1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bình luận một số vụ tranh chấp tiêu biểu liên quan đến quy định đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên là nước đang phát triển trong WTO

252 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận một số vụ tranh chấp tiêu biểu liên quan đến quy định đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên là nước đang phát triển trong WTO
Tác giả Ths. Phạm Thanh Hằng, Ths. Đỗ Thu Hương, Ths. Nguyễn Quang Anh, Ths. Trần Thu Yến, Ths. Ngô Trọng Quân, Ncs. Tào Thị Huệ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại Quốc tế
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 252
Dung lượng 57,77 MB

Nội dung

Một s6 kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định đôi xử đặc biệt và khác | 111biệt để đòi hỏi quyền lợi từ việc thực hiện các nghĩa vụ của các cơ quan trongWTO trong WTO PHAN 2: CÁC CH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chủ nhiệm đề tài: ThS Phạm Thanh Hằng

Thư ký đề tài: ThS Đỗ Thu Hương

Hà Nội — 2022

Trang 2

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC

CAP TRUONG

BINH LUAN MOT SO VU TRANH CHAP TIEU BIEU LIEN QUAN DEN QUY DINH DAC BIET VA KHAC BIET

DANH CHO CAC THANH VIEN

LA NUOC DANG PHAT TRIEN TRONG WTO

MA SO DE TÀI: LH - 2021/DHL-HN

Chủ nhiệm đề tài: ThS Phạm Thanh Hang

Thư ký đề tài: ThS Đỗ Thu Hương

Các thành viên tham gia đề tài:

ThS Nguyễn Quang Anh, Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tếThS Trần Thu Yến, Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tếThS Ngô Trọng Quân, Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tếNCS Tào Thị Huệ, Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế

Hà Nội — 2022

Trang 3

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI

HỌ VÀ TÊN NỘI DUNG

ThS Pham Thanh Hang Chuyên đề 1

Trang 4

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT TIENG ANH

Tir viét tat Từ day đủ Tiếng Anh Từ đầy đủ Tiếng Việt

ACWL Advisory Centre on World Trade

Organization Law

Trung tâm tư van pháp luật củaWTO

ADA Agreement on Implementation of

Article VI of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994

Hiệp định về chéng ban phá giá

AoA Agreement on Agriculture Hiệp định nông nghiệp

BOP Understanding on the

Balance-of-Payments Provisions of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994

Thoa thuan can can thanh toan

CVA Agreement on Implementation of

Article VII of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994

Hiệp định về xác định trị giá tínhthuế hải quan

Procedures Governing the

Trang 5

ILP Agreement on Import Licensing Hiệp định về Thu tục cấp phép

Procedures nhập khâu

SA Agreement on Safeguards Hiệp định về các biện pháp tự vệ

SCM Agreement on Subsidies and | Hiệp định tro cấp và các biện

Countervailing Measures phap déi khangSPS Agreement on the Application of | Hiệp định về áp dung các biện

Sanitary and Phytosanitary (SPS) | pháp kiểm dich động-thực vật

Measures

S&D Special and Differential Treatment | Quy dinh về đối xử đặc biệt va

khác biệtTBT Agreement on Technical Barriers to | Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật

Trade liên quan đến thương mại

TFA Agreement on Trade Facilitation Hiép dinh về tạo thuận loi hoá

thương mạiTRIMs Agreement on Trade-Related Hiệp định về các Biện pháp Dau

Investment Measures tư liên quan đến thương mại

TRIPS Agreement on Trade-Related | Hiệp định về khía cạnh liên quan

Aspects of Intellectual Property | đến sở hữu trí tuệRights

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thé giới

Trang 6

MỤC LỤC

PHAN 1: BAO CAO TONG QUAN DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | 6CAP CO SO

MO DAU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 8

3 Mục dich nghiên cứu của đề tài lãi

4 Nội dung nghiên cứu 12

5 Phạm vi nghiên cứu và Đối tượng nghiên cứu của đề tài 12

6 Phương pháp nghiên cứu 13

7 Sản phẩm chính của đề tài 13CHUONG I KHÁI QUAT CHUNG VE CÁC QUY ĐỊNH ĐẶC BIỆT VÀ | 14KHAC BIỆT DÀNH CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIEN TRONG WTO

1 Khái niệm về sự đôi xử đặc biệt và khác biệt dành dành cho các thành viên là | 14nước đang phát triển trong WTO

2 Lịch sử hình thành quy định đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành | 24viên là nước đang phát triển trong WTO

3 Nghia vụ của các thành viên là nước phát triển và cơ quan WTO đối với các quy | 27định đối xử đặc biệt và khác biệt trong WTO

4 Tổng quan về thực tiễn áp dụng các quy định đặc biệt và khác biệt dành cho các | 28thành viên là nước đang phát triển trong WTO

CHƯƠNG II THỰC TIỀN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH ĐẶC BIỆT VÀ | 48KHAC BIỆT DÀNH CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIEN TRONG WTO

- BÌNH LUẬN MOT SO VỤ TRANH CHAP TIỂU BIEU

1 Cách thức lựa chọn tranh chấp và trién khai bình luận vụ tranh chấp trong WTO | 48

2 Một số vụ tranh chấp tiêu biểu liên quan đến quy định đặc biệt và khác biệt | 50trong WTO — Phân tích và một số bình luận

CHUONG III MOT SO BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO VIỆT NAM LIÊN | 105

Trang 7

QUAN DEN VIỆC ÁP DUNG CÁC QUY ĐỊNH ĐẶC BIET VÀ KHÁC BIỆT

VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP TRONG WTO

1 Một số kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định đôi xử đặc biệt và khác | 105biệt dé đòi hỏi quyền lợi từ việc thực hiện các nghĩa vụ của nước phát triển trongWTO

2 Một s6 kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định đôi xử đặc biệt và khác | 111biệt để đòi hỏi quyền lợi từ việc thực hiện các nghĩa vụ của các cơ quan trongWTO trong WTO

PHAN 2: CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CUU 115

Chuyên dé 1: Các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang | 116

phát triển trong WTO - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Chuyên đề 2: Bình luận tranh chấp liên quan đến quy định đặc biệt và khác biệt | 152dành cho các nước đang phát triển trong các Hiệp định thuế quan và tiêu chuẩn sảnpham của WTO

Chuyén dé 3: Binh luận tranh chấp liên quan đến quy định đặc biệt và khác biệt | 182dành cho các nước đang phát triển trong các Hiệp định về phòng vệ thương mạicủa WTO

Chuyên đề 4: Bình luận tranh chấp liên quan đến việc áp dụng các quy định đặc | 200biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong trình tự, thủ tục giảiquyết tranh chấp theo DSU của WTO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA ĐÈ TÀI 228PHAN 3: BÀI BAO KHOA HỌC 232

Trang 8

PHAN 1:

BAO CAO TONG QUAN

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO SO

(12/2021 — 12/2022)

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngay trong lời nói đầu, Hiệp định thành lập WTO đã khang định “cẩn phải cónhững no lực tích cực dé dam bảo rang các quốc gia dang phát triển, đặc biệt là nhữngquốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phan tăng trưởng trong thương mại quốc tếtương xứng với nhu cau phát triển kinh tế của quốc gia” Với 3⁄4 thành viên là các nướcđang phát triển, việc đưa ra tuyên bố trên, đã cho thấy phần nào sự quan tâm của WTOngay từ khi thành lập trong việc tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế cho nhóm thành viênchiếm số lượng đông nhất tính cho đến hiện nay Thông qua các điều khoản về sự đối xửđặc biệt và khác biệt, WTO đã dành một số ưu đãi hơn cho các nền kinh tế đang phát triểntrong hầu hết các hiệp định của mình Tuy nhiên, thực tế áp dụng lại không dẫn đến nhiềutrường hợp thành công Một trong những nguyên nhân chính là do các quy định đặc biệt

và khác biệt này chỉ mang tính nguyên tắc mà thiếu đi sự cụ thể Dù đã có những đề xuất

về việc thành lập một hiệp định khung để tăng tính khả thi khi áp dụng, nhưng đến naychưa nhận được sự nhất trí cao giữa các thành viên của WTO Vì vậy, việc làm sáng tỏcác quy định này van chủ yéu dựa vào các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấptrong từng vụ việc cụ thể Cũng cần phải lưu ý răng, WTO không yêu cầu áp dụng nguyêntắc Stare đecicis, nghĩa là các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp trong vụ việctrước không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với vụ việc có tình tiết tương tự xảy

ra sau này, nhưng trong thực tiễn xét xử, khi xuất hiện những nội dung giống nhau, banhội thâm hay cơ quan phúc thẩm trong rất nhiều vụ việc vẫn xem xét và tham khảo cácphán quyết được đưa ra trong các vụ việc trước đó Rõ ràng, việc tìm hiểu các tranh chấpliên quan đến quy định đặc biệt và khác biệt trong một số trường hợp sẽ giúp các nướcđang phát triển có được những lợi thế nhất định so với các thành viên khác, khi mà cuộcchạy đua toàn cầu hoá đang ngày càng trở nên gay gắt

Gia nhập WTO từ đầu năm 2007 với tư cách là quốc gia đang phát triển, về

nguyên tắc Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi được quy định trong các điều khoảnđối xử đặc biệt và khác biệt của các Hiệp định trong WTO Do đó, việc nghiên cứu mộtcách hệ thống các quy định trên lý thuyết, cũng như thực tiễn áp dụng thông qua các vụ

Trang 10

tranh chấp là một nhu cầu tất yếu đối với các nước phát triển nói chung và Việt Nam nóiriêng.

Ngày 04/4/2013, Thủ tưởng chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 549/QĐ-TTg

về việc xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ

về pháp luật Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm của Trường là “tạo chuyên bién mạnh về quy

mô, chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý” Đề có được sựchuyền biến này, việc cập nhật kiến thức từ thực tiễn cũng như đa dạng phương pháp tiếpcận những nội dung trong các môn học của quá trình đào tạo là điều thực sự cần thiết.Trên cơ sở định hướng đảo tạo của Trường, kết quả của Đề tài sẽ mang tới cho người họcmột phương pháp tiếp cận hiệu quả, thực tiễn các môn học liên quan đến luật WTO, cũngnhư giúp hình thành tư duy phân tích và bình luận các tranh chấp một cách hệ thống vàlogic Ngoài ra, đây cũng sẽ là một nguồn học liệu hữu ích, chuyên sâu, hỗ trợ cho hoạt

động giảng dạy các môn học về luật WTO trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật

thương mại quốc tế tại trường đại học Luật Hà Nội

Xuất phát từ những thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Bình luận các vụ tranhchấp tiêu biểu liên quan đến quy định đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho thành viên làcác nước đang phát triển trong WTO” là cần thiết dé giúp Việt Nam hiểu và vận dụng mộtcách chính xác, có hiệu qua dé nhận được tối đa những lợi thé mà quy chế này mang lại

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liênquan tới van dé bình luận các tranh chấp liên quan đến quy định đối xử đặc biệt và khácbiệt đối với thành viên là các nước đang phát triển trong WTO Trước hết, ở trong nước,

có thé kề đến các công trình:

Liên quan đến những vấn đề lý luận chung về quy định đặc biệt và khác biệt đốivới các nước đang phát triển trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO), GS.TS NguyễnThị Mơ trong chương Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho cácThành viên dang phát triển và các nền kinh tế chuyên đồi, thuộc quyền sách Vi trí, vai trò

và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đaphương, xuất ban năm 2007, đã hệ thong được khá day đủ về nội dung này trong gần như

Trang 11

hầu hết các hiệp định của WTO Ngoài những nghiên cứu chung, các tác giả cũng đi sâu

và tìm hiểu vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt trong một số hiệp định cụ thể, như:Nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO trong lĩnh vực trợ cấp của tác giảNguyễn Quynh Trang tron Tạp chí Luậ học Số 10/2016;

Sự đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO dành cho các nước đang phát triển và những đềxuất sửa đôi hiệp định về chống bán phá giá hiện nay của tác giả Trịnh Hải Yến trong Tạpchí luật học năm 2008; Chế độ đối xử dành cho các nước đang phát triển trong cơ chế giảiquyết tranh chấp của WTO của tác giả của Lê Thị Ngọc Hà, Tạp chí Khoa học pháp lý số01/2012; Ki yếu của Hội thảo “10 năm gia nhập WTO của Việt Nam và chào đón sự kiệnAPEC 2017” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 08/6/2017; Ki yếu của Hộithảo “25 năm thành lập WTO: Thành tựu và thách thức” do Trường Đại học Luật Hà Nội

tổ chức ngày 25/9/2020

Liên quan đến việc tóm tắt và bình luận các vụ tranh chấp trong khuôn khô WTO

ở Việt Nam hiện nay có thể ké đến các công trình như: Luật tô chức thương mại thế giới:Tóm tắt và bình luận án của tác giả Mai Hồng Quỳ, Lê Thị Ánh Nguyệt năm 2012; Giảiquyết tranh chấp thương mại WTO, Tóm tắt một số vụ kiện và phán quyết quan trọng củaWTO, Nhà xuất bản lao động-xã hội, của Trường Đại học Luật Thành phó Hồ Chí Minhnăm 2010; Tóm tắt những vụ tranh chấp điển hình của WTO: báo cáo của Ban Hội thẩm

và cơ quan phúc thấm từ năm 1995-2010 (Tập I) của Trường Đại học Luật Cần Tho năm2010.

Trên cơ sở rà soát các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan, có thể nhậnthấy chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích nội dung quy định đối xử đặc biệt vàkhác biệt đối với thành viên các nước đang phát triển trên cơ sở phân tích và bình luận các

vụ tranh chấp trong WTO

Tiếp đến, trên thé giới, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới van đềbình luận các tranh chấp liên quan đến quy định đối xử đặc biệt và khác biệt đối vớithành viên là các nước dang phát triển trong WTO, có thể ké đến:

Ghi chú của Ban thư ký WTO về điều khoản đặc biệt và khác biệt trong các hiệpđịnh và các quyết định của WTO Gan đây nhất là Ghi chú của Ban thư ký vào thang

Trang 12

03.2021 trong tài liệu WTO, Special and differential treatment provisions in wto agreements and decisions, WT/COMTD/W/258, 2021 Ban ghi cht nay chi tap trung vaoviệc liệt kê các điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt, cũng như việc áp dụng các điềukhoản vào vụ tranh chấp trong thực tiễn.

Liên quan đến những vấn đề lý luận chung về quy định đặc biệt và khác biệt đối

với các nước đang phát triển trong WTO, có thé liệt kê một số tài liệu như:

George A Bermannand Petros C Mavroidis, WTO Law and Developing Countries, Cambridge University Press (tạm dich là Luật WTO va các nước dang phattrién, Nhà xuất ban Cambridge, 2007;

Vineet Hegde and Jan Wouters, Special and Differential Treatment under theWorld Trade Organization: A Legal Typology (tam dich là Đối xử đặc biệt va khác biệttrong Tổ chức Thương mai Thể giới: Van dé pháp lp), Working Paper số 227, 2020;

Peter Kleen and Sheila Page, Special and Differential Treatment of DevelopingCountries in the World Trade Organization (tam dich la Đối xử đặc biệt và khác biệt đốivới các nước dang phát triển trong Tổ chức Thương mại Thể giới), Nghiên cứu Phát triểnToàn cầu - Ban Thư ký EGDI- Bộ Ngoại giao, Thụy Điển, 2005;

Edwini KESSIE, Kessie, Edwini, Enforceability of the Legal Provisions Relating

to Special and Differential Treatment under the WTO Agreements (tam dich là Khả năngthực thi của các quy định pháp lý liên quan đến đối xử đặc biệt và khác biệt theo các hiệpđịnh của WTO), Tạp chí Sở hữu Trí tuệ Thế giới, tập 3, tr 955-976, tháng 11/2000;

Mitchell, Andrew D., A Legal Principle of Special and Differential Treatment forWTO Disputes (tam dich là Nguyên tắc về đối xử đặc biệt và khác biệt trong các tranhchấp của WTO), Tạp chí Thương mại Thế giới, tập 5, tr 445-470, tháng 11/2006;

-Coppens, Dominic, How special is the Special and Differential Treatment under the SCM Agreement - A legal and normative analysis of WTO subsidy disciplines ondeveloping countries (tam dich là Sự đặc biệt trong các quy định đối xử Đặc biệt và khácbiệt theo Hiệp định SCM — Van dé pháp lý và phân tích nguyên tắc trợ cấp của WTO đốivới các nước đang phát triển), Tạp chí Thương mại Thế giới, tập 12, tr 79-110, Tháng01/2013;

Trang 13

Conconi, Paola va Carlo Perroni, Special and Differential Treatment ofDeveloping Countries in the WTO (tam dich la Đối xử đặc biệt va khác biệt đối với cácnước dang phát triển trong WTO), Tạp chí Thương mại Thế giới, tập 14, tr 67-86, Thang01/2015;

Thomas Fritz, Special and Differential Treatment for Developing Countries (tamdich la Đối xử đặc biệt va khác biệt dành cho các nước dang phát triển), Tap chi GlobalIssue số 18, 2015;

Trung tâm tư van pháp luật WTO (ACWL), Báo báo cáo hoạt động năm 2021,2021.

Trên co sở rà soát các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, có thé nhận thấy du córất nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau,nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện các quy định về đối xử đặcbiệt và khác biệt đối trên cơ sở phân tích cũng như bình luận các vụ tranh chấp trongWTO Vì vậy, ban chủ nhiệm đề tài nhận thấy việc tiếp tục nghiên cứu các quy định đối

xử đặc biệt và khác biệt trong WTO một cách có hệ thống thông qua thực tiễn giải quyếttranh chap là một van dé cần thiết, dé từ đó có thé rút ra những kinh nghiệm phù hợp vớiViệt Nam trong việc làm thé nào dé vận dụng hiệu quả quy chế này khi tham gia quan hệthương mại với các thành viên khác trong khuôn khổ WTO

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là tìm hiểu việc áp dụng các quy định đối xử đặc biệt, khácbiệt đối với các nước đang phát triển thông qua các tranh chấp trong khuôn khổ WTO.Trên cơ sở phân tích nội dung các quy định về đối xử đặc biệt, khác biệt đối với các nướcđang phát triển trong một số Hiệp định của WTO và bình luận các tranh chấp tiêu biểu cóliên quan, đề tài sẽ rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc vận dụng một cách cóhiệu quả các quy định này.

4 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các quy định đối xử

đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong WTO;

Trang 14

Thứ hai là bình luận tranh chấp liên quan đến quy định đặc biệt và khác biệt dànhcho các nước đang phát triển trong các hiệp định thuế quan và tiêu chuẩn sản phẩm củaWTO;

Thứ ba là bình luận tranh chấp liên quan đến quy định đặc biệt và khác biệt dànhcho các nước đang phát triển trong các hiệp định về phòng vệ thương mại của WTO;

Thứ tư là bình luận tranh chấp liên quan đến việc áp dụng các quy định đặc biệt

và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong trình tự, thủ tục giải quyết tranhchấp theo DSU của WTO

a Pham vi nghiên cứu va đối tượng nghiên cứu của dé tài

Phạm vi nghiên cứu về nội dung, dé dam bảo tính thực tiễn đề tài sẽ tập trung chủyếu phân tích, bình luận những tranh chấp liên quan đến: (i) những những lĩnh vực, nhữnghiệp định mà xảy ra nhiều tranh chấp trong đó có việc áp dụng các quy định đối xử đặcbiệt và khác biệt cho các nước dang phát triển; (ii) những tranh chấp này đã được co quangiải quyết tranh chấp của WTO xem xét và đưa ra các báo cáo giải quyết công khai, cụthé; (iii) từ các tranh chấp có thé rút ra được các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.Dựa trên các tiêu chí này, những tranh chấp được được đưa vào các chuyên dé dé bìnhluận là những tranh chấp liên quan đến Hiệp định chung về thuế quan và thương mai

1994, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Hiệp định áp dụng các biện phápkiêm dịch động thực vật, Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định trợ cấp và các biện phápđối kháng, Hiệp định về tự vệ thương mại, Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điềuchỉnh về giải quyết tranh chấp

Phạm vi nghiên cứu về không gian, đề tài phân tích các tranh chấp xảy ra trongkhuôn khổ WTO

Phạm vi nghiên cứu về thời gian, đề tài nghiên cứu các tranh chấp xảy ra từ khithành lập WTO đến nay

Đối tượng nghiên cứu của dé tài là thực tiễn giải thích, áp dụng các quy định đặcbiệt và khác biệt dành cho thành viên là các nước đang phát triển trong giải quyết tranhchấp của WTO liên quan tới các hiệp định được nêu ở trên

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

Đề thực hiện được mục tiêu của Đề tài, trong quá trình nghiên cứu, các chuyên đề

sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp Trong đó các phương pháp được sử dụng chủ đạolà: phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu lịch sử để hệ thống, phân tích quátrình phát triển các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triểntrong WTO; phương pháp phân tích áp dụng dé phân tích và bình luận các tranh chấp;phương pháp so sánh luật học dé làm rõ các điểm tương đồng và khác biệt trong các tranhchấp có liên quan tới cùng một nội dung trong cùng một hiệp định

7 Sản phẩm chính của Đề tài

: Số lượng,STT Tên san phầm Ghi chú

hình thức

` Xem mục Nội Dung Nghiên cứu của Đề

1 Hệ chuyên đê 04

tài dưới đây

2 Báo cáo tông hợp 01

1 Tao Thị Huệ, Tranh chấp về đối xử đặcbiệt và khác biệt dành cho các nước đangphát triển theo các Hiệp định về tiêuchuẩn sản phẩm tại WTO, Tạp chíNghiên cứu lập pháp số 23/2022

3 Bài báo Khoa học 02

2 Phạm Thanh Hang, Nghĩa vụ của các

nước phát triển trong các quy định về đối

xử đặc biệt và khác biệt của WTO — Một

số lưu ý với Việt Nam, Tạp chsi Giáo duc

và Xã hội số 141/2022

Trang 16

số ưu đãi hơn cho thành viên là nước đang phát triển thông qua các quy định về sự đối xửđặc biệt và khác biệt trong hầu hết các hiệp định của mình Trong chương này, báo cáo sẽtập trung nghiên cứu: (i) Nội dung các quy định liên quan đến đối xử đặc biệt, khác biệtcho các nước đang phát triển trong các Hiệp định của WTO; (11) Phân tích một số vấn đềpháp lý liên quan đến nghĩa vụ của các nước phát triển và cơ quan của WTO; (iii) thực

tiễn áp dụng các quy định này tại WTO Trên cơ sở đó, báo cáo sẽ đưa ra một cái nhìn

tong quan về các quy định đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trongWTO.

1 Khái niệm về sự đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên là nướcđang phát triển trong WTO

1.1 Khái niệm về sự đối xử đặc biệt và khác biệt trong WTO

WTO không đưa ra một khái niệm chung về thé nào là “sự đối xử đặc biệt và khácbiệt” (“Special and differential treatment”), mà chỉ cập đây là các điều khoản ưu đãi dànhcho các thành viên là nước đang phát triển và cho phép các nước phát triển có thể đối xử

dé tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn so với các thành viên khác của WTO Các quy

99 1

định có tinh chất như vậy được gọi là các quy định “đối xử đặc biệt và khác biệt”

Đề làm rõ hơn về van đề này, vào tháng 2 năm 2000, Ban Thư ký WTO lần đầu

tiên đưa ra một báo cáo vê các điêu khoản đặc biệt và khác biệt.” Từ đó đên nay, ban báo

! https://www.wto.org/english/tratop_e/devel e/dev special differential provisions_e.htm, truy cập ngày

7/12/2022.

? WTO Secretariat Note, Special and Differential Treatment Provisions in WTO Agreements and

Decisions, 2000 Xem thêm tại hffps://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE Search/FE S

Trang 17

S009-cáo vẫn được tiếp tục cập nhật một cách thường xuyên Gần đây nhất, trong bản báo S009-cáonăm 2021, Ban thư ký của WTO đã liệt kê được tổng cộng 155 điều khoản trong các hiệpđịnh của WTO? có chứa các quy định liên quan đến việc đối xử đặc biệt và khác biệt Dotrong số 155 điều khoản này, có 21 điều khoản hàm chứa nhiều hơn một mục đích, nêntong số các quy định được liệt kê lên tới 183 lần Các điều khoản nay được phân loạitheo 6 nhóm, cụ thể:

- Cac quy dinh nhằm tạo điều kiện thuận loi cho thương mại của các nước đangphát triển;

- Các quy định yêu cầu các Thành viên WTO bao vệ lợi ich của các Thanh viên lànước đang phát triển;

- Cac quy dinh nhằm tao ra su linh hoạt khi thực hiện các nghĩa vụ theo quy địnhcủa WTO;

- Các quy định về khoảng thời gian chuyền tiếp;

- Các quy định liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật;

: Các điều khoản liên quan đến Thành viên là nước kém phát triển nhất

WTO phân chia các điều khoản này dựa trên cơ sở mục đích cũng như tác dụng

dự kiến mà một điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt mang lại, cụ thể: mục tiêu dự kiến

mà điều khoản hướng tới là gì, điều khoản có nhằm mục đích làm tăng cơ hội giao dịchthương mại hay không, điều khoản có tính linh hoạt không

DP.aspx?CatalogueldList=21868,75336,69267,64560,46353,12283,1294&CurrentCatalogueldIndex=6, truy cập ngày 7/12/2022.

3 Bao gồm cả Hiệp định TFA đã chính thức có hiệu lực từ 22/02/2017 với sự chấp thuận của 2/3 số thành

viên trong WTO.

* WTO Secretariat Note, Special and Differential Treatment Provisions in WTO Agreements and

Decisions

, 2021 Xem thém tai:

https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/SS/directdoc.aspx?filename=q:/WT/COMTD/W258.pdf&Open=True, truy cap ngay 7/12/2022.

Trang 18

Số lượng các điều khoản trong mỗi nhóm được Ban Thư ký WTO liệt kê như sau:Ÿ

Š WTO Secretariat Note, Special and Differential Treatment Provisions in WTO Agreements and Decisions, 2021 Bảng 5 - Bang Liệt kê các điều

khoản theo loại va hiệp định.

5 Điều XXXVI.2, XXXVI.3, XXXVI.4, XXXVI.5, XXXVII.1 (a), XXXVIL4, XXXVIIL2 (e), (e)

7 Điều XXXVI6, XXXVI.7, XXXVI.9, XXXVIL1 (b), (c), XXXVIL2, XXXVIL3, XXXVIL5, XXXVIIL1, XXXVIIL2 (a), (b), (đ), (Ð)

$ Điều XXXVL8, XVII.7 (a), XVII.§, XVIII.13

Trang 19

Hiệp định về áp 215 2!6 2" 6/6dụng các biện

!! Lời mở đầu của Hiệp định

!2 Điều 6.2; Điều 6.4; Điều 9.2 (b) (iv); Điều 9.4; Điều 12.2; Điều 15.1; Phụ lục 2, đoạn 3 và chú thích 5; Viện trợ lương thực trong nước: Phụ lục 2,

Trang 20

tư liên quan đến

Thương mại

(TRIMs)

Hiệp định về 1” 1/1chéng ban pha

gia (Hiép dinh

22 Điều 11.1; Điều 11.2; Điều 11.3; Điều 11.4; Điều 11.5; Điều 11.6; Điều 11.7; Điều 11.8 và Điều 12.7

? Điều 11.8; Điều 12.7 và Điều 12.8

Trang 21

xác định trị giá

tính thuế hải

quan (CVA)

Hiệp định về 3# 13 4/4Thủ tục cấp

Trang 22

3 Lời mở dau, Điều IV: 1; Điều IV: 2

4° Lời mở đầu, Điều XII: 1; Điều XV: 1; Điều XIX: 3

4! Điều II: 4; Điều V: 3; Điều XIX: 2; và Mục 5 (g) của Phụ lục về Viễn thông

* Điều XXV: 2 và Mục 6 của Phụ lục về Viễn thông

4 Điều IV: 3; Điều XIX: 3

“4 Điều 65.2 và 65.4

45 Điều 67

46 Một phan của Lời mở đầu Thỏa thuận; Điều 66.1 va 66.2

Điều 4.10, Điều 8.10 , Điều 12.10 , Điều 12.11, Điều 21.2 , Điều 21.7 và Điều 21.8

48 Điều 3.12

4 Điều 27.2

°° Điều 24.1 và Điều 24.2

Trang 23

Hiệp định về 3° 6” 15 2% 12/10mua sắm chính

phủ (GPA)

Hiệp định về tạo 35 75% 77 058 26/10thuận lợi hoá

thương mại

(TFA)

Tổng 15 47 44 27 25 25 183°9/155

5! Điều V.1; Điều V.2; và Điều V.10 GPA 2012

3 Điêu V.3; Điêu V.4; Điêu V.5; Điêu V.6; Điêu V.7; và Điêu V.9 GPA 2012

Trang 24

1.2, Khái niệm các nước dang phát triển trong WTO

Cho đến hiện nay, WTO có tong số 164 thành viên chính thức Các thành viêncủa WTO đến từ mọi châu lục với chế độ chính trị, kinh tế, xã hội không hoàn toàn giốngnhau và với trình độ phát triển không đồng đều

Trong các văn bản cũng như thông tin trên website chính thức liên quan đếnthành viên, WTO chủ yếu liệt kê và nhắc tới 3 nhóm nước cơ bản như sau:

() Nhóm các thành viên là nước kém phát triển nhất (Least-developed countriesLDCs)

(ii) Nhóm các thành viên là nước đang phát triển (Developing countries)

(iii) Nhóm các thành viên là nước phát triển (Developed countries)

Để phân biệt các nhóm nước này, đặc biệt là nhóm nước đang phát triển và pháttriển, WTO không đưa ra bat kỳ một tiêu chí cụ thé nao

(i) Cac nước kém phat trién nhat

Hiện nay, WTO công nhận là các nước kém phat triển nhất là những nước đãđược Liên hợp quốc liệt kê trong danh sách các nước kém phát triển nhất.5! Hiện có 46quốc gia kém phát triển nhất trong danh sách của Liên hợp quốc,” 35 quốc gia trong số

đó đã trở thành thành viên WTO, như: Angola, Afganistan, Bangladesh, Cambodia,

Gambia, Guinea, Haiti, Lao, Liberia, Madagascar, Myanmar, Nepal “ Có thé thay, cac

nước thuộc nhóm nay chủ yêu đến từ châu Phi, châu A và châu Mỹ La tinh Danh sáchcác nước kém phát triển nhất được WTO cập nhật thường xuyên và cụ thê trên website

chính thức của minh.TM

69 https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm, truy cập ngày 7/12/2022.

6! Theo quy định của Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc (ECOSOC), dé xem xét một nước có phải là nước kém phát triển nhất hay không, có thé dựa vào các chỉ SỐ sau: ƠNP bình quân đầu người; Tỷ

lệ sống của trẻ sơ sinh; Tỷ lệ biết chữ của người lớn tuổi; Tỷ lệ nhập trường tiểu học và trung học; Tỷ lệ

ngành kỹ thuật chế tạo trong GDP; Tỷ lệ tiêu thụ điện năng bình quân đầu người; Tỷ lệ tập trung xuất

khẩu Các chỉ số này và danh sách các nước kém phát triển nhất được ECOSOC xem xét lại 3 năm một

lan.

© https://www.un.org/development/desa/dpad/wp-content/uploads/sites/45/publication/Idc_list.pdf, truy

cap ngay 7/12/2022.

5 https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org7_e.htm, truy cập ngày 7/12/2022.

64 Xem thêm tại: https:/www.wto.org/english/thewto e/whatis e/Hf e/org7 e.htm, truy cập ngày

7/12/2022.

Trang 25

(ii) Cac nước dang phát triển

Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries) cũng không được xếp loạitheo các tiêu chí cụ thể Để xem xét một nước có phải là một nước đang phát triển haykhông, WTO dựa trên nguyên tắc “tự nhận” Điều này có nghĩa là, nêu một thành viêncủa WTO cho rang mình không phải là nước nằm trong nhóm các nước LDCs thì có thé

tự nhận mình là nước dang phát triển © Việt Nam nam trong nhóm các nước này

WTO cũng lưu ý rằng, các thành viên khác có thể phản đối quyết định của mộtthành viên trong việc tự nhận minh là nước đang phát triển Nói một cách khác, cơ chế “tunhận” không có nghĩa bắt buộc tất cả các nước thành viên WTO chấp nhận Ngoài ra, việcmột thành viên WTO tự nhận là nước đang phát triển không có nghĩa là nước đó sẽ đượchưởng lợi từ các chương trình ưu đãi đơn phương của một số nước thành viên phát triểnnhư Hệ thống ưu đãi chung (GSP) Trên thực tế, chính nước cho hưởng ưu đãi sẽ quyếtđịnh danh sách các nước dang phát triển sẽ được hưởng lợi từ ưu dai.”

(iii) Cac nước phát triển

Tương tự với nhóm các nước đang phát triển, WTO không đưa ra tiêu chí nào đểxác định thành viên nào là nước phát triển Tuy nhiên, có thé hiểu nhóm nước phat triển làcác Thành viên của WTO trừ các thành viên thuộc hai nhóm trên.

Ngoài ba nhóm nước trên, trong một số văn bản, WTO còn nhắc tới nhóm cácnước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in transition) Đây được hiểu là các nước cónên kinh tế kế hoạch hóa tập trung nay đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.°ŠTheo số liệu mà WTO đăng tải vào năm 2018, có 18 nước được xếp vào danh sách cácnước có nền kinh tế chuyền d6i.”

Trong một số hiệp định của WTO, nhóm các “nước đang phát triển” và “nướckém phát triển” còn được gọi chung là nước đang phát triển Ví dụ, như Điều 5 Hiệp địnhsửa đôi vê mua sam chính phủ của WTO quy định như sau:” các „ước đang phái triên

5' https://www.wto.org/english/tratop_e/devel_e/dlwho_e.htm, truy cập ngày 7/12/2022.

6 MUTRAP II, Vi tri vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mai thé giới trong hệ thong thương

mại da phương, Nxb Lao động xã hội, 2007.

® https://www.wfo.org/english/tratop_e/devel_e/dIwho_e.htm, truy cập ngày 7/12/2022.

53 https://www.wto.org/english/res_e/reser_e/tp9803_e.htm, truy cập ngày 7/12/2022.

5 http://ptad.wto.org/region_project.aspx2grpId=13, truy cập ngày 7/12/2022.

Trang 26

và nước kém phát triển (gọi chung là “nước đang phát triển”, trừ khi có những quy định

cụ thể khác) ` Việc nhóm các nước với nhau như vậy là nhằm hướng tới việc làm rõcác thành viên có quyên lựa chọn có hay không mở rộng ưu đãi đặc biệt đối với các nướcngoài nhóm “nước kém phát triển” trong khuôn khổ Hiệp định Theo tác giả, đây khôngphải là cách phân chia mà WTO áp dụng chung cho tat cả các hiệp định của minh

Do đó, dé phù hợp với định hướng nghiên cứu của đề tài, báo cáo sẽ chỉ tập trungphân tích các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt trong nhóm thành viên là cácnước dang phát triển được nhắc tới trong mục (ii)

De Lich sử hình thành quy định đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thànhviên là nước đang phát triển trong WTO

2.1 — Giai đoạn GATT 1947

Với mục tiêu bảo đảm sự công bằng giữa các quốc gia trong các quan hệ thươngmại, có đi có lại đã trở thành một trong những nguyên tắc nền tảng trong pháp luật thươngmại quốc tế Không năm ngoài mục tiêu đó, hiệp định đa phương đầu tiên trên thế giới làGATT 1947 cũng sử dụng nguyên tắc này như một công cụ quan trọng để điều chỉnhquan hệ thương mại giữa các bên tham gia ký kết trên cơ sở có đi có lại, cùng nhau tạo ra

lợi ích bằng cách đỡ bỏ bớt các rào cản thuế quan Tuy nhiên, khi vận hành trong thực tế,

các nước đang phát triển mà chủ yếu là những nước có nền kinh tế còn yếu kém, nhận rarằng việc chênh lệch về trình độ phát triển đã làm cho họ khó có thể cạnh tranh một cáchbình đẳng cùng với những nước có nền công nghiệp hiện đại Với mong muốn có thê “bắtkịp” các nước phát triển khác, cũng như tạo nên một hệ thống thương mại đa phươngcông bằng hơn, các nước đang phát triển bước đầu đã đưa ra các yêu cầu về một sự đối xửđặc biệt hơn so với các nước phát triển Những yêu cầu này đã được đưa ra thảo luậntrong suốt các phiên họp những năm 1954 -1955, và cuối cùng các bên đã thong nhất bổsung vào GATT 1947 điều khoản số 18 Theo đó, các nước đang phát triển trong một sốtrường hợp nhất định sẽ không phải thực hiện các cam kết về thuế quan, cũng như cácbiện pháp phi thuế quan dé thúc đây việc thiết lập các ngành công nghiệp chủ lực tronglãnh thé của mình, đồng thời đối phó với những khó khăn trong việc cân bằng cán cânthanh toán.

Trang 27

Năm 1964, một cuộc thảo luận về van đề thúc đây thương mại và lợi ích pháttriển của các nước đang phát triển đã diễn ra giữa GATT và một cơ quan mới thành lậpcủa Liên hợp quốc là Hội nghị về thương mại và phát triển (UNCTAD) Kết quả là GATT

đã bô sung thêm phan IV với tiêu đề là “Thương mại và phát triển” Mặc dù không đưa rabất kì cam kết về ưu đãi cụ thể nào cho các nước đang phát triển lúc bấy giờ, nhưng với

VIỆC khăng định vị thế đặc biệt của các nước đang phát triển trong GATT, nó đã trở thành

một công cụ quan trọng để phát triển các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt sau này

Năm 1979, trong Vòng đàm phán Tokyo “Điều khoản cho phép” (EnablingClause) đã được các bên nhất trí thông qua.” Điều khoản này vận hành như một ngoại lệcủa nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong GATT và trở thành một cơ sở pháp lý cho các

ưu đãi về thuế quan đối với các nước đang phát triển trong khuôn khổ Hệ thống ưu đãithuế quan phổ cập (GSP) Theo đó, các nước phát triển “có thể” cung cấp sự đối xử đặcbiệt bằng cách cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa từ các nước đang phát triển

mà không đòi hỏi nghĩa vụ ngược lại từ các nước đang phát triển ”' Tuy nhiên, đây khôngphải là sự đối xử mà các nước phát triển “bắt buộc” phải thực hiện Ngoài ra, điều khoảnnày cũng cho phép các nước đang phát triển khả năng tham gia vào các khu vực thươngmại tự do mà không cần xem xét tới nguyên tắc đối xử tôi huệ quốc Năm 1986, với mongmuốn nhận được sự hỗ trợ hơn nữa trong hoạt động xuất khâu, vòng đàm phán Uruguay

đã ghi nhận sự tham gia của nhiều nước đang phát triển Trong những giai đoạn đàm pháncuối cùng trước khi thành lập WTO, các điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt đã đượcđưa dan xen vào trong các hiệp định của WTO với nhiều hình thức ưu đãi đãi khác nhau.2,2 Giai đoạn từ khi WTO thành lập đến nay

Ké từ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995, WTO đã tiếp tục kế thừanhững thành tựu đạt được trong các vòng đàm phán liên quan đến quy định đối xử đặcbiệt và khác biệt trong GATT Ý thức được sự tham gia ngày càng đông của các nước

791979 Tokyo Round Decision

7! The Office of the United States Trade Representative, Generalized System of Preferences (GSP) Xem thêm tại https:/ustr.gov/issue- areas/trade-development/preference-programs/generalized-system- preference-gsp, truy cập ngày 7/12/2022.

European Commission, Generalised Scheme of Preferences (GSP) Xem thêm tại: https://ec.europa.eu/taxation_customs/business/calculation-customs-duties/rules- _ origin/general-aspects- preferential-origin/arrangements-list/generalised-system-preferences_en, truy cập ngày 7/12/2022.

Trang 28

đang phát triển và kém phát triển trong WTO, ngay trong lời nói đầu, Hiệp định thành lậpWTO đã khang định “cần phải có những nỗ lực tích cực dé dam bảo rằng các quốc giadang phái triển, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phan tăngtrưởng trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu câu phát triển kinh té của quốcgia” Với 3⁄4 thành viên là các nước đang phát triển, việc đưa ra tuyên bố trên, đã cho thay

rõ sự quan tâm của WTO trong việc tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế cho nhóm thànhviên này.

Đề hiện thức hoá sự đối xử đặc biệt và khác biệt này, WTO đã dành cho các nướcđang phát triển và kém phát triển những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực hiệncác hiệp định của WTO Ví du, cho phép một số quyền bồ sung và không phải thực hiệnmột số quyền cũng như một số nghĩa vụ; hoặc cho phép các nước này một thời gian linhđộng hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể là thời gian quá độ thựchiện dai hơn để các nước này điều chỉnh chính sách của minh ”

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng những quy định này đã làm phát sinh không ít mâu

thuẫn về quan điểm giữa các nước đang phát triển, kém phát triển và các nước phát trién,giữa các nhóm lợi ích, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp Van dé nay đã không it lầnđược đưa vào thảo luận trong các chương trình nghị sự tại các vòng đàm phán của WTO,như vòng đàm phán Doha Mặc dù vậy, bất đồng vẫn ngày càng gia tăng Các thành viênphát triển như Hoa Kỳ đang cố gắng áp dụng các biện pháp ngày càng nghiêm ngặt, déđảm bảo các thành viên đang phát triển phải tuân thủ nguyên tắc có đi có lại một cách

chặt chẽ hơn 3 Trong khi đó, các thành viên là nước dang phát triển lại cho rằng, họ thực

chất không nhận được các lợi ích theo các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt, do cácđiều khoản này không đủ ràng buộc về mặt pháp ly.” Dé giải quyết van dé này, hiện nayBan Thư ký của WTO đã cé gắng thường xuyên thống kê và phân loại các điều khoản đối

7? MUTRAP Il, Vi tri vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thé giới trong hệ thong thương

mại da phương, Nxb Lao động xã hội, 2007.

® The Office of the US Trade Representative, Designations of Developing and Least-Developed Countries Under the Countervailing Duty Law, 85(27) Federal Register 7613-7616, 2020.

4 Trong vòng dam phan cấp bộ trưởng Doha năm 2001, các nước dang phat triển đã nhắn mạnh rang các điều khoản đặc biệt và khác biệt cần được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả hơn Xem thêm tại:

https://www.wto.org/english/res_e/booksp_e/ddec_e.pdf, truy cập ngày 7/12/2022.

Trang 29

xử đặc biệt và khác biệt thành các nhóm khác nhau, nhằm diễn giải các quy định một cáchchính xác hơn.

3 Nghĩa vụ của các thành viên là nước phát triển và cơ quan WTO đối với cácquy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong WTO

Như đã trình bày ở trên, việc phân loại các điều khoản đối xử đặc biệt và khácbiệt thành 6 nhóm như hiện nay của Ban thư ký WTO là dựa trên mục tiêu, lợi ích cụ thé

mà điều khoản sẽ mang lại cho thành viên là nước đang phat triển Tuy nhiên, khi timhiểu và phân tích các vụ tranh chấp, tác giả nhận thấy trong thực tế mâu thuẫn thườngkhông chỉ tập trung vào việc có đạt được những lợi ích mà điều khoản đặc biệt và khácbiệt mang lại hay không, mà còn liên quan nhiều đến việc xác định mức độ ràng buộc vềmặt pháp lý của các quy định này Cụ thê hơn, nếu coi việc được đối xử đặc biệt và khácbiệt là một quyền mà thành viên là nước đang phát triển được hưởng, thì tương ứng cũng

sẽ có một nhóm nghĩa vụ của các chủ thể khác Về cơ bản, bao gồm nhóm nghĩa vụ củacác thành viên là nước phát triển và các cơ quan của WTO Vấn đề phát sinh là nghĩa vụnày liệu có phải là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện bằng một biện pháp, hay chỉ đơnthuần yêu cầu các bên thực hiện trên tinh thần tự nguyện, thiện chí Trên cơ sở tìm hiểu

các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt với tư cách là nghĩa vụ của thành viên là nước

phát triển và nghĩa vụ của các cơ quan trong WTO, tác giả sẽ đồng thời phân tích mức độràng buộc của WTO trong việc thực hiện nghĩa vụ với từng nhóm đối tượng này

Đối với nhóm nghĩa vụ của các thành viên là nước phát triển, các hiệp định củaWTO quy định khá nhiều về nghĩa vụ mà các thành viên là nước phát triển phải áp dụng.Mặc dù vậy, khi phân tích, tác giả nhận thấy, bản chất của các nghĩa vụ này là khônghoàn toàn giống nhau Có những nghĩa vụ chỉ đặt ra yêu cầu về việc thực hiện một hành

vi, nhưng không yêu cau các thành viên là nước phát triển phải chịu trách nhiệm về việckhông thực hiện sự đối xử khác biệt cho các thành viên là nước đang phát triển Các camkết do các thành viên là nước phát triển thực hiện theo loại nghĩa vụ này chỉ là nỗ lực hếtsức và hành động một cách thiện chí Những nghĩa vụ như vậy thường được gọi là nghĩa

Trang 30

vụ về hành vi (an obligation of means).Š Trong khi đó, có những nghĩa vụ đòi hỏi cácthành viên là nước phát triển phải bảo đảm rằng những biện pháp và hoạt động đề ra phảimang lại kết quả, chứ không phải được xây dựng một cách hình thức Vì thế, nhữngnghĩa vụ này còn được gọi là nghĩa vụ về kết quả (an obligation of result).”" Ngoài hainghĩa vụ này, còn một nhóm nghĩa vụ khác liên quan đến quy định đối xử đặc biệt vàkhác biệt, mà các nước phát triển có quyền tự lựa chọn thực hiện hay không Cụ thể hơn,nếu nước phát triển không thực hiện sự đối xử đặc biệt và khác biệt này, thì các thànhviên là nước đang phát triển cũng không thé yêu cau điều đó Day là điểm khác biệt sovới hai loại nghĩa vụ trên Trong đề tài, nhóm nghĩa vụ này được gọi là nghĩa vụ đượcquyền lựa chọn thực hiện.

Đối với nhóm nghĩa vụ của các cơ quan trong WTO, WTO đặt ra nghĩa vụ vớimột số cơ quan, như Ban Thư ký, Cơ quan giải quyết tranh chấp, Ủy ban và Hội đồng củaWTO.” Theo thống kê, các nghĩa vụ này được nhắc tới trong hầu hết các hiệp định của

WTO, bao gồm: BOP, AoA, TBT, TRIMS, GATS, CVA, Hiệp định SCM, DSU, và TFA.

Những nghĩa vụ đối xử đặc biệt va khác biệt chủ yêu bao gồm các nghĩa vụ tạo điều kiện,giám sát, thông báo, cân nhắc, và cho phép sự chậm trễ trong việc áp dụng các nghĩa vu.”

4 Tổng quan về thực tiễn áp dụng các quy định đặc biệt và khác biệt dành chocác thành viên là nước đang phát trién trong WTO

Dựa trên nhóm nghĩa vụ của các chủ thể liên quan như đã phân tích trong phầntrên, phan này sẽ trình bày tông quan thực tiễn áp dung các quy định đối xử đặc biệt vàkhác biệt theo hai nhóm chủ thé là nhóm nghĩa vụ của các thành viên là nước phát triển

và nhóm nghĩa vụ của các cơ quan trong WTO.

4.1 Nghĩa vụ của các thành viên là nước phát triển đối với các quy định đối xửđặc biệt và khác biệt trong WTO

Vineet Hegde và Jan Wouters, Special and Differential Treatment under the World Trade Organization:

A Legal Typology, Working Paper s6 227, Thang 11/2020.

7 Vineet Hegde va Jan Wouters, Special and Differential Treatment under the World Trade Organization:

A Legal Typology, Working Paper số 227, Thang 11/2020.

7 Sự phân loại này có sự tham khảo phương pháp của Vineet Hegde and Jan Wouters, Special and Differential Treatment under the World Trade Organization: A Legal Typology, Working Paper No 227, Thang 11/2020.

78 Vineet Hegde and Jan Wouters, Special and Differential Treatment under the World Trade

Organization: A Legal Typology, Working Paper No 227, Thang 11/2020.

Trang 31

4.1.1 Nghĩa vụ về hành vi

Nghĩa vụ về hành vi mà các thành viên là nước phát triển phải thực hiện trong cácHiệp định của WTO có thể được liệt kê thành các nhóm như sau: i) nghĩa vụ xem xét nhucầu của các thành viên là nước đang phát triển khi áp dụng các biện pháp nhất định; ii)nghĩa vụ phối hợp các thành viên là nước đang phát triển; iii) nghĩa vụ tham van với cácthành viên là nước đang phát triển; iv) Nghĩa vụ tăng cường khả năng tiếp cận thị trường

và đưa ra những khuyến nghị phù hợp trên cơ sở theo dõi tăng trưởng thương mại ở cácthành viên là nước đang phát triển; v) Nghĩa vụ liên quan đến việc việc thực thi Quyếtđịnh của Hội đồng Bộ trưởng liên quan đến nông nghiệp; vi) Nghĩa vụ tạo điều kiện và hỗtrợ các thành viên là nước đang phát triển tham gia quá trình tự do hoá thương mại và vìmục tiêu phát triển; vii) nghĩa vụ hạn chế đưa ra các biện pháp ảnh hưởng đến lợi ích pháttriển của các thành viên là nước đang phát triển; và viii) nghĩa vụ thông tin cho các thànhviên là nước đang phát triển; (ix) Nghĩa vụ hạn chế khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranhchấp của WTO

i) Nghĩa vụ xem xét (consider) sự can thiết khi áp dung các biện pháp ảnh hướngđến thương mại của các thành viên là nước đang phát triển

Khi áp dụng một biện pháp ảnh hưởng đến thương mại, các thành viên là nướcphát triển phải có nghĩa vụ xem xét, bao gồm việc tính đến nhu cầu và lợi ích của cácthành viên là nước đang phát triển Đây là một nghĩa vụ được liệt kê 18 lần” trong cáchiệp định của WTO như: GATT,*° SPS,*! TBT,? CVA, ADA,* Hiệp định về thủ tụccấp phép nhập khẩu,°Š TFA?° và GA TS”

Nghĩa vụ này thường được nhắc tới thông qua các thuật ngữ "xem xét"

l4

(consider), "tinh dén "

(take account of), hoặc "có sự quan tâm đặc biệt" (have special

” Theo thống kê, nghĩa vụ xem xét được đề cập tới 18 lần trong tổng số 57 nghĩa vụ đối xử đặc biệt và khác biệt mà các thành viên là nước phát triển phải thực hiện trong các hiệp định của WTO.

80 Điều XXVII: 3 và XXXVII: 1 (a), GATT

81 Điều 9.2 và 10.1 SPS

82 Điều 12.2, 12.3, 12.5, 12.6, 12.7, 12.8 và 12.9, TBT Điều 12.8 cũng đưa ra những cân nhắc đặc biệt đối

với các nước dang phát triển, và do đó đã được tính làm hai lần.

83 Phụ luc III: 1, CVA

Trang 32

regard) Trong Báo cáo của Ban hội thâm vụ DS 291 Cộng đồng Châu Âu (EC) - Cácbiện pháp liên quan tới phê duyệt và tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học (European

Communities — Measures Affecting the Approval and Marketing of Biotech Produeis),”°

cum tir "tinh đến" (take account of) đã được giải thích là “sự xem xét cùng với các yếu tốkhác dé đi đến quyết dinh”.*® Như vậy, dù cách gọi không giống nhau, nhưng các thuậtngữ trên đều có thé được hiểu chung là “nghĩa vụ xem xét” (duty to consider) Trong thựctiễn giải quyết tranh chấp, ban hội thâm và cơ quan phúc thấm cũng thường xuyên lưu ývới các thành viên là nước phát triển về sự cần thiết phải xem xét đến lợi ích của các nướcđang phát triển trước khi quyết định áp dụng một biện pháp ảnh hưởng đến thương mại, ví

dụ như trong vu DS 141 Cộng đồng Châu Âu (EC) — Thuế chống bán phá giá đối với gatrải giường cotton nhập khâu từ An Độ (European Communities — Anti-Dumping Duties

on Imports of Cotton-Type Bed Linen from India),° co quan giải quyết tranh đã viện dantới nghĩa vụ nay theo Điều 15 ADA.!

Tuy nhiên, việc thực hiện “nghĩa vụ xem xét” như thế nào là đủ thì lại khôngđược đề cập một cách cụ thể trong các hiệp định cũng như trong các báo cáo giải quyếttranh chấp của WTO Ví dụ, trong vụ DS 475 Liên Bang Nga — Các biện pháp nhập

khẩu lợn song, thịt lon và các sản phẩm lợn khác từ Liên minh Châu Âu (Russian

Federation — Measures on the Importation of Live Pigs, Pork and Other Pig Productsfrom the European Union),” Ban hội tham khi đánh giá về việc thực hiện nghĩa vu xemxét các yếu tố kinh tế liên quan được dé cập theo Điều 5.3 SPS,? đã không yêu cầu các

88 Xem thêm tại: https://www.wto.org/english/tratop e/dispu e/cases e/ds291 e.htm, truy cập ngày

*! Panel Report, European Communities — Anti-Dumping Duties on Imports of Cotton-Type Bed Linen

from India, đoạn 6.233.

? Xem thêm tại: https://www.wto.org/english/tratop e/dispu e/cases e/ds475 e.htm, truy cập ngày

07/12/2022.

% Điều 5.3 SPS quy định khi đánh giá rủi ro đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật, hoặc thực vật dé áp dụng các biện pháp bảo vệ động-thực vật phù hợp, các thành viên phải tính đến các yếu tố

kinh tế liên quan: khả năng thiệt hại do thua lỗ trong san xuất hay tiêu thụ khi có sâu hoặc bệnh xâm nhập,

xuất hiện hay lan truyền; chi phí của việc kiểm tra hay loại bỏ sâu bệnh trên lãnh thổ thành viên nhập

khẩu; và tính hiệu quả về chi phí của các phương cách hạn chế rủi ro.

Trang 33

thành viên phải chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ xem xét “bằng một quy trình hànhđộng cu thé”.* Trong vụ DS 384, DS 386 Hoa Kỳ - Yêu cầu ghi nhãn quốc gia xuất xứ

(United States — Certain Country of Origin Labelling (COOL) Requiremems),” Ban hội

thâm đã nhân mạnh rang, Điều 12.3 TBT quy định nghĩa vụ xem xét các nhu cau của cácthành viên là nước đang phát triển không có nghĩa là nước phát triển khi áp dụng một biệnpháp TBT “phải hành động phù hợp với các nhu cầu đặc biệt của các nước đang pháttrién’”.°° Tương tự như vậy, Ban hội thẩm trong vu DS 291 liên quan tới các biện phápliên quan tới phê duyệt và tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học cũng cho rằng việcCộng đồng Châu Âu (EC) không xem xét đến các nhu cầu phát triển của các nước đangphát triển là không đủ bằng chứng dé chứng minh rang EC đã vi phạm điều khoản đối xử

đặc biệt và khác biệt.”

Cho đến nay, việc các thành viên là nước phát triển thực hiện “nghĩa vụ xem xét”

ở mức độ nào sẽ bị đánh giá là chưa đủ, và có thé cau thành một hành vi vi pham diéukhoản đối xử đặc biệt và khác biệt van là một van đề chưa có lời đáp trong khuôn khôWTO Như vậy, dù việc “xem xét” là một nghĩa vụ, nhưng thực hiện đến đâu vẫn phụthuộc phan lớn vào sự chủ động của các nước phát triển là thành viên của WTO

ii) Nghĩa vụ phối hop (collaborate) với các thành viên là nước dang phát triển

Đây là một nghĩa vụ được nhắc tới 4 lần, cụ thé là tại Điều XXXVIII:1 vàXXXVII:2 (b), (c) và (e) của GATT Ví dụ, Điều khoản XXXVIII:1 của GATT đặt ranghĩa vụ phối hợp dé cùng nhau hoàn thành các mục tiêu Theo đó, các thành viên là nướcphát triển phải phối hợp với các nước đang phát triển trong việc thực thi các nghĩa vụ, đểthực hiện mục tiêu chung liên quan đến thương mại và phát triển được đề cập trong Phần

IV của GATT Trong vụ Cộng đồng Châu Au (EC) — Trợ cấp xuất khẩu với sản phẩm

? Panel Report, Russian Federation — Measures on the Importation of Live Pigs, Pork and Other Pig Products from the European Union, doan 7.767.

? Xem thêm tại: https://www.wto.org/english/tratop e/dispu e/cases e/ds384 e.htm, truy cập ngày

07/12/2022.

°° Panel Reports, United States — Certain Country of Origin Labelling (COOL) Requirements, đoạn 7.781.

? Panel Reports, European Communities — Measures Affecting the Approval and Marketing of Biotech

Products, doan 7.1623.

Trang 34

đường (European Communities — Refunds on Exports of Sugar) năm 1980 ,” Brazil đã

khiếu nai EC do EC sử dung dang kế những khoản trợ cấp (được phép), dẫn đến thi phanxuất khẩu đường trên thế giới tăng liên tục Điều này đã gây ra bất lợi, ảnh hưởng nghiêmtrọng cho việc xuất khâu đường ở Brazil và tất cả các bên ký kết khác, đồng thời cũng cảntrở các nỗ lực trong việc ôn định thị trường thế giới thông qua Hiệp định Đường quốc tếnăm 1977 Ban hội thâm đã kết luận rằng EC đã vi phạm Điều XXXVIIL1 của GATT, dokhông phối hợp với các thành viên khác trong việc áp dụng các biện pháp phù hợp đề đạt

được mục tiêu chung.”

iii) Nghia vụ tham van (consult) với các thành viên là nước dang phát triển

Trên cơ sở cân nhắc đến lợi ích của các thành viên là nước đang phát triển, cácthành viên là nước phát triển được yêu cầu sẽ tạo cơ hội trao đôi với những thành viênnày trong một số trường hợp Giống như nghĩa vụ phối hợp, đây cũng là một trong cácnghĩa vụ hướng tới mục tiêu phát trién được quy định trong Phan IV của GATT Nghĩa vụnày xuất hiện 2 lần trong GATT, bao gồm Điều XXXVII: 2 và 5 của GATT, nghĩa vụ nayđược nhắc tới thông qua các thuật ngữ như “sẽ tham khảo ý kiến ” hoặc “sé đành cơ hộitham van day đủ và nhanh chóng ”

Một số học giả suy đoán rằng với cách quy định như vậy, điều khoản này sẽ cóthê là khởi nguồn cho các tranh chấp giữa các thành viên là nước đang phát triển và pháttriển !° Trên thực tế, chưa có tranh chấp nào xảy ra liên quan tới những điều khoản trên

Do đó, cũng như nghĩa vụ “xem xét”, đây là một loại nghĩa vụ về hành vi, tức là chỉ đòihỏi sự cố gang và tinh than thiện chí từ các thành viên là nước phát triển Vì vậy, dé cácnước đang phát triển có thể viện dẫn điều khoản này nhằm chứng minh hành vi vi phạmcủa các nước phát triên là điêu không hê dê dàng.

?*® Xem thêm tại: https:/www.wto.org/english/tratop e/dispu e/gatt e/78sugarb.pdf, truy cập ngày 7/12/2022.

” GATT Panel Report, European Communities — Refunds on Exports of Sugar — Complaint by Brazil,

L/5011, BISD 27S/69, Conclusion (h), thang 11.1980.

100 Vineet Hegde and Jan Wouters, Special and Differential Treatment under the World Trade

Organization: A Legal Typology, Working Paper No 227, Thang 11/2020.

Trang 35

iy) Nghia vụ tăng cường khả năng tiếp cận thi trường và đưa ra những khuyếnnghị phù hợp trên cơ sở theo dõi tăng trưởng thương mai ở các thành viên là nướcđang phát triển

Điều XXXVII: 2 (a) GATT đặt ra nghĩa vụ đối với các thành viên là nước pháttriển về việc tạo ra các điều kiện nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường đối với sản phẩm

từ các nước đang phát triển Ngoài ra, theo Điều khoản GATT XXXVII: 2 (d), các thànhviên bao gồm thành viên phát triển sẽ phải theo ddi một cách thường xuyên các dién biếncủa thương mại quốc tế, đồng thời nắm được tỷ lệ tăng trưởng thương mại của các bênkém phát triển hơn dé có những khuyến nghị thích hợp Dé hỗ trợ, Ban Thu ký WTO sẽchịu trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo về sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, baogồm cả các số liệu thống kê về kết quả hoạt động thương mại của các thành viên là nướcđang phát triên !9!

v) Nghia vu lién quan đến việc việc thực thi Quyết dinh cua Hội dong Bộ trưởng

liên quan đến nông nghiệp

Điều 16.1 AoA yeu cầu các thành viên của WTO tiếp tục thực hiện các mục tiêutrong Quyết định về các biện pháp liên quan tới các ảnh hưởng tiêu cực có thể củaChương trình cải cách ở các nước đang phát triển thuần nhập khẩu lương thực và cácnước chậm phát triển (1993 Ministerial Decision on LDCs and Net Food-ImportingDeveloping Countries) Đây là thỏa thuận trong khuôn khổ WTO nhằm giảm thiểu tácđộng của cạnh tranh nhập khâu lương thực đối với các nhà sản xuất nhỏ Quyết định ghinhận những vấn đề mà các thành viên là nước đang phát triển và các nước kém phát triển

có thé gặp liên quan đến khả năng cung ứng các loại thực phẩm cơ bản một cách daydu.! Tuy nhiên, khi xem xét về mặt nội dung, Quyết định này dường như không đặt rabât kỳ nghĩa vụ nào đôi với các thành viên là nước phát triên trong việc thực hiện sự đôi

I9 Participation of Developing Economies in the Global Trading System - Note by the Secretariat, the World Trade Organization Committee on Trade and Development, 2017 Xem thêm tại: https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE Search/FE S S009-

DP.aspx?language=E&CatalogueIdList=240009,225110,135700, 135607, 120060,57389,87792,10276,627

71 &CurrentCatalogueldIndex=0&FullTextHash=&HasEnglishRecord=True&HasFrenchRecord=True&H asSpanishRecord=True, truy cap ngay 7/12/2022.

102 Xem thêm tai: https://www.wto.org/english/docs_e/legal e/35-dag.pdf, truy cập ngày 7/12/2022.

Trang 36

xử đặc biệt và khác biệt, bởi hầu hết các quy định đều sử dụng thuật ngữ “công nhận”(“recognize”), thay vì những thuật ngữ mang tính chất ràng buộc pháp ly.!TM

Ngoài ra, Quyết định này cũng chỉ yêu cầu các bên thoả thuận thành lập các cơchế thích hợp dé dam bảo rang việc thực hiện các kết quả của Vong Uruguay về thươngmại trong nông nghiệp không gây ảnh hưởng bắt lợi tới mức viện trợ lương thực vẫn có ởmức đủ để tiếp tục hỗ trợ đáp ứng nhu cầu lương thực của các nước đang phát triển, đặcbiệt là các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển thuần nhập khẩu lươngthực,!* và đảm bảo rang bat kỳ thoả thuận nao liên quan tới tín dụng xuất khẩu nôngnghiệp đều phải có điều khoản phù hợp về sự đối xử khác biệt ưu đãi cho các nước chậmphát triển và các nước đang phát triển nhập khâu lương thực thuần '°Š Như vậy, có théthay, về bản chất Quyết định không cung cấp bat kỳ một đòi hỏi nào về sự đối xử đặc biệt

và khác biệt mà thành viên là nước phát triển dành cho nước đang phát triển

vi) Nghĩa vụ tao điều kiện và hỗ trợ các thành viên là nước đang phát triển thamgia quá trình tự do hoá thương mại và vì mục tiêu phát triển

Liên quan tới nghĩa vụ tạo điều kiện và hỗ trợ các thành viên là nước đang pháttriển tham gia quá trình tự do hoá thương mại được quy định trong rất nhiều hiệp định củaWTO, như: Điều XXXVII:2(0, GATT; Điều 10.5, 11.1-6, TBT; Điều 20.3, CV; ĐiềuIV:1-2, GATS; Điều 66.2 và 67 TRIPS; and Điều 20.5, TFA; Điều IV:2 GATS Trongkhi đó, nghĩa vụ vì mục tiêu phát triển được quy định tại Điều XXXVI: 9 GATT Theo

đó, các thành viên là nước phát triển sẽ trợ giúp về kỹ thuật về việc thành lập các thê chếhoặc khuôn khổ pháp lý nhằm giúp các nước đang phát triển hoàn thành các nghĩa vụ củaWTO, thiết lập các điểm hỏi đáp, cung cấp các tài liệu đã dịch

Đề thúc đây tự do hoá trong lĩnh thương mại dịch vụ, Điều IV:1 GATS cting décập tới nghĩa vu tương tự trong việc tao ra các điều kiện thuận lợi để thúc đây sự tham giacủa các thành viên là nước đang phát triển Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Điều 66.2

! Xem thêm tại: https://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/35-dag.pdf, Đoạn 1, 2 và 5, truy cập ngày

Trang 37

TRIPS yêu cầu các thành viên là nước phát triển có nghĩa vụ cung cấp các biện phápkhuyến khích thúc đây chuyền giao công nghệ cho các nước đang phát triển Theo Điều20.5 của TFA, các thành viên là nước đang phát triển sẽ được gia hạn thời gian thực hiệnnghĩa vụ Điều đó có nghĩa là, các thành viên là nước phát triển sẽ cam kết không kiệncác nước đang phát triển về việc vi phạm các điều khoản của TFA, đồng thời đó sẽ tạo cơ

hội dé thảo luận các van đề liên quan đến việc thực hiện TFA Lưu ý rằng, đây là nghĩa

vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham van, chứ không phải nghĩa vụ tích cực tham vẫnnhư đã nêu ở mục (iii) trong GATT.

Trong TBT, Điều 10.5 quy định các thành viên là nước phát triển phải cung cấpcác tài liệu đã dịch về các thông báo TBT và tiến hành tư van trong việc chuẩn bị các quyđịnh kỹ thuật cho các thành viên là nước đang phát triển Ngoài ra, Điều 11 của hiệp địnhcũng yêu cầu các Thành viên phát triển trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên là nước đangphát triển theo các điều khoản đã được cam kết, như: hỗ trợ liên quan đến việc thành lậpcác cơ quan quan ly, cơ quan đánh giá tính phù hợp với các tiêu chuân kỹ thuật, Liênquan đến hiệp định trị giá hải quan, WTO cũng yêu cầu các thành viên là nước phát triển

có những trợ giúp hỗ trợ kỹ thuật như: đào tạo nhân sự và chuẩn bị các biện pháp vàphương pháp luan, !°° Hoặc đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS cũng yêucầu các thành viên là nước phát triển phải dành cho các nước dang phát triển sự ưu tiên

về hợp tác tài chính va kĩ thuật dé tạo thuận lợi cho việc thi hành hiệp định này Theo đó,các nước phát triển có nghĩa vụ đưa ra các biện pháp khích lệ các doanh nghiệp và tổchức trong lãnh thổ của mình thúc day việc chuyển giao công nghệ cho các nước kémphát triển hơn !%

Liên quan đến mục tiêu chung về thương mại và phát triển theo quy định củaPhan IV trong GATT, Điều XXXVI: 9 đặt ra nghĩa vụ cho các thành viên của WTO về ýthức trong việc thực hiện mục tiêu này khi tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế.Điều khoản này đã từng được Chile là nước đang phát triển viện dẫn để kiện các nướcphát triển là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu trong vụ Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) -Hạn chê nhập khâu các sản phâm tráng miệng liên quan đên táo (European Economic

!% Điều 20.3, CVA

! Điều 67 Hiệp định TRIPS

Trang 38

Community — Restrictions on Imports of Dessert Apples)'°3 Trong vụ việc này, Chile cho

rang EEC đã vi phạm Điều XXXVI: 9 trong việc áp dụng hệ thống cấp phép liên quanđến việc nhập khẩu táo trang miệng từ Chile Tuy nhiên, Ban hội thâm đã không đưa raphán quyết về cáo buộc này vì tuyên bố rằng các nghĩa vụ theo Phần IV của GATT vềthương mại và phát triển là các nghĩa vụ bổ sung cho các nghĩa vụ theo Phan II của Hiệpđịnh Ngoài ra, Ban hội thâm cũng nhận thấy không cần thiết phải xem xét các vi phạm bịcáo buộc theo Phần IV, do đã phát hiện các vi phạm theo Phần II trong GATT Như vậy,

có thé thấy không có một chế tài nào dé buộc các thành viên là nước phát triển phải có sựđối xử khác biệt với nước đang phát triển trong việc thực hiện nghĩa vụ này

vii) Nghĩa vụ hạn chế đưa ra các biện pháp ảnh hưởng đến lợi ich phát triển củacác thành viên là nước đang phát triển

Điều XXXVII:I(b) và (c) GATT đặt ra nghĩa vụ đối với các thành viên là nướcphát triển không được đưa ra các biện pháp ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên lànước dang phát triển ở mức tối đa có thé Theo đó, WTO yêu cầu các thành viên là nướcphát triển không áp dụng thuế quan và các hàng rào phi thuế quan có kha năng ảnh hưởngđến lợi ích xuất khâu của các thành viên là nước đang phát triển, cũng như không đượcđưa ra các biện pháp hoặc bất kỳ sự điều chỉnh nào gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cácsản phẩm chính có xuất xứ toàn bộ hay một phan từ các thành viên là nước đang pháttriển Tuy nhiên, khi đưa ra yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ này đối với thành viên lànước phát triển, điều XXXVII:1 GATT đã sử dụng thuật ngữ “ trong chừng mực tối đa

có thé” ( to the fullest extent) Theo các nước đang phát triển, cách quy định như vậyphần nào đã làm giảm mức độ ràng buộc pháp lý đối với các thành viên là nước pháttrién,! bởi việc chứng minh “trong mức tối đa có thé” sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nước ápdụng các biện pháp, tức là các nước phát triên Với cách tiêp cận như vậy, nghĩa vụ này

!% GATT Panel Report, European Economic Community — Restrictions on Imports of Dessert Apples — Complaint by Chile Xem thêm tai: https://‘www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/gatt_e/88applec.pdf, truy cap ngay 7/12/2022.

109 Report of the Committee, Committee on the Legal and Institutional Framework of the GATT in

Relation to Less-Developed Countries, L/2281, 1964, đoạn 4 Xem thêm - tại: https://docs.wto.org/gattdocs/q/GG/C/M23.PDF, truy cap ngay 7/12/2022.

Trang 39

giống như một yêu cầu về cách thức ứng xử, chứ không phải là quy định mang tính chấtbắt buộc mà các thành viên là nước phát triển phải thực hiện trong mọi trường hợp.

viii) Nghĩa vụ thông tin cho các thành viên là nước dang phát triển

Khi dành sự đối xử khác biệt cho các thành viên là nước dang phát triển, cácthành viên là nước phát triển có nghĩa vụ phải thông tin cho các Thành viên khác Nghĩa

vụ này được quy định tại Điều XXXVII: 2, GATT; Điều 3 (5) (a) (iv) trong ILP; Phan 6(c) Phụ lục về dịch vụ viễn thông, GATS; Điều 22.2 va 22.4, TFA Ví dụ, theo Phan 6 (c)trong Phụ lục về thông tin viễn thông của GATS, các thành viên là nước phát triển, trongtrường hợp có thể, cung cấp cho các thành viên là nước đang phát triển thông tin về dịch

vụ thông tin viễn thông và sự phát triển trong thông tin viễn thông và công nghệ thông tinviễn thông dé giúp các thành viên này củng cô khu vực dich vụ thông tin viễn thông trongnước Theo Điều 22.2 và 22.4 trong TFA, các thành viên là nước phát triển có nghĩa vụthông tin về các đầu mối liên lạc trong nước chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các nước đangphát triển, quy trình và cơ chế đối với việc trợ giúp Với việc áp đặt nghĩa vụ như vậy,WTO mong muốn sẽ tăng cường được tính minh bạch, nhờ đó các thành viên là nướcđang phát triển có thé sử dung thông tin được cung cấp dé tận dung được những lợi ich doquá trình tự do hoá thương mại quốc tế mang lại

ix) Nghia vụ han chế việc khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh chap

Các Thành viên là nước phát triển bị ràng buộc bởi nghĩa vụ hạn chế kiện cácThành viên là nước đang phát triển trong một khoảng thời gian nhất định Nghĩa vụ nàyđược quy định 6 lần trong Hiệp định TFA tại Điều 18.5 (2 lần), từ Điều 20.1 đến Điều20.4 Theo đó, các thành viên là nước phát triển không được khởi kiện nước đang pháttriển lên cơ quan giải quyết tranh chấp về việc không thực hiện các cam kết cho đến hết

khoảng thời gian quy định '!9

Trang 40

dang phát triển Quy định như vậy không chỉ đơn thuần đòi hỏi việc nỗ lực hết sức, mà đó

là sự yêu cầu phải dành sự đối xử đặc biệt và khác biệt cho các thành viên là nước đangphát triển Xét về tổng thé, đây chính là những nghĩa vụ sẽ mang lại quyền một cách thựcchat cho các thành viên này Theo thống kê, trong WTO có 47 nghĩa vụ về kết quả vàđược chia làm các nhóm như sau: i) nghĩa vụ dành cho thành viên là nước đang phát triểnđược hưởng quyền miễn trừ; ii) nghĩa vụ dành cho thành viên là nước đang phát triểnđược hưởng quyền giảm trừ nghĩa vu; iii) nghĩa vụ dành cho thành viên là nước đang pháttriển được hoãn thực hiện nghĩa vụ '!!

i) Nghĩa vụ dành cho thành viên là nước dang phát triển được hưởng quyénmiễn trừ

Các quyền miễn trừ sẽ cho phép các thành viên là nước đang phát triển của WTO

sẽ không phải thực hiện một sỐ nghĩa vụ mà các thành viên là nước phát triển khác phải

thực hiện Có 8 điều khoản quy định về nghĩa vụ này, bao gồm: Điều 6.2, 12.2, 15.2, and

Muc B(7) Phu luc 5, AoA; Điều 27.2.a., 27.7, 27.13, 13.2 trong SCM

Vi dụ, liên quan đến van dé trợ cấp, mặc du đây là một trong những hành vi gâytác động xấu đến thương mại quốc tế, nhưng các thành viên đều thừa nhận rằng trợ cấp cóthê đóng vai trò quan trọng trong các chương trình phát triển của các thành viên là nướcdang phát triển !!2 Vì vậy, tại Phu lục VII của Hiệp định SCM cho phép một số quốc gia

có tong thu nhập quốc dân (GNP) tính theo đầu người dưới mức 1000 USD mỗi năm, sẽđược thực hiện các khoản trợ cấp xuất khẩu, ma các thành viên khác không được thựchiện Các nước được liệt kê trong danh mục này bao gồm: Olivia, Cameroon, Congo, Bờbiển Nga (Côte d’Ivoire), Cộng hoa Dominica, Hy lap, Ghana, Guyana, An độ, Indonesia,

Kenya, Ma-rốc, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Phillipines, Senegal, Sri Lanca, va

Zimbabue Tuy nhién, lién quan đến An Độ, hiện nay sau vụ DS54I Ấn Độ-Các biệnpháp liên quan đến xuất khâu (India — Export Related Measures),!!3 Ban hội thâm đã cho

Vineet Hegde and Jan Wouters, Special and Differential Treatment under the World Trade

Organization: A Legal Typology, Working Paper số 227, Tháng 11/2020.

'2 Điều 27.1 SCM

!3Xem thêm tại: https:⁄/www.wto.org/english/tratop e/dispu e/cases e/ds54l e.htm, truy cập ngày

7/12/2022.

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w