1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách tham khảo: Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự - Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công

236 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự
Tác giả Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công
Trường học Trường đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Sách tham khảo
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 88,76 MB

Nội dung

TheoQuyết định giám đốc thâm số 62/HS-GĐT ngày 08/8/2000 của Toàhình sự TANDTC, tại phiên toà phúc thâm người bị hại khai đã cóđơn yêu cầu khởi tố gửi công an phường nhưng chưa được cơ q

Trang 1

TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ(SÁCH THAM KHẢO)

Trang 2

Mã số: 14-204/23-11

946-2007/CXB/14-204/LDXH

Trang 3

MAI THANH HIẾU - NGUYEN CHÍ CONG

Trang 5

LOI GIỚI THIEU

Luật tổ tụng hình sự là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xãhội trong hoạt động khởi tố, diéu tra, truy tố, xét xử và thi hành

án hình sự Nguôn cơ bản và quan trọng nhất của ngành luật này

là Bộ luật tổ tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khoá XT, ky họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.

Từ sau khi Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành, các cơquan nhà nước có thẩm quyên đã có nhiễu văn bản giải thích,hướng dan thi hành các quy định của Bộ luật; nhiều tác giả cũng

đã có những công trình nghiên cứu về luật tô tụng hình sự

Cuốn sách “Trình tự, thủ tục giải quyết vụ an hình sự `” đượccác tác giả Mai Thanh Hiếu (giảng viên Trường đại học luật Hà

Nội) và Nguyễn Chi Công (cản bộ Toà hình sự Toà án nhân dân

toi cao) xây dung theo hướng kết hợp nghiên cứu luật thực địnhvới thực tiễn áp dụng Cuốn sách không chỉ giúp những người

làm công tác pháp luật, các nhà nghiên cứu, giảng dạy và học

viên các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật nắm được những quyđịnh mới nhất của pháp luật tô tụng hình sự mà còn giúp bạnđọc biết được thực tiễn áp dụng pháp luật to tung hinh su thongqua việc phân tích một số quyết định giám đốc thẩm, tái thẩmcủa Toà án nhân dân tối cao - những quyết định có giá trị tham

Trang 6

khảo về việc áp dụng pháp luật của Toà án cấp cao nhất.

Mặc dù các tác giả đã có nhiễu cố gắng trong quá trình xâydựng và hoàn thiện cuốn sách nhưng không tránh khỏi sai sót

Do đó, các tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía bạn đọc.

Xin tran trọng giới thiệu cuon sách đên ban đọc.

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BANG TU VIET TAT

BLDS Bộ luật dân sự năm 2005

BLHS Bộ luật hình sự năm 1999

BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

HĐTP Hội đồng thâm phán

TAND Toà án nhân dân

TANDTC Toà án nhân dân tối cao

TAQSTƯ Toà án quân sự trung ương

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC_ Viện kiểm sát nhân dân tối cao

VKSQSTU Viện kiểm sát quân sự trung ương

Trang 7

CHƯƠNG I

KHỞI TÓ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tô tụng hình

sự, trong đó cơ quan có thâm quyền xem xét, quyết định khởi tố(I) hoặc không khởi tổ vụ án hình sự (ID)

đã được xác định là căn cứ duy nhất dé khởi t6 vụ án hình sự.Không được khởi tố vụ án ngoài căn cứ do BLTTHS quy định

(Điều 13 BLTTHS)

Dấu hiệu tội phạm là dau hiệu về sự việc phạm tội Do đó, cơquan có thâm quyền khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sựkhông cần làm sáng tỏ tất cả các yếu tố của tội phạm, ví du: chưacần xác định người đã thực hiện hành vi phạm tội

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chấtnguy hiểm cho xã hội không đáng kẻ, thì không phải là tội phạm,

Trang 8

nên không được khởi tố vụ án hình sự, mà xử lý bằng các biện

pháp khác.

Viện kiểm sát có quyền hạn và trách nhiệm bảo đảm việc

khởi tố vụ án hình sự có căn cứ Viện kiểm sát có quyền kháng

nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của hội

đồng xét xử, huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự không có

căn cứ của các cơ quan khác.

Căn cứ khởi tố phải được ghi rõ trong quyết định khởi tố vụ

án hình sự.

b Cơ sở xác định căn cứ khởi tố vụ án hình sự

ĐỀ xác định dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi tố phải dựatrên những cơ sở nhất định

Cơ sở xác định căn cứ khởi tố vụ án hình sự là những nguồn

do pháp luật quy định mà dựa vào đó, cơ quan có thâm quyền xácđịnh dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi t6 vụ án hình sự

Trong khi dấu hiệu tội phạm là căn cứ duy nhất dé khởi tố vụ

án hình sự thì cơ sở dé xác định dấu hiệu tội phạm gồm nhiều loại

khác nhau Tuy nhiên, chỉ những nguồn do pháp luật quy định

mới là cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi tố

Điều 100 BLTTHS quy định: “Viéc xác định dấu hiệu tội phạm

dựa trên những cơ sở sau đây: 1 TỔ giác của công dân; 2 Tinbáo của cơ quan, tô chức; 3 Tin báo trên các phương tiện thôngtin đại chúng; 4 Cơ quan diéu tra, viện kiểm sát, toà án, bộ độibiên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các

cơ quan khác của công an nhân dân, quan đội nhân dân được

giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điễu tra trực tiếp pháihiện dau hiệu của tội phạm, 5 Người phạm tội tự thú ” Nhu vậy,

Trang 9

căn cứ khởi tô vụ án hình sự được xác định trên cơ sở luật định.

áp dụng các biện pháp cần thiết dé bảo vệ người tô giác

Chủ thể tiếp nhận tố giác là cơ quan điều tra, viện kiểm sát,toà án hoặc các cơ quan, tổ chức khác Chủ thể tiếp nhận tố giáckhông nhất thiết phải là cơ quan giải quyết tố giác Các cơ quan,

tổ chức không có thấm quyền giải quyết tố giác cũng phải tiếpnhận tố giác và chuyển đến cơ quan có thâm quyền Phạm vi chủthể tiếp nhận tố giác rộng rãi tạo cơ chế thông tin nhanh chóng vềtội phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia đấutranh chống tội phạm

Tố giác được thực hiện dưới hình thức đơn tổ giác hoặc trìnhbày trực tiếp bằng miệng Trong trường hợp tố giác được trìnhbày trực tiếp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản có chữ

ký của người tố giác

- Tin báo về tội phạm

Tin báo về tội phạm là những thông tin, thông báo về những

hành vi mà chủ thé báo tin cho rằng đó là tội phạm

Chủ thé của hoạt động báo tin về tội phạm là các cơ quan, tổchức và các phương tiện thông tin đại chúng, xét trong mối liên

Trang 10

hệ với tố giác tội phạm Tin báo có thé là sự chuyền tiếp thông tin

về tội phạm mà cơ quan, tô chức, phương tiện thông tin đại chúngnhận được từ tố giác, hoặc là thông tin về tội phạm do chính cácchủ thê này có được do hoạt động nghiệp vụ

Tin báo của cơ quan, tổ chức về tội phạm thé hiện dưới hình thứcvăn bản Tin báo về tội phạm có thé được thê hiện dưới hình thức

kiến nghị khởi tố Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nếu

cơ quan thanh tra phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trongthời hạn 5 ngày, ké từ ngày phát hiện dấu hiệu phạm tội, co quanthanh tra phải chuyển hồ sơ vụ việc đó và bản kiến nghị khởi tố đến

cơ quan điều tra có thấm quyền dé xem xét khởi tố vụ án hình sự,đồng thời thông báo ngay bằng văn ban cho viện kiểm sat cùng cấp.Chủ thé tiếp nhận tin báo của cơ quan, tô chức là cơ quanđiều tra với tư cách cơ quan trực tiếp giải quyết tin báo về tộiphạm Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyên ngay các tin báo vềtội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đãtiếp nhận cho cơ quan điều tra có thẩm quyền

Cơ quan, tô chức, phương tiện thông tin đại chúng đã báo tin

có quyền được nhận thông báo kết quả giải quyết tin báo về tội phạm

- Cơ quan có thẩm quyên khởi tô trực tiếp phát hiện dấu hiệu

tội phạm

Trực tiếp phát hiện dau hiệu tội phạm là việc các cơ quan cóthẩm quyền khởi tố qua hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa mình trực tiếp thu thập được những thông tin, tài liệu về tộiphạm Những co quan có thẩm quyền khởi tố trực tiếp phát hiệndau hiệu tội phạm là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, bộđội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và

Trang 11

các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được

ø1ao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

- Người phạm lội tự thú

Tự thú là việc người đã thực hiện hành vi phạm tội tự nguyện

trình điện và khai nhận đầy đủ về hành vi phạm tội của mình.Chủ thé của hành vi tự thú là người phạm tội Tự thú là tìnhtiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người đó Người tự thú cóthể là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị phátgiác hoặc đã bị phát hiện, bị bắt, bị giam giữ, bị phạt tù đã bỏ trốn

hoặc đang bị truy nã mà ra tự thú Tuy nhiên, không phải tự thú ở

thời điểm nào cũng là cơ sở dé xác định căn cứ khởi tố vụ án hình

sự Tự thú sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự thìkhông còn là cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm làm căn cứkhởi tố cho chính quyết định khởi tố vụ án hình sự đó nữa

Chủ thé tiếp nhận người phạm tội tự thú là cơ quan điều tra,viện kiểm sát, toà án và các cơ quan, tô chức khác Cơ quan, tôchức tiếp nhận người phạm tội tự thú phải lập biên bản ghi rõ họtên, tuôi, nghề nghiệp, chỗ ở, lời khai của người tự thú và báongay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát Phạm vi chủ thể tiếp

nhận người phạm tội tự thú rộng rãi khuyến khích người phạm tội

tự thú dé hưởng khoan hồng

2 Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

a Yêu cẩu khởi tô vụ án hình sự

- Các trường hợp khởi tổ vụ án hình sự theo yêu cầu của

người bị hại

Về nguyên tac, khởi tô vụ án hình sự là quyên chủ động của cơ

Trang 12

quan có thâm quyên, không phụ thuộc vào ý chí của người bị hạihoặc của người đại điện hợp pháp của họ Tuy nhiên, trong một số

trường hợp, ý chí của người bị hại hoặc của người đại diện hợp

pháp của họ được pháp luật quy định như là điều kiện bắt buộc dé

khởi tố vụ án hình sự Theo Điều 105 BLTTHS, đó là I1 trường

hợp quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111,

113, 121, 122, 131 và 171 BLHS về các tội cố ý gây thương tíchhoặc gây tốn hại cho sức khoẻ của người khác; cô ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng tháitinh thần bị kích động mạnh; cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại

cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính

đáng; vô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khoẻ củangười khác; vô ý gây thương tích hoặc gây tôn hai cho sức khoẻcủa người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành

chính; hiếp dâm; cưỡng dâm; làm nhục người khác; vu khống: xâm

phạm quyền tác giả; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Việc quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người

bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ xuất phát từ tính

chất của vụ án và lợi ích của chính người bị hại Cơ quan có thâm

quyên nếu tự mình khởi tố vụ án hình sự có thé gây thêm những

ton thất về tinh thần cho người bị hại, làm lộ bí mật đời tư của họ,

phá vỡ sự hoà giải trong nhân dân Do đó, trong những trường

hợp này, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp có quyền tự

do lựa chọn: yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, tha thứ hoặc thoả

thuận với người phạm tdi.

Việc khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại hoặccủa người đại diện hợp pháp chỉ áp dụng đối với những trường

Trang 13

hợp phạm tội quy định tại khoản I của 11 điều luật về các tộiphạm nêu trên Ngoài những trường hợp đó, yêu cầu của người bịhại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ không còn là điềukiện khởi tố vụ án hình sự.

- Chủ thê của quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Chủ thé của quyền yêu cau khởi tố vụ án hình sự là người bi

hại Trong trường hợp người bị hại chưa thành niên, có nhược

điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại điện hợp pháp củangười bị hại có quyền yêu cầu khởi tô vụ án hình sự

- Nội dung và hình thức yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về nội dung yêu cầukhởi tố vụ án hình sự Theo chúng tôi, nội dung yêu cầu khởi tố làyêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tdi Nếu chỉyêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc chỉ yêu cầu cải chính, xin lỗi thìkhông phải là yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thể hiện dưới hình thức đơnhoặc trình bày trực tiếp Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặcđiểm chỉ của người yêu cầu Trường hợp yêu cầu khởi tố đượctrình bày trực tiếp thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát lập biên bảnghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ củangười yêu cau Biên bản do viện kiểm sát lập được chuyên ngaycho cơ quan điều tra dé xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưavào hồ sơ vụ án Yêu cầu khởi tố là điều kiện bắt buộc, do đótrong những trường hợp phạm tội nêu trên, khởi tố khi không cóyêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của

họ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Toà án cấp sơ thẩmphát hiện thấy vi phạm đó trong khi chuân bị xét xử thì có quyền

Trang 14

trả hồ sơ dé điều tra b6 sung theo quy định tại điểm c khoản 1Điều 179 BLTTHS.°)

Thực tế giám đốc thẩm của TANDTC trước khi ban hành Bộluật tố tụng hình sự năm 2003 đã cung cấp một số vi dụ thé hiệnquan điểm về nội dung và hình thức của yêu cầu khởi tố:

Vào 8 giờ ngày 23/3/1997, Trần Thị Thu Q bị đánh ngất đượcđưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh điều trị và sau 4 ngày được đưa đibệnh viện tâm thần điều trị tiếp với chan đoán loan tâm than cấpsau stress Tổ chức giám định pháp y trung ương phía Nam kết

luận tỷ lệ thương tật của Q là 15% Me đẻ của Q là bà Từ Thị U có

đến công an phường trình báo va “dé nghị công an phải xử lýnhững người đánh con bà ra trước pháp luật và phải bôi thườngtiền thuốc men chữa bệnh” Theo Quyết định giám đốc thâm số

74/HS-GDT ngày 31/8/2000 của Toà hình sự TANDTC, việc toa

án cấp phúc thâm cho rằng người bị hại không có đơn yêu cầu khởi

tố để đình chỉ vụ án là không đúng pháp luật Như vậy, trongtrường hợp này, hội đồng giám đốc thâm coi việc người bị hại trìnhbáo tại công an phường và đề nghị xử lý người có hành vi phạm tộitrước pháp luật là yêu cầu khởi tố Một ví dụ khác cũng cho thấyquan điểm tương tự: Khoảng 21 giờ ngày 26/11/1998, Kim S đi xeđạp va cham với anh Nguyễn Văn T điều khiển xe hon đa chở chịNguyễn Thị N Hai bên cãi cọ dẫn đến đánh nhau nhưng được mọi

người can ngăn Khoảng 22 giờ, chị N đến nhà Kim S Đến nơi, chị

N gặp chị Huy H là vợ Kim S Hai bên cãi cọ dẫn đến đánh nhau

(1) Theo tinh thần của Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 của

TANDTC giải đáp một sô vân đê về hình sự, dân sự, kinh tê, lao động, hành

chính và tô tụng.

Trang 15

Khi đánh chị H ngã xuống, chị N dùng tay năm đầu chị H đập vàocột hàng rào Thấy vợ bị chảy máu, Kim S từ trong nhà chạy radùng dao Thái Lan đâm vào người chị N một nhát Theo kết luậngiám định, tỷ lệ thương tật của chị N là 30% Tại bản án sơ thâm,TAND thị xã T áp dụng khoản 1 Điều 109 Bộ luật hình sự năm

1985 phạt Kim S 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo Hội đồngxét xử phúc thâm đã huỷ bản án sơ thâm, đình chỉ vụ án về hình sựvới lý do không có đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại TheoQuyết định giám đốc thâm số 62/HS-GĐT ngày 08/8/2000 của Toàhình sự TANDTC, tại phiên toà phúc thâm người bị hại khai đã cóđơn yêu cầu khởi tố gửi công an phường nhưng chưa được cơ quanđiều tra xác minh làm 16, nếu ban án sơ tham có vi phạm pháp luậtthì huỷ ban án sơ thâm dé điều tra lại và khi đã xác minh làm rõngười bị hại có đơn yêu cầu thì giải quyết lại chứ không đình chỉxét xử về hình sự được

Thực tế kháng nghị giám đốc thâm của VKSNDTC sau khi Bộluật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực pháp luật cũng có quanđiểm coi việc người bị hại có đơn trình báo tại công an phường và

đề nghị xử lý người có hành vi phạm tội trước pháp luật là yêu cầukhởi tố: Khoảng 19 giờ ngày 21/5/2002, Tăng Duy Q, Huỳnh Ngọc

H, Nguyễn Mạnh T cùng 10 người bạn đi hát karaoke Xe máy do

T điều khiển chở 2 người khác đâm vào xe máy do chị Lê Thị Xđiều khiển chạy ngược chiều nên cả hai xe máy đỗ xuống đường

Q đỡ T dậy và nhờ người chở T đi bệnh viện H định dắt xe máyđang bị đồ đưới đường thì ông Thân Ngọc A từ trong nhà chạy yêucầu giữ nguyên hiện trường chờ công an giải quyết và đưa chị X đicấp cứu nhưng H không đồng ý nên hai bên cãi nhau và xô xát Haicon trai ông A thấy sự việc như thế nên cầm gậy đuổi Q Lúc này

Trang 16

Q chạy lên trước quán ăn An Độ, ở phía trước quán có dé 1 câyMenu (giá đỡ dé bang thực đơn có chân dé bang tre hình dấu cộng,thân băng tre cao 1,1m, đường kính 0,8cm, phía trên là tắm ván códiện tích 40cm x 50cm) Anh Lê Quang S (cháu ông A) thấy 2 conông A đang cầm gậy đuôi đánh nhau nên chạy ra can ngăn Khianh S chạy đến thì Q dùng hai tay cầm cây giá đỡ Menu (đoạn 1/3phía dưới) đánh từ trên xuống dưới, từ trái sang phải trúng vàođỉnh đầu bên phải của anh S, làm anh S ngã quy xuống vỉa hè Tạibản giám định thương tật số 24/GDPY ngày 09/4/2003, tổ chứcgiám định pháp y tỉnh Q kết luận tỷ lệ thương tật của anh S là 25%.Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 13/QD-VKSTC-V3ngày 31/5/2005, Viện trưởng VKSNDTC cho rang việc người bịhại có đơn yêu cầu khởi tố tới công an phường đã được cơ quanđiều tra làm rõ."

Yêu cầu khởi tố do chứa đựng thông tin như tố giác tội phạmnên có thê đồng thời là cơ sở xác định căn cứ khởi tố vụ án hình sự.Tuy nhiên, yêu cầu khởi tố là điều kiện chứ không phải là căn cứkhởi tố vụ án hình sự Căn cứ duy nhất khởi tố vụ án hình sự là dấuhiệu tội phạm Nếu chỉ có yêu cầu khởi tổ mà không có dau hiệu tộiphạm thì không được khởi tố vụ án hình sự Ngược lại, xác địnhđược dấu hiệu tội phạm thuộc các trường hợp nêu trên nhưng không

có yêu cầu khởi tô thì cũng không được khởi tô vụ án hình sự

- Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi t6 vụ án

Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người

bị hại thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình

(1) Quyết định giám đốc thấm số 15/2005/HS-GĐT ngày 01/8/2005 của

HĐTP TANDTC.

Trang 17

bày lời buộc tội tại phiên toà Nếu toa án tuyên bố bị cáo không

có tội thì người bị hại phải trả án phí.

b Rút yêu câu khởi t6 vụ án hình sự

- Chủ thé và thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sựTheo quy định tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS, người đã yêucầu khởi tố có quyền rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơthấm Chủ thể của quyên rút yêu cầu khởi tố là người đã yêu cầukhởi tố nên người bi hại không có quyền rút yêu cầu khởi tố của

người đại diện hợp pháp của mình.

Người đã yêu cầu khởi tô có quyên rút yêu cầu kể từ sau khiyêu cầu khởi tố cho đến trước ngày mở phiên toà sơ thâm Do

đó, việc toà án cấp phúc thấm chấp nhận người bi hại rút yêucầu khởi tố tại phiên toà phúc thâm, tuyên bố các bị cáo không

phạm tội và đình chỉ vụ án là vi phạm pháp luật: Khoảng 20 giờ

ngày 05/9/2004, Huỳnh Hữu T cùng Nguyễn Minh H, Trần Thị

H và 2 người khác đến xem văn nghệ tại sân vận động huyện H.Xem được khoảng 30 phút, chị Trần Thị H chỉ vào anh Lê Văn

N nói “thang nớ vỗ mông tau” Huỳnh Hữu T nói lại cho

Nguyễn Minh H nghe, nhưng Nguyễn Minh H không nói gì Sau

đó Nguyễn Minh H dùng xe máy chở Trần Thị H về nhà Khiqua quán cà phê thấy Lê Công T và Nguyễn Văn V đang ngồiuống cà phê, Nguyễn Minh H rủ Lê Công T và V xuống sân vậnđộng xem hát Khi Nguyễn Minh H, Lê Công T và V đến sânvận động thì gặp Huỳnh Hữu T Nguyễn Minh H đã ké lai sự

việc cho Lê Công T và V nghe Huỳnh Hữu T chỉ vào anh N thì

Lê Công T bat ngờ dùng chân đạp vào má phải và phía sau cổ anh

N; V và Nguyễn Minh H dùng chân đá vào lưng và hông anh N;

Trang 18

Nguyễn Minh H dùng tay đánh vào mắt trái anh N, Huỳnh Hữu

T dùng ghế nhựa đánh vào chính giữa mặt anh N Tại bản giámđịnh thương tích số 693/GĐTT ngày 08/9/2004, t6 chức giámđịnh pháp y tỉnh Q kết luận tỷ lệ thương tật của anh N là 14%.Tại quyết định số 01/KSĐT ngày 16/01/2005, VKSND huyện H

đã trả hồ sơ vụ án và đề nghị cơ quan điều tra xác định rõ tỷ lệthương tích mỗi bị can gây ra cho anh N Tại Công văn số04/GDPY ngày 19/01/2005, tổ chức giám định pháp y tinh Q kếtluận chỉ tiết tỷ lệ thương tật của anh N như sau: vết thương vùngthái dương gò má bên phải tỷ lệ 2%; vết thương vùng hông bênphải tỷ lệ 1%; vết thương vùng giữa trán đến sống mũi, gãyxương chính mũi tỷ lệ 11% Tại Bản án hình sự sơ thâm số05/2005/HS-ST ngày 05/5/2005, TAND huyện H quyết định ápdụng khoản 2 Điều 104 BLHS phạt Huỳnh Hữu T 26 tháng tù, ápdụng điểm i khoản 1 Điều 104 BLHS phạt Lê Công T 12 tháng

tù nhưng cho hưởng án treo, Nguyễn Minh H và Nguyễn Văn V

6 tháng cải tạo không giam giữ về tội cố ý gây thương tích.Ngày 12/6/2005, anh N có don xin rút yêu cầu khởi tố vụ ánhình sự đối với tất cả bị cáo Ngày 12/7/2005, Huỳnh Hữu T có

đơn xin giám định lại thương tích của người bị hại Tại bản giám

định thương tích số 717/GĐTT ngày 16/8/2005, tổ chức giám

định pháp y tinh Q kết luận ty lệ thương tật của anh N là 10%.Tại phiên toà phúc thâm ngày 16/8/2005, anh N vẫn giữ quan

điểm rút yêu cầu khởi t6 vụ án hình sự đối với tat cả các bị cáo.Theo Quyết định giám đốc thâm số 34/2006/HS-GDT ngày26/9/2006 của Toà hình sự TANDTC, việc toà án cấp phúc thâmcăn cứ vào bản giám định thương tích số 717/GDTT ngày16/8/2005 và việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Trang 19

tại phiên toà dé tuyên các bi cáo không phạm tội và đình chỉ vụ

án là vi phạm khoản 2 Điều 105 BLTTHS

- Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tô vụ án hình sự+ Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố trong trườnghợp không có căn cứ để xác định việc rút yêu cầu là do bị ép

buộc, cưỡng bức

Người đã yêu cầu khởi tổ rút yêu cầu trước ngày mở phiêntoà sơ thâm thì vụ án phải được đình chỉ Cụ thé, rút yêu cầu ngaysau khi khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra ra quyết địnhhủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; trong khi đang điều trahoặc đã kết thúc điều tra thì cơ quan điều tra ra quyết định đìnhchỉ điều tra; nếu đã chuyên hồ sơ cho viện kiểm sát thì viện kiểmsát ra quyết định đình chỉ vụ án; trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

sơ thẩm thì thâm phán được phân công chủ toa phiên toà ra quyếtđịnh đình chỉ vụ án Trong trường hợp toà án cấp sơ thấm xét

xử bị cáo về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 104BLHS thì việc người bi hại rút yêu cầu khởi tố cũng không anhhưởng đến việc xét xử: Trong vụ án Tăng Duy Q cầm cây giá đỡ

Menu đánh anh Lê Quang S gây tỷ lệ thương tật 25% đã được dẫn

Ta Ở phần “Nội dung và hình thức yêu cẩu khởi tô vụ án hình sự”,TAND tỉnh Q tai ban án sơ thẩm số 91/HSST ngày 19/8/2004 đã

áp dụng khoản 2 Điều 104 BLHS phạt Q 2 năm tù Ngày24/8/2004, Q kháng cáo cho rằng toà án cấp sơ thâm xét xử đối với

bị cáo không khách quan, không đúng người, đúng tội Tại ban an

(1) Điểm a khoản 2 Điều 164, khoản 1 Điều 169, đoạn 1 Điều 180 BLTTHS

và mục 7.2 Thông tư liên tịch sô 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005.

Trang 20

phúc thâm số 35/HSPT ngày 26/01/2005, toà án cấp phúc thâm đãhuỷ bản án sơ thâm để điều tra lại Theo Quyết định giám đốcthâm số 15/2005/HS-GĐT ngày 01/8/2005 của HDTP TANDTC,việc Q dùng cây bảng giá gỗ có cạnh ở bề mặt trên đánh thăngvào đầu anh S phải coi là sử dụng hung khí nguy hiểm Toa áncấp sơ thẩm kết án Q về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2Điều 104 BLHS là có căn cứ Do vậy, việc người bị hại rút đơnyêu cau khởi t6 không ảnh hưởng đến việc xét xử của toa án.Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêucau lại.

Trong trường hợp toà án đình chỉ vụ án do việc rút yêu cầukhởi tố thì người bị hại phải trả án phí

+ Hậu quả pháp ly của việc rút yêu cầu khởi tố trong trườnghop có căn cứ dé xác định việc rút yêu cầu là trái ý muốn do bị ép

buộc, cưỡng bức

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầukhởi tô rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc,cưỡng bức thì cơ quan điều tra, viện kiêm sát hoặc toà án vẫn cóthé tiếp tục tiễn hành tố tụng đối với vụ án

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố có quyên yêu cầu lại nếuviệc rút yêu cầu là do bị ép buộc, cưỡng bức

3 Tham quyền khởi tố vụ án hình sự

a Tham quyên khởi tô vụ án hình sự của cơ quan diéu tra

Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi xácđịnh có dấu hiệu tội phạm

Trang 21

Trong thời hạn 20 ngày (hoặc không quá 2 tháng nếu có nhiều

tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa

điểm), ké từ ngày nhận được tô giác, tin báo về tội phạm, kiến

nghị khởi tỐ, CƠ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm củamình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tốhoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự

b Tham quyền khởi tô vụ án hình sự của bộ đội biên phòng,hải quan, kiểm lâm và lực lượng cảnh sát biển")

Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm và lực lượng cảnh sátbién do không phải là co quan điều tra chuyên trách nên thực hiệnthâm quyền khởi tố vụ án hình sự trong điều kiện hạn chế Thamquyền khởi tố vụ án hình sự của những cơ quan này được xác

định theo sự việc và trường hợp phát hiện tội phạm.

Về sự việc, những cơ quan này chỉ khởi tố đối với những hành

vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnhvực quan lý của mình Các tội phạm thuộc thâm quyền khởi tố của

bộ đội biên phòng được quy định tại chương XI và các điều 119,

120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230,

232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 BLHS Các tội phạm thuộc

thâm quyền khởi tố của hải quan là tội phạm quy định tại Điều 153

và Điều 154 BLHS Các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố củakiểm lâm gồm các tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190,

191, 240 và 272 BLHS Các tội phạm thuộc thâm quyền khởi tố

của lực lượng cảnh sát biển gồm các tội phạm quy định tại

(1) Về thâm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác trong công an

nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiên hành một sô hoạt động điêu tra, xem Pháp lệnh tô chức điêu tra hình sự năm 2004.

Trang 22

Chương XI va các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196,

212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273 va 274 BLHS.

Về trường hop phát hiện tội phạm, những cơ quan nay chỉ

khởi tố khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình

mà phát hiện được những tội phạm nêu trên.

Riêng đối với bộ đội biên phòng và lực lượng cảnh sat biển,

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự còn quy định thâm quyền khởi

tố theo lãnh thổ Bộ đội biên phòng khởi tố vụ án hình sự vềnhững tội phạm thuộc thâm quyền khởi tố của mình xảy ra trongkhu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùngbiển đo bộ đội biên phòng quan lý Lực lượng cảnh sát biển khởi

tố vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thầm quyền khởi tố củamình xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam dolực lượng cảnh sát bién quản lý

c Tham quyên khởi tô vụ án hình sự của hội đồng xét xửHội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu qua

việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người

phạm tội mới cần phải điều tra (đoạn 3 khoản 1 Điều 104BLTTHS) Tuy nhiên, trong trường hợp này, khởi tố vụ án hình

sự không phải là cách giải quyết duy nhất của hội đồng xét xử

- Điều kiện dé hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự:

+ Hội đồng xét xử phát hiện được tội phạm hoặc người phạmtội mới cần phải điều tra

Tội phạm hoặc người phạm tội mới trong trường hợp này

không liên quan đến vụ án đang xét xử hoặc có liên quan nhưng

Trang 23

có thé tách ra dé giải quyết một cách độc lap.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 387 BLTTDS, trongtrường hợp người vi phạm nội quy phiên toà đến mức phải bị truycứu trách nhiệm hình sự thì toà án có quyền khởi tố vụ án hình sựtheo quy định của pháp luật về hình sự

Qua việc xét xử tại phiên toà, hội đồng xét xử có thé phát hiệnngười phạm tội mới nhưng không có thâm quyên khởi tố bị can.+ Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự qua việc xét xử tại

phiên toà.

Trong khi chuẩn bị xét xử, toà án không có thâm quyền khởi

tố vụ án hình sự Vì vậy, khi chuẩn bị xét xử sơ thâm, nếu có căn

cứ cho rằng bị can phạm tội khác hoặc có đồng phạm khác, thâmphán được phân công chủ toa phiên toà quyết định trả hồ sơ déđiều tra bổ sung (điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTH8)

- Những cách giải quyết khác của hội đồng xét xử:

Qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm

hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, hội đồng xét xử cũng

có thê yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự

Hội đồng xét xử sơ thâm cũng có thể quyết định yêu cầu điều

tra bố sung nếu có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội khác hoặc có

04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của HDTP TANDTC hướng dẫn thi hành

một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thâm” của BLTTHS (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 04/2004/NQ-HDTP ngày 05/11/2004).

Trang 24

d Tham quyên khởi tô vụ án hình sự của viện kiểm sát

Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 104 BLTTHS, viện kiếmsát khởi tố vụ án hình sự trong hai trường hợp:

- Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án không

có căn cứ của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễnhành một số hoạt động điều tra;

- Hội đồng xét xử yêu cầu viện kiểm sát khởi tô vụ án hình sự

mà yêu cầu đó có căn cứ

Điều 112 BLTTHS quy định: “Khi thc hành quyển công tổtrong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ vàquyên hạn sau đây:

dias

xu

3 Yêu cau Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đối Diéu tra viêntheo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Diéu tra viên códau hiệu tội phạm thì khởi tổ về hình sự" Quy định về khởi tố vụ

án trong trường hợp này được Điều 32 Quy chế tạm thời về côngtác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong điều tra vụ án hình sự hướng dẫn: nếu vi phạm của điều traviên có dấu hiệu tội phạm thì kiểm sát viên báo cáo viện trưởng,yêu cầu cơ quan điều tra có thâm quyền điều tra khởi tố vụ án hìnhsự; nếu hành vi của điều tra viên có dấu hiệu tội phạm xâm phạmhoạt động tư pháp thì báo cáo đề nghị Viện trưởng VKSNDTCxem xét giao cho cục điều tra của viện kiểm sát khởi tố điều tratheo thẩm quyền Như vậy, theo hướng dẫn của Quy chế, khi thựchành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, nêu phát hiện hành vi

Trang 25

của điêu tra viên có dâu hiệu tội phạm thì viện kiêm sát không trực tiêp khởi tô, mà yêu câu cơ quan điêu tra khởi tô vụ án hình sự.

4 Nội dung quyết định khởi tố và việc gửi quyết định khởi

tố vụ án hình sự

Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý dé tiến hànhhoạt động điều tra đối với vụ án Các hoạt động điều tra, vềnguyên tắc, chỉ được thực hiện sau khi đã có quyết định khởi tố

vụ án hình sự Tuy nhiên, một số hoạt động tố tụng như khám

nghiệm hiện trường, bắt quả tang, bắt khân cấp có thể được thực

hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự

a Nội dung quyết định khởi tô vụ án hình sự

Quyết định khởi tố vụ án hình sự ghi rõ căn cứ khởi tố, điềukhoản của BLHS được áp dụng, họ, tên, chức vụ người ra quyếtđịnh Quyết định khởi tố vụ án hình sự ghi rõ thời gian ra quyếtđịnh dé xác định thời điểm bắt đầu của thời hạn điều tra

b Gưi quyết định khởi to vụ án hình sự

Theo quy định tại khoản 3 Điều 104 BLTTHS, quyết định khởi

tố vụ án hình sự của viện kiểm sát được gửi đến cơ quan điều tra

để tiễn hành điều tra; quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan

điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vu tiễn hành một số hoạtđộng điều tra được gửi đến viện kiểm sát dé kiểm sát việc khởi tố;

quyết định khởi tố vụ án hình sự của hội đồng xét xử được gửi choviện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra Thời hạn gửi

các quyết định nói trên là 24 giờ, kế từ khi ra quyết định

Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phảithông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi

Trang 26

tố.) Trong trường hợp cơ quan cảnh sát điều tra và Đoàn điều tratai nạn lao động phối hợp giải quyết vụ tai nạn lao động chếtngười hoặc tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm thì theoyêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động, cơ quan cảnh sát điềutra có trách nhiệm chuyền giao cho Đoàn điều tra tai nạn lao độngbản sao quyết định khởi tố vụ án hình sự.

5 Thay đổi hoặc bé sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

a Căn cứ ra quyết định thay đổi hoặc bồ sung quyết địnhkhởi to vụ án hình sự

- Quyết định khởi tố vụ án hình sự được thay đôi khi có căn

cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tộixảy ra Chỉ thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trườnghợp thay đổi tội danh Trường hợp qua điều tra xác định được

hành vi của bị can phạm vào tội nặng hơn hoặc nhẹ hơn trong

cùng tội danh đã khởi tổ thì không được thay đổi quyết định khởi

tố vụ án hình sự Vi đụ: Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tộitrộm cắp tai sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS (tội phạm ítnghiêm trọng), qua điều tra xác định được hành vi trộm cắp phạmvào khoản 2 Điều 138 BLHS (tội phạm nghiêm trọng) thì khôngphải ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự

(1) Mục 2.4 Thông tư liên tịch số

03/2006/TTLT-KSNDTC-TTrCP-BCA-BQP ngày 23/5/2006 của VKSNDTC - Thanh tra Chính phủ - Bộ công an - Bộ

quôc phòng về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố.

(2) Mục 3.2 phan II Thông tư liên tịch số

01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC ngày 12/01/2007 của Bộ lao động-thương binh và xã hội - Bộ công an - VKSNDTC hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm.

Trang 27

- Quyết định khởi tố vụ án hình sự được bổ sung khi có căn

cứ xác định còn có tội phạm khác chưa được khởi tố

b Tham quyên ra quyết định thay đổi hoặc bồ sung quyếtđịnh khởi to vụ án hình sự

Thâm quyền ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự thuộc về cơ quan điều tra và viện kiểm sát.Trường hợp có căn cứ thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố

vụ án hình sự, viện kiểm sát có văn bản yêu cầu cơ quan điều tra

ra quyết định Nếu đã yêu cầu mà cơ quan điều tra không nhất tríthì viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự

Hội đồng xét xử và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hànhmột số hoạt động điều tra không có thâm quyền ra quyết địnhthay đổi hoặc b6 sung quyết định khởi tô vụ án hình sự

c Gửi quyết định thay đổi hoặc bồ sung quyết định khởi tố vụ

án hình sự

Trong thời hạn 24 giờ, ké từ khi ra quyết định thay đôi hoặc bồsung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định này phải đượcgửi cho cơ quan có thẩm quyền Quyết định của cơ quan điều tra

được gửi cho viện kiểm sát dé kiểm sát việc khởi tó Quyết định của

viện kiểm sát được gửi cho cơ quan điều tra dé tiến hành điều tra

6 Huỷ bỏ và kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự

a Huy bỏ quyết định khởi tô vụ án hình sự

Tham quyền huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về

cơ quan điều tra và viện kiểm sát

Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ ánhình sự không có căn cứ của cơ quan điều tra, bộ đội biên phòng,

Trang 28

hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan khác

của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ

tiễn hành một số hoạt động điều tra Tuy nhiên, viện kiểm sát chỉ

ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu việnkiểm sát đã yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ mà cơquan điều tra không nhất trí Quyết định thay đổi hoặc bổ sungquyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của cơ quanđiều tra cũng bị viện kiểm sát huỷ bỏ nếu viện kiểm sát đã yêucầu cơ quan điều tra huỷ bỏ mà cơ quan điều tra không nhất trí.Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu ngaysau khi khởi t6 vụ án hình sự thì co quan điều tra ra quyết địnhhuỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

(1) Có quan điểm: Luật tô tụng hình sự mới chỉ quy định việc viện kiểm sát có

quyền kháng nghị lên toà án câp trên đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự

của toà án câp dưới, còn kháng nghị để làm gi thì luật chưa quy định Theo logic vấn đề, có lẽ toà án cấp trên sẽ huỷ quyết định khởi tố vụ án hình sự của

toà án cấp dưới Nhưng quyết định khởi tô vụ án hình sự của toà án chưa phải

là quyết định liên quan đến giai đoạn xét xử sơ thâm nên quyết định kháng nghị của viện kiểm sát không thể được coi là quyết định kháng nghị theo trình

tự phúc thâm Xem: Hồ Sỹ Sơn, “Hoàn thiện moi quan hệ giữa toa an va viện

kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”, Tap chi nhà nước và pháp luật, số 2/2005, tr 64.

Trang 29

II QUYÉT ĐỊNH KHONG KHOI TO

1 Căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

Điều 107 BLTTHS quy định các căn cứ không được khởi tố

vụ án hình sự bao gồm:

a Không có sự việc phạm tội

Không có sự việc phạm tội là không có sự việc xảy ra trong

thực tế, nguồn tin về tội phạm là nhằm lẫn hoặc giả tạo

Không có sự việc phạm tội cũng có thể là có sự việc xảy ra

nhưng sự việc đó không phải do hành vi của con người thực hiện.

b Hành vi không cấu thành tội phạm

Cơ quan có thâm quyền không khởi tố vụ án hình sự trong trườnghợp hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, nhưng hành vi

đó không có đủ những dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ thé Vidu: Hành vi không có lỗi, gây thiệt hại cho xã hội không đáng kẻ,hoặc đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội

c Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi

chịu trách nhiệm hình sự

Cơ quan có thấm quyền không khởi tố vụ án hình sự trong

trường hợp:

- Người chưa đủ 14 tuổi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho

xã hội Để xác định căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trongtrường hợp này phải dựa vào các tài liệu xác thực về tuổi củangười thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

- Người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi khi thực hiệnhành vi về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội

Trang 30

phạm rất nghiêm trọng do vô ý Dé xác định căn cứ không khởi tố

vụ án hình sự trong trường hợp này không chỉ dựa vào các tài liệu

xác thực về tuổi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

mà còn phải dựa vào các tài liệu xác thực về loại tội phạm cụ thé

d Người mà hành vi phạm tội của ho đã có bản án hoặc quyết

định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật

Khi bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp

luật tức là sự việc đã được giải quyết, chân lý về sự thật kháchquan coi như đã được xác lập, vì vậy, không được khởi tố lại đối

VỚI sự việc đó nữa.

Nếu có căn cứ, bản án, quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực

pháp luật của toà án có thể được xét lại theo thủ tục giám đốcthấm hoặc tái thẩm chứ không phải khởi tố lại vụ án

e Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do BLHS

quy định mà khi hết thời hạn đó người phạm tội không bị truy

cứu trách nhiệm hình sự nữa.

Không khởi tố vụ án hình sự khi hết thời hạn 5 năm đối vớicác tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm đối với các tội phạmnghiêm trọng, 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng và

20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tính từ ngày

tội phạm được thực hiện.

Trong thời hạn trên, nếu người phạm tội lại phạm tội mới màBLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy

trên 1 năm tù thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu

đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới Nếu trong

Trang 31

thời hạn trên, người phạm tội cô tình trốn tránh và đã có lệnh truy

nã thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kế

từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ Do đó trong nhữngtrường hợp này, không được khởi tố vụ án hình sự khi hết thờihạn nêu trên ké từ khi tính lại thời hiệu

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự không được áp dụng

đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoạihoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh Do đó, căn

cứ không khởi t6 vì “đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình

su’ không được áp dụng cho những loại tội phạm này.

g Tôi phạm đã được đại xa

Đại xá thuộc thẩm quyền của Quốc hội (Điều 84 Hiến pháp)

Khi được đại xá, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự

(khoản 3 Điều 25 BLHS), người bị kết án được miễn chấp hànhhình phạt (khoản 2 Điều 57 BLHS) Cơ quan có thâm quyền khôngkhởi t6 vụ án hình sự đối với những tội phạm đã được đại xá

h Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừtrường hợp can tái thẩm doi với người khác

Khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp người thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội đã chết là không cần thiết Tuy nhiên,nếu cần tái thâm đối với người khác, dù người thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội đã chết cũng phải khởi tố vụ án

2 Tham quyền quyết định không khởi tố vụ án hình sựTheo quy định tại khoản 1 Điều 108 BLTTHS, khi có mộttrong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, người cóquyên khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Trang 32

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự chỉ được ra trongtrường hợp có tố giác, tin báo về tội phạm, có kiến nghị hoặc yêucầu khởi tố nhưng qua kiểm tra, xác minh cơ quan có thâm quyềnthay có căn cứ không được khởi tố Quyết định không khởi t6 vụ

án hình sự là sự khăng định của cơ quan có thâm quyền về việc

không có có sở pháp lý đề tiến hành điều tra

Không phải moi chủ thé có quyền khởi tố đều có thé ra quyếtđịnh không khởi tố vụ án hình sự Vi du: Hội đồng xét xử nếu qua

việc xét xử tại phiên toà mà không phát hiện được tội phạm hoặc

người phạm tội mới thì không cần phải ra quyết định không khởi

tố vụ án hình sự

Thâm quyên ra quyết định không khởi tố vu án hình sự thuộc

về viện kiểm sát, cơ quan điều tra, hải quan, kiểm lâm, bộ độibiên phòng, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác trongcông an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra

Viện kiểm sát có quyền ra quyết định không khởi tố vụ ánhình sự trong trường hợp yêu cầu khởi tố của hội đồng xét xử

không có căn cứ.

3 Gửi quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 108 BLTTHS, quyết

định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, hải quan,kiểm lâm, bộ đội biên phòng, lực lượng cảnh sát biển và các cơ

quan khác trong công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao

nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra và các tài liệu liênquan được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ,

Trang 33

kế từ khi ra quyết định Quyết định không khởi tố vụ án hình sựcủa viện kiêm sát được gửi cho toà án, nơi có hội đồng xét xử đãyêu cầu khởi tố.” Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tổ

vụ án hình sự phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra

đã kiến nghị khởi tố.” Trong trường hợp cơ quan cảnh sát điềutra và đoàn điều tra tai nạn lao động phối hợp giải quyết vụ tai nạnlao động chết người hoặc tai nạn lao động khác có dau hiệu tộiphạm thì theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động, trongthời hạn 5 ngày làm việc, kê từ khi ra quyết định không khởi t6 vụ

án hình sự và VKSND đồng ý với quyết định đó, cơ quan cảnh sátđiều tra có trách nhiệm chuyền giao cho đoàn điều tra tai nạn laođộng bản sao quyết định không khởi tổ vu án hình su.”

Cơ quan, tô chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm

có quyền khiếu nại quyết định không khởi tổ vụ án hình sự

4 Huy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Thâm quyền huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sựthuộc về cơ quan điều tra và viện kiểm sát

(1) Khoản 2 Điều 9 Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định sô 120 ngày 14/9/2004 của Viện trưởng VKSNDTC

(sau đây gọi tắt là Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyên công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự).

(2) Mục 2.4 Thông tư liên tịch sô BQP ngày 23/5/2006 của VKSNDTC - Thanh tra Chính phủ - Bộ công an - Bộ

03/2006/TTLT-KSNDTC-TTrCP-BCA-quôc phòng về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố.

(3) Mục 3.1 phần II Thông tư liên tịch số

01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC ngày 12/01/2007 của Bộ lao động - thương binh và xã hội - Bộ

công an - VKSNDTC hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các vụ tai nạn

lao động chết người, tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm

Trang 34

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của co quan điều tra,

bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển,

các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được

giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra không có căn

cứ thì viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố

vụ án hình sự Tuy nhiên, viện kiểm sát chỉ ra quyết định huỷ bỏquyết định không khởi tố vụ án hình sự nếu viện kiểm sát đã yêucầu cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ mà cơ quan điều trakhông nhất trí

Trang 35

CHƯƠNG II

ĐIÊU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều tra là giai đoạn tô tụng hình sự, trong đó cơ quan có thâmquyền áp dụng các biện pháp do luật t6 tụng hình sự quy định để

xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, làm cơ sở

quyết định việc truy tố của viện kiểm sát và xét xử của toà án

L THÂM QUYỀN DIEU TRA, THỜI HAN DIEU TRA VATAM GIAM DE DIEU TRA

1 Thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra’?

a Tham quyên diéu tra theo sự việc và đối twong

Tham quyén điều tra theo su việc và đối tượng là sự phânđịnh thâm quyền điều tra căn cứ vào tội phạm và người phạm tội

- Thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra của VKSNDTC

Cơ quan điều tra của VKSNDTC điều tra một số loại tội xâm

phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các

cơ quan tư pháp (khoản 3 Điều 110 BLTTHS) Cụ thể:

+ Cơ quan điều tra VKSNDTC điều tra trong trường hợp cáctội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND

(1) Về thâm quyền điều tra của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ điều tra,

xem Pháp lệnh tô chức điêu tra hình sự năm 2004.

Trang 36

+ Cơ quan điều tra VKSQSTƯ điều tra trong trường hợp cáctội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toa an quân sự.

- Thâm quyên điều tra của cơ quan điều tra trong quân đội

nhân dân

Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân điều tra các tộiphạm thuộc thâm quyền xét xử của toà án quân sự (khoản 2 Điều

110 BLTTHS) Cụ thê:

+ Tham quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra trong

quân đội nhân dân

Thẩm quyền điều tra theo sự việc của cơ quan an ninh điều tra

trong quân đội nhân dân:

Cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân điều tra các vụ ánhình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XIV BLHS.Tham quyền điều tra theo cấp của cơ quan an ninh điều tra

trong quân đội nhân dân:

Cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương điều tratrong trường hợp các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của

toà án quân sự quân khu và tương đương.

Cơ quan an ninh điều tra Bộ quốc phòng điều tra các vụ án

hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc

thâm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra quân khu vàtương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra

+ Tham quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự trong

quân đội nhân dân

(1) Điều 18 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

Trang 37

Thâm quyền điều tra theo sự việc của cơ quan điều tra hình sự

trong quân đội nhân dân:

Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội nhân dân điều tra các

vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến

Chương XXIII BLHS, trừ các tội phạm thuộc thâm quyên điều tra

của Cơ quan điều tra VKSQSTƯ

Tham quyền điều tra theo cấp của cơ quan điều tra hình sự

trong quân đội nhân dân:

Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra trong trường hợp cáctội phạm đó thuộc thầm quyền xét xử của toà án quân sự khu vực

Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tratrong trường hợp các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của

toà án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc

thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưngxét thấy cần trực tiếp điều tra

Cơ quan điều tra hình sự Bộ quốc phòng điều tra các vụ ánhình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộcthâm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự quân khu vàtương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra."

- Thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong công an

nhân dân

Cơ quan điều tra trong công an nhân dân điều tra các tội phạmkhông thuộc thầm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong quânđội nhân dân và cơ quan điều tra của VKSNDTC (khoản 1 Điều

110 BLTTHS) Cụ thé:

(1) Điều 15, 16 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

Trang 38

+ Thâm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra trong

công an nhân dân

Tham quyên điều tra theo sự việc của cơ quan an ninh điều tra:

Cơ quan an ninh điều tra có thâm quyền điều tra các vụ ánhình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV

và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223,

230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 BLHS.

Thẩm quyền điều tra theo cấp của cơ quan an ninh điều tra:

Cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh điều tra trong trườnghợp các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh

Cơ quan an ninh điều tra Bộ công an điều tra các vụ án hình

sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thâmquyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnhnhưng xét thay cần trực tiếp điều tra

+ Thâm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra trong

công an nhân dân

Tham quyền điều tra theo sự việc của cơ quan cảnh sát điều tra:

Cơ quan cảnh sát điều tra có thâm quyền điều tra các vụ án

hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến ChươngXXII BLHS, trừ các tội phạm thuộc thâm quyền điều tra của Co

quan điều tra VKSNDTC và cơ quan an ninh điều tra trong công

an nhân dân Cu thé:

Các cục, phòng, đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xãhội điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các

chương XII, XII, XIV, XV, XIX, XX, XXII BLHS.

Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng điều tra các vụ

án hình sự về những tội phạm quy định tại Mục A Chương XXI

Trang 39

BLHS và các tội phạm khác theo sự phân công của thủ trưởng Cơ

quan cảnh sát điều tra Bộ công an

Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế vàchức vụ điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại

các chương XVI, XVII và Mục B Chương XXI BLHS Các

phòng, đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế vàchức vụ điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại

các chương XVI, XVII và XXI BLHS.

Các cục, phòng, đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý điều tracác vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII BLHS.Thẩm quyền điều tra theo cấp của cơ quan cảnh sát điều tra:Các đội cảnh sát điều tra công an cấp huyện điều tra trong trườnghợp các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của TAND cấp huyện.Các phòng cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh điều tra trong trườnghợp các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của TAND cấp tỉnhhoặc các tội phạm thuộc thấm quyền điều tra của cơ quan cảnh sátđiều tra công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.Các cục cảnh sát điều tra Bộ công an điều tra các vụ án hình

sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thâmquyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnhnhưng xét thay cần trực tiếp điều tra

(1) Điều 11, 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004; Mục I Thông tu

số 12/2004/TT-BCA (V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tô chức điều tra hình sự năm 2004 trong công an nhân dân; Mục 1 Thông tu số 04/2007/TT-BCA ngày 21/5/2007

Bộ công an sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2004/TT-BCA (V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong công an nhân dân.

Trang 40

b Tham quyền điều tra theo lãnh thé (đoạn 1 khoản 4 Diéu

110 BLTTHS)

Tham quyền điều tra theo lãnh thé là sự phân định thâmquyền điều tra căn cứ vào địa điểm xảy ra tội phạm, địa điểm pháthiện tội phạm, địa điểm bị can cư trú hoặc bị bắt

- Thâm quyền điều tra trong trường hợp xác định được địađiểm xảy ra tội phạm

Cơ quan điều tra có thâm quyền điều tra những vụ án hình sự

mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình.

- Thâm quyền điều tra trong trường hợp không xác định đượcđịa điểm xảy ra tội phạm

Trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạmthì thâm quyền điều tra thuộc về cơ quan điều tra nơi phát hiện tộiphạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt

Địa điểm xảy ra tội phạm là căn cứ đầu tiên để xác định thâmquyền điều tra theo lãnh thé Do đó, nếu xác định được địa điểm xảy

ra tội phạm nhưng cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm lại tiễnhành điều tra là không đúng thẩm quyên Vi du: Lái xe Nguyễn Văn

H và các phụ xe Nguyễn Xuân T, Nguyễn Văn L cưỡng đoạt tài sản

của hành khách khi xe chạy trên địa phận tỉnh Q Khi xe dừng lại tại

huyện V, tinh K, một số hành khách đã đến công an huyện V tổ cáo

Theo Quyết định giám đốc thâm số 12/2005/HS-GDT ngày07/6/2005 của Toà hình sự TANDTC thì Cơ quan điều tra công anhuyện V (nơi phát hiện tội phạm) tiến hành điều tra vụ án là trái vớiquy định tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS; cơ quan điều tra có thâmquyền điều tra vụ án hình sự này là co quan điều tra cấp huyện của

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w