1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ trước tác động của dịch bệnh Covid-19

151 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2022

TEN CONG TRINH/DE TÀI: PHÁP LUẬT VIET NAM VE BAO VE LAO DONG NU TRUOC CAC TAC DONG CUA DICH

BENH COVID-19

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Pháp Luật

Trang 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BANG

DANH MỤC TỪ NGỮ VIET TAT

PHAN MỞ DAU -2-s°ss©©E+sEY+EYAEER4E7E44 E744 0794007241 7791 0791 0794prrdserred 1 1 Tính cấp thiết của dé tài - 2+ St E2 12151121121211211111111111111111 11111 1c | 2 Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực AG tài c ccs n TT 1 1211111111111 txe 2 3 Mục đích nghiên cứu của để tài - 2-52 2+ +EeESEEEEEE 2112121717111 1.1 xe 5 4 _ Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU 2 2+ +E+SE+EE+EE+EE+EE£EEEEEEESEEEEEEEErEerrerrerg 6 5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài -. - 2-52 +sSxeEESEEEEE2E1212121711111 111.1 xe 6 6 Phuong pháp nghiên cứu đề tài - 2 2+ + +E+SkSEE£EEEEE2EE2E7E2EEEEEEEEEE E1 cEervee 7 7 _ Kết cấu của đề tài - ST TT HE 1221211 211211011211211111112111 1211 re 8 CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE BAO VE LAO DONG NU TRUOC CAC TÁC DONG CUA ĐẠI DỊCH CO VID-109 2- 2 5£ s52 s£ss£se=sessesessese 9 1.1 _ Một số van dé chung về lao động nữ và dịch bệnh Covid-19 -2- -s-5s¿ 9

1.1.1 Lao động nữ - - -G - c vu TH TH TH 9lulv[cÍ, DOT NI [OG PORE NHÍ sueanaretnndtdtoinairotsdtgig01115 0YĐNENTEECEREEESHGSIA09-20050-000020CE9301538 9

1.112 Dac điểm lao FON a si RRA AA HR A TB ENE RAC 014 t2 1.1.2 Đại dịch COVIQ-] c1 11T HH HH HH kh 13 1.1.2.1 Bối cảnh phát sinh và đặc điểm - 2 25++ESE‡EEeEEEEEEE2E2EEEcrkerkees 13

1.1.2.2 Tác động cua dịch bệnh Covid-19 đến thị trường lao động - 17

1.2 Pháp luật về bảo vệ lao động nữ trước các tác động cua dịch bệnh Covid-19 23 1.2.1 Nhu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo vệ lao động nữ trước các tác động của dịch

bệnh COVI- ] 2221111111111 1112953331111 1 11H00 1 1kg 1k krrr 25 1.2.2 Nội dung pháp luật về bảo vệ lao động nữ trước các tác động của dịch bệnh

Trang 3

Covid-KET LUẬN CHƯNG - 5-5-2 <2 s£Es£EsEsEEsEESESsEsEseEseEsersetsessrssrssrssrs 41 2 CHƯƠNG 2: PHAP LUAT VIET NAM VE BẢO VE LAO DONG NU TRƯỚC CAC TAC DONG CUA DICH BỆNH COVID-19 cccssssssssssssssseseesoessssssssssesseesceseeees 42 2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ trước các tác động của dịch

00:00 161117 42201.1, Bao VỆ 6Ø HỘI việc lim và [HH TWA sins sas artes senna sae ane snaeunn anesas 021088100032004680-816383-13063/00530844 42

PIN N0 1.15 .nn h5 AđAẦẠẢ5ÖẦẢ^ẨÂẨêL) 34

2.1.2 Bảo vệ thiên chức lam me cho lao động ni - c5 3+1 **++*vvsseeeeeers 64

2.1.2.1 Về bảo vệ sức khỏe sinh sản của lao ee 64

2.1.2.2 Vé bao dam việc làm cho lao động nữ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ

2.1.2.3 Vê bao dam thời gian nghỉ thai sản cho người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi

62/0/1//2PEnSh 69

2.1.3 Bảo vệ quyền nhân thân cho lao động nữ 2-2 2 2+E+S£+E+£E+E££E£EEzEerxzreei 75

2.1.3.1 Bao vệ sức khỏe, tính mạng cho lao AON HIY c5 55 << s3 +++sss+ 76

2.1.3.2 Bao vệ danh dự và nhán phẩm của lao CONG HỮ << s5 xxx x3 78

2.2 Thực tiễn kết quả thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động

nữ trước các tác động của dịch bệnh COvVId- [ Ö,, - .c 5 + c 33+ eeeeeeeeers 82

2.2.1 Thực tiễn kết quả đảm bảo bình dang giới trong quan hệ lao động 83 2.2.2 Kết quả thực hiện bảo vệ cơ hội việc làm và thu nhập cho lao động nữ 86 2.2.3 Kết qua thực hiện bảo vệ quyền nhân thân cho lao động nữ - 5: 91 KET LUAN CHUONG 2720777 94

3 CHUONG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN VA NÂNG CAO HIỆU QUA

THUC THI PHAP LUAT VIET NAM VE BAO VE LAO DONG NU TRUOC CAC TÁC DONG CUA DỊCH BỆNH CO VID-19 , -5- 5 5° s52 se Ss£se£sessesessesee 95

Trang 4

động của dịch bệnh COVIC- Ï 7G 3113331111831 1839111183 111 81111 9v ng vn 95

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ trước các tác động

của dịch bệnh ClOVI- [ Ở 21111118111 13112353383 1118111111151 1 11111 key 101

3.2.1 Hoàn thiện các quy định bảo vệ lao động nữ về việc làm và thu nhập 101 3.2.2 Hoàn thiện các quy định về bảo hiểm xã hội - 2-2 2 2 S+E2+E+£zEz£xzzzei 103 3.2.3 Hoàn thiện các biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ -: 105

3.2.4 Hoàn thiện chính sách hỗ trợ và bảo vệ lao động nữ trong thời kỳ dịch bệnh

COVID-3.3 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ

trước các tác động của dịch bệnh COV1d- Ì Õ <5 33+ £+*sEEEseeeeeeeeeeeree 110

3.3.1 Về phía nhà ƯỚC - 2S +E+EE+E9EE+EEEE9EE2EEEEEE111111112111111111111111 111116 111 3.3.2 Về phía người sử dung lao dONG eececeecescsseseseesessesessesesesseseesessesessesessesteseeseeees 115 3.3.3 Về phía lao động nữỮ ¿- 25222221121 EE21571511511211211211111111111111111 1111 ty 117 KET LUẬN CHƯNG3 uucscccsssssssssssesssssscessssessssssessssesssssssessssssssssssssssecsessssessssnssessssees 119 KET LUAWN 077 120 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5° 5-2 5£ s52 s£ss se s£sz=sesses 121 PHU LUC - PHIẾU KHẢO SAT 5- 2-5 2£ s2 s£S££s£Ss£s2Es£S2£seSs£sezsesses 137

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Biéu đồ thé hiện tỷ lệ tham gia thị trường lao động theo giới tinh ở Việt Nam, khu vực và thé giới giai đoạn 2010 - 2019 -¿- + + 2 +k9EE2EEEEEE123511212151121111511 111 1x 1x 26 Hình 2: Biéu đồ so sánh tông số giờ làm trong 4 quý năm 2019 và năm 2020 30 Hình 3: Biểu đồ ty lệ lao động có việc làm dành thời gian cho việc nhà, va số giờ trung bình hàng tuần đã bỏ ra (năm 2019 và các quý có liên quan của năm 2020) - 32

Hình 4: Biêu đô tỷ lệ lao động có việc làm dành thời gian cho việc chăm sóc con cái, và sô

giờ trung bình hàng tuần đã bỏ ra (năm 2019 và các quý có liên quan của năm 2020) 32 Hình 5: Biéu đồ ty lệ thất nghiệp theo độ tuổi (2019 và 2020, một số quý tiêu biểu) 33 Hình 6: Khung chính sách: Ba trụ cột chính dé chéng lao Covid-19 dựa trên tiêu chuẩn lao động QUOC tẾ -¿- + ©k t9 12EEE1511111121111112111111111111111111111E111111 1111111111111 g0 63 Hình 7: Biểu đồ cơ cau lao động có việc làm phân theo vị thé làm việc, giới tính quý 2 năm

"0/0077 86

Hình 8: Gan 2.500 công nhân Công ty TNHH VietGlory đứng trước công nhà máy may dé đòi quyên lỢI - ¿+ 2S SE+EE+E9EE2EEEE9E12152121521112111112111112111 1111111111111 11 011 CC 90

Hình 9: Công nhân Công ty TNHH Em-Tech Việt Nam ngừng việc tập trung sau giờ nghỉ

trưa kiến nghị lên doanh nghiỆp 2-2 S2 2+E£SE2E£EE£EE£E£EE+EEEESEEEEEEEEEEEEEErErrkrreeg 90

Trang 6

Bảng 1: Quy mô lao động phi chính thức chia theo thành thị/nông thôn và giới tính giai

Se DNxgg ngnnthhngtrtDRiDNG SE1D830075/0100 830 Đ31/G9RMNGEENNGISEiSHIĐM0I0/01N8 SHEUGENDDDRGSIGUGEE-SGGSQNUDĐG0.G0i.2E8/190/0005180404883 49

Bang 2: Lộ trình thay đổi tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ 51 Bang 3: Co cấu lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và giới tính,

QUY 2 NAM 2020 0008 85

Trang 7

DANH MỤC TỪ NGU VIET TAT

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tai

Phụ nữ là một nửa thế giới và là lực lượng đông đảo trong đội ngũ người lao động Cùng với sự phát triển và tiến bộ chung của xã hội, người phụ nữ luôn ngày càng khang định tầm quan trọng va vi trí của mình Trong gia đình, họ vừa là con, vừa là mẹ và vừa là vợ Đây không chi là những danh xưng dùng dé gọi, mà đi cùng với đó còn là trách nhiệm giữ lửa cho gia đình, nuôi con lớn, dạy con ngoan, đối nội đối ngoại, Với xã hội, họ trực tiếp cống hiến trí tuệ, công sức của mình vào quá trình sản xuất của cải, vật chất, cùng mọi người làm tươi đẹp và trù phú thêm cho cuộc sống.

Hiện nay, với xu thế hội nhập, Nhà nước và xã hội càng dành nhiều sự quan tâm tới người phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng Bởi lẽ, ho là đối tượng dé tổn thương trong cuộc sống và trong chính quan hệ lao động mà họ tự mình lựa chọn tham gia Đặc biệt, Nhà nước luôn đề cao sự bình đăng trong quan hệ lao động giữa lao động nam và lao động nữ, đảm bảo cơ hội về việc làm và thu nhập; luôn tôn trọng và nang niu thiên chức làm mẹ - điều kỳ diệu mà tạo hóa chỉ dành cho phụ nữ.

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, cuộc sông của lao động nữ phải gánh chịu nhiều tôn thương Với chính sách giãn cách xã hội, lao động nữ làm việc ở nhà, bên cạnh phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng công việc, đồng

thời họ trở thành cô giáo toàn thời gian, vì học sinh không được đến trường mà học tập

trực tuyến tại nhà Nguy hiểm nhất là họ dang đứng trước nguy cơ cao bị mat việc làm, hạn chế thu nhập — nguồn kinh tế chính đảm bảo nhu cau sống bình thường vốn có của gia đình, vì công việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại Thậm chí, một số ngành nghề phải đóng cửa trong thời kỳ dịch bệnh Mặt khác, đối với những ngành nghề được phép kinh doanh, thời điểm dịch bệnh bùng phát này có thể buộc họ có nguy cơ cao phải đối mặt với lây nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Mặc dù đã có quy định của pháp luật và Chính phủ cũng đã kip thời ban hành các chính sách giải quyết bài toán trước mắt do tình hình dịch bệnh, tuy nhiên, mức độ đáp ứng chưa thật sự toàn diện Hơn nữa, nhìn nhận một cách tổng quan, pháp luật lao động của nước ta chỉ đang đi sâu điều chỉnh trong điều kiện bình thường mà chưa có những chính

Trang 9

sách dự liệu cho tình huống bắt thường, không chỉ đối với dịch bệnh Covid-19 bây giờ mà còn với những sự kiện bất khả kháng trong tương lai.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài: “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ trước các tác động của dịch bệnh Covid-19” Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng tình hình dịch bệnh và học hỏi kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh của các quốc gia trên thế giới, nhóm nghiên cứu chỉ ra những ưu, khuyết điểm của pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị dé hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế.

2 Tinh hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Trên phương diện pháp luật quốc tế, van dé bảo vệ lao động nữ đã được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau, thể hiện qua các cuốn sách, các bài viết, các công trình nghiên cứu khác nhau và được dé cập đến với tư cách là lao động đặc thù trong các nghiên cứu về pháp luật bảo vệ người lao động Ví dụ như cuốn “Protection of Health and Safety at the Workplace” của tac giả Kai Liu! nói về van đề bảo vệ sức khoẻ và an toàn của NLD tại nơi làm việc dưới góc độ so sánh pháp luật lao động (PLLD) của Liên minh Chau Au và Trung Quốc; cuốn “Zhe Threat of Physical and Psychological Violence and Harassment in Dignitalized Work” của Tién si Phoebe V Moore (2018)? nghiên cứu van dé bảo vệ NLD trong bối cảnh sé hoá việc làm; hay các bài viết như Women’s time,

laboti-saving devices and rural development in Africa’ của tác giả Hazel R Barrett và Angela W.

Browne dé cập đến trách nhiệm, đóng góp và khối lượng công việc mà phụ nữ ở châu Phi phải thực hiện trong cách thức tiếp cận phát triển nông thôn ở châu Phi; bài viết trên tạp chí The Nation: How the Rise of Women in Labor Could Save the Movement đề cập đến

những phong trào lao động được phụ nữ phát động; Labor Saving Strategies and

! Kai Liu (2020), Protection of Health and Safety at the Workplace: A Comparative Legal Study of theEuropean Union and China, Springer Singapore Pte Limited, Singapore, 2020.

? Phoebe V.Moore, The Threat of Physical and Psychological Violence and Harassment in Dignitalized Work,International Labour Organization, <https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/ -ed_dialogue/ -actrav/documents/publication/wems_617062.pdf>, last accessed on 11/3/2021.

3 Hazel R Barrett và Angela W Browne, Women’s time, laboi-saving devices and rural development in Africa,https://www.jstor.org/stable/44258717, 14/3/2022.

Trang 10

nghiên cứu về Các chiến lược và đổi mới tiết kiệm lao động cho phụ nữ nông dân sản xuất nhỏ; The International Rescue Committee's Gender Action Plan’, của Uy ban cứu hộ quốc tế đề cập về kế hoạch cứu hộ về giới; Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, không có cách nghiên cứu toàn diện về dé tài này mà được thé hiện thông qua các bài viết Impact of COVID-19 on Women in the Labor Force5 của tác gia Sheena Zimmermann, M.Ed dé cập đến những ảnh hưởng của Covid19 đến lực lượng lao động nữ; The female frontline -How women and girls are leading the COVID-19 response’ của uniceft về những ảnh

hưởng ma phụ nữ và trẻ em gái phải gánh chịu do dich bệnh Covid-193

Trên phương diện pháp luật Việt Nam, trong những năm qua, vấn đề pháp luật bảo vệ lao động nữ luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều tác giả Mỗi bài viết, mỗi công trình nghiên cứu được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau và đều mang tính đóng gop, hoàn thiện chế định pháp luật lao động bảo vệ lao động nữ Qua khảo cứu của nhóm nghiên cứu, đã có những công tình nghiên cứu, bài viết về pháp luật đối với lao động nữ

và bảo vệ lao động nữ:

Bài viết của Ths Trần Thúy Lâm (2005), Bao vệ lao động nữ trong lĩnh vực kỷ luật lao động, Tạp chí Luật học, số đặc san về bình đăng giới; Ths Đỗ Thị Dung (2006), Chế độ bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ, Tạp chí luật học, số 3/2006; TS Nguyễn Hiền Phương, Bảo vệ quyên làm me trong pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội, Tạp chí luật học, số 6/2014; Ths Đặng Thị Thơm, Bàn về quyên của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 6/2015; Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Phát huy vai trò của lao động nữ trong tiến trình xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật,

*® Labor Sang Strategies and Innovations ƒor Women Smalholder Farmers,

Trang 11

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường: Lê Thị Hoài Thu (2018), Jao động nữ nhằm mục tiéu bình đẳng giới trong pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2018; Doan Văn Nhật (2018), Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ va người mẹ nhờ mang thai hộ, Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 10/2018; Ths Nguyễn Tiến Dũng, Thuc trạng áp dụng pháp luật lao động đối với lao động nữ và phương hướng hoàn thiệnTrần Thị Mộng (2019), Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành VỀ các biện pháp bảo vệ quyên của lao động nữ, Tap chí Công thương: Lưu Tran Phương Thảo và Nguyễn Thanh Hiền (2019), Pháp luật về bảo vệ quyén lợi cho lao động nữ mang thai, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử Một số luận văn, luận án của Ths Đặng Thị Thơm (2016), Quyên của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội; Bùi Thái Giang (2016), Pháp luật về bảo vệ lao động nữ và thực tiên thi hành tại tỉnh Bình

Duong, Đại học Luật Ha Nội; Nguyễn Thi Hương Lâm (2016), Bảo vệ lao động nữ theo

quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn thực hiện tại khu công nghiệp Samsung — Bắc

Ninh, Đại học Luật Ha Nội; Hoàng Diệu My (2018), Bao vệ lao động nữ theo pháp luật

lao động và thực tiễn thi hành tại thành pho Hà Nội, Đại hoc luật Ha Nội; Trong tinh hình dịch bệnh, đã có những bài viết về chủ đề này như bài viết của tác giả Lê Phương Hòa

(2021), Tac động cua dịch Covid 19 tới lao động nữ di cu tại khu vực phi chính thức

(Nghiên cứu trường hợp Hà Nội và TP Hồ Chi Minh)Š tập trung trả lời 03 van đề: Covid 19 đã tác động như thế nào lên các mặt của an sinh xã hội của lao động nữ di cư khu vực phi chính thức? Lao động nữ di cư khu vực phi chính thức đã thích ứng như thế nào trước đại dịch Covid 19? Có những gợi ý chính sách nào để hỗ trợ nhóm lao động nữ di cư khu vực phi chính thức?; bài viết của tác giả Mai Anh trên báo điện tử Dang cộng sản Thu hep bat bình dang giới trong bối cảnh đại dich? đề cập đến những áp lực và bất cập trong tình hình dich mà lao động nữ phải gánh chịu; bài viết Thanh niên và phụ nữ Đông Nam A trong

8 Lê Phuong Hòa (2021), Tác động của dịch Covid 19 tới lao động nữ di cư tại khu vực phi chính thức (Nghiên

cứu trường hợp Hà Nội và TP Hỗ Chi Minh),

https://www.vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Tac-dong-cua-dich-Covid-19-toi-lao-dong-nu-di-cu-tai-khu-vuc-phi-chinh-thuc-171, 14/3/2022.

° Mai Anh,Thu hep bat bình đẳng giới trong bối cảnh dai dịch,

https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/thu-hep-bat-binh-dang-gioi-trong-boi-canh-dai-dich-593635.html, 14/3/2022.

Trang 12

xu hướng thất nghiệp của phụ nữ trong thời kỳ dịch bệnh:

Nhìn chung, đa phần các bài viết, công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động nữ ở các cấp độ khác nhau, tuy nhiên chỉ đang giới hạn điều chỉnh ở trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội ở trạng thái bình thường Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về pháp luật bảo vệ lao động nữ trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội bất thường Trong xu thế hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các van dé này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Những phân tích và giải pháp được để ra trong đề tài này hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực

cho việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ lao động ở Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nhóm nghiên cứu hướng đến thực hiện các mục tiêu sau:

Thứ nhất, trình bày van đề lý luận về bảo vệ lao động nữ; phân tích và đánh giá tac động của dịch bệnh Covid-19 tới lao động nữ; chỉ ra cách thức mà quốc gia khác trên thế giới đã và đang quy định dé bảo vệ lao động nữ, lay đó làm bài học kinh nghiệm dé xây dựng chế định bảo vệ lao động nữ cho Việt Nam.

Thứ hai, phân tích quy định pháp luật của Việt Nam về bảo vệ lao động nữ và các chính sách ứng phó mang tính thời điểm trước các tác động của dịch bệnh Covid-19, trong đó chỉ ra trên các phương diện bảo vệ cơ hội việc là và thu nhập; bảo vệ thiên chức làm mẹ và bảo vệ quyền nhân thân cho lao động nữ Trên cơ sở đó, đánh giá những ưu điểm, kết quả đã đạt được và chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết cần khắc phục.

Thi ba, đưa ra kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ trước các tác động của dịch bệnh Covid-19.

that-nghiep-vi-covid-19-43 136-411.html, 14/3/2022.

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động nữ làm việc theo hợp đồng lao động Đề tài không nghiên cứu các đối tượng lao động nữ làm việc tự do và lao động nữ thực hiện

công việc và hưởng lương khác.

Về mặt không gian đề tài nghiên cứu đề cập tới một số các quy định của pháp luật quốc tế (thê hiện qua các công ước, khuyến nghị của ILO và của Liên hợp quốc), quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ, Trung Quốc) và pháp luật lao động

Việt Nam trong việc bảo vệ lao động nữ ở các nội dung: cơ hội việc làm và thu nhập; thiên

chức làm mẹ và quyền nhân thân đề từ đó đưa ra những một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ cho lao động nữ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Việt

Vẻ mặt thời gian, khuôn khé pháp luật quốc tế được khai thác toàn bộ, tinh từ thời điểm thành lập ILO và Liên Hợp Quốc Về mặt pháp luật các quốc gia và pháp luật Việt

Nam, nhóm nghiên cứu tập trung vào các quy định pháp luật hiện hành của BLLĐ 2019,

các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản được ban hành nhăm điều chỉnh quan hệ lao động nhăm ứng phó với tình hình dịch bệnh Đồng thời, xem xét quan hệ lao động của lao động nữ và các yêu cầu bảo vệ lao động nữ trong quan hệ lao động trong mối tương quan với các lĩnh vực pháp luật khác như dân sự, hành chính, hình sự nham đem lại một cái nhìn tổng quan và thống nhất.

Về đối tượng thực hiện khảo sát phục vụ cho nghiên cứu khảo sát chi tiễn hành đối với lao động nữ, được thực hiện trên nền tảng mạng xã hội facebook và google form Khảo sát được thực hiện nhằm nhận được đánh giá trực tiếp và trung thực nhất từ phía lao động nữ, lắng nghe những mong muốn của họ, dù là nhỏ nhất để đưa ra những kiến nghị phù

hợp hơn.

Báo cáo kết quả khảo sát được đính kèm vào phụ lục của bài nghiên cứu 5 Y nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

5.1 Ýnghĩa khoa học

Trang 14

nữ trong việc thúc đây bảo đảm, bảo vệ quyền của lao động nữ nói chung và lao động nữ

ở Việt Nam nói riêng.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu giảng dạy Những phương hướng và giải pháp được dé xuất tại nghiên cứu có thé gợi mở cho các cơ quan quản lý, xây dựng pháp luật có những điều chỉnh để xây dựng cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền cho lao động nữ được thực thi tốt hơn.

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được triển khai nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác — Lénin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Đồng thời, vận dụng những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Cùng với đó, nhóm tác giả sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu được nêu dưới đây:

Phương pháp hệ thống hóa và phân tích tổng hợp được sử dụng xuyên suốt bài nghiên cứu dé làm sáng tỏ những van dé lý luận, pháp lý và thực tiễn về bảo vệ lao động nữ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Phương pháp phân tích được sử dụng khi nhóm nghiên cứu tiếp cận đề tài nghiên cứu thông qua việc phân tích các tai liệu Phương pháp phân tích được sử dụng dé phân tích tài liệu sơ cấp và thứ cấp Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước và

Văn kiện, Nghị quyết của Đảng có liên quan, các vụ việc, các số liệu thống kê chính thức

của cơ quan có thâm quyên Tài liệu thứ cấp bao gồm các công trình khoa học, đề tài, tạp chí, kết luận đã được các tác giả khác thực hiện Phương pháp này được dùng chủ yếu ở

chương | và chương 3 Phương pháp này thực hiện qua các bước: thu thập tải liệu, phân

tích tài liệu và trình bày tóm tắt nội dung nỗi bật trong các nghiên cứu thu được trước đó Phương pháp so sánh được sử dung chủ yếu ở chương 1 để nghiên cứu, đánh giá điểm tương đồng cũng như khác biệt trong pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 của một số quốc gia, của quy định quốc tế so với pháp luật

Việt Nam.

Trang 15

Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi được sử dụng khi thực hiện khảo sát đối với lao động nữ về mức độ tác động của dịch bệnh Covid-19 đến lao động, việc làm tại

nơi làm việc.

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của nghiên cứu gồm 03 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ lao động nữ trước các tác động của đại

dịch Covid-19

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ trước các tác động của dịch

bệnh Covid-19

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ trước các tác động của dịch bệnh Covid-19

Trang 16

TRƯỚC CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 1.1 Một số van dé chung về lao động nữ và dịch bệnh Covid-19

1.1.1 Lao động nữ

1.1.1.1 Khái niệm lao động nữ

Khái niệm lao động nữ được xây dựng dựa trên khái niệm “#øgưởi lao động ” và kháiniệm “giới tinh nữ ”.

Thứ nhất, về khái niệm “người lao động ”.

Tùy vào mục đích nghiên cứu, khái niệm “øgười lao động ” được xem xét trên nhiều

giác độ khác nhau Dựa theo học thuyết kinh tế - chính trị của Mác — Ănghen, NLD là

những người sử dung sức lao động'!! Hay nói cách khác, NLD là chủ thé của hoạt động lao động — “hoại động có mục đích của con người nham tác động, bién đổi những vật chất

tự nhiên thành sản phẩm đáp ứng nhu cẩu cua con người ”!2.

Trong khoa học pháp lý, khái niệm “ngurdi lao động” có thé được đặt trong trường nghĩa rộng và hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng, NLD bao gồm tat cả những người thuộc giới lao động trong xã hội Theo nghĩa hẹp, NLD được hiểu là những người làm công ăn lương cho các DN, tổ chức, cá nhân, gia đình trên co sở HĐLĐ° Tức là, khái niệm này đã thu hẹp phạm vi và loại trừ các đối tượng như công chức, viên chức, thành viên hợp tác

xã, lao động tự do,

Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ 2019) tiếp cận khái niệm NLĐ theo trường nghĩa hẹp và quy định tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của

!! C.Mác — Ph.Anghen, Todn tap, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993, tr.251.

!2 Lê Thị Chiên — Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quan điểm của C Mác vẻ lực lượng sảnxuất và vấn đề bồ sung phát triển quan điển mày trong giai đoạn hiện nay,

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/821033/view_content, BCH Trung ương DCS ViệtNam 14/3/2022.

!3 Nguyễn Thi Kim Phụng (2006), "Pháp luật lao động với van dé bảo vệ NLD trong điều kiện kinh tế thị trường ởViệt Nam", luận án tiễn sĩ luật học, Trường Dai học Luật Ha Nội, tr L0.

Trang 17

người sử dụng lao động Độ tuổi lao động toi thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ

trường hop quy định tại Mục I Chương XI của Bộ luật nay.” Theo đó, BLLD 2019 đã nhận

diện NLD dựa theo 04 dấu hiệu sau: (i) từ đủ 15 tuổi; (ii) làm việc cho NSDLD theo thỏa thuận; (iii) có sự phụ thuộc về mặt kinh tế (được trả lương bởi NSDLĐ); (iv) có sự phụ thuộc về mặt tô chức (chịu sự quan lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ) Đồng thời, có bố sung thêm một SỐ trường hợp ngoại lệ về điều kiện chủ thé của QHLD Ví dụ, có thé sử dụng lao động dưới 15 tuôi để làm những công việc mà pháp luật cho phép, không được sử dụng lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuôi làm những công việc mà pháp luật cam Quy định nay đã kế thừa BLLD 2012, tuy nhiên đã có sự thay đồi dé phù hợp với tình hình và xu thế phát triển chung của xã hội Cụ thẻ, tại khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2012 quy định: “Người lao động là người từ du 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp dong lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” Theo đó, khái niệm “øgười lao động” bị giới hạn trong yếu tố HDLD, được hiểu

theo nghĩa hẹp là NLD làm công ăn lương theo HDLD.

Bên cạnh đó, Luật việc làm năm 2013 lại tiếp cận theo trường nghĩa rộng Cụ thê, khoản 1 Điều 3 Luật việc làm 2013 quy định: “Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả nang lao động va có nhu cau việc lam” Như vay, có thê thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam đang không nhất quán về mặt giải thích từ ngữ mà phụ thuộc vào phạm vi và đối tượng điều chỉnh của văn bản dé xây dựng khái niệm cho

phù hợp.

Tựu chung lại, có thể ưu tiên tiếp cận khái niệm “ngioi lao động ” theo cách thức quy định của BLLD 2019 bởi lẽ nó đã đảm bảo tính cập nhật, thời sự, phù hợp với xu thé chung của xã hội; bao phủ đến những đối tượng cần thiết cũng như chắc chăn về tính phố biến trong cuộc sống Hơn nữa, vì đã trở thành quy phạm pháp luật, nội dung này trở thành

kiên thức ma mọi cá nhân, tô chức phải biệt và phải tuân theo.Thứ hai, khái niệm vê “giới tính nit”

Luật Binh đăng giới 2006 quy định tại khoản 2 Điều 5 như sau: “Giới tinh chi các đặc diém sinh học cua nam, nit” Do đó, có thê hiệu day là khái niệm chi sự khác biệt giữa

Trang 18

nam và nữ vê phương diện sinh học, có săn từ khi sinh ra, đông nhât và không biên đôi (trừ

trường hợp có sự can thiệp của y học) !*.

Thế nhưng, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam không có căn cứ pháp lý đưa ra khái niệm về “giới tinh nữ” Dưới góc độ sinh học, giới tính nữ chỉ những người có bộ phận sinh duc nữ Theo từ dién tiếng việt, “zữ giới” là từ chỉ “những người thuộc về giới có thé đẻ con (nói tổng quát); phân biệt với nam giới ”!” Từ điển của Dai học Oxford (Anh) dịch nghĩa từ “#eale”15— giới nữ, giống cái — chỉ giới có thé đẻ trứng, đẻ con hoặc tạo ra quả Cách hiểu này dùng dé chỉ cho đại đa số mà không bao quát hết, bởi lẽ có những

trường hợp vô sinh, mât khả năng sinh sản.

Hiện nay, khi khoa hoc công nghệ phát triển, con người có thé thay đổi ngoại hình, bộ phận sinh dục, bang cách phẫu thuật, sử dụng thuốc (có sự can thiệp của y học) Thực tế ở Việt Nam và trên thé giới đã có những trường hợp chuyền giới, từ nam thành nữ, từ nữ thành nam và được đông đảo mọi người biết Do đó, định nghĩa về giới tính nữ, nữ cũng phải thay đôi.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực lao động, chúng tôi không đi sâu phân tích và đánh giá vấn đề này Bởi vậy, việc nhận biết giới tính một người, pháp luật lao động chỉ quan tâm đến giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh thông tin cá nhân của cá

nhân đó — Căn cước công dân.

Trên cơ sở nghiên cứu PLLĐ Việt Nam về vẫn đề bảo vệ lao động nữ trong bối

cảnh dịch bệnh Covid-19, nhóm tác giả đưa ra khái niệm như sau: “Lao động nữ là

người có giới tính nữ, từ đủ 15 tuổi, làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao

!5 Hoang Phê, Tir điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bach khoa, 1988.

!6 Từ điên Oxford, https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/female_1?q=female, 14/3/2022.

Trang 19

1.1.1.2 Đặc điểm lao động nữ

Lao động nữ có đây đủ đặc diém của người lao động nói chung như tuôi, năng lựchành vi lao động Tuy nhiên, do đặc diém của giới tính, lao động nữ có những đặc điêm

riêng và khác biệt so với lao động nam Cụ thể:

Về mặt sinh học, do sự khác nhau cơ bản về gen, giới tính nam được quy định bởi

gen XY, giới tính nữ được quy định bởi gen XX Do đó, gitta nam và nữ có sự khác biệt

cơ bản như ngoại hình, thể lực, sức vóc, khả năng nhiễm bệnh, một số loại bệnh đặc thù, Điều nay ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề, việc làm cho mỗi giới Ví dụ: Về cơ bắp, đàn ông có nhiều cơ bắp hơn trong khi phụ nữ có nhiều đường cong hơn Đây là bởi quá trình trao đôi chất, nam giới đốt cháy calo nhanh hơn trong khi nữ giới có xu hướng chuyên đổi thức ăn thành chất béo tích mỡ ở ngực, hông, mông và đùi Những đặc điểm cơ thé này

đáp ứng được sự phân chia trong vai trò xã hội Phụ nữ có vai trò sinh sản do đó hông rộng

hơn và lượng mỡ thừa nhiều trong quá trình mang thai Đàn ông do không phải sinh sản nên cơ thé ran chắc, mạnh mẽ nhằm phục vụ cho quá trình kiếm ăn, cạnh tranh với những đàn ông khác Về tổ chức da ở nữ mỏng và yêu hơn so với nam giới Do đó, khả năng chịu các tác động như nhiệt độ, ánh sáng, chịu lực, trở nên kém hon Điều này hạn chế khả năng lao động của lao động nữ trong các điều kiện khắc nghiệt như dưới ánh sáng cường

độ mạnh, nhiệt độ cao, công việc nang nhọc,

Về mặt sinh lý, phụ nữ có chu kỳ sinh lý đặc biệt hàng tháng (hành kinh), phải thực hiện thiên chức làm me và cho con bú, Quá trình này gây ra những ton thương nhất định đến cơ thé của họ, và đồng thời sẽ chiếm dụng một khoảng thời gian đáng kể dé lao động Về mặt tâm lý, phụ nữ chịu nhiều định kiến xã hội về trách nhiệm gia đình, phân công lao động theo giới, định kiến về giới,

Rào cản lớn ảnh hưởng tới phụ nữ khi phát triển sự nghiệp chính là những tư tưởng, quan niệm từ phía gia đình, cộng đồng, xã hội Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tô ấm” Tư tưởng này đồng nghĩa với việc coi nhiệm vụ chính của phụ

nữ là ở trong gia đình, là người găn liên với hậu cân, bêp núc, chịu trách nhiệm chính về

Trang 20

chăm sóc con cái, người già Như vậy, khi tham gia lao động sản xuất, người phụ nữ vừa

gánh trên vai các trách nhiệm “làm me, làm vợ” và vừa “giỏi việc nước” lại vừa “đảm việcnhà”.

Bên cạnh đó, phân công lao động theo giới — việc phân chia công việc và trách nhiệm

dựa trên cơ sở giới đã góp phan tao ra sự khác biệt đáng ké trong công việc giữa hai giới Khác với giới tính, các đặc điểm giới không tự nhiên sinh ra và không phải là đặc điểm sinh học Nó thé hiện quan niệm xã hội và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như căn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, chính sách, pháp luật, Vì sự phân chia này dựa trên các chuẩn mực được hình thành trong cộng đồng, tất cả các thành viên cộng đồng đều hiểu ngầm và có xu hướng đồng ý với các thực hành này mà không phản biện sự hợp lý của chúng Những thực hình này được mặc định trong cộng đồng.

Với những đặc điểm riêng biệt về thé chất, tinh thần, tâm sinh ly cũng như thiên chức sinh đẻ và nuôi con, lao động nữ được coi là một trong những đối tượng thuộc loại lao động đặc thù Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc họ tham gia vào quan hệ lao động Nhiều

chủ sử dụng lao động đã không có các quy định hợp lý của pháp luật hoặc quy định đókhông có tính khả thi Bởi vậy, ngoài những quy định áp dụng chung cho mọi lao động,

pháp luật đã có một số quy định riêng áp dụng cho lao động nữ nhằm bảo vệ và bảo hộ họ trước những nguy cơ bat lợi có thé xảy ra do ảnh hưởng từ những yếu tố đặc thù Đồng thời, cũng giúp họ vừa có thể thực hiện tốt chức năng lao động xã hội, vừa có thé thực hiện tốt chức năng sinh thành, nuôi day con cái — thế hệ lao động tương lai của đất nước.

1.1.2 Đại dịch Covid-19

1.1.2.1 Bối cảnh phát sinh và đặc điểm

Dai dịch Covid-19 là một dai dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus

SARS-CoV 2 và các biến thé của nó gây ra và được phát hiện, bùng nỗ vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc Căn bệnh này được chính quyền tỉnh Hồ Bắc xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phối không rõ nguyên nhân”, nhưng chỉ sau hơn 100 ngày xuất hiện, loại virus này đã nhanh chóng tác động đến mọi mặt từ kinh tế, chính trị,

Trang 21

xã hội của Trung Quốc Không chỉ dừng ở đó, căn bệnh này đã nhanh chóng lây lan và ảnh hướng tới tat cả các quốc gia trên toàn thé giới.

Tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về phân loại Virus (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) là SARS-CoV 2 Đây là tên gọi khác với cái tên Covid 19 mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt ra trước đó, nhằm tránh với tên đại dịch được hau hết người dân trên toàn thế giới biết đến trước đó.

Virus SARS-CoV 2 là một phần của họ virus corona, bao gồm các loại virus phổ biến gây ra nhiều loại bệnh từ cảm thông thường hoặc viêm phế quản đến các bệnh nghiêm trọng hơn (nhưng hiểm gặp hơn) như hội chứng hô hap cấp tính nghiêm trọng (SARS) va Hội chứng Hô hap Trung Đông (MERS)!” Về cơ bản, virus SARS-CoV 2 khá giống với nhiều loại virus đường hô hấp khác, tuy nhiên khả năng lây lan nhanh chóng ở mức vượt bậc hơn rất nhiều, có thể phát tán dịch bệnh qua các giọt nhỏ mà người bệnh bắn ra khỏi

miệng hoặc mũi khi thở, ho, hat hơi hoặc nói.

Virus SARS-CoV 2 có hình dáng khá giống với chiếc “vương miện”, điều này cũng ảnh hưởng đến cái tên gọi chung “corona”, cụ thé là được hình thành bởi các protein hình gai nhọn nhô ra, đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc sinh học của loại virus này Các protein hình gai này cho phép virus tái tạo bên trong chính tế bao virus và lây lan sang các tế bào khác Trong khoảng thời gian hơn 2 năm hoành hành, ảnh hưởng mạnh tới các quốc gia, virus SARS-CoV 2 bat đầu hình thành các dong gen, các biến chủng virus có tốc độ lây lan nhanh hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần so với virus SARS-CoV 2 nguyên bản Bên cạnh đó, các biến chủng này còn ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh tật gây ra

và ảnh hưởng đên hiệu quả của các phương pháp điêu trị của các nhà khoa học.

Đây là một dạng virus mới nên con người chưa từng có miền dịch, kê cả miên dịch chéo trước đây, thông thường họ virus corona thường lây nhiễm cho động vật nhưng chúng

'7 Trung Tâm Quốc Gia về Chung Ngừa và Bệnh Hô Hap (NCIRD), Phân Ban Bệnh Do Vi-rút (2021), Thong tin cobản vé COVID-19,

https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/your-health/about-covid-19/basics-covid-19 html? fbclid=IwAR3kHNFbziWR8TUUmMkQjRlafclku8M7QUXJcoSDOCjouGxOS6DTWXOltuM, 14/3/2022.

Trang 22

đã tiên hóa và lây lan sang cả người Khi virus này xâm nhập vào cơ thê, nó xâm nhập vàchiêm lây bộ máy của tê bào, đông thời chuyên hướng bộ máy đó đê phục vụ trong việc

tạo ra virus mới đê lây nhiém cho người khác.

Người mac virus SAR-CoV 2 xuât hiện các triệu chứng cap tính như ho, sot, khó thở,có thê diễn biên đên viêm phôi nặng, suy hô hâp câp tiên triên và tử vong đặc biệt ở người

lớn tuôi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dich.'®

Thời gian ủ bệnh vào khoảng 14 ngày tính từ thời điểm nhiễm virus mới xuất hiện các biểu hiện lâm sàng, chính điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiện nay của các quốc gia trên thé giới rất khó khăn trong công cuộc phát hiện và kiểm soát dich bệnh Đến Hoa Kỳ - một quốc gia đứng đầu thế giới về hệ thống y tế cũng đã lâm vào

khủng hoảng khi nhận định chủng virus này không khác gì so với bệnh cúm mùa thông

thường ở thời kỳ đầu dẫn tới hệ thống y tế quá tải, người bệnh phải tự cách ly và điều trị

tại nhà.

Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang hoành hành tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, khiến hon 260 triệu người mắc bệnh với hơn 5 triệu ca tử vong.

Tại buổi hop báo ngày 7/9/2021, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khan cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan đã đưa ra nhận định mới rằng, Covid-19 có thé sẽ là phần “tất yếu” của thé giới trong bối cảnh virus SARS-CoV 2 vẫn tiếp tục biến đổi ở các quốc gia chưa được tiêm vacxin hoặc có tỷ lệ tiêm chủng vacxin phòng bệnh ở mức thấp trên thế giới Điều này đồng nghĩa với việc những hy vọng trước đây về việc xóa sô hoàn toàn đại dich này trở nên viên vông hơn bao giờ hết Kha năng cao là thế giới sẽ không thê xóa bỏ hay loại bỏ được hoàn toàn virus SARS-CoV 2, chủng virus này sẽ luôn

'8 Trang thông tin chính thức về Covid 19 của Tổ chức Y tế thế giới WHO,

https://www.who.int/health-topics/coronavirus?

fbclid=IwAROSIKtbY-bgybBv90ekNq3HFKndBJ9Pw1xZr7XnW loTFo6eDEgB_ougZ90#tab=tab_1, Coronavirus disease (COVID-19) —World Health Organization, 14/3/2022.

'9 Số liệu lấy từ Báo cáo điều tra của trang Worldometer tính đến ngày 28 thang 11 năm 2021,

https://www.worldometers.info/coronavirus/?utm_campaign=homeAdUOA%3FSi&fbclid=IwAR3PaEO-8NmM-toKja9A yhmNzuFk2qx7eWtlp 1 ljRpxr8jsk9trD WoHjWsU, 14/3/2022.

Trang 23

tồn tại và cuối cùng sẽ trở thành một dạng virus giống như virus gây dịch cúm hay những loại virus khác ảnh hưởng đến con người trong tương lai.

Mặc dù các quốc gia trên thế giới đã tiến hành các biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới trong một khoảng thời gian dài nhằm hạn chế sự tiếp xúc, lây lan của virus nhưng sự trì trệ của nền kinh tế ảnh hưởng lâu dài nên mục tiêu chung hàng đầu của toàn bộ các quốc gia trên thế giới là day mạnh chương trình tiêm chủng kết hợp với việc nới

lỏng việc giãn cách xã hội dân dân nhăm phục hôi lại nên kinh tê đã trì trệ gân 2 năm nay.

Sự lan rộng của các biến thé mới của virus SARS-CoV 2, nhất là khi biến thé B117 có nguồn gốc từ Anh đã có mặt tại tat cả 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) đã khiến toàn bộ giới chức các nước EU lâm vào những tình huống khó khăn trong công cuộc chiến đấu chống lại đại địch Ưu tiên của toàn bộ khối các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu là tăng tốc độ tiêm chủng trên toàn khối Tuy nhiên, một trong những vấn đề gây tranh cãi giữa các quốc gia thành viên là biện pháp kiểm soát biên giới nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Một sé quéc gia chau Au như Đức, Bi, Dan Mach đã ap dat cac bién phap han ché ngặt nghèo tại khu vực biên giới, trong đó có cả lệnh cam xuất cảnh và nhập cảnh đối với nhiều đối tượng Tại Pháp, từ tháng 8/2021, những người muốn ra ngoài ăn uống, đến các trung tâm thương mại hoặc tham dự lễ hội, xem phim sẽ phải trình giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hoặc giấy xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 Những đối tượng là nhân viên chăm sóc sức khỏe, nhân viên khu điều dưỡng và những người thường xuyên tiếp xúc với những người dé bị tổn thương sẽ được tiêm chủng vào tháng 9/2021 Trong khi đó, Hy Lạp đã quyết định tiêm chủng bắt buộc vaccine ngừa COVID-19 toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế.

Singapore là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm vacxin cao nhất trên thé giới với hon 80% người trưởng thành đã được tiêm vacxin đầy đủ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới đây nhận định không còn khả năng đưa số ca nhiễm về 0 nữa ngay cả khi phong tỏa trong một thời gian dài Do đó, Singapore đã từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế

đê hướng đên việc sông chung với đại dịch.

Trang 24

Ngoài các biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, đưa người bệnh vào khu

cách ly, xây dựng bệnh viện dã chiến mà hầu hết các quốc gia đang thực hiện, ở Việt Nam, Bộ Y tế kết hợp với Bộ Thông tin truyền thông xây dựng các ấn phẩm truyền thông, các đoạn phim ngắn giúp người dân có hiểu biết sâu hơn về chủng virus SARS-CoV 2 và các biện pháp phòng tránh dịch bệnh, có thé ké đến như việc tuân thủ 5K: Khẩu trang — Khử khuẩn — Khoảng cách — Không tập trung — Khai báo y tế?0,

1.1.2.2 Tac động của dịch bệnh Covid-19 đến thị trường lao động

Kéo dai từ cuối năm 2019, làn sóng đại dich Covid-19 đã kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với tất cả quốc gia trên thế giới, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực trên tất cả các mặt của đời sống.

Về mặt kinh tế, tác nhân Covid — 19 đã phá vỡ một cách đáng kể các trụ cột của nền kinh tế toàn cầu Bởi lẽ các quốc gia và người dân của họ không thể hoàn toàn tập trung cho thương mai và giao dịch hợp tác toàn cầu ma dang phân bồ nguồn lực dé chống dich

và xoay xở tìm cách tôn tại qua đại dịch.

Cu thé, các hoạt động kinh tế - xã hội buộc phải tạm ngừng hoặc rơi vào tình trạng trì trệ bởi yêu cầu của các Chính phủ nhằm phòng chống sự lây lan của dịch bệnh như: Đóng

cửa biên giới, hàng loạt trường học, cửa hàng, quán xá, ; hủy bỏ các hội chợ thương mại,

sự kiện thê thao, giải trí, ; tạm ngừng đón tiếp và phục vụ tại các địa điểm công cộng, tụ

tập đông người, khu di lịch, !.

Theo Tờ Guan & Partner (2020) một cuộc suy thoái kinh tế khủng khiếp và kéo dài sẽ tiếp diễn và bị phụ thuộc vào Covid 19 Phía IMF (2020) báo cáo rang đây là hoàn cảnh chưa từng có (ngoại trừ trong thời kỳ Đại suy thoái), tất cả các nền kinh tế bao gồm cả phát

triên, moi nôi và các nên kinh tê dang phát triên đêu có kha năng bị suy thoái Cụ thê: trong

20 Kiều Giang, Các nước sống chung với đại dịch COVID-19 như thế nào?,

https://dangcongsan.vn/tieu-diem/cac-nuoc-song-chung-voi-dai-dich-covid-19-nhu-the-nao-591731.html, Ban Tuyên giáo Trung ương, 14/3/2022.

?! Theo Baker & Partner 2020; Basilalia & Kvavadze 2020; Thunstrom &Partner 2020 và Toquero, 2020 - A criticalanalysis of the impact of Covid -19 on the global economy and ecosystems and opportunities for circular economystrategies.

Trang 25

Triển vọng Kinh tế thé giới thang 4 IMF (2020) đã đảo ngược dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ban dau từ 3,3% xuống -3%, mức giảm bat thường là 6,3% trong vòng ba thang” Đặc biệt, doanh thu của ngành du lịch — ngành được coi là kết quả trực tiếp từ tác động của Covid 19 đã chạm đáy trong vòng một thập ky qua Cụ thé, UNWTO”3 2020 đã báo cáo doanh thu du lịch quốc tế giảm 22% tương ứng với 80 ty đô la vào năm 2020, tức mất gần 67 triệu lượt khách quốc tế Sự tồn tại liên tục của các hạn chế đi lại có thé khiến từ 100 đến 120 triệu công việc liên quan đến du lịch gặp rủi ro.

Về mặt xã hội, qua khảo sát, kê từ khi dich bệnh Covid — 19 bùng né trên toàn thé giới, mặc dù có một số khen ngợi tác dụng thắt chặt tình cảm gia đình do phong tỏa nhưng phan lớn người dân đã phải chịu những đả kích lớn về mặt tinh thần như tình trạng sức khỏe tâm thần kém ở trẻ em và thanh thiếu niên, sự gia tăng mức độ lo âu và gánh nặng

quá sức cả về thê xác và tinh thân,

Theo báo cáo “Tinh hình trẻ em Thế giới 2021”, đại dich COVID-19 đã gây ra những lo ngại dang kế đối với sức khỏe tâm thần của cả một thế hệ trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các bậc cha mẹ và người chăm sóc” Theo Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore chia sẻ: “Những đợt phong tỏa toàn quốc và việc hạn chế di chuyển liên quan đến đại dịch đã khiến các em phải trải qua những năm tháng cuộc đời khó quên khi phải rời xa gia đình, bạn bè, trường lóp, việc vui chơi — những yếu tô then chốt của tuổi

Tình trạng bị bó hẹp trong không gian kín và bị hạn chế tiếp xúc đã gây ra những rối loạn tâm thần như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lo âu, tự kỷ, rối loạn lưỡng cực,

roi loạn cư xu, tram cảm, rôi loạn ăn uông, khuyêt tật trí tuệ và tâm thân phân liệt có thê

22 Theo Guan, D., Wang, D., Hallegatte, S., Huo, J., Li, S., Bai, Y., Lei, T., Xue, Q., Davis, S.J., Coffman, D.M., 2020,Global economic footprint of the COVID-19 pandemic.

3 Du lich thé giới liên hop quốc UNWTO

4 Tác động của đại dich COVID-19 đối với tình trang sức khỏe tâm thần kém ở trẻ em và thanh thiếu niên, “bề nổi

của tang băng chim” — UNICEF, https://www.unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A Io-b%C3%Alo-ch%C3%AD/t%C3%A 1e-%C4%I 1 %E1%BB%I9Ing-c%E1 YBB%ATa-%C4%I 1 %ELMBAM%A

Li-d%E1%BB%8Bch-covid-19-%C4%9I1%E1%BB%9 li-v%E1%BB%9IBi-t%C3%A Cnh-tr%E1%BA%A Ing-

s%E1%BB%A9c-kh%E1%BBB%8FEe-t%C3%A2m-th%EI%BA%A7n-k%C3%A9m-%E1%BB%9E-tr%E1%BA%BB-em, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc — Unicef, 14/3/2022.

Trang 26

gây tôn hại đáng kê đến sức khỏe, việc học tập, kết quả cuộc sống và năng lực tạo gia thu nhập sau này của trẻ em và thanh thiếu niên Kết quả khảo sát do Quy Kaiser (KFF) tiến hành ở Hoa Kỳ cuối tháng 6/2021 cho thấy 29% dân số trưởng thành cho biết các triệu chứng rồi loạn lo âu hoặc tram cảm khi trải qua đại dịch COVID-19 (24,8% nam so với

33,1% nữ)” Nghiên cứu mới đây của Panchal và cộng sự (2021) cũng tai Hoa Kỳ cho

thay, xap xi hai phần năm người trên 18 tuổi bị mat ngủ (36%), bỏ bữa (32%), sử dụng chất kích thích (12%), có ý định tự tử (26%), đồng thời các bệnh mãn tính bị trầm trọng thêm

do căng thăng, mệt mỏi, suy nhược”6

Bên cạnh đó, việc gánh chịu những mat mát do mat đi người thân một cach đột ngột đã gây ra sự sang chan tâm ly ở người dân Suốt gần 3 năm dang dang chống chọi với dich bệnh, mỗi ngày có hàng chục nghìn thậm chí có những thời điểm lên đến 9 chữ số các ca mắc, ca nặng, ca tử vong Những con số này vô hình gây ra những sang chan tâm lý nặng nề, kéo dài, gây ra nhiều rối loạn tâm thần Theo thông tin của Bộ Y tế Việt Nam, sang chan tâm ly gây ra hậu quả về mặt cơ thé và tinh thần, ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thé như hệ thống thần kinh trung ương; hệ thống miễn dich của cơ thé thông qua hệ thong than kinh nội tiết, làm suy giảm hệ thống miễn dịch; hệ thống tim mạch; hệ thống tiêu hóa ?

Ngoài ra, làn sóng di cư của người dân khi Chính phủ tạm dỡ bỏ lệnh giãn cách đã

tạo nên sức ép về mặt an sinh xã hội, môi trường cho cơ quan chức năng Ở Trung Quốc, một số lao động nông thôn đã quay trở lại với vai trò ban đầu của mình khi các doanh nghiệp bắt đầu phục hôi sau đợt dich đầu tiên vào tháng 2/2020 Nhưng phan lớn đã không quay trở lại thành phố bởi tình trạng thiếu cơ hội việc làm Điều này buộc các cơ quan địa phương phải hỗ trợ, tìm kiếm việc làm, giải quyết nhu cau về nhà ở, nhu yêu phẩm, điện,

nước, đê đảm bảo cuộc sông cho người dân.

?5 Xem https://www.kff.org, 14/3/2022.

26 GS.TS BANG NGUYÊN ANH - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Anh hưởng của dai dịchCovid-19 đến sức khỏe tinh than, Tạp chí KHXH số 10 (278) 2021,

http://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/anh-huong-cua-dai-dich-covid-19-den-suc-khoe-tinh-than.html, Hội đồng lý luận trung ương, 14/3/2022.

27 Stress và sang chan tâm lý vì COVID-19: Có lúc nhìn sang nhau thấy ai cũng khóc, https://moh.gov.vn/tin-tong-

hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/stress-va-sang-chan-tam-ly-vi-covid-19-co-luc-nhin-sang-nhau-thay-ai-cung-khoc, B6 Y tế Việt Nam, 14/3/2022.

Trang 27

Về thị trường lao động, đây được coi là hậu quả kéo theo sự tuột đốc của nên kinh tế và sự bất 6n của xã hội Thị trường lao động rơi vào tình trang mat cân bang cán cân cung — cầu, trong đó cung lớn gấp cầu nhiều lần Tỷ lệ này vẫn đang có xu hướng gia tăng chênh lệch, khi mà tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dau hiệu được kiểm soát, việc tam ngừng các hoạt động dịch vụ, thương mại, sản xuất vẫn tiếp tục thực hiện Điều này đồng nghĩa với việc lao động bị chấm dứt quan hệ lao động tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tăng cao trong

thời gian tới.

Mặt khác, chính việc chọn lọc lao động, cơ cấu lại tổ chức để phù hợp với tình hình mới buộc người sử dụng lao động phải đặt lên bàn cân và so sánh cân thận năng lực lao động và nhu cầu của họ Nhìn mặt bằng chung, điều này đã gây nên tinh trạng mất cân băng về giới trong thị trường lao động Cụ thê:

Ở Mỹ, tờ báo Pew research center (Mỹ, 2021)? đã có những đánh giá chi tiết về thị trường lao động Theo đó, hầu hết các nhận định đều thể hiện thị trường lao động đang bị tụt giảm nghiêm trọng và mất xu hướng về bình đẳng giới trong lao động và sự không cân

băng vê cap bậc học van.

Ước tính từ tháng 02/2020 đến tháng 02/2021, có 2,4 triệu phụ nữ và 1,8 triệu nam giới đã rời khỏi lực lượng lao động (không làm việc cũng và không tích cực tìm việc) chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,1 % và 2,1% Những thay đổi về sự tham gia của lực lượng lao động trong cuộc suy thoái COVID-19 trái ngược hắn” với cuộc Đại suy thoái?? Sự khác biệt chính giữa hai cuộc suy thoái là mất việc làm trong đại dịch tập trung vào các ngành dịch vụ mà phụ nữ chiếm phần lớn việc làm, chang han nhu giai tri va khach san, giao duc va dich vu y té Trong khi đó, cuộc Dai suy thoái tap trung vào các lĩnh vực san xuất hàng

?#Tham khảo tại https://www.pewresearch.org/, 14/3/2022

?° Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009, số phụ nữ rời khỏi lực lượng lao động 84.000 người, Số nam giới

là 929.000 người.

30 Đây là cuộc đại suy thoái toàn cầu được bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2009, do vỡ “bong bóng” bat động sản, dẫn tớikhủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp và phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả của nó là tìnhtrạng đói tín dụng ảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực Vỡ bong bóng nhà ở cũng dẫn tới suy giảm tiêu dùng cá nhânở Hoa Kỳ Sự bất trắc trong đời sống kinh tế và kinh doanh càng làm cho tiêu dùng và sản xuất bị hạn chế Ba nhântố này gây ra suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ từ năm 2008.

Trang 28

hóa, chang hạn như sản xuât và xây dựng (ngành nghé nam giới chiêm tỷ lệ việc làm lớnhơn).

Bên cạnh đó, những người làm công việc lương thấp bị sụt giảm việc làm nhiều nhất (giảm 11,7%, từ 28,1 triệu xuống 24,8 triệu) Con số này so với mức 5,4%, tương đương

với 5,5 triệu người ở nhóm người lao động có mức lương trung bình Trong khi đó, việc

làm ở nhóm người lao động có mức lương cao gần như không thay đổi.

Ở Singapore, tỷ lệ thất nghiệp nói chung nhanh chóng đạt mức cao 3,6% vào tháng 9/2020 trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là 4,9% trong cùng tháng Con số này khác xa so với mức trung bình của OECD là 8,75% vào năm ngoái Tuy nhiên, được nhận định từ IZA Institute of Labor Economics?! tác động ngắn hạn của COVID-19 đã làm giảm chi tiêu tiêu dùng và kết qua thị trường lao động ngay sau khi bùng phát Dinh điểm, đại dịch đã làm giảm tong chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình xuống 22,8% và thu nhập của người lao động giảm 5,9% vào tháng Tư Xác suất làm việc toàn thời gian cũng giảm lần lượt 1,2 điểm và 6,0 điểm trong tháng 4 và tháng 5.

O Trung Quốc, cau trúc ngành nghề thị trường lao động thay đổi đã làm gây “xdi mòn mô hình hiện đại hóa” của quốc gia này Cụ thé, các công ty trong ngành dich vụ lưu trú và ăn uống và các ngành xuất khẩu bị buộc phải cho nhân viên thôi việc hoặc lùi ngày trở lại làm việc của nhân viên Tuy nhiên, chỉ có một số lao động quay trở lại, một số khác không lên thành phố lại mà tìm kiếm công việc gần nhà, làm nghề nông, sản xuất các sản phẩm địa phương rồi bán trực tiếp qua hình thức livestream trên các nền tảng mạng xã hội

như Weibo, Wechat, QQ ?2

Bên cạnh đó, tương tự như ở các quốc gia khác, đại dịch đã khuyến khích xu hướng giảm đều đặn tỷ lệ có việc làm ở nữ giới?3 Tại các thành phó, các thành viên trong gia đình

sẽ chăm sóc trẻ em và người già — công việc trước đây thường được giao cho lao động nữ

3!1ZA — Viện nghiên cứu lao động tư nhân, đóng trụ sở tại Đức, https://www.iza.org/, 14/3/2022.

32 Trung Hiéu/VOV.VN biên dịch - Nguồn: The Conversation, Đại địch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinhtế Trung Quốc như thế nào?, https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/dai-dich-covid-19-giang-don-manh-va-bien-doi-kinh-te-trung-quoc-nhu-the-nao-896083.vov, Đài tiếng nói Việt Nam, 14/3/2022.

33 Ty lệ lao động nữ ở Trung Quốc giảm từ 80% vào thập niên 1980 xuống còn 60% vào năm 2019.

Trang 29

nhập cư Đối với phụ nữ thuộc giới thượng lưu, nghỉ việc khiến họ phải phụ thuộc về tài chính vào chồng minh — những người kiếm được mức lương đủ dé duy trì mức sống tốt cho gia đình Còn đối với phụ nữ lao động tay chân, đại dịch càng khiến tình trạng phó mặc cho hoàn cảnh đưa đây thêm trầm trọng.

Đông thời, đại dịch đã khiên các cử nhân trẻ khó khăn hơn trong việc tìm kiêm việc.Bởi lẽ, họ vừa mới ra trường, thiêu kinh nghiệm sông và làm việc nhưng phải đôi mặt vớicơ hội việc làm bị thăt chặt, và phải “đôi chọi” với sô lao động ùn ứ từ thời kỳ trước vâncòn chưa tìm được việc.

Ở Việt Nam, chính sự bùng phát trở lại của dịch bệnh vào cuối tháng 4/2021 đã làm cho thị trường lao động rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn Theo đánh giá của Bộ chính trị, ngay với “đầu tàu” kinh tế lớn là TP Hồ Chí Minh, cũng phải mat vài năm mới lấy lại được nguồn lao động như trước khi xảy ra đại dịch.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020, cả nước có khoảng 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Trong đó, 69,2%

bị giảm thu nhập, 39,93% phải giảm giờ làm hoặc nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải

tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam tính trong cả năm 2020 là 2,48%, cao hon 0,31 điểm phần trăm so với năm 2019 và cao nhất trong 10 năm trở lại đây Chỉ tính riêng quý II/2021, cả nước có 557 nghìn lao động bị mất việc; 4,1 triệu người phải tạm dừng sản xuất kinh doanh; 4,3 triệu người bị cắt

giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; và 8,5 triệu lao động bị giảm

thu nhap*> Đặc biệt, trong quý III/2021, những ngành có số lao động sụt giảm đáng kê như

ngành Vận tải hàng không và ngành Du lịch giảm 30,4%; ngành Dịch vụ lưu trú giảm

34 Minh Phương, Bài 7 — Vấn đề đại sự trước mắt và lâu đài,

https://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/bai-1-lao-dong-van-de-dai-su-cho-ca-truoc-mat-va-lau-dai-594966.html, Ban tuyên giáo trung ương, 14/3/2022.

35 TS Nguyễn Xuân Hải, ThS Chu Thị Lê Anh, Thi rường lao động Việt Nam sau đại dịch Covid— 19, lo trước dé

giảm lo sau, https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/thi-truong-lao-dong-viet-nam-sau-dai-dich-covid-19-lo-truoc-de-giam-lo-sau-658662/, Báo Nhân dan, 14/3/2022.

Trang 30

29,9%; ngành Hoạt động thé thao, vui chơi và giải trí giảm 17,4%; ngành Ăn uống giảm

15,4%; ngành Xây dựng giảm 14,1%.

Đây thực sự là những con số biết nói báo động về sức tàn phá của dịch bệnh Không chỉ trên thế giới, mà Việt nam cũng là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ Covid 19, khi phần lớn gánh nặng dồn vào thị trường lao động, đặc biệt với bộ phận lao động yếu thế, trong đó có lao động nữ Đứng trên phương diện pháp luật, cần thiết lập hành lang pháp lý để bảo vệ các quan hệ dễ bị xâm hại, đặc biệt đối với những đối tượng yếu thế trong quan hệ

lao động như người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.

1.2 Pháp luật về bảo vệ lao động nữ trước các tác động của dịch bệnh

1.2.1 Nhu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo vệ lao động nữ trước các tác động

của dịch bệnh Covid-19

Trên thị trường lao động truyền thống, lao động nữ gặp phải một số bat lợi như chênh lệch về thể lực, ảnh hưởng bởi định kiến về giới tính, gánh nặng trách nhiệm chăm sóc gia đình Đặc biệt, tình hình dich bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp và chưa thé kiểm soát như hiện nay đã có những tác động tiêu cực quan hệ lao động nói chung, trong đó có lao động nữ, như kéo dài khoảng cách về tỷ lệ thất nghiệp giữa hai giới, tăng các trách nhiệm gia đình trong những đợt dịch kéo dài, yêu cầu tăng giờ làm từ phía người sử dụng lao động Do đó, bảo vệ lao động nữ — ngăn chặn mọi sự xâm hại có thé xảy ra đối với họ khi tham gia quan hệ lao động là tất yếu và bắt buộc đối với một nhà nước pháp quyên.

Thứ nhất, bảo vệ người lao động, trong đó có lao động nữ, là nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.

Một là, xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của sức lao động đối với xã hội Sức lao động là khả năng lao động, là yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất.

36 Tổng cục thống kê (2021), Thông cáo báo chi tình hình kinh tế — xã hội quý II và 9 tháng năm 2021,

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/202 1/09/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-ili-va-9-thang-nam-2021/, 14/3/2022.

Trang 31

Xét trên góc độ xã hội, sức lao động trong nên sản xuất xã hội là lực lượng lao động xã hội - một nguôn lực quan trọng cho phát triển kinh tế?7 Day là nền tảng, là cơ sở dé tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người Vì vậy, bảo vệ sức lao động chính là bảo hộ cho sự tồn tại của nhân loại Bên cạnh đó, trong quá trình lao động, người lao động là chủ thể trực tiếp tiếp xúc với môi trường và điều kiện lao động, thậm chí có những trường hợp gây tôn hại nặng nề tới sức khỏe, tuổi thọ của họ Do đó, bảo vệ người lao động

chính là đang bảo vệ sức lao động cho xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vi tri yếu thế hơn Bởi lẽ, họ vừa có sự phụ thuộc về kinh tế, vừa chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động?Š Cụ thé, về mặt kinh tế, tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động, chỉ có một số ít người lao động được trả giá với tiền lương của mình, còn đa số phải thực hiện theo khung lương mà doanh nghiệp đã định sẵn, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp, ; tai thời điểm trả lương, họ có thể bị chậm lương, nợ lương, phụ thuộc vào tình hình kinh tế thời điểm đó của doanh nghiệp; ngoai ra con có các van dé về thưởng, trừ lương, cắt giảm phụ cấp Về mặt tô chức, người lao động bị lệ thuộc vào việc phân công vi trí công việc từ người quản lý, thậm chi bi luân chuyên công tác xa, thay đôi phòng ban, Do đó, muốn tạo ra quan hệ lao động được bình đăng hơn, pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyên, lợi dụng quyền của người sử dụng lao động.

Mặt khác, qua các kỳ đại hội, Đảng ta luôn giữ vững quan điểm mọi chính sách phát trién đều vì lợi ích của nhân dan’ Tại Nghị quyết đại hội toàn quốc khóa VI năm 1986, Đảng khang định con người làm mục tiêu và con người là động lực phát triển kinh té*° Trong đường lối phát triển kinh tế của Đại hội VIII năm 1996 của Đảng Cộng sản Việt

37 ThS Nguyễn Thi Mai Lan - Đại học Luật Hà Nội, Ly luận hàng hóa sức lao động và tiền công của C Mác - cơ sởquan trọng dé cải cách chính sách tiền lương, http://molisa.gov.vn/Pages/tintue/chitiet.aspx?tintucID=20969, Bộ Lao

động — thương binh và xã hội, 14/3/2022.

38 Bộ luật Lao động: Bảo vệ toàn diện quyễn lợi của người lao động,

http://baochinhphu.vn/Phap-luat/Bo-luat-Lao-dong-Bao-ve-toan-dien-quyen-loi-cua-nguoi-lao-dong/304884.vgp, Chính phủ, 14/3/2022.

3939 PGS.TS Ngô Tuan Nghia - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Con người là mục tiêu và động lực trongđường lỗi phát triển kinh tế,

https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/con-nguoi-la-muc-tieu-va-dong-luc-trong-duong-loi-phat-trien-kinh-te-134202, Ban tuyên giáo trung ương, 14/3/2022.

40 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lan thứ VI, Nxb Sự thật, 1986, tr.86.

Trang 32

Nam, nguồn lực con người trở thành động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững Trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX năm 2001, con người được coi là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Như vậy, về vai trò của nhân tố con người trong phát triển kinh tế, từ chỗ được xác định là quan trọng, chủ yếu, nền tang thì đến Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, con người trở thành động lực quyết định đến sự phát trién*! Đến kỳ Đại hội X, Đảng xác định rõ hơn nữa khi cho rằng: đôi mới phải vì lợi ich của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới?? Đại hội XII của Dang Cộng sản Việt Nam tiếp tục cụ thé hóa Cương lĩnh phát triển đất nước 2011, xét riêng về quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong phát triển kinh tế, Đại hội làm rõ hơn nữa nội dung về nhận thức về con người trong phát triển, trong đó có bảo đảm hài hòa về lợi ích, về quan hệ xã hội, quan tâm thích đáng bộ phận yếu thế trong xã hội" Nhân mạnh thêm về con người là động lực của sự phát triển, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Dang Cộng sản Việt Nam khang định con người và nền văn hóa Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước

và bảo vệ Tô quéc**

Thứ hai, việc xây dựng chế định bảo vệ lao động nữ xuất phat từ vai tro cua họ trong

doi song san xudt.

Một là, thực tế hiện nay, tỷ lệ tham gia thị trường lao động của phụ nữ tại Việt Nam cao đáng kế so với mặt bằng chung trên thé giới Theo nhận định của ILO tại Việt Nam*°

dựa trên Báo cáo phân tích trên số liệu điều tra Lao động — Việc làm, nhận thấy, tỷ lệ tham

gia thị trường lao động của phụ nữ ở Việt Nam thuộc mức cao Trong năm 2019, 70.9%

phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia thị trường lao động Khi đó, tỷ lệ tương

41 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội LX, Nxb Chính tri quốc gia, H, 2001, tr.201, 105.* Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2005, tập 65, tr 179.

43 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.127.

“4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H,2021, t.1, tr.143-144.

4 TẢ chức Lao động thế giới (ILO), Giới và thị trường lao động ở Việt Nam,

https://www.1lo.org/wcmsp5/groups/public/ -asia/ -ro-bangkok/ -1lo-hanoi/documents/publication/wems_774433.pdf, 14/3/2022.

Trang 33

ứng ở cấp độ toàn cầu là 47,2% và tỷ lệ ở Châu Á- Thái Bình Dương chỉ ở mức 43,9% Số liệu đó đã chỉ ra rằng lao động nữ tại Việt Nam đang tham gia tích cực trên thị trường lao động, và thậm chí tỷ lệ còn được nhận định cao hơn nhiều so với tỷ lệ tham gia thị trường

lao động cua nam gIới.

Tổng quan xét thấy, tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ tại Việt Nam so với toàn cầu và khu vực là rất cao, tuy nhiên, điều đó không thé hiện được việc lao động nữ sẽ được hưởng mức lương cao và điều kiện làm việc tốt hơn hay các ưu đãi khác so với

nam giới Tỷ lệ tham gia thị trường lao động giữa nữ và nam có sự chênh lệch lớn, do sự

phân bồ trách nhiệm trong gia đình không đồng đều trong xã hội nơi đây Cụ thé, theo Điều

tra Lao động — Việc làm 2018 của ILO, có tới 47,5% phụ nữ lựa chọn không hoạt động

kinh tế vì “lý do cá nhân hoặc liên quan đến gia đình”, trong khi đó, nam giới chỉ chiếm có 18,9% không tham gia hoạt động kinh tế với cùng ly do này.

Hình 3: Tỷ lệ tham gia LLLĐ theo giới tính ở ViệtNam, khu vực va thế giới (2010-2019)

Việt Nam - Nữ -~ Viét Nam - Nam

—— Châu A Thái Binh Dương - Nữ Châu Á Thái Bình Dương - Nam

—Thé giới - Nữ Thé gidi - Nam

Hình 1: Biểu đồ thé hiện tỷ lệ tham gia thị trường lao động theo giới tinh ở Việt Nam,

khu vực và thê giới giai đoạn 2010 - 2019

(Nguôn: Điêu tra lao động việc làm của Việt Nam và ước lượng trên mô hình củaILO (2020)).

Trang 34

Hai là, các van đề về bất bình đăng giới vẫn khá phổ biến trong quá trình tuyển dụng lao động khi vẫn sử dụng các mô hình phân chia ngành nghề theo giới tính như các ngành liên quan đến xây dựng, vận chuyền, vận tải hàng hóa hầu hết do nam giới đảm nhận trong khi các ngành nghề liên quan đến sức khỏe, dịch vụ y tẾ, giáo dục, các dịch vụ xã hội và cá nhân khác thì do đa số phụ nữ đảm nhận Hầu hết các ngành liên quan đến sản xuất, chế tạo phần mềm, máy móc, thiết bị có tính ứng dụng thường mang lại thu nhập rất cao ở nam giới trong khi nếu nữ giới đảm nhiệm cùng vị trí, chức vụ đó thì thu nhập chỉ ở mức trung bình thấp mặc dù công việc đó cũng yêu cầu chuyên môn chuyên sâu về ngành nghề Hơn 50% phụ nữ tại các khu vực kinh té trung bình và 78% phụ nữ tai các khu vực có nên kinh tế kém phát triển thường tham gia các công việc liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, và thông thường họ dé bị tổn thương hơn so với các lao động là nam giới của ho.*°

Ba là, các đóng góp to lớn từ lao động nữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng cao, như qua nhiều năm, doanh nghiệp nữ làm chủ tăng nhiễu trong các năm qua, từ 4% trong năm 2009, lên 21% trong năm 2011 và đến nay đã đạt tỷ lệ 25%, cao nhất Đông Nam A và xếp thứ 19/54 trong bảng chỉ số xếp hạng Chi số nữ doanh nhân”.

Hay có thé nhìn nhận đóng góp to lớn của phụ nữ trong cuộc chiến chống dai dich Covid-19 này Khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam với những diễn biến vô cùng phức tạp và nhanh chóng, đã gây ra nhiều hậu quả nặng nè, tác động nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, và đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Bởi lẽ, phân lớn phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến y tê, giáo dục, công tác xã hội và chuỗi cung ứng thực phẩm có tỷ lệ về rủi ro lây nhiễm dịch bệnh và cụ thé là

Covid-19 ở mức cao Việc làm trong lĩnh vực y tê chiêm 4,5 % trong tông sô việc làm trên toàn ngành và 8,4% tông số việc làm mà phụ nữ tham gia Trung bình, phụ nữ chiếm hon

4© Tổ chức lao động thế giới (ILO), COVID-19 crisis and the informal economy,

Trang 35

70% lao động trong ngành y tế và công tác xã hội, tại các nước phát triển, tỷ lệ này tiếp

cận tới mức gân 80% lực lượng y tê và chiêm gân 10% tông sô việc làm toàn ngànhf3.

Trong bối cảnh đó, phát huy cao nhất tinh thần đoàn kết, các cấp Hội liên hiệp phụ nữ cùng cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực tham gia vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh, điển hình là chương trình “ Triệu phần quà san sẻ yêu thương” do Hội liên hiệp phụ nữ đứng dau, đã đạt được nhiều thành tựu lớn như: huy động nguồn lực đạt trên 129 tỷ đồng, tương đương với 430.200 suất quà Không những thế, trong các đợt dịch, lực lượng bác sỹ, y tế từ các bệnh viện, luôn sẵn sang, hy sinh bản thân và thời gian của mình để ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ cộng đồng và người bệnh, mà trong đó, tỷ lệ bác sỹ là nữ chiếm phần hơn”.

Với những minh chứng rõ nét trên, có thể thấy rằng, trong lực lượng lao động, phụ nữ đóng một vai trò hết sức quan trọng và thông thê thay thế được.

Thứ ba, trên thị trường lao động, lao động nữ được coi là bộ phận yếu thé và có những đặc điểm bắt loi ảnh hưởng đến qua trình lao động và mức lương mà họ nhận được.

Một là, xuất phát từ cau tạo sinh lý đặc biệt của nữ giới.

Về mặt cấu tạo sinh học, cơ thể người phụ nữ có khung xương nhỏ hơn, số lượng các khối cơ ít hon, do đó, sức vóc của một người phụ nữ bình thường sẽ yếu hơn so với một người nam giới Đặc biệt, đối với phụ nữ đã tiễn hành sinh con, sức khỏe của họ trở nên giảm sút một cách đáng ké Họ phải đối diện với các bệnh về hệ nội tiết (tuyến giáp), hệ bài tiết (thận, tiết niéu), °° Vì vậy, so với trước, sức khỏe và tinh thần càng có xu hướng không tốt và cần có những chính sách phù hợp với tình trạng lúc này của họ Ngoài ra, mỗi

tháng, người phụ nữ trải qua thời kỳ hành kinh, người phụ nữ vừa bi mệt mỏi, đau nhức cơ

48 Tổ chức lao động thé giới (ILO), COVID-19 and the health sector,

Trang 36

thể, vừa gặp phải một số van dé về tinh thần, do đó, họ cần được nghỉ ngơi thích hợp vào

thời gian này.

Hai là, xuất phát từ yêu cầu thực hiện vai trò làm vợ và thiên chức làm mẹ.

Dù hội nhập hiện đại và phát triển, nhưng Việt Nam vẫn là một đất nước coi trọng

truyền thông, đặc biệt là vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ.

Với quan nệm “trai khôn dung vợ, gái lon ga chồng ”, dén độ tuôi nhat định, người

con gái sẽ phải bước vào thời kỳ hôn nhân Ca dao có câu: “Dan ông xáy nhà, đàn bà xây

to ám”, hay câu: “Lam gái giữ dao tam cang/ lay chồng gánh vác giang san nhà chồng”. Thế mới hiểu vai trò của người vợ trong nhà Xây tổ thi dé nhưng “xây t6 ấm” thì nó là câu chuyện khác Giữ cho tô luôn 4m, dé mọi thành viên luôn muốn trở về, dé bão dừng sau cánh cửa chính là đang đề cập đến vai trò của người vợ Tổ to cũng được, bé cũng

được, giàu cũng được mà nghèo cũng không sao, miễn là gia đình luôn thuận hòa, mọi

thành viên luôn gắn kết Ở đây không chỉ là công việc gia đình mà dân mạng vẫn thường chia sẻ, đó còn là việc đối nội, đối ngoại, những thứ bất thành văn trong quan hệ gia đình bé và với gia đình lớn bên nội, bên ngoại, với các mối quan hệ xã hội với hàng xóm láng giéng,

Điều duy nhất trên đời này ma người đàn ông không làm thay người phụ nữ là sinh con và cho con bú Đây là thiên chức làm mẹ, là quyền, nhưng cũng là trách nhiệm mà họ

phải thực hiện Làm mẹ không phải chuyện ngày một ngày hai mà là cả quá trình từ khi

mang con trong dạ đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay Trong quá trình khôn lớn, có lúc con khỏe, chơi ngoan nhưng cũng có ngày con ốm, con đau, đều là một vòng tay mẹ ôm ấp, chở che Tất nhiên, không thể không nhắc đến vai trò của người bố, của nam giới Nhưng ở giai đoạn trẻ cần sự chăm sóc nhất, đa số trẻ con sẽ gần gũi và cần với mẹ hơn Muốn chăm sóc tốt con, muốn đào tạo tốt thé hệ lao động tương lai cho xã hội, người mẹ phải hi

sinh thời gian dành cho bản thân và thời gian lao động Đây chính là tác động của vai tròlàm mẹ đôi với quá trình lao động của nữ giới Bởi vậy, cân tạo điêu kiện đê lao động nữ

Trang 37

hoàn thành công việc va van đảm bảo vai trò với gia đình, đúng với tiêu chí “gởi việcnước, dam việc nhà ”.

Thứ ba, dịch bệnh Covid — 19 đã có anh hưởng tiêu cực đên thị trường lao động nói

chung, đặc biệt là lao động nữ.

Trước tác động mạnh mẽ từ đại dịch, Việt Nam cũng như các nước đều buộc phải đưa ra các chính sách nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Và một trong những chính sách đó là buộc đóng cửa tạm thời các cơ sở sản xuất kinh doanh không thiết yêu trên khắp cả nước, điều này đã ảnh hưởng đến các lao động trong các cơ sở, khi không thể tiếp tục làm VIỆC, đồng thời kéo theo nhiều tác động xấu đến lao động Cụ thể:

Một là, người lao động đối mặt với tình trạng giảm giờ làm nghiêm trọng, đặc biệt là

lao động nữ.

ILO đã tiến hành điều tra Lao động — Việc làm ở Việt Nam và so sánh tổng SỐ giờ

làm của lao động nữ và lao động nam trong từng quý năm 2019 và năm 2020 như hình bên.

Từ biểu đô, có thé nhận thay, trong các quý đầu, các công việc đều bị giảm giờ làm một cách đáng kể Tuy nhiên, từ thời điểm xảy ra dịch bệnh (từ cuối năm 2019), số giờ làm thực chất đã giảm mạnh so với Quý IV 2018 von rất sôi động Mặt khác, dữ liệu năm 2020 hiển thị trong biểu đồ cũng thé hiện tác động của dai dịch Số giờ làm trong quý II năm 2020 thấp hơn nhiều so với xu hướng mùa vụ nói chung Có thể lý giải cho điều này bởi các chính sách đóng cửa các mặt hàng thiết yếu từ Chính phủ Trong suốt thời gian này, việc tìm kiếm việc làm với cả lao động

nam và nữ là điều rất khó, khả năng seer BS JEERNRAECHHDER ĐEN làm việc là điều không thể

-201204 = 201904 = 100 TẠP

đồ so sánh tổng số giờ làm trong 4°

biện pháp giãn cách xã hội không quý năm 2019 và năm 2020 Tuy nhiên, tác động của các ;;„ 2 Biéy

được cân xứng giữa hai giới, khi s tổng số giờ làm hàng tuần của phụ nữ băng 88,8% tổng số giờ làm của họ

Q1 Q2 Q3 Q4

—=Nữ — Nam

Nguồn: Điều tra LĐVL của Việt Nam.

Trang 38

trong quý IV của năm 2019, và ngược lại, con số này ở nam giới là 91,2%°1 Điều này được lý giải bởi nhóm ngành chịu tác động mạnh mẽ từ chính sách giãn cách và hạn chế cửa khẩu đối với người và hàng hóa của Nhà nước (nhóm ngành công nghiệp nhẹ và nhóm

ngành dịch vụ - du lịch, nhà hang ) và sự phân cộng lao động nam — nữ trong từng ngành

Hai là, lao động nữ bị gia tăng gánh nặng kép về trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm nội trợ khi số giờ làm tăng nhanh.

Song song với chính sách giảm số lượng lao động, các doanh nghiệp tiễn hành tăng giờ làm cho nhóm người lao động được giữ lại để vừa đảm bảo yêu cầu về tiến độ hàng hóa, vừa phù hợp với ngân sách chi trả lương, phụ cấp.

Tổ chức lao động thé giới ILO đã tiến hành nghiên cứu về giới và thị trường lao động ở Việt Nam và đưa ra “Kết quả phân tích thời gian phân bổ cho việc nha ở những người có ”52 khi phụ nữ mặc dù phải tham gia thêm nhiều hoạt động kinh tế hơn nhưng van

việc làm

đồng thời thực hiện chăm sóc gia đình với cường độ lớn Nhìn vào Hình 19 và Hình 20 từ Nguồn Điều tra lao động việc làm tại Việt Nam của ILO, đã thể hiện rõ sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia làm việc nhà và thời gian mà nam và nữ giới có việc làm đã dành ra ké từ

quý II năm 2020 trở đi.

51 Tổ chức lao động thế giới (ILO), Nghiên cứu của ILO về giới va thị trường lao động ở Việt Nam,

https://www.ilo.org/wemsp5/groups/public/ -asia/ -ro-bangkok/ -ilo-hanoi/documents/publication/wems _774433.pdf, tr.10, 14/3/2022.

hanoi/documents/publication/wems_774433.pdf, tr.12, 14/3/2022.

Trang 39

Hình 19 Tỷ lệ lao động có việc làm dành thời giancho việc nhà, và số giờ trung bình hàng tuần đã bỏra (năm 2019 và các quý có liên quan của năm 2020)

s Tỷ lệ lao động có việc làm tham gia dọn dẹp nhà

cửa, giặt giũ quần áo, nấu ăn và đi chợ, chuẩnbị/bảo quản thức ăn và đồ uống

4 Số giờ trung bình bỏ ra để làm những việc nay

Nguồn: Điều tra LDVL của Việt Nam.

Hình 20 Tỷ lệ lao động có việc làm dành thời giancho việc chăm sóc con cái, và số giờ trung bìnhhàng tuần đã bỏ ra (năm 2019 và các quý có liênquan của năm 2020)

^ Số giờ trung bình bỏ ra để làm việc nay

Nguồn: Điều tra LĐVL của Việt Nam.

Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ lao động có việc làm dành thời gian cho việc nhà, và số giờ trung bình hàng tuân đã bỏ ra (năm

2019 và các quy có liên quan của năm2020)

Trong khi hầu hết phụ nữ đều dành một quỹ thời gian nhất định để phục vụ gia đình, thì gần 20% nam giới lại không hề dành chút thời gian nào cho việc nhà, nếu có thì cũng

chỉ dành trung bình khoảng 2/3 thời gian mà một người phụ nữ phải bỏ ra Chính vì vậy,việc đông thời dành thời gian cho công việc và chăm sóc gia đình đã gây áp lực nặng nê

dén lao động nữ giới.

Bên cạnh đó, việc giãn cách xã hội từ đạ dịch gây không ít khó khăn trong việc nhà

đối với lao động nữ, mà còn gia tăng tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ nhỏ Dựa trên kết quả nghiên cứu ở Hà nội năm 202033, nhận thay tinh trạng xung đột trong hôn nhân hầu như tăng dần khi đại dịch bùng phát Ước tính có khoảng 87,8% phụ nữ cho biết

53 Mai Anh, Thu hep bắt bình đẳng giới trong bối cảnh dai dich,

https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-Hình 4: Biểu đồ ty lệ lao động có việc làm dành thời gian cho việc chăm sóc con cái, và số giờ trung bình hàng tuần

đã bỏ ra (nam 2019 và các quy có liênquan của năm 2020)

19/thu-hep-bat-binh-dang-gioi-trong-boi-canh-dai-dich-593635.html, 14/3/2022.

Trang 40

đã từng bị bạo lực về tâm ly; 80,9% phụ nữ chịu hành vi kiểm soát và 59% phụ nữ đã từng bị bạo lực thể chất, 25% tiết lộ từng bị bạo lực tình dục; 51% tiết lộ từng có ý định tự tử Được biết, phần lớn phụ nữ được phỏng vấn tất cả hình thức bạo lực diễn ra thường xuyên hơn trong bối cảnh đại dịch.

Ba là, thất nghiệp và vẫn nạn chênh lệch giới trong tỷ lệ thất nghiệp.

Như đã được phân tích ở trên, việc dịch bệnh kéo dài với chính sách đóng cửa tạm thời các sản pham không cần thiết, và đóng cửa trường hoc là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến việc phụ nữ phải dành một khoảng thời gian lớn để chăm sóc gia đình và con cai Điều này ảnh hưởng Hình 23 Tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi (2019 và

' 2020, một số quý tiêu biểu)RK r h r r A 10.0

rat lon, khi Bao cao thu nhan 9.0

được quy mô phụ nữ dành phan 7.0

lớn thời gian cho gia đình đã °° saad =

ghi nhận trong quy H nam 2019Q4 2020Q3 2020Q4 2019Q4 2020Q3 2020Q4

Lao ra tực per ai Lao aa trưởng ene

ie Ầ A 15 - 24 tudi ae 15188 trie

2020, Việt nam có thêm 120 a tuổi trở lên

Nữ sNam

nghìn phụ nữ that nghiệp so với

Nguồn: Điều tra LĐVL của Việt Nam.

quý IV năm 2019, trong khi có

thêm 1,8 triệu phụ nữ không tham gia hoạt động kinh tế Từ biểu đồ, có thé thấy:

Tính từ thời gian đầu của cuộc đại dịch xuất hiện, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ trong quý IV năm 2020 tăng mạnh so với quý IV năm 2019 (quý IV năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp từ 15 tudi trở lên của nam và nữ là 2,12% và 1,90%, trong khi số liệu tương ứng của năm 2020 là 1,75% và 3,24%)*4 Trong đó, số những phụ nữ phải rời bỏ lực lượng lao động

trong quý II, III năm 2020 thì

Hình 5: Biểu do tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi (2019

nhóm phụ nữ trẻ từ 15 đên 24 và 2020, một số quý tiêu biêu)

* Mai Anh, Thu hẹp bat bình dang giới trong bối cảnh dai dich,

https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/thu-hep-bat-binh-dang-gioi-trong-boi-canh-dai-dich-593635.html, 14/3/2022.

Ngày đăng: 31/03/2024, 00:20

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN