Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

98 1 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2021

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NAM 2021

Trang 2

PHAN MỞ ĐẦU -5:-222222222222112221112711122111 11.11 re | 1 Lý do lựa chọn để td cee ceecccccccsccececsescscsucecsesesvsscecscsesvsucacscscsusueacaescansusasaesveteusacsesesteeeess 1 2 Tinh hình nghiên cứu của để tai cece csescesessescssessssessesessessssessestsatseeseseesssateneeess 2 2.1 Tinh hình nghiÊH CUU trON HHỚC c9 v1 1 ve rry 22.2 Tình hình nghién CUuU Ở HƯỚC H,ĐOÒÏ - cc c1 883 911% 5 EEEEEsreeeeerse 3 3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 + s 2 +x+EE+EeEE£EEEEEE2EEE121171511212111 11x 5

3.2 /+£%,aiaiaiaiẳẳaaaaaađdada 5 4 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨU - 2 + 2+E+SE+E£EE+EE2E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrrred 6 4.1 Đối tượng nghiÊH CUA +55 S‡SkEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E11111121111111111 111 6 4.2 Phạm Vi nghiÊH CÚ H + 1888118813911 8 31911111 911111 11111 111 k1 vờ 65 Phurong phap nghién 0u 43 6 5.1 Cách tiẾD COM cseeceseccesvsseesesesessesssssssssvssssuessssssvcsvsussvsasssesesussvsavssesssassnsassucsesaeevees 6 5.2 Các phương pháp NhieN CUU «c1 8813918 81389111 811111811111 krrre 6 6 Bố cục đề tài -á- se St S121 111111111215111111111111111111111111111111111111111111111111111111E1 te 6 PHAN NỘI DUNG - 6-5 E222 1521215 1511212112112121121111111111111111 111101111 g0 8 CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE PHAP LUAT DIEU CHINH GIAO DỊCH THANH TOÁN QUA VI ĐIỆN TỬ - 2 2-522522£c2EczEczxerxees 8 1.1.Téng quan về thanh toán điện tử - + 2 s2 +E+EE+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerred 8 LLL Khải niệm thanh toán Gi€n tut icccccccccccccccccccccccccccccsscssceessseeeseeeseseseeeeeeeseeeeeeeeees 81.1.2 Cac phương thức thanh toán Gi€n tur ccccccceccessceeseeseeseeeseeeseeeseeeseeeseeeneeeeenaes 9 1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giao dich thanh toán qua vi điện tử 10 1.2.1 Khai niệm giao dịch thanh toán qua Vi điỆN H - c5 <5 ++*s 10 1.2.2 Đặc điểm của giao dịch thanh todn qua Vi điỆn fứ' - s55 55s <<<<++ 12

1.2.3 Vai trò của giao dịch thanh toán qua Vi điỆN tur -5 5< + 5+ << ss++ss+ 15

Trang 3

1.3.1 Điều kiện thành lập và hoạt động của chủ thể cung ung dịch vụ ví điện tw trong giao dịch thanh toán Qua Vi đÏỆH fỨ, cc 5 1 E33 EE+SsEEE+eeeeeeeeeerse 18 1.3.2 Quyên và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giao dịch thanh toán vi điện

a Rẻ 21 1.4 Triển vọng phát triển của giao dịch thanh toán qua ví điện tử trên thế giới 21 1.5 Kết luận Chương ¿5-2 SSE‡EE+EEEE2EEEEEEE1EE1121111111111111111111111111 11 1e 25 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT DIEU CHINH GIAO DỊCH THANH TOÁN QUA VI ĐIỆN TỬ TẠI MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI 2 252 s2+sz‡ 26 2.1 Pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Trung Quốc 26 2.1.1 Các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở TYUNG QUOC Na 26 2.1.2 Đánh giá về các quy định pháp luật điều chỉnh giao dich thanh toán qua ví điện tử ở Trung QUOC - + c8 +E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEELEkrrrkee 30 2.2 Pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử 6 Singapore 31 2.2.1 Các quy định pháp luật diéu chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở R24 E77 3l 2.2.2 Đánh giá về các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua vi ;112/8178981//1⁄42/951A-EERERE TT Hh 35 2.3 Pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Indonesia 36 2.3.1 Các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở

NHHGNÍH cscs ts tt ss a 30881118 G18 HS A RT ts a ae 36

2.3.2 Đánh giá các quy định pháp luật diéu chỉnh giao dịch thanh toán qua vi ;011/8178581/12//12Y18EP77Ẽ7Ẽ.ẼỀ.Ề.aÁ 40

Trang 4

2.4.2 Đánh giá nguyên nhân dân đến sự bất cập trong các quy định pháp luật diéu chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Hoa K} 2- 2555255: 44 2.5 Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh giao elec en [raili toi (1H4 ET CHIỆN TẾ tua sang it hk lc ia ga cic 45 2.6 Kết luận Chương 2 - 52 SE SEEEE2EEE1E11115112111111111111111111 111111111111 1e 46 CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT DIEU CHINH GIAO DỊCH THANH TOÁN QUA VI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VA MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTT -2- 5-2 2+£EE+E£EE£EE2E£EEEErEeEkrvees 48 3.1 Những quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước về vấn đề thanh toán

KHI TH TY eT: TINH] IG nang ess arcane GHI sett te, St rot tt rset 48

3.2 Phap luat diéu chinh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam 50 3.2.1 Các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở 3.2.2 Thực trạng việc thực thi các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử Ở Viet ÌNQHH1 c1 3833118313 91891 EEEEEEESErekerreerre 59 3.2.3 Nguyên nhân dan đến các vấn dé mà thực tiễn pháp luật điều chỉnh giao dich thanh toán qua ví điện tử của Việt Nam dang gặp phải - - 65 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam hiện nay - ¿+5 + 13+ £++seveeseeeereeesse 68 3.3.1 Nhóm giải pháp về ban hành, sửa đổi, bồ sung các quy định pháp luật diéu chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử tại Viet NGH1 5555 +s+s++ 68 3.3.2 Nhóm giải pháp về công tác tổ chức, quan lý dam bảo việc thực thi pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh todn qua ví điện tử tại Việt Nam . 73

Trang 5

định pháp luật điều chỉnh giao dich qua ví điện tử ở Việt Nam trong tương lai 76 3.5 Kết luận chương 3 -¿- -Sk SE 1E kE1111E11111111111111111 1111111111111 tt 78 PHAN KET LUẬN 52-5-5152 1 E121 12112151121111111111211111111 11111111111 re 79 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 2 2 ©S+2E£EE£EE£EE2EEzErkrkerkee 81 PHU LUC oocccccccccccssesssssecsssescssvecssuccsssvecssvecssucessuesessvesssecessesesuesessvesssecessuesssueeessveesseeen 89

Trang 6

1 Lý do lựa chọn đề tài

Thanh toán điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phô biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Australia với giá trị chi tiêu của người dân thông qua các phương thức thanh toán điện tử! chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu thế thanh toán trên thế giới phản ánh việc nên kinh tế thế giới đang hướng đến một hệ thống thanh toán hiện đại, có thể rút ngăn thời gian cho quá trình mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, hạn chế được lượng tiền mặt trong lưu thông, giúp giảm thiểu chi phí xã hội, cũng như tao

sự an toàn và tiện lợi cho người sử dụng.?

Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, thế giới dần trở nên quen thuộc với những chiếc điện thoại thông minh, với mạng 4G/5G phủ sóng và những phần mềm điện thoại hữu ích, hỗ trợ cho con người rất nhiều trong công việc và cuộc sông, mọi người đã dần quen với việc sử dụng điện thoại để làm mọi việc, trong đó có cả việc thanh toán không dùng tiền mặt qua các ví điện tử.

Không chỉ vậy, việc ví điện tử ngày càng trở thành một thị trường thu hút sự tham gia, cạnh tranh của nhiều tập đoàn công nghệ lớn trong việc dau tư, phát triển vi điện tử trở thành loại hình thanh toán chính trong tương lai; cũng như việc nhiều quốc gia đang dần đưa ví điện tử vào áp dụng trong nỗ lực xây dựng một “xã hội phi tiền mat’ thì chắc chắn có thé thấy một xu hướng thanh toán mới — sử dụng ví điện tử, đang ngày càng hình thành rõ nét.

Mặt khác, tại Việt Nam, Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 03

! Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Viện Nghiên cứu Thương mại, Xu hướng phát triển | phương thức thanh toán bằng thẻ và tiền điện tử trên

thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam, http: //nawking.edu.vn (Truy cập lần cuối ngày 04/01/2021).

? Thanh toán không dùng tiền mặt đã xuất hiện từ sớm và đã nhanh chóng trở thành phương thức thanh toán phô biến ở nhiều quốc gia trên

thế giới như Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, với khối lượng giao dịch tăng trưởng đáng ngạc nhiên, ghi nhận con số tăngtrưởng là 11,2% tương đương 433,1 tỷ USD vào năm 2014-2015 (Theo Báo cáo thường niên của Worldpay 2017, http: //media.corporate-ir.net/media_files/TROL/25/250843/Worldpay_Inc_2017_Annual_Report.pdf, (Truy cập lần cuối ngày 04/01/2021).

3 Trong thời đại công nghệ 4.0 này, việc ví điển tử trở thành xu hướng còn do sự đóng góp của các công ty công nghệ lớn trên thế giới hay

các website thương mại điện tử như Apple (Hoa Ky), Samsung (Hàn Quốc), Amazon (Hàn Quốc), Alibaba (Trung Quốc) Các công ty nàyđã cho ra đời những “chiếc” ví điện tử của riêng mình để giúp người tiêu dùng có thể lưu trữ thông tin cá nhân và mua bán hàng hóa, cungứng địch vụ nhanh chóng, tiện lợi, đồng thời cũng là để bản thân không nằm ngoài cuộc cạnh tranh thút hút người dùng ví điện tử Vì thế mà

các công ty này cũng đang nỗ lực hết mình để phát triển ví điện tử, đem ví điện tử trở thành loại hình thanh toán chính trong tương lai, sửdùng cho cảng nhiều giao dịch càng tốt.

* “Xã hội phi tiền mặt” (“a cashless society”) là một thuật ngữ dùng để mô tả một trạng thái kinh tế, theo đó các giao dịch tài chính khôngđược thực hiện bằng tiền dưới dạng tiền giấy hoặc tiền xu, mà sẽ thông qua việc chuyền giao thông tin kỹ thuật số (thường là dạng điện tửcủa tiền) giữa các bên giao dịch (Theo Bhaskar Chakravorti & Benjamin D.Mazzotta (09/2013), The cost of cash in the United States, TheFletcher School Tufts University, tr.9,

CashStudyFinal.pdf (Truy cập lần cuối ngày 04/01/2021).

Trang 7

năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, hay Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 26 tháng 05 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ về việc day mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam được ban hành thời gian gan đây đều thể hiện rõ sự quan tâm, coi trọng của Dang, của Chính phủ về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử trong hoạt động của các cơ quan ban ngành cũng như phục vu cho người dân, doanh nghiệp Dựa trên tinh thần đó, việc có thé tận dụng các ưu điểm, lợi thế của ví điện tử dem lại dé thúc đây thanh toán điện tử tại Việt Nam là điều mà Nhà nước cũng đang hướng đến Tuy nhiên, thực tiễn các quy định điều chỉnh về ví điện tử tại Việt Nam vẫn còn một số vấn đề bất cập trên khía cạnh pháp luật cũng như thực tiễn thực thi, quản lý.

Như vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử có tính cấp thiết cao cả về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh ngày thời đại ngày nay Vì thé, trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu Khoa học của mình, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” nhằm làm rõ những nội dung pháp lý cơ bản về giao dịch thanh toán qua ví điện tử; bên cạnh đó, còn đi vào tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thé giới điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử và chỉ ra những van dé còn ton tại trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng sửa đổi, bổ sung các quy định dé nâng cao tính hiệu quả của việc áp dụng và thực thi pháp luật tại Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1 Tình hình nghién cứu trong nước

Có thé nói, hiện nay, số lượng công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử còn rất ít Bởi lẽ các quy định về ví điện tử mới chỉ được ban hành tại Việt Nam trong vài năm gần đây, cùng với sự phức tạp về các vấn đề pháp lý xoay quanh ví điện tử khiến cho việc nghiên cứu không phải là điều dễ dàng Tuy nhiên, dù số lượng các công trình nghiên cứu có hạn, nhưng một số bài viết đã có những đề cập sâu và đưa ra được những góp ý thiết thực về van đề này Tiêu biểu là những bài viết sau đây:

- Phan Ngô Phương Giao, Pháp luật về cung ứng dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam của các tổ chức kinh tế không phải là ngán hàng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh, 2020;

Trang 8

Khoa học pháp lý Việt Nam, số 03(97), 2016;

- ThS Lê Văn Tuyên, Quản lý địch vụ ví điện tu, Tạp chí Ngân hang, số 18, 2019;

Nhan dinh mot cach tong thé, các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra va giải quyết được một số vấn đề còn tồn đọng trong pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử tại Việt Nam, có liên hệ với pháp luật của một số nước trên thế giới về vấn đề này Tuy nhiên, một số bất cập trong pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử tại Việt Nam vẫn còn chưa được đề cập đến.

Bên cạnh đó, mặc dù cũng có một số công trình nghiên cứu đã liên hệ van dé này với pháp luật nước ngoài, nhưng lại chưa đặt pháp luật Việt Nam trong mối quan hệ tương quan, đối chiếu với pháp luật của các nước đưa vào nghiên cứu Chủ yếu phần kiến nghị còn khá tách rời, chưa chỉ ra và phân tích sâu để xem pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử Việt Nam có thể học hỏi hay kế thừa được những kinh nghiệm nào từ những quốc gia đó Trong khi đó, có nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử tại một số nước trên thế giới có kha quan dé đưa vào ứng dụng cho pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua vi điện tử tại Việt Nam thì lại bị bỏ qua, chưa được vận dụng, đề cập đến.

2.2 Tình hình nghiên cứu 6 nước ngoài

Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các vẫn đề xoay quanh ví điện tử từ sách, báo, tạp chí đến luận văn, luận án Trong đó có thé kế đến như:

- Abhay Upadhayaya - Department of ABST,University of Rajasthan,Jaipur,

India, Electronic Commerce and E-wallet, International Journal of Recent Research

and Review, Vol I, March 2012;

- Bhaskar Chakravorti & Benjamin D.Mazzotta, The cost of cash in the UnitedStates, The Fletcher School Tufts University, 2013;

- Chris Skinner, Digital bank: strategies to launch or become a digital bank,Singapore: Marshall Cavendish Business, 2017;

- Erin Fonte,2017 U.S Regulatory overview of mobile wallets and mobilepayments, Wake Forest Journal of Business and Intellectual Property Law, Vol.17,

2017;

Trang 9

- International Chamber of Commerce (ICC), WTO Plurilateral Negotiations onTrade-related Aspects of Electronic Commerce;

- Meirong Guo, A Comparative Study on Consumer Right to Privacy in E-Commerce, Modern Economy, Vol 3, No 4, 2012;

- Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), Onlinepayment systems for e-commerce, DSTI/ICCP/IE(2004)18/FINAL, 2006;

- Mark E Budnitz - Professor of Law Emeritus, Georgia State College of Law,

The Legal Framework of Mobile Payments: Gaps, ambiguities, and overlap, 2016;

- S.Tamizhvani - Ethiraj College for Women, Mobile Wallet: Preference andsatisfaction of its users, 2020;

- Stephen Congdon, What’s in your wallet? Addressing The Regulatory GreyArea Surrounding Mobile Payments,Journal of Law, Technology & the Internet Vol.7,

- Weihuan Zhou, Douglas W.Anner, Ross P.Buckley,Regulation of DigitalFinancial Services in China: Last Mover or First Mover?, 2015;

- Yang K., Exploring factors affecting the adoption of mobile commerce inSingapore, Telematics and Informatics Vol.22 Iss.3, 2005;

- Yulie Tanuwidjaja, Digital payment are trending upward in Indonesia,

International Trade Administration of United States of America, 2020;

- Yuka Hayashi, PayPal Sues U.S Regulation Over Prepaid-Card Rule, The

Wall Street Journal, 2019;

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã và dang quan tâm nhiều hon đến van

đề pháp luật điều chỉnh về ví điện tử Các công trình này đã tập trung làm rõ khái

niệm, đặc điểm của ví điện tử, đồng thời chỉ ra vai trò của ví điện tử cùng với các nên tảng thanh toán điện tử khác trong thời đại công nghệ 4.0, đặc biệt là trong môi trường thương mại điện tử Trên cơ sở số liệu thực tế, các bài viết cũng chỉ ra những thách thức còn tồn đọng và những khó khăn trên thực tế của nền tảng thanh toán điện tử này, qua đó, đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp chung nhất cho nhà cung ứng dich vụ dé hoàn thiện dịch vụ, cũng như cảnh báo người tiêu dùng nên cần trọng hơn trong việc sử dụng và bảo vệ quyên của mình Những nghiên cứu này đêu là những nguôn tài

Trang 10

Nam hướng đến hoàn thiện khung pháp lý của ví điện tử trong thanh toán điện tử Tuy nhiên, chỉ có số ít trong các bài viết trên là liên quan tới vấn đề luật pháp quốc gia điều chỉnh ví điện tử đồng thời chỉ ra những thiếu sót trong pháp luật và kiến nghị về hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử; còn lại cũng chỉ nêu khái quát các van dé chung hoặc chỉ có một phần nhỏ phân tích ví điện tử mà lại tập trung hơn vào nên thanh toán điện tử nói chung Và càng it hơn nữa hoặc chỉ là những phân rất nhỏ của những bài viết so sánh pháp luật của các quốc gia trên thế giới trong vấn đề điều chỉnh ví điện tử Vì vậy, sẽ rất khó dé so sánh điểm mạnh, điểm yếu của pháp luật điều chỉnh ví điện tử của từng quốc gia, qua đó rút kinh nghiệm dé hoàn thiện pháp luật và áp dung sao cho phù hợp nhất với đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục dich

Thứ nhất, làm rõ pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về ví điện tử Thứ hai, làm rõ các van đề lý luận và thực tiễn về ví điện tử.

Thứ ba, xây dựng các giải pháp và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ví điện tử.

3.2 Mục tiêu

(1) Nghiên cứu các van đề lý luận cơ bản bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của ví điện tử;

(2) Nghiên cứu các van đề pháp lý của ví điện tử và thực tiễn các quy định của pháp luật tại Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Hoa Ky;

(3) Chỉ ra những quy định pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam và những vấn đề thực tiễn bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật ví điện tử tại Việt Nam hiện nay;

(4) So sánh dé chi ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật của Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Hoa Kỳ với pháp luật Việt Nam về ví điện tử;

(5) Chỉ ra được những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi được từ quy định pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Hoa Kỳ;

(6) Đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh về ví điện tử.

Trang 11

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận xoay quanh đến ví điện tử, các quy định pháp luật điều chỉnh về ví điện tử Liên quan đến đối tượng trên, đề tài sẽ nghiên cứu cụ thê pháp luật điều chỉnh ví điện tử tại Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Hoa Kỳ, Việt Nam và thực tiễn thực thi các quy định của Việt Nam, qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về không gian và thời gian Về không gian, đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở một số quốc gia là Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Hoa Kỳ và trong hệ thong pháp luật của Việt Nam, từ đó rút ra bài hoc kinh nghiệm cho Việt Nam Về thời gian, đề tài nghiên cứu pháp luật hiện hành về ví điện tử của các quốc gia trên.

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận

ĐỀ tài “Pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” sẽ được tiếp cận theo cách tiếp cận đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: đi từ vấn đề lý luận đến các quy định pháp luật hiện hành, từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam, từ thực trạng pháp luật hiện hành đến thực trạng thực thi các quy định trên thực tế Trên cơ sở đó, sẽ so sánh giữa pháp luật nước ngoài với pháp luật trong nước dé đề xuất ra các kiến nghị, bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác — Lênin và áp dụng các phương pháp nghiên cứu tông hợp, phân tích, thống kê, hệ thống hóa và diễn giải cũng được áp dụng Các phương pháp đặc biệt như so sánh luật học hay phương pháp case study cũng được áp dụng để chỉ rõ sự khác biệt giữa quy định pháp luật và rút ra bài học kinh nghiệm cụ thé.

6 B6 cục đề tài

Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung đề tài được bố cục thành 3 chương 12 mục:

Trang 12

- Chương 1 gồm 4 mục nghiên cứu một số van đề lý luận về giao dịch thanh toán qua ví điện tử;

- Chương 2 gồm 5 mục nghiên cứu các quy định về giao dịch thanh toán qua ví điện tử trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Hoa Kỳ, đưa ra những đánh giá và kinh nghiệm trong việc xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử;

- Chương 3 gồm 3 mục nghiên cứu về các quy định về ví điện tử tại Việt Nam, thực trạng thực thi những quy định định này, nguyên nhân dẫn đến các vấn đề mà thực tiễn đang gặp phải, đồng thời kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử và đưa ra dự báo kết quả cho việc áp dụng các giải pháp đã nêu.

Trang 13

CHUONG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT DIEU CHINH GIAO DICH THANH TOAN QUA VI DIEN TU

1.1.Tổng quan về thanh toán điện tử 1.1.1 Khái niệm thanh toán điện tử

Sự bùng nỗ của công nghệ thông tin và Internet trong những năm qua đã tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của thương mại điện tử” Với tốc độ phát triển nhanh chóng, Internet và thương mại điện tử không chỉ làm thay đổi cách thức mua hàng truyền thống của người tiêu dùng, giúp họ có thể mua các sản phẩm, dịch vụ ở bất cứ dau, bat cứ khi nào”; mà còn thay đôi cả môi trường kinh doanh trên thế giới, giúp các giao dịch có thể hình thành và phát triển trên chính các nền tảng thương mại điện tử Từ đó, các giải pháp thanh toán điện tử thay thế các hệ thống thanh toán bằng tiền mặt đã xuất hiện.”

Sự xuất hiện của thanh toán điện tử đã thu hút sự chú ý của rất nhiều các nhà nghiên cứu, học giả trên thé giới, nên cũng đã có những tranh luận, quan điểm khác nhau giữa các nhà nghiên cứu, học giả này khi đưa ra khái niệm, định nghĩa thanh toán điện tử là gì Theo định nghĩa của Peter và Babatunde cho rằng thanh toán điện tử là một phương thức chuyên khoản qua Internet.’ Dưới góc độ của Teoh, Chong, Lin và Chua lại coi thanh toán điện tử như bất kỳ chuyển giao của một giá trị thanh toán điện tử của người nộp để thụ hưởng thông qua một kênh thanh toán điện tử cho phép

người tiêu dùng truy cập từ xa và quản lý tài khoản ngân hàng và giao dịch qua mạng

điện tử.” Còn theo Kaur thì cho rằng thanh toán điện tử là các khoản thanh toán trong môi trường thương mại điện tử với hình thức trao đổi tiền thông qua các phương tiện

điện tử.!?

Ngoài ra, ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Hoài Anh và Ao Hoài Thu cũng đưa ra định nghĩa của mình về thanh toán điện tử là việc thanh toán thông qua các thông điệp dữ liệu, đồng thời toàn bộ quá trình thanh toán sẽ được thực hiện một cách tự động

> Khái niệm “thương mại điện tử” theo Ủy ban Châu Âu được hiểu là “việc mua bán hang hóa hoặc dịch vụ, giữa các doanh nghiệp, hộ giađình, cá nhân hay tô chức tư nhân, thông qua các giao dịch điện tử được thực hiện qua Internet hoặc các mạng trung gian máy tính (giao tiếptrực tuyến) khác” Pháp luật Việt Nam cũng có cách tiếp cận khái niệm này dưới góc độ khá tương tự trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày16 tháng 05 năm 2013 về Thương mại điện tử đã định nghĩa hoạt động thương mại điện tử là “việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quytrình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.”® Hasslinger, A., Hodzic, S., & Obazo, C (2007), Consumer behaviour in online shopping, Kristianstaad University Department of Business

7 Dennis, A (2004), Electronic Payment System: User-Centered Persnective and Interaction Design, Eindhoven, Netherland: Technische.8 Peter, M O & Babatunde, P J (2012) E-Payment: Prospects and Challenges in Nigerian Public Sector International Journal of Modern

Engineering Research, 5(2), 3104-3106.

? Teoh, W M., Chong, S.C, Lin, B & Chua J W (2013), Factors Affecting Consumers Perception of Electronic Payment: An Empirical

Analysis, Internet Research, 23(4), 465 - 485.

'© Kaur Manjot (2012), E-Commerce, Kalyani Publcation, New Delhi.

Trang 14

thông qua các phương tiện điện tử va hệ thống thông tin điện tử mà sé không có su xuất hiện của giấy tờ.!! Còn tác giả Lê Trung Cang cũng đưa ra định nghĩa của mình về thanh toán điện tử là hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt mà thông qua các giao dịch thực hiện trên Internet, thông qua các loại thẻ, ví điện tử, séc điện tử, chuyên khoản !2

Tóm lại, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thanh toán điện tử, song, dựa theo các quan điểm trên, có thé hiểu đơn giản thanh toán điện tử là bất kỳ giao dịch thanh toán nào qua các thông điệp dit liệu và được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử và không có sự xuất hiện của giấy tờ.

Dé hiểu rõ hơn khái niệm này, can phải làm rõ “thông điệp dữ liệu” là gì? Theo Khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2019 thì “thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” Thông điệp điện tử thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác Cũng theo Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2019 thì “phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa

trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học,

điện từ hoặc công nghệ tương tự.”

Định nghĩa ở đây trong luật Việt Nam khá giống với định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL)!3, qua đó thấy được, pháp luật Việt Nam đang ngày càng phát triển và

N^

bắt kịp xu hướng công nghệ mới để dần hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử.

1.1.2 Các phương thức thanh toán điện tw

Các phương thức thanh toán điện tử phổ biến hiện này! gồm:

- Thanh toán bằng thẻ: Gồm thanh toán bang thẻ tin dụng và thanh toán bang thẻ ghi nợ Trong đó, thanh toán bang thẻ tin dụng là hình thức thanh toán phổ biến nhất, theo đó, người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này Còn thanh toán bằng thẻ ghi

' TS Nguyễn Hoài Anh — ThS Ao Hoài Thu (2007), Thương mại điện tử, Nxb Bưu Điện, tr 143.

'2 ThS Lê Trung Cang — Trường Dai học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (5/2020), “Thanh toán điện tử - Điều kiện phát triển và giải pháp”, Tạpchí Công thương số 14 tháng 5 năm 2020, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thanh-toan-dien-tu-dieu-kien-phat-trien-va-giai-phap-73719.htm (Truy cập lần cuối ngày 30/12/2020) ;

'*Trong Luật mẫu vê Thương mai điện tử của UNCITRAL thì “thông tin dữ liệu” được hiểu là “thông tin được tao, gửi, nhận hoặc được lưutrữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự bao gồm, nhưng không giới hạn ở, trao đôi dữ liệu điện tử (EDD,

thư điện tử, điện tín, telex hoặc telecopy”.

!4 Vũ Văn Điệp — Khoa Hệ thống thông tin, Trường Đại học Kinh tế-Luật (28/11/2017), “Tổng quan về thanh toán điện tử tại Việt Nam”,

Tạp chí Công thương số 10 thang 09/2017, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tong-quan-ve-thanh-toan-dien-tu-tai-viet-nam-51078.htm(Truy cập lần cuối ngày 01/03/2021).

Trang 15

nợ thì chủ thẻ có thé chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại Ngân hàng phát hành thẻ Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ và số tiền khi thanh toán sẽ được khấu trừ vào ngay tài khoản của chủ thẻ thông qua thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ.

- Thanh toán qua cổng thanh toán (hay công thanh toán điện tử, công thanh toán trực tuyến): Là dịch vụ trung gian thanh toán giữa người mua, người bán và các ngân hàng Trong mỗi giao dịch thanh toán, mua hàng trên mang Internet, cổng thanh toán sẽ hỗ trợ người mua có thé dùng tài khoản ngân hàng dé chi trả cho hóa đơn của minh.

- Thanh toán thông qua dịch vụ ngân hàng trên Internet (Internet Banking): Là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng, cho phép khách hàng có thể giao dịch qua ngân hàng trên nền tảng mạng Internet vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất.

- Thanh toán băng ví điện tử: Là một loại hình dịch vụ trung gian thanh toán thiết kế dưới dạng một phần mềm hoạt động trên nền tảng Internet có thông qua sự hỗ trợ trung gian của một công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến Khi người dùng có tài khoản trên các ví điện tử này có thê liên kết với tài khoản ngân hàng để chuyên tiền giữa ví và tài khoản và tiến hành thanh toán trên một số website đã chấp nhận ví.

1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giao dịch thanh toán qua ví điện tử 1.2.1 Khái niệm giao dịch thanh toán qua ví điện tw

Giao dịch thanh toán qua ví điện tử hay gọi tắt là ví điện tử trước hết được hiểu là một giao dịch thanh toán hoạt động trên nền tảng Internet và thông qua các thiết bị điện tử nên như trình bày ở trên có thé xếp ví điện tử vào một trong các một phương thức thanh toán điện tử.

Dựa trên cách thức hoạt động và sử dụng của ví điện tử, có thể hiểu rằng băng cách tạo lập một nền tảng ứng dụng ví điện tử trên mạng Internet, các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tiếp sẽ cho phép người dùng đăng ký một tài khoản — tương tự như việc thiết lập một chiếc ví điện tử cá nhân — trên ứng dụng của nhà cung cấp Qua đó, người dùng có thé thực hiện giao dịch thanh toán qua ứng dụng đó trên các thiết bị công nghệ có kết nối với Internet như di động, máy tính, mà không cần thực hiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hay sử dụng thẻ ngân hàng, nhờ đó mà việc thanh toán giữa người tiêu dùng và bên bán trở nên thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Trang 16

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp ly thì vi điện tử cũng chưa có một khái niệm thống nhất Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) đã nêu giải thích như sau: “Ví điện tử là một hệ thống dựa trên phần mềm để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử Bằng cách sử dụng ví điện tử, việc thanh toán trực tuyến có thé dé dang được thực hiện thông qua rất nhiều thiết bị, bao gồm máy tính, may tính bảng và điện thoại thông minh Nói chung, tài khoản ngân hàng của người dùng được liên kết với ví điện tử của họ Trong một hệ thống ví điện tử, thông tin đăng nhập của người dùng được lưu trữ và xác minh an toàn trong quá trình giao dịch Ví điện tử không chỉ dùng cho thanh toán trực tuyến mà còn dùng để xác thực người dùng Một ví điện tử có thé lưu trữ hoàn chỉnh thông tin người dùng bao gồm thông tin xác thực, lịch sử giao dich và thông tin chi tiết cá nhân Ví điện tử cũng có thể được sử dụng kết hợp với các hệ thống thanh toán di động khác.”1Š

Khác với cách tiếp cận của ICC, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD) lại nhìn nhận viđiện tử là một loại hình “dịch vụ trung gian” Dù không đưa ra khái niệm dich vụ vi điện tử cụ thể, nhưng OECD lại cung cấp về khái niệm của thuật ngữ “dịch vụ trung gian” (“mediating services”) Về bản chất dich vụ này van sử dụng các phương tiện thanh toán truyền thống là thẻ tín dụng và tài khoản ngân ngân hàng, tuy nhiên, thay vì chuyên khoản trực tiếp thông thường thì sẽ có bên kinh doanh “dịch vụ trung gian” làm cầu nối giúp khách hàng thanh toán Theo đó, dé có thé sử dụng dịch vụ ví điện tử, khách hàng sẽ phải đăng ký bằng cách cung cấp chỉ tiết thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hang làm nguồn thanh toán !5

Tương đồng với cách tiếp cận của OECD dưới góc độ nhìn nhận ví điện tử là một loại hình dịch vụ trung gian, thì tại Việt Nam, ví điện tử được định nghĩa tại Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bô sung bởi Khoản 1 Điều | Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như sau: “Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tô chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tao lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính ), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyền từ tài khoản thanh toán của khách

'SInternational Chamber of Commerce (ICC) (03/2020), WTO Plurilateral Negotiations on Trade-related Aspects of Electronic Commerce,

tr.7, hftps://iccwbo.org (Truy cập lần cuối ngày 25/12/2020).

'6Nguyén văn trích dan “These mechanisms employ traditional payment means and add a further layer to it To be able to use the service, it

is necessary to register providing credit card or bank account details as the source of payments.”, Organisation for Economic Co-operationand Development (OECD) (18/04/2006), Online payment systems for e-commerce, DSTI/ICCP/IE(2004)18/FINAL, tr20,

https://www.oecd.org/sti/ieconomy/36736056.pdf (Truy cập lần cuối ngày 25/12/2020).

Trang 17

hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.”

Như vậy, ví điện tử không phải là thuật ngữ thống nhất trong các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế Tuy nhiên, dù có sự khác biệt trong cách gọi, nội dung của các quy định trên đều có sự tương đồng nhất định Qua các quy định nay, có thé định nghĩa “ví điện tử” như sau: Vi điện tu la một thuật ngữ chỉ phương thức thanh toan điện tử mà ở đó các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian có thé cung cấp, kinh doanh dịch vụ này bằng cách tạo lập một nên tảng ứng dụng trên mang Internet, cho phép người dùng tạo đăng ky một tài khoản dé lưu trữ tiền điện tử và thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua các vật mang tin như di động, máy tính, may tinhbang, hoặc các phương tiện điện tử trung gian khác.

1.2.2 Đặc điểm của giao dịch thanh toán qua ví điện tử

Bởi giao dịch thanh toán qua ví điện tử cũng là một phần của hoạt động thanh toán điện tử, do vậy mà nó cũng mang những đặc điểm cơ bản của thanh toán điện tử giúp phân biệt với các hoạt động thanh toán truyền thông Ngoài ra, so với các thanh toán điện tử khác, giao dịch thanh toán điện tử qua ví điện tử cũng có những điểm đặc thù riêng biệt.

Thứ nhất, về chủ thé: Trong mọi giao dịch thanh toán đều không thé thiếu sự hiện diện của hai chủ thé chính, đó là người mua và người bán Những năm trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của mạng Internet, việc thành lập trụ sở, địa điểm bán hàng hay thanh toán trực tiếp dường như là một điều tất yếu Chỉ từ khi mạng Internet xuất hiện trên toàn cầu, cùng với sự xuất hiện và phát triển của máy tính, điện thoại thông minh cũng như các thiết bị công nghệ điện tử khác, các giao dịch thanh toán mới có thé diễn ra nhanh chóng mà không cần phải gặp mặt trực tiếp Cũng chính vì vậy mà các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã thay đổi hoàn toàn về phương thức thực hiện Ngày nay, các thương nhân, tô chức, cá nhân có thể tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động thương mại hoặc họ có thể sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử (ví dụ như Lazada, Amazon, Shopee, ) để phục vụ hoạt động thương mại của mình Việc thanh toán cũng không cần phải thực hiện bằng cách gặp mặt trực tiếp hay dùng tiền mặt hoặc các phương thức truyền thống như quẹt thẻ, séc giấy, như trước đây mà có thể thực hiện trực tuyến thông qua các phương thức thanh toán điện tử như các loại thẻ, ví điện tử, séc điện tử, chuyên khoan,

Cũng chính bởi sự thay đổi phương thức giao dich này mà ngoài các bên giao dịch trong thanh toán truyền thống, trong giao dịch thương mại điện tử nói chung còn

Trang 18

xuất hiện thêm một bên thứ ba cũng đóng vai trò quan trọng đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực, Day là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyền đi, lưu trữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử đồng thời họ cũng xác nhận tính xác thực của các thông tin

trong giao dịch thương mại điện tử.!”

Điểm khác biệt nhất của ví điện tử so với các phương thức thanh toán điện tử khác đó là có thêm sự tham gia của bên chủ thể cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian giữa các bên trong giao dịch - ở đây là chủ thé kinh doanh dich vụ ví điện tử Bên cung cấp dịch vụ ví điện tử này sẽ hoạt động bằng cách khởi tạo một nền tảng ứng dụng qua mạng Internet làm cơ sở để cho phép người dùng đăng ký tài khoản của riêng minh Dé đăng ky được tài khoản, người dùng sẽ phải cung cấp một số thông tin cá nhân nhất định Đối với cá nhân thường sẽ được yêu cầu cho biết họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, Đối với tổ chức hoạt động kinh doanh, tài khoản sẽ được thiết lập khi họ cung cấp đầy đủ mã số doanh nghiệp, tên người đại dién, Nhờ việc lưu trữ các thông tin cá nhân cũng như tài khoản của người dùng, bên cung cấp dịch vụ ví điện tử sẽ hỗ trợ trung gian các giao dịch thanh toán giữa các bên sử dụng dịch vụ với nhau Mọi thông tin về quá trình giao dịch cũng sẽ được lưu trữ một cách minh bạch Ngoài ra, tại các quốc gia khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau về việc yêu cầu tài khoản ví điện tử phải liên kết với tài khoản ngân hang; hoặc yêu cầu về các kênh cho phép dé thực hiện việc nạp vào/rút tiền ra từ ví điện tử; hoặc các quy định về phân loại ví điện tử; hoặc quy định về việc nhận diện, xác thực khách hàng.!8

Thứ hai, về phạm vi giao dich: Thương mại điện tử nói chung là một thị trường không có biên giới, nó trải rộng và phát triển trên toàn cầu Bởi lẽ, hoạt động của lĩnh vực nay dựa trên mạng lưới Internet vốn di đã gần như không có giới hạn về sự kết nối và tiếp nhận Do đó, tùy vào mong muốn của nhà cung cấp dich vụ có thé định hướng xây dựng dịch vụ thanh toán nội địa trong nước hay nước ngoài qua việc quy định các điều khoản về việc có cho phép quy đổi tiền nội tệ và ngoại tệ hay không; các loại thẻ ngân hàng nào được phép sử dụng trong giao dịch; những ngân hàng nào được phép liên kết Một điều quan trọng hơn cả đó là, phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử còn phụ thuộc phần lớn vào quy định pháp luật của nước sở tại và

! Nguyễn Phụng Dương, Hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở nước ta, Luận văn thạc sĩ luật học,Đại học Luật Hà Nội

năm 2014, tr.13,14.

'#Th,S Lê Văn Tuyên (23/06/2020), “Quản lý dịch vụ ví điện tử”, Tạp chí Ngân hàng số 18/2019, http://tapchinganhang.gov.vn/quan-ly-dich-vu-vi-dien-tu.htm (Truy cập lần cuối ngày 26/12/2020).

Trang 19

pháp luật nước ngoài, cũng như các điều ước quốc tế điều chỉnh về thương mại điện tử hay thanh toán điện tử.

Thứ ba, về đẳng tiền sử dụng thanh toán: Sự xuất hiện và phát triển của thanh toán điện tử nói chung và phương thức thanh toán điện tử qua ví điện tử nói riêng đã đòi hỏi phải có một phương tiện thanh toán cũng cần có sự tương thích Điều này dễ hiểu, bởi vì việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán mà diễn ra trên mạng Internet hay các thiết bị thông tin như điện thoại là một điều bat kha thi Cho nên, nếu trong thanh toán truyền thống, giao dịch giữa các bên được thực hiện thông qua tiền mặt thì đối với thanh toán qua ví điện tử, phương tiện thanh toán được sử dụng trong giao dịch lại là tiền điện tử.!° Bên cạnh đó, khi sử dụng ví điện tử, khách hàng sẽ không trực tiếp giữ tiền điện tử mà sẽ thông qua một bên thứ ba — là bên cung cấp dich vụ ví điện tử, lưu trữ, thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán cũng như bù trừ số tiền đã giao dịch.

Thứ tw, về tinh nang sử dụng: Mục đích của các nhà tạo lập ví điện tử là nhằm hình thành một phương thức thanh toán nhanh chóng thuận tiện lại có tính bảo mật cao Vì thế mà ví điện tử được các công ty công nghệ phát hành trên thị trường ngày nay được tích hợp rất nhiều tính năng dé hỗ trợ cho người sử dụng Tuy nhiên, không phải ví điện tử nào cũng cung cấp các tính năng giống nhau, nhưng có thé liệt kê một số tính năng phổ biến được ví điện tử cung cấp như: thanh toán trực tuyến; nhận và chuyên tiền qua Internet; lưu trữ tiền trên hệ thống: tích điểm, đổi thành tiền mặt

Thứ năm, về tính bảo mật: Nhờ những tính năng của mình mà ví điện tử trở thành một ứng dụng da năng, tiên tiến, được kết hợp giữa các yếu tố của giao dịch di động cũng như các mặt hàng khác có thể tìm thấy trong chiếc ví của mỗi người? Chính vì thế mà ví điện tử có thể lưu trữ hoàn chỉnh thông tin người dùng bao gồm thông tin xác thực, lịch sử giao dịch và thông tin chỉ tiết cá nhân Những thông tin này déu là những thông tin quan trọng đôi với người sử dụng và đôi với các nhà cung cap,

!° Hiện nay, trên thé giới, tiền kỹ thuật số (digital currencies) bao gồm tiền ảo (virtual currencies), tiền điện tử (electronic currencies) và tiềnsố hóa ( cryptocurrencies) Sự khác biệt chính giữa ba loại tiền kỹ thuật số này đó là tính chuyên đổi giữa chúng với tiền mặt Theo Vivian

Shum thì “tiền ảo” là loại “tiền” thường được sử dụng trong các trò chơi điện tử trực tuyến, do một công ty trò chơi điện tử nào đó phát hànhmà không có bất cứ một tài sản cơ sở nào, chỉ công ty kiểm soát và chỉ sử dụng cho các giao dịch trong nội bộ hệ thống Trong khi đó, “tiền”

trong ví điện tử là “tiền điện tử” — loại tiền có thé dùng để mua các hàng hóa/dịch vụ “thật” mà việc thanh toán sẽ được thực hiện thông quabên trung gian (bên thứ ba), ví dụ như Paypal Cuối cùng, “tiền số hóa” như Bitcoin, không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức

tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng (Xem thêm: Th § Trần Thanh Bình,“Những bất cập của các quy định pháp luật về ví điện tử”, Tap chí Khoa học Pháp lý số 03/2016, tr.69,

https://tapchikhplvn.hemulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=93635ea3-fe66-427a-afee-ba6e6e4e02bd (Truy cập lần cuối ngày

? Theo S.Tamizhvani (07/2020) - Ethiraj College for Women, Mobile Wallet: Preference and satisfaction of its users,

https://www.researchgate.net/publication/342766629 MOBILE WALLET PREFERRENCE AND SATISFACTION OF ITS USERS'_

MOBILE WALLET PREFERRENCE AND SATISFACTION OF ITS_USERS (Truy cập lần cuối ngày 04/01/2021).

Trang 20

tạo lập ví điện tử thì việc đảm bảo tính bảo mật là một trong những yêu cầu quan trọng nhất mà họ phải đáp ứng được.

Các ví điện tử hiện nay sử dụng việc mã hóa thông tin người dùng với nhiều cách thức bảo mật như sử dụng mật khẩu, quét vân tay, quét mống mắt, Dé đảm bảo cho mọi giao dịch thanh toán diễn ra chính xác, đúng ý chí người dùng, các ví điện tử còn yêu cầu người dùng xác thực trước khi bắt đầu một giao dịch thanh toán và cả trong quá trình tiễn hành thanh toán.

1.2.3 Vai trò của giao dịch thanh toán qua ví điện tử

Vi điện tử là một thành tựu khoa học công nghệ hiện dai trong kỷ nguyên công nghệ số đóng góp vai trò không nhỏ cho lĩnh vực thương mại điện tử nói chung và trong thanh toán điện tử nói riêng.

Đối với thương mại điện tử: Sự ra đời của ví điện tử đã góp phần phát triển, nâng cao, mở rộng hệ thống kinh doanh thương mại điện tử Giống như các phương thức thanh toán điện tử khác, ví điện tử góp phần hiện thực hóa mục đích mà thương mại điện tử hướng đến — tiến hành các giao dịch hoàn toàn qua mạng Bên cạnh đó, người dùng ví điện tử giờ đây có thé tiễn hành các giao dịch mua bán với các thao tác đơn giản trên điện thoại, máy tính cá nhân của mình, đồng thời nhờ vào các tính năng tích hợp trong ví điện tử, đặc biệt là tính năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin các giao dịch việc mua bán của người dùng cũng trở nên nhanh chóng thuận tiện hơn bao giờ hết Ngoài ra, tính năng bảo mật của ví điện tử sẽ gia tăng tính an toàn, giảm thiểu rủi ro đối với việc thanh toán trên nén tang Internet, mở rộng thị trường người dùng thanh toán điện tử, tạo lập thói quen mới cho mọi người về một phương thức thanh toán hiện đại trong thời buổi người dùng Internet ngày càng tăng cao; qua đó, giúp day mạnh quá trình lưu thông tiền tệ hàng hóa trên thương mại điện tử.

Đối với thanh toán điện tử: Ví điện tử sẽ thúc đây quá trình hiện đại hóa hệ thống thanh toán, giảm thiêu số lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường So với tiền mặt - phương thức thanh toán truyền thống và lâu đời nhất thì ví điện tử có điểm ưu việt hơn ở điểm tiện lợi Mặc dù tiền mặt trong các giao dịch nhỏ trong đời sống thường ngày như việc người dân di chợ, gửi xe, vẫn được nhiều người ưu ái sử dụng và không gây trở ngại, nhưng đối với các giao dịch lớn hơn như đi siêu thị, sử dụng các dịch vụ ăn uống, giải trí, thì việc phải cầm tiền mặt theo người đôi khi lại đem đến sự bat tiện cho người tiêu ding; thậm chí, người tiêu dùng còn có thé gặp nguy

hiểm bởi nạn trộm cắp, cướp giật Trước những rủi ro trên của tiền mặt, ví điện tử ra

đời đã khắc phục được những bất cập của phương thức thanh toán truyền thống này.

Trang 21

Ngày nay, khi điện thoại thông minh đã sớm trở thành “vật bat ly thân” của mỗi người, thanh toán qua ví điện tử trở nên tiện lợi cho người dùng hơn rất nhiều khi chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh và một tài khoản ví điện tử là người dùng có thể thực hiện được các giao dịch mua bán Thậm chí, ở Trung Quốc, người dân cho rằng viéc sử dung ví điện tử giúp ho cảm thấy tin tưởng hơn vào “giá trị” của đồng tiền mà mình nhận được mà không phải nghi ngờ đấy có phải tiền giả hay không — một vấn nạn trong thực tế vẫn còn tồn tại ở đất nước tỷ dân này.?! Với ví điện tử, việc thanh toán trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết, người dùng có thể thanh toán một cách nhanh chóng ở bat kì đâu, vừa tiết kiệm thời gian, đồng thời còn có thể quản lý chi tiêu một cách nhanh chóng nhờ việc biết được biến động số dư trong tài khoản ví của mình.

Không chi vậy, so với cả các phương thức thanh toán điện tử phô biến khác, dù ví điện tử cũng có những điểm tương đồng đối với thanh toán cửa hàng qua thẻ, thanh toán qua công thanh toán trực tuyến và thanh toán qua Internet Banking, nhưng ví điện tử vẫn có những điểm khác biệt nhất định, giúp nó tạo nên ưu thế so với các phương thức còn lại So với việc thanh toán băng thẻ, ví điện tử có điểm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn Bởi lẽ, thanh toán bằng thẻ sẽ cần dùng đến thẻ ngân hàng để làm thao tác “quẹt thẻ” qua máy POS (Point of Sale — máy bán hang chấp nhận thẻ ngân hàng dé thanh toán hóa don dịch vụ) mà không phải sử dụng sự hỗ trợ từ NFC (Near Field Communication — kết nối không dây trong phạm vi ngắn) hay “quét mã” QR (Quick Response code — mã phản hồi nhanh) như ví điện tử Giữa các thao tác này, việc sử dụng hỗ trợ NFC và “quét mã” QR thường sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn cho người sử dụng, nhất là khi họ chỉ cần sử dụng điện thoại di động mà không cần phải mang thẻ ngân hàng Bên cạnh đó, việc phải trang bị các máy quẹt thẻ POS cũng là một khoản chi phí đối với bên bán, việc tiết kiệm chi phí trang thiết bị cũng là điểm ưu thé hơn của ví điện tử so với thanh toán bang thẻ truyền thống.?2 So với Internet Banking và thanh toán qua cổng thanh toán, ví điện tử cũng được đánh giá là ưu việt hơn ở thủ tục thanh toán đơn giản và bảo mật khi không yêu cầu người dùng phải tiết lộ tài khoản ngân hàng của mình, mà chỉ cần xác thực băng mật khẩu, số điện thoại hoặc quét mã QR khi khách hàng thực hiện hoạt động thanh toán Hơn nữa, phí giao dịch trên ví điện tử thường ít hơn hoặc không có nếu so với thanh toán bằng thẻ hay băng Internet Banking.

>The Straitstimes, (04/04/2019), “China has a problem with fake money: It looks too real to burn”, https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/china-has-a-problem-with-fake-money-it-looks-too-real-to-burn (Truy cập lần cuối ngày 01/03/2021).

? Mike Eckler (02/02/2021), “Digital Payments in China Are Cheap and Convenient”, https://www.practicalecommerce.com/digital-payments-in-china-are-cheap-and-convenient (Truy cập lần cuối ngày 01/03/2021).

Trang 22

Mặt khác, cũng chính bởi ví điện tử chỉ đơn thuần là một dịch vụ thanh toán, nên nó cũng không có các tính năng dịch vụ từ hệ sinh thái mà các ngân hàng tạo ra như cho vay, tiết kiệm, đăng ký thẻ tín dụng, v.v Song, ví điện tử lại ưu việt hơn khi có thé tích hợp nhiều tính năng dân dụng như thanh toán hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại, mua vé tàu xe, Điều này cũng lý giải vì sao ví điện tử ngày một được người dùng ưa chuộng.” Đó là bởi các nhà cung cấp dịch vụ này luôn quan tâm đến việc cải thiện, phát triển các tính năng trong ví điện tử, thu hút người dùng bởi các chương trình ưu đãi, tích điểm thường xuyên, hướng đến việc đảm bảo thuận tiện cho người tiêu dùng trong các giao dịch thanh toán cùng với việc luôn nâng cao kha năng

bảo mật.

1.3 Những vấn đề pháp lý về giao dịch thanh toán qua ví điện tử

Dé xây dựng được các quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh về ví điện tử thì cần phải giải quyết được các van đề pháp lý xoay quanh ví điện tử Những van đề pháp lý này là vô cùng rộng, tích hợp của nhiều vấn đề khác nhau, chịu sự điều chỉnh của các quy định khác nhau Dựa trên khái niệm, đặc điểm, vai trò của ví điện tử, có thé kế đến các vấn đề pháp lý sau:

(i) Về điều kiện thành lập và hoạt động của chủ thé cung ứng dịch vụ ví điện tử; (ii) Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dịch vụ ví điện tử;

(iii) Về đồng tiền trong giao dịch ví điện tử;

(iv) Về han mức giao dich và hạn mức vi trong ví điện tử;

(v) Về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với chủ thể cung ứng dịch vụ ví điện tử; (vi) Về vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến ví điện tử;

Đây đều là các vấn đề pháp lý cơ bản nhất có liên quan đến ví điện tử Tuy nhiên, đối với vẫn đề sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp có thê được tìm hiểu dưới góc độ riêng về bảo hộ quyên đối với phần mềm, miền, thiết kế; hay như giải quyết tranh chấp giữa các bên về van đề mua bán, giao dich, đều có thể được giải quyết băng các quy định đã có trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp Vì thế, bài viết sẽ không đi vào hai vấn đề pháp lý trên, mà sẽ chỉ tập trung vào các vẫn đề pháp lý còn lại nhằm hướng đến việc xây dựng khung pháp lý hoàn thiện, vững chắc nhất cho ví điện tử.

3 Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy việc sử dụng và phát triển ví di động ngày càng tăng, mà theo Chris Skinner nhận định rằngchính các công ty xử lý thẻ cũng hoàn toàn biết rằng thẻ sẽ bị thay thế bởi ví điện tử (Xem thêm: Chris Skinner (07/09/2014), Digital bank:strategies to launch or become a digital bank, Singapore: Marshall Cavendish Business) Thậm chí, các nghiên cứu ở thị trường Châu Adasớm chi ra rang ví điện tử đã trở thành một hiện tượng ở khu vực này (Xem thêm: Yang K.(08/2005), Telematics and Informatics Vol.22

Iss.3: Exploring factors affecting the adoption of mobile commerce in Singapore,https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0736585304000619 (Truy cập lần cuối ngày 04/01/2021).

Trang 23

1.3.1 Diéu kiện thành lập và hoạt động của chủ thé cung ứng dich vu ví điện tử trong giao dịch thanh toán qua ví điện tw

Các quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về điều kiện thành lập và hoạt động của chủ thể cung ứng dịch vụ ví điện tử Các quy định nay có thé là các quy định cơ bản về thành lập doanh nghiệp như loại hình doanh nghiệp, vốn, giấy phép kinh doanh, hồ sơ kinh doanh, đến các quy định cụ thể về tổ chức kinh doanh dịch vụ thanh toán như phải có giấy phép cung cấp kinh doanh dịch vụ, phải đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật, đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo mật, xác thực theo tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế, Đối với các tô chức kinh doanh dịch vụ có yếu tố nước ngoài, một số nước còn quy định về ty lệ số vốn/cô phần nước ngoài, về quốc tịch của người điều hành,

Các quy định này là các quy định đầu tiên và cơ bản nhất bắt buộc phải đáp ứng được nếu một cá nhân, tô chức muốn đặt chân vào thị trường kinh doanh dịch vụ ví điện tử tại một quốc gia Khi đáp ứng được các điều kiện trên, về cơ bản, bên cung cấp dịch vụ ví điện tử có thể tiến hành kinh doanh Tuy nhiên với một số nước, các quy định về điều kiện hoạt động tương đối khắt khe, có sự kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước hoặc của ngân hàng thương mại được nhà nước quy định, đòi hỏi chủ thé kinh doanh phải dé ý đến thời han mà giấy phép kinh doanh cho phép, hoặc thời hạn kiểm tra hoạt động.

Đồng thời, dựa trên các quy định liên quan đến thành lập và hoạt động của chủ thé cung ứng dich vu vi điện tử, cũng có thé đánh giá được xem mức độ mở rộng hay hạn chế của quốc gia trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán này Việc đưa ra các quy định mở rộng có thể sẽ làm thị trường kinh doanh ví điện tử trở nên sôi động hơn, song, sẽ lại gây áp lực lên công cuộc kiểm tra, kiểm soát việc hoạt động của các chủ thê này nếu muốn đảm bảo việc kinh doanh dich vu ví điện tử đúng pháp luật, cũng như đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng dịch vụ Ngược lại, nếu các quy định này đã chặt chẽ ngay từ khâu đầu vào, việc kiểm soát có thê sẽ đơn giản hơn, giảm áp lực, thời gian cho cơ quan kiểm tra, giám sát, nhưng bên cạnh đó có thể là kìm kẹp loại hình kinh doanh này, làm cho nó không phát triển được.

Vì thế, đòi hỏi các quốc gia cần đưa ra những quy định phù hợp với mục đích, chính sách của quốc gia muốn thúc đầy hay không dịch vụ này ở trong nước cũng như phù hợp với các quy định đã có, không tạo sự chồng chéo trong hệ thống pháp luật quôc gia.

Trang 24

1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giao dịch thanh toán ví điện tử

Quyền và nghĩa vụ trong bat kỳ quan hệ pháp luật nào cũng là van đề cốt lõi nhất được các nhà làm luật quan tâm Tương tự như các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, mua bán, giao dịch, quyền của bên này luôn tương ứng với nghĩa vụ của bên kia; cũng như vậy, trong quan hệ dịch vụ ví điện tử, hai bên của quan hệ này cũng đáp ứng quy luật trên Hai bên trong quan hệ dịch vụ ví điện tử về cơ bản được xác định là nhà cung ứng dịch vụ ví điện tử và người sử dụng dịch vụ ví điện tử.

Khi đề cập đến quan hệ dịch vụ ví điện tử, cần lưu ý tránh nhằm lẫn với quan hệ mua bán thông thường giữa người mua và người bán Mặc dù không phủ nhận sựtham gia của các bên trong giao dịch, nhưng trong quan hệ dịch vụ ví điện tử thì bên

mua hay bên bán cũng chỉ được xem là một bên của quan hệ này, được gọi là người sử

dụng Về cơ bản, dé có thé sử dụng ví điện tử, người dùng sẽ cần cung cấp các thông tin, dữ liệu của mình trên phần mềm ví điện tử dé tạo nên một tài khoản vi tương ứng của mình Và cũng từ đây, nghĩa vụ đảm bảo tính chính xác của thông tin cung cấp đối với người dùng được phát sinh.

Mặt khác, thông tin, dữ liệu về một cá nhân luôn là một van dé được pháp luật của tất cả các nước tôn trọng và bảo vệ Bảo mật quyền riêng tư, thông tin, dữ liệu của cá nhân mỗi người, ở một số nước còn được quy định là quyền cơ bản của con người, của công dân Hơn nữa, việc đảm bảo thông tin, dữ liệu cá nhân qua phần mềm ví điện tử, von được thực hiện trên nền tảng mạng Internet - nơi dễ phát sinh những rủi ro như rò rỉ thông tin người dùng, hoặc nghiêm trọng hơn là đánh cắp thông tin cá nhân để tiến hành các hoạt động phi pháp sẽ khó kiểm soát hơn bình thường Do đó, đảm bảo thông tin, dữ liệu người dùng và bảo vệ người tiêu dùng khỏi những rủi ro, thiệt hại có thé phát sinh chính là hai nghĩa vụ cơ bản nhất, quan trọng nhất.

Ngoài những quyền và nghĩa vụ này ra, ở một số nước còn có quy định về việc nhà cung cấp có nghĩa vụ báo cáo những giao dịch có dấu hiệu trái pháp luật cho người dùng và cơ quan quản lý, thậm chí đối với một số giao dịch do lỗi hệ thống nhiều quốc gia quy định rằng nhà cung cấp phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm xử lý hay bồi thường thiệt hại cho người dùng.

Việc xây dựng các quy định pháp luật chặt chẽ, rõ ràng các quy định này sẽ giúp cho việc phân định giới hạn nghĩa vụ mà các bên phải chịu cũng như xác định quyền lợi mà bản thân được hưởng một cách dễ dàng hơn, qua đó, sẽ giúp giảm thiểu việc phat sinh những trách chap không đáng có liên quan đến van đề này.

Trang 25

1.3.3 Đồng tiền trong giao dịch thanh toán qua ví điện tử

Tiền điện tử trong ví điện tử được coi là đồng tiền thanh toán Đối với tiền điện tử, đây đã không còn là một van đề mới, nhưng hiện nay vẫn không có một khái niệm thống nhất nào trên thế giới về loại tiền này Thậm chí việc xuất hiện các thuật ngữ khá tương đồng với tiền điện tử (electronic currencies) như tiền ảo (virtual currencies), tiền số hóa (cryptocurrencies) khiến cho nhiều người dé bị nhằm lẫn các loại tiền này với nhau, nên trong các quy định pháp luật, cần thiết phải có những quy định định nghĩa rõ loại tiền này, tránh cho việc nhằm lẫn xảy ra cũng như thể hiện sự thừa nhận chính thức đối với loại hình tiền tệ này.

Trong ví điện tử, tiền điện tử có thể được nạp bang nhiều cách thức khác nhau như nap bằng tiền mặt tại các điểm giao dịch, chuyền tiền trực tiếp trên ứng dụng của nhà cung cấp, Trong đó, cách thức phố biến nhất là người dùng sẽ liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng và nạp tiền trực tiếp từ tài khoản của mình vào ví điện tử Chăng hạn như người dùng ví điện tử Momo do Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động trực tuyến (M_SERVICE JSC) cung cấp có liên kết ví điện tử của mình với tài khoản ngân hang thì khi sử dụng ví Momo dé thanh toán, tiền của khách hàng sẽ được trừ trực tiếp vào số tiền có trong ví đã được nạp bằng việc liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng.

Tuy nhiên chính vì cách nạp tiền khá tự do này mà đã nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý cần chú trọng như các vấn đề về chống rửa tiền khi người dùng có thể dùng tiền mặt dé nạp trực tiếp vào ví điện tử nhưng lại không cần chứng minh nguồn gốc số tiền đó; hay liệu hình thức đồng tiền mà nhà cung cấp phát hành liệu có đúng với luật pháp quy định dé có thé dùng vào các trao đôi thường ngày hay không:

Như vậy, có thể nói đồng tiền thanh toán trong giao dịch ví điện tử là một van đề pháp lý quan trọng bởi việc quy định rõ bản chất, các hình thức thể hiện, đối tượng cung ứng tiền điện tử sẽ giúp việc loại trừ các thé loại tiền ảo, tiền có giá tri quy đôi

không hợp pháp hay các phương tiện thanh toán khác mà không chiu sự quan lý của cơ quan quản lý Qua đó, tạo cơ sở pháp lý để ngân hàng trung ương, các bộ, ngành liên quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc giao dịch của các ví điện tử trên thị trường Đồng thời, cũng sẽ góp phan tạo điều kiện dé phát triển các sản phẩm thanh toán cung cấp đưới dạng tiền điện tử và tạo điều kiện thuận lợi phát triển loại hình tiền tệ này trong tương lai song hành với bước tiên của xã hội công nghệ sô hiện nay.

Trang 26

1.3.4 Hạn mức giao dịch và han mức vi trong giao dịch thanh toan qua viđiện tử

Hạn mức giao dịch trong ví điện tử được hiểu một cách đơn giản là số tiền tối đa mà khách hàng có thé chuyển/nạp/rút tiền trong ví điện tử của mình trong một khoảng thời gian nhất định và nếu người dùng chuyên/nạp/rút nhiều hơn số lượng quy định đó thì giao dịch tiền điện tử thừa ra đó sẽ không được thực hiện và sẽ không được tính Ví dụ như nếu quy định người dùng không được chuyên quá 20 triệu đồng/ ngày, thi khi người dùng chuyên quá số tiền trên trong ngày thì lệnh chuyền tiền sẽ không thực hiện được.

Còn hạn mức vi trong ví điện tử là số tiền điện tử toi đa mà người dùng có thé nạp vào trong một khoảng thời gian nhất định do nhà cung cấp quy định hoặc phụ thuộc vào luật quốc gia Nếu họ nạp vượt qua ngoài số lượng đó, thì giao dịch sẽ không có hiệu lực và lượng tiền thừa ra sẽ không được chuyền vào ví điện tử.

Hai van dé này có mối liên hệ trực tiếp với nhau và có thé gộp chung thành hạn mức của ví điện tử, là vấn đề pháp lý quan trọng bởi sự ảnh hưởng trực tiếp của nó đến dòng tiền mặt trên thực tế tương quan với tiền điện tử trong ví điện tử của người dùng Việc kiểm soát hạn mức tiền điện tử cũng chính là việc kiêm soát gián tiếp dòng tiền mặt giao dịch trên thực tế Nếu hạn mức bị đặt ra quá nhỏ thì sẽ hạn chế người dùng thực hiện các giao dịch cần thiết đồng thời còn hạn chế sự phát triển của thị trường thanh toán điện tử Tuy nhiên, nếu hạn mức bị đặt ra quá lớn thì lại dẫn đến van dé khó kiểm soát dòng tiền và có thé tạo điều kiện cho các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bó, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Vì thế, hạn mức trong ví điện tử nên là một hạn mức phù hợp sao cho vừa có thể giảm thiểu mất mát, rủi ro cho người tiêu dùng, vừa không hạn chế người tiêu dùng, đồng thời còn phải giúp cơ quan quản lý kiểm soát rủi ro từ hoạt động rửa tiền và tạo điều kiện thúc day thanh toán không dùng tiền mặt qua ví điện tử, cũng như góp phan thúc đây thanh toán điện tử, thương mại điện tử nói chung.

1.4 Triển vọng phát triển của giao dịch thanh toán qua ví điện tử trên thế

Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong ngành công nghệ thông tin với sự ra đời của Internet đã tác động mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tẾ -văn hóa — xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng như thanh toán điện tử Sự xuất hiện của các phương thức thanh toán mới so với thanh toán bằng tiền mặt

Trang 27

truyền thống đã làm cho nền kinh tế của thé giới có một bước tiến nhảy vọt cả về chất lượng và SỐ lượng của các giao dịch trên toan cầu Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của ví điện tử đã đánh dầu một cột mốc quan trọng, một lần nữa xác lập vi thế của các thiết bị điện tử cũng như củng cố vững chắc hơn vị thế của các phương thức thanh toán điện tử trong thời buổi công nghệ 4.0 Trong tương lai, làn sóng phát triển của giao dịch thanh toán qua ví điện tử chắc chắn sẽ trở thành một tất yếu khách quan, vì những nguyên do sau:

Một, sự tăng trưởng của người tiêu dùng với thiết bị di động đang góp phan to lớn trong việc thúc day giao dịch thanh todn qua ví điện tử Điều này được dẫn chứng cụ thê bằng các con số trong báo cáo của các cơ quan điều tra, thu thập số liệu trên toàn thế giới Cụ thể như theo Statista, trên thế giới hiện đang có khoảng gần 4 tỷ người dùng điện thoại thông minh tính tới năm 2021 và dự bao sẽ còn tang thêm vai trăm triệu trong vài năm tới Điều này mở ra tương lại cho sự phát triển của ví điện tử bởi lẽ số lượng người dùng điện thoại di động thông minh tương quan trực tiếp đến số lượng giao dịch thanh toán điện tử, bao gồm cả ví điện tử Điều này cho thấy, thị

trường người dùng ví điện tử hay thị trường người dùng các phương thức thanh toán

điện tử sẽ không chỉ dừng lại ở những con số đã ghi nhận mà sẽ còn tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nữa theo dự báo từ các con số này mang lại Nghiên cứu của IDC tại thị trường cụ thê là Châu Á trong năm 2020 vừa qua cũng đã ghi nhận số liệu thực tế cho xu hướng phát triển này, rằng năm 2019, tổng số tiền người tiêu dùng ở Châu Á theo phương thức thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là 25 nghìn tỷ đô la Mỹ, thì chi tiêu cho ví di động lên đến 51 nghìn tỷ đô la Mỹ ? Dựa theo số liệu thu thập được, chính IDC cũng đưa ra dự báo rằng đến năm 2022, tổng số giao dịch qua ví điện tử sẽ lên tới 41-85 nghìn tỷ đô la Mỹ và các giao dịch qua thẻ và ví điện tử sẽ đạt mức tăng trưởng gần 30% mỗi năm trong vòng ba năm càng khang định vi trí của ví điện tử trong tương lai không xa.

Hai, phương thức thanh toán truyền thong bằng tién mặt dang dan bị thay thé bởi các phương thức thanh toán điện tử, đặc biệt là ví điện tử tại các thị trường lớn trên toàn cấu Mỗi thị trường sẽ đều có những đặc trưng riêng, những nhà cung cấp dịch vụ khác nhau và khác biệt cả về cơ sở hạ tầng và văn hóa — xã hội, nhưng van không thé phủ nhận sự thật rằng nền kinh tế không dùng tiền mặt dang phát triển

” Smartphone users worldwide 2016-2021, https://www.statista.com/statistics/330695/number-of-smartphone-users-worldwide/#:~:text=The%20number%200f%20smartphone%20users,the%20100%20million%20user%20mark (Truy cập lần cuối ngày

Trang 28

nhanh chóng kể cả ở Châu A hay Châu Âu Có thé kế đến những “người không 16” trong nền kinh tế thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, , đây đều là những da nước di đầu trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt.?5 Có thé nói, nguyên nhân dẫn đến việc nay không chỉ là do sự phát triển tự nhiên của nền kinh tế đi kèm với đó là sự phát triển của công nghệ thông tin, ngoài ra Chính phủ các quốc gia cũng đang thực hiện nhiều biện pháp, điều chỉnh các quy định quốc gia nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của thanh toán điện tử.?7 Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ cũng được khuyến khích sử dụng nhiều kế hoạch khác nhau, bao gồm khuyến mãi, giảm giá và hoàn tiền dé thúc day vi di động trở nên phổ biến, giúp giảm thiểu giao dịch tiền mặt trên thực tế.

Ba, sự tăng trưởng của hệ thong kinh tế số đã góp phan không nhỏ vào công cuộc phát triển ví điện tử Nếu mọi van đề, mọi công việc, mọi trao đôi trong xã hội đều được số hóa, xây dựng hạ tầng, kết nối các điểm giao dịch, khi đó sẽ phát triển lên thành một hệ sinh thái kỹ thuật số Có thé nói, đây là mục tiêu của Chính phủ các quốc gia cố gắng phan đấu xây dựng khuôn khô pháp lý, cơ chế chính sách phù hop, thiết lập hạ tầng kỹ thuật mới, các giải pháp ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số qua đó tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh Chính vì ở trong một hệ sinh thái kỹ thuật số đó mà ví điện tử mới có thé phát triển một cách toàn diện nhất, thậm chi, có thé nói, ví điện tử sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng hệ sinh thái đó Lấy ví dụ trên thực tế đó chính là Trung Quốc — quốc gia đã đạt đến một giai đoạn phát triển “trưởng thành” trong nỗ lực tạo ra hệ sinh thái kỹ thuật số, nhờ Alipay, Alibaba và WeChat, Tencent 28 Hay như công ty dịch vụ Grab? ở Đông Nam A đã tiến gần với kết quả thu được trong công cuộc xây dựng hệ sinh thái kỹ thuật số đang có bởi các tập đoàn hàng

% Ở Mỹ, tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7% và 10% ở khu vực su dung đồng tiền Euro vào năm

2016 Hay như một số quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về tỷ lệ thanh toán không dùng tiềnmặt, như Úc được dự báo là quốc gia đầu tiên trong khu vực sẽ đạt được mục tiêu ước tính 100% giao dịch thanh toán trong nên kinh tế thựchiện bằng các hình thức không sử dụng tiền mặt vào năm 2022, tiếp theo là New Zealand, Hàn Quốc và Trung Quốc với tỷ lệ lần lượt là90%, 89% và 82% (Theo website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, https://www.sbv.gov.vn/ (Truy cập lần cuối ngày 05/01/2021)).

? Vào năm 2020, chính phủ Malaysia đã công bố sẽ đưa RM30 (tương đương 7 đô la Mỹ) cho mọi công dân để gửi tiền vào ví điện thoại diđộng mà họ lựa chọn Bộ trưởng Bộ Tài chính Lim Guan Eng, khi thiết lập Ngân sách năm 2020, cho biết điều này nhằm khuyến khích

công chúng, các doanh nghiệp nhỏ và cửa hàng bán lẻ chấp nhận thanh toán điện tử (Xem thêm tại: New Straits Times (11/10/2019), 2020Budget: RM30 for each eligible Malaysian to spur e-wallet use, hfps://www.nst.com.my/news/government-public-policy/2019/10/528956/2020- budget-rm30-each-eligible- malaysian- spur-e-wallet (Truy cập lần cuối ngày 12/03/2021)) Còn tại An Độ vàonăm 2019, cũng thực hiện các chính sách như yêu câu tất cả các nhà cung cấp ở một quy mô nhất định chấp nhận ít nhất một khoản thanh

toán điện tử và triển khai một phương thức do chính phủ hậu thuẫn hệ thông thẻ ghi nợ Chính phủ cũng xem xét một đề xuất về tiền lươngcủa nhân viên chính phủ là được thanh toán vào tài khoản thẻ ghi nợ với nỗ lực kết hợp thúc đây việc sử dụng thanh toán điện tử, tạo một xãhội phi tiền mặt (Xem thêm tại: The Report of the High Level Committee on Deepening of Digital Payments (05/2019), Reserve Bank of

India, p 62, https://rbidocs.rbi.org in/rdocs/PublicationReport/Pdfs/CDDP03062019634BOEEF3F7144C3B65360B280E420AC.PDF (Truycập lần cuối ngày 13/03/2021)).

°8 ThS Lê Thị Ngọc Tú (06/12/2018), Phát triển hệ sinh thái thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tài

chính online, https: //tapchitaichinh vn/nghien-

cuu-trao-doi/phat-trien-he-sinh-thai-thanh-toan-truc-tuyen-o-trung-quoc-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam-300489.html (Truy cập lần cuối ngày 13/03/2021).

2° Grab cung cấp dịch vụ gọi xe, dich vụ fintech, giao đồ ăn theo yêu cầu giao hàng va các dịch vụ khác từ ứng dụng duy nhất của nó trên

hầu hết các thị trường lớn ở Đông Nam Á, và các dịch vụ này được ràng buộc bởi ví thanh toán của Grab, GrabPay, hỗ trợ cả trực tuyến vàngoại tuyến.

Trang 29

đầu của Trung Quốc như công ty Alibaba, một trong những tập đoàn tiên phong trong công cuộc này, khăng định vị thế bởi chính những thành tựu đạt được trong việc xây dựng hệ sinh thái kỹ thuật số của riêng mình thông qua thương mại điện tử và đầu tư fintech trên khắp châu A.°°

Bốn, sự phái triển của thương mại xuyên biên giới kéo theo sự cạnh tranh của các tập toàn cả trong và ngoài nước trong việc phát triển các ví điện tử Hiện nay, các nhà cung ứng dich vụ ví điện tử đang mở rộng phạm vi của họ ra thị trường quốc tế, mang lại cho người tiêu dùng sự tiện lợi khi sử dụng các phương thức thanh toán quen thuộc khi họ ở nước ngoài, đồng thời quảng bá hình ảnh, dịch vụ của mình một cách tốt nhất, tạo môi trường cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ, qua đó ví điện tử sẽ càng trở nên phô biến rộng rãi hơn Thực tế là Alipay, WeChat, PayPal, JBC đều đã “vươn đài cánh tay” của mình, mở rộng quy mô thị trường lên cấp toàn cầu bằng việc đạt được những thỏa thuận quan trong dé mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Tóm lại, với số lượng tăng hàng năm của người dùng điện thoại thông minh, cùng với việc theo đuôi chính sách phát triển xã hội phi tiền mặt của các nước va sự gia tăng các chương trình khuyến mãi, kích cầu người dùng của các nhà cung cấp ví điện tử đã làm giảm dan thói quen dùng tiền mặt của người tiêu dùng Sự phát triển của nền kinh tế số và thương mại điện tử đã thúc day cho quá trình phát triển của vi điện tử hiện tại và cho thấy một dự báo trước về xu hướng phát triển không ngừng của ví điện tử trong tương lai.

Bên cạnh đó, không thé không ké đến những lợi ích mà ví điện tử đem lại khiến các Chính phủ, các nhà cung ứng dịch vụ không thể bỏ qua việc tham gia vào xu hướng phát triển ví điện tử như rút ngắn thời gian cho quá trình mua bán hàng hóa dich vu, hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông hang hóa, giảm thiểu chi phí xã hội, an toàn và tiện lợi cho người sử dụng Đặc biệt trong lĩnh vực công của Nhà nước, không dùng tiền mặt giúp loại bỏ các yêu tố kém hiệu quả, xây dựng tính minh bạch

hơn trong van dé thuế, thúc đây kinh tế phát triển và chống lại gian lận, tham nhũng và các hoạt động bất hợp pháp khác liên quan đến tiền mặt.

Qua việc phân tích triển vọng của giao dịch thanh toán qua ví điện tử nêu trên,

có thê rút ra một sô lưu ý chính đôi với các quôc gia trong có mục tiêu tham gia vào

3° IDC (042020, Asia in a new cra of digital payment, An IDC Whitepaper,

https:/assets.website-files.com/5c6283f39ea6205dee7cf941/5e9ec6f7e2658e58395ff5e2_NTT_IDC%20Data%20Whitepaper_ Asia⁄420in⁄20a%20New%20 Era%200f%20Digital%20Payments%5B294%5D.pdf (Truy cập lan cuôi ngày 25/01/2021).

Trang 30

xu thé phát triển nay trong việc xây dựng va phát triển vi điện tử ở quốc gia của mình như sau:

Mot là, phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo các giao dịch thanh toán qua ví điện tử phải được diễn ra trôi chảy, minh bach, đảm bảo hệ thống máy chủ và cơ sở đữ liệu an toàn, bảo mật và cân thận Đây là một trong những bước quan trọng nhất, nền tảng nhất đề tiễn hành giao dịch thanh toán, qua đó góp phan phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật sd.

Hai là, nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Chính phủ đối với các nhà cung ứng dịch vụ ví điện tử, giảm bớt các thủ tục rườm rà đề thu hút nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, cũng phải tạo điều kiện tốt cho các nhà cung ứng dịch vụ trong nước phát trién Đồng thời đây mạnh phòng chống các tội phạm an ninh mạng, các hoạt động rửa tiền thông, tài trợ khủng bó, các hành vi vi phạm pháp luật, thông qua việc kiểm soát tốt dòng tiền trong giao dịch trong nước tốt hơn.

Ba là, đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ tính riêng tư và nâng cao độ tin cậy dịch vụ Xây dựng hành lang pháp lý điều chỉnh, giám sát những hoạt động của chủ thé trong việc cung ứng dịch vụ như việc sử dụng và trao đổi thông tin, phòng ngừa trường hợp thất thoát thông tin quan trọng.

1.5 Kết luận Chương 1

Là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài nên Chương 1 đã đi vào phân tích những nội dung cơ bản về giao dịch thanh toán qua ví điện Bằng việc tiếp cận khái

niệm ví điện tử từ các phương diện khác nhau đã xây dựng nên khái niệm ví điện tử

phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia cũng như phù hợp với thực tiễn thời đại công nghệ 4.0 hiện nay Bên cạnh đó đã làm rõ các đặc điểm của ví điện tử và vai trò của ví điện tử đối với thanh toán quốc tế và thương mại quốc tế kết hợp với việc so sánh đối với các phương thức thanh toán khác Qua đó, chỉ ra những van đề pháp lý liên quan đến ví điện tử và phân tích được triển vọng phát triển của ví điện tử trong tương lai, đồng thời đưa ra những lưu ý đối với các quốc gia khi tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triên ví điện tử ở quôc gia mình.

Trang 31

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT ĐIÊU CHỈNH GIAO DỊCH THANH TOÁN

QUA Vi ĐIỆN TỬ TẠI MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI

Vi dién tu dang dần mở ra một thời dai mới cho một nền thanh toán điện tử tiên tiến, được coi là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho các quốc gia trong quá trình theo đuôi chính sách “xã hội phi tiền mặt” Điều này được thể hiện rõ nhất ở các quốc gia tại Châu Á khi có số lượng người dùng vượt trội hơn so với các khu vực khác Trong đó, Trung Quốc là một trong các quốc gia có tỷ lệ người dùng ví điện tử cao nhất thế giới, Singapore là nước có tốc độ phát triển công nghệ thông tin vượt trội trong khu vực, cũng là một trong các trung tâm kinh tế hàng đầu có tiềm năng và khả năng lớn dé đưa ví điện tử trở thành phương thức thanh toán chủ yếu tại quốc gia mình; và cuối cùng là Indoneisa — cũng là quốc gia có lượng người dùng cao đáng kể trong khu vực và là một thị trường sôi động khi có sự tham gia của nhiều ví điện tử nước ngoài tại thi trường này Vì thế, đề tài đã lựa chọn nghiên cứu pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử tại ba quốc gia này Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng là đối tượng nghiên cứu ở chương này do sự bất cập trong pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Hoa Kỳ đã và đang gây ra nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ ví điện tử ở đây.

2.1 Pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Trung Quốc 2.1.1 Các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Trung Quốc

Năm 2010, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People’s Bank of China — PBOC) đã ban hành Quy tắc về quản lý dịch vụ thanh toán do các tổ chức phi tài chính cung cấp?! (Quy tắc thanh toán PBOC) và các Biện pháp về việc thực hiện các quy tắc về quan lý các dich vụ thanh toán do các tổ chức phi tài chính cung cấp”? (Biện pháp thực hiện thanh toán PBOC) Quy tắc thanh toán PBOC đã tạo nên khung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán bởi các bên trung gian thứ ba là các tô chức phi tài chính, còn Biện pháp thực hiện thanh toán PBOC lại quy định các định nghĩa chi tiết, thủ tục áp dụng, yêu cầu về tài liệu va các quy tắc khác như một sự bỗổ sung cho Quy tắc thanh toán PBOC.33 Hai văn bản nay được áp dung cho các công ty

31 Các Quy tắc Quản ly Dịch vụ Thanh toán do các Tổ chức Phi tài chính cung cấp, được ban hành bởi Thông tư số 02 của PBOC vào ngày

14 tháng 06 năm 2010, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 09 năm 2010 http: //www.lawinfochina.com/Display.aspx?lib=law&Cgid=134238(Truy cập lần cuối này 04/01/2021).

3 Các Biện pháp về việc thực hiện các quy tắc về quản lý dịch vụ thanh toán do các tổ chức phi tài chính cung cấp, được ban hành bởi

Thông tư số l7 của PBOC vào ngày 0l tháng 12 năm 2010, có hiệu lực cùng ngày,http://www lawinfochina.com/display.aspx?lib=law&id=8564&CGid (truy cập lần cuối ngày 04/01/2021).

33 Theo Điều 1 Quy tắc thanh toán PBOC, thì mục đích của văn bản này là nhằm điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ thanh toán của các tổ

chức phi tài chính và để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và các các bên liên quan Còn Điều 2 của Quy tắc thanh toán PBOCđịnh nghĩa rõ "Dịch vụ thanh toán" là gì Đó là các dịch vụ chuyền tiền được cung cấp bởi các tổ chức phi tài chính làm trung gian giữa

Trang 32

có nền tảng thương mại điện tử kinh doanh dịch vụ thanh toán bởi bên thứ ba như Taobao của Alibaba hay Alipay của Tencent và tất cả các tổ chức thanh toán được PBOC chấp thuận.

Đến năm 2016, PBOC tiếp tục ban hành các quy định mới, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tài chính trên mạng lưới Internet của Trung Quốc Đặc biệt là Thông báo số 43 của PBOC quy định các Biện pháp quản lý thanh toán trực tuyến đối với các tô chức không phải ngân hàng? (Thông báo số 43) được áp dụng cho tat cả các “tô chức thanh toán phi ngân hàng”;3Š nói cách khác, Thông báo số 43 được áp dụng với cả các tổ chức cung cấp hình thức thanh toán bằng ví điện tử như Alipay, Wechat Pay Theo đó, các vấn đề pháp lý về ví điện tử được các văn bản này quy định như sau:

Về điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tit: Quy tắc thanh toán PBOC đưa ra các quy định cụ thé về các điều kiện để trở thành một tô chức kinh doanh dịch vụ thanh toán, và đặt ra các lệnh cắm chung đối với các tô chức phi tài chính cung cấp các dịch vụ thanh toán từ bên thứ ba đã xác định trừ khi họ được PBOC cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ thanh toán (Payment

Services License-PSL).*°

Giấy phép PSL có hiệu lực trong vòng năm năm va các don xin gia hạn phải được nộp cho các chi nhánh địa phương của PBOC sáu tháng trước khi PSL hết hạn, mọi thay đôi liên quan đến tên, vốn đăng ký, cơ cấu tô chức, cô đông chính của chủ sở hữu PSL hoặc việc chia tách sáp nhập của chủ sở hữu PSL hoặc các thay đôi về loại hình phạm vi kinh doanh của mình đều phải được PBOC chấp thuận.37

Cụ thể, PSL đặt ra yêu cầu cấp phép bao gồm: (1) yêu cầu vốn tối thiểu là 100 triệu RMB cho cung cấp dịch vụ thanh toán trên toàn quốc và 30 triệu RMB dé cung cấp dịch vụ thanh toán ở cấp tỉnh; (2) yêu cầu về các nhà đầu tư, chăng hạn như các nhà đầu tư chính của các tô chức phi tài chính phải cung cấp dịch vụ thanh toán nhiều

người thanh toán và người được thanh toán (nghĩa là bên thứ ba của dịch vụ thanh toán), bao gồm thanh toán qua internet, phát hành và chấp

nhận thẻ trả trước, chấp nhận thẻ ngân hàng và các dịch vụ thanh toán khác do PBOC quy định.

3 Các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh thanh toán trực tuyến của các tổ chức thanh toán không phải ngân hàng, được ban hành bởi

Thông tư sô 43 của PBOC vào ngày 28 tháng 12 năm 2015, có hiệu lực vào ngày 07 tháng 0I năm 2016,

http://lawinfochina.com/display.aspx?id=21209&lib=law (Truy cập lần cuối ngày 04/01/2021).

» “TO chức thanh toán phi ngân hàng” được định nghĩa trong Thông tư số 43 là các tổ chức không phải ngân hàng, được hoạt động với một

giấy phép kinh doanh thanh toán và được phép cung câp các dịch vụ thanh toán trực tuyến thông qua Internet và các thiết bị di động Tuynhiên, chính PBOC cũng cho rằng, các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán sẽ bị giới hạn hơn so với các ngân hàng khi chỉ được “cung ứngcho công chúng các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, thuận tiện cho các giao dịch thanh toán nhỏ lẻ với giá trị thấp và số lượng ít”, điển hìnhlà địch vụ thanh toán bằng ví điện tử ( Xem thêm: Hogan Lovells (2016), China regulates online payment business of non-bank players,TMT China Brief - Winter/Spring 2016, tr.12, https://www.hlmediacomms.com/files/2016/02/China-regulates-online-payment-business-of-non-bank-players-.pdf (Truy cập lần cuối ngày 20/01/2021).

36 Điều 3 Quy tắc thanh toán PBOC.

37 Điều 13,14 Quy tắc thanh toán PBOC.

Trang 33

hơn hai năm và có lãi trong hơn hai năm liên tiếp; và (3) yêu cầu về cơ sở vật chất, nhân sự tổ chức cụ thé theo Điều 8 đến Điều 10 của Quy tắc thanh toán PBOC.*8

Về nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử:

Quy tắc thanh toán PBOC đưa ra các điều khoản bắt buộc các chủ sở hữu PSL phải tuân theo để đảm bảo lợi ích cho người sử dụng như việc đặt ra các hạn chế đối với việc xử lý các khoản tiền mà chủ sở hữu PSL nhận được từ khách hàng cho các dịch vụ thanh toán Ví dụ như không được coi tiền của khách hàng là tài sản riêng của mình, phải gửi tiền của khách hàng vào một tài khoản được mở và chịu sự giám sát của một ngân hàng thương mại, chỉ có thê chuyền tiền khi và chỉ khi có lệnh/ chỉ dẫn của khách hang.*? Hơn nữa, mỗi chủ sở hữu PSL chỉ có thé mở một tài khoản tiền gửi tại một chi nhánh của ngân hàng thương mại; và vốn tiền tệ của chủ sở hữu PSL không được thấp hơn 10% trong số dư trung bình tiền của khách hàng trong 90 ngày"? để đảm bảo khả năng thanh toán, giao dịch của ví điện tử mà chủ sở hữu PSL điều hành.

Đối với nghĩa vụ xác thực và bảo mật đữ liệu: Thông bảo số 43 đặc biệt yêu cầu các tô chức thanh toán phi ngân hàng nói chung và các tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử nói riêng phải thiết lập một hệ thống quản lý tên thật, bằng việc tuân theo quy tắc “biết khách hàng của ban” (“know your client” - KYC), xác minh khách hang đăng ký mở tài khoản và áp dụng các biện pháp nhận diện khách hàng liên tục trong suốt quá trình giao dich sau đó Những yêu cầu này nhằm mục dich đảm bảo xác minh hiệu quả và chính xác về danh tính của khách hàng: qua đó, ngăn chặn việc mở và sử dụng các tài khoản ân danh hoặc các tài khoản giả danh, cũng như ngăn chặn các cá nhân trốn tránh thực hiện các biện pháp KYC thông qua việc sử dụng nhiều tài khoản cùng một lúc.

Đối với van dé bảo vệ người dùng:Thông báo số 43 tách bạch rõ ràng tài khoản thanh toán hay chính là tài khoản ví điện tử đối với những khách hàng sử dụng hình thức thanh toán qua ví điện tử và tài khoản ngân hàng của cá nhân mình Cũng tuân theo các quy định trong Quy tắc thanh toán PBOC 2010, tiền trong tài khoản ví điện tử không được coi là tiền gửi và các các tô chức cung cấp dịch vụ ví điện tử không được phép mở tài khoản thanh toán cho các tô chức tài chính hoặc các tô chức khác cung cấp dịch vụ tài chính chăng hạn như cho vay, tài trợ và các hình thức tín dụng

3#Weihuan Zhou, Douglas W.Anner, Ross P.Buckley (09/2015), Regulation of Digital Financial Services in China: Last Mover or FirstMover?, tr.25, https://hub.hku.hk/bitstream/10722/22001 1/1/Content.pdf?accept=1 (Truy cập lần cuối ngày 7/1/2021).

39 Điều 24, 26, 29 Quy tắc thanh toán PBOC.40 Điều 30 Quy tắc thanh toán PBOC.

Trang 34

khác như quản lý tài sản, bảo lãnh, dịch vụ ủy thác, dịch vụ trao trao đôi ngoại hối hoặc gửi và rút tiền mặt Đây chính là hạn chế đối với các tô chức cung cấp dịch vụ ví điện tử được đặt ra bởi PBOC khi các tổ chức này được đặt lên bàn cân so sánh với hệ thống các ngân hàng truyền thống.

ve hạn mức giao dich qua ví điện tu:

Nhăm nâng cao hon mức độ bảo vệ người tiêu dung cũng như kiểm soát những rủi ro có thé xảy ra, Thông báo số 43 đã đặt ra các cấp độ tài khoản, mỗi cấp độ sẽ có phạm vi, hạn mức giao dịch khác nhau dựa trên chính mức độ xác thực khách hàng. Cụ thể:

- Cap độ 1: hạn mức của vi điện tử với doanh số thanh toán, chi tiêu lũy kế không quá 1000 NDT (khoản 3,4 triệu VNĐ) trong suốt vòng đời sử dụng sản phẩm kê từ khi ví điện tử được mở; cách thức và mức độ xác thực khách hàng không đòi hỏi phải gặp mặt trực tiếp khách hàng, việc xác định danh tính khách hàng thực hiện thông qua một kênh định danh hợp lệ; chức năng thanh toán cũng chỉ dừng ở việc thanh toán tiêu dùng và chuyên tiền.

- Cap độ 2: han mức thay đôi, trở thành hạn mức tinh theo năm, không quá 100.000 NDT (khoảng 340 triệu VND); cach thức và mức độ xác thực khách hang theo đó cũng phải được nâng cao bằng việc thực hiện thông qua gặp mặt trực tiếp hoặc không cần gặp mặt trực tiếp nhưng phải qua xác thực của ít nhất ba kênh định danh hợp lệ: chức năng thanh toán vẫn giống cấp độ 1.

- Cấp độ 3: hạn mức năm nâng lên 200.000 NDT (khoảng 680 triệu VNĐ); cách thức và mức độ xác thực cũng chặt chẽ hơn bằng việc gap mặt trực tiếp hoặc không trực tiếp nhưng phải qua xác thực của ít nhất năm kênh định danh hợp lệ; chức năng thanh toán theo đó được mở rộng hơn hai cấp độ trước, thêm chức năng đầu tư vào các tài sản, sản phẩm tài chính.

Về việc giám sát, kiểm tra, đánh giá các tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử: PBOC đã đưa ra cơ chế, nguyên tắc để phân loại và đánh giá các tổ chức phi ngân hàng, bao gồm cả các tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử nhằm duy trì việc cung cấp các dịch vụ chất lượng Theo đó, các tô chức này sẽ được PBOC đánh giá định kỳ, phân loại theo 5 nhóm lớn với 11 cấp độ Kết quả đánh giá xếp hạng A thì sẽ được áp dụng cơ chế giám sát thông thoáng hơn và ngược lại, các tổ chức xếp loại kém sẽ bị áp dụng cơ chế giám sát chặt chẽ hon Tuy nhiên, PBOC lại không có quy định cụ thé

Trang 35

trong vấn đề kiểm tra giám sát đối với các tổ chức thanh toán là bên thứ ba xuyên biên gidi.

Về việc xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức kinh doanh dich vụ ví điện tử: PBOC đặt ra mức xử phạt là 30.000 NDT đối với các hành vi vi phạm, song quy định này được cho rang là quá thấp dé trở thành một quy định xử phạt có tinh ran đe.*!

2.1.2 Đánh giá về các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Trung Quốc

Qua phân tích về quy định pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Trung Quốc, có thể thấy Trung Quốc không chỉ coi ví điện tử như một phương thức thanh toán mới mà còn coi đó là công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất cho việc thực thi các chính sách của mình khi theo đuôi mục tiêu xây dựng một “xã hội phi tiền mặt” Vì thế, đánh giá một cách tổng quan có thé thay các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Trung Quốc đều có sự bám sát vào các van đề pháp lý cơ bản liên quan đến giao dịch thanh toán qua ví điện tử, bao gồm các quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của chủ thé cung ứng dịch vụ ví điện tử, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giao dịch qua ví điện tử, các quy định về hạn mức ví hoặc hạn mức giao dịch trong ví điện tử Bên cạnh đó còn đưa ra các quy định về giám sát, kiểm tra, đánh giá các tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử cũng như các quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm của các tô chức này.

Trong các quy định đó, có thé thấy rang, đối với đặc thù là một thị trường đông dân dẫn đầu trên thế giới như Trung Quốc, khi hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển “xã hội phi tiền mặt” nói chung và ví điện tử nói riêng thì quốc gia này đã đặt quan tâm hàng đầu của mình lên tính xác thực của người dùng Các quy định về xác thực khách hàng đã được pháp luật Trung Quốc quy định rất chặt chẽ, không chỉ hạn chế các hành vi lợi dụng “lỗ hồng” trên hệ thống Internet dé xâm phạm, lấy cắp thông tin cá nhân mà còn giúp các cơ quan có thâm quyên cũng có thé dé dàng kiểm soát được dòng tiền qua các ví, tránh được các trường hợp liên quan đến rửa tiền hay các khoản thu nhập bat hợp pháp bởi các quy định về han mức giao dịch qua ví điện tử Bên cạnh đó, các quy định về kiểm tra giám sát ở Trung Quốc cũng có tính linh hoạt, giúp cho các cơ quan ở nước này có thé dé dàng kiểm soát sự hoạt động của các nhà cung cấp ví, đảm bảo quá trình thực thi chính sách mà quốc gia theo đuổi có thê tiến hành thuận lợi, độ ôn định cao Có lẽ vì thê, mà trong các quôc gia cùng theo đuôi

*'Weihuan Zhou, Douglas W.Anner, Ross P.Buckley (09/2015), Regulation of Digital Financial Services in China: Last Mover or First

Mover?, tr.27, https://hub.hku.hk/bitstream/10722/22001 1/1/Content.pdf?accept=l (Truy cập lân cuôi ngày 07/01/2021).

Trang 36

mục tiêu “xã hội phi tiền mặt” thi Trung Quốc là nước có bước tiến xa nhất trong qua trình tiến hành thực thi chính sách của mình, điều này thể hiện qua số liệu của IDC thì Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về thanh toán trên thiết bị di động với 90% người

tiêu dùng hiện sử dụng ví điện tử Alipay hoặc Wechat.*”

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm đáng học hỏi trên thì trong các quy định pháp luật điều chỉnh về giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Trung Quốc vẫn có điểm hạn chế Cụ thể là còn thiếu vắng sự quan tâm với các quy định dành cho các nhà kinh doanh cung cấp ví điện tử nước ngoài cũng như các quy định xử lý vi phạm đối với các tô chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử còn chưa thực sự có tính răn đe, cảnh cáo.

2.2 Pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Singapore 2.2.1 Các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử ở Singapore

Ngày 14 tháng 01 năm 2019, Nghị viện Singapore chính thức thong qua Dao luậtDịch vụ Thanh toán (Payment Services Act - PSA) có hiệu lực vào ngày 28 tháng 01 năm 2020 Đạo luật PSA này thay thế cho hai đạo luật trước đây điều chỉnh các dịch vụ thanh toán: Đạo luật Hệ thống Thanh toán (Payment Systems (Oversight) Act) và Đạo luật Kinh doanh chuyền tiền và Chuyển tiền (Money-changing and Remittance Businesses Act ) Sự ra đời của đạo luật mới đã khắc phục những hạn chế trong hai đạo luật cũ ở điểm: quy định bao quát, đầy đủ hơn các phương thức thanh toán điện tử hiện hành và quản lý triệt để hơn các rủi ro về mặt pháp lý, bao gồm cả vấn đề liên quan đến ví điện tử Điểm nổi bật của PSA chính là việc điều chỉnh các hoạt động thanh toán theo cách tiếp cận dựa trên rủi ro, hoạt động cụ thé, thay vì áp đặt một cách tiếp cận phù hợp với tất cả.

Ngoài PSA, vấn đề thanh toán điện tử của Singapore còn chịu sự quản lý, điều chỉnh của Cơ quan tiền tệ Singapore ( Monetary Authority of Singapore - MAS) thông qua nhiều văn bản dưới luật, điển hình như Nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán điện tử (E-payments User Protection Guidelines — Nguyên tắc EUPG ), Các yêu cầu về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (AML / CFT),

Theo đó, các van đề pháp lý có liên quan đến ví điện tử được đạo luật này điều chỉnh như sau:

Về điều kiện thành lập và hoạt động của tô chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử:

# IDC (042020), Asia in a new cra of digital payment, An IDC Whitepaper,

https://assets.website-files.com/5c6283f39ea6205dee7cf941/5e9ec6f7e2658e58395ff5e2_NTT_IDC%20Data⁄420Whitepaper_Asia%20in%20a⁄%20New%20Era%200f%20Digital%20Payments%5B294%5D.pdf (Truy cập lân cuôi ngày 25/01/2021).

Trang 37

PSA điều chỉnh bảy hoạt động thanh toán, bao gồm: (1) dich vụ phát hành tài khoản, (2) dịch vụ chuyển tiền trong nước, (3) dich vụ chuyên tiền xuyên biên giới, (4) mua lại người bán, (5) phát hành tiền điện tử, (6) thanh toán kỹ thuật số dịch vụ mã thông báo và (7) dich vụ đổi tiền®; song song với đó là việc quy định ba loại giấy phép có các yêu cầu khác nhau tùy theo mức độ rủi ro của từng dịch vụ và từng nhà cung cap**: (i) Giấy phép đổi tiền; (ii) Tổ chức thanh toán tiêu chuẩn; (iii) Tổ chức thanh toán lớn.

Sự phân loại này giúp các nhà cung cấp dịch vụ vừa được điều chỉnh đây đủ theo loại dich vụ mà họ cung cấp mà vẫn không ảnh hưởng đến sự đổi mới của dich vụ thanh toán trên thị trường tài chính Đồng thời, người tiêu dùng có thê đưa ra quyết định sáng suốt về dịch vụ hoặc nhà cung cấp thanh toán nào phù hợp nhất với nhu cầu

của họ.®

Dịch vụ ví điện tử tuy không được nêu khái niệm cụ thể nhưng được hiểu theo luật là một dich vụ phát hành tài khoan*® Do vậy, cá nhân, t6 chức kinh doanh dịch vu ví điện tử cần phải có giấy phép của dịch vụ phát hành tài khoản điện tử mới được phép hoạt động” Trường hop nhà cung cấp dich vụ phát hành tài khoản tiền điện tử vượt quá ngưỡng quy định của số tiền điện tử trung bình hàng ngày lên đến 5 triệu đô la Singapore trong một năm dương lịch, doanh nghiệp phải cũng xin giấy phép tô chức thanh toán lớn“ Nếu bên cung cấp dich vụ thanh toán không xin giấy phép kinh doanh theo quy định cua Đạo luật sẽ phải chịu chế tài phạt tiền hoặc thậm chí phải

chịu phạt tù có thời hạn nhưng không quá 3 nam.*?

Ngoài yêu cau trên, các điều kiện dé được cấp phép cần đáp ứng bao gồm: (i) là một công ty (được thành lập ở Singapore hoặc ở nước ngoài); (11) có trụ sở kinh doanh thường trú tại Singapore hoặc văn phòng đăng ky tại Singapore; (iii) phải có ít nhất một giám đốc điều hành là công dân hoặc thường trú nhân”? tại Singapore, hoặc một

4 Phần 1 Phục lục 1 Đạo luật Dịch vụ thanh toán.* Điều 6.2 Đạo luật Dịch vu Thanh toán.

45 Geraldine Mark (04/02/2020), Payment Services Act: 4 Ways The New Regulations Will Mitigate Risks For Digital Financial Service and

E-Wallet Users In Singapore,

_https://dollarsandsense.sg/payment-services-act-4-ways-regulations-will-mitigate-risks-digital-financial-service-e-wallet-users-singapore (Truy cập lần cuối 06/01/2021).

46 “Dịch vụ phát hành tài khoản” được định nghĩa bao gồm các dich vụ phát hành tài khoản thanh toán cho bat kỳ người nao.(Phan 3, danhmục 1) “Tài khoản thanh toán” được hiểu là bat kỳ tài khoản, thiết bị hoặc phương tiện nào ở dạng vật lý hoặc điện tử (Điều 2.1.) Dịch vụ víđiện tử cũng là hoạt động phát hành tài khoản thanh toán kỹ thuật số cho người dùng và được biêu hiện dưới dạng một tài khoản lưu trữ tiền

điện tử, do vậy thuộc loại dịch vụ thanh toán trên.

47 Điều 5.1 Đạo luật Dịch vụ Thanh toán.48 Điều 6.5 Đạo luật Dịch vu Thanh toán.

* Điều 5.3 và Điều 6.15 Đạo luật Dịch vụ Thanh toán.

°° Theo Cơ quan quản ly Xuất nhập cảnh & Trạm kiểm soát, những người có thé đăng ký thường trú tai Singapore là: (1) Vợ/chồng của công

dân Singapore hoặc thường trú nhân Singapore; (ii) Con chưa lập gia đình dưới 21 tuôi được sinh ra trong cuộc hôn nhân hợp pháp hoặc đãđược công dân Singapore/thường trú nhân nhận con nuôi hợp pháp; (iii) Cha mẹ già của một công dân Singapore; (iv) Chủ sở hữu Thẻ việc

làm Employment Pass hoặc S Pass; (v) Học sinh đang học tại Singapore; (vi) Nhà đầu tư nước ngoài tại Singapore.

Trang 38

người thuộc một nhóm người do MAS quy định; (iv) đáp ứng các yêu cầu tài chính và yêu cau hoạt động theo luật quy định”!.

Về nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử:

Nghĩa vụ của tô chức kinh doanh dịch vụ được phân ra làm hai nghĩa vụ chính là bảo vệ người dùng và giải quyết các rủi ro qua thanh toán bằng ví điện tử.

Thứ nhất, đối với bảo vệ người dùng: Dé bảo vệ người tiêu dùng, MAS đã ban hành Nguyên tắc EUPG, theo đó, các nhà cung ứng dịch vụ phát hành tài khoản không phải là tổ chức tài chỉnh phát hành thẻ, bao gồm nhà cung cấp ví điện tử phải có trách nhiệm thông báo rõ ràng cho mọi tài khoản về nghĩa vụ của người tiêu dùng và của công ty mình; cung cấp thông báo về mọi giao dịch của người dùng (cập nhật ít nhất24 giờ/lần, kèm theo thông báo qua SMS hoặc email) Riêng đối với “tài khoản

ệ”'2 nhà cung ứng dịch vu ví điện tử có trách nhiệm phải cung cap thêm

được bảo vệ

một kênh báo cáo (qua điện thoại, tin nhắn văn bản, email hoặc công thông tin trực tuyến) nhằm mục đích báo cáo các giao dịch trái phép hay sai sót mọi thời điểm trong ngày cho người dùng Trong Nguyên tắc EUPG, các nhà cung cấp dịch vụ còn có nghĩa vụ tiếp nhận khiếu nại, đánh giá, điều tra các khiếu nại của người dùng, bồi thường thiệt hại từ hậu quả của các giao dịch trái phép và sai sót, và néu có các sai sót trong giao dịch, Nguyên tắc cũng cho phép tô chức cung cấp dịch vụ được thực hiện những nỗ lực hợp lý dé khôi phục các khoản tiền do gửi nham*?

Bên cạnh đó, các tô chức cung cấp dịch vụ ví điện tử vẫn phải tuân thủ theo các quy định trong PSA, như chỉ được cung cấp dịch vụ thanh toán trả trước mà không được phép cung cấp các dịch vụ trả sau như cho vay và các tô chức phát hành thẻ điện tử sẽ có nghĩa vụ bảo vệ giá trị được lưu trữ trong ví điện tử của người dùng Ngoài ra, các doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ phát hành tài khoản như ví điện tử không được hỗ trợ người dùng rút tiền điện tử từ tài khoản của họ và đổi tiền điện tử sang tiên SingaporeTM

Dé bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự cô thất thoát tài chính do nhà cung cap không đủ khả năng thanh toán thì PSA cũng quy định các tổ chức cung cấp dịch vụ phải có một số tài khoản nhất định để thực hiện đúng hạn các nghĩa vụ theo một trong các

Š! Điều 9 Đạo luật Dịch vụ Thanh toán.

p= “Tài khoản được bao vệ” là tài khoản có số dư trên 500 đô la Singapore theo Điều 2 Nguyên tắc EUPG.3 Điều 4,5,6 Nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán điện tử.

* Điều 19.1 Đạo luật Dịch vụ Thanh toán Quy định này này được MAS cho là thúc đây người dùng áp dụng thanh toán điện tử và it phụ

thuộc hơn vào các dịch vụ tiền mặt Như vậy, dé có thé rút tiền mặt, người dùng phải thực hiện thêm một bước nữa đó là chuyền tiền từ víđiện tử vào tài khoản ngân hàng Và cũng theo MAS nhận định, điều này sẽ tạo điều kiện để các tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử kết nồinhiều hơn với các tài khoản ngân hàng Frequently asked questions (FAQs) on the payment services act (PS Act) — Monetary Authority ofSingapore, question 45, p.27, www.loc.gov (Truy cập lần cuối ngày 06/01/2021).

Trang 39

hình thức: (i) Băng một khoản tiền cọc; (ii) cam kết hoặc bảo lãnh bởi một ngân hàng Singapore hoặc tô chức tài chính được quy định để chịu trách nhiệm với khách hàng về những khoản tiền đó; (iii) Bảo vệ theo những cách khác được quy định bởi MAS®.

PSA còn đặt ra yêu cấu đối với tô chức thanh toán lớn phải tham gia vào một nền tảng chung để đạt được khả năng tương tác của các tài khoản thanh toán (chăng hạn như liên kết tài khoản ví điện tử với tài khoản ngân hàng) và phải áp dụng tiêu chuẩn chung dé các phương thức chấp nhận thanh toán được sử dụng rộng rãi có thé áp dụng được”° Vào tháng 8 năm 2017 Hội đồng Thanh toán Singapore đã tao lập ra Mã phản hồi nhanh Singapore ( Singapore Quick Response Code) để kết hợp các mã QR trong các ứng dụng thanh toán điện tử khác nhau thành một nhằm mục đích thống nhất và thuận tiện hóa quy trình thanh toán cho các giao dịch thanh toán nội địa và nước ngoài. Đây là mã QR thống nhất đầu tiên trên thế giới cho thanh toán điện tt.”

Thứ hai, đối với các nghĩa vụ liên quan đến giải quyết rủi ro trong giao dich qua ví điện tử: PSA không chỉ đặt ra các nghĩa vụ liên quan đến giải quyết rủi ro để bảo vệ người tiêu dùng mà còn đặt ra các quy định hướng đến việc giải quyết các van đề khác trong các giao dịch thanh toán qua ví điện tu, đó là: (1) ngăn chặn rủi ro công nghệ; và (ii) ngăn chặn rủi ro về rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.°Š

(i) Ngăn chặn rủi ro công nghệ: Sự cố về gián đoạn hay mat mạng kết nối là hiện tượng thường thấy trong giao dịch thanh toán điện tử Dé đối phó với sự cỗ trên, MAS yêu cầu những nhà cung cấp dịch vụ phải dam bảo rang có đủ quản trị rủi ro và thực hiện đủ các biện pháp kiểm soát trong các lĩnh vực như xác thực người dùng, xử lý an toàn khi đữ liệu bị mất, phát hiện và ngăn chặn tấn công dữ liệu qua mạng.

(1) Ngăn chặn rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố: Do ví điện tử là một dịch vụ thực hiện qua Internet - là môi trường dé dàng dé diễn ra các hoạt động chuyển khoản biên giới bất hợp pháp, thiếu minh bạch trong giao dịch thanh toán tiền mặt, hay trốn thuế, nên MAS yêu cau nhà cung cấp phải đáp ứng được các yêu cầu về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (AML / CFT) do MAS quy định Chang hạn như: tiến hành xác thực khách hàng, giám sát các giao dịch, cung cấp dịch vụ có sàng lọc, báo cáo các giao dich đáng ngờ và lưu giữ day đủ hồ sơ giao dịch.

Về dong tiền sử dụng thanh toán trong ví điện tử:

55 Điều 22 Đạo luật Dịch vụ Thanh toán.5 Điều 25,25 Đạo luật Dịch vụ Thanh toán.

57 Annex A — Fact sheet on Singapore Quick Response Code (SGQR) — Monetary Authority of Singapore, https://www.mas.gov.sg (Truycập lần cuối ngày 04/01/2021).

58 Frequently asked questions (FAQs) on the payment services act (PS Act) - Monetary Authority of Singapore, question 20, tr.16,

www.loc.gov (Truy cập lần cuối ngày 04/01/2021).

Trang 40

PSA công nhận cả tiền điện tử (electronic currencies) và tiền số hóa (cryptocurrencies)°? là hợp pháp trong thanh toán, nhưng chỉ có tiền điện tử được phép sử dụng trong dịch vụ phát hành thẻ thanh toán, bao gồm cả dịch vụ ví điện tử PSA định nghĩa tiền điện tử là bất kỳ giá trị tiền tệ nào được lưu trữ điện tử (i) có giá tri băng một loại tiền tệ hoặc được tổ chức phát hành định giá bằng một loại tiền tệ (ii) được trả trước dé cho phép thực hiện giao dịch thanh toán thông qua tài khoản (iii) được chấp nhận sử dung bởi một người không phải tổ chức phát hành (iv) đại diện cho một quyền truy đòi (nợ) đối với tổ chức phát hành.”

Về hạn mức giao dịch qua ví điện tử:

PSA quy định các tổ chức thanh toán được cấp phép cung cấp dịch vụ phát hành tài khoản phải: (i) Hạn chế người dùng giữ hơn 5.000 đô la trong ví điện tử của họ; (ii) Ngăn người dùng chuyển hơn 30.000 đô la trong vòng mỗi năm vào các tài khoản

khác ngoài tài khoản ngân hàng được chỉ định trước đó của người dùng”!

2.2.2 Đánh giá về các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tw ở Singapore

Singapore là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là một trung tâm Fintech trọng điểm trên toàn cầu, đứng thứ năm về Chỉ số FinTech52 nên nhắc đến vấn đề pháp luật điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử thì không thé bỏ qua Singapore — một đất nước có đầy đủ các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật, tài chính dé phat huy mạnh mẽ thi trường vi điện tử Nhìn nhận được cơ hội của mình cũng như việc Singapore là một trong các quốc gia nỗ lực theo đuôi mục tiêu phát triển “xã hội phi tiền mặt” nên nhận thấy được các quy định pháp luật của Singapore điều chỉnh giao dịch thanh toán qua ví điện tử có sự hoàn thiện nhất định, có điểm tương đồng với Trung Quốc trong việc bám sát vào các quy định pháp lý cơ bản liên quan đến giao dịch thanh toán qua ví điện tử, bao gồm các quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của chủ thé cung ứng dịch vụ ví điện tử, các quy định về quyên và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giao dịch qua ví điện tử, các quy định về hạn mức ví hoặc hạn mức giao dịch trong ví điện tử.

3° “Tiền số hóa” như bitcoin, không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được vận hành dựa trên hệ thống các máytính kết nối mạng internet ngang hàng Về “tiền số hóa”, hiện nay trên thế giới có hai khuynh hướng: (i) cấm và coi “tiền số hóa là bất hợp

pháp (Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Nga ); (ii) có xu hướng tiến hành cập phép cho “tiền số hóa” (Thụy Điển, Đức , DanMạch, Pháp, Hồng Kông, Hoa Kỳ, ).

50 Điều 2 Đạo luật Dịch vụ Thanh toán.

6! Frequently asked questions (FAQs) on the payment services act (PS Act) — Monetary Authority of Singapore, question 46, tr.28,

www.loc.gov (Truy cập lần cuối 04/01/2021).

The Global Financial Centres Index 27 (03/2020), Perma Report, https://perma.cc/GDZ9-HMU3 (Truy cập lần cuối ngày 04/01/2021).

Ngày đăng: 31/03/2024, 06:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan