Sau Thư chung 1980, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước đã gắn với các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật nói riêng của người Công giáo -NDL, trong đó có các loại hình như kiến trú
Trang 1Gfg MẪU 14/KHCN(Ban hành kèm theo Quyết định số 3839 /OD-PHOGHN ngày 24 thang10 năm 2014
của Giảm doc Đại học Quốc gia Hà Nội)
ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
BAO CAO TONG KET
KET QUA THUC HIEN DE TAI KH&CN
CAP DAI HOC QUOC GIA
Tén dé tai: Am nhac Cong giáo ở miền Bắc từ Thư Chung năm 1980 đến nay, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị trong bối cảnh hiện nay
Mã số đề tài: QG.22.37
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Đình Lâm
Hà Nội, 5/2024
Trang 2PHAN I THONG TIN CHUNG
1.1 Tên đề tài: Am nhạc Công giáo ở miền Bac từ Thu Chung năm 1980 đến nay,
đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị trong bối cảnh hiện nay
1.2 Mã số: QG.22.37
1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT | Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 TS Nguyễn Đình Lâm Trường Đại học Khoa học Chủ trì
Xã hội và Nhân văn —
ĐHQG HN
2 TS Lê Thị Thanh Tâm Trường Đại học Khoa học Thư ký
Xã hội và Nhân văn —
ĐHQG HN
3 TS Nguyễn Thị Quế Hương | Viện Nghiên cứu Tôn giáo — Thành viên
Viện Hàn Lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam
4 TS Lương Khắc Định Trường Đại học Hạ Long Thành viên
5 TS Nguyễn Kỳ Nam Trường Đại học Khoa học Thành viên
Xã hội và Nhân văn —
ĐHQG HN
1.4 Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HN
1.5 Thời gian thực hiện:
1.5.1 Theo hợp đồng:
1.5.2 Gia hạn (nếu có): đến tháng năm
từ tháng 05 năm 2022 đến tháng 05 năm 2024
1.5.3 Thực hiện thực tẾ: từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 05 năm 2024
1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quá nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân;
Ý kiến của Cơ quan quản ly)
1.7 Tống kinh phí được phê duyệt của đề tài: 250.000.000 triệu đồng.
Trang 3PHAN II TONG QUAN KET QUÁ NGHIÊN CỨU
có giáo lý của Công đồng Vatican II như luồng gió mát của Chúa Thánh Than
thôi trong Hội Thánh; chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng độc
lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồng bào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại đoàn kết dân tộc, nên chúng ta
hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình” (Thư Chung 1980).
Âm nhạc Công giáo là một bộ phận trong nền âm nhạc Việt Nam Âmnhạc Công giáo không chỉ tham gia vào quá trình sáng tạo nền nhạc mới ViệtNam mà còn tích cực tham gia bảo tồn và phát huy nền âm nhạc truyền thốngViệt Nam; phần lớn tác phẩm âm nhạc Công giáo, cho đến nay, thể hiện ngôn
ngữ âm nhạc mang bản sắc Việt Nam Nhiều trong số tác phẩm âm nhạc đó đã
sử dụng chất liệu âm nhạc cổ truyền hoặc đặt lời vào bài dân ca truyền thông của
địa phương Âm nhạc Công giáo Việt Nam, vì thế, cần được nghiên cứu một cách toàn diện; một số nhạc sĩ Công giáo Việt Nam có đóng góp quan trọng cần
được ghi nhận và tôn vinh trong bối cảnh hiện nay
Sau Thư chung 1980, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước đã gắn với
các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật nói riêng (của người Công giáo
-NDL), trong đó có các loại hình như kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc (thánh nhạc)
(Trương Bá Cần, 2010) Tinh thần này xuất phát từ Công đồng Vatican II Trong
Huấn thị âmnhạc trong phụng vụ Thánh (1967) số 1, Giáo hội nhấn mạnh: “Nên
nhớ rang tinh chất quan trọng đích thực của một budi cử hành phụng vụ ít tùy thuộc vào hình thức ca hát cầu kỳ hoặc phô diễn các lễ nghi cho đẹp mắt, hơn là
dựa vào phong cách cử hành sao cho xứng đáng, trang nghiêm và đạo
Trang 4đức”(Thánh Bộ Nghi lễ, 1967: 3) Đây là tiền đề dé hai dòng chảy âm nhac là
Công giáo phương Tây và âm nhạc truyền thống bản địa được hòa vào nhau Vì thế có thé nói, cuộc biến đổi âm nhac Công giáo sau Thư chung 1980 là một trong những vấn đề tư tưởng cần nghiên cứu trong lịch sử văn hóa Việt Nam nói
chung, lịch sửu Công giáo ở Việt Nam nói riêng Trong quá trình này, các nhạc
sĩ, nhóm nhạc sĩ Công giáo đóng một vai trò nhất định trong tiễn trình vận động
đó.
Sự biến đổi điện mạo đời sống âm nhạc Công giáo ở nước ta cho đến nay
có thê coi là một quy luật tất yếu, xét trên nhiều phương diện: Một là, Công giáo
là một tôn giáo ngoại nhập, để tồn tại và phát triển cho phù hợp với văn hóa, tâm
thức của tín đồ và người dân bản địa, văn hóa Công giáo phải chủ động hội nhập
với văn hóa truyền thống bản địa; Tương tự, văn hóa là một phạm trù lịch sử,
biến đổi theo từng giai đoạn, văn hóa truyền thống, để phát triển cũng phải hòa
vào dòng chảy của văn hóa đương đại, trong đó có nhiều luồng văn hóa ngoạilai, tinh lọc những tiễn bộ “làm mới” mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh lịch
sử cụ thể Hai là, âm nhạc có quan hệ hữu cơ với ngôn ngữ bản địa; ngôn ngữdân tộc là cơ sở quy định ngôn ngữ âm nhạc của một nền âm nhạc cu thé Vìthế, khi du nhập vào Việt Nam, âm nhạc Công giáo hội nhập vào nên văn hóa âmnhạc truyền thống dân tộc là tất yếu
Vấn đề đặt ra là, âm nhạc Công giáo ở Việt Nam nói chung, ở miền Bắc nói riêng, mặc dù có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với nền văn hóa Việt Nam
nói chung nhưng đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu mộtcách tổng thể, toàn diện dé đánh giá khách quan, khoa học về van dé này, gópphan cung cấp luận cứ khoa học cho cơ quan quản lý về tôn giáo, các cơ sở giáo
dục đại học, các viện nghiên cứu chuyên ngành có những nghiên cứu cơ bản
thường xuyên dé đưa âm nhạc Công giáo trở thành một nguồn lực quan trọng góp
phần xây dựng văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh văn hóa đương đại
Từ thực tiễn và lý luận chung, chúng tôi chọn đề tài “Âm nhạc Công giáo
ở miền Bắc từ Thư Chung năm1980 đến nay, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy
giá trỊ trong bối cảnh hiện nay” đề thực hiện ở cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 52 Mục tiêu
Thứ nhất, phân tích, chỉ rõ được nội dung, quan điểm trong Thư Chung
1980 liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong đời sống
Phúc âm và trong văn hóa Việt Nam.
Trong nội dung này, vấn đề bối cảnh lịch sử ra đời của Thư Chung 1980,bao gồm bối cảnh thế giới và trong nước, sẽ được nghiên cứu, đánh giá Đặcbiệt, nội dung của Thư Chung 1980 cua Hội đồng Giám mục Việt Nam đượcphân tích, rút ra những quan điểm chủ đạo về hội nhập văn hóa cũng như đưatinh thần, bản sắc văn hóa Việt Nam vào đời sống của giáo dân, và những tác
động của Thư Chung 1980 đối với sự phát triển của âm nhạc Công giáo Việt
Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung.
Thứ hai, đánh giá được thực trạng, những vấn đề đặt ra của âm nhạc Công
giáo ở miền Bắc từ Thư Chung 1980 đến nay; qua đó chỉ rõ vai trò, tác động đối
với đời sống giáo dân và sự đóng góp phát triển văn hoá Việt Nam đương đại
Ở đây, vấn đề khảo sát, nghiên cứu trực tiếp tại các giáo phận, giáo xứ vàgiáo họ tiêu biểu ở một số vùng miền của miền Bắc dé nhận diện toàn bộ đời sống
âm nhạc Công giáo, trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm chung, đặc điểm riêng,khăng định ảnh hưởng của Thư Chung 1980 với quá trình đưa bản sắc âm nhạc
dân tộc vào đời sống mục vụ của giáo dân Công giáo ở miền Bắc.
Thứ ba, đề xuất được giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc Công giáo trong bối cảnh hiện nay.
Đây là một phần cũng khá quan trọng, trên cơ sở kết quả và những luận
điểm nghiên cứu được rút ra từ quá trình khảo sát, nghiên cứu trực tiếp Từ thựctrạng cũng như diện mạo đời sống sinh hoạt âm nhạc của người Công giáo ởmiền Bắc, công trình sẽ nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phù hợp đề bảotồn và phát huy giá trị âm nhạc Công giáo trong đời sống của giáo dân nói riêng,
trong đời sống văn hóa Việt Nam nói chung.
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó phương pháp phỏng vấn sâu
là phương pháp trọng tâm trong nghiên cứu này: để làm rõ đặc điểm âm nhạc
Trang 6Công giáo ở từng Giáo phận ở miền Bắc, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu
những chức sắc, văn nghệ sĩ và giáo dân có tài năng, đóng góp vào quá trình đưa
âm nhạc truyền thong Việt Nam vào sáng tạo, thực hành trong các thánh lễ và đời
sống giáo dân Công giáo Các đối tượng phỏng van sâu cụ thé gồm: (i) Linh
mục, Phó Tế; (ii) Ca đoàn trưởng; (iii) Thành viên trong ca đoàn; (iv) Một sốnhạc sĩ Công giáo chuyên nghiệp; (v) Giáo dân; và (vi) Một số chuyên gianghiên cứu về âm nhạc học và Công giáo Việt Nam Dự kiến chúng tôi sẽ phỏngvấn ở 4 Giáo phận (Bùi Chu, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Hà Nội), mỗi giáo Phận là 20người, được chọn lọc từ 2 đến 3 giáo xứ tiêu biểu Nội dung phỏng vấn sẽ tậptrung vào những thông tin về tiếp nhận và triển khai nội dung Thư Chung 1980,
bản địa hóa âm nhạc Công giáo, phục vụ giáo hội Công giáo Việt Nam như thế
nào? Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu thực địa, đề tài đã tiến hành sưutầm, nghiên cứu những tài liệu liên quan tới văn hóa âm nhạc Công giáo tại các
địa phương, như các di sản văn hóa âm nhạc dân gian bản địa, những tư liệu lịch
sử về quá trình truyền đạo ở mỗi giáo xứ địa phương
Song song với phương pháp trên, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
âm nhạc học, sử dụng kỹ thuật thu âm những bản thánh ca trong các nhà thờ,
tiến hành ký âm thành nốt nhạc, bản nhạc đề thực hiện phân tích âm nhạc cũng
là phương pháp quan trọng của nghiên cứu này Ở đây, nhóm nghiên cứu sẽ sử
dụng hệ thống máy quay và máy thu thanh công nghệ cao dé ghi 4m từng ban
nhạc, đặc biệt những bản nhạc mang âm hưởng âm nhạc truyền thong Viét Nam
duoc su dung trong thanh lễ, sau đó tiến hành ký âm thành bản nhạc dé thực
hiện nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu: trên cơ sở nguồn tài liệu sưu tam, điền da
và tài liệu thu thập được trong các thư viện, nhà thờ Công giáo, nhóm tác giả sẽ
thực hiện phân tích, tổng hợp tài liệu dé thực hiện khái quát hóa diện mạo, đặc
điểm và chặng đường của âm nhạc Công giáo ở miền Bắc Việt Nam từ Thư Chung 1980 đến nay.
Ngoài ra, công trình sẽ sử dụng và phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như thống kê toán học, so sánh đối chiếu dé phát hiện đặc trưng riêng biệt trong
Trang 7việc sử dụng âm nhạc Công giáo giữa các địa phương khác nhau.
4 Tổng kết kết quả nghiên cứu
Trước hết, trên cơ sở kết quả khảo sát, điền dã trực tiếp tại các GIáo
phận, Giáo xứ cùng với quá trình nghiên cứu tài liệu trong các thư viện liên
quan, công trình đã đánh giá được thực trạng, những vấn đề đặt ra của văn
hóa âm nhạc Công giáo ở miễn Bắc từ Thư Chung 1980 đến nay; qua đó chỉ rõvai trò, tác động đối với đời sống giáo dân và sự đóng góp phát triển văn hoa
Việt Nam đương đại.
Ở đây, bối cảnh ra đời và những tác động của Thư Chung 1980 là một
trong những yếu tố qua trọng, dẫn đường hoạt động sáng tạo, bảo ton, phat huy
giá tri truyền thống dân tộc thống qua âm nhạc Công giáo, trong đời sống Phúc
âm và trong văn hóa Việt Nam Cần nói thêm, Công giáo là một tôn giáo thành viên trong gia đình Kitô giáo (cùng với Tin Lành, Anh giáo và Chính Thống
giáo) ra đời ở khu vực Trung Đông thé kỷ I Công nguyên Mặc di vậy, Cônggiáo đã phát triển cực thịnh ở Tây Âu giai đoạn Trung cô (từ thế kỷ V - XV)
Ở những quốc gia trải qua hàng thiên niên kỷ thần quyền Công giáo, đã khiến
văn hóa Kitô và văn minh phương Tây “khúc xạ” nhau, trong đó Công giáo
chịu ảnh hưởng một cách sâu đậm Nói cách khác, sau “Nghìn năm Trung cô”,
Công giáo đã trở thành một tôn giáo mang bản sắc văn hóa phương Tây.
Những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đến khoảng giữa thế kỷ XX, cùng với
nền kinh tế, khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển mạnh mẽ, tình hình chính trị, xã hội, trong đó có đời sống tôn giáo cũng có nhiều biến động, tác động
không nhỏ tới niềm tin tôn giáo nói chung, Giáo hội Công giáo nói riêng Ởmột số tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành đã có những thay đổi
về nội dung tô chức, phương thức truyền giáo, khiến Công giáo phải nhìn nhận
lại chính mình Ngay trong Giáo hội, các phong trào thần học cũng diễn ra khá
sôi động, nổi bật có các dòng Thần học Á châu, Thần học Giải phóng, Thần học Phụ nữ, -là những dòng than học né ra như một cuộc phan kháng đòi hỏi phải có sự canh tân để đáp ứng yêu cầu mới của lịch sử.
Đứng trước bối cảnh mới, Tòa thánh Vatican tiếp tục cho cải cách Giáo
Trang 8hội Đại Hội nghị các Giám mục trên toàn thế giới lần thứ hai (còn gọi là Công
đồng Vatican Ir’) đã được tô chức tai Rôma từ năm 1962 đến năm 1965 Trải
qua 4 năm với bốn phiên họp, Công đồng đã đề ra nhiều nội dung đổi mới có tính chiến lược, trong đó đáng chú ý là van đề cởi mở với thế giới và hội nhập văn hóa Giáo triều đã chấp nhận sự đa dạng, mở rộng đối thoại và hiệp thông
văn hóa, dần xóa bỏ rào cản địa văn hóa cho phù hợp với yêu chung của Giáohội Tuyên bố chung nêu rõ: “Những gi tốt dep trong tâm hồn và tư tưởng của
loài người hoặc trong lễ nghi và văn hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của
Hội Thánh không nhăm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiệntoàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người”(GH 17,1) (Thư Chung, 1980) Cùng với đó, Công đồng Vatican II còn đặt ra
yêu cầu giáo dân phải sống theo đúng tinh thần Phúc âm ngay tại quê hương
mình: “Các người Kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không
phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tô chức xã hội trầngian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lànhmạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng
lòng yêu nước” (TG 15) (Thư chung 1980).
Tuy nhiên, công cuộc cải cách thực hành văn hóa Công giáo nói chung, văn hóa âm nhạc Công giáo nói riêng ở nước ta thực sự mạnh mẽ sau Thư chung
1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam Với phương châm: “về nội dung, phụng vụ Thiên Chúa và Tổ quốc Về nghệ thuật, lay dân ca cô truyền làm cấu
trúc âm thanh”, âm nhạc Công giáo Việt Nam đã hội nhập một cách toàn diện
với nền cô nhạc nước nha và đạt được những thành quả nhất định Sau Thư
chung 1980, văn hóa cô truyền, trong đó có những yếu tô văn hóa tôn giáo, tín
ngưỡng truyền thống được phục hưng Những nhạc sĩ, trí thức Công giáo không
nam ngoai tinh than chung đó Nếu như giai đoạn trước đây, các nhạc sĩ chỉ
dừng lại ở thủ pháp lấy chất liệu âm nhạc dân gian vào sáng tác thánh ca thì đến
, Công đồng Vatican I kết thúc ngày 20 tháng 10 năm 1870, do giáo phận R6-ma bị sát nhập vào vương quốc Ý.
Nhiéu dé tài quan trong của công đông (như van đê truyện giáo, nhiệm vụ các giám mục) chưa kịp bàn thảo, phải
tạm xêp lại tới Công đông Vatican II.
8
Trang 9giai đoạn sau những năm 1990, lời thánh ca được đặt vào một giai điệu dân ca
vàng gác cửa tam quan), Chua chăn nudi toi (Tương phùng tương ngộ), v.v
gan thang 5 âm không bán cung trong âm nhạc Quan họ (Giáo phận Bắc Ninh,2020) Ở Giáo phận Phát Diệm, âm nhạc dân gian truyền thống của địa phương
cũng được khai thác triệt để trong thành lễ Những bài Ngắm Mười lăm Sự thương khó (còn gọi là Ngắm đứng) và Than Mô (Alexander de Rhodes, 1994) - những điệu hát nằm trong hoạt động được tô chức trong Mùa Chay Thánh — sử
dụng những làn điệu dân ca Mường, cụ thê là điệu Bộ Mẹng, Rằng Thường trongNgắm đứng và Than Mo Những điệu hát dân ca Bộ Meng, Rang Thường của họvới lối hát - nói - ngâm - ngợi mang tính tự sự đã được biến tấu tự nhiên màkhéo léo trong những bài Ngắm, Than Mo trong Mùa Chay Thánh nhằm ké về
cuộc thương khó của Chúa Giê-su và than viếng khi Chúa chịu chết.
Ở vùng Giáo hạt Ninh Bình thuộc Giáo phận Phát Diệm, Công chiêng của người Mường cũng được khai thác triệt dé trong các thành lễ Trong nghỉ lễ - Thánh lễ, Céng chiêng sử dụng một chiếc đơn lẻ thay thé cho chuông nhỏ (chuông cầm tay rung lắc dé tạo ra âm thanh) dé báo hiệu cho những điều quan
trọng trong Thánh lễ và lúc dâng Mình Thánh trong nghi lễ Chau Minh ThánhChúa Dàn Công chiêng dién hợp tau trong nghỉ thức đón đoàn đồng tế đến banthờ cử hành Thánh lễ, cũng có thé sử dụng trong nghi thức kết lễ Ngoài ra,Công chiêng không thể thiếu trong những đám rước như đón cha mới, đón Đức
cha và các buổi rước kiệu Cần nói thêm, ngay từ thế ky XVII, dan chúng cũng
đã từng có những bài hát dâng mẹ trong tháng năm, theo âm hưởng ngũ cung
nhưng cũng chỉ có hát mà không có nhạc cụ đệm theo ngoại trừ tiếng trống con
hay tiếng phách dùng dé làm lệnh cho đội dâng hoa di chuyén ”(Héng Huệ,
9
Trang 102020) nhưng đó là những hiện tượng cực kỳ hiếm và không phổ biến sau đó.Trong âm nhạc gan với múa, một điệu múa đặc trưng, quen thuộc của người
Mường chính là múa sạp cũng được khai thác, sử dụng trong các lễ hội Công
giáo ở Giáo hạt Ninh Bình Tác giả Nguyễn Hồng Dương còn cho biết thêm,
trong nghi lễ Van và Dang hoa tại giáo xứ Kim Son, Ninh Bình, điệu Hát Nói
trong Ca trù đã được sử dụng như một phương tiện quan trọng để người Cônggiáo ở đây bày tỏ tình yêu Thiên Chúa bằng chính ngôn ngữ và văn hóa bản địacủa mình (Nguyễn Hồng Dương, 2021)
Khu vực Giáo phận Hưng Hóa, những giai điệu âm nhạc của các tộc
người Tày, Nùng, Thái, Mông cũng được các chức sắc và trí thức Công giáo sửdụng như một trong những phương tiện quan trọng dé bày tỏ đức tin và tình yêu
của giáo dân bản địa dành cho Thiên Chúa Trong các thánh lễ của hầu hết giáo
xứ ở khu vực này, những âm điệu tụng, hát kinh được vang lên, những bản
thánh ca được trình bày trong thánh lễ mang đậm sắc thái địa phương, của cáccộng đồng tộc người bản địa Những cuộc khảo sát thực địa cũng cho thấy,
những điệu múa sạp, múa xòe Thái được xem như những phương tiện quan
trọng dé kết nỗi giáo dân và người ngoài Công giáo trong những đêm lễ hội và
những dip người Công giáo tô chức những thánh lễ quan trọng của địa phương, của cộng đồng Những bộ trang phục truyền thống của từng tộc người cũng được trí thức Công giáo địa phương tôn trọng, khuyến khích đồng bào giáo dân
các tộc người thực hành trong các nghi lễ Công giáo, trong các thánh lễ quan
trọng.
Ở Giáo phận Hà Nội nói riêng, ở miền Bắc nói chung, việc sử dụng âmđiệu Ca trù trong thánh lễ Công giáo cũng đã được nhà nghiên cứu Nguyễn HiềnĐức khăng định trong một nghiên cứu gần đây, ông cho biết: trong những bàiNgắm mười lăm sự thương khó có sự tương đồng với âm điệu của bài Hát nói
trong nghệ thuật Ca trù (N guyen Hiền Đức, 2020) Như vậy, sự xuất hiện của
âm điệu dân ca cũng như âm nhạc hát truyền nói riêng, âm nhạc truyền thống ở miền Bắc nói chung khá đậm đặc trong những bản thánh ca và trong nhạc cộng
đoàn của người Công giáo ở khu vực nay.
10
Trang 11Đáng chú ý là, việc vận dụng âm nhạc truyền thống được thực hiện một
cách có nghiên cứu, những điểm nhấn nhạc hát, nhạc đàn — các nhịp trống được vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt Điền dã trực tiếp ở Giáo phận Bắc Ninh, Phát Diệm, Hà Nội và một số địa phương phụ cận, chúng tôi phát hiện trong dàn
Trống - Mõ - Thanh la - Lão bạt hàng trăm chiếc được phổ biến với sự phát
triển chất liệu chính từ nhạc cụ truyền thống của người Việt bản địa Đáng chú
ý, ở Giáo xứ Lai Tê và Tử Nê và Thọ Ninh của huyện Lương Tài, tỉnh BắcNinh, các trí thức Công giáo ở đây đã khai thác triệt dé các nhịp trống, pháchtrong nghệ thuật âm nhạc dân gian tại địa phương để xây dựng thành những dàn
trống có quy mô lớn và vô cùng đặc sắc (Nguyễn Đình Lâm, 2022) Những bài bản được trình dién trong các budi rước kiệu, trong các phần mở đầu và kết thúc
của các thánh lễ, thật sự đã làm nên một diện mạo âm nhạc Công giáo Việt Nam
vừa mang đậm dau ấn truyền thống, đồng thời khang định sự đa dạng, sâu sắc
nhưng thê hiện được những đặc trưng riêng biệt so với âm nhạc truyền thống nói
chung, âm nhạc các tôn giáo khác nói riêng.
Có thé nói, Thu chung 1980 là một dau mốc đặc biệt đối với đời sống văn
hóa Công giáo Việt Nam Trước khi có Thư chung 1980, văn hóa nói chung, âm
nhạc Công giáo Việt Nam nói riêng theo quy định của Giáo triều; kiến trúc châu
Âu thời Trung cô và Phục hưng cũng đóng một vai trò quan trọng trong tư tưởng
Công giáo thời kỳ này Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử đòi hỏi phải có sự thay
đổi căn ban dé đáp ứng nhu cầu của lịch sử Sự thay đôi của văn hóa Công giáo trên phạm vi toàn cầu ké từ Công đồng Vatican II đã cho ra một diện mao đáng
kê Ở Việt Nam, đặc biệt là sau Thư chung 1980, sự thay đôi thực hành văn hóaCông giáo đã thể hiện một bước quan trọng trong lịch sử phát triển của Công
giáo nước nhà.
Vậy, cần phải đề xuất được giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc
Công giáo trong bối cảnh hiện nay.
Khi nói về sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật âm nhạc Công giáo ở miền Bắc, ngoài tác động của Thư Chung 1980, phải kế đến bốn
dâu moc quan trong, đó là: 1) Công cuộc Đôi mới dat nước sau Dai hội Dang
11
Trang 12toàn quốc tháng 12 năm 1986; 2) Các quyết sách của Đảng và Nhà nước ta về
công tác tôn giáo, như: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm
1990 của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới;
Nghị quyết số 03/ NO-TW, Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 về Xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 16 tháng 7 năm 1998;
Chi thị 37-CT/TW ngày 2 thang 7 năm 1998 cua Bộ Chính trị Về công táctôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm
2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Về công tác tôn giáo; Pháp lệnh số21/2004/PL-UBTVQHII ngày 18 tháng 6 năm 2004 cửa Ủy ban Thường vụ
Quốc hội Về tín ngưỡng, tôn giáo; và Luật tin ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội
thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016; 3) Các chiến lược phục hồi, bảo tồn, pháthuy những giá trị văn hóa truyền thống và hoạt động giao lưu, hội nhập, hợp tác
quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Trong những dấu mốc trên đây, Nghị quyết 24 năm 1990 và Nghị quyết
số 03/ NQ-TW, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc năm 1998 là một trong những daumốc quan trọng tạo điều kiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thong
dân tộc, trong đó có van đề đưa nghi lễ tôn giáo nói chung, nghệ thuật âm nhạc
truyền thống hội nhập với âm nhạc trong mỗi tôn giáo và hình thức tín ngưỡng
Cùng với đó, bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là vai trò của hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động đối ngoại về văn hóa, tôn giáo và vai trò của các phương tiện thông tin
truyền thông, sự du nhập của internet đã tác động và làm cho nghi lễ Công giáo
ở miền Bắc không chỉ nhanh chóng hội nhập mà còn có những biến đổi vớinhiều sắc thái mới mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Từ những bước chuyền biến về tư tưởng này nhiều di sản văn hóa được phục hồi, bảo tồn Ngoài âm nhạc Công giáo, nhiều loại hình âm nhạc gắn với
nghi lễ tôn giáo và tín ngưỡng khác được tôn vinh, như hát Văn trong tínngưỡng thờ Mẫu, hát Ca trù của người Việt; hát Then của người Tày, Nùng,
Thái; Công chiêng của nhiêu tộc người trên khắp cả nước; và, đặc biệt là việc
12
Trang 13nhìn nhận lại vị thế và vai trò của Phật giáo và văn hóa Phật giáo, trong đó có
âm nhac va múa cô truyền Phật giáo, trong đời sông văn hóa, tín ngưỡng truyền
thống của dân tộc
Sau Thư Chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, người Công giáo Việt Nam tham gia bảo tồn âm nhạc dân tộc Việt Nam trong đời sống văn
hóa Công giáo cũng như trong việc thờ tự của nhà thờ Sự sáng tạo của các nhạc
sĩ Công giáo đã phần nào tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng và đặc sắc Đểphát huy vai trò của thành quả hội nhập văn hóa âm nhạc truyền thống trong đời
sống Công giáo, chúng ta cần:
Một là, cần xác định di sản văn hóa Công giáo nói chung, nghệ thuật âm
nhạc Công giáo ở Việt Nam nói riêng là di sản văn hóa quan trong của văn hóa
Việt Nam Từ chữ viết cho tới kiến trúc, nghệ thuật cũng như hệ thống di sản văn hóa vật thé và phi vật thé trong Công giáo Việt Nam góp phan quan trọng
kiến tạo văn hóa Việt Nam mang đặc trưng riêng nhưng thống nhất trong đa
dạng.
Hai là, tăng cường công tác nghiên cứu, bảo tồn và tôn vinh những giá trịvăn hóa truyền thống bản địa được chức sắc và giáo dân Công giáo ở các địaphương dang sáng tạo, duy trì và thực hành hiện nay dé ứng dụng vào đời sống
văn hóa Công giáo; tiếp thu những kết quả đạt được trong sáng tạo văn hóa
Công giáo vào thực hành văn hóa của các cộng đồng, tạo sự đa dạng và phong
phú cho nền văn hóa Việt Nam đương đại.
Ba là, cung cấp luận cứ và tham vấn cho các trung tâm nghiên cứu và đào
tạo của Giao hội Công giáo đây mạnh hoạt động đưa di sản văn hóa bản địa vào
trong quá trình đào tạo và nghiên cứu trong hoạt động thực hành văn hóa Công
giáo hiện nay Ở đây có vai trò quan trọng của Ban Thánh nhạc và các Đại
Chung viện trực thuộc Giáo hội Công giáo.
Bốn là, đề xuất chính sách ghi nhận những chức sắc, trí thức và nhạc sĩ
Công giáo đã có nhiều cống hiến, đóng góp quan trọng cho nền âm nhạc Việt
Nam nói chung, văn hóa âm nhạc Công giáo Việt Nam nói riêng Họ là những người, trên nên tảng của đức tin tôn giáo cùng với tình yêu nước, yêu văn hóa
13