Nước và hiểu về nước trong tâm thức nhân loại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Ý nghĩa một số biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (trường hợp Đinh Trang Mộng và Tứ Thư) (Trang 48 - 57)

TRANG MONG VATU THU

2.1. Nước và hiểu về nước trong tâm thức nhân loại

2.1.1. Dòng nước tự nhiên — dòng sinh và dòng tử

Sự chú ý của nhân loại về các đòng chảy của các con sông như: Euphrates

va Tigris (Lưỡng Ha), Nile (Ai Cập), Hang, Án (Án Độ), Hoàng Hà (Trung Hoa),

... đường như là những ghi nhận đầu tiên của họ về nguồn sống. Các nguồn sống này thường được hậu thé định danh là “cai nôi của các nền văn minh”. Tir đó, có thé cho rằng ước như là cô mẫu của nhân loại: * hinh tượng của số lượng vô cùng lớn của những kha năng điển biến" (Chevailier J, 1997, tr.709); và ở đó: “nguồn

song, phương tiện thanh tay, trung tâm tải sinh” được xem là nhóm các chủ đề ưu trội (Chevailier J, 1997, tr.709).

Từ những hình dung nay, chúng tôi cho rằng nhân loại tiếp nhận nghĩa

“nguồn sống”, sau đó bồ sung thêm hai tầng nghĩa: “tiêu tan”. “phát triển”. Bởi lẽ, căn cứ vao đặc tính van động của nước: thủy triều (sự tiếp nhận trực quan của con người) cũng như việc: mang lại hoặc hủy hoại nguồn sống (sự tiếp nhận mang tính biểu tượng). Những ý nghĩa này kết dính với nhau tạo thành khối thông nhất trong cô mẫu nước. Nói cách khác “những khả năng diễn biến” ấy tôn tại với hai nghĩa:

sự phát triển (dòng sinh), sự tiêu tan (dòng tử).

Minh chứng là các nén văn hóa cũng ghi nhận hai ý nghĩa trên bằng nhiều

dạng thức khác nhau, chảy đọc theo lịch sử của hai trời Đông — Tây, từ cô đến kim, tạo thành một mạng lưới dày đặc mô tả về dòng nước. Tuy nhiên, môi nơi

đều có sự tiếp nhận thiên nhiều hơn về một trong hai nghĩa trên, đồng thời chúng cũng có những sắc thái nghĩa khác nhau, trở thành biểu tượng văn hóa đặc thù. Có thé thay được những điều này thông qua đơn cử những ghi nhận sau:

42

Luông quan điểm xem nước như là dòng sinh ở các ý nghĩa: thanh tây, tái

sinh, hiền minh, chuyên tải sự sông, bảo vệ. sức mạnh, sự thanh thiết, khoan dung,

đức hạnh, ...:

Triết học thời kì sử thi (tiêu biểu là bộ 7hánh kinh Veda) của dân tộc An Độ cho ring sự hình thành của vũ trụ bắt nguồn từ nước: “Lúc khởi thủy chỉ có bóng toi mit mùng trong bóng toi: toàn thé vũ trụ này chi là nước mênh mông”

(Doan Chính, 1994, tr.77). Từ đó, họ còn bày to thái độ tụng ca dòng nước, với

hàng loạt các mỹ từ: “Hoi những dòng nước. hãy ban cho ta phương thuốc day đủ tính năng toàn vẹn, để trở thành một tâm áo giáp bảo vệ con người tôi. và nhờ đó tôi được nhìn lâu dai ánh sáng mặt trời" (dan theo Chevailier J, 1997, tr.709 -

710)

Triết học cô đại Trung Quốc với quan niệm âm — dương, ngũ hành được

ghi nhận lại trong Kinh Dịch (Nguyễn Hiến Lê, 2021, tr.26 - 27) và cả hai học thuyết này đều thừa nhận vai trò của nước. Thuyết âm — dương: nước (quẻ Khảm) thuộc qué âm bên cạnh các qué đồng tinh chất như đất (Khôn), dam/ sông/ hỗ (Doai), sam sét (Chan) và các qué dương như trời (Can), hỏa/ ánh sáng (Li), núi

(Cần), gió (Tốn). Thuyết ngũ hành: nước tương/ phản sinh với kim, mộc; và tương/

phản khắc thô, hỏa. Sự kết hợp của hai học thuyết này hình thành nên trường phái nghiên cứu phong thủy mang đậm bản sắc Đông A, và ở đó nước tượng trưng cho các ý nghĩa về tài lộc, hưng thịnh, điều khí. Nhìn chung, các ý nghĩa của nước được sản sinh ra từ học thuyết phong thủy cũng mang ý nghĩa của dòng sinh, thiên

về những giá trị tích cực cần có, cần hướng tới trong cuộc sông của con người.

Về sau ý nghĩa của nước trong văn hóa Trung Quốc được gắn vào các đối

tượng cụ thê hơn, mang đậm tính giáo huấn, nhằm biểu lộ giá trị đạo đức, phâm

hạnh của con người. Dao đức kinh đưa ra quan điểm khuyên đạy vẻ cách đôi nhân xử thé của người quân tử *7hượng thiện như thủy” (dan theo Lao Tứ, 2019, tr.54).

Có thé hiểu, người cực thiện thì ứng xử cũng như dòng nước: xuôi thuận theo

43

dòng, thuần khiết, tự nhiên — không mưu cầu được mat, hơn thua, tranh giành.

Luận ngữ cũng ghi nhận ý tứ: “Tri gid nhao thủy” (dẫn theo Lý Minh Tuan, 2010,

tr.144), có thé hiểu: người trí ưa thích nước vì ban thân những người này có sở thích ưa động, ưa văn minh, ưa phát triển — như tính lịch sử của các nền văn minh:

bat nguon từ các dòng sông.

Nhìn chung ở luông quan điểm nảy, nước có những diễn biến tử trạng thái bao quát, toàn năng, thậm chí ở mức vi diệu, mang tính trừu tượng nhằm giải thích căn nguyên vũ trụ, cho đến rõ ràng, chiều ứng với đối tượng con người cụ the. Có

thể hình dung chung rằng, nước như chảy dọc theo môi trường sống của con người,

đồng thời cũng chảy đọc theo đời sống bên trong của chúng ta.

Luong quan điểm xem nước có tinh chất hủy diét, tan phd, ... mang dáng dấp của dòng tử với hình trạng cụ thể: đại hồng thủy. dòng nước chết:

Việc biêu tượng nước chứa đựng ý nghĩa tiêu cực này là điều hiên nhiên mà nhân loại đã nhìn nhận ra, nó trở thành quy luật tat yêu mà các khởi nguyên của hai trời Đông Tây đều ghi nhận:

Thân thoại Kinh Thánh đã miêu tả lại đại họa của trận nước trời: “Đức

Chủa xóa bỏ mọi loài có trên mặt đất, từ con người cho đến gia súc, giống vat bỏ dưới đất và chim trời; chúng bị xóa bỏ khỏi mặt đất, chỉ còn lại ông N6-é và những gì ở trong tàu với ông. Nước dâng lên trên mặt đất suốt một trăm năm mươi ngày”

(St 7, 23-24). Thế nhưng, nỗi liên với những diễn biến chết chóc, tai họa từ nguồn

nước, nhân loại vẫn ghi nhận những khả năng tái sinh của nước: *®Nước xóa hết

lich sứ vì nô khôi phục con người trong một trạng thái mới” (Chevallier J, 1997,

tr.713). Dường như ở khía cạnh nảy, nước được thiêng hóa, góp phân vào việc

củng có đức tin, lòng sting bái của con người với tôn giáo. Thần thoại Hy Lạp đã

miêu ta sinh động hành động hủy diệt của than Zeus thông qua motif nạn hong thủy: “Nude dâng lên tràn bo, vỡ dé, ngập lụt khắp ruộng đồng, đô thi, làng mac”

(Nguyễn Văn Khoa, 2018, tr.89). Có thẻ thay, diễn biến tai họa từ dong nước van

là motif nhăm mục đích ran đe con người phải giữ gìn đạo đức, kính trọng than

linh và né tránh tính kiêu căng, ngạo man. Boi lẽ, sau trận đại nạn, luôn là hình

ảnh của những người tốt, người giữ gìn sự thiện lương và tôn kính thánh thần (gia đình Noal trong Kinh Thanh, vợ chồng Deucalion và Pyrrha trong thần thoại Hy

Lạp) được cho thực thi nhiệm vụ tái san sinh xã hội loài người.

Khác với hệ than thoại phương Tây, thần thoại phương Đông (An Độ va Trung Quốc) dường như trao quyền nhiều hơn cho các vị thần, ở chỗ các vị thần

vừa mang chức năng sản sinh, tạo dựng vũ trụ, vừa mang chức năng bảo vệ đời

sông con người thông qua dién biển của dòng nước: thần thoại An Độ đã miêu ta

sự tài tình của thần Siva trong việc ngăn chặn ác tính của thần sông Hằng: “Trong

tiếng hò reo náo nhiệt cua than, người, muôn vật dang song lại tươi vui sau thời gian dai bị thiêu cháy khô can” (Cao Huy Dinh, 2006, tr.124); thân thoại Trung Hoa lại xây dựng hình ảnh Nữ Oa luyện đá vá trời dé ngăn chặn đại nạn hông thủy:

“Mir Oa lay đá ngũ sắc, noi lửa thân lên luyện đá thành dung nham ngũ sắc, rồi lấy dung nham đó trét lên bầu trời, vá kín lỗ den, chặn đứng cơn mua dit” (Trần

Liên Son, 2011, tr.16). Ngoài ra, cũng có các tích truyện khác, như: khe nứt Quy

Hư; thần Côn trị nạn hông thủy; Dai Vũ trị thủy, khơi thông Hoàng Hà, Hoài Ha và tat cả các dòng sông.

Tất cá đều quy vẻ tâm thức của họ với dòng nước — mong muốn chế ngự được nó đề phát triển nông nghiệp. Có thẻ thấy, nhân loại đã mượn ác tỉnh của nước là nhằm nói rõ thêm phạm trù “bao vệ” bên cạnh hai phạm trù còn lại, nó như là đặc ân của thánh than (theo tư duy của người nguyên thủy), hoặc họ sẽ cỗ găng đạt được sự phủ trợ này thông qua nước (nghi lễ tắm gội. tây rửa, tế tự), hoặc tự thân các nhân vật thánh than đã có chức nang nay.

Nhìn chung, hai cách hiệu trên tương hỗ lẫn nhau, cùng ghi nhận tình trạng sinh tồn (lệ thuộc, khang cự, thỏa hiệp, ...) của con người trước những diễn biến của dòng nước. Hơn thé nữa, di là lựa chọn trạng huống nao thi tâm thức của nhân

45

loại cũng thường thiêng hóa, nhân hóa một biéu tượng tự nhiên. Từ đó cho thay

sự dõi dào về “nước tính” trong các nên văn hóa điện hình của nhân loại.

2.1.2. Dòng nước trong văn học Trung Hoa

Văn hóa dòng nước đã len lỏi vào trong những câu chuyện, truyện kê và

cách kê của các nền văn học trên thé giới và hình thành nên kiêu thê nghiệm đặc

biệt, chúng tôi gọi là thé nghiệm tiếp nguồn. Có thê hiểu “tiếp nguồn” ở đây chính là việc các tác gia, tác giả chuyên hóa tinh chất của dong nước tự nhiên vao van

dé cụ thê hoặc xem văn học như là vùng đất chứa đựng, sản sinh và nuôi dưỡng

nó. Từ đó, làm cho tâm thức déng nước có sự tiếp nối, mở rộng. phát triển từ

những van dé chung nhất. Loại thé nghiệm này đặc biệt sáng rõ ở văn học Trung Quốc, khiến dong nước trở thành một chất liệu được khai thác triệt dé trong văn

chương của dân tộc này:

Kinh Thi va Sở Từ: khơi dòng cảm xúc đơn thuần

Thiên Tuyén thủy (Không Tir, 2003, tr.193) cũng ghi nhận lại cảm xúc của một người con gái lay chồng xa xứ, vọng tưởng về quê hương thông qua gợi hứng

từ con sông Tuyền: Bí bỉ tuyên thủy/ Diệc lưu vu Ky (bài thơ Tuyển thủy I)*®: và

rồi chủ thẻ trữ tình ấy chỉ có thé nhớ mong mà không vượt được con sông ay ma về thăm cha mẹ: Ned tir Phi tuyén/ Tư chỉ vĩnh than (bài thơ Tuyên thủy 4°". Thiên Dương chỉ thiy (Không Từ, 2003, tr.320) cũng khắc họa nỗi lòng của người lính xa xứ, thương nhớ người vợ khi đứng trước con sông: Dương chỉ thiiy/ Bat lưu thúc tân (bài thơ Dương chỉ thủy 1)°8, Dương chỉ thủy/ Bat lưu thúc sở (bài thơ Dương chỉ thủy 2)'9, Dương chỉ thiy/ Bất lưu thúc bồ (bài thơ Dương chỉ thủy

3)". Hành trình cuối đời của Khuất Nguyên được ghi nhận lại ở Sở Từ cũng the

* Dịch nghĩa: Sông Tuyên kia cuồn cuộn chảy/ Cũng chảy về song Kỳ

*? Dịch nghĩa: Ta nhở sông Phi tuyén/ Nay ta chỉ thở than mãi

3 Dịch nghĩa: Dong nước chảy lờ đờ/ Không cuén trôi được bó củi

* Dịch nghĩa: Dòng nước chảy lờ đờ/ Không cuốn trôi được bó cây sở

* Dịch nghĩa: Dòng nước chảy lờ đời Không cuốn trôi được bó bỏ liều

46

hiện những cảm xúc rất cơ bản của một người “chòng chành, chao nghiêng” trước thời cuộc, nhưng vẫn có lãng man, bay bông trong bài Thiệp giang: “Dang Côn Lôn hé thực ngọc anh! Dữ thiên địa hè đồng thọ! Dữ nhật nguyệt hé đồng quang!

Ai Nam Di chỉ mạc ngô tri hé/ Đán dự tế hỗ Giang Tương"? (Khuất Nguyên,

1974, tr.156).

Có thể dòng nước trong Kinh Thi và Sở Từ còn chuyên chở nhiêu hơn

ngoài ý nghĩa của nỗi nhớ về quê hương, gia đình hay sự bất mãn trước thời cuộc không còn hòa hợp. ... nhưng dù là những ý nghĩa gì thì dòng sông xuất hiện ở

mức độ đáng chú ý. sóng đôi cùng cảm xúc chân thật của người xưa, tạo nên những

âm vang hiện thực, lãng mạn rất quen thuộc thường thấy trong các tác phẩm này.

Thơ Đường: đối điện dòng sông tâm tư tăng dân

Ly Bạch tỏ lòng trước sự hữu hạn, chóng vánh, không quay lại của thời

gian khi đứng trước dòng Hoàng Hà: “Hoang Ha chỉ thủy thiên thượng lai Bon

lưu đáo hải bat phục hồi? (bài thơ Tương tiến niu). Lạc Tân Vương cũng có cùng cảm xúc với Lí Bạch khi tống biệt người bạn của mình, và ở đó hình ảnh dòng sông luôn hiện hữu, thấu hiểu cảm tinh của những người tri kỉ: “Thứ địa biệt

Yên Dan/ Tráng sĩ phát xung quan/ Tích thì nhân di một/ Kim nhật thủy do han”

(bài tho Dich Thúy tổng biệt**. Đỗ Phù đường như nhận ra sự tương đồng giữa

dong nước và người phụ nữ: “Tam nguyệt tam nhật thiên khí tân/ Trường An thủy biên đa lệ nhán/ Thái nàng ý viên thục tha chan/ Cơ lí tê nhị, côt nhục quan” (bài

*) Dịch nghĩa: Lên Côn Lon a ăn tỉnh ngoe/ Cùng trời đất a đồng tuổi thọ/ Cùng nhật nguyệt a đồng ảnh sáng/ Thương người Nam Di chẳng ai biết ta a/ Sớm ta vượt song Giang và song

Tương

* Tat cả các bài thơ Đường được trích dan, chúng tôi đều dẫn từ công trình Đường thi tuyển

dich (Lê Nguyễn Lưu, 1997). Ngoài ra, chú thích “tam dich” 1a do chúng tôi tự địch. Tạm

dịch: Dòng nước Hoàng Hà chảy từ trên trời xuống/ Chảy ra đến biển không quay trở về

nữa

** Tam dịch: Noi nay khi từ biệt Thái Tứ Dan nước Yên/ Tóc trang sĩ dựng đứng lên sát mũi

Người xưa đã di rồi/ Nước sông Dịch ngày nay vẫn giá lạnh.

47

thơ Lệ nhân hành)?°. Có thé bắt gặp ý tứ này trong câu nhận định: “Dong nước ôn

hoa, yếu điệu, mém mại như một người phụ nữ 9 (Wolfram Eberhard, 2006, p.386). Vương Giá cũng tự tìm thay những phút giây hào hứng, tươi vui của mùa

xuân sau cơn mua mát lành: “Via điển sơ kiến hoa gian nhi/ Vũ hậu toàn vô điệp dé hoa/ Phong điệp phân phân qué tường khứ/ Khước nghỉ xuân sắc tại lân gia”

(bài thơ Xuân tinh). Y từ này chúng ta thay ở Đỗ Phủ khi ông phiêu bạt ở Tây Nam: “Cấp vũ sao khé túc/ Tà huy chuyển thụ yêu/ Cách sào hoàng điều tịnh/

Phiên tảo bạch ngư khiêu" (bài thơ Tuyệt cú luc thủ kì 4)...

Có thé thấy, dong nước và các biến thé khác của nó vừa trở thành cảm

hứng, vừa trở thành đối tượng thâm mỹ cho các thi nhân ra sức thê nghiệm, bởi nó: “ed thể chuyên chở nhiều ÿ' nghĩa sâu xa: là dòng hoài niệm, dòng thời gian, là trời rộng đất dài, là dòng cảm xúc cô đơn, sâu nhớ quê hương” (Võ Phúc Châu,

2012). Tuy nhiên, tâm thức nước của văn học giai đoạn này chỉ dừng lại ở việc

đồng nhất dòng nước với cảm xúc, xem nước là phương tiện chuyên chở cảm xúc

của chủ thé / nhân vật trữ tình trước biển động của cuộc sông. Nhưng, lượng ý nghĩa được gan vào dòng nước là đáng kể, hòa vào tâm thức chung của dân tộc Trung Hoa, trở thành những ang Đường thi gợi hứng cho cả nên văn học Đông A.

Tiểu thuyết chương hồi: dòng nước đậm đặc những biểu trưng

So sánh đơn giản vé mặt thi pháp, thé loại cũng như bước tiền dai của lich sử văn hoc, thời điểm văn học Minh - Thanh dường như đủ sức khuếch đại diện

mạo của dòng nước băng văn ngôn của chính nó. Có thê chiêm ngưỡng diện mạo

* Tạm dịch: Mông ba tháng ba khí trời mat mẻ/ Bên dòng Trường An, có nhiễu cô gai đẹp/

Dang mặn mà, ý tứ sâu xa, địu dang chân thực/ Nước da mịn mang, xương thịt day đặn.

** Nguyên văn: Phụ lục B1.4.1

“ Tam dịch: Trước mưa, thấy hoa đưa nhi/ Sau mưa, nhị an trong khe lá không thấy bông hoa nào£ Bươm bướm bay sang đường tới tap/ Tưởng chừng mùa xuân còn bên lang giêng.

+? Tạm dịch: Mua rào lướt qua khe trúc/ Tà dương chiều ngang thân cây/ Đôi vàng oanh đứng cạnh nhau ở 16/ Cá trắng nháy bật tung ca rong.

48

ay thông qua hai tác pham 7éy du kí và Hồng lâu mộng — cũng là hai tác phẩm sử dụng đậm đặc biêu tượng nước:

Hành trình thỉnh kinh của năm thay trò Đường Tăng có sự xuất hiện nhiều lần của nước, với đầy đủ hai ý nghĩa của đòng sinh và dòng tử. Chăng hạn như dién biến: Tôn Ngộ Không rẽ đôi dong nước, vào thăng Long Cung đề đoạt lay

gậy Như Ý, hành động xé toạc không gian nước này như một ân dụ cho tính cách

bản lĩnh, chế ngự được dòng sông của anh hùng Ngộ Không. Hoặc như hồi thứ 26, nước Cam Lô của Quan Âm Bỏ Tát — dòng nước đại diện cho việc “đập tắt

lứa ái, lứa thủ, vô mình, là thứ nước của vô sinh, siêu vượt sinh điệt” (Hòa thượng

Chon Thiện, 2021) — đã phát huy diệu nang cứu giúp năm thay trò vượt qua kiếp

nạn vì trót lỡ ăn hai quả nhân sâm. Ngoài ra, vô số các dòng sông như: Lưu Sa, Kinh Hà, Tử Mẫu. ... cũng đều xuất hiện lần lượt với các ý nghĩa cụ thể thông qua 81 kiếp nạn, và với kiếp nạn cuối cùng, cùng sự tái xuất của dong Thông Thiên đã trở thành dòng nước vô cùng đặc biệt, mang ý nghĩa lấp lửng giữa dòng sinh và dòng tử: về bản chất là dòng nước thử thách (kiếp nạn) nhưng về ý nghĩa lại là

dong nước chứng thực cho sự ngộ đạo.

Quan niệm về dòng nước trong thế giới nghệ thuật Tào Khê qua tác phâm Hong lâu mộng vô cùng đặc biệt. Thông qua việc cảm thụ công trình Tim hiểu Hong lâu mộng và phần viết Biểu tong nước trong Hồng lâu méngTM, chúng tôi nhận thay được rang biéu tượng nước được cải cắm nhằm thực thi hóa “cdr truyén nòng cốt lời thé cây đá" (Dinh Phan Cam Vân, 2014, tr.121 - 122), hoặc “hao hàm

nhiều tang nghĩa tượng trưng" (Dang Thị Thu Hiền, 2014, tr.78) — nâng cao phâm

giá người phụ nữ. Những van đẻ then chốt nay được trình bày tóm lược thông qua

mô hình hiệu như sau:

“ Chương 3 của luận văn thạc sĩ: Biểu iwong Vườn va nude trong Hong lâu mộng

49

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Ý nghĩa một số biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Diêm Liên Khoa (trường hợp Đinh Trang Mộng và Tứ Thư) (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)