1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng – Kinh nghiệm từ Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam

114 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BAO CÁO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC” CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI NĂM 2022

PHAP LUAT VE QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG LIVESTREAM BAN HÀNG -KINH NGHIEM TU TRUNG QUOC VA MOT SO GOI MO CHO VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NAM 2022

Trang 2

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE HOAT ĐỘNG LIVESTREAM BAN HANG VA PHAP LUAT QUAN LY HOAT DONG LIVESTREAM BAN

;0.9 I0 AL 6

1.1 Khái quát về hoạt động livestream bán hang 2- 2 2+ z+szxezxerxee 6

INNN(,.1/2.1 16 16 n6 6 e/(41AAHAHẠH,)L 6

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động livestream bán hàng - -©s+ce+eeczEerzrereerses 7

1.1.3 Phân loại mô hình ban hàng qua ÏiV€SÍT€QTH c5 5 +33 kE+sseeeseses &1.1.4 Vai trò của livestream bản hàHg - c 332111133511 11335 E111 kkerrks ọ

1.1.5 Tiém năng phát triển của livestream bản hàằng - + s+cs+csceczxerxee 10 1.1.6 Quản lý đối với hoạt động livestream bán hàng 2-5 sccccczterxee 12 1.1.6.1 Định nghĩa quản lý và quản lý đối với hoạt động livestream bán hang 12 1.1.6.2 Sự cân thiết quản lý nhà nước đổi với hoạt động livestream ban hàng 13 1.2 Khái quát pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hang 14 1.2.1 Khái niệm pháp luật về quan lý hoạt động livestream bán hàng - 14 1.2.2 Khái quát nội dung pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng 1 5 1.2.2.1 Cau trúc pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng 15 1.2.2.2 Nội dung pháp luật về quan lý hoạt động livestream bán hàng 16 1.3 Tiểu kết chương 1 - 2 ©s+E£+E9EE+E£EE£EE2EEEEEEE2152121712112111111 1.111 c2 18 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT TRUNG QUOC VE QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG IÀb47/9.47.0/08.7 08.09 0902 ốẼ+ 19 2.1 Quy định về quản lý đối với nền tảng livestream ban hang 19 2.1.1 Quy định về diéu kiện cấp các loại giấy phép kinh doanh đổi với nên tang

[AVAY/422///8012)/8/120/7< PP 070nA8A7e.a 19

2.1.2 Quy định về nghĩa vụ của nên tang livestream bán hàng -:- s5: 22 2.2 Quy định về quản lý đối với chủ phòng livestream và người livestream 25 2.2.1 Quy định về diéu kiện chủ thé đối với chủ phòng livestream và người

[AVJ/22//EERRERREEEEE 4ãẽa a6 “:-:3ä3 25

2.2.2 Quy định về các hành vi bị cắm đối với chủ phòng livestream và người

TINH trả wc t,Ÿ Bi Hán hh Si ti chi RSAC A ath Wk hhh A ih 26

2.2.3 Quy định về nghĩa vụ của chủ phòng livestream và người livestream 27 2.3 Quy định về quan lý đối với người bán hàng qua livestream 33 2.3.1 Quy định về đăng ký và cấp các loại giấy phépD - - +: cscc+eEzEererrxez 33 2.3.2 Quy định về phạm vi hàng hóa, dịch vụ được bán qua livestream 34

Trang 3

2.4 Quy định về chủ thé quản lý hoạt động livestream ban hàng 37

2.5 Tiểu kết chương 2 -¿- -SkSSx SE E1 11 1811211111111111111 1111111111111 te 39 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIET NAM VE QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG LIVESTREAM BAN HÀNG 2-5222 E2 121221271271211211211 21.111 cxe 40 3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý đối với nền tảng livestream bán 'bì 5 4d 40

3.1.1 Quy định về điều kiện kinh doanh nên tang livestream bán hàng 41

3.1.2 Quy định về chấm dứt hoạt động nên tảng livestream bán hang và xử phạt vi phạm hành CÌÍHÌ] 663211883193 8139511 111111119111 111111 11111111 111111 KH k1 vờ 44 3.1.3 Quy định về nghĩa vụ của nên tảng livestream bản hàng 5-5: 45 3.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý đối với chủ phòng livestream và EO LOVEE CTI esessunnseeeenornceoritsrnittnrtttittiigiLLU10.100018/60408.518.00400G500000180/ 80408018080 014/B08/06% 68ĐEN0101005408 52 3.2.1 Quy định về điều kiện chủ thé đối với chủ phòng livestream va người [221/422 n5 32

3.2.2 Quy định về các hành vi bị cam đối với chủ phòng livestream và người [D1422 005088588 32

3.2.3 Quy định về nghĩa vụ của chủ phòng livestream và người livestream 53

3.3 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quan lý đối với người ban hàng qua li c0) PA 59

3.3.1 Quy định vê điều kiện đối với người bán hàng qua livestreamm 60

3.3.2 Quy định về phạm vi hàng hóa, dịch vụ được bản qua livestream 61

3.3.3 Nghia vu cua người ban trong hoạt động livestream bán hang 61

3.4 Thực trạng pháp luật Việt Nam về chủ thé quản lý hoạt động livestream bán 3.5 Tiểu kết chương 3 - + + s St 1 1118112111111111111111111 111111111111 rre 68 CHƯƠNG 4: MỘT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THUC HIỆN PHAP LUẬT VE QUAN LY HOẠT DONG LIVESTREAM BAN HÀNG Ở VIỆT NAM - - 6c ckEEEEeEkerkrkerkerrred 69 4.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quan lý hoạt động Hiÿypsifrfciri Liinf HE nen sesssioresnoseesesutErretrrsotri tonnnfttitg853167.108000501210XE100fdR0VA00300108000%Gmp200090%9r2I02161 69 4.1.1 Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh hoạt động livestream ban hàng tai Viet ÌNQIH E32181833911 3139595 EEEESrrreeerrvee 69 4.1.2 Đông bộ quy định về website thương mai điện tử và ứng dung thương mai 72.0787 73

4.1.3 Xác định rõ các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada có phải

mạng xã hội hay KHÔI - c1 111111119111 1511111191 11119 1k 111kg khu 73

Trang 4

4.1.5 Quy định rõ ràng tư cách pháp lý, quyén và nghĩa vu của người chuyển tải sản phẩm QUGNG CÁO c5: St EEEEEE115115111211111111112112112112111101 1 ng 74 4.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý hoạt

động livestream bán hang ở Việt Nam - 2 2n n3 HH ng ren 75

4.3 Tiểu kết chương 4 - - + SE x2 2157121112111111211111111 1111111111 re 78 KẾT LUẬN - - 2 SE SE2E1215E121521211211121111112111111111111111111 111111111 erre 80 TÀI LIEU THAM KHẢO - - 2 SE E2 E9EE£EEEEEEE2EEE12112151121111121111e 111 81

PHU LỤC 2 25c 2x2 112111127 1127T11 2 112 11 21 E111 xe 87

Trang 5

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, livestream không phải là một điều gì đó xa lạ với mọi người Sự phổ biến của livestream kéo theo sự ra đời của một mô hình bán hàng kiểu mới, livestream bán hàng Mô hình này bắt đầu từ năm 2016 khi một giám đốc của Alibaba tìm kiếm những cách thức mới để khiến thương mại điện tử giống như mua sắm tại cửa hàng hơn Vào thời điểm đó, thương mại điện tử chủ yếu là văn bản và ảnh tĩnh, trong khi livestream chơi game lại phổ biến Với sự sáng tạo của mình, vị giám đốc đó đã kết hợp hai phương thức này với nhau dé tăng trải nghiệm tương tác với người tiêu dùng khi bán hàng Ý tưởng này đã trở thành xuất phát điểm cho sự ra đời của hàng loạt các kênh mua sắm qua livestream tại Trung Quốc! Trong vài năm trở lại đây, dịch Covid-19 bùng phát đã là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển của loại hình bán hàng này Minh chứng là theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, livestream bán hàng là mô hình bán hàng phát triển nhanh nhất ở quốc gia này trong năm 2020 với khoảng 600 triệu người mua hàng sau khi xem các buổi livestream và 16% dân số nước này đang hoạt động kinh doanh qua

livestream Các chuyên gia nhận định, sau sự trỗi dậy của livestream ban hàng ở Trung

Quốc, các sàn thương mại điện tử quốc tế đang nhắm đến thị trường Đông Nam Á vốn còn nhiều tiềm năng phát triển.

Trong diễn biến đó, ở Việt Nam, livestream bán hàng cũng đang trở thành “vũ khí mới” của bán hàng trực tuyến, được dự báo sẽ bùng nỗ trong tương lai Mặc dù hiện tại chưa có con số thống kê cụ thé, tuy nhiên vào năm 2018, một thống kê của Brands Việt Nam cho thay thi truong livestream Viét Nam da dat tri gia xấp xỉ 20 triệu đô la - một con số khá ấn tượng khi livestream bán hàng mới chỉ như những đốm lửa nhỏ và lẻ tẻ, chủ yếu do một số cá nhân thực hiện mang tính tự phát Vài năm gần đây, đã có những dấu hiệu rõ rệt và chắc chăn hơn về tương lai của livestream bán hàng sẽ không dừng lại như một xu hướng bán hàng trực tuyến mà sẽ trở thành một ngành công nghiệp quy mô lớn tại Việt Nam Năm 2021, VinaCapital Ventures - một quỹ đầu

tư mạo hiểm lớn của nước ngoài đã quyết định đầu tư vào ứng dụng livestream nội địa

của Việt Nam” và hiện nay hầu hết các trang mạng xã hội từ Facebook, Instagram cho đến các sản thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, Lazada đều cung cấp dịch vụ

livestream bán hàng.

! Erica Matthews & Liyan Chen (2021), Livestream Commerce: An Online Shopping Phenomenon from China

Goes Global, https://www.alizila.com/livestream-commerce-an-online-shopping-phenomenon-from-china-goes-global/ (truy cập ngày 13/3/2022)

?L.Y (2021), GoStream nhận vốn đâu tw lần thứ hai từ Quỹ VinaCapital Ventures, Báo Công Thương,

https://congthuong.vn/gostream-nhan-von-dau-tu-lan-thu-hai-tu-quy-vinacapital-ventures-153342.html (truy cậpngày 13/3/2022)

Trang 6

hoạt động này vẫn gặp đang khó khăn do thiếu cơ chế quản lý, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, dẫn đến hoạt động livestream bán hàng diễn ra vẫn mang tính tự phát, chưa chuyên nghiệp, nhiều đối tượng lợi dụng sự thiếu chặt chẽ này để thực hiện hành vi gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, quyên lợi của những người kinh doanh

chân chính và tác động xấu đến sức khỏe của cả nền kinh tế, xã hội Có những bất cập

hiện nay không dễ giải quyết như chất lượng hàng hóa, dịch vụ không được đảm bảo; tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân người tiêu dùng; xuất hiện lời nói, hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục trong các phiên livestream Thực trạng này đặt ra yêu cầu bức thiết phải có một cơ chế quản lý hiệu quả nhằm khắc phục, hạn chế các tình trạng trên dé một mặt bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong xã hội, mặt khác tạo ra môi trường cạnh tranh và phát triển lành mạnh cho những người kinh doanh bằng phương thức livestream bán hàng, phù hợp với trọng tâm phát triển nền kinh tế số Chính phủ đề ra.

Để quản lý tốt hoạt động livestream bán hàng bên cạnh tự xây dựng những cơ chế quản lý mới thì học hỏi từ các nước di trước cũng là một cách hiệu quả Hiện nay, tuy livestream ban hàng phát triển ở nhiều quốc gia nhưng chưa quốc gia nào có chính sách pháp luật cụ thé dé quản lý hoạt động này một cách mạnh mẽ và hiệu quả như Trung Quốc Những quy định đó được là nguồn dé các quốc gia khác tham khảo nhăm xây dựng chính sách pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam Đây là một trong những lý do nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn Trung Quốc làm quốc gia để tham khảo kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật Bên cạnh đó, giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có sự tương đồng nhất định về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, nên những kinh nghiệm di trước từ Trung Quốc sẽ góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện pháp luật một cách hiệu quả và phù hợp hơn.

Việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện các quy định pháp luật về quản lý hoạt động livestream ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề ra những kiến nghị và giải pháp cu thể nhằm xây dựng, hoàn thiện, thống nhất và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật là yêu cau cấp thiết đối với sự phát triển lành mạnh của nên kinh tế - xã hội Chính vì những lý do đó nhóm đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý hoạt động Livestream - kinh nghiệm từ Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam” dé nghiên cứu.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Livestream bán hàng là một hoạt động tương đối mới trên thế giới và cả ở Việt Nam Hiện chưa có nhiều đề tài khai thác, nghiên cứu livestream bán hàng dưới phương diện pháp lý Tuy vậy, cũng có thé ké đến một số công trình nghiên cứu tiêu biéu của một số tác giả như sau:

* Sách:

Trang 7

nhìn về ngành công nghiệp livestream bán hàng ở Trung Quốc), Ruo Si.

- Cuốn sách: “Social media livestreaming — Design for disruption?” (Mạng xã hội phát trực tiếp — thiết kế cho sự gián doan?), Claudette G.Artwick.

Những cuốn sách này giới thiệu tong quan về hoạt động livestream bán hàng hiện nay, những cập nhật mới nhất của ngành livestream cho thấy những rủi ro và thách thức của hoạt động này trong thời đại công nghệ phát triển.

* Đề tài nghiên cứu, bài viết, tạp chí:

- Đề tài Luận án tiến sĩ “The Political Economy of Live Streaming in China:

Exploring Stakeholder Interactions and Platform Regulation”, Yuanbo Qiu, Khoa

Nghệ thuật va Khoa học xã hội cua Trường Dai hoc Sydney (Uc), 2021.

- Đề tài Luận văn thạc sĩ ngành luật “WAAEA TEA br’, Zhang Yichi, hướng dẫn bởi GS Shen Jianping, Khoa luật, Đại học Hắc Long Giang (Trung Quốc), 2021.

- Bài viết “Livestreaming — the new era of online shopping”, Qiaowen Chen, Trường Kinh doanh Questrom, Dai hoc Boston (Mỹ), trong Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế ICEMCI lần thứ 3, 2021.

Ở Việt Nam, hiện chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào về livestream bán hàng dưới khía cạnh pháp lý Tuy vậy, các nghiên cứu về thương mại điện tử của các học giả trong nước cũng có đóng góp quan trọng, làm tiền đề để nghiên cứu về pháp luật quan lý hoạt động livestream bán hàng ở Việt Nam Có thé kê đến như:

- Đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học “Pháp Tuật về thương mại điện tu Việt Nam trong xu thé hội nhập quốc tế”, Đào Thị Thùy Linh, hướng dẫn bởi GS.TS Hoàng Thế Liên, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019.

- Đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về quản lý hoạt động của website thương mại điện tur’, Trương Thi Linh, hướng dẫn bởi TS Phan Chí Hiếu,

Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015.

- Bài viết “Hành lang pháp lý đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay”, Đào Lộc Bình và Lê Thi Hang, đăng trên Tạp chí Nghề luật số 03/2021.

Các dé tài đã cho thay góc nhìn tổng quan về quy định của pháp luật quản lý hoạt động thương mại điện tử và những định hướng điều chỉnh về vấn đề này trong tương lai khi nền kinh tế số có sự hội nhập sâu rộng và chuyên mình mạnh mẽ làm thay đôi,

đa dạng hóa các loại hình thương mại điện tử Tuy nhiên livestream bán hàng là một

mô hình mới nên việc quản lý hoạt động này vẫn còn nhiều khía cạnh khá chung chung, các van đề được nghiên cứu chỉ là những van đề quản lý chung về thương mại

điện tử mà chưa di sâu vào nghiên cứu livestream bán hàng Hiện nay, livestream ban

hàng đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, chính vi vậy, việc nghiên cứu sâu hơn

Trang 8

về quản lý hoạt động livestream bán hàng là hoàn toàn cần thiết Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quản lý hoạt động livestream bán hàng để có được những góc nhìn mới và toàn điện hơn về vấn đề này trong thời đại phát triển kinh tế số hiện nay.

3 Mục tiêu đề tài

Nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng - kinh nghiệm từ Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam” dé nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu cơ bản sau: (i) Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ở Việt Nam về quản lý hoạt động livestream bán hàng: (ii) Những thông tin, kết quả trong dé tài có thé trở thành nguồn tham khảo cho các tác phẩm, công trình nghiên cứu liên quan của các tác giả khác.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1 Đối trợng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Các vấn đề lý luận chung về livestream bán hàng và pháp luật quản lý

livestream bán hang.

- Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam va Trung Quốc có liên quan đến

quản lý hoạt động livestream bán hàng.

- Thực trang quản lý hoạt động livestream ở Việt Nam.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Quản lý hoạt động livestream bán hàng là một van dé phức tap và mang tính chuyên ngành Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, đề tài khoa học này không giải quyết tat cả các van đề mà tập trung nghiên cứu cụ thé như sau:

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật Trung Quốc (quốc gia đi đầu trong quản lý hoạt động livestream bán hàng) để làm rõ quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động

mới mẻ này, từ đó vận dụng sáng tạo đưa ra hướng đi cho Việt Nam.

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý nhà nước trong hoạt động livestream bán hàng với những SỐ liệu thống kê trong khoảng 04 năm từ năm 2018 đến nay.

- Về nội dung nghiên cứu: Phạm vi quản lý hoạt động livestream bán hàng rất rộng bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp đưa ra những chính sách riêng dé quan lý hoạt động này Tuy nhiên trong phạm vi đề tài, nhóm chỉ tập trung nghiên cứu lý luận và quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động này ở Việt Nam.

5 Cách tiếp cận

Với cách thức tiếp cận dựa trên góc độ phân tích, đánh giá và so sánh pháp luật Trung Quốc với pháp luật Việt Nam dé từ đó bổ sung, hoàn thiện pháp luật va nâng

Trang 9

Cụ thể, đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ góc độ sau:

- Tiếp cận từ cơ sở phân tích, đánh giá lý luận hoạt động quản lý livestream bán

- Tiếp cận từ phân tích, đánh giá pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng của Trung Quốc và Việt Nam.

- Tiếp cận chủ yêu từ phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý

hoạt động livestream bán hàng ở Việt Nam.

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài khoa học được thực hiện dựa trên các phương pháp sau:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng triết hoc Marx — Lenin: giải quyết van dé lý luận và thực tiễn quan lý hoạt động livestream bán hàng trong sự vận động và phát triển chung.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau băng cách phân tích chúng thành từng bộ phận dé tìm hiểu sâu về đối tượng: đồng thời liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích dé tạo ra một hệ thong ly thuyét moi day đủ và sâu sắc về đối tượng Các bình luận được sử dụng dé đưa ra nhận xét, đánh giá những bat cập trong quy định của pháp luật và những hạn chế trong áp dụng pháp luật, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện và xây dựng một khung pháp lý “chuẩn” cho quản lý livestream bán hàng Đây là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học các ngành khoa học xã hội và được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung đề tài.

- Phương pháp so sánh: trong phạm vi nghiên cứu đề tài, phương pháp so sánh được sử dụng tương đối nhiều trong trường hợp cần có sự đối chiếu, bình luận những điểm giống và khác giữa quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc.

- Phương pháp khảo sát: là phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó, hoặc có thê được diễn đạt thành lời theo yêu cau.

7 Kết cau đề tài

Nội dung của nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về hoạt động livestream bán hàng và pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng.

Chương 2: Pháp luật Trung Quốc về quản lý hoạt động livestream bán hàng Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động livestream bán

Chương 4: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng ở Việt Nam.

Trang 10

BAN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT QUAN LÝ HOAT ĐỘNG LIVESTREAM BAN HÀNG

1.1 Khái quát về hoạt động livestream bán hàng

1.1.1 Khái niệm livestream ban hàng

Livestream, hay còn gọi là phát trực tiếp, không phải là một tính năng mới xuất hiện trên thế giới mà đã có lịch sử khá lâu đời Video phát livestream qua mạng internet đầu tiên trên thế giới là buổi biểu diễn của nhóm nhạc Severe Tire Damage vào ngày 24/6/1993 Buổi biểu diễn diễn ra tại bang California, Hoa Ky và có thé xem được ở tận nước Úc xa xôi Năm 1997, RealNetworks cho ra mắt RealVideo, một trong những nền tảng thương mại hóa tinh năng livestream dau tiên trên thé giới Sau RealVideo, các nền tảng truyền thông khác cũng bắt đầu thử nghiệm tính năng livestream? Khi Youtube bat đầu cho phép livestream vào năm 2008, công nghệ này dần trở nên phô biến trên thế giới Tuy vậy, đến tận năm 2016, khi Facebook, mạng xã hội có lượng người dùng nhiều nhất Việt Nam cho ra mắt tính năng phát livestream thì livestream mới thực sự phổ biến ở Việt Nam‘.

Theo một nghiên cứu được đăng tải tạp chí International Journal of Cultural

Studies”, livestream được định nghĩa là một dich vụ phát video trực tiếp được cung cấp bởi các nền tảng thông qua website hoặc ứng dụng di động có tính năng đồng bộ và

tương tac qua đa phương thức (video, hình anh, văn bản) Livestream được coi là một

loại phương tiện truyền thông xã hội kiểu mới, bởi nó khác với những phương tiện truyền thông xã hội truyền thống như Facebook, Twitter ở chỗ nó chứa một số chức năng độc đáo như tính đồng thời và tính xác thực.

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào về livestream trong các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế Ở Việt Nam, dự thảo Nghị định sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã đưa ra định nghĩa như sau: “Video phát trực tuyến (livestream) là tinh năng cho phép tài khoản mạng xã hội truyền tải trực tuyến video trong thời gian thực ” Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, định nghĩa này chưa thực sự phù hop Th nhất, thuật ngữ video phát trực tuyến chưa thê hiện đúng bản chất của livestream Thuật ngữ này khiến người đọc dễ hình dung đến loại video có thé được xem trực tuyến trên mang internet mà không can tải về chứ không phải video được phát livestream Do đó, cần thay thé cụm từ “video phát trực tuyến ” thành “phát trực tiếp” Thứ hai, việc định nghĩa này chỉ ra livestream là tính năng của tài

3 Tom Meisfjord (2018), The Not-So-Ancient History of Live Streaming,

https://switchboard.live/blog/live-streaming-history/ (truy cập ngày 13/3/2022)

4 Thành Luân (2016), Facebook mở tính năng Live cho người dùng tại Việt Nam, Báo Thanh niên,

https://thanhnien vn/facebook-mo-tinh-nang-live-cho-nguoi-dung-tai-viet-nam-post550136.html (truy cập ngày13/3/2022)

> Stuart Cunningham, David Craig, Junyi Lv (2019), China’s livestreaming industry: platforms, politics, and

precarity, International Journal of Cultural Studies 2019, Vol 22(6), p.719-736

Trang 11

livestream Trên thực tế, có rất nhiều các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada không phải là mạng xã hội nhưng cũng có thể cung cấp tính năng livestream Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa về livestream như sau: “Phdt trực tiếp (livestream) là tính năng cho phép người dùng internet dong thời ghi lại và truyền tai video trực tuyển trong thời gian thực ”

Sự phổ biến của livestream đã tạo điều kiện cho một mô hình bán hàng kiểu mới

ra đời, đó là mô hình livestream bán hàng Theo mô hình này, người bán sẽ tự mình

hoặc thuê người khác phát video livestream trên mạng internet để giới thiệu, quảng cáo và bán hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho khách hàng là người xem

livestream Livestream là một trong những phương thức của mô hình thương mại điện

tử tương tác đang phổ biến trên thế giới Mô hình này kết hợp giữa thương mại điện tử và nên tảng mạng xã hội giúp tăng tính tương tác giữa người dùng và người bán hang và giữa những người dùng với nhau, tạo điều kiện dé người dùng chia sẻ, trao đồi kinh nghiệm mua sắm trực tuyến cũng như giúp người bán giải đáp thắc mắc, cung cấp thêm thông tin về sản phẩm ngay lập tức cho khách hàng là người xem livestream.

Từ những nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa livestream ban

hàng như sau: “Livestream bán hàng là hoạt động kinh doanh mà trong đó chủ thể kinh doanh tự mình hoặc thông qua người thứ ba phát video trên các nên tang trực tuyến trong thời gian thực để giới thiệu, quảng cáo và bản hàng hóa, dịch vụ cho

người xem livestream.”

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động livestream bán hàng

Ban chất của livestream bán hang là sự kết hợp giữa thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến và phương tiện giải trí, truyền thông trực tuyến Do đó, hoạt động livestream bán hàng có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, hoạt động livestream bán hàng mang đầy đủ đặc điểm của một hoạt động kinh doanh bằng phương thức thương mại điện tử, bao gồm: (i) các bên tiễn hành giao dịch trong hoạt động livestream bán hàng không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước; (ii) các giao dịch bán hàng qua livestream được

thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu).

Thứ hai, giữa người bán và người mua trong hoạt động livestream bán hàng có

sự kết nối nhanh chóng không giống như khi bán hàng trực tiếp hay thương mại điện tử truyền thống bởi bên cạnh việc cung cấp cho người xem các tùy chọn mua nhanh chóng cho sản phẩm họ lựa chọn thì nền tảng livestream còn cho phép người xem tham gia hỏi đáp, bình luận qua chức năng trò chuyện trong hệ thong của nên tảng Khi người xem muốn có thông tin chỉ tiết hơn, họ có thê hỏi trực tiếp người livestream qua hệ thống này Thông thường ngay sau đó, người xem sẽ nhận được phản hồi từ người livestream Như vậy, livestream bán hàng giúp tạo ra sự tương tác, kết nối cao

Trang 12

thực khi xem và mua hàng qua livestream.

Thứ ba, livestream bán hàng là hoạt động phát video trên nền tảng trực tuyến trong thời gian thực, trong đó trực tuyến trong thời gian thực mang nghĩa bao hàm như trực tiếp Thời gian thực ở đây có nghĩa là video phát không phải được quay và cắt ghép từ trước mà có sự song hành về thời gian giữa người livestream và người xem Hệ thống bình luận của nền tảng giúp người livestream biết được những phản hồi, thắc mắc từ người xem về sản phẩm; chức năng thê hiện cảm xúc của người xem đối với buổi livestream tạo nên sự tương tác mang tính đồng bộ và chân thực giữa người

livestream và người xem trong thời gian thực.

Thứ tu, trong quá trình livestream, người livestream thường dành cho người xem

những lợi ích vật chất nhất định đề thúc đây việc mua hàng hóa, dịch vụ bằng cách đưa ra những ưu đãi như tặng thêm sản phâm khi mua hàng hay giảm giá, ưu đãi đặc biệt khi mua hàng Đây cũng được coi là một trong những đặc điểm cơ bản thường thấy ở hoạt động livestream bán hàng trên tất cả các nền tảng hiện nay.

1.1.3 Phân loại mô hình ban hàng qua livestream

* Căn cứ vào tu cách cua chủ tài khoản mở phòng phát livestream:

Dựa vào tư cách của chủ tài khoản mở phòng phát livestream (sau đây gọi là

“chi phòng livestream”), ta có thé chia livestream bán hàng thành hai loại mô hình

như sau:

Loại thứ nhất là mô hình mà chủ phòng livestream là người bán hàng hóa, dịch

vu qua livestream Trong mô hình này, người livestream chính là người bán hoặc

người lao động của người bán Khi đó, họ làm công việc bán sản phẩm tương tự như

nhân viên bán hàng trong các trung tâm thương mại.

Loại thứ hai là mô hình mà chủ phòng livestream là người livestream (người

livestream không đồng thời là người bán) Trong mô hình này, người bán sẽ kí hợp đồng dịch vụ với người livestream, theo đó người livestream sẽ quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trong phòng livestream do họ đó đứng tên và nhận thù lao theo thỏa thuận Người livestream trong trường hợp nay thường là người nỗi tiếng hoặc người có sức ảnh hưởng nhất định tới cộng đồng.

* Căn cứ vào nên tang livestream:

Dựa trên nền tảng livestream thì livestream bán hàng có thé được chia làm hai

mô hình cơ bản sau đây:

Loại thứ nhất là mô hình mà các nền tảng livestream không chỉ cung cấp tính năng phát livestream mà còn cung cấp nền tảng cho các giao dịch bán hàng trực tuyến Áp dụng mô hình này thường là các sàn thương mại điện tử, điển hình như Alibaba, Taobao (Trung Quốc), Shopee, Tiki (Việt Nam)

Trang 13

livestream còn người xem sẽ đặt hàng qua việc nhấp vào đường dẫn liên kết ở phòng phát livestream để mua hàng trên các website hoặc nền tảng của bên thứ ba, như mô hình bán hàng livestream qua Douyin, Kuaishou ở Trung Quốc.

1.1.4 Vai trò của livestream ban hang

Tuy moi chỉ xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, cộng thêm chất xúc tác là đại địch Covid-19,

ngày nay, hình thức livestream bán hàng ngày càng trở nên quen thuộc với người Việt

Nam So với hình thức bán hàng trực tiếp và thương mại điện tử truyền thống, livestream bán hàng mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả người bán và người mua.

* Vé phía người bản:

Thứ nhất, livestream bán hàng giúp người bán tiết kiệm chi phí Nếu như khi bán hàng theo kiểu truyền thống, người bán phải thuê mặt bang làm cửa hàng, mua sắm, lắp đặt các thiết bị, trang trí cửa hàng thì khi livestream bán hàng, người bán chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng và một tài khoản trên nền tảng livestream là đã có thé livestream bán hàng bất cứ lúc nào Livestream bán hàng cũng là một hình thức quảng cáo hiệu quả cho sản phẩm, qua đó còn giúp người bán tiết kiệm chi phí quảng cáo so với bán hàng truyền thống.

Thứ hai, livestream bán hàng giúp người bán tiếp cận được nhiều khách hang hơn Nếu như cửa hàng truyền thống chỉ có thê tiếp cận khách hàng trên một khu vực địa lý nhất định thì livestream bán hàng giúp người bán tiếp cận với rất nhiều khách hàng tiềm năng trên khắp cả nước, thậm chí cả khách hàng quốc tế Nếu người livestream có ngoại hình và khả năng giao tiếp, ứng biến tốt, cộng thêm một chút cá tính riêng thì livestream sẽ rat dé được lan truyền tới nhiều người.

Thứ ba, livestream bán hàng giúp người bán tăng sự uy tín với khách hàng Một

ưu điểm vượt trội của livestream so với thương mại điện tử truyền thống chụp ảnh và đăng bài về mặt hàng đó là trong buổi livestream người xem sẽ có cơ hội nhìn thấy sản

phẩm, được hỏi người livestream về sản phẩm, tư van mẫu mã, kiểu dáng, trò chuyện,

tương tác một cách nhanh chóng và trực tiếp, tạo nên nhiều sự kết nối mà việc chụp ảnh và đăng bài không thê làm được.

* Về phía người mua:

Thứ nhất, mua hàng qua livestream giúp người mua an tâm về chất lượng sản phẩm hơn khi chỉ nhìn qua ảnh Khi mua hang qua livestream, người mua có thé cảm nhận sản phâm một cách trực quan; nhanh chóng nhận được thông tin tư vấn từ người livestream, qua đó phần nào tránh được tình trạng khác nhau một trời một vực giữa hình trên mạng và hàng thực tế Việc những người livestream trực tiếp sử dụng, trải nghiệm sản phẩm và giải thích kỹ lưỡng băng kiến thức chuyên môn về từng mặt hàng giúp người mua tin tưởng và dé dàng chấp nhận sản phẩm nhanh hơn.

Trang 14

Thứ hai, mua hang qua livestream giúp người mua tiết kiệm thời gian và chi phí Khi mua hàng qua livestream, người mua không mất thời gian, công sức đi đến các cửa hàng để tìm kiếm món đồ mình muốn mua mà chỉ cần ngồi một chỗ cũng có thể mua bat cứ thứ gì mình muốn Khi mua hàng qua livestream, người mua cũng không phải mat công đợi chờ người bán trả lời tin nhăn hay đọc từng dòng nhận xét về sản phẩm như khi mua hàng qua ảnh truyền thống Khi mua hang qua livestream, người mua còn dé dang mua được đồ với giá rẻ hơn khi mua trực tiếp vì người bán thường giảm giá sâu, tặng combo, miễn phí giao hàng để thu hút khách hàng.

Thứ ba, xem livestream bán hàng là một hình thức giúp người xem giải trí Đại

dịch Covid-19 bùng phát khiến người ta ít ra ngoài và tìm kiếm sự giải trí, giải tỏa căng thắng qua mạng nhiều hơn Phần lớn những người livestream đều rất hoạt ngôn, nói chuyện cuốn hút, biết cách lôi kéo, hap dẫn người xem khiến khán giả xem rat vui vẻ Chính vì tính giải trí cao khi xem livestream bán hàng nên thậm chí có nhiều người nghiện xem livestream bán hang dù không hè đặt mua sản phẩm.

1.1.5 Tiềm năng phát triển của livestream bán hàng

Thứ nhất, livestream bán hàng có tiềm năng phát triển thành một ngành công

nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam trong tương lai.

Năm 2016, ngành công nghiệp livestream bán hàng mới manh nha phát triển ở Trung Quốc, đất nước tỷ dân và cũng là cái nôi của ngành livestream bán hàng Đến năm 2018, ngành công nghiệp livestream tại Trung Quốc bước vào đà tăng trưởng Các nền tảng thương mại điện tử đã trợ giá dé hỗ trợ người sản xuất nội dung, các nên tảng mạng xã hội video cũng bắt đầu xây dựng chuỗi cung ứng thương mại điện tử của riêng mình Ngành livestream bán hàng ở Trung Quốc thực sự bùng nỗ vào giai đoạn 2019 - 2020 Livestream bán hàng trở nên phổ biến va phát triển mạnh mẽ, số lượng các giao dịch qua livestream tăng vọt, người người nhà nhà đều sử dụng livestream như một kênh bán hàng chủ lực Doanh thu bán hàng qua livestream tại Trung Quốc

năm 2020 ước đạt hơn 170 tỷ USD, tỷ trọng doanh thu bán hàng nhờ livestream năm

2022 dự kiến sẽ chiếm 20% tổng tỷ trọng thương mại điện tử ở quốc gia này Mọi hàng hóa và dịch vụ đều có thể được bán qua livestream, như bảo hiểm nhân thọ, gói vay, khóa học, tour du lịch, ô tô, nhà đất, thậm chí cả dịch vụ phóng vệ tinh.

Livestream bán nông sản trên mạng đã giúp hàng triệu nông dân ở các vùng nông thôn

Trung Quốc đổi đời Nhiều lãnh đạo địa phương cũng quảng cáo, bán sản phâm của địa phương mình qua sóng livestream.” Nhiều tỷ phú Trung Quốc cũng lên mạng livestream bán hàng như tỷ phú Jack Ma của Alibaba đã kết hợp với “ông hoàng son

5 Tháng 4/2020, Vi A, người được mệnh danh là “nữ hoàng livestream” của Trung Quốc đã livestream bán dich

vụ phóng vệ tinh va sau 10 giây đã có khách mua hang.

7 Thủy Diệu (2020), Livestream bản hàng: Ngành công nghiệp ty đô chờ gọi tên những "ông hoàng",VnEconomy,

https://vneconomy.vn/livestream-ban-hang-nganh-cong-nghiep-ty-do-cho-goi-ten-nhung-ong-hoang-646193.htm (truy cap ngay 02/01/2022)

Trang 15

môi” Lý Giai Kỳ livestream ban son môi đạt doanh thu 145 triệu USD; CEO Xiaomi

Lôi Quân livestream sau 02 tiếng đã thu về hơn 100 triệu nhân dân tệ từ việc bán bút bi, cân điện tử đến điện thoại động minh, ti vi; CEO Đồng Minh Châu của Tập đoàn Gree Electric Appliances cũng thu về 310 triệu nhân dân tệ sau 03 giờ livestream Š

Tại Việt Nam, từ cuối năm 2020, nhiều dự báo đã cho thấy livestream không chỉ là một xu hướng bán hàng trực tuyến mà sẽ sớm trở thành một ngành công nghiệp quy mô lớn tại Việt Nam Chưa có con số thống kê chính xác về doanh thu ngành

livestream bán hàng tại Việt Nam, tuy nhiên trang Brands Vietnam ước tính thị trường

livestream trong nước đạt 20 triệu USD vào năm 2018 — một con SỐ VÔ cùng an tuong với loại hình mới xuất hiện ở Việt Nam Khi số lượng người livestream không ngừng tăng lên, quy mô cũng mở rộng đáng kể, dự đoán về một ngành công nghiệp livestream tỷ đô tại Việt Nam như ở Trung Quốc trong vài năm tới là hoàn toàn có cơ sở Thống kê từ Công ty cô phần Công nghệ GoStream cho thấy, vào tháng 01/2021,

bình quân mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 70 - 80 nghìn phiên livestream ban hang

trên các nền tảng mạng xã hội, ngoài ra còn có khoảng 2.000 - 3.000 phiên livestream bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki Như vậy, bình quân

mỗi tháng có khoảng 2,5 triệu phiên livestream bán hàng với sự tham gia của hon 50

nghìn nhà bán hàng Theo số liệu của Lazada, vào tháng 9/2020, số lượng đơn hàng thành công qua kênh livestream trong quý 3/2020 của sàn này tăng hơn 50 lần so với cùng kỳ năm trước; tổng số nhà bán hàng và thương hiệu tham gia livestream trong quý 3/2020 tăng hơn 6,5 lần so với cùng kỳ năm trước; doanh thu của các thương hiệu và nhà bán hàng qua kênh livestream tăng hơn 420 lần cùng kỳ năm trước.

Nhiều thành tích livestream bán hàng tại Việt Nam cũng đã được ghi nhận Chỉ

trong 01 ngày khuyến mãi trực tuyến vào tháng 12/2020, một đơn vị bán phụ kiện điện

thoại di động tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thu về doanh số bán hàng lên đến 13 ty đồng qua livestream Tháng 8/2020, thương hiệu điện thoại OnePlus ra mat 02 san

pham mới nhất tai thị trường Việt Nam bang hình thức trực tuyến Ngay trong sự kiện

này, chương trình livestream đã bán được 800 chiếc điện thoại thông minh trong vòng 29 phút, doanh thu đạt gần 9,9 tỷ đồng Trong thời gian giãn cách xã hội năm 2020, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã livestream bán hàng làm từ thiện và chốt được hơn 12.000 đơn hàng Nam nghệ sĩ đắt sô livestream bán hàng nhất hiện nay, diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm, mỗi ngày livestream 03 - 04 lần với mức thù lao 15 triéu/lan.!°

Thứ hai, livestream bán hàng dang dan trở thành một nghề mới trong xã hội.

8 Tú Ân (2021), Livestream: Vũ khí mới cua bán hàng trực tuyển Báo Đầu tư Online,

https://baodautu.vn/livestream-vu-khi-moi-cua-ban-hang-truc-tuyen-d137015.html (truy cập ngày 02/01/2022)

° Nhi Dang (2021), Livestream bán hàng — “Lỗi thoát hiểm” mùa dich cho doanh nghiệp Việt, Ecomobi,

https://ecomobi.com/vi/livestream-ban-hang-loi-thoat-hiem-mua-dich-cho-doanh-nghiep-viet/ (truy cập ngày02/01/2022)

© Tú Ân (2021), Livestream: Vũ khí mới của bản hàng trực tuyến Báo Đầu tu Online,

htfps://baodautu.vn/livestream-vu-khi-moi-cua-ban-hang-truc-tuyen-dI37015.html (truy cập ngày 02/01/2022)

Trang 16

Tháng 5/2020, Bộ Lao động Trung Quốc đã chính thức công nhận livestream bán hàng là một nghề nghiệp ở nước này Tại Việt Nam, livestream bán hàng cũng đang dan trở thành một nghề mới trong xã hội và được nhiều người theo đuôi Minh chứng là những khóa học dành cho công việc này đã ra đời và thu hút số lượng lớn học viên Theo chủ một lớp học, phần lớn người học tìm đến đều đang kinh doanh qua mạng, muốn có thêm kiến thức và kỹ năng về livestream dé phục vụ cho công việc bán hàng của mình Ngày 10/12/2020, Tập đoàn công nghệ NextTech đã ra mắt Học viện Livestream NextOn nhằm đào tạo nhân sự chuyên livestream bán hàng trên các nền

tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử (hình ảnh tại phụ lục 7)!! Bên cạnh đó,

các dịch vụ cho thuê địa điểm và công cụ livestream cũng trở nên nhộn nhịp Theo chủ một số studio, giá thuê địa điểm dé quay livestream trong 01 tiếng là 200.000 đồng, giá thuê làm video cho các cửa hàng từ 800.000 đồng — 3.000.000 đồng Dich vụ này ngày càng trở nên hút khách và thực sự bùng né trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19.!2

1.1.6 Quản lý đối với hoạt động livestream bán hàng

1.1.6.1 Định nghĩa quản lý và quản lý đối với hoạt động livestream bán hàng

Hiểu một cách chung nhất, quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể

quản lý đối với các doi tượng quan lý Quan lý xuất hiện ở bat kì noi nào, lúc nào nêu

ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người Mục đích và nhiệm vụ của quản

lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung theo những phương hướng thống nhất nhằm dat được mục tiêu đã định trước Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền UY, CÓ tô chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung, có quyền uy thì mới bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tô chức!3 Phạm vi quản lý hoạt động livestream bán hàng rất rộng bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp đưa ra những chính sách riêng để quản lý hoạt động này Tuy nhiên trong phạm vi đề tài, nhóm chỉ tập trung nghiên cứu lý luận và quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động này ở Việt Nam.

Nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể đưa ra khái niệm quản lý hoạt động

livestream bán hàng như sau: “Quan ly hoạt động livestream ban hàng là sự tác động

có tô chức, có định hướng, có kế hoạch của Nhà nước đổi với các đối tượng quản lÿ trong hoạt động livestream bán hàng nhằm thiết lập một cơ chế quản lý hiệu quả đối với hoạt động livestream ban hàng, phát huy được những ưu điểm vượt trội, hạn chế tôi da những nhược điểm của phương thức bán hàng này và xử lý nghiêm các hành vi

1! Thủy Diệu (2020), Việt Nam lan dau tiên có Học viện livestream, VnEconomy,

https://vneconomy.vn/viet-nam-lan-dau-tien-co-hoc-vien-livestream-646207.htm (truy cập ngày 02/01/2022)

2 Hà Phuong (2021), Livestream bán hàng: Tiềm năng và thách thức, Thời báo Ngân hàng,

https://thoibaonganhang vn/livestream-ban-hang-tiem-nang-va-thach-thuc-112707.html (tuy cập ngày

3 Trường Dai học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội, tr.13

Trang 17

gây phương hại đến người tiêu dùng cũng như xã hội trong quả trình livestream ban hàng.” Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chủ thể quản lý hoạt động livestream được hiểu là các cơ quan Nhà nước quan lý có thâm quyền và đối tượng quản lý là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ livestream, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng qua livestream, người livestream và các cơ quan, tô chức, cá nhân khác có liên quan đến

hoạt động livestream bán hàng.

1.1.6.2 Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động livestream bán hàng Livestream bán hàng đang trên đà phát triển ở Việt Nam với tiềm năng rất lớn trong tương lai Tuy nhiên, hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề này chưa thực sự day đủ đã khiến việc quản lý hoạt động livestream bán hang gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, chất lượng hàng hóa, dich vụ ban qua livestream không được dam bảo Mặc dù bằng hình thức livestream bán hàng, người mua có thể nhìn thấy sản phẩm qua video trước khi mua hàng, tuy nhiên khi nhìn qua livestream, người mua không thê phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, hàng nhái Thậm chí, có

nhiều trường hợp, hàng livestream một đăng, hàng nhận được một nẻo Các kênh

livestream là mảnh đất màu mỡ của hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ Không khó dé bắt gặp các buổi livestream ban hàng mà người livestream quảng cáo sản phẩm của các thương hiệu xa xi với giá chi từ vài

chục đến vài trăm nghìn trong khi giá thực tế lên đến hàng chục triệu đồng Trên thực

tế, đây đều là hàng giả, hàng nhái các nhãn hiệu nổi tiếng Không chỉ bán những mặt hàng thông thường, nhiều người còn bán những mặt hàng đặc thù như dược phẩm trên sóng livestream Nhiều người tiêu dùng đã nghe theo, mua thuốc trên livestream về uống khiến bệnh tình không những không giảm mà còn trầm trọng hơn.

Nhiều trường hợp người tiêu dùng mua phải hang giả, hàng nhái, hàng kém chat lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ qua livestream muốn khiếu nại tới người bán thì bị người bán chặn, không thê liên lạc được Người tiêu dùng không biết người bán là ai, địa chỉ ở đâu, nên khi phản ánh tới Hội bảo vệ người tiêu dùng thì không thể giải quyết được, khi kiện ra tòa thì tòa cũng không nhận đơn do không có địa chỉ cụ thể của tổ chức, cá nhân bán hàng Chỉ có cơ quan công an mới có chức năng điều tra, tuy nhiên thiệt hại khi mua hàng qua livestream thường có giá trị nhỏ, vài trăm nghìn đến vài triệu đồng nên cơ quan công an cũng không tiếp nhận.

Thứ hai, người mua hàng qua livestream có nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá

Khi mua hàng qua livestream, người mua thường để lại các thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại ngay dưới phần bình luận nên một số đối tượng lừa đảo đã lợi dụng điểm này, dùng số điện thoại người mua cung cấp, giả danh người bán gọi điện cho người mua dé lừa đảo Không chi vậy, theo ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó chánh Văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường, qua vụ việc bắt giữ kho hàng lậu ở Lào Cai tháng

Trang 18

7/2020, lực lượng chức năng phát hiện nhóm đối tượng đã lay mã định danh của người dùng trên mạng xã hội dé đánh cắp thông tin cá nhan'* Người tiêu dùng chỉ cần bình luận vào video livestream thì lập tức có phần mềm quét và lưu giữ toàn bộ mã định danh của người dùng Với mã định danh này, kẻ xấu có thể lợi dụng để xác định được tên, tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại, thói quen của người tiêu dùng Việc lộ thông tin cá nhân hoặc thông tin bị bán cho bên thứ ba khiến người tiêu dùng gặp nhiều phiền toái như phải nhận các tin rao vặt, quảng cáo không theo ý muốn thậm chí bị lừa đảo, bị kẻ xấu mạo danh đề thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ ba, nhiều người livestream có lời nói, hành vi, cử chỉ không phù hợp với dao đức, thuan phong mỹ tục, xúc phạm đến người khác.

Trên thực tế, có nhiều người livestream vi dé thu hut người xem nên đã có

những hành vi không đúng mực như khoe thân, ăn mặc hở hang, chửi boi trên

livestream Với tiêu chí càng hở bạo, càng lỗ lăng thì càng có nhiều người xem livestream, nên để giữ chân người xem, nhiều cô gái không ngại khoe thân bang các trang phục hở hang Phần bình luận bên dưới những livestream này cũng đa số đều là những lời lẽ khiếm nhã Một chiêu trò lố bịch khác mà người livestream dùng dé thu

hút người xem là chửi khách trên sóng livestream Thậm chí, chửi khách đã trở thành

thương hiệu của nhiều người livestream Không chỉ có người livestream chửi khách, nhiều khách hàng cũng hùa theo chửi rủa, nhục mạ người khác, khiến cho môi trường

trên không gian mạng trở nên kém văn minh".

Thực trạng hoạt động livestream bán hang đặt ra yêu cầu bức thiết cho cơ quan quản lý cần phải vào cuộc, đặt ra một hành lang pháp lý vững chắc hơn để quản lý

hoạt động livestream bán hàng, làm trong sạch môi trường bán hàng qua livestream,

tạo niềm tin và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thúc đây ngành livestream ban hàng chân chính phát triển và xử lý các hành vi livestream bán hàng vi phạm pháp luật 1.2 Khái quát pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng

1.2.1 Khái niệm pháp luật về quan lý hoạt động livestream ban hàng

Với sự ra đời nhanh chóng và tiềm năng phát triển sâu rộng trong tương lai của

hoạt động livestream bán hàng thì công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này là

một phan không thé thiếu Hoạt động quản ly nhà nước nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh trên mạng, đồng thời cũng bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của người tiêu dùng thông qua việc pháp luật đề ra những quy định, biện pháp ngăn ngừa hành vi gây

ảnh hưởng xâu đên các bên tham gia và gây ra hệ lụy đên toàn xã hội.

!4 Thái An (2020), Cảnh báo: Nguy cơ cao bị đánh cắp thông tin cá nhân khi mua hàng livestream, Báo sở hữu

trí tuệ,

https://sohuutritue.net.vn/canh-bao-nguy-co-cao-bi-danh-cap-thong-tin-ca-nhan-khi-mua-hang-livestream-d79559.html, (truy cap ngay 17/3/2022)

'S Nhị Tiến (2021), Rác mang: Livestream bán hàng kiếm sống cũng chửi khách, Vietnamnet,

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/livestream-ban-hang-kem-chui-khach-van-co-ca-trieu-nguoi-xem-745335.html(truy cap ngay 17/3/2022)

Trang 19

Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh và chuẩn xác về pháp luật quan lý hoạt động bán hàng livestream, tuy nhiên dựa trên khái niệm về pháp luật, về hoạt

động bán hàng livestream và quản lý hoạt động bán hàng livestream, nhóm nghiên cứu

đưa ra định nghĩa như sau: “Pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng là hệ thống các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước dé điều chỉnh các mối quan hệ có liên quan hoặc phát sinh trong hoạt động livestream ban hàng nhằm thiết lập một cơ chế quản lý hiệu

quả đối với hoạt động ban hàng livestream.”

1.2.2 Khái quát nội dung pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng 1.2.2.1 Cau trúc pháp luật về quan lý hoạt động livestream bán hang

Trung Quốc - quốc gia tiên phong trong quản lý hoạt động livestream bán hàng đã có những động thái điều chỉnh tích cực và kịp thời nhằm siết chặt quản lý, ngăn chặn, khắc phục mặt trái của hoạt động này Hoạt động livestream ban hang ở Trung Quốc trước tiên chịu sự điều chỉnh của các luật chung như: Bộ luật Dân sự; Luật Thương mại điện tử; Luật Cấp phép hành chính; Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh; Luật Quảng cáo; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật An toàn thực

phẩm; Luật Chất lượng sản phẩm; Luật Nhãn hiệu; Luật Sáng chế; Luật giá

Ngoài ra còn có văn bản điều chỉnh do các Bộ ban hành như Thông báo của Tổng cục phát thanh và truyền hình về việc tăng cường quản lý hoạt động livestream, chương trình trực tuyến và livestream thương mại điện tử; Thông báo tăng cường quản lý hoạt động biểu diễn trực tuyến; Biện pháp quản lý hành chính đối với hoạt động kinh doanh biểu diễn trực tuyến; Các quy định tam thời về quản lý hoạt động khuyến mại; Ý kiến hướng dẫn về tăng cường giám sát hoạt động livestream bán hàng; Ý kiến hướng dẫn về tăng cường quản lý tiêu chuẩn hàng hóa bán qua livestream; Các biện

pháp quản lý livestream bán hàng

Cuối cùng là các quy tắc tự điều chỉnh khác như Bộ quy tắc ứng xử tiếp thị qua livestream của Hiệp hội quảng cáo Trung Quốc; Tiêu chuẩn kỹ thuật về hoạt động và dịch vụ mua sắm trực tiếp băng video; Tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý livestream thương mại điện tử và một số quy định dự thảo, thử nghiệm khác đang tiếp tục nghiên cứu và tiễn hành.

Có thể thấy, nguồn pháp luật điều chỉnh của Trung Quốc hiện nay quy định một cách đa dạng, tương đối đầy đủ và thống nhất về quyền và nghĩa vụ của các chủ thê khi tham gia vào quan hệ pháp luật có liên quan đến hoạt động livestream bán hàng.

Ở Việt Nam, pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng livestream được hình thành bởi nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau Các văn bản pháp luật quy định chung nhất về quản lý hoạt động livestream bán hàng có thé ké đến như:

Trang 20

- Bộ luật Dân sự 2015; Luật Thuong mai 2005; Luật Bao vệ người tiêu dùng

2010 (sửa đổi, bố sung năm 2018); Luật Giao dịch điện tử 2005; Luật An ninh mang 2018; Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật Quang Cáo 2012 (sửa đôi, bố sung năm 2018); Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007; Luật An toàn thông tin mạng 2015; Luật Viễn thông 2009 (sửa đổi, bỗ sung năm 2018) ;

- Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về

thương mại điện tử; Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính

phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Quảng cáo; Nghị định 70/2021/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ

sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cắm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ;

- Quyết định 874/QD-BTTTT ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Có thé thay, nguồn pháp luật điều chỉnh về quản lý hoạt động livestream ban hàng ở Việt Nam hiện nay tương đối đa dạng và được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, từ luật cho tới các văn bản dưới luật do nhiều co quan khác nhau ban hành Điều này cũng tương đối giống với Trung Quốc, nơi các quy định điều chỉnh hoạt động livestream bán hàng cũng được quy định trong các luật do Quốc hội

ban hành và các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành Tuy nhiên, khác

với Trung Quốc đã có một số văn bản pháp luật quy định riêng về livestream bán hàng do các cơ quan cấp Bộ ban hành, ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản pháp luật cụ thé nào quy định riêng về livestream bán hàng.

1.2.2.2 Nội dung pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng * Quy định về quản lý đối với nền tang livestream bán hàng

Nền tảng livestream bán hàng là hệ thống mạng thông tin cung cấp dịch vụ kỹ thuật livestream cho các chủ thé livestream dé tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hàng hóa, dịch vụ thông qua phát sóng livestream bằng cách mở chức năng phát livestream của người đăng ký Nền tảng livestream bán hàng là sản phâm của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ livestream cho người dùng Nền tảng livestream bán hàng thường là

Trang 21

các mạng xã hội hoặc các sản thương mại điện tử Nền tảng livestream bán hàng cần phải dap ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật dé có thé cung ứng dich vụ livestream cho người dùng Các quy định quản lý đối với nền tảng livestream bán

* Quy định về quản lý đối với chủ phòng livestream và người livestream

Chủ phòng livestream là người đăng ký tài khoản trên nền tảng livestream để

tham gia livestream bán hàng Người livestream là người thực hiện phiên livestream,

trực tiếp quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ tới người xem Người livestream có thê đồng thời là chủ phòng livestream hoặc không phải chủ phòng livestream.

Để có thể tham gia livestream bán hàng, chủ phòng livestream và người livestream cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Các quy định quản lý đối với chủ phòng livestream và người livestream có thé kế đến bao gồm:

- Quy định về điều kiện chủ thể mà chủ phòng livestream và người livestream cần đáp ứng dé được đăng ký tài khoản livestream và tham gia livestream bán hàng:

- Quy định về những hành vi bi cam đối với chủ phòng livestream và người

- Quy định về nghĩa vụ chủ phòng livestream và người livestream phải thực hiện

trong quá trình livestream bán hàng;

- Quy định về chế tài xử lý đối với chủ phòng livestream và người livestream có

hành vi vi phạm pháp luật.

* Quy định về quản lý doi với người bán hàng qua livestream

Người bán hàng qua livestream là các thương nhân có nhu cầu bán hàng hóa, dịch vụ thông qua việc phát sóng livestream trên các nên tảng livestream bán hang

nhưng không phải là người livestream Người bán trong hoạt động livestream bán

hàng rất đa dạng, từ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm, các trung gian thương mại cho đến các tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Vì hoạt động thương mại điện tử rất phức tạp và khó kiểm soát nên để đảm bảo

môi trường kinh doanh lành mạnh, đặc biệt là môi trường kinh doanh qua hình thức

livestream bán hàng thì việc pháp luật đưa ra những quy định dé quản lí đối với người bán là không thê thiếu Các quy định quan lý đối người bán có thé ké đến bao gồm:

- Quy định về việc cấp các loại giấy phép kinh doanh cho người bán;

Trang 22

- Quy dinh về phạm vi hàng hóa, dịch vụ được ban qua livestream; - Quy định về nghĩa vụ của người bán;

- Quy định về chế tài xử lý đối với người bán có hành vi vi phạm pháp luật * Quy định về chủ thể quản lý hoạt động livestream bán hàng

Chủ thể quản lý hoạt động livestream hàng là các cơ quan nhà nước được phân công, phân cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về livestream bán hàng Cơ quan quản lý được xác định thâm quyền quản ly theo lãnh thé hoặc theo ngành, theo lãnh thé thì được phân ra thành hai cấp quản ly là cơ quan quản lý cấp trung ương và cơ quan quản lý cấp địa phương, quản lý theo ngành thì được giao cho hệ thống cơ quan chuyên ngành như các cơ quan quản lý về

thương mại điện tử, quảng cáo, nội dung thông tin mạng Với chức năng, nhiệm vụ

của mình, hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước tác động lên nền kinh tế một cách có hệ thống, có tổ chức thông qua pháp luật cùng hệ thống các chính sách nhăm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3 Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề lý luận về livestream

bán hàng và quản lý hoạt động livestream ban hàng Dựa trên những nghiên cứu cua

nhóm, các tác giả đã đưa ra định nghĩa “livestream bán hang”, phân tích các đặc điểm

của hoạt động livestream bán hàng, phân loại các mô hình livestream bán hàng, chỉ ra

những lợi ích cũng như ton tại của hoạt động livestream bán hàng ở Việt Nam Nhóm tác giả nhận định răng livestream ban hàng có tiềm năng phát triển to lớn và có thé trở

thành một ngành công nghiệp tỷ đô ở Việt Nam trong tương lai Tuy nhiên, hành lang

pháp lý để quản lý hoạt động livestream bán hàng ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự đầy đủ Do đó, nhóm tác giả cho rằng cần phải thiết lập một hành lang pháp lý vững chắc hơn để quản lý hoạt động livestream bán hàng, làm trong sạch môi trường bán hàng qua livestream, tạo niềm tin và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thúc day ngành livestream bán hàng chân chính phát triển và xử lý các hành vi livestream bán

hàng vi phạm pháp luật.

Trong chương này, nhóm nghiên cứu cũng đã trình bày khái quát về pháp luật điều chỉnh hoạt động livestream bán hàng ở Việt Nam và Trung Quốc Nhóm nghiên cứu phân chia nội dung pháp luật về quản lý hoạt động livestream bán hàng thành bốn nhóm quy định bao gồm: (i) các quy định về quản lý đối với nền tảng livestream bán hàng: (ii) các quy định về quản lý đối với chủ phòng livestream và người livestream; (iii) các quy định về quản lý đối với người bán hàng qua livestream; (iv) các quy định về chủ thé quản lý hoạt động livestream bán hàng.

Trang 23

CHƯƠNG 2: PHAP LUẬT TRUNG QUOC VE QUAN LÝ HOAT ĐỘNG

LIVESTREAM BAN HÀNG

2.1 Quy định về quản ly đối với nền tang livestream ban hang

Tháng 4/2021, bảy cơ quan nhà nước Trung Quốc bao gồm Cục Quản lý không gian mạng, Bộ Công an, Bộ Thương mại, Bộ Văn hóa và Du lịch, Tổng cục thuế, Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục phát thanh và truyền hình đã phối hợp ban hành văn bản “Các biện pháp quản lý livestream bán hàng” dé trién khai thử nghiệm Các biện

pháp này được đưa ra dựa trên quy định của Luật An ninh mạng, Luật Thương mại

điện tử, Luật Quảng cáo, Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh và Quy định quản lý nội dung trên mạng internet của Trung Quốc Các biện pháp này có hiệu lực từ ngày 25/5/2021 với mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, thúc đây sự phát triển lành mạnh, có trật tự của một hình thức kinh doanh mới và tạo ra một không

Tại Điều 2 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng có quy định về định nghĩa “nên tảng livestream ban hàng” như sau: “Trong văn bản này, thuật ngữ “nên tang livestream ban hàng” là chỉ các loại nên tảng cung cấp dich vụ livestream, bao gom nên tảng chuyên phục vụ livestream, nên tang video, nên tang thương mại điện tử ”.

Bên cạnh đó, văn ban này cũng quy định trường hợp hoạt động livestream bán hàngđược thực hiện thông qua các website tự xây dựng thì website đó cũng được coi là một

nên tảng livestream bán hang.

2.1.1 Quy định về điều kiện cấp các loại giấy phép kinh doanh đối với nên

tang livestream ban hang

Theo quy định tai Điều 5 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, nền tang

livestream bán hàng phải tuân thủ các thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật,

đồng thời phải thực hiện các đánh giá an toàn bảo mật theo quy định của pháp luật có liên quan Nếu pháp luật liên quan quy định phải có giấy phép hành chính dé cung cấp dịch vụ livestream thì nền tảng livestream bán hàng phải xin cấp giấy phép hành chính

theo quy định của pháp luật.

* Giấy phép đăng ký kinh doanh:

Để có thé kinh doanh nền tảng livestream bán hàng, trước hết cần phải thành lập doanh nghiệp, bởi tất cả các loại giấy phép dé thành lập nền tảng livestream đều chỉ được cấp cho các pháp nhân độc lập, cá nhân tự kinh doanh không thé xin các giấy phép để thành lập nền tảng livestream Do vậy, doanh nghiệp kinh doanh nền tảng livestream bán hàng cần phải có Giấy phép đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh bao gồm tham gia vào các hoạt động văn hóa trên mạng Internet.

* Giấy phép kinh doanh dich vụ viễn thông gid trị gia tăng (Giấy phép ICP):

6 bã Se ELINA CbMT)

Trang 24

Theo quy định tại Điều 3 Lệnh số 292 Các biện pháp quản lý dịch vụ thông tin trên mang do Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành năm 2000 (sửa đổi, bố sung năm

2011), dịch vụ thông tin mạng được chia thành hai loại là thương mại và phi thương

mại!” Dịch vụ thông tin mạng thương mai là hoạt động cung cấp thông tin có trả phí

cho người dùng Internet Dịch vụ thông tin mạng phi thương mại là hoạt động cung

cấp thông tin mở và chia sẻ miễn phí cho người dùng qua mạng internet Đồng thời, Điều 4 của văn bản này quy định răng, nhà nước thực hiện chế độ cấp phép đối với dịch vụ thông tin mạng thương mại và thực hiện chế độ đăng ký đối với dịch vụ thông tin mạng phi thương mại Nói cách khác, trường hợp nền tảng cung cấp các dịch vụ miễn phí thì chỉ cần tiến hành đăng ky website, trường hợp nền tảng cung cấp các dich vụ có thu phí người bán như phí dịch vụ kỹ thuật, phí quản lý nền tảng thì cần phải thực hiện thủ tục xin cấp các giấy phép tương ứng.

Các nền tảng livestream bán hàng cung cấp dịch vụ có trả phí là thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông Do đó theo Điều 3 Lệnh số 5 do Bộ Công nghiệp và Thông tin ban hành về Các biện pháp quản lý đối với giấy phép kinh doanh viễn thông, doanh nghiệp quản lý nền tảng livestream bán hàng cần phải xin cấp giấy phép ICP Để được cấp giấy phép ICP, doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật như'Š: Doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp; có nguồn vốn và đội ngũ chuyên gia phù hợp đề thực hiện các hoạt động kinh doanh; có uy tín hoặc khả năng cung cấp dịch vụ lâu dài cho người dùng:

Giấy phép ICP do Bộ Công nghệ và Thông tin cấp, có hiệu lực trong vòng 05 năm Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép ICP sẽ phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý công thương nơi đăng ký kinh doanh và tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương, khu tự trị nơi ghi trên giấy phép; đồng thời phải thành lập chi nhánh hoặc công ty con tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị nơi ghi trên giấy phép dé thực hiện kinh doanh.!? Trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp có sự thay đổi về pháp nhân kinh doanh, loại hình kinh doanh, tên miền, phạm vi hoạt động kinh doanh, vốn đăng ky, nơi đăng ký, tên doanh nghiệp, người đại điện theo pháp luật của doanh nghiệp thì phải thực hiện các thủ tục thay đổi giấy phép ICP Trong trường hợp giấy phép ICP hết hạn mà doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh thì phải nộp đơn xin gia hạn giấy phép ICP cho cơ quan cấp phép 90 ngày trước thời điểm giấy phép hết hạn Doanh nghiệp thuộc đối tượng phải xin giấy phép ICP mà không thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép ICP sẽ bị phạt tiền từ 5000 nhân dân tệ đến 30000 nhân dân tệ và buộc phải làm thủ tục xin cấp phép.?0

7 th \ RSE AIRES #428 292 2, AK (a AIRS RINE

'8 EMA EGER SB 5S, CLE MSR VF AY ES LN)

PBT R, BA, BOTA CHM WSA EY AER EINE)0 BUTEA CHL A AT IE EEE)

Trang 25

Cơ quan cấp phép sẽ thực hiện kiểm tra giấy phép ICP hàng năm, doanh nghiệp phải nộp các tài liệu sau đây cho cơ quan cấp phép vào quý đầu tiên của năm tiếp theo

năm bao cao: (1) Tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong nam; báo cáo xây dựng

mạng lưới, phát triển kinh doanh, thay đôi nhân sự, cơ cấu; báo cáo chất lượng dịch vụ;

báo cáo thực hiện các quy định liên quan của các cơ quan quản lý nhà nước; (2) Bản

sao giấy phép kinh doanh; (3) Các tài liệu khác theo yêu cầu của cơ quan cấp phép Kết quả kiểm tra và xử phạt hang năm sẽ được ghi vào “Biên bảo kiểm tra và xử phat hàng năm ”, kèm theo giấy phép kinh doanh, được công bố công khai và thông báo cho

cơ quan quản lý công thương.

* Giấy phép kinh doanh văn hóa mạng:

Theo quy định tại Điều 2 Các quy định tạm thời về quản lý văn hóa mạng do Bộ Văn hóa Trung Quốc ban hành năm 2011 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), văn hóa phẩm mang bao gồm các sản phẩm văn hóa như âm nhạc giải trí, trò chơi, chương trình biểu diễn, tác phẩm nghệ thuật, biểu diễn, hoạt hình, triển lãm, các cuộc thi được sản xuất băng các phương tiện kỹ thuật nhất định và được đăng tải, truyền bá trên mạng internet Livestream là một dich vụ internet thương mại liên quan đến các văn hóa phẩm nêu trên, do đó, doanh nghiệp kinh doanh nên tảng livestream cần phải có giấy phép kinh

doanh văn hóa mạng.

Dé được cấp giấy phép kinh doanh văn hóa mạng, doanh nghiệp cần phải nộp đơn đăng ký tham gia hoạt động văn hóa mạng thương mại và đáp ứng các điều kiện sau?!: (1) Don vị có tên, địa chỉ, cơ cấu tô chức, điều lệ; (2) Có phạm vi hoạt động văn hóa mạng xác định; (3) Có chuyên gia, trang thiết bị, nơi làm việc và các biện pháp kỹ thuật tương ứng dé vận hành và quản lý phù hợp với nhu cầu của hoạt động văn hóa mạng: (4) Có tên miền xác định; (5) Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan Ngoài các điều kiện nêu trên, việc chấp thuận thành lập các đơn vi văn hóa mạng phải phù hợp với quy hoạch của Bộ Văn hóa về số lượng, cơ cấu, phân b6 các đơn vi văn

hóa mạng.

Cơ quan có thâm quyền cấp giấy phép kinh doanh văn hóa mạng là cơ quan quản lý văn hóa thuộc chính quyền tỉnh, khu tự tri, thành phố trực thuộc trung ương (Sở Văn hóa) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở Giấy phép kinh doanh văn hóa mạng có thời hạn 03 năm Trong trường hợp doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép thì phải nộp đơn xin gia hạn 30 ngày trước ngày giấy phép hết hiệu lực.

Bat kỳ ai tham gia vào các hoạt động văn hóa mạng thương mại mà không có giấy phép sẽ bị cơ quan quản lý văn hóa cấp quận trở lên hoặc cơ quan chấp pháp tong hợp về thị trường văn hóa ra lệnh ngừng các hoạt động văn hóa mạng thương mại, cảnh cáo và phạt tiền đến 30.000 nhân dân tệ; chủ thể từ chối ngừng hoạt động sẽ bị 1B (AIRS TLE) (BT)

Trang 26

liệt vào danh sách đen của thị trường văn hóa theo quy định của pháp luật và bị trừ

điểm tin dụng”?.

* Các loại giấy phép khác:

Ngoài các loại giấy phép kể trên, tùy thuộc vào hoạt động của mình, doanh nghiệp kinh doanh nên tảng livestream bán hang còn có thê phải xin cấp giấy phép san xuất kinh doanh chương trình phát thanh, truyền hình, giấy phép phát sóng các chương trình nghe nhìn qua mạng thông tin, giấy phép kinh doanh dịch viễn thông giá trị gia tăng loại 2 (giấy phép SP), giấy phép biểu diễn thương mại

Có thể thấy, pháp luật Trung Quốc quy định tương đối nhiều loại giấy phép khác nhau để nền tảng được phép cung cấp dịch vụ livestream Điều này cho thấy sự nghiêm ngặt, chặt chẽ trong vấn đề quản lý, kiểm soát hoạt động livestream bán hàng ngay từ khâu tiền kiêm của quốc gia này.

* Vé điều kiện đối với nhà dau tư nước ngoài:

Theo “Một số ý kiến về thu nit dau tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa” do Bộ Văn hóa, Tổng cục quảng bá và phát thanh truyền hình, Tổng cục báo chí và xuất bản, Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia, Bộ Thương mại Trung Quốc ban hành năm 2005, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin mạng có vốn đầu tư nước ngoài không được cấp phép tham gia vào các hoạt động văn hóa mạng, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin mạng ở Hồng Kông và Ma Cao được thành lập các đơn vị văn hóa mạng do đại lục kiểm soát Do đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh nên tảng livestream bán hàng tại Trung Quốc.

2.1.2 Quy định về nghĩa vụ của nên tảng livestream bán hàng

Pháp luật Trung Quốc hiện đã có sự phân chia rõ ràng tư cách và trách nhiệm của nền tảng livestream bán hàng trong từng trường hợp khác nhau Trong hoạt động livestream bán hàng, có thé có sự trùng lặp và chồng chéo giữa các chủ thé trực tiếp tham gia vào quá trình livestream bán hàng chịu sự điều chỉnh của Các biện pháp quản lý livestream bán hàng và các chủ thể tương ứng theo các quy định khác của pháp luật, ví dụ như nền tảng livestream bán hàng và nền tảng thương mại điện tử “Ý kiến chỉ đạo của Tổng cục quản lý thị trường về tăng cường giám sát hoạt động livestream ban hàng ” đã phân chia trách nhiệm của nén tảng livestream bán hàng như sau:

- Nén tảng cung cấp các dich vụ chuyển hướng có thu phí như quảng cáo hoạt

động livestream bán hàng thì chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của người pháthành quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

- Nền tảng cung cấp dịch vụ livestream, tham gia vào hoạt động, có chia sẻ hoa hồng, nền tảng có quyền kiểm soát chặt chẽ với người dùng thì chịu trách nhiệm của chủ nền tảng thương mại điện tử.

225 —†—% CHIR TLE) (WB)

Trang 27

- Nền tảng chỉ cung cấp dịch vụ livestream, không tham gia vào hoạt động, không phân chia hoa hồng, nền tảng có quyền kiêm soát người dùng yếu thì chịu trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Trong hoạt động livestream bán hàng, ngoài việc tuân thủ các trách nhiệm và

nghĩa vụ của nền tảng livestream bán hàng được quy định trong Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, các nền tảng cũng cần tuân thủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan trong trường hợp đồng thời có tư cách là người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dich vụ quảng cáo, chủ nên tang thương mại điện tử, nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Theo quy định của “Các biện pháp quản lý livestream bán hàng”, nền tang livestream bán hàng có các nghĩa vụ cụ thé sau đây:

* Nghĩa vụ quản lý chủ phòng livestream và người livestream:

Thứ nhất: Xác thực danh tính chủ phòng livestream và người livestream.

Theo quy định tại Điều 8 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, nền tảng

livestream ban hàng phải xác thực danh tính chủ phòng livestream và người livestream

thông qua chứng minh thư, mã số tín dụng xã hội thống nhất hoặc các tài liệu xác thực danh tính khác, đồng thời nộp các thông tin về danh tính và thông tin về thuế của các đối tượng trên cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật Đồng thời, nền tảng livestream phải thiết lập cơ chế xác minh hoạt động của người livestream, tiễn hành xác minh danh tinh tat cả người livestream trước khi tiến hành livestream, không cung cấp dịch vụ phát livestream cho những người có danh tính cá nhân không phù hợp

hoặc không được livestream theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thư hai: Nhắc nhở chủ phòng livestream thực hiện đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo quy định.

Nền tảng livestream bán hàng có trách nhiệm nhắc nhở chủ phòng livestream thực hiện việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo quy định của pháp luật, kê khai thu nhập trung thực, thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Nền tảng livestream và các tổ chức cung ứng dịch vụ nhân sự livestream bán hàng phải thực hiện nghĩa vụ khấu trừ và nộp thay thuế cho chủ phòng livestream và người

livestream theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Thiết lập danh sách đen chủ phòng livestream và người livestream Nền tảng livestream bán hàng phải thiết lập chế độ danh sách đen, đưa những chủ

phòng livestream và người livestream vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật

vào danh sách đen và báo cáo cho co quan có thâm quyền.

* Nghĩa vụ quan ly tài khoản cua chủ phòng livestream:

Thư nhất: Phân cấp quản ly tài khoản của các chủ phòng livestream.

Theo quy định tại Điều 10 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, nền tang livestream bán hàng phải thiết lập hệ thống quản lý phân cấp dựa trên trạng thái tuân

Trang 28

thủ quy định của tài khoản livestream, số lượng người theo dõi, số lượng người truy

cập, khối lượng, số tiền giao dịch và các chỉ số khác; dựa trên cấp bậc để xác định

phạm vi và công năng phục vụ như bố trí chuyên gia dé tuần tra trong thời gian thực, kéo dài thời gian lưu trữ nội dung livestream của chủ phòng livestream trọng điểm.

Thứ hai: Áp dụng các chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật hoặc/và thỏa thuận về livestream.

Nền tảng livestream bán hàng phải thiết lập và hoàn thiện mô hình nhận diện rủi ro, thực hiện các biện pháp như bật cửa số nhắc nhở, cảnh báo vi phạm, hạn chế lượt tiếp cận, tạm dừng livestream đối với các hành vi tiếp thị bị nghi ngờ là có nguy cơ cao vi phạm pháp luật Đối với các tài khoản của chủ phòng livestream vi phạm pháp luật và thỏa thuận dịch vụ, nền tảng livestream phải thực hiện các biện pháp như nhắc nhở cảnh báo, hạn chế, tạm ngừng chức năng livestream, xóa tài khoản, cam dang ky lại va các biện pháp khác tùy theo tình hình, đồng thời lưu giữ hồ sơ va báo cáo cho cơ quan có thâm quyên.

* Nghĩa vụ quan lý hàng hóa, dịch vụ được ban qua livestream:

Theo quy định tại Điều 7 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, nền tảng livestream bản hàng phải xây dựng danh sách hàng hóa, dịch vụ bị cam sản xuất, kinh

doanh, cắm giao dịch trực tuyến, cam khuyén mại và các loại hàng hóa, dịch vu không

phù hợp với phương thức bán hàng livestream theo quy định của pháp luật Đồng thời, nên tảng livestream bán hàng phải thực hiện nghĩa vụ xem xét tính xác thực và tính

hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ được bán qua livestream.* Nghĩa vụ quan ly nội dung livestream:

Thứ nhất: Kiém soát nội dung xấu, độc, bat hợp pháp của nội dung livestream Theo quy định tại Điều 9 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, nền tang livestream có nghĩa vụ quản lý nội dung livestream, tiến hành kiểm tra thông tin đã đăng tải và tuần tra thông tin trong thời gian thực, khi phát hiện thông tin xấu, độc, bất hợp pháp phải có biện pháp xử lý ngay lập tức, phải lưu giữ hồ sơ liên quan và báo cáo cơ quan có thầm quyền.

Thứ hai: Kiém soát nội dung livestream ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên.

Nếu livestream chứa nội dung có thé ảnh hưởng đến sức khỏe thé chất và tinh thần của trẻ vị thành niên thì nền tảng livestream bán hàng phải đưa ra thông báo rõ ràng trước khi thông tin được hiển thị.

Thứ ba: Đảm bảo điều kiện về kỹ thuật và nhân sự phù hợp.

Nền tảng livestream bán hàng phải có chuyên gia quản lý nội dung livestream

phù hợp với quy mô cung ứng dịch vụ, phải có khả năng kỹ thuật tuân thủ các tiêu

chuẩn quốc gia tương ứng dé duy trì an toàn nội dung livestream.

* Nghĩa vụ quan ly an toàn thông tin:

Trang 29

Theo quy định tại Điều 9 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, nền tảng livestream phải thiết lập và hoàn thiện cơ chế quản lý bảo mật thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, quản ly an toàn mạng và dữ liệu Bên cạnh đó, nền tảng livestream phải tăng cường bảo mật thông tin của các dịch vụ xuất hiện trong phòng livestream như đường dẫn liên kết, mã QR và ngăn ngừa các rủi ro về bảo mật thông tin.

* Nghĩa vụ bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng:

Thứ nhất: Thiết lập cơ ché giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.

Theo quy định tại Điều 15 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, nền tang livestream bán hàng phải thiết lập và hoàn thiện cơ chế khiếu nại, báo cáo, làm rõ quy trình xử lý và thời gian phản hồi, đồng thời xử lý kịp thời các khiếu nại và báo cáo của công chúng về nội dung thông tin và hành vi bán hàng trái pháp luật.

Thứ hai: Cung cap chứng cứ, hỗ trợ người tiêu dung bảo vệ quyền lợi của mình Trong trường hợp có tranh chấp khi người tiêu dùng chuyển sang các nên tang khác để mua hàng hóa, dịch vụ thông qua các đường dẫn liên kết hoặc mã QR trong phòng livestream, nền tảng livestream bán hàng có liên quan phải tích cực hỗ trợ người tiêu dùng bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình, cung cấp chứng cứ cần thiết và các hỗ trợ khác.

Thứ ba: Bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo, khuyến mại.

Nền tảng livestream bán hàng có nghĩa vụ không tiếp tay cho hành vi quảng cáo gây hiểu lầm cho người tiêu dùng Theo quy định tại Điều 11 Các biện pháp quan lý livestream bán hàng, nền tảng livestream có nghĩa vu không được trợ giúp hoặc cung cấp các điều kiện thuận tiện cho chủ phòng livestream và người livestream làm sai lệch hoặc gây hiểu lầm nội dung quảng cáo thương mại.

Trong hoạt động khuyến mại, trường hợp nhà cung cấp địa điểm giao dịch như

nên tảng thương mại điện tử có sự thống nhất cùng tô chức thực hiện khuyến mại VỚI

các người bán trên nên tang, thì họ phải xây dựng kế hoạch, công khai thé lệ khuyến mai, thời gian khuyến mai và các điều kiện hạn chế không có lợi cho người tiêu dùng, nhắc nhở người bán trên nền tảng những công việc cần lưu ý khi thực hiện hành vi khuyến mại” Nếu nên tảng phát hiện người bán vi phạm pháp luật trong chương trình khuyến mại do họ thống nhất cùng tô chức, thì nền tảng phải thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật, lưu giữ hồ sơ thông tin liên quan, thực hiện

nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng theo quy định của pháp luật, hỗ trợ Chi cục Quản

lý thị trường điều tra và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật!.

2.2 Quy định về quản lý đối với chủ phòng livestream và người livestream

2.2.1 Quy định về điều kiện chủ thể đối với chủ phòng livestream và người

3 Điều 7 Các quy định tạm thời về điều chỉnh hành vi khuyến mại của Trung Quốc

24 Điều 8 Các quy định tạm thời về điều chỉnh hành vi khuyến mại của Trung Quốc

Trang 30

Đề có thể đăng ký mở phòng livestream và thực hiện việc livestream bán hàng, chủ phòng livestream và người livestream cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định dé đảm bảo có thé chịu trách nhiệm về những hành vi của mình và bảo đảm quyên lợi cho người tiêu dùng Chủ phòng livestream có thể đồng thời là người livestream hoặc không Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Trung Quốc quy định về điều kiện chủ thé đối với chủ phòng livestream và người livestream tương đối giống nhau, cụ thể như sau:

* Vẻ độ tuổi:

Theo quy định tại Điều 17 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, chủ phòng livestream và người livestream phải là cá nhân, từ đủ 16 tudi trở lên Người từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, khi đăng ký trở thành chủ phòng livestream hoặc người livestream thì phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ Độ tuổi này được quy định phù hợp với Bộ luật Dân sự” về điều kiện có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và quy định về độ tuổi được phép tham gia vào quan hệ lao động của người lao động được quy định tại Luật Lao động Trung Quốc”.

* Vê nhân thân:

Đề có thể đăng ký mở phòng livestream hoặc thực hiện livestream, chủ phòng

livestream và người livestream phải không thuộc các trường hợp bị đưa vào danh sách

đen, bị cắm mở tài khoản livestream, cấm thực hiện livestream do từng vi phạm quy định về livestream bán hàng hoặc các trường hợp bị cắm livestream khác theo quy

định của pháp luật.

Trường hợp chủ phòng livestream và người livestream sử dụng chân dung cua

người khác làm hình ảnh ảo để tham gia vào các hoạt động livestream bán hàng thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với anh chân dung va không được xâm phạm quyên đối với ảnh chân dung của người khác bằng cách sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin dé giả mạo”.

2.2.2 Quy định về các hành vi bị cắm đối với chủ phòng livestream và người

Theo quy định tại Điều 18 Các biện pháp quan lý livestream ban hang, chủ

phòng livestream và người livestream khi tham gia vào hoạt động livestream bán hàng

phải tuân thủ quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục, có trách nhiệm công bố thông tin hàng hóa, dịch vụ một cách trung thực, chính

xác và toàn diện Chủ phòng livestream và người livestream không được thực hiện các

hành vi: (1) Vi phạm các quy định tại Điều 6 và Điều 7 của “Quy định về quản lý sinh

25 Điều 17 Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định: “Người thành niên là thể nhân từ đủ 18 tuổi trở lên Thể nhânchưa đủ 18 tuổi là người vị thành niên ” Điều 18 Bộ luật này quy định: “Người thành niên có năng lực hành vidân sự đây đủ, có thể thực hiện giao dịch dân sự một cách độc lập Người chưa thành niên từ du 16 tuổi trở lêncó thé tự kiếm song bang sức lao động của mình thì được coi là người có đủ năng lực hành vi dân sự ”.

26 Điều 15 Luật Lao động Trung Quốc quy định: “Cám người sử dụng lao động tuyển dụng người chưa thànhniên dưới mười sdu tuổi ”

? Điều 25 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng

Trang 31

thái đối với nội dung thông tin mạng”: (2) Công bỗ thông tin sai sự thật hoặc gây hiểu lam dé lừa dối hoặc gây hiểu lầm cho người dùng: (3) Bán hang giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ an toàn tài sản và cá nhân; (4) Làm sai lệch hoặc làm giả SỐ lượng giao dịch, lượt theo dõi, lượt xem trang và lượt thích; (5) Biết hoặc có nghĩa vụ phải biết những người

khác đã có hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi có nguy cơ cao vi phạm pháp luật,

nhưng vẫn thúc đây và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ được tao ra từ những hành vi nay; (6) Quay rối, vu khống, chửi bới, uy hiếp, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người

khác; (7) Bán hàng đa cấp, gian lận, cờ bạc, bán hàng hóa bị cam kinh doanh va han

chế kinh doanh; (8) Các hành vi phạm pháp luật khác.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 20 của văn bản này, người livestream không được livestream bán hàng ở những nơi có liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn công cộng, ảnh hưởng đến trật tự sản xuất, sinh hoạt bình thường của người khác.

Bên cạnh đó, tên tài khoản, ảnh đại diện và hồ sơ của chủ phòng livestream, tiêu dé, hình ảnh bên ngoài của phòng livestream, bối cảnh, đạo cụ, hàng hóa trưng bày

trong phòng livestream, trang phục, tạo hình của người livestream và những thứ thuhút sự chú ý của người dùng phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan, không

được chứa thông tin bất hợp pháp, xấu độc, không được lừa đối người dùng 2.2.3 Quy định về nghĩa vụ của chủ phòng livestream và người livestream

* Nghĩa vụ đối với nội dụng livestream:

Khi tham gia phát livestream trên mạng, chủ phòng livestream và người

livestream có tư cách là người sản xuất nội dung thông tin trên mạng theo quy định tại “Quy định về quản lý sinh thái đối với nội dung thông tin mạng” do Cục Quản lý không gian mang Trung Quốc ban hành năm 202078 Theo quy định tại Điều 6 văn ban này, người sản xuất nội dung thông tin trên mạng không được sản xuất, sao chép, đăng tải nội dung thông tin bất hợp pháp có chứa các nội dung: (1) Trái với các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp; (2) Gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, âm mưu lật đỗ chính quyền, phá hoại tình đoàn kết dân tộc; (3) Xâm phạm đến

danh dự và lợi ích quốc gia; (4) Xuyên tạc, bôi nhọ, báng bỏ, phủ nhận công lao của

các anh hùng, liệt sĩ, xâm phạm tên tuổi, chân dung, uy tín, danh dự của các anh hùng, liệt sĩ bằng các hình thức xúc phạm, vu khống hoặc hình thức khác; (5) Ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan hoặc kích động các hoạt động khủng bố, cực đoan; (6) Kích động hận thù dân tộc, kỳ thị dân tộc hoặc phá hoại đoàn kết dân tộc; (7) Phá hoại chính sách tôn giáo của nhà nước, cô xúy các tín ngưỡng, mê tín dị đoan phong

kiến; (8) Tung tin đồn that thiệt, gây rỗi loạn trật tự kinh tế, xã hội; (9) Truyền bá nội

dung tục tiu, khiêu dâm, cờ bac, bạo lực, giết người, khủng bố hoặc xúi giuc tội phạm;

? IAC ERM BAS, (H15? a8 BEE )

Trang 32

(10) Xúc phạm hoặc vu khống người khác, xâm phạm đến uy tín, quyền riêng tư và các quyên, lợi ích hợp pháp khác của họ; (11) Các nội dung khác mà pháp luật cam.

Đồng thời cũng theo quy định tại Điều 7 văn bản này, người sản xuất nội dung thông tin trên mạng phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn, chống việc sản xuất, sao chép, đăng tải các nội dung thông tin xấu, độc bao gồm: (1) Sử dụng tiêu đề phóng đại, nội dung không phù hợp nghiêm trọng với tiêu đề; (2) Lăng xê các vụ bê bối, hành động xấu; (3) Đưa tin không đúng về thiên tai, sự cố nghiêm trọng và các thảm họa khác; (4) Những nội dung có hàm ý tình dục, khiêu khích tình dục, có khả năng khiến người ta liên tưởng đến tình dục; (5) Nội dung máu me, kinh đị, tàn ác gây khó chịu về thé chất va tinh than; (6) Nội dung kích động phân biệt đối xử, kỳ thị vùng miễn; (7) Truyền bá nội dung thô tục; (8) Có thé khiến trẻ vị thành niên bắt chước các hành vi không an toàn, hành vi vi phạm dao đức xã hội, hoặc khiến trẻ vị thành niên có những thói hư tật xấu; (9) Các nội dung khác có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái mạng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 21 Các biện pháp quản lý livestream bán hàng, chủ phòng livestream và người livestream phải tiến hành quản lý trong thời gian thực đối với nội dung tương tác như kết nối thoại, video, nhận xét theo thỏa thuận dịch vụ với nền tảng và không được lừa dối hoặc gây hiểu lầm cho người dùng băng cách xóa hoặc chặn các đánh giá bat lợi có liên quan.

Qua những quy định trên có thể thấy, pháp luật Trung Quốc hiện nay quản lý tương đối chặt chẽ về những nội dung mà chủ phòng livestream và người livestream phải tuân thủ khi thực hiện hành vi livestream bán hàng Những nội dung bị cắm trên được quy định tương đối hợp lý và phù hợp để đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, an ninh quốc gia, chế độ xã hội chủ nghĩa cũng như việc gìn giữ, bảo vệ các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của Trung Quốc.

* Nghĩa vụ khi thực hiện hành vi quảng cáo:

Điều 19 Các biện pháp quản ly livestream bán hàng quy định: “Truong hợp nội

dụng livestream do chủ phòng livestream, người livestream phát hành là quảng cáothương mại thì họ phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người phát hành quảngcáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát ngôn quảng cáo ” Như vậy,

có thê thay pháp luật Trung Quốc hiện nay có xác định tư cách pháp lý của chủ phòng

livestream và người livestream Tuy nhiên, việc xác định này mang tính chung chung

và chưa có sự rõ ràng về tư cách pháp lý của từng chủ thé theo pháp luật quảng cáo Do vậy nhóm nghiên cứu đã dựa vào hai yếu tố sau dé xác định rõ tư cách pháp lý của

chủ phòng livestream và người livestream: (1) Khái niệm được quy định trong Các

biện pháp quản lý livestream bán hàng của Trung Quốc về chủ phòng livestream và người livestream; (ii) Khái niệm về chủ thé trong hoạt động quảng cáo có liên quan

theo Luật Quảng cáo đó là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành

Trang 33

quảng cáo, người phát ngôn quảng cáo”? Chủ phòng livestream sở hữu phương tiện

phát hành quảng cáo là tài khoản để phát livestream Qua tài khoản này, người livestream tiến hành quảng cáo sản phẩm tới người xem Trong quá trình livestream, người livestream thực hiện công việc tiếp thị của mình bằng cách quảng cáo những sản pham của người bán theo thỏa thuận liên quan đến việc cung cấp dịch vụ quảng cáo và đồng thời đưa ra những lời chứng nhận, kiểm chứng về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ bằng việc sử dụng lời nói, cam kết, hình ảnh của chính bản thân mình Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, chủ phòng livestream có tư cách là người phát hành quảng

cáo, còn người livestream có tư cách là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người

phát ngôn quảng cáo.

Theo Luật Quảng cáo, chủ phòng livestream và người livestream có một số nghĩa vụ khi thực hiện bat kì hành vi quảng cáo nào Cụ thé, theo quy định tại Điều 37 Luật

Quang cáo, chủ phòng livestream và người livestream không được thực hiện các hành

vi quảng cáo liên quan đến những hàng hóa, dịch vụ bị cấm sản xuất, cấm bán hoặc cam quảng cáo Bên cạnh đó, khi phát hành quảng cáo đối với những hàng hóa, dich vụ mà pháp luật quy định phải thâm định nội dung trước khi phát hành thì chủ phòng livestream phải tuân thủ các quy định liên quan về thâm định nội dung quảng cáo Cụ thé, Điều 46 Luật Quảng cáo quy định: “Khi phát hành các quảng cáo về chữa bệnh, thuốc men, thiết bị y tế, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thực phẩm chức năng và các quảng cáo can được thẩm định theo quy định của pháp luật khác, nội dung quảng cáo phải được các cơ quan liên quan thẩm định trước khi phát hành; trường hợp không qua thấm định thì không được phát hành quảng cáo” Người livestream tiễn hành giới thiệu, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thuộc loại này thì bắt buộc phải tuân thủ các quy định liên quan đến thẩm định nội dung quảng cáo và phải truyền tải đúng nội dung đã được cơ quan thâm định quảng cáo cho phép.

Bên cạnh đó, do sự khác nhau về tư cách pháp lý cho nên có một số nghĩa vụ khác biệt giữa chủ phòng livestream và người livestream Cụ thể:

Thứ nhất, chủ phòng livestream với tư cách là người phát hành quảng cáo cần phải thực hiện một sỐ nghĩa vụ như kiểm tra các giấy tờ chứng nhận liên quan theo quy định của pháp luật và kiểm tra nội dung quảng cáo, đối với các quảng cáo có tài liệu cung cấp không đầy đủ, chủ phòng livestream có nghĩa vụ không được phát hành quảng cáo; ngoài ra, chủ phòng livestream phải giao kết hợp đồng bằng văn bản theo

? Điều 2 Luật Quảng cáo Trung Quốc quy định:

“Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được dé cập trong Luật này là cá nhân, pháp nhân hoặc các tổ chứckhác được ủy thác cung cáp dịch vụ thiết kế, sản xuất và đại lý quảng cáo.

Người phát hành quảng cáo được đề cập trong Luật này là cá nhân, pháp nhân hoặc tô chức khác phát hànhquảng cáo cho người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được người quảng cáo ủy quyên.Người phát ngôn quảng cáo được dé cập trong Luật này là cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác không phảilà người quảng cáo giới thiệu hoặc chứng nhận hàng hóa và dịch vụ bằng tên hoặc hình ảnh của mình trong

Trang 34

quy định của pháp luật trong hoạt động quảng cáo, phải công bố tiêu chuẩn tính phí và

phương thức tinh phí quảng cao *°

Thứ hai, người livestream với tư cách là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo cần phải thực hiện một số nghĩa vụ như phải thiết lập và cải thiện hệ thống đăng ký, kiểm tra và quản lý hồ sơ theo quy định pháp luật để thực hiện việc kinh doanh quảng cáo, không được tham gia bất kì hình thức cạnh tranh không lành mạnh nào trong hoạt

động quảng cáo,

Thứ ba, người livestream với tư cách là người phát ngôn quảng cáo khi giới thiệu

hoặc chứng nhận hàng hóa, dịch vụ trong quảng cáo, phải căn cứ vào thực tế và tuân thủ quy định của Luật Quảng cáo và pháp luật có liên quan; đồng thời không được giới thiệu hoặc chứng nhận các hàng hóa, dịch vụ mà mình chưa sử dụng thử°! Đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng mà quảng

cáo sai sự thật gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì người phát ngôn quảng cáo phải

chịu trách nhiệm liên đới với người bán Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi liên quan đến mức độ thực hiện nghĩa vụ chứng thực Ví dụ như sản phẩm chăm sóc da là san pham cần sử dụng lâu dai mới có kết qua, vậy người livestream có phải sử dụng sản phẩm này lâu dài và có kết quả thực tế mới được chứng thực? Một người livestream có thể giới thiệu hàng chục sản phẩm chăm sóc da mỗi lần phát livestream, theo lẽ thường, họ không thé sử dụng mỗi sản phẩm trong một thời gian dai, vậy họ có phải đối mặt với nguy cơ bị phat?>? Day được coi là một trong những vấn đề cần đặt ra trong quy định của pháp luật Trung Quốc Từ góc độ mục đích lập pháp, ý nghĩa của quy định này là người livestream phải có hành vi sử dụng cụ thé,

liên tục và hiệu quả đạt được nhờ trải nghiệm cá nhân, thay vì sử dụng tượng trưng,

không đủ lâu dài, không thường xuyên, không thé tạo ra cảm giác như thông thường) Nếu người livestream cho thay ho đã thực sự sử dụng và đạt được kết quả thực tế khi giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên livestream thì yêu cầu về mức độ hoàn thành nghĩa vụ chứng thực của họ sẽ cao hơn Còn trường hợp người livestream chỉ đơn thuần giới

thiệu, quảng cáo tính năng cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đã sẵn có dựa trên sự trung

thực trong tài liệu chứng cứ do người bán cung cấp thì yêu cầu về mức độ hoàn thành nghĩa vụ của họ sẽ thấp hơn.

Khi phát hành các quảng cáo sai sự thật trong quá trình livestream, chủ phònglivestream và người livestream phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý tương ứng theoquy định của pháp luật Quảng cáo sai sự thật là quảng cáo có nội dung không đúng sự

thật, lừa dối hoặc khiến người tiêu dùng hiểu lầm Điều 28 Luật Quảng cáo quy định

30 Điều 34 Luật Quang cáo Trung Quốc3! Điều 38 Luật Quảng cáo Trung Quốc

? AH, Wh, Ett MH (021), (‘HRHPR” HK RED GR) ,

http://blog.sina.com.cn/s/blog 542ce8570102ypugq.html (truy cập ngày 08/3/2022)

3 ty: J ??HEC)X? Bo a AE, Ea Fe:

Trang 35

các trường hop được coi là quảng cáo có nội dung sai su thật, lừa dối hoặc khiến người tiêu dùng hiểu lầm, bao gồm: (1) Quảng cáo hàng hóa hoặc dịch vụ không tôn tại; (2) Quảng cáo sai sự thật về thông tin liên quan đến tính năng, chức năng, xuất xứ, sử

dụng, chất lượng, quy cách, thành phan, gia ca, nha san xuất, han sử dụng, tình trạng bán hàng, giải thưởng và các thông tin khác của hàng hóa, hoặc nội dung, nhà cung

cấp, hình thức, chất lượng, giá cả, tình trạng bán hàng, giải thưởng và các thông tin khác của dịch vụ; (3) Sử dụng thành tựu nghiên cứu khoa học, đữ liệu thống kê, kết

quả khảo sát, tóm tắt, trích dẫn và các thông tin hư cau, gia mao hoặc không thé kiém

chứng được làm tài liệu chứng minh; (4) Làm giả kết qua sử dụng hàng hóa hoặc nhận dịch vu; (5) Các trường hợp khác có chứa nội dung sai lệch, lừa đối hoặc gây hiểu lầm

cho người tiêu dùng Nhu vậy, trong quá trình livestream bán hang, chủ phònglivestream và người livestream có nghĩa vụ tuân thủ không được thực hiện các hành vi

trên để tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng Trong trường hợp các chủ thể này

không tuân thủ thì sẽ phải gánh chịu các trách nhiệm dân sự, hành chính và hình sự

theo quy định của pháp luật Cụ thé:

Chu phòng livestream va người livestream phải chịu trách nhiệm pháp ly khi ho

là một trong những chủ thé liên quan đến việc phát hành quảng cáo sai sự thật khiến người tiêu dùng bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản Theo quy định tại Điều 56 Luật Quảng cáo, khi quảng cáo sai sự thật khiến người tiêu dùng bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tải sản, trách nhiệm pháp lý trước tiên do người quảng

cáo chịu Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành

quảng cáo không thể cung cấp tên thật, địa chỉ và thông tin liên lạc hợp lệ của người quảng cáo, người tiêu dùng có thể yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành quảng cáo bồi thường trước Nếu chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua qua livestream có van dé thì trong trường hợp chủ phòng livestream và người livestream biết rằng chất lượng của sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hoặc có vấn đề mà vẫn phóng đại, tuyên truyền sai sự thật, lừa dối trong quá trình livestream, đặc biệt là quảng cáo sai sự that về hàng hóa, dịch vụ liên quan đến

tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì chủphòng livestream và người livestream phải chịu trách nhiệm liên đới với người bán.

Bên cạnh đó, người livestream cũng phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

mua bán hàng hóa với khách hàng Với tư cách là người phát ngôn quảng cáo, các cam

kết của người livestream đối với hàng hóa, dịch vụ trong quá trình livestream bán hàng cũng có thể cấu thành nội dung của hợp đồng mua sắm trực tuyến, ví dụ như lời hứa “mua mot tặng một”, “giả mot dén mười” Lúc này, nếu người bán từ chối thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì người livestream sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi

cam kêt của mình.

Trang 36

Bên cạnh những trách nhiệm dân sự mà chủ phòng livestream và người

livestream phải thực hiện như trên, các chủ thể này còn có thể phải chịu trách nhiệm hành chính với mức phạt gấp vài lần chi phí quảng cáo Ví dụ như theo quy định tại Điều 61 Luật Quảng cáo, người phát ngôn quảng cáo vi phạm quy định dùng thử hàng hóa, dịch vụ quảng cáo sẽ bị cơ quan quản lý thị trường tịch thu số tiền thu lợi bất chính và phạt tiền không dưới một lần nhưng không quá hai lần số tiền thu lợi bất

chính Người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành

quảng cáo thậm chí có thể cấu thành tội quảng cáo sai sự thật theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự Trung Quốc và phải đối mặt với hình phạt tù có thời hạn không

quá hai năm hoặc bị tạm giữ hình sự.

* Nghĩa vụ trong hoạt động cạnh tranh và bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng: Thứ nhái, trong hoạt động cạnh tranh, theo quy định tại Điều 31 Luật Quảng cáo Trung Quốc, chủ phòng livestream và người livestream có nghĩa vụ không được thực hiện bất kì hình thức cạnh tranh không lành mạnh nào trong hoạt động quảng cáo Bên cạnh đó, pháp luật Trung Quốc quy định rất cu thé về việc người livestream sử dụng các khâu hiệu quảng cáo bat hợp pháp có thé câu thành hành vi cạnh tranh không lành

mạnh Trong quá trình livestream bán hàng, người livestream thường sử dụng các cụm

từ như “cấp quốc gia”, “tốt nhất”, “mạnh nhất” hoặc so sánh hàng hóa, dịch vụ với các sản phẩm cạnh tranh tương tự trên thị trường dé làm nổi bat hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu Tuy nhiên, theo Điều 9 và Điều 13 Luật Quảng cáo, hành vi này có thê bị xem là hạ thấp các nha sản xuất, kinh doanh khác và có thé bị xem là gây tôn hại đến uy tín hàng hóa, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trên thực tế, các tòa án Trung Quốc thường xem xét toàn diện hai yếu tố sau đây khi đánh giá liệu có nội dung hạ thấp các hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh

trong quảng cáo hay không Mot là, liệu các hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh được so

sánh có là hàng hóa, dịch vụ của một nhà sản xuất, kinh doanh cụ thể hay không Những nội dung không cụ thé thường không được coi là hạ thấp đối thủ cạnh tranh Hai là, liệu quảng cáo có chứa thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm không Tính xác thực của quảng cáo càng thấp thì tòa án càng có nhiều khả năng sẽ ủng hộ các lập luận của nhà sản xuất, kinh doanh cụ thé có hàng hóa, dich vụ bị thiệt hại về danh tiếng.

Thứ hai, trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 23 Các biện

pháp quan lý livestream ban hàng quy định chủ phòng livestream và người livestream

phải thực hiện trách nhiệm liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật, không được cô ý trì hoãn, từ chối yêu cầu hợp pháp

của người tiêu dùng mà không có lý do chính đáng Không những vậy, livestream bán

*“ 2 ym, Wm, £m BB (Q02), ( “ R ñ C7 HK REA HH ĐE#) ,

http://blog.sina.com.cn/s/blog_542ce8§570102ypudq.html (truy cập ngày 08/3/2022)

Trang 37

hàng có đặc thù thường là những màn hình đạn mạc”Š phản ánh sự tương tác, nhận xét

từ người tiêu dùng về các mặt hàng và người livestream Do đó, chủ phòng livestream, người livestream không được chặn hoặc xóa bat kỳ phản hồi tiêu cực nào về sản phẩm

và người livestream Hon nữa, họ cũng không được tạo ra các giao dich bia đặt hoặc

các đánh giá tích cực của người dùng dé làm sai lệch và gây hiểu lầm cho khách hàng Ngoài ra, dựa trên những vụ tranh chấp gần đây tại Trung Quốc, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra quy định ràng buộc nghĩa vụ của chủ phòng livestream với người tiêu dùng Theo đó, trong trường hợp người tiêu dùng cho răng quyền và lợi ích của họ bị thiệt hại do nhấp chuột vào phòng livestream bán hàng mà chủ phòng livestream không chứng minh được họ đã đánh dấu chỉ dẫn rằng họ không phải là người bán và đã đánh dấu chỉ dẫn về người bán thực sự để người tiêu dùng có thé nhận biết được một đầy đủ thì chủ phòng livestream phải chịu trách nhiệm với tư cách của người bán hàng hóa, dịch vụ Nếu chủ phòng livestream chứng minh được họ đã thực hiện nghĩa vụ đánh dấu chỉ dẫn cho người tiêu dùng thì Tòa án sẽ đưa ra phán quyết dựa trên việc xem xét một cách toàn diện các yếu tố như hình thức giao dịch, thỏa thuận giữa chủ

phòng livestream và người bán, phương thức hợp tác với người bán, quá trình giao

dịch và nhận thức người tiêu dùng về van dé này?°

2.3 Quy định về quản lý đối với người bán hàng qua livestream 2.3.1 Quy định về đăng ký và cấp các loại giấy phép

Theo Luật Thương mại điện tử Trung Quốc, người bán với tư cách là người kinh

doanh thương mại điện tử sẽ phải thực hiện các thủ tục đăng ký tại Cục quản lý thị

trường địa phương, trừ các trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Thương mại điện tử không yêu cau giấy phép và thực hiện đăng kí theo quy định của pháp luật, bao gồm trường hop cá nhân bán nông sản, phụ phẩm nông nghiệp và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tự sản xuất, cá nhân sử dụng kỹ năng của mình tham gia vào các hoạt động lao động tiện ích như làm vệ sinh, giặt giũ, may vá, cắt tóc, dọn nhà, làm chìa khóa, nạo vét đường ống, sửa chữa đồ dùng, nội thất gia đình, và các giao dịch lẻ tẻ có giá trị nhỏ với tong khối lượng giao dich hàng năm không quá 100.000 nhân dân tệ.

Người bán khi thực hiện hoạt động kinh doanh phải có bằng cấp và giấy phép tương ứng với hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ cung ứng Việc đầu tiên để có được các loại giấy phép là người bán phải tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý công thương địa phương dé được cấp giấy phép kinh doanh, sau đó thực hiện thủ tục tại các cơ quan hành chính khác dé được cấp các loại giấy phép cần thiết, ví dụ như giấy phép An toàn thực phẩm; giấy phép Bán lẻ rượu mạnh và đồ uống Đối với chủ thể kinh doanh

35 “Pan mạc” hay “Danmaku” là một thuật ngữ tiếng Nhật chỉ hệ thống phụ đề được sử dụng bởi các nên tảngvideo trực tuyến cho phép người dùng đăng các nhận xét lên màn hình video khi video đang phát Đây là một

trong những chức năng để người xem tương tác với những người livestream và những người xem khác.

3 Điều 12 Quy định của Tòa án nhân dân tối cao về một sô vân đề liên quan đến việc áp dụng pháp luật trong

xét xử tranh chấp của người tiêu dùng trực tuyến (1)

Trang 38

hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu thì phải cung cấp đầy đủ tài liệu bao gồm giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, hợp đồng chuyên nhượng nhãn hiệu, hợp đồng sử dụng nhãn hiệu và các tài liệu khác theo yêu cầu của nên tảng livestream bán hàng.”

Luật Thương mại điện tử quy định về trách nhiệm pháp lí khi người bán có hành

vi vi phạm những quy định mà luật này đưa ra như hoạt động kinh doanh mà không có

giấy phép hành chính liên quan hoặc bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ bị cắm, không công khai thông tin giấy phép kinh doanh, Khi đó, trong một thoi hạn nhất định,

người bán có cơ hội sửa chữa, khắc phục tình trạng, nếu không thì có thé sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật tùy vào từng trường hợp vi phạm.

2.3.2 Quy định về phạm vi hàng hóa, dịch vụ được bán qua livestream

Người bán trong hoạt động livestream bán hàng phải tuân thủ các quy định của

pháp luật có liên quan, thiết lập và triển khai hệ thống kiểm tra và chấp nhận mua hàng hóa, dịch vụ Cụ thể Lệnh số 37 năm 2021 của Tổng cục quản lý thị trường quy định hàng hóa hoặc dịch vụ được cung ứng phải tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ an toàn cá nhân, tài sản và bảo vệ môi trường Vi dụ trường hop hang hóa, dich vụ có thé gây nguy hiểm đến an toàn cá nhân và tài sản của người tiêu dùng thì người bán phải giải thích và cảnh báo rõ ràng cho người tiêu dùng, đồng thời phải nêu rõ phương pháp sử dụng hàng hóa, dich vụ đúng cách và phương pháp ngăn ngừa ton hại xảy ra Bên cạnh đó, người bán không được bán hoặc cung ứng các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Những quy định này là bước đầu quan trọng giúp việc quản lý hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động livestream bán hàng được rõ ràng, tạo môi trường dé các chủ thể cạnh tranh lành mạnh, thúc đây sự phát triển hoạt động của ngành.

Hiện nay ở Trung Quốc, các nhà lập pháp đã và đang dần hoàn thiện các quy định phân rõ cũng như tiêu chuẩn hóa phạm vi hàng hóa, dịch vụ mà người bán hàng qua livestream có thể cung ứng, thé hiện qua một số văn bản pháp lý như dự thảo về Quy phạm dich vụ và quản lý nền tảng livestream thương mại điện tử của Bộ Thương

mại có nêu ra một số điều kiện khoanh vùng khá chặt chẽ như chất lượng, đóng gói,

ghi nhãn, đo lường, của các hàng hóa, dịch vụ được bán qua livestream phải tuân

theo các quy định của pháp luật có liên quan và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn ngành liên quan Đồng thời, người bán phải đảm bảo rằng các hàng hóa, dịch vụ đó có thể được sử dụng bình thường trong một khoảng thời gian hợp lý và

công dụng của nó phù hợp với nội dung quảng cáo khi livestream bán hàng hoặc các

nội dung được ghi trên bao bì của nó Người bán cũng phải đảm bảo điều kiện về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa, dịch vụ.

2.3.3 Quy định về nghĩa vụ của người bán hang qua livestream

37 Điều 16 Bộ quy tắc ứng xử tiếp thị qua livestream

Trang 39

* Nghĩa vụ trong hoạt động quảng cáo:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo Trung Quốc, trong hoạt động

livestream ban hàng, người ban đóng vai trò là người quảng cáo Do đó, người ban sẽphải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm tương ứng theo quy định của pháp

luật quảng cáo Luật Quảng cáo chủ yếu đưa ra những quy định về nghĩa vụ pháp lý của người quảng cáo như người quảng cáo phải đảm bảo về tính xác thực của nội dung quảng cáo, không được quảng cáo sai lệch hoặc gây hiểu lầm về các sản phâm trong các phiên livestream; đồng thời người quảng cáo không được tham gia vào bất cứ hành

vi cạnh tranh không lành mạnh nao**; khi người quảng cáo sử dụng tên, hình ảnh của

người khác thì phải được sự đồng ý của người đó, trường hợp người đó không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý băng văn bản của người giám hộ?° Tương tự như với chủ phòng livestream và người livestream, khi phát hành quảng cáo về những hàng hóa, dich vụ mà pháp luật có quy định phải thâm định trước khi phát hành, người bán với từ cách là người quảng cáo cũng phải tuân thủ nghiêm các quy định liên quan về thầm định quảng cáo.

Với tư cách là người quảng cáo, nếu hàng hóa hoặc dịch vụ được cung ứng không đúng như quảng cáo, người bán phải thực hiện cam kết trả hàng, thay thế và sửa

chữa theo quy định của Luật Thương mại điện tử, Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng, thanh toán các chi phí cần thiết, bồi thường thiệt hại và gánh các trách nhiệm pháp lý khác do vi phạm hợp đồng Ngoài ra, theo Điều 56 Luật Quảng cáo, khi quảng cáo sai sự thật về hàng hóa, dich vụ và khiến người tiêu dùng bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản thì trách nhiệm pháp lý trước tiên do người quảng cáo chịu Ngoài trách nhiệm dân sự, người quảng cáo còn có thê phải chịu trách nhiệm hành chính với mức phạt gấp vai lần chi phí quảng cáo, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể cấu thành tội quảng cáo sai sự thật theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự và phải đối mặt với hình phạt tù có thời hạn không quá hai năm hoặc

bị tạm giữ hình sự.

* Nghĩa vụ khi thực hiện hành vi khuyến mại:

Trong suốt quá trình livestream bán hàng, người livestream là chủ thể trực tiếp chuyền tải, thê hiện những nội dung chương trình khuyến mại đã được người bán đưa ra Do vậy, dù không trực tiếp thực hiện hành vi khuyến mại nhưng người bán lại là chủ thể có nghĩa vụ pháp lý quan trọng nhất và liên quan trực tiếp trong hoạt động này Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, người bán trong hoạt động livestream ban hàng phải thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Lệnh số 32 “Các quy định tam thời diéu chỉnh hành vi khuyến mại” do Tổng cục quản lý thị trường ban hành ngày 29/10/2020 Văn bản này đưa ra một số nghĩa vụ chung cho các hành vi khuyến mại

38 Điều 31 Luật Quảng cáo Trung Quốc

3 Điêu 33 Luật Quảng cáo Trung Quôc

Trang 40

mà mọi người bán phải thực hiện khi tiến hành khuyến mại Đó là: Khi thực hiện các hoạt động khuyến mại, người bán phải đưa ra các thông tin về hoạt động thương mại

của mình một cách trung thực, chính xác, rõ ràng, dễ nhận biết, không được sử dụng

thông tin sai sự thật, các giao dịch hoặc đánh giá hư cau dé tuyén truyén sai su that,

lừa đối hoặc gây hiểu lầm cho người tiêu dùng: nếu người ban đưa ra lời hứa, cam kết ưu đãi trong các quảng cáo thương mại, mô tả sản phẩm, hoặc thông báo, tuyên bố khác thì lời hứa, cam kết đó phải được thực hiện; người bán không được sử dụng hình

thức khuyến mại giả tạo dé hối lộ người khác băng tài sản hoặc các thủ đoạn khác

nhằm tìm kiếm cơ hội bán hàng hoặc lợi thé cạnh tranh; các giải thưởng hoặc qua tặng do người bán cung cấp trong hoạt động khuyến mại phải tuân thủ quy định pháp luật liên quan, không được sử dụng các sản phẩm bi cắm, kém chất lượng, hàng hóa đã bị

nhà nước loại bỏ và ngừng bán làm giải thưởng hoặc quà tang*”.

Nghĩa vụ trong từng hành vi khuyến mại cụ thể của người bán cũng được pháp luật quy định Mot là, đối với việc thực hiện hành vi bán hàng có thưởng, người bán phải thực hiện một SỐ nghĩa vụ như: trước khi bán hàng có thưởng, người bán phải thông báo rõ ràng về điệu kiện tham gia, phương thức tham gia, số tiền hoặc giá trị giải thưởng, sản phẩm dự thưởng, phương thức đổi thưởng, những thông tin này sé không được thay đổi, bố sung và đổi thưởng sẽ không bị ảnh hưởng, trừ trường hợp có lợi cho người tiêu dùng: người bán không được thực hiện các phương thức tuyên bố

giải thưởng sai sự thật mà pháp luật quy định hay sử dụng các hình thức lừa đảo như

dé nhân viên nội bộ, don vị, cá nhân được chỉ định từ trước trúng thưởng; người bán phải lưu giữ hồ sơ ghi lại trung thực, chính xác và đầy đủ các quy tắc về việc trao thưởng, thông tin công khai, kết quả đổi thưởng và người đoạt giải, lưu giữ trong vòng 02 năm và chịu sự giám sát và kiểm tra theo quy định pháp luat*! Hai la, đôi với

việc thực hiện hành vi khuyến mại về giá, người bán phải thực hiện một sỐ nghĩa vụ

như: trường hợp có thêm điều kiện khi thực hiện khuyến mại thì phải ghi rõ điều kiện đó; nếu người bán thực hiện các hoạt động khuyến mại như giảm giá trong thời hạn nhất định thì thời hạn đó phải được nêu rõ; khi thực hiện việc chiết khâu hoặc giảm giá, người bán phải chi rõ các tiêu chuẩn chiết khâu hoặc giảm giá dé người tiêu dùng dé nhận biết.

* Nghĩa vụ trong bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng:

Theo quy định của Luật Thương mại điện tử, người bán phải công bố thông tin hàng hóa, dịch vụ một cách toàn diện, trung thực, chính xác và kip thời để bảo đảm quyền được biết và quyền được lựa chọn của người tiêu dùng Đồng thời, người bán phải liên tục công khai thông tin giấy phép kinh doanh và thông tin giấy phép hành

“© Điều 10 Các quy định tạm thời điều chỉnh hành vi khuyến mại

4l Điêu 19 Các quy định tạm thời điêu chỉnh hành vi khuyên mại# Điêu 21 Các quy định tạm thời điêu chỉnh hành vi khuyên mại

Ngày đăng: 31/03/2024, 03:38

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN