in the UK” lại cho rằng các nhà đầu tư chỉ nhận được phần vốn rất hạn chế từ các nhà đầu tư khi tiếp cận mạng lưới doanh nhân, đặc biệt đối với các nhà đầu tư thiên thần; ngoài ra, nhiều nhà đầu tư cũng cho răng mạng lưới doanh nhân không giúp họ tìm kiếm được các dự án đầu tư thực sự tốt Nguyên nhân chính do các mạng lưới hỗ trợ doanh nhân thiếu hụt các đối tượng nhà đầu tư tham gia, cũng như các cơ hội đầu tư ở đây; điều này chủ yếu do thiếu hụt nguồn lực tham gia thị trường, khâu marketing kém, cũng như thiếu các yếu tố quản lý chuyên nghiệp — và thường xảy ra ở các khu vực mà đầu tư mạo hiểm mới hình thành, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

Cuốn “The Ready for Equity” (2008) đã liệt kê ra khoảng 20 chương trình đào tạo, hỗ trợ kiến thức cho các nhà đầu tư tại Châu Âu; hầu hết do mạng lưới hỗ trợ doanh nhân lập ra từ những năm 2000 Mục đích chính là thu hút các nhà đầu tư tham gia mạng lưới, đảo tạo kỹ năng cho các nhà đầu tư mới, cũng như chia sẻ kiến thức giữa các nhà đầu tư lâu năm với nhau Ngoài ra, còn có nhiều “học viện kinh doanh thiên than” được lập ra, dé cung cap cac khóa học thường niên cho các nha đầu tư, giúp họ hiểu được quá trình kinh doanh, nhăm tận

dụng được các cơ hội đầu tư trên thị trường.

Thứ ba, về những yếu tô nội tại tác động đến sự phát triển của quỹ đầu tue mạo hiểm: Đối với loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm, Gompers va Lerner tại cuốn “The Use of Covenants: An Empirical Analysis of Venture Partnership Agreements” cho rằng, yêu tô chính trị tác động rat lớn đối với hiệu qua hoạt động của quỹ dau tư mạo hiém; do đó những quỹ đầu tư mạo hiểm công thường có hiệu quả thấp hơn, do yếu tố nguồn nhân lực hạn chế,

mức lương và thưởng thấp, và áp lực chính trị khi quyết định đầu tư tại các khu vực địa lý

khác nhau Với giai đoạn đầu tu, theo Cumming trong “The Determinants of Venture Capital Portfolio Size: Empirical Evidence”, khi quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các dự án

4

Trang 15

đầu tư mạo hiểm dang trong giai đoạn dau (early-stage), hoặc trong lĩnh vực công nghệ cao, với chủ yếu là tài sản vô hình mà có tài sản hữu hình không đáng kẻ, thường có lợi ích cận biên lớn hơn, và đường cong chỉ phí cận biên lớn hơn so với các dự án đầu tư mạo hiểm khác Gompers trong “Optimal Investment, Monitoring, and the Staging of Venture Capital”

cho rang, tai cac giai doan dau phat triển, hoặc với các dự án đầu tu mao hiểm chỉ có tai sản

vô hình thường có hiện tượng bắt cân xứng thông tin lớn đối với các thông tin họ đưa ra, do đó có mối liên hệ chặt chẽ với van dé chi phí cận biên lớn hơn.

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đỀ tài trong nước

Năm 2003, đề tài “Quỹ dau tue mạo hiểm và khả năng hình thành, phát triển ở Việt Nam” của tac giả Đào Lê Minh được coi là một trong các nghiên cứu dau tiên, đầy đủ về lĩnh vực quỹ dau tư mạo hiểm Trong nghiên cứu này, tác giả đã nêu rất rõ các khái niệm, quan điểm về quỹ đầu tư mạo hiểm, được coi là nền tảng đầu tiên, chính thống về lĩnh vực này ở các tài liệu nghiên cứu về sau.

Trong luận văn tốt nghiệp về hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số quốc gia Châu A của tác gia Hoang Thi Hải Nhu, tac gia có liệt kê thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2004, qua đó phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, tác giả nghiên cứu đã chỉ ra một số van đề chính như (1) hành lang pháp lý; (2) sự hạn chế về van dé sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài; (3) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; (4) môi trường kinh doanh tại Việt Nam; (5) trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam.

Trong luận văn thạc sĩ của mình, khi xem xét thực trạng hoạt động của các quỹ đầu

tư mạo hiểm tại Việt Nam, tác giả Châu Thiên Trúc Quỳnh cho rằng, có rất nhiều yếu tố khó

khăn tác động đến các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, có thể ké đến như: hành lang pháp lý, quy mô thị trường chứng khoán, lượng vốn đầu tư, sự hiểu biết của công chúng, thông tin trên thị trường Ngoài ra, tác giả có nhắc đến yếu tô nhân sự, trình độ quan ly trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm còn thiếu và yếu, gây khó khăn cho việc phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung nghiên cứu về sự cần thiết dé phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng giới hạn sự phát triển trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh Tác giả cho rằng, khu công nghệ cao thành phố Hỗ Chí Minh được thành lập là cơ hội rất lớn cho quỹ đầu tư mạo hiểm dau tư và phát triển Trong nghiên cứu của minh, tác giả nhắn mạnh tam quan trọng của nguồn nhân lực, của hành lang pháp ly, của môi trường cho khoa học công nghệ phát triển đúng tầm Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê, chưa có sự đi sâu, phân tích, hoặc nêu các tiêu chí cụ thé của từng yếu tố.

Trong luận van “Phat triển quỹ đâu tư mạo hiểm tại Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thanh Giang đã phân tích vấn đề huy động và sử dụng vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại

5

Trang 16

Việt Nam vào các giai đoạn 1991 — 1996, 2002-2008 và cho thấy lĩnh vực đầu tư mạo hiểm chủ yếu ở Việt Nam trong giai đoạn này là lĩnh vực dịch vụ, thương mại, tài chính như các dự án xây dựng khách sạn, các khu giải trí cho công chúng, các dự án xi mang, thép, hoặc xây dựng các tòa nhà cho thuê, v.v ngoài ra, cũng có một số quỹ đầu tư vào các ngân hàng thương mại như ACB, Sacombank, v.v

Trong dé tài nghiên cứu khoa học cấp Uy ban “Quỹ dau tu mạo hiểm — kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” năm 2016, tác giả Nguyễn Quang Long đã chỉ ra năm trụ cột cho phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, đó là (1) Chính phủ; (2) Mạng lưới hỗ trợ; (3) Mạng lưới cơ hội; (4) Nguồn nhân lực; (5) Tài chính Bên cạnh đó, đề tài thiên về tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại một số quốc gia, trong khi phần giải pháp dé xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam còn chưa được đề cập sâu.

2.3 Khoảng trong nghiên cứu

Tựu chung lại, các nghiên cứu trước đây đã có những đóng góp rất lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc đánh giá những yếu tổ tác động đến việc hình thành va phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm; nhắn mạnh được vai trò của việc phát triển đầu tư mạo hiểm đến sự phát triển của nền kinh tế các khu vực Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn còn tôn tại một số khoảng trong nghiên cứu nhất định, đó là:

Thứ nhất, trong các nghiên cứu các quốc gia đi trước trong vấn đề xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, bài học kinh nghiệm rút ra tại mỗi quốc gia, nhóm quốc gia còn chung chung, chưa phân tích cụ thé, việc liên hệ với Việt Nam còn hạn chế.

Thứ hai, có nhiều nghiên cứu về nhân tố tác động đến quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng chưa có nghiên cứu nào về việc xây dựng những tiêu chí tổng quát đánh giá yếu tố cần thiết để xây dựng và thúc day sự phát triển của quỹ dau tư mạo hiểm, chưa đi sâu phân tích va bám theo bộ tiêu chí này khi đi nghiên cứu tại mỗi thị trường cụ thể.

Thi ba, các nghiên cứu về quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hau hết đã lâu và chưa phản ánh được xu thế đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu van đề xây dựng va phát trién quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, nhằm tìm hiểu xu thế đầu tư hiện nay của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước, xác định và đánh giá các nhân tô ảnh hưởng, và giải pháp nhằm thúc day quá trình xây dựng và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam là rất cần thiết.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu những van đề lý luận về hoạt động thu hút von đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó bao gồm: việc đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; một số van đề lý luận về

6

Trang 17

thu hút vốn đầu tư mạo hiểm và tổng quan quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo Qua đó phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động này tại một số quốc gia trên thé giới dé học hỏi kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học cho Việt Nam Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị pháp luật nhằm nâng cao hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo tại Việt Nam hiện nay.

Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; nghiên cứu một số van đề lý luận về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm và tổng quan quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động này tại một số quốc gia đi đầu trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore.

Thứ ba, học hỏi từ quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thứ tư, đưa ra một số kiên nghị pháp luật nhằm nâng cao hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm làm sáng tỏ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó trọng tâm dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử với một số phương pháp dién hình cụ thé như sau:

Thứ nhất, phương pháp thong kê, thu thập tài liệu: Phương pháp được sử dụng dé rà soát và phân tích các van dé lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thứ hai, phương pháp phân tích và tổng hop: Phương pháp được sử dụng nhằm tìm hiểu sâu sắc các van đề mang tính lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động mua thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đồng thời liên kết các thông tin và khái quát chung thành ý kiến mang tính toàn diện hơn.

Thứ ba, phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp được sử dụng nhằm tìm hiểu sự hình thành và phát triển một số quy định pháp luật về hoạt động thu hút vốn dau tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như sự hình thành và phát triển của hoạt động này tại thị trường Việt Nam và trên thế ĐIỚI.

Thứ tư, phương pháp so sánh: Phương pháp được sử dung dé xác định và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong tương quan liên hệ với quy định

7

Trang 18

và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới nhăm đánh giá các quy định một cách đa chiều và toàn diện.

Thứ năm, phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp được sử dụng dé thống kê, so sánh nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở các quốc gia và Việt Nam nhằm làm rõ ràng, cụ thé hơn về hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu, đôi tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, các van đề lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; về hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm; về tổng quan các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo.

Thứ hai, pháp luật và chính sách về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao tại Hoa Ky, Trung Quốc, Singapore.

Thứ ba, thực trạng pháp luật về thu hút nguồn von đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hiện nay.

Về phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các quy định pháp luật quy định hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao tại Việt Nam trong các luật chuyên ngành và các văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tập trung nghiên cứu, đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại một số nước đi đầu trong lĩnh vực này trên thé giới, nhằm học hỏi kinh nghiệm và rút ra bài học cho Việt Nam Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị pháp luật nhằm nâng cao hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học trực tiếp và toàn diện về pháp luật thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của hoạt động này trong bối cảnh Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng tìm hiểu thực tiễn của các nước đi đầu trong lĩnh vực này trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, qua đó, học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam Sau khi hoàn thành, đề tài nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho việc học tập, nghiên cứu về pháp luật thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Y nghĩa thực tiễn: Các nội dung nghiên cứu trong dé tài đưa ra những định nghĩa,

cách nhìn nhận, đánh giá, kiến nghị có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan nhà nước trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện và nâng khả năng thực thi pháp luật về hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Qua đó, tạo

8

Trang 19

điều kiện thuận lợi và thúc đây cho lĩnh vực này phát triển lành mạnh, góp phần phát triển vào nền kinh tế đất nước Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng là một trong những nguồn tài liệu tham khảo thiết thực đối với các giảng viên và sinh viên tại các trường đại học nói chung và đại học Luật Hà Nội nói riêng, tạo tiền đề và điều kiện cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo các nội dung liên quan đến pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo.

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục biểu đồ, dé tài nghiên cứu được thiết kế gồm ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Chương 2: Thực trạng pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo tại Việt Nam và một s6 quốc gia trên thé giới

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo tại Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE THU HUT NGUON VON DAU TƯ MAO HIEM VAO CAC DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP DOI MOI SANG TAO VA PHAP LUAT VE THU HUT NGUON VON DAU TU MAO HIEM VAO CAC

DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP DOI MOI SANG TAO

1.1 Tổng quan về thu hút vốn đầu tư mao hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp khởi nghiệp đối mới sáng tao 1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp doi mới sáng tạo

Doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sang tạo được xem là một “hiện fượng ” và là một xu thé phát triển tat yêu của thời kỳ mới, song khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Sự xuất hiện của thuật ngữ “khởi nghiệp” tại xã hội Việt Nam mới chỉ manh nha vào cuối thé kỷ 20, đầu thế kỷ 21 Theo cách hiểu thông thường và phổ biến nhất, khởi nghiệp là

những nỗ lực thực hiện các quyết định mạo hiểm về kinh doanh hoặc thành lập một doanh

nghiệp mới, có thể dưới hình thức tự thuê, tự doanh, tự làm việc một mình, thành lập một doanh nghiệp mới, hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện tại bởi một cá nhân, nhóm người hoặc bởi một doanh nghiệp đã thành lập Xét dưới góc độ chiết tự từ, khởi nghiệp là một từ Han Việt Trong đó, “khởi” có nghĩa là bắt đầu, “nghiép” có nghĩa là công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp Do đó, hiện nay, khởi nghiệp nói chung nhất chỉ sự bắt đầu sự nghiệp.

Bên cạnh khái niệm khởi nghiệp thì từ đầu thé ky 21 cũng xuất hiện một định nghĩa mới đó là “Startup” Trong từ điển Cambridge, “Startup meaning a new business, or the activities involved in starting a new business” (tạm dịch: Startup là sự bắt đầu một doanh nghiệp mới hay những hoạt động bao gồm việc bắt đầu một đơn vị sản xuất kinh doanh mới) Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn trên tạp chí Forbes: “A startup is a company working to solve a problem where the solutionis not obvious and success is not guaranteed.” (tam dich: Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một van dé mà giải pháp (đối với van dé đó) chưa rõ ràng va sự thành công không được đảm bao) Theo Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses” - một cuỗn sách được coi là “cam nang gối đầu giường” của mọi công ty startup, thì: “A startup is a human institution

designed to create new products and services under conditions of extreme uncertainty” (tạm

dich: Startup là một định ché/t6 chức con người được thiết kế nhăm mục dich tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chăn) Hay theo Uỷ ban cộng đồng Châu Au 2003, startup được giải thích là “sự tu duy và quá trình tạo ra và phát

1 Viện Ngôn ngữ học, Tir điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Da Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà

Nội — Da Nẵng, 2003, tr.5 12.

10

Trang 21

triển hoại động kinh té bang cách kết hợp sự chấp nhận rủi ro, sự sáng tạo và sự cải tiễn trong một tô chức mới dang tôn tại”.

Tóm lại, khởi nghiệp được hiểu là việc khởi sự kinh doanh với mục đích chủ yếu là

tạo việc làm và tang thu nhập cho ca nhân hoặc cho cộng đồng, xã hội.

Đôi mới sang tạo đã được nghiên cứu từ rất lâu bởi các nhà kinh tế học cô điển nhưng chỉ đến công trình nghiên cứu của Schumpeter (1934)ˆ thi tam quan trong của đổi mới sáng tạo mới được nhấn mạnh Hiện nay, ở Việt Nam, thuật ngữ này được nhắc đến nhiều trong các văn bản quản lý, trên các phương tiện truyền thông, nhưng về cơ bản cách hiểu chưa được thống nhất Đổi mới (Innovation) là một từ bắt nguồn từ từ “nova” gốc Latin nghĩa là “mdi” Đổi mới thường được hiểu là sự mở đầu cho một giải pháp nào đó khác với các giải pháp đã triển khai Sáng tạo (Creativity) là việc tạo ra những ý tưởng mới hoặc cách tiếp cận độc đáo trong giải quyết các vẫn đề hoặc tận dụng những cơ hội Tính sáng tạo làm phát sinh những ý tưởng ban đầu dong thời giúp cải thiện ý tưởng trong qua trình phát triển.

Như vậy, đôi mới sáng tạo là việc sử dung một giải pháp (phương pháp) trên tiền đề các ý tưởng, phát minh mới lạ, độc đáo có hiệu qua để giải quyết van đề hoặc tạo ra các kết quả mới chất lượng Cách hiểu này của nhóm cũng có nét tương đồng với định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Đổi mới sáng tạo (Innovation and Creativity) là “thực hiện một sản phẩm mới hay một sự cải tiễn dang ké (doi với một loại hang hóa hay dịch vụ cụ thê), một quy trình, phương pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ chức mới trong thực tiên kinh doanh, tô chức nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại”.

Với định nghĩa về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo như đã phân tích ở trên, có thé hiểu “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phâm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nỗi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dich vụ đã từng có trên thị trường và được phát trién nhanh chóng vượt bậc Hay hiểu một cách khái quát hơn, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là sự kết hợp quá trình khởi nghiệp truyền thống thuần túy với việc áp dụng khoa học công nghệ, trình độ kỹ thuật cao để tạo ra hình thức kinh doanh mới, tạo ra sản phẩm khác biệt có giá tri cao.

Theo Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dé án “Hồ trợ hệ sinh thải khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Dé án 844)”, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tang

trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, và có

thời gian hoạt động không qua 5 năm ké từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lan dau’ Điều tạo lên giá trị của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không

2 J Schumpeter (1934), The Theory of Economic Development, Harvard Economic Studies.

11

Trang 22

còn đơn thuần là việc có y tưởng kinh doanh, hình thức kinh doanh “phi hop” nữa, mà phải được nâng tầm lên, đạt được trạng thái “đồ/ phá” và “sáng tao” Sự sáng tạo ở đây không chi đơn thuần là tìm cái mới, ý tưởng kinh doanh mới, mà nó được hiểu sâu xa hơn là việc sử dụng trí tuệ, nghiên cứu khoa học trên nhiều khía cạnh của hoạt động sản xuất kinh doanh Nói cách khác, có thé hiểu Startup cần phải biết áp dụng công nghệ cao vào trong nghiên cứu tạo ra sản phẩm thực sự ưu việt, các sản phâm đó chứa hàm lượng chất trí tuệ cao và tạo lên thương hiệu, sự khác biệt cho doanh nghiệp đó Song, theo nhóm nghiên cứu thì khái niệm trên chưa thật sự thích hợp khi cho rằng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có “thoi gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lan đầu” Câu hỏi được đặt ra nêu theo khái niệm nay đó là vậy sau khoảng thời gian không quá 5 năm ké từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu thì doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ giải thé?

Vì vậy, khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể được hiểu như sau: “Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, và thời gian hoạt động giai đoạn đầu hoạt động thường không quá 5 năm kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kỷ doanh nghiệp lan đâu”.

Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao là một xu thé phát triển ngày càng mạnh mẽ, sự tác động của nó đối với nền kinh tế và xã hội cũng ngày càng rõ nét hơn Từ đó cho thay vị trí, vai trò quan trọng của doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo là không thé phủ nhận, theo đó, Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách, pháp luật kịp thời và không ngừng đổi mới dé có thé hỗ trợ và tạo hành lang pháp lý phát triển cho doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp doi mới sáng tạo

Từ khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra ở phan trên, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ có một số đặc điểm sau

Thứ nhất, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một loại hình doanh nghiệp Vì thế, nó cần đáp ứng các điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật như điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp; điều kiện về ngành, nghề kinh doanh; điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp; điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Thứ hai, có tính tăng trưởng nhanh Có thé nhận xét rang, tính tăng trưởng nhanh là một trong số các đặc điểm riêng nổi bật của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo nên sự khác biệt để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp cơ bản khác Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có đặc trưng là tính tăng trưởng nhanh dựa trên sự khai thác

12

Trang 23

tai sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới Bắt nguồn từ chính sự khai thác các yêu tố như tài sản trí tuệ, khoa học công nghệ kỹ thuật cao hay mô hình kinh doanh mới vào quá trình vận hành, quản lý doanh nghiệp cũng như áp dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm như quản lý nhân lực đã tạo nên sự khác biệt mẫu chốt giữa Startup với các loại hình doanh nghiệp thông thường khác Bởi khi doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khai thác tận dụng các yếu tố như ké trên, điều đó sẽ tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng và lớn mạnh Sự tăng trưởng này thường sẽ không có giới hạn nhất định, vì họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thé Hay nói cách khác, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có khả năng tăng trưởng là khi nó sở hữu một ý tưởng sáng tạo và tìm kiếm một mô hình kinh doanh khả thi, bền vững giúp nó trở thành một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, có lợi nhuận không chỉ dừng lại là “lớn” mà là rất lớn.

Thứ ba, tính rủi ro cao Rui ro hiểu theo cách phổ biến nhất là những điều mà con người không mong muốn nó xảy ra Thực tế, mọi hoạt động kinh doanh đều có tiềm ẩn những rủi ro nhất định dù ít dù nhiều, song hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sang tạo lại có mức độ rủi ro được đánh giá ở mức độ cao về nhiều mặt như con người (nguồn nhân lực), thị trường, vốn dau tư Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang có khoảng hơn 1.500 startup hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì tỷ lệ ở Việt Nam thậm chí cao hơn nhiều quốc gia khác như Trung Quốc Ấn Độ, hay Indonesia Theo thống kê của Tạp chí Tài chính thuộc Bộ Tài chính, hiện nay có khoảng 2.100 công ty khởi nghiệp tai Indonesia, 2.300 công ty tai Trung Quốc và 7.500 tại An Độ Tuy nhiên, các thống kê gần đây đều phản ánh một bức tranh khá u buồn với tình hình phát triển của các startup Việt Cụ thé, trong số các startup mới ra đời, chỉ có 3% là thực sự thành công, thỏa mãn được một trong các tiêu chí: Được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân viên, đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt Như vậy, quá trình khởi nghiệp là giai đoạn khó khăn nhất của một doanh nghiệp, trong thời kì này họ rất khó tiếp cận với nguồn vốn, thiếu kinh nghiệm trong quản lý điều hành cũng như đưa ra con đường phát triển doanh nghiệp cùng với đó khởi nghiệp gan liền với cái mới, với khoa học công nghệ nên tính rủi ro, sự thất bại trong khởi nghiệp là rất cao.

Thứ tư, thời gian hoạt động giai đoạn đầu thường trong một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kỷ doanh nghiệp lan đâu Đặc điểm này hiểu đơn giản là thời gian hoạt đầu giai đoạn đầu của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là quá trình khởi nghiệp, quá trình này mang tính chất tạm thời, vì thế nó sẽ không kéo đài quá lâu (thường là không quá 5 năm) Xuất phát từ bản chất của hoạt động khởi nghiệp là gắn liền với trạng thái mới bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp sau khi được thành lập thực chất là dé thoát khỏi trạng thái khởi

13

Trang 24

nghiệp, đồng nghĩa với việc có chỗ đứng ồn định trên thị trường cùng với những đặc điểm riêng biệt của nó.

1.1.2 Khái niệm thu hút von đầu tw mạo hiểm

Xuất phát từ bản chất của hoạt động kinh tế “Rui ro cao, lợi nhuận lớn” (high risk, high return), hoạt động đầu tư vào các dự án mới, có tính rủi ro cao đã sớm ra đời trong quá trình tạo lập cũng như phát triển các tài sản trí tuệ của con người Tuy nhiên, đến sau Chiến tranh thé giới thứ II, hoạt động đầu tư mạo hiểm mới được phát triển thành một ngành công nghiệp riêng biệt” Trong đó, vốn đầu tư mạo hiểm được xem là một trong những tài sản đặc thù của ngành và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Ngân hàng trung ương Châu Âu cho rang “vốn đầu tu mạo hiểm (venture capital) là một hình thức trung gian đặc biệt thích hợp dé hỗ trợ việc thành lập và phát triển các cong

4 , fk ^ ` ¬ À mẽ ^

”, Theo cách tiêp cận này thi von dau tư mạo hiêm chuyên ty kinh doanh, đổi mới sáng tạo

cung cấp tài chính và nuôi dưỡng các công ty đang ở giai đoạn phát triển ban đầu (các công ty khởi nghiệp) hoạt động trong các ngành công nghệ cao Bởi đối với các công ty này, bên cạnh nguồn lực tài chính thì kiến thức chuyên môn của nhà đầu tư cũng là công cụ hữu ích nhất để mở ra tiềm năng phát triển của họ Ngược lại, khi von đầu tư mạo hiểm được áp dụng cho các công ty ở giai đoạn phát triển muộn hơn hoặc trong các công ty hoạt động trong các ngành truyền thống thì cơ hội dé tạo ra sự khác biệt và khai phá tiềm năng của các công ty này sẽ ít hơn.

Theo Investopedia thì “bốn đâu tư mạo hiểm là một dạng vốn cổ phần tu nhán và một loại hình tài trợ mà các nhà dau tư cung cấp cho các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ được cho là có tiềm năng tăng trưởng dai hạn”” Theo đó, vén mạo hiểm thường đến từ các nhà đầu tư khá giả, ngân hàng đầu tư và bất kỳ tổ chức tài chính nào khác Tuy nhiên, không phải lúc nào vốn đầu tư mạo hiểm cũng có dạng tiền tệ; nó cũng có thê được cung cấp dưới dạng chuyên môn kỹ thuật hoặc quản lý.

Đề tìm hiểu về khái niệm vốn đầu tư mạo hiểm, bên cạnh việc thừa nhận các khái niệm đã được công bố, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phân tích khái niệm dưới góc độ ngôn ngữ học.

Š Josh Lerner (Harvard Business School), Ann Leamon (Bella Research Group), & Susana Garcia-Robles (Multilateral

Investment Fund) (2012), Best practices in creating a venture capital ecosystem,

https://publications.iadb.org/publications/english/document/Best-Practices-in-Creating-a-Venture-Capital-Ecosystem.pdf, truy cap 12h00 ngay 18/12/2021.

4 Marco Da Rin, Giovanna Nicodano and Alessandro Sembenelli (01/2005), Public policy and the creation of active

venture capital markets, working paper series no 430, European Central Bank.

5 Investopedia (11/2021), Venture Capital, https://www.Investopedia.com/terms/v/venturecapifal.asp, truy cập 13h00

ngày 18/12/2021.

14

Trang 25

Vốn được hiểu là “tổng thể nói chung những tài sản bỏ ra lúc dau, thường biểu hiện bằng tiên, dùng trong sản xuất, kinh doanh nói chung trong hoạt động sinh lợi" Định nghĩa này bước đầu đã nêu được nguồn gốc của vốn đầu tư mạo hiểm là tổng thé những tài sản bỏ ra ban đầu (thường là tiền) có chức năng là dùng trong sản xuất kinh doanh Cũng dưới góc độ ngôn ngữ học, “dau tư là bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ so tính toan hiệu quả kinh tế, xã hội”” Nhu vậy, đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại và có tính toán lên kế hoạch dé tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra dé đạt được các kết quả đó Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các

nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nên kinh tế - xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn

các nguồn lực đã sử dụng dé đạt được kết quả đó Vì vậy, von đầu tu được hiếu là giá trị tài sản xã hội được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai Vỗn đầu tư bao gồm: các nguồn lực về tài chính, nguồn tài nguyên, giá trị tài sản vô hình của chủ thé kinh tế và được đưa vào hoạt động đầu tư Chủ thê kinh tế ở đây có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, ngành hay một quốc gia Bên cạnh đó, mạo hiểm cũng được hiểu là liều lĩnh làm một việc

biết là nguy hiểm, có thé mang lại hậu qua rat tai hạiŸ.

Như vậy, với bản chất là một loại vốn đầu tư được sử dụng vào các hoạt động đầu tư kinh doanh có rủi ro cao thì vốn đầu tư mạo hiểm là một trong những loại vốn đầu tư hiện nay và được hiểu “/v phần tài sản hữu hình hoặc vô hình được cá nhân, tổ chức bỏ ra lúc đâu để hỗ trợ việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai” Như vậy, ta có thê thay vốn đầu tư mạo hiểm sẽ có những đặc điểm sau:

Thứ nhát, tính rúi ro Đầu tư mạo hiểm mặc dù đã được thâm định các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách kỹ càng, qua nhiều cấp xét duyệt nhưng cũng có thé thành công và có thé thất bại Do đó, trong nhiều trường hợp các quỹ đầu tư mạo hiểm phải san sẻ rủi ro, tìm phương thức đầu tư mới tìm kiếm lợi nhuận cao để bù đắp những doanh vụ thất bại.

Vốn mạo hiểm được dau tư băng hình thức mua cổ phần của các doanh nghiệp mới Vì là doanh nghiệp mới nên họ thiếu vốn và kinh nghiệm Quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận những rủi ro này tham gia bỏ vốn kinh doanh Tuy nhiên, vì không thé tính toán chuẩn xác tất cả những gì xảy ra trong tương lai, các nhà tư bản mạo hiểm phải tham gia tích cực vào quá trình quản lý doanh nghiệp, phải xem xét thận trọng các kế hoạch sử dụng vốn đầu tư, cùng ban giám đốc doanh nghiệp đề xuất các phương pháp hiệu quả, đưa ra kịp thời các sản phẩm mới, phương pháp marketing mới.

® Từ điển Tiếng Việt — Viện ngôn ngữ học (2019), Chủ biên: GS Hoàng Phê, NXB Hồng Đức, trang 1428.’ Từ điển Tiếng Việt — Viện ngôn ngữ học (2019), Chủ biên: GS Hoàng Phê, NXB Hồng Đức, trang 380.® Từ điển Tiếng Việt ( ), Trung tâm từ điển học, NXB Da Nẵng

15

Trang 26

Thứ hai, tính đổi mới Mức độ đôi mới quyết định việc các nhà tư bản mạo hiểm có bỏ vốn hay không Tính đổi mới cao là việc xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên công nghệ mới dé tạo ra sản pham mới được thi trường chấp nhận, tạo ra sự tăng trưởng nhanh, tạo ra sự tăng trưởng nhanh, tạo ra công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế Các lĩnh vực đôi mới trong giai đoạn hiện nay là công nghệ thông tin, phần mềm máy tính, công nghệ sinh học và vật liệu mới, hệ thống thiết kế và sản xuất được trợ giúp bởi máy tính Thực tế, các nhà tư bản mạo hiểm thường đồ vốn vào các lĩnh vực có tỉ trọng công nghệ chiếm phần cao Thực tế đã chứng minh, vốn mạo hiểm đã và đang đóng vai trò tài trợ hàng đầu cho các lĩnh vực công nghệ cao, tăng trưởng nhanh và các doanh nghiệp được tài trợ này đã gặt hái những kết quả vươn lên vị trí hàng đầu.

Thứ ba, tinh dài hạn Đặc điểm của loại hình dau tư mạo hiểm là đánh giá chính xác thị trường với tầm nhìn chiến lược Tầm nhìn xa có cơ sở khoa học dự đoán tương lai thị trường khác hoàn toàn với nhận định chủ quan thiếu căn cứ xa rời thực tế Điều đó có nghĩa là sự đầu tư mạo hiểm mang tính rủi ro cao đã được tính trước cộng với sự kiên trì, quyết đoán dé dẫn đến kết quả cao Khác với các định chế truyền thống thường ngần ngại không mạnh dạn đầu tư những dự án khác biệt vì không đánh giá được tương lai phát triển của doanh nghiệp, tầm nhìn chiến lược của nhà tư bản bảo hiểm dựa trên cơ sở đánh giá các kế hoạch kinh doanh như tính độc đáo của sản phẩm hay công nghệ, tiềm năng thị trường, phương thức marketing mới, nhóm kinh doanh nhạy bén có năng lực nôi bật và có tính hệ thống cao; đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp qua các giai đoạn phát triển Những yếu tố nói trên giúp cho các nhà tư bản mạo hiểm quyết định bỏ vốn và chờ đợi thu hoạch trong dot bán cô phiếu đầu tiên trên thị trường.

Thứ tư, tinh giá trị gia tăng Ngoài việc bỏ vốn đầu tư chấp nhận rủi ro cao, các nhà

tư bản mạo hiểm còn hỗ trợ doanh nghiệp nhiều công việc khác rất quan trọng như lựa chọn

những người thích hợp tham gia ban quản lý, tư vẫn pháp lý về bảo hộ bằng phát minh sáng chế, quảng cáo, hỗ trợ dịch vụ kế toán, đào tạo phát triển công nghệ, mở rộng thị trường Sự giúp đỡ này đã làm gia tăng đáng kê các giá trị của sản phẩm giúp hoàn thiện va nâng cao chất lượng quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Qua tìm hiểu khái niệm cũng như đặc điểm của vốn đầu tư mạo hiểm, ta có thể hiểu thu lút vốn đầu tư mạo hiểm là hoạt động kêu gọi nguôn vốn từ cá nhân, tô chức có nguôn vốn nhàn rồi để phát triển dự án tiêm năng, day mạnh phát triển kinh tế.

1.1.3 Vai trò của hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư vẫn mạo hiểm đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Một là, tăng nguôn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao Vốn đầu tư mạo hiểm là một giải pháp hữu hiệu trong việc cung ứng vốn và dau tư cho khu vực kinh tế tư nhân vốn dĩ thiếu vốn và khao khát được đầu tư Đặc biệt, doanh nghiệp

16

Trang 27

vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp thường khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng do: (i) tài san thé chap, (ii) ấn tượng không tốt do nhận định “guy mô nhỏ gắn lién với rủi ro”; (iii) lãi suất thực tiền vay ngân hang khá cao; (iv) chi phí cho các khoản vay ngân hàng sẽ càng tăng do quá trình thẩm định Thêm vào đó, khi xét ở góc độ tài chính doanh nghiệp, cấu trúc vốn của công ty loại này thường có xu hướng không tài trợ băng nợ bởi lẽ, rủi ro

kinh doanh được xác định là khá cao không cho phép công ty gia tăng thêm rủi ro tài chính

nếu muốn giữ mức độ rủi ro ở mức độ hợp lý Điều này dẫn đến kết quả là, các ngân hàng khó có thé cho các doanh nghiệp này vay vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp mới khởi sự.

Vậy để được cấp vốn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp mới khởi nghiệp có thể mang kế hoạch kinh doanh của mình đến các quỹ đầu tư mạo hiểm Nếu kế hoạch kinh doanh của họ táo bạo, đột phá, mang tính khả thi và đáp ứng được nhu cầu của quỹ đầu tư mạo hiểm, họ có thé nhận được vốn đầu tư mạo hiểm mặc dù điều này không có hàm ý rang, bat kỳ công ty tư nhân cần vốn nào đều có thé tiếp cận vốn mạo hiểm Nhờ đó, không cần tài sản thế chấp, không cần uy tín, các doanh nghiệp này vẫn có thể nhận được một khoản tài trợ vốn Như vậy, đầu tư mạo hiểm thực sự đã tạo ra thêm một kênh cung cấp vốn mới đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp mới bắt đầu khởi sự.

Hai là, thúc day sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cao Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, sự phát triển công nghệ cao luôn gắn liền với các hoạt động đầu tư mạo hiểm Đầu tư cho công nghệ cao có độ rủi ro cao nhưng nếu sản phẩm công nghệ được thương mại hóa thành công thì lợi nhuận mang lại rất lớn Vốn đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ mới, đặc biệt là của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thê tiếp cận với các định chế tài chính truyền thống như ngân hàng, phát hành cổ

phiếu Theo một nghiên cứu năm 2000 của trường Quản trị kinh doanh thuộc Đại học

Harvard (Mỹ), 1 USD vốn mạo hiểm tao ra được một số lượng bang sáng chế nhiều gap 3-4 lần so với chi cho công tác nghiên cứu triển khai (chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ cao) Nước Mỹ mat khoảng 85 năm dé có được | triệu bằng sáng chế đầu tiên, nhưng từ bang sang chế thứ 5 triệu cho tới 6 triệu thì chi mat có 8 năm Hiện nay, Mỹ dẫn đầu 44 trong sỐ 50 lĩnh vực công nghệ cao chủ yếu trên thế giới Trong công trình nghiên cứu giải mã bản đỗ gen con người, Mỹ đóng góp phan lớn nhất là 54% (Anh 33%, Nhật 7%, Pháp 2,8%,

Đức 2,2%, Trung Quốc 1%)’ Năm 2007, ở Mỹ, các quỹ ĐTMH đã đầu tư 5273 triệu USD

vào ngành công nghệ sản xuất phan mềm, chiếm 17,93% tông lượng vốn mạo hiểm; vào ngành công nghệ sinh học là 5215 triệu USD, chiếm 17,24% Ở Trung Quốc, 1,2 tỷ USD được đầu tư vào lĩnh Vực Internet, chiếm 42,6% tổng lượng von mạo hiểm; vào công nghệ

17

Trang 28

sinh học/y dược là hơn 408 triệu USD, chiếm 12,6%” Và lượng vốn mạo hiểm càng lớn thì càng có nhiều dự án công nghệ cao được thực hiện, do đó các công ty vốn mạo hiểm càng thu lời lớn Cứ như vậy, nước lên thì thuyền lên, kết quả là khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, các ngành công nghệ cao được tiếp thêm sức mạnh dé phát triển và cho ra đời hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao phục vụ nhu cau của con người.

Như vậy, có thể nói rằng, thông qua sự tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, thị

trường chứng khoán tài chính và tiến bộ khoa học, hoạt động đầu tư mạo hiểm có ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng tăng trưởng của nên kinh tế đất nước Cùng với đó, đầu tư mạo hiểm sẽ đem lại những cơ hội lớn cho sự hình thành và phát trién những ngành công nghiệp mới, những doanh nghiệp mới đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các thành phần kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội Điều này đặc biệt ý nghĩa đối với những nước đi lên phát triển kinh tế thị trường từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp.

Ba là, góp phân tạo ra những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có tiềm năng thị trường, có khả năng quản trị điều hành tiên tiến, hiệu quả Hình thức đầu tư mạo hiểm là nam giữ cô phần, tham gia chia sẻ thành công nếu công ty phát đạt, đồng thời cũng gánh chịu rủi ro nếu thất bại Chính vì vậy, dé nhận được vốn đầu tư, các dự án kinh doanh đều phải trải qua những vòng tuyển chọn rất khắt khe và chuyên nghiệp của các nhà tư bản bảo hiểm đầy kinh nghiệm thương trường với rất nhiều tiêu chí khác nhau Khi một dự án đã được chấp nhận đầu tư, ta đã có thể khăng định được phần nào rằng dự án đó rất có tiềm năng thị trường Như vậy, thông qua quá trình lựa chọn các dự án đầu tư của các nhà tư bản bảo hiểm, hoạt động đầu tư mạo hiểm đã góp phan tạo ra những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có tiềm năng thị trường.

1.1.4 Một số yếu tô ảnh hưởng đến hoạt động thu hit von đầu tư mạo hiểm doi với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trong suốt các giai đoạn phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới, chính quyền địa phương cũng như chính phủ tại các quốc gia đã thi hành rất nhiều biện pháp nhằm xây dựng lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nói chung và các quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng, nhằm phát trién khoa học công nghệ, thúc day phát triển đất nước Có rất nhiều chính sách được coi là “moi” được đưa ra nhằm thúc day các thành phần khác nhau trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm phát huy tối đa tiềm năng của mình Tuy nhiên, có những chính sách phù hợp, có những chính sách cần phải điều chỉnh để giúp quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển lành mạnh, đúng hướng, như mục tiêu sinh ra của nó Môi quôc gia đêu có chiên lược riêng của mình đê xây

10 MoneyTree report 42007/full-year2007, tiến hành bởi Thomson Financial, PricewaterhouseCoopers, National

Venture Capital Association fwww.pwemQnevtree.com) và Zero2IPO- China Venture Database.

18

Trang 29

dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm phù hợp với mục tiêu tại mỗi giai đoạn khác nhau của họ Tuy nhiên, tựu trung lại, theo Hellmann (2000)'' có năm nhân tố cần thiết để xây dựng va phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, đó là (i) chính sách của chính phủ; (ii) mạng lưới hỗ trợ; (iii) nguồn nhân lực; (iv) thị trường tài chính, và (v) mạng lưới cơ hội Lerner và các cộng sự (2015)'*, muốn xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm tại từng quốc gia, khu vực, cần thiết xem xét bốn nhân tố: (i) đối tượng tham gia vào quỹ đầu tư mạo hiểm; (ii) cơ sở hạ tầng luật pháp, quy định về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm; (iii) nhận thức của xã hội về quỹ đầu tư mạo hiểm; (iv) co chế thoái vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Như vậy, sau khi tham khảo các quan điểm khác nhau, theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, muốn xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, cần thiết xem xét năm nhân tố cần thiết, đó là: (i) chính sách, quy định của Nhà nước; (ii) giá trị văn hóa, xã hội; (iii) năng lực dao tạo, nghiên cứu; (iv) nguồn lực cho đầu tư mạo hiểm Cu thé như sau:

(i) Chính sách, quy định của Nhà nước

Thông qua điều hành chính sách, Chính phủ có tác động đến quy mô huy động, sử dụng nguồn vốn và cấu trúc của quỹ đầu tu mạo hiểm Tại tiêu chí này, Chính phủ có thé tác động đến các góc độ chính như sau:

Thứ nhất, tạo mạng lưới chính thống hỗ trợ các nhà đầu tư mạo hiểm Thông qua các

chính sách hỗ trợ như các kênh truyền thông, địa điểm hội họp thường niên, hoặc các mạng

lưới chia sẻ kinh nghiệm đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư mạo hiểm tiếp cận được với quỹ đầu tư mạo hiểm, hoặc với các dự án đầu tư tiềm năng Việc có cộng đồng đầu tư mạo hiểm chính thống rất quan trọng, nó sẽ giúp cho việc áp dụng các chính sách giáo dục liên quan đến đầu tư mạo hiểm của chính phủ để đi vào cuộc sống giúp cho các tầng lớp nhà đầu tư có điều kiện áp dụng những kiến thức đã được học tại các chương trình hỗ trợ của Chính phủ một cách tích cực và đạt hiệu quả cao tạo ra nguồn cung và cầu của vốn đầu tư mạo hiểm

Thứ hai, tao ra nguồn cung và cầu của vốn đầu tư mạo hiểm Chính phủ chú trọng,

khuyến khích sự sang tao trong sản xuất, kinh doanh, thúc day su phat trién cua khoa hoc

công nghệ, từ đó khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp, các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu, đôi mới sáng tạo Điều nay sẽ dẫn đến kết quá là xã hội cần rất nhiều nguồn vốn đầu tư mạo hiểm dé phục vụ cho nhu cầu này nghiên cứu, sáng tạo, thử nghiệm và phát triển các lĩnh vực mới.

Thứ ba, loại bỏ các rào cản đôi với hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm như tiết giảm các thủ tục hành chính, áp dụng các chính sách thuế ưu đãi đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm Mặt khác, Chính phủ cũng có thể tác động đến việc minh bạch hoạt động của các quỹ

tt Hellmann, T (2000) Developing a Venture Capital Industry McGrawhill Publisher.

2 Lerner, Josh Ann, Leamon Susana, G.-R (2015) Best Practice In Creating A Venture Capital Ecosystem.

19

Trang 30

đầu tư mạo hiểm như yêu cầu rõ ràng về cơ chế quản lý, áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, có cơ chế giám sát thường xuyên đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, quy định rõ ràng các hạn chế đầu tư

(ii) Gia trị văn hoa xã hội

Các giá trị văn hóa xã hội tại mỗi quốc gia, khu vực, địa phương sẽ tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm Có hai yếu tố chính trong giá tri văn hóa xã hội tác động đến văn hóa kinh doanh, đầu tư đó là văn hóa kinh doanh của mỗi quốc gia, khu vực; và quan điểm về rủi ro, thất bại của người dân khu vực đó Lerner và các cộng sự (2015) Chính các giá trị văn hóa xã hội này sẽ tác động rất lớn đến quá trình xây dựng và phát trién của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại các quốc gia.

Nếu văn hóa xã hội của quốc gia, khu vực đó có tinh thần doanh nhân, dám nghĩ dám làm; đồng thời sẵn sàng tương trợ các nhà đầu tư mạo hiểm trong quá trình xây dung doanh nghiệp, sẽ hình thành nên các đối tượng hỗ trợ ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình hình thành và phát trién thị trường đầu tu mạo hiểm nói chung, và các quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng Theo Christofidis và Debande (2001)'”, Hellmann (2000), sự phát triển của Thung lũng Silicon tại Mỹ là do tại đây có rất nhiều mạng lưới hỗ trợ cho doanh nghiệp như các

công ty luật, kế toán, tư vấn, các nhà thầu phụ, headhunter”, các công ty quan hệ công

chúng, v.v Tại các quốc gia khác, việc xây dựng, phát triển mạng lưới hỗ trợ đầu tư mạo hiểm đóng vai trò rất quan trọng, tạo ra sự cạnh tranh rất lớn cho các công ty hoạt động tại đây, cũng như chính các quốc gia đó so với các quốc gia khác; có thê kế đến “Silicon Fen” trong khuôn viên đại học Cambridge tại Anh Quốc, Trung Quan Thôn (Zhongguancun) tại Trung Quốc, v.v đã nhanh chóng trở thành địa điểm lý tưởng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, nơi có lực cầu rất lớn với nguồn von đầu tư mạo hiểm, va là những nơi dẫn đầu thế giới về các phát minh công nghệ, các sáng kiến mới, phục vụ trong các lĩnh vực trong đời song, xã hội, kinh tế, quân sự (Christofidis và Debande, 2001).

(iii) Năng lực đào tạo, nghiên cứu

Đầu tư mạo hiểm thường tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, nham có được các kết quả nghiên cứu vượt bậc, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm trong tương lai; chính vi thế, yếu t6 nghiên cứu khoa học công nghệ đóng vai trò sống còn trong quá trình xây dựng và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm Tiêu chí này nhắm đến các van dé liên quan dé nghiên cứu và phát triển sản pham; như năng lực đào tạo nguồn lao động chât lượng cao; vê khả năng nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu, các

8 Christofidis, C., & Debande, O (2001) Financing Innovative Firms Through Venture Capital European Investment

Bank Sector Papers.

"4 Headhunter là cụm từ chi những người làm trong nhóm ngành nhân sự, chuyên đi săn chất xám, nhân tài theo các

đơn đặt hàng từ các công ty khách hàng, hoặc cho chính công ty mình.

20

Trang 31

trung tâm nghiên cứu, và các công viên công nghệ (Lerner và các cộng sự, 2015) Bên cạnh đó, yêu tố bảo vệ việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ thành quả của nghiên cứu khoa học, công nghệ, bảo vệ quyền lợi của các đối tượng đã đầu tư công sức, vốn vào quá trình học tập, nghiên cứu.

(iv) Nguồn lực cho đâu tư mạo hiểm

Dé xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm được bền vững, cần thiết sự phát triển mạnh mẽ tương ứng từ lĩnh vực đầu tư mạo hiểm Theo Hellmann (2000), Finkel

(2010)'°, có ba đối tượng nguồn lực chính tham gia vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm: các

doanh nhân khởi nghiệp (tức bên cầu vốn); các nhà đầu tư mạo hiểm (tức bên cung vốn); và những người làm trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm.

Thứ nhất, các doanh nhân khởi nghiệp Các doanh nhân khởi nghiệp đóng vai trò then chốt, tạo ra nguồn cầu chính đối với nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, cũng như là đối tượng tiên phong dẫn đầu trong việc nghiên cứu, sáng tạo Tuy nhiên, để phát triển được nguồn doanh nhân khởi nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như truyền thống kinh doanh, khởi nghiệp tại mỗi khu vực, quốc gia; sự thừa nhận của xã hội đối với các doanh nhân; mức độ linh hoạt, đa dạng đối với hệ thống việc làm, mạng lưới xã hội; việc đảm bảo quyền lợi, an toàn trong lĩnh vực nghề nghiệp trong các công ty, tập đoàn lớn, v.v Chính vì thế, rất cần thiết phải xây dựng, phát triển tinh thần doanh nhân trong dan tộc, thiết lập các giải thưởng vinh danh doanh nhân thành đạt, vượt khó khăn dé thành công, bảo vệ quyền lợi của

người lao động, sáng tạo; tạo điều kiện thay đôi quan điểm xã hội, nhằm tôn vinh những

doanh nhân, tạo động lực sinh ra những thế hệ doanh nhân dám nghĩ, dám làm.

Thứ hai, các nhà đầu tư mạo hiểm Đề lĩnh vực đầu tư mạo hiểm được phát triển bền vững, rất cần thiết có những nhà đầu tư mạo hiểm có trình độ Chính những thành quả và uy tín của những nhà đầu tư mạo hiểm sẽ tác động đến chất lượng công việc gây quỹ, cũng như thúc day cac déi tượng trong xã hội muốn trở thành các nhà đầu tư mạo hiểm Có sự khác biệt rất lớn đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm độc lập, và các quỹ đầu tư mạo hiểm trực thuộc các công ty, tập đoàn lập ra Ví dụ, tại Nhật Bản và Đức, các ngân hàng lớn thường sử dụng các nhân viên của họ để thực hiện các hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm Kết quả nghiên cứu cho thấy, những đối tượng này hành xử như lối làm việc bảo thủ truyền thống bấy lâu của họ, hơn là hoạt động như những nhà đầu tư mạo hiểm thực thu Họ thường né tránh các hoạt động có thé gây thua lỗ, hơn là chấp nhận các rủi ro tiềm ân dé đạt được mức sinh lời cao hơn (Bottazzi và các cộng sự, 2008) 'ý.

tã Finkel, R (2010) Private Equity and Venture Capital New: McGraw Hill

16 Bottazzi, L., Da Rin, M, & Hellmann, T (2008) Who are the active investors? Journal of Financial Economics,

89(3), 488-512.

21

Trang 32

Thứ ba, những người làm trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm Đây có thé hiểu là những đối tượng làm thuê trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm Tại Thung lũng Silicon của Mỹ, hầu hết các công ty đầu tư mạo hiểm không được điều hành bởi những nhà sáng lập công ty, mà bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp Các công ty đầu tư mạo hiểm thường thu hút các nhân tài làm việc cho mình, thông qua việc chia sẻ quyền lợi bằng cách phát hành quyền chọn cô phần, từ đó càng khuyến khích họ làm việc để gia tăng giá trị cho công ty, cũng như chính bản thân họ Những người làm thuê trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm rất đa dạng, từ nhà quản lý, những người nghiên cứu, đến các chuyên gia quảng cáo, marketing Những cuộc điều tra gan đây cho thấy, cơ cầu những người làm thuê trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon đã có sự thay đổi đáng kể Nếu như trong 30 năm trước đây, thường là những cá nhân có bang MBA tham gia, đến 15 năm trước đây là các chuyên gia tư van, đầu tư uy tín tại các ngân hàng đầu tư; thì cho đến nay, lực lượng chủ yếu là các sinh viên sắp và mới ra trường, với khát khao trở thành các nhà đầu tư mạo hiểm, các doanh nhân khởi nghiệp (Hellmann, 2000).

Tại mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế toàn cầu nói chung, của mỗi quốc gia, khu vực nói riêng sẽ có những yêu cầu khác nhau nhằm thúc đây sự phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm Tuy nhiên, tựu trung lại, mức độ phát triển của bốn yếu tô trên sẽ tạo điều kiện dé thị trường von đầu tư mạo hiểm nói chung và các quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng phát triển bền vững Do đó, khi xem xét các van đề liên quan đến xây dựng và phat triển quỹ đầu tư mạo hiểm, cần thiết phải xem xét đến mức độ phát triển của bốn yếu tố này.

1.2 Tống quan pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khới nghiệp đổi mới sáng tao

1.2.1 Khái niệm pháp luật về thu hút von đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp doi mới sáng tao

Khi xem xét về huy động các nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn bên ngoài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, thi ở các quốc gia dang phát triển, trong đó có Việt Nam, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp trực tiếp (FDI) và viện trợ phát triển (ODA) đang được đánh giá và chiếm vi trí chủ yếu Theo đó, với tiễn trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc mở rộng thị trường dé thu hút các nguồn von đầu tư mới, dem lại nhiều cơ hội khởi nghiệp và phát triển cho doanh nghiệp trong nước đang được chú trọng hơn trong thời gian hiện nay'” Vì vậy, pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm nói chung và pháp luật về thu hút

a Tại Mỹ, quân đội đã tham gia sâu vào sự phát triển của Thung lũng silicon của California và chính phủ ủng hộ D aRP

a-net, tiền thân của Internet, đã mở đường cho những thành công như Google và Facebook, cùng nhiều công ty khác.Các chương trình của chính phủ cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Israel,

Brazil và úc; về cơ bản họ đã tạo ra toàn bộ vốn cô phần tư nhân ở Vương quôc Anh; và việc thay đổi các quy định củachính phủ dé cho phép đầu tư nước ngoài đã giúp tạo ra sự bùng nỗ vốn cô phan tư nhân ở Trung Quốc va An Độ, theoJosh Lerner (Harvard Business School), Ann Leamon (Bella Research Group), & Susana Garcia-Robles (Multilateral

22

Trang 33

vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo nói riêng được xem là một trong những bước phát triển tất yếu và là chính sách quan trọng dé thúc đây hoạt động đầu tư cũng như thị trường kinh tế trong nước phát triển.

Pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo được tiếp cận từ khái niệm pháp luật Pháp luật được hiểu là “hệ thong những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện dé diéu chỉnh

các quan hệ xã hội theo mục dich và định hướng cua Nha nước”'Š, Từ đó, có thể hiểu đối

tượng điều chỉnh của pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm dưới khía cạnh nghĩa hep va nghĩa rộng khác nhau Theo nghĩa hẹp, đối tượng của pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện kêu gọi đầu tư vào một số ngành và lĩnh vực thông qua các hình thức đầu tư nhất định theo chủ trương và chính sách của nhà nước Theo nghĩa rộng, đối tượng của pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm là các quan hệ xã hội diễn ra xuyên suốt trong quá trình kêu gọi đầu tư, tổ chức thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đối với một số lĩnh vực thông qua các hình thức đầu tư nhất định nhất định theo chủ trương và chính sách của nhà nước Như vậy, tiếp cận theo nghĩa này ta có thé hiểu: Pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp doi mới sáng tạo là một trong những nội dung cốt lỗi của pháp luật về đầu tư, là tập hop các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoặc liên quan đến hoạt động

huy động vốn dau tư mạo hiểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao.

Về quan hệ pháp luật, như các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hướng tới điều chỉnh những quan hệ xã hội có những đặc tính sau:

Thứ nhất, chủ thé của pháp luật thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ là Nhà nước và các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sang tạo ma còn là toàn thể hệ thống chính trị và xã hội Mục đích của chính sách thu hút nguồn vốn dau tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không chi là nhằm nâng cao tiềm lực doanh nghiệp mà còn thúc day phát triển nền kinh tế trong nước Vi vậy bên cạnh sự tham gia của Nhà nước — chủ thé quyên lực công, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo — chủ thé trực tiếp thụ hưởng quyên lợi đến từ nguồn vốn thu hút thì toàn xã hội và hệ thống chính trị cũng cần tham gia vì mục đích chung phát triên nên kinh tê trong nước.

Investment Fund) (2012), Best practices in creating a venture capital ecosystem,

https://publications.iadb.org/publications/english/document/Best-Practices-in-Creating-a-Venture-Capital-Ecosystem.pdf, truy cap 12h00 ngay 18/12/2021.

18 Truong Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Ly luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội,

23

Trang 34

Thứ hai, các quan hệ luôn gắn với yếu tố tài sản Cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, các quan hệ pháp luật đầu tư góp vốn luôn gắn với việc chuyền giao, sử dụng một nguồn vốn nhất định nhằm tìm kiếm các lợi nhuận có thể phát sinh thông qua hoạt động đầu tư bất chấp rủi ro có thé xảy ra.

Thứ ba, pháp luật thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sang tạo có tính da dạng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực Hoạt động đầu tư luôn là tổng hòa của nhiều công việc đa dạng của nhiều chủ thể khác nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất dé có thé hoạt động một cách hiệu quả, chứ không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào thị trường, vào các yếu tô nội tại của hoạt động kinh doanh như hàng hóa, dịch vụ kinh doanh hay chất lượng của hàng hóa, dich vụ đó Nhu vậy, dé thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các quy định pháp luật không chỉ dừng ở khía cạnh kinh tế, mà còn phải đặc biệt chú ý đến những yếu tô khác ngoài kinh doanh nhưng cũng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, như thủ tục hành chính, sở hữu trí tuệ, hỗ trợ pháp lý, v.v

Về nội dung quan hệ pháp luật, pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm quy định về lĩnh vực và hình thức đầu tư mạo hiểm, quy định về các biện pháp thu hút đầu tư của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các các chủ thê khai thác nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, các cách thức kiểm tra, giám sát, chế tài và nội dung quản lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động này.

1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về thu hút von dau tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đối mới sáng tạo

Thứ nhất, nguyên tắc công khai minh bạch dân chủ Công khai minh bạch dân chủ là một trong những tiêu chí hang dau dé đánh giá độ mở cũng như khả năng thu hút của một

nên kinh tế Ly thuyét và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, hoạt động thu hút von đầu tư mạo

hiểm đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội nhưng cũng an chứng những rủi ro nha đầu tư, doanh nghiệp cũng như bat ôn cho nền kinh tế Vì vậy, công khai, minh bạch là một trong những giải pháp quan trọng dé bảo đảm hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ hoạt động đầu tư mạo hiểm của các chủ thé đầu tư.

Bên cạnh đó, việc thu hút vốn đầu tư mạo hiểm cũng phát huy hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế thị trường Cơ chế thị trường đòi hỏi các bên tham gia trực tiếp giao dịch cũng như Nhà nước phải sử dụng các công cụ thị trường trong khai thác nguồn lực như công khai thông tin dự án, niêm yết công khai chính sách cụ thể đối với từng hạng mục đầu tư, Việc sử dụng công cụ này sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các chủ thê trong xã hội tiếp cận với các doanh nghiệp cần được đầu tư dé tạo lập và phát triển, từ đó tăng tính cạnh tranh, công bằng, hiệu quả trong khai thác nguồn lực tài chính.

24

Trang 35

Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo sự ồn định các quan hệ xã hội và công bằng xã hội Mặc dù việc đầu tư mạo hiểm diễn gia giữa bên phía nhà đầu tư và doanh nghiệp kêu gọi đầu tư nhưng với các chủ chương của Nhà nước về chế độ sở hữu, chế độ quản lý cũng được xem là một trong những chủ thể của hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thông qua các chính sách cụ thể Vì vậy, chính sách pháp luật sẽ là điều kiện tiền đề để hoạt động khai thác nguồn von đầu tư mạo hiểm được tao lập và thực hiện Do đó, chính sách pháp luật phải đảm sự sự công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các mối quan hệ của hoạt động đầu tư.

Thứ ba, nguyên tắc về tính thong nhất và đồng bộ của pháp luật Hệ thông pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được thé hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định dé điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc đầu tư của các cá nhân, tổ chức vào những lĩnh vực, ngành nghề nhất định mà Nhà nước cho phép đầu tư.

Nếu chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn sẽ thúc đây quá trình khai thác diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả tốt và ngược lại Hệ thống chính sách pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao phải xác định rõ các nguyên tắc, hình thức, công cụ khai thác, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia và chế tài xử lý các hành vi vi phạm.

1.2.3 Vai trò pháp luật về thu hút nguén vốn đầu tw mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp doi mới sáng tao

Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế toàn cầu, việc tái cấu trúc cũng như củng có nền kinh tế được các quốc gia hiện nay quan tâm hơn bao giờ hết Trong đó, chính sách pháp luật đối với việc thu hút các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được xem là một trong những đòn bay để thúc day lĩnh vực tiên phong của thời đại mới này phát triển Vai trò của pháp luật không chi thê hiện trong lĩnh vực này mà còn có sự tác động lên cả nên kinh tế.

Thứ nhất, pháp luật về thu hút nguôn vốn dau tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo góp phan diéu tiết quan hệ thị trường Theo quy luật thị trường, các chủ thể kinh doanh nói chung và nhà đầu tư nói riêng luôn bố trí di chuyển nguồn lực đến nơi có điều kiện sản xuất và thương mại thuận lợi nhằm tìm kiếm nhiều lợi nhuận dẫn đến phân bổ nguồn lực tập trung quá lớn, mất cân đối Trong khi đó, một bộ phần lĩnh vực hoặc doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường chưa có nhiều lợi thế cạnh tranh lại không thu hút được các khoản đầu tư Do đó, Nhà nước thông qua các quy định pháp luật sẽ hướng tới căn bằng một phân rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải với những lợi ích mà nhà đầu tư đạt được nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc mọi

25

Trang 36

thành phan kinh tế cho sự phát triển của các lĩnh vực trọng yếu, cần dồn nguồn lực dé phát triển, từ đó góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cư và nâng cao phúc lợi xã hội.

Nhà nước một mặt hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư theo định hướng thông qua chiến lược quy hoạch, các chương trình dự án kế hoạch vĩ mô đã vạch ra; mặt khác điều tiết thị trường khi cần thiết dé đảm bảo ổn định kinh tế vi mô, duy trì sức mạnh nền tài chính quốc gia, giữ vững sức mua của tiền tệ, bảo đảm loi ích của nhà đầu tu và doanh nghiệp Nhà nước có thé sử dụng nhiều công cu, biện pháp khác nhau dé điều tiết thị trường đầu tư như và các biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp hành chính, các công cụ mang tính kỹ thuật khác để tác động vào thị trường

Pháp luật về thu hút nguôn vốn dau tue mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hướng tới hỗ trợ các chủ thé tham gia hoạt động dau tư mạo hiểm, giải quyết các mâu thuần và tranh chấp phát sinh trong quá trình dau tư Các chủ thé kinh doanh đầu tư đều là một thực thê sống trong nền kinh tế và cũng cần những sự trợ giúp nhất định Nhà nước với quyền lực, trách nhiệm và khả năng của mình hỗ trợ cho các doanh nghiệp phù hợp với thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ Trong đó, với các lĩnh vực mới, cần xây dựng “bệ phóng ” của nền kinh tế, Nhà nước luôn hướng tới hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và thông tin, hỗ trợ về đầu tư thông qua các biện pháp ưu đãi đầu tư, bảo đảm đầu tư cũng như các biện pháp hành chính cho các nhà đầu tư ở những giai đoạn, hoàn cảnh và trường hợp khác nhau trong quá trình hoạt động, đặc biệt là đối mặt với thách thức của môi trường kinh doanh luôn biến động.

Bên cạnh đó, phần lớn các giao dịch được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng Do đó,

một trong những rủi ro mà nhà đầu tư có thê gặp phải là các tranh chấp trong và ngoài hợp đồng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên bị xâm hai và làm chậm đà phát triển của những hạt giống đôi mới trong nền kinh tế Vì vậy, khi những định chế quy định rõ rang về quyền và nghĩa vụ, van dé sở hữu và cơ chế vận hành của các hoạt động đầu tư sẽ giúp các chủ thé tham gia hoạt động đầu tư có căn cứ pháp lý dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình, giảm thấp rủi ro và các tranh chấp có thể xảy ra trên thị trường Nhà nước dựa vào các chuân mực về luật pháp, các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế việc thi hành luật, giải quyết tranh chấp thông qua bộ máy nhà nước.

Thứ hai, pháp luật về thu hút nguôn vốn dau tr mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sảng tạo dam bao sự giám sát, kiểm tra thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước thông qua hoạt động dau tư Xu hướng Nhà nước sẽ thoát ly dan khỏi các hoạt động đầu tư, kinh doanh nhưng vai trò quản lý của Nhà nước vẫn được tăng cường dé nâng cao hoạt động thị trường cũng như sử dụng nên kinh tế thị trường phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, Nhà

26

Trang 37

nước sẽ giám sát, kiểm tra và phát hiện những biểu hiện sai lệch, những mâu thuẫn bat hợp lý trong quá trình thực hiện mục tiêu để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh sự phát triển thị trường đầu tư.

Công tác giám sat kiểm tra của nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển hoạt đồng đầu tư nói chung và đầu tư mạo hiểm nói riêng đòi hỏi bộ máy nhà nước và nhân sự phải phù hợp, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ kiểm soát phải được tăng cường, đồng thời phải kết hợp hệ thống kiểm soát với các hệ thống khác của quản lý nhà nước như thông tin hoạch định, thanh tra, Dé tao môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ở mức độ cao hiện nay, nhất là mục tiêu của doanh nghiệp có nhiều biến động, đòi hỏi các nhà quản lý vĩ mô phải đổi mới nhận thức và tư duy về các công cụ chính sách quản lý, nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất trong việc ra quyết định cũng như phối hợp lãnh đạo, điều hành hoạt động đầu tư kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tại chương I với nội dung nghiên cứu tổng quan về pháp luật thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo, nhóm nghiên cứu đã phân tích và đưa ra những kết luận sau:

Thứ nhất, đề tài đã tìm hiểu những vẫn đề cơ bản của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Từ đó, đưa ra cách tiếp cận riêng về mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh thực tế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Đồng thời, chương I đã phân tích đặc điểm riêng của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dé lý giải cho các đặc điểm pháp luật liên quan điều chỉnh.

Thứ hai, đề tài đã làm sáng tỏ những van dé cơ bản của hoạt động thu hút vốn đầu tư mạo hiểm Dựa trên những phân tích cụ thê về khái niệm và đặc điểm của hoạt động thu hút đầu tư, đề tài đã nêu bật được vai trò của hoạt động này đối với hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đồng thời, chương I cũng đã chỉ ra những yếu tô có tác động lớn đến hoạt động thu hút nguồn vốn dau tư mạo hiểm dé đặt ra van đề về sự cần thiết của hệ thống pháp luật hiện hành nhăm xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thu hút đầu tư nói chung và thu hút nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tao nói riêng.

Thứ ba, đề tài đã làm rõ các van đề lý luận cơ bản về pháp luật thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cùng việc nghiên cứu với các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này, đề tài cũng đã chỉ ra các nội dung cơ bản của quy định pháp luật và vai trò pháp luật về thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

27

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE THU HUT NGUON VON DAU TƯ MAO HIEM VAO CAC DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP DOI MOI SANG TAO

TẠI VIET NAM VA MỘT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI

2.1 Thực trạng pháp luật về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật hiện hành về thu hút nguồn von dau tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp doi mới sáng tạo

Hiện nay, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể đối với hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam nói chung và vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng nhưng pháp luật nước ta đã xây dựng được một hành lang pháp lý cơ bản dé thu hút nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể.

2.1.1.1 Các quy định về tạo lập môi trường dau tur

Việc tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn lực lớn trong và ngoài nước là một trong những yêu cầu lớn hiện nay và đã được triển khai trên theo nhiều quy định, chương trình, đề án khác nhau, gắn với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước Đồng thời, việc tạo lập môi môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được đề ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Dé án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Nhà nước đã quy định cụ thê về quyền hạn cũng như trách nhiệm của các tô chức, cá nhân liên quan đến việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước Khoản 5, Diéu 5, Luật dau tu năm 2020 cũng nêu bật một trong những nguyên tắc về đầu tư kinh doanh của Nhà nước đó là đối xử bình đẳng giữa các nhà dau tư; có chính sách khuyên khích và tạo điều kiện thuận lợi dé nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế Theo đó, các đơn vị có thâm quyên cần tiếp tục tăng cường hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp; quảng bá, xúc tiễn đầu tư, vận động đầu tư vào tỉnh theo cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn; tư vấn cho tổ chức, cá nhân đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh về thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh doanh, quản lý và quảng bá thương hiệu; tăng cường quản lý tiến độ, chất lượng công trình các dự án; triển khai kế hoạch giám sát đầu tư các dự án nhằm tháo go vướng mac khó khăn tạo điều kiện cho dự án sớm đi vào hoạt động Cùng với đó, dé dam bảo tính công bằng, khách quan, minh bạch, đối với các khu vực có tiềm năng, được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đối với môi trường đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 9/2/2021 sửa đối, bổ sung một số diéu của Quyết

28

Trang 39

định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dé án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 bỗ sung thêm mục tiêu xây dựng hệ thống Trung tâm đôi mới sáng tạo hỗ trợ nghiên cứu phát triển, khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo vận hành thành công các Trung tâm với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, cạnh tranh so với khu vực và quốc tế; phát triển Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại 03 thành phố Hà Nội, Da Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và các Trung tâm khởi nghiệp đôi mới sang tao tại các bộ, ngành, địa phương, tô chức có tiềm năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Bên cạnh mục tiêu xây dựng hệ thống Trung tâm đổi mới sáng tạo hỗ trợ nghiên cứu phát triển, khởi nghiệp sáng tạo Dé án cũng nhắn mạnh đến yêu cầu phát trién Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia khuyến khích sự tương tác, kết nối nguồn lực trong hệ thống các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tao và các chủ thé trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước, nước ngoài; đến năm 2025 có chương trình hợp tác với đối tác quốc tế tại ít nhất 05 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có uy tín trên thế giới với tầm nhìn đến năm 2030 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đạt xếp hạng trong 15 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới nổi của khu vực châu A - Thái Bình Duong Đây là cơ sở quan trọng tao cầu nối cho các nhà đầu tư mạo hiểm tìm hiểu và đầu tư vào các doanh nghiệp tại Việt Nam.

2.1.1.2 Các quy định về bảo dam dau tư

Tiếp nối tinh thần của Luật đầu tư năm 2014, Luật Dau tư năm 2020 cũng dành Chương 2 để quy định về Bảo đảm đầu tư trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp năm 2013 và phù hợp thông lệ quốc tế Theo đó, tài sản hợp pháp của nhà đầu tư sẽ không bị quốc hữu hóa hoặc bị trưng mua, trưng dụng bằng biện pháp hành chính Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khan cấp, phòng, chống thiên tai thi Nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 9) Nhà nước không được dùng quyền năng cưỡng chế đặc biệt của mình để xâm phạm tới tài sản hợp pháp của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chính sách bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều 10), bảo đảm chuyên tai sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài (Điều 11), bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng (Điều 12), bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật (Điều 13), và giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều 14) dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà dau tư nước ngoài, góp phần hoàn thiện chế định bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn và tài sản của nhà đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài những nguyên tắc Hiến định, các nội dung trong Luật Đầu tư 2020 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành thì các biện pháp bảo đảm đầu tư còn được quy định trong

29

Trang 40

các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đôi, bô sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này Cụ thể Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, b6 sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về cách thức thực thi va bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư nước ngoài, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định chi tiết cách thức thực thi các quyền của Nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình giải quyết tranh

chấp giữa Nhà nước và Nhà đầu tư tại các cơ quan tòa án, trọng tài tại Việt Nam Luật Đất

đai năm 2013, Luật Quốc phòng năm 2018, Luật An ninh quốc gia năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về việc thu hồi đất, trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư vì mục đích quốc phòng an ninh.

Những quy định pháp luật nói trên đã thể hiện tư tưởng nhất quán, đồng thời tạo một hành lang pháp lý đầy đủ cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm khi đầu tư tại Việt Nam Điều này là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với xu thế bảo đảm đầu tư chung của các nước trên thế giới.

2.1.1.3 Các quy định về wu đãi, hỗ trợ dau tư

Thứ nhất, đối tượng được hưởng uu đãi và hỗ trợ đâu tư.

Bên cạnh các chủ thể được hưởng ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư trong các trường hợp cụ thé theo quy định tại Điều 15 và Diéu 19, Luật dau tư năm 2020 thì Khoản 2 và Khoản 6, Diéu 20, Luật dau tu năm 2020 cũng quy định về những trường hợp được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt khi có sự tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội Như vậy, có thé thấy Luật Dau tư 2020 đã đưa ra tiêu chí về ngành nghé, lĩnh vực đầu tư (1), tổng vốn đầu tư đăng ký (2) và thời hạn giải ngân vốn đầu tư (3) để phân biệt dự án được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt so với dự án được hưởng các ưu đãi đầu tư khác Trong đó, dự án trung tâm đôi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu hay dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư đều nằm trong danh mục đối tượng được hưởng ưu đãi theo khoản 2 Điều 15 Luật dau tư 2020 và Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư tai P luc II Nghị định 31/2021/ND-CP tập trung chủ yếu vào bốn ngành là Công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; Nông nghiệp; Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cau hạ tầng: Văn hoá, xã hội, thê thao, y tế, đồng thời bổ sung va cụ thé hoá một số ngành nghé liên quan như dao tạo nhân lực công nghệ cao, cung ứng dich vụ công nghệ cao, sản xuất sản phẩm sử dụng công nghệ sinh học, Đây đều là những sự những lĩnh vực mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đôi mới sáng tạo tập trung phát triển trong thời gian gần đây Do đó, việc quy định cụ thể về nhóm đối tượng này không chỉ tăng sức hấp dẫn của các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với các doanh

30

Ngày đăng: 31/03/2024, 03:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan