Hiện tại, Trường đang trong quá trình xây dựng vàphát triển thành trường trọng điểm quốc gia về dao tạo cán bộ pháp luật theo tinhthần của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DOI MỚI CÔNG TAC QUAN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
HỆ CHÍNH QUY TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY NHẰM THỰCHIỆN VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI THÀNHTRƯỜNG TRỌNG DIEM VE ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT
Hà Nội - 2018
Trang 2; BO TU PHAPTRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
Mã số : LH - 2017 - /DHL-HN
ĐỎI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
HỆ CHÍNH QUY TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY NHẰM THỰCHIỆN VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI THÀNHTRƯỜNG TRỌNG DIEM VE ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT
Chủ nhiệm đề tài : TS Lê Đình Nghị
Thư kí đề tài : ThS Trần Lệ Trinh
Hà Nội - 2018
Trang 3ThS Nguyễn Thu Thuỷ
ThS Nguyễn Hoài Phương
CƠ QUAN CÔNG TÁC
Trường ĐH Luật Hà Nội
Trường ĐH Luật Hà Nội
Trường ĐH Luật Hà Nội Trường ĐH Luật Hà Nội Trường ĐH Luật Hà Nội Trường ĐH Luật Hà Nội Trường ĐH Luật Hà Nội
Cục quản lý chất lượng,
Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Thuỷ lợi
GHI CHÚ Chủ nhiệm đề tài, viết chuyên dé 1 Thư ký đề tài Viết chuyên đề 7 Viết chuyên đề 2 Viết chuyên đề 3 Viết chuyên đề 4 Viết chuyên đề 5 Viết chuyên đề 6 Viết chuyên đề 8
Viết chuyên dé 9
Trang 4MỤC LỤC
0871000335 1
1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tai eee 1
2 Tình hình nghiên cứu dé tai csceeseeseesesestseeeeseseeeee 3
3 Phương pháp nghiên cứu dé tài - eeeseeeeeeeteeeeeeeen 4
4 _ Mục đích và phạm vi nghiên cứu của dé tài -s¿ 4
5 _ Nội dung nghiÊn CỨU - c6 Sc 332211132 EEEEEErserrske 5
6 Cac chuyên đề nghiên CỨU ¿- c2 +ESk+E£E+EeErkekerrkered 5
PHAN THỨ NHAT: TONG THUẬT VE VAN DE NGHIÊN CỨU 7
I KHAIQUAT CHUNG VE QUAN LY ĐÀO TẠO 8
I KHÁI QUAT HOAT DONG QUAN LY DAO TAO TẠI
TRUONG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NOL -5- 5+: 17Ill KINH NGHIEM CUA MOT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
TRONG HOẠT DONG QUAN LÝ ĐÀO TẠO 33
IV YÊU CÂU, MỤC TIEU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁPNÂNG CAO CHAT LUGNG CUA HOẠT DONG QUAN LÝ
ĐÀO TAO TẠI TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI 42
PHAN THỨ HAI: CHUYEN DE NGHIÊN CỨU 5 5s ssssss 53Chuyên đề 1 CÔNG TÁC TUYẾN SINH HE DAI HỌC CHÍNH QUY NĂM
2017, 2018 —- THÀNH CÔNG, HAN CHE VÀ HUONG DOI
Chuyên đề 2 THUC TRANG VA HƯỚNG HOÀN THIỆN CONG TÁC KE
HOẠCH TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠIHỌC LUAT HÀ NỘI -s- s5 s2 ssssessessessessessee 75Chuyén dé 3 THUC TRANG CONG TAC HANH CHINH GIAO VU
TRONG QUAN LY DAO TAO TAI TRUONG DAI HOCLUAT HÀ NOlLccssssssssssssssesscsscsocsscsecsussnssassscsocsscseecsecsscsncssceses 95
Trang 5Chuyên đề 4 NHUNG BAT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUAN LY ĐÀO
TAO TẠI TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI DƯỚI GÓC
NHÌN CUA NGƯỜI LAM CONG TÁC GIẢNG DẠY 115Chuyên đề 5 VAI TRO CUA CONG NGHỆ THONG TIN TRONG QUAN
LÝ ĐÀO TAO TẠI TRƯỜNG DAI HOC LUẬT HA NỘI 134
Chuyên đề 6 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VĂN BẰNG TRONG ĐÀO TẠO
TRÌNH DO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY - 154
Chuyên đề 7 QUAN LY ĐÀO TAO DOI VỚI CÁC LỚP CHAT LUGNG
CAO TAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI — THUC
TRANG VA GIẢI PHÁPP -5- << s se se s2 Sssesessss se 174
Chuyên đề § KINH NGHIỆM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG - 194
Chuyên đề 9 MOT SO KINH NGHIEM SAU 10 NAM TO CHỨC ĐÀO
TAO THEO HOC CHE TIN CHI TAI TRUONG DAI HOCTHUY LỢII 2-2 s2 s2 ©s£Ss£Ss£SsESsEsSEseEseEsexseseessessrs 216DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO .s 2 5° se se<sessessessesee 237
Trang 6DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐÈ TÀIHTTC Hệ thống tín chỉ
KT-ĐG Kiểm tra — Đánh giá
GV Giảng viên
SV Sinh vién
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sau gần chục năm chuyển sang phương thức day va học theo học chế tin
chỉ, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định Đến nay,
sau 39 năm phan dau không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, Trường
Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vững chắc, xứng đáng là cơ sở
đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước Trong việc đào tạo, Trường Đại
học Luật Hà Nội đã đạt được một số thành tựu thê hiện ở những mặt sau đây: (1)
Về quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo của Trường không ngừng phát triển qua
từng giai đoạn Từ chỗ chỉ dao tạo vài trăm cử nhân đại học và cao dang pháp lyhàng năm, đến nay số lượng sinh viên đã tương đối lớn với đủ các cấp học từ Cử
nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ; với nhiều hệ đào tạo như chính quy, vừa học vừa làm,liên thông Hiện nay, tổng số sinh viên đang theo học tại trường là 14.574, trong
đó có 9547 sinh viên hệ chính quy, 6.397 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 405 học
viên cao học, 74 nghiên cứu sinh (ii) Về kết quả đào tao: Từ khi thành lập đến
nay, Nhà trường đã đào tao được hơn 80.000 cán bộ pháp luật, trong đó có
khoảng 200 tiễn sĩ, khoảng 1.500 thạc sĩ, khoảng 70.000 cử nhân dai học, hơn
500 cử nhân cao dang và gần 8.000 học viên trung cấp luật, chiếm trên 60% tổng
số cán bộ pháp luật đã được đào tạo của cả nước Chỉ tính riêng giai đoạn
2008-2015, số lượng học viên, sinh viên tốt nghiệp của tất cả các hệ đào tạo củaTrường đã lên tới 21.038 người Ngoài ra, từ năm 1985 Trường thực hiện dao tao
và cấp bằng cử nhân luật cho khoảng 200 sinh viên Lào, Cam Pu Chia và Yemen
(theo các Hiệp định hợp tác); hiện nay đang có khoảng 90 sinh viên, học viên
Lào, Cam Pu Chia theo học cử nhân, thạc sỹ, nghiên cứu sinh Luật tại Trường.(iii) Về chất lượng đào tao: Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, nhờ vậy chất lượng đào tạo sinh viên ở tất cả các hệ, nhất
là hệ chính quy, khá 6n định và từng bước được nâng cao Tỷ lệ sinh viên đủđiều kiện tốt nghiệp hàng năm đạt cao, nhiều sinh viên đạt loại khá, giỏi Sinh
Trang 8viên tốt nghiệp của Trường được các đơn vị tuyên dụng đánh giá là khá hơn vềkiên thức so với mặt băng chung của sinh viên Luật hiện nay.
Dé đạt được những kết quả trên đây, không thé không kê đến sự đóng gópkhông nhỏ của công tác quản lý đào tạo Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều thayđổi từ phía cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), sựthay đôi của môi trường xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệttrong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nên công tác quản lý đào tạo
cân có sự đôi mới dé có thê thích ứng kip thời với tình hình mới.
Bên cạnh đó, bối cảnh hiện tai của Trường đang chiu sức ép lớn của mộtloạt cơ chế, chính sách và tầm nhìn trung hạn, dài hạn Trường Đại học Luật HàNội là cơ sở đào tạo nguon nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu cơ bản vànghiên cứu ứng dụng về luật học, tư van và cung cấp các dich vụ pháp lý cho cơquan, tô chức và người dân Hiện tại, Trường đang trong quá trình xây dựng vàphát triển thành trường trọng điểm quốc gia về dao tạo cán bộ pháp luật theo tinhthần của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020 và Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dé án tong thé “Xdy dung
Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
thành các trưởng trong điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”
Xuất phat từ những lý do trên đây, việc lựa chọn đề tài “Đổi mới công tác
quản lý đào tạo cử nhân hệ chính quy trong giai đoạn hiện nay nhăm thực hiện
việc xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo
cán bộ pháp luật” là rất cần thiết, nhằm hoàn thiện và đổi mới hơn nữa công tácquản lý đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Luật
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Trang 92 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu ngoài cơ sở đào tạo:
Đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến công tácquản lý dao tao nói chung, quan lý dao tạo tại các cơ sở giáo dục đại học nóiriêng như bài viết của tác giả Châu Kim Lang: “Tổ chức quan lý quá trình daotạo” — đăng tải tại Ky yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
TP Hỗ Chí Minh năm 1999; Cuốn tài liệu của tác giả Đặng Quốc Bảo “Quản lý
giáo dục - một số khái niệm và luận đề” - Tài liệu Trường Cán bộ Quản lý Giáo
dục và Dao tạo TW1 năm 1996; Sách tham khảo của Nguyễn Hữu Châu (chủ
biên): “Chất lượng giáo dục - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2008; Tác giả Nguyễn Hữu Năng (2012) với đề tài: “Một số giải phápnâng cao hiệu quả QLĐT tại Trường Đại học Văn Hiến TP Hồ Chí Minh”, Luậnvăn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Dai học Vinh; Tác gia Phạm Minh Hùng
với bài viết: “Đào tạo theo HTTC ở Trường Đại học Vinh” đăng trên Tạp chí
Giáo duc, số 208, tháng 2/2009
Nội dung các công trình khoa học trên đây đề cập đến một số khía cạnh
của quản lý đào tạo, trong đó có công trình nghiên cứu về thực trạng quản lý đàotạo tại một cơ sở giáo dục đại học cụ thể, từ đó chỉ ra những ton tại, hạn chế và
hướng khắc phục những tôn tại hạn chế Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên
cứu này mới chỉ đề cập được những khía cạnh khác nhau của quản lý đảo tạo,
chưa có sự khái quát và hệ thống hóa quản lý đào tạo trong các cơ sở giáo dụcđại học Mặt khác trong bối cảnh có sự thay đổi lớn về quy chế tuyển sinh, đào
tạo của Bộ Giáo duc và Đào tạo, Luật Giáo dục đại học được sửa đổi, bô SUng
thì các công trình trên đây chưa theo kịp được với sự thay đôi đó
Tình hình nghiên cứu tại Trường Đại học Luật Hà Nội:
Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ đề tài khoa học nào được thực
hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội liên quan đên đôi mới công tác đào tạo nói
Trang 10chung, đào tạo cử nhân hệ chính quy nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh nhằm
thực hiện việc xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm
về đào tạo cán bộ pháp luật Năm 2015, Trường Đại học Luật Hà Nội có tô chứchội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới công tác quản lý đào tạo trong giai đoạnhiện nay” Tuy nhiên, nhiều nội dung quan trong của việc đổi mới quản ly đàotạo chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, các giải pháp cụ thể chưa đượcbàn luận sâu rộng.
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lối,chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật Để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong quátrình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứukhoa học như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh và phương pháp tong hợp
4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu dé tài:
Việc nghiên cứu đề tài nhăm chỉ ra thực trạng về quản lý đào tạo cử nhân
hệ chính quy tại Trường Đại học Luật Hà Nội Đồng thời chỉ ra những giải pháp
để đổi mới công tác quản lý đào tạo cử nhân hệ chính quy tại Trường Đại học
Luật Hà Nội nhằm thực hiện việc xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành
trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật
Phạm vi nghiên cứu dé tài:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu và phân tích, đánh giá công tác quản lý đào
tạo cử nhân hệ chính quy hiện nay Đồng thời đánh giá thực trạng và đưa ra
Trang 11những phương hướng nâng cao công tác quản lý đào tạo nói chung, đào tạo cử nhân hệ chính quy nói riêng tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
5 Nội dung nghiên cứu
Dé thực hiện được mục đích của nghiên cứu, việc nghiên cứu dé tài tập trung vào các nội dung sau:
- Thực trạng công tác quản lý đạo tạo hệ chính quy tại Trường Đại học Luật
Hà Nội;
- Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản ly dao tạo hệ đại học chính quy
Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Nguyên nhân của tình trạng còn một số bất cập trong công tác quản lý đào
tạo cử nhân hệ chính quy tại Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Định hướng một số giải pháp tăng cường và đổi mới công tác quản lý đàotạo cử nhân hệ chính quy tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
6 Các chuyên đề nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đê tài được đặt ra, đê tài có các
chuyên đê nghiên cứu sau đây:
Chuyên dé 1 Công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy trong hai năm trở
lại đây: Thành công, hạn chế và hướng đôi mới
Chuyên đề 2 Thực trạng và hướng hoàn thiện công tác kế hoạch trong
quản lý đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên dé 3 Công tác hành chính — giáo vụ trong quản ly đào tạo tại
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên đề 4 Những bat cập trong công tác quản lý dao tạo tại Trường Dai
học Luật Hà Nội dưới góc nhìn của cán bộ làm công tác giảng dạy.
Trang 12Chuyên đề 5 Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo tại
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên đề 6 Hoạt động quản lý, cấp phát văn băng, chứng chỉ đối với cử
nhân hệ chính quy tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên đề 7 Quản lý đào tạo đối với các lớp chất lượng cao tại Trường
Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Chuyên dé 8 Kinh nghiệm của Trường Dai học Ngoại thương trong quan
lý đào tạo.
Chuyên dé 9 Một số kinh nghiệm sau 10 năm tổ chức dao tạo theo học
chế tín chỉ tại Trường Đại học Thủy lợi
Trang 13PHAN THỨ NHAT
TONG THUAT
VE VAN DE NGHIEN CUU
Trang 14I KHÁI QUAT CHUNG VE QUAN LÝ ĐÀO TẠO
1.1 Khái niệm và đặc điểm của quản ly đào tạo
Quản lý đào tạo là hoạt động được gan két tir hai hoat động: “Quản ly” va
“Đào tạo” Do đó, khái niệm quản lý dao tao được xây dựng trên nền khái niệm
“Quản lý” và “Đào tạo”.
Trước hét, cân phải hiéu “Quản lý” là gi?
Khi con người tham gia lao động, con người đã biết liên kết với nhau để
thực hiện các công việc khó khăn, phức tạp để nhằm đạt được những kết quả,năng suất lao động tốt nhất Do đó, hoạt động quản lý ra đời bởi vì quản lý làmột chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội Mong muốn
đạt được những lợi ích to lớn mà cá nhân đơn lẻ không thê thực hiện được, các
nhóm được hình thành dé đáp ứng mục tiêu đó Khi các nhóm được hình thành
thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để định hướng các
cá nhân hướng tới những mục tiêu chung, vì lợi ích chung của nhóm Lịch sử xãhội loài người phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, bắt đầu từ thời kỳnguyên thủy — thời kỳ sơ khai của xã hội loài người và đến thời đại hiện này làthời đại văn minh, quản lý luôn luôn song hành và là một thuộc tính tất yêu lịch
sử khách quan gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó Ý chí của cánhân đã được khuôn mau lại trong ý chí của tập thé - nhóm người lao động, do
đó hành vi của cá nhân luôn ảnh hưởng va chi phối bởi hành vi của tập thé và xétdưới góc độ tương tác, hành động của nhóm người trong tập thể lại có tác động
ngược trở lại đối với cá nhân Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra là phải có sự tổ
chức chặt chẽ, phải có sự phân công rõ ràng, cụ thể và phải có sự hợp tác trong
lao động, phải có sự quản lý dé đưa hoạt động của nhóm người vào khuôn khổ,
hoạt động của nhóm được tô chức một cách khoa học, chặt chẽ, sự phân công
công việc rành mạch, rõ ràng.
Tóm lại, quản lý xét trên phương diện xã hội là một hoạt động xã hội bắt
Trang 15nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác dé làm một côngviệc nhằm đạt được mục tiêu chung, vì lợi ích của tập thể Mặc dù quản lý là mộtthuộc tính tất yếu gắn liền với xã hội nhưng chỉ khi xã hội phát triển đến một
trình độ nhất định thì quản lý mới được tách ra thành một 2 chức năng riêng củalao động xã hội Theo đó, quản lý từ hoạt động mang tính tự phát, đơn lẻ đã dần
dần hình thành những tập thể, những tô chức và cơ quan chuyên hoạt động quan
lý - hệ thống quản lý (chủ thể quản lý) Xã hội càng phát triển về trình độ và quy
mô sản xuất, về văn hóa, khoa học, kỹ thuật công nghệ, thì trình độ quản lý, tôchức, điều hành và công nghệ quản lý cũng càng được nâng lên và phát triển
không ngừng Mỗi giai đoạn khác nhau, hoạt động quản lý có sự khác nhau và bịchi phối bởi nhiều yếu tố, tác động bởi nhiều chủ thé Quản lý là hoạt động mangtính cộng đồng nhưng lại là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp.Quản lý có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ mang lại lợi ích cho một
nhóm người mà còn là một nhân tô có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và
phát triển xã hội, suy thoái hay thịnh vượng của một đơn vị, một tô chức, mộtquốc gia, thậm chí là toàn câu Sự phát triển xã hội dựa vào nhiều yếu tố: chế độchính trị, lợi ích mà giai cấp cầm quyền duy trì và hướng tới, sức lao động, tri
thức, nguồn vốn, tài nguyén , trong đó không thé không ké đến vai trò của quan
ly và cụ thé là năng lực quản ly Năng lực quan lý là sự sắp xếp, tô chức, điềuhành, định hướng, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguén vốn vàtài nguyên dé phát triển xã hội, phát triển đất nước Nếu quản lý tốt thì xã hộiphát triển, ngược lại nếu buông lỏng quản lý hay quan lý yêu kém thì sẽ mở
đường cho sự rỗi loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội, thậm chí làm cho xã hội
honnx loan, dẫn tới đảo chính, lật đồ chính quyền
Quản lý có tác động to lớn đên mọi mặt của đời sông xã hội, tuy nhiên có nhiêu quan diém khác nhau về quản lý.
Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung
là hành động đưa các cá nhân trong tô chức làm việc cùng nhau để thực hiện,
hoàn thành mục tiêu chung Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry
Trang 16Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Trong đó,các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, côngnghệ và thiên nhiên.
Một số trường phái quản lý học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau vềquản lý:
- Chủ nghĩa quản lý theo khoa hoc, Frederick Winslow Taylor: "Lam quản
lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt
nhất, kinh tế nhất mà họ làm"?
- Thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol: "Quản lý là một hoạt động
mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tổ tạo
thành là: kế hoạch, tô chức, chi đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là
thực hiện kế hoạch, tô chức, chi đạo điều chỉnh và kiểm soát ây””
- Lý thuyết quản trị của Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn.Ban chat của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động: kiểm chứng nó khôngnămở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích"#
- Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn
' https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_1%C3%BD
? Frederick Winslow Taylor (1856 — 1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học
quản lý, là “cha đẻ” của trường phái quản lý theo khoa học-người đầu tiên tiếp cận và nghiên cứu quản
lý một cách khoa học và có hệ thống.
Taylor là người Mỹ Năm 16 tuổi ông theo học trường Exerter về luật và triết học nhăm chua bị thi vào đại học Harward Ông đã thi đỗ vào khoa luật của trường này, tuy nhiên vì lý do thị lực giảm nên không theo học.
Các tác phẩm nổi tiếng: Quản ly phân xưởng (1903), Các nguyên tắc quản lý theo khoa học (1911),
Các ghi chép về sự chuyên động bằng dây (1893), Hệ thống định mức sản phâm và nghệ thuật cắt kim
loại (1906).
> Henry Fayol (1841 -1925): Henry Fayol là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp, được đánh
giá là một “Taylor của Châu Âu” và là “người cha thực sự của lý thuyết quản lý hiện đại”.
Fayol phân loại hoạt động của một hãng kinh doanh cũng như của bat kl tổ chức nào thành 6 nhóm:
(1) Kĩ thuật; (2) Thương mại; (3) Tài chính; (4) Bảo vệ an ninh về người và tài sản; (5) Hạch toán, thống kê; (6) Quản lý hành chính.
4 Peter Ferdinand Drucker (19/11/1909 — 11/11/2005): Peter Drucker la chuyén gia hang dau thé gidi
về tư vẫn quản trị Ông được coi là cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại, là tác giả nhiều
cuốn sách quản lý nôi tiếng, trong đó có cuốn Những thách thức của quản lý trong thé kỷ 21 Những đóng góp của ông được đánh giá rất cao, tạp chí Financial Times (Thời báo Tài Chính) đã bình chọn
ông là 1 trong 4 nhà Quản lý bậc thầy của mọi thời đại (cùng với Jack Welch, Philip Kotler va Bill
Gates).
Trang 17các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhăm đạt tới mục tiêu đã
đề ra" (Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội 1997)
- "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tô chức một cách có kết quả và hiệuquả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lựccủa tô chức" (Khoa học quản lý, tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001)
Qua việc nghiên cứu các quan niệm về quản lý trên đây cho thấy: quản lý làmột hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tô chức.Đây là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân vớinhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung bên cạnh các mục tiêu cụthể của từng cá nhân
Quan lý bao gồm các yêu té sau:
- Chủ thê quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếpnhận trực tiếp các tác động của chủ thê quản lý và các khách thể khác chịu các tácđộng gián tiếp từ chủ thể quan lý Tác động có thé liên tục nhiều lần
- Muốn quan lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thé, đối
tượng và khách thể quản lý Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng Nếukhông định hướng đúng, việc quản lý sẽ không có hiệu quả hoặc thất bại
- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động Vì thế
chủ thê phải hiệu đôi tượng và điêu khiên đôi tượng một cach có hiệu quả.
- Chủ thê có thê là một người, một nhóm người; còn đôi tượng có thê là con người (một hoặc nhiêu người) Trong môi quan hệ này cá nhân có thê gift vai trò chủ thê quản lý, trong môi quan hệ khác lại giữ vai trò là đôi tượng chịu sự quan
lý và ngược lại.
Quan ly có nghĩa là: tô chức và điêu khiên hoạt động cua một so don vi,
Trang 18mot cơ quan"
Qua những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về quản lý như sau:Quản lý là quá trình hoạt động (tác động), gây ảnh hưởng của chủ thể quản
ly đến khách thé quản lý theo những cách thức khác nhau một cách hợp quy luậtnhằm dat được mục tiêu chung
Khi đề cập đến quản lý đào tạo không thể không đề cập đến đào tạo Vậy
“đào tạo” là gì?
Đào tạo cũng là một trong những hoạt động của con người, cụ thé đó là hoạt
động học tập Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người laođộng có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình Nói
một cách cụ thê đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt,nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đào tạo được hiểu như sau: Đào
tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghé nghiệp hay kiến thức liênquan đến một lĩnh vực cụ thé, dé người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức,
kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống dé chuẩn bị cho người đó thích nghi
VỚI CUỘC song va khả năng đảm nhận được một công việc nhất định Khái
niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề
cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một
trình độ nhất định Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu,
¬ ^ ^ ` hộ Ầ hà bộ ` ` ` 6
đào tạo chuyên môn va dao tạo nghé, dao tạo lại, dao tạo từ xa, tự dao tao’
Dao tạo là một phạm trù giáo dục dé chỉ riêng lĩnh vực giáo dục về nghề
nghiệp, với một trình độ nghề nghiệp nhất định
Quá trình đào tạo, theo nghĩa hẹp, là quá trình day học - giáo dục, là bộ
phận chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động của một nhà trường, do nhà trường tổ
” Từ điền tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, trang 1363, Hà Nội, 1999.
° https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A00_t%E1%BA%A lo
Trang 19chức, quản lý, chỉ đạo.
Hoạt động quan lý đào tạo là một quá trình diễn ra liên tục, bị chi phối bởicác quy định của pháp luật - thé hiện ở các quy chế, quy định Hoạt động quan lydao tao được tiến hành bởi các chủ thé có thâm quyền và hướng tới đối tượngquản lý đặc biệt - đó là đội ngũ giảng viên, sinh viên Xuất phát từ những phântích trên đây, có thể đưa ra khái niệm quản lý đào tạo như sau:
- Quản lý đào tạo đại học là quá trình chủ thê quản lý thực hiện các chứcnăng quan lý dé quản lý các yếu t6 chủ đạo của QTĐT: mục tiêu, nội dung,
chương trình, phương pháp đào tạo đại học; GV và SV; hình thức tổ chức đàotao; môi trường dao tao.
- Quan ly dao tao trong trường đại hoc là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thé quản lý (gồm các cấp quan lý khác nhau từ Ban giám hiệu,các Phòng, Khoa, đến Tổ bộ môn và từng GV) lên các đối tượng quản lý (baogồm GV, SV, cán bộ quản lý cấp dưới va cán bộ phục vụ DT) thông qua việcvận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo
của nhà trường.
Từ đó, “Quản lý đào tạo là một quá trình hoạt động của chủ thể quản lýđến đội ngũ giảng viên, sinh viên và các đối tượng quản ly khác theo những cách
thức khác nhau một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung”
Quan lý đào tao là những tác động của chủ thé quan lý vào quá trình giáodục và dao tạo (được tiến hành bởi tập thể giảng viên và sinh viên, với sự hỗ trợđắc lực của các lực lượng xã hội) nhăm hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách sinh viên theo mục tiêu dao tạo cua nhà trường Hoạt động quản lý đào taoluôn luôn có sự thay đôi linh hoạt hợp quy luật nhằm đạt được những mục tiêu
cao nhất theo quy định của Luật Giáo dục đại học
* Các chức năng quản lý đào tạo
Trang 20Có bốn chức năng quản lý cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
- Lập kế hoạch có các nội dung chủ yêu đó là: xác định, hình thành mục tiêu(phương hướng) đối với tổ chức; xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tínhcam kết) vỀ các nguồn lực của t6 chức dé dat được các mục tiêu; quyết định xemnhững hoạt động nào là cần thiết dé đạt được các mục tiêu đó và tiến trình thựchiện các hoạt động đó như thế nào
- Tô chức là quá trình hình thành nên câu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tô chức, cùng cơ chê hoạt động đê đảm bảo
triển khai tốt các kế hoạch đưa tô chức đạt đến mục tiêu
- Chỉ đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ,hướng dẫn họ, chỉ đạo họ thực hiện những nhiệm vụ nhất định để hoàn thành
những mục tiêu của tô chức.
- Kiểm tra là theo dõi, giám sát, đánh giá các thành quả hoạt động và tiến
hành các hoạt động sửa chữa, uôn nan nêu cân thiệt.
1.2 Vai trò và đặc điểm của hoạt động quản lý đào tạo trong các cơ sở giáo
1.2.1 Vai trò của hoạt động quản lý đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học
Có thê khăng định trong hoạt động đảo tạo của các cơ sở giáo dục đại học,
không thé thiếu hoạt động quản lý dao tạo Quản lý đào tao bắt đầu từ việc xâydựng kế hoạch tuyển sinh cho đến quá trình đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp và tiếp
tục quy trình quản lý dữ liệu
Trang 21Thứ nhất, quản lý đào tạo được xem là một chức năng quan trọng trongcác trường đại học, giúp tham mưu cho hiệu trưởng khi xây dựng chiến lược pháttriển đào tạo của nhà trường; tô chức đảo tạo, triển khai thực hiện công tác tuyên
sinh;công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đảo tao ban hành Đây có thé coi là “xương sông” trong hoạt động giáo dục, là
nên tảng của sự phát triên nhà trường.
Thứ hai, việc tô chức quản lý đào tạo đại hoc ở các nước hiên nay đượcthực hiện thông qua hệ thống quản lý giáo dục của nhà trường và các cơ sở kiếm
định chất lượng độc lập Hệ thống quản lý đào tạo của nhà trường được thực hiện
chủ yếu thông qua GV, SV, đội ngũ cán bộ phục vụ và hệ thống thông tin của
trường Chất lượng đào tạo và việc thực hiện mục tiêu của chương trình đào tạođược hình thành từ hoạt động dạy cua GV và hoạt động học của SV Thông tin
về chương trình, tài liệu giảng đạy có sẵn trên trang web của nhà trường GV, SV
có tài khoản thông tin trên hệ thong của trường, do đó nêu như hoạt động quản ly
đào tạo không có chiến lược, tầm nhìn thì kết quả của hoạt động giáo dục sẽ
không cao.
Thứ ba, hoạt động quản lý đào tạo đi kèm với đó là khâu giám sát quá
trình đào tạo Việc thực hiện đủ thời lượng, nội dung chương trình, có chất lượng
trong suốt quá trình học, thực hiện mục tiêu của chương trình đào tạo (chuẩn đầu
ra) là yếu tố quyết định đến chất lượng đội ngũ SV tốt nghiệp ra trường Thực
hiện tốt khâu giám sát quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhânlực và cũng là bảo vệ lợi ích của người học Một cơ chế giám sát tốt, giúp GV,
SV tự giác thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
Thứ tư, đổi mới hoạt động quản lý đào tạo được xem là một nội dung vô
cùng cần thiết và cấp bách đối với tất cả các cấp học, ngành học, bậc học, đặcbiệt là giáo dục đại học Trong tám lĩnh vực cơ ban của quá trình dao tạo thì yếu
tố giảng viên là quan trọng nhất bởi họ là những người giữ vai trò then chốt trong
việc đảm bảo chất lượng đào tạo Trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện
Trang 22thành công đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thì thật cần thiếtxây dựng đội ngũ cố van học tập(CÓ VAN HỌC TẬP), đặc biệt là những trường
đào tạo đặc thù như Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động quản lý đào tạo
Hoạt động quan lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thé vàđối tượng quản lý qua con đường tô chức, là sự tác động, điều khiến, điều chỉnhtâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào việchoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội Do đó, trong hoạt
động quản ly dao tạo, những đặc trưng cơ bản của hoạt động này sẽ được théhiện thông qua những kháo cạnh sau:
* Quan lý đào tạo mang tinh chất quản lý hành chính — sư phạm
- Tính hành chính: Quản lý theo pháp luật, nội qui, qui chế, mọi hoạt động
quản lý đều được thực hiện theo những trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành
- Tính sư phạm: Quản lý phải phù hợp với qui luật của quá trình dạy họcdiễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt động giáo dục — đào tao làm đối
tượng quản lý Cùng với đó, hoạt động quản lý đào tạo cần phải đan xen nghiệp
vụ sư phạm mới có thể phát huy hết khả năng và tính hiệu quả trong hoạt động
quản lý.
* Quản lý đào tạo mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý
- Thực hiện theo các chức năng quản lý
Lập kế hoạch = Tổ chức ®Lãnh đạo TMKiém tra
Vi là hoạt động quản lý, cho nên mọi công tác dé phục vụ cho quá trình quản
lý đều phải được sắp xếp và lên kế hoạch một cách cụ thể và bài bản, đáp ứng vớinhu cầu quản lý của thực tại, Sau đó việc tổ chức quản lý, lãnh đạo cũng là mộtkhâu rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động quản lý đào tạo, vàcuối cùng đó là công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấn chỉnh những nội
dung con thiếu xót để hoàn thiện công tác quản lý đào tạo
- Vận hành theo các nguyên tắc, phương pháp quản lý, vì mọi hoạt động
Trang 23quản lý đều xuất phát từ những nguyên tắc chủ đạo, những mục tiêu cơ bản của
nhà Trường trong quá trình quản lý đào tạo Chỉ có vận hành theo nguyên tắc và
các phương pháp quản lý đặc thù thì mới có thể nâng cao hiệu quả trong hoạt
động quản lý dao tạo.
* Quản lý đào tạo có tính chất XHH cao
- Chiu sự chi phối của các điều kiện kinh tế - xã hội, căn cứ vào tính chất
của ngành nghề đào tạo, xu thế phát triển của xã hội mà hoạt động đào tạo cũngcần có sự chuyên minh, tức là chịu sự chi phối từ các điều kiện kinh tế xã hội sao
cho phù hợp với bối cảnh kinh tế của đất nước, tranh lỗi thời, lạc hậu, ảnh hưởngđên chât lượng và hiệu quả đào tạo sau này.
- Cần huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục —
đào tạo, hoạt động quản lý đào tạo không chỉ là nhiệm vụ cua riêng cơ quan quản
ly đào tạo mà nó còn là nghĩa vu của những chủ thé như người học, người day
học và những lực lượng xã hội khác Việc áp dụng một cách tổng thể các biệnpháp liên quan đến nhiều đối tượng tham gia vào quá trình quản lý đào tạo sẽgóp phan nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý đao tạo
Như vậy, trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý đào tạonói riêng, bên cạnh đáp ứng những đặc điểm chung về hoạt động quản lý thì hoạtđộng quản lý đào tạo còn có những đặc thù riêng như đã phân tích, điều đóchứng minh rằng đây là một trong những hoạt động đặc thù, do đó dé đạt hiệuquả trên thực tế trong quá trình áp dung, việc nam bắt được những đặc điểm cụ
thé, phân tích những thế manh, hạn chế của hoạt động quản lý đào tạo là một
điều cần thiết trên thực tế hiện nay
Il KHÁI QUAT HOAT DONG QUAN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠIHỌC LUẬT HÀ NỘI
2.1 Mô hình quản lý đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thâm
quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo
Trang 24trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục, dao tạo cua Bộ Giáodục và Đào tạo Trường có chức năng đảo tạo đại học và sau đại học luật; nghiêncứu khoa học pháp lý; truyền bá pháp lý và tư vấn pháp luật Chức năng dao tạo,nghiên cứu khoa học và truyền bá pháp lý được cụ thê hóa thành 20 nhóm nhiệm
vụ lớn được quy định trong Quyết định số 420/QD-BTP ngày 19/01/2010 của Bộtrưởng Bộ Tư pháp về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tô chức của Trường Dai
học Luật Hà Nội.
Quy mô đào tạo của Trường không ngừng phát triển qua từng giai đoạn Từchỗ chỉ đào tao vài trăm cử nhân đại học và cao dang pháp lý hang năm, đến nayTruong đã dao tao tất cả các cấp học, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiễn sĩ luật ở các hệđào tạo chính quy, vừa học vừa làm với quy mô khoảng 15.000 sinh viên và học
viên.
Hiện nay, Trường đang đào tạo trình độ đại học ở 04 mã ngành là: Luật,
Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng
Anh pháp lý); trình độ thạc sỹ và tiến sỹ luật ở tất cả các chuyên ngành luật Bên
cạnh việc đào tạo cấp bằng cho các bậc, hệ đào tạo, Trường còn mở các lớp bồidưỡng ngắn han (cấp chứng chi) cho người học có nhu cầu Theo Quyết định số
868/QD-BTP ngày 07 thang 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Dai học Luật Hà
Nội tô chức các hoạt động đào tạo của Trường bao gồm:
a) Xác định và mở các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
b) Phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá và
hiện đại hoá; xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn với
quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lý nhăm không ngừng nâng cao
chất lượng dao tao;
c) Tổ chức tuyển sinh, dao tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả dao tạo, công
Trang 25nhận và câp băng cử nhân, thạc sĩ, tiên sĩ và các văn băng, chứng chỉ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vu được giao;
d) Thực hiện các nhiệm vụ dao tạo theo nhu cầu xã hội và các nhiệm vụ đàotạo, bồi dưỡng khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao (không bao gồm đào tạo, liênkết đào tạo trung cấp luật)
Cũng theo Quyết định số 868/QD-BTP và theo sự phân công nhiệm vụ củacác đơn vị thuộc Trường, các đơn vị quản lý đào tạo của Trường Đại học Luật
Hà Nội bao gồm:
- Phòng Dao tạo: Thực hiện việc quản lý dao tạo đối với hệ đại học chính quy,văn bằng đại học thứ hai chính quy, liên thông đại học hình thức chính quy;
- Khoa Đào tạo sau đại học: Thực hiện việc quản lý đào tạo đối với bậc thạc
sỹ và tiên sỹ (cao học và nghiên cứu sinh);
- Khoa Đào tạo tại chức: Thực hiện việc quản lý đào tạo trình độ đại học hệ vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ);
- Trung tâm Tư van pháp luật: Thực hiện việc quản lý dao tạo đối với các
chương trình bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn
Ngoài ra, thực hiện một số công tác trong quản lý đào tạo được phân công
cho các đơn vị chuyên môn, Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo
Mô hình quản lý đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội được thiết kế và
triển khai trong nhiều năm qua Cơ sở dé thiết kế và triển khai mô hình này làdựa trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học vàcác văn bản quy định về cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Trường Đại
học Luật Hà Nội.
2.2 Một số nội dung trong quản lý đào tạo hệ đại học chính quy tại Trường
Đại học Luật Hà Nội
Trang 262.2.1 Quản lý công tác tuyến sinh
Công tác tuyên sinh hệ đại học chính quy bao gồm: tuyên sinh hệ đại họcchính quy văn bằng 1, hệ văn băng đại học thứ hai chính quy, liên thông đại học
hình thức chính quy Công tác tuyên sinh hệ đại học chính quy diễn ra liên tụchàng năm, từ khâu xây dựng phương án tuyên sinh đến khâu quảng bá tuyên
sinh, thực hiện các công việc cụ thể trong tuyên sinh trên cơ sở hệ thống tuyênsinh chung dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(đối với tuyên sinh hệ chính quy văn bang 1) và tự chủ tuyển sinh trên cơ sở quychế của Bộ Giáo duc và Dao tạo (đối VỚI tuyên sinh hệ văn băng đại học thứ hai
chính quy và tuyén sinh liên thông hình thức chính quy)
Công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy trong 5 năm trở lại đây củaTrường Dai học Luật Hà Nội luôn ồn định Chất lượng đầu vào của Trường luôn
là một trong số các trường có điểm tuyển sinh cao nhất Bên cạnh hệ văn bang 1
chính quy, việc tuyên sinh hệ văn bang dai học thứ hai chính quy cũng ngày càng
được chú trọng Số chỉ tiêu dành cho hệ văn bằng đại học thứ hai chính quy hàng
năm là 800 chỉ tiêu và công tác tuyên sinh được triển khai hiệu quả
2.2.2 Quản lý việc xây dựng chương trình đào tạo
Trong việc quản lý xây dựng chương trình đào tạo, Trường Đại học Luật
Hà Nội giao cho Phòng Đào tạo triển khai xây dựng chương trình theo các nộidung sau:
Quan lý hệ thống học phan của từng ngành đào tạo: Mỗi ngành đào tao’
có một hệ thống học phần (HP), bao gồm các HP bắt buộc và HP tự chọn
Chương trình đào tạo của các ngành có đảm bảo chất lượng đào tạo, hiệu quả đào
tạo, hiệu suất đào tạo, tính liên thông (dọc/ngang) hay không, phụ thuộc chủ yếu
vào hệ thống HP này Vì thế, đưa HP nào vào chương trình và với thời lượng baonhiêu phải được triển khai theo đúng quy định về quy trình xây dựng chuwong
7 Hiện nay Trường thực hiện đào tạo 4 mã ngành: Luật, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế và Ngôn ngữ
Anh.
Trang 27trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Các ngành đào tạo của Trường có
cùng một thời gian đào tạo nên có cùng số lượng tín chỉ (126 tín chỉ) như nhau
Quản lý việc thực hiện các quy định về biên soạn dé cương HP: Đề cương
HP có vai trò quan trọng dé kiểm định việc dạy và học nhằm đáp ứng Chuan đầu
ra cho từng học phần và Chuẩn đầu ra của Chương trình đảo tạo; góp phần nângcao chất lượng dạy học, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính chủ độngsáng tạo của SV Nội dung đề cương HP bao gồm những thông tin về HP như
sau:
- Thong tin chung về HP, gồm: Tên, mã HP, số tín chỉ, loại HP (bắt buộc,
tự chọn), môn học tiên quyết, các yêu cầu đối với HP, các hoạt động của HP (lýthuyết, bài tập trên lớp, thảo luận, thực hành, thực tập, thực tế, diễn án, hoạt động
nhóm, tự học, tự nghiên cứu ).
- Thông tin về GV, gồm: Họ và tên, chức danh, học hàm, học vị, hướng
nghiên cứu chính, trợ giảng (nêu có), dia chỉ, điện thoại, e-mail.
- Mục tiêu HP: Là những yêu cầu mà SV cần đạt được khi học tập HP,
được thé hiện trên ba phương diện, đó là kiến thức, kỹ năng và thái độ
- Tóm tắt nội dung HP: Bao gồm các chuyên đề trong đó đề cập đến khái
niệm, lý thuyết chính của nội dung HP, các mục tiêu nhận thức (Bậc 1, 2,3) chitiết của HP đó
- Nội dung chi tiết HP: Được trình bay theo các van đề chính của HP
- Học liệu: Mỗi môn học tối thiểu phải có 2 học liệu bắt buộc (giáo trình,
sách ), ghi rõ tên tác giả, năm và nhà xuất bản Tài liệu tham khảo có thể chungcho cả HP hoặc cho từng nội dung HP Ngoài học liệu bắt buộc còn có học liệu
tự chọn.
- Hình thức tổ chức day học: Đóng vai trò quan trọng đối với GV, SV vacông tác quản lý Do đặc thù của hình thức tổ chức dạy học theo HTTC, mỗi nội
Trang 28dung kiến thức đều được tổ chức dưới các hình thức chủ yếu: lý thuyết, thảo
luận, làm việc theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu.
- Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập HP: Việc kiểmtra-đánh giá kết quả học tập HP của SV phải được tiễn hành bang các hình thức
kiểm tra-đánh giá thường xuyên, kiểm tra-đánh giá định kỳ với các trọng số quy
định theo Quy chế của Trường Hình thức thi kết thúc học phần phải được côngkhai trong Đề cương chỉ tiết học phần và được Hiệu trưởng ra quyết định phêduyệt hình thức thi kết thúc học phan trước khi bắt đầu tổ chức giảng dạy học
phan
2.2.3 Quan ly qua trinh day hoc
Quản lý phương pháp day hoc theo học chế tín chỉ: Phuong pháp day học
(PPDH) là một đặc trưng, đồng thời là một yêu cầu bắt buộc khi các trường đại
học chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ Quá trình quản lý phương phápdạy học theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Luật Hà Nội đòi hỏi phải thực
hiện tôt những yêu câu sau:
- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ở từng tô bộ môn,
từng khoa/viện, trung tâm và trong toàn trường Dé việc đôi mới PPDH được tiến
hành một cách thuận lợi và hiệu quả, đòi hỏi từng tô bộ môn, từng khoa/viện,trung tâm và toàn trường phải xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH Trong đó xác
định rõ mục đích, yêu cầu đổi mới; các HP, các ngành cần đổi mới trước; các
HP, các ngành cần đổi mới sau; lộ trình cho sự đổi mới; các điều kiện đảm bảo
cho sự đôi mới
- Tô chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác đôi mới PPDH:
Đổi mới PPDH thực sự là một cuộc cách mạng trong nhà trường nói riêng
và trong trường đại học nói chung Bởi vì, đổi mới PPDH làm thay đổi cơ bảncách dạy vốn đã tồn tại rất lâu đời trong nhà trường, dựa trên phương pháp giảng
dạy truyền thụ một chiều, nhồi nhét kiến thức dé tiến tới cách dạy học phát hiện
Trang 29van đề và giải quyết van dé Vi thế, cần phải tổ chức, chi đạo chặt chẽ công tác
đôi mới PPDH trong Trường Đại học Luật Hà Nội theo các định hướng sau: Phải
tiến hành đôi mới PPDH một cách đồng bộ với đối mới các yếu tổ khác như mụctiêu, nội dung, chương trình đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ làmcông tác giảng dạy, quản lý dao tạo; cơ sở vật chất thiết bị phục vụ đào tạo; kiêm
tra, đánh giá kết quả đào tạo; Phải hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủđộng của SV, tránh lỗi truyền thụ một chiều, nhồi nhét kiến thức, tiễn tới dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề; Phải có bước đi và mức độ thích hợp cho việc đồi
mới PPDH
- Thường xuyên kiêm tra, đánh giá kết quả đổi mới PPDH :
Đổi mới PPDH đòi hỏi giảng viên phải đưa các PPDH mới vào trong quátrình dạy học Nét đặc trưng của các PPDH mới là phát huy tính tích cực nhận
thức của SV, coi SV là nhân vật trung tâm của quá trình đào tạo Vì thế, cần phải
thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới PPDH dé xác định chính xác
giảng viên nào, tô bộ môn nào, khoa nào đã đổi mới PPDH; giảng viên nào, tô bộ
môn nào, khoa nào chưa đổi mới PPDH; mức độ và hiệu quả đôi mới PPDH như
thế nào Cần xem đổi mới PPDH như là một tiêu chí trong việc đánh giá giảngviên, tổ bộ môn, khoa cũng như đánh giá chất lượng giáo dục của trường đại học
Quản lý đổi mới đổi mới hình thức tổ chức day hoc: Cùng với quản lý đôimới PPDH, cần phải quản lý đổi mới hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH) Cóthể chia các HTTCDH ở đại học thành 2 dạng chính: giờ lên lớp và hoạt độngngoài giờ lên lớp Việc lựa chọn HTTCDH do mục tiêu và nội dung day học quy
định: Mục tiêu/nội dung nào sẽ được giải quyết trên lớp (thông qua sự tham gia
trực tiếp của người dạy)? Mục tiêu/nội dung nào sẽ được người học tự giải quyết
thông qua con đường tự nghiên cứu (dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của ngườidạy)? Mục tiêu/nội dung nào sẽ được người học tự giải quyết nhằm thỏa mãn
nhu cầu học tập cá nhân theo định hướng mục tiêu môn học? Cần căn cứ vào
mục tiêu và nội dung dạy học dé quản lý việc lựa chon HTTCDH của GV
Trang 30Trong day học ở đại học, người ta thường sử dụng phô biến các HTTCDHnhư: Gio lên lớp lý thuyết (lecture); giờ seminar; giờ làm việc nhóm; gid tự học,
tự nghiên cứu; gid tư vấn; giờ đi thực tế (tham dự phiên tòa xét xử một vụ án cụ
thé) Mỗi một HTTCDH nói trên đòi hỏi những yêu cầu nhất định khi sử dụng:
- Giờ lên lớp lý thuyết đòi hỏi GV phải trình bày tài liệu học tập một cách
logic, hệ thống thông qua việc giảng giải, phân tích, chứng minh, biện luận của
mình;
- Giờ seminar phải tạo cơ hội mở rộng, đào sâu và củng cô kiên thức lý
thuyét cho SV; giúp SV vận dụng các kiên thức lý luận vào thực tê, rèn luyện
cho SV kỹ năng lập luận, biện giải vân đê, bảo vệ các quan điêm và ý kiên ca nhân; tăng sức ép đôi với người hoc ;
- Giờ làm việc nhóm phải giúp SV chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ kết quảhoạt động với nhau; hình thành ở SV kỹ năng hợp tác trong học tập va trong
cuộc sống: giúp SV tăng cường khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công
thác tài liệu, thu thập và xử lý thông tin ;
- Giờ đi thực tế: Rèn luyện cho SV khả năng quan sát, am hiểu các kinh
nghiệm thực tiễn, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn dé xử lý vụ việc
Tóm lại, cần căn cứ vào yêu cầu đối với từng HTTCDH dé quản lý việc sửdụng chúng của GV Đây là yêu cầu quan trọng của HTTCDH mà bất cứ cơ sở
giao dục đại học nào cũng cân phải năm rõ.
2.2.4 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Trang 31Trong việc quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, cần tậptrung vào quản lý việc quản lý đánh giá giá nhận thức và thái độ tham gia thảoluận và quản lý việc đánh giá theo các thang điểm của hệ thống tín chỉ theo quyđịnh của Trường trên cơ sở cụ thé hóa quy định của Bộ Giáo dục và Dao tạo.
- Quan ly việc đánh gia gia nhận thức và thai độ tham gia thảo luận
Đánh giá chuyên cần, đánh giá thường xuyên là một yêu cầu bắt buộctrong đánh giá kết quả học tập của SV, bảo đảm cho việc đánh giá mang tínhchất gud trình Tuy nhiên hiện nay, việc đánh giá chuyên cần, đánh giá thườngxuyên, nhất là đối với những lớp HP có đông SV đang còn nhiều bất cập: hìnhthức và phương pháp đánh giá chưa có sự thống nhất, mỗi GV làm theo mỗicách; còn mất nhiều thời gian dành cho việc điểm danh; kết quả đánh giá chưađược công bố ngay cho SV Chính những bất cập đó đã làm ảnh hưởng đến tínhkhách quan của việc đánh giá chuyên cần, đánh giá thường xuyên Vì vậy, cầnphải đôi mới đánh giá chuyên cần, đánh giá thường xuyên theo hướng gọn nhẹ,hiệu quả, tăng cường sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá thường
xuyên Nhưng can phải có sự thống nhất trong quản lý việc đổi mới đánh giá
chuyên cần, đánh giá thường xuyên từ tổ môn, khoa , trường
- Quản lý việc đánh giá theo các thang điểm của hệ thong tín chi
Trong đào tạo theo HTTC, người ta áp dụng các thang điểm đánh giá kết
quả học tập (gồm thang điểm 10, thang điểm chữ A, B, C, D, F và thang điểm 4)
Đây là hệ thong thang điểm rất khoa học, được các trường đại học hang dau trênthế giới áp dụng và đây cũng là tiêu chí để đánh giá quá trình đào tạo theo HTTC
có triệt để hay không
Để việc áp dụng các thang điểm của HTTC một cách hiệu quả, cần tăngcường công tác quản lý quá trình đánh giá kết quả học tập của SV: từ đánh giátheo thang điểm 10 chuyên sang đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D, F; từ
thang điểm chữ A, B, C, D, F sang thang điểm 4 Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt
Trang 32một số yêu cầu sau đây: Phải làm cho SV hiểu rõ về các thang điểm trong đàotạo theo HTTC; Thường xuyên cảnh báo đối với SV trong quá trình học tập cónhiều học phần điểm D (4.0-5.4) nếu không có các học phần cao điểm hơn bù lạithì SV đó dù tích lũy đủ các học phần của chương trình đào tạo nhưng vẫn không
đủ điều kiện về điểm trung bình chung tích lũy để được công nhận tốt nghiệp (tốithiểu từ 2.0); Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho SV có cơ hội học cải thiện điểm
và học lại những học phần chưa đạt; Sử dụng thang điểm chữ nhiều mức (B+ va
B; C+ và C; D+ va D)
2.2.5 Quan lý các điều kiện đảm bao cho công tác dao tao
Trong đào tạo theo HTTC, các điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo cómột ý nghĩa hết sức quan trọng Quản lý các điều kiện đảm bảo cho công tác đào
tạo, cần tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vàquản lý học liệu, cơ sở vật chất - thiết bị phục vụ đào tạo
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo
Quản lý đào tạo theo HTTC, bắt buộc phải ứng dụng công nghệ thông tin
Không ứng dụng công nghệ thông tin trong quan lý dao tạo sẽ không triển khaiđào tạo theo HTTC được Trong qua trình quan lý đào tạo tại Trường Đại học
Luật Hà Nội, công nghệ thông tin đã được triển khai, đã có các modurn đăng ký
học, quản lý điểm học phân Tuy nhiên, xét tổng thể thì công tác tin học hóa,phần mềm quản lý đào tạo vẫn chưa đáp ứng triệt để công tác quản lý đào tạotheo HTTC.
- Quan lý học liệu, cơ sở vat chất - thiết bị phục vụ đào tạo
Học liệu, cơ sở vật chất - thiết bị phục vụ đào tạo rất đa dạng, bao gồm:Thư viện được nỗi mạng với đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếngViệt và tiếng nước ngoài; Phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí
nghiệm phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa của từng ngành đàotạo; Trang thiết bị giảng dạy và học tập để hỗ trợ cho các hoạt động đảo tạo và
Trang 33nghiên cứu khoa học; Thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động giảng
dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản ly Dé các phương tiện, co sở vật
chất này phát huy hiệu quả trong phục vụ đào tạo, cần tăng cường quản lý trongtat cả các khâu của quá trình mua sam, sử dụng, bảo quan
Cơ sở vật chất và hệ thống thư viện của Trường Đại học Luật Hà Nội ngày
càng được tăng cường Trường có 7744,4m2 diện tích phòng học, giảng đường,hội trường lớn, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của
ngành dao tao Trường hiện đang khai thác, sử dung 78 phòng học từ 40 đến 160chỗ ngồi, có 02 hội trường lớn 400 và 700 chỗ ngồi Có 04 phòng học ngoại ngữ
có diện tích từ 50 đến 100m2 được trang bị hiện đại mỗi phòng có từ 30 đến 40máy tính nối mạng, sử dụng các phần mềm dạy và học ngoại ngữ theo khungtham chiếu châu Âu đáp ứng nhu cầu dạy và học cho chuyên ngành ngôn ngữ
Anh pháp lý Có 04 phòng thực hành tin học, trong đó có 02 phòng dành cho việc thực hành tin học và 02 phòng dành cho cán bộ, giảng viên và người học tự khai thác tư liệu tại Thư viện Hiện nay 78 phòng học, giảng đường, hội trường
đều đã được trang bị máy chiếu Prorecter và hệ thống âm ly, micro vô tuyến vàmicro hữu tuyến, bảng viết, hệ thống quạt trần, quạt treo tường, ánh sáng chuẩn.Ngoài ra Trường cũng đã đầu tư lắp đặt điều hòa không khí cho 26 phòng học
Một số phòng học đã được trang bị Wifi; thư viện của trường đáp ứng được yêu
cầu của ngành đào tạo về sỐ lượng phòng đọc, giáo trình, bài giảng của môn học,
các tài liệu liên quan, máy tính, phan mém va cac trang thiét bi phuc vu cho viécmuon, tra cứu tai liệu Thư viện nha trường có tong diện tích 579m2 với 500 chỗđọc Phòng tự học cho sinh viên có 100 chỗ với diện tích 120m2 Thư việnTrường Đại học Luật Hà Nội, với sự hỗ trợ của Trường Đại học Tổng hợp Lund
(Thụy Điển), được đánh giá là rất hiện đại Hệ thống thông tin tư liệu của thưviện được tin học hóa, phần mềm Libol đã được đưa vào ứng dụng có hiệu quả
Tổng vốn tài liệu hiện có 15.930 tên sách với 195.456 cuốn, bao gồm: sách
98.997 cuốn; giáo trình 91.296 cuốn; luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp 3.916
Trang 34cuốn; đề tài nghiên cứu khoa học 125 cuốn; báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng Anh:
100 loại.
2.3 Những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong hoạt động quản
lý đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội
2.3.1 Những kết quả đã đạt được
Trong những năm trở lại đây, từ những đòi hỏi của thực tiễn về quản lý
chất lượng đảo tạo, từ yêu cầu về hội nhập giáo dục đại học khu vực và thế giới,
nhiệm vụ đổi mới quản lý giáo dục đại học đã thu hút được sự quan tâm mạnh
mẽ của Dang va Nhà nước Trong nhiệm vụ ấy, đổi mới phương thức đào tạo dé
tăng cường tính chủ động của người học, xây dựng năng lực tự học suốt đời cho
người học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có năng lực cạnh tranh trong thị
trường lao động đang ngày càng quốc tế hóa cao là một trọng tâm cần giải quyết
Trường Đại học Luật Hà Nội đã tích cực chủ động chuyên mình chuyên đổi đàotạo từ niên chê sang tín chỉ đê kịp thời đáp ứng yêu câu chung của xã hội.
Thứ nhất, nhà trường chú trọng vào công tác xây dựng và phát triển hệ
thống tổ chức và nhân sự quản lý đào tạo của trường theo hướng tăng cườngphân công, phân nhiệm và có sự phối hợp hiệu quả; Ứng dụng công nghệ thông
tin một cách toàn diện trong công tác quản lý đào tạo để giúp tăng cường năng
lực quản trị; Tổ chức công tác tự đánh giá đáp ứng các yêu cầu kiểm định chất
lượng GD theo chuẩn quốc gia; Từng bước được các tô chức kiểm định quốc tế
công nhận và xếp hạng cao; Mở rộng công tác liên kết đào tạo với các cơ sở đào
tạo trong nước; Liên kết với các cơ sở dao tạo nước ngoài có uy tín trên thế giới;
Cơ chế tài chính, phân bô nguồn lực để tạo động lực cho các đơn vị, cá nhân
tham gia hiệu quả vào công tác quản lý đào tạo; bảo đảm cơ sở vật chất khang
trang, hiện đại đáp ứng được yêu cau tô chức đào tạo theo chuẩn quốc tế
Thứ hai, công tác quản lý đào tạo phù hợp, cần thiết so với bối cảnh kinh
tế và sự phát triển kinh tế hiện nay Bên cạnh đó, chúng ta thấy, một số công tác
Trang 35về đào tạo và quản lý đào tạo được đánh giá nôi bật, thống nhất cao như: - Sựcần thiết của việc xác định mục tiêu đào tạo; - Thực hiện chương trình dao tạonghiêm túc; - Nhận thức của giảng viên về đôi mới phương pháp day học; - Phathuy vai trò chủ đạo của giảng viên; - Trình độ chuyên môn của giảng viên; -
Năng lực sư phạm; - Phẩm chất nghề nghiệp; - KT-DG quá trình học tập cua SV;
- KT-DG kết thúc môn học; - Các hình thức KT-DG; - Mức độ nghiêm túc trong
KT-ĐG; - Đánh giá về công tác quản lý điểm, học vụ; - Sự cần thiết phải thay
đôi hình thức tô chức đảo tạo theo tín chỉ; - Sự cần thiết của công tác tuyên dụnggiảng viên, bồ nhiệm cán bộ; - Quản lý dé thi; - Tổ chức coi thi, giám sát thi; -Công tác đánh giá, xếp loại kết quả học tập của sinh viên
Thứ ba, đổi mới phương pháp giảng dạy và công tác tổ chức cán bộ đảm
bảo các điều kiện cơ bản để thực hiện chuyên đôi đào tạo Công tác sinh viênbước dau bắt kịp với tiến trình chuyền đổi đào tạo thực hiện đúng các chính sách
xã hội Cơ sở vật chất phục vụ dao tạo được hoàn thiện, đáp ứng theo yêu cầu
đào tạo tín chỉ Những thành quả đạt được sau quá trình chuyên đổi đã tạo cơ sở
vững chắc và đà vận động cho giai đoạn triển khai đào tạo tín chỉ theo chiều sâu
Bên cạnh đó, báo cáo cũng thăng thắn đưa ra các vấn đề thách thức đặt ra trướcmắt Nổi cộm là van dé sắp xếp thời khóa biểu theo đúng tinh thần tín chỉ cònchưa khoa học do việc định vị các học phan trong tong thé chương trình còn ling
túng, tình trạng thiếu hụt đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, phòng học càng làm
gia tăng căng thăng Hoạt động của cố van học tậpcòn mờ nhạt và chưa thườngxuyên.
Thứ tư, hoàn thành việc xây dựng mục tiêu, chương trình và phương pháp
đào tạo hệ đạo học chính quy theo học chế tín chỉ Xây dựng, hoàn thiện các đề án,chương trình đào tạo mới như Chương trình đào tạo cử nhân Luật theo hệ thốngtín chỉ, Chương trình đào tạo chất lượng cao; hiện nay đang tiếp tục xây dựngChương trình dao tao cán bộ pháp chế cho Bộ, Ngành, ủy ban nhân dân và hộiđồng nhân dân; rà soát chỉnh lý Chương trình đào tạo bậc cử nhân văn bằng 2.Đặc
Trang 36biệt là việc xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao được triển khai nhanh
chóng và được áp dụng rộng rãi với sinh viên các khóa trong toàn trường.
Thứ năm, nghiên cứu mở các mã ngành dao tạo mới theo yêu cầu của quá
trình hội nhập khu vực và thế giới cũng như nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho
day nước Xây dựng các chiến lược về dao tao và quản lý đào tạo phù hợp vớiquy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo theo tín chỉ; xây dựng và tôchức triển khai các văn bản về quản lý đào tạo Công tác lập kế hoạch giảng dạy,
học tập, thi hết học phần, thực tập chuyên môn và khóa luận tốt nghiệp được
thực hiện nghiêm túc, dân chủ và khoa học.
Thứ sáu, công tác quản lý kế hoạch học tâp của sinh viên, lập danh sách
sinh viên được học tiếp, học lại, ngừng học, thôi học, hoàn thiện điểm và danh
sách sinh viên tốt nghiệp có ít sai sót Thực hiện xét tốt nghiệp, xác nhận kết quả
học tập và phát bằng tốt nghiệp đúng quy dịnh và bao đảm quyên lợi cho sinh
viên Công tác đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập, nghiên cứu va phổ biến
các kinh nghiệm đào tạo đã được quan tâm Cùng với đó là việc triển khai hợp
tác quốc tế trong dao tạo sinh viên hệ chính quy thông qua đầu mối các Trungtâm pháp luật nước ngoài tại Trường ngày càng được mở rộng hơn.
Nhìn chung, cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, đồng bộ được thực hiện
nghiêm túc trong toàn trường, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước Công
tác quản lý đào tạo về ưu điểm được đánh giá nổi bật nhiều nhất từ khá, khá tốtđến tốt Vì vậy, công tác này cần phải có những biện pháp hợp lý để duy trì, phát
triển và hỗ trợ các mặt còn hạn chế trong từng giai đoạn phát triển đào tạo nhà
trường, đáp ứng yêu cầu đôi mới giáo dục đại học, nhu cầu xã hội và hội nhậpquốc tế
2.3.2 Những hạn chế còn tôn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý đào tạo còn ton tại
một sô hạn chê, bât cập sau:
Trang 37Thứ nhất, về cơ bản, các chương trình đào tạo đã được xây dựng và hoàn
thiện Tuy nhiên việc xây dựng một số chương trình đào tạo còn chậm chưa đáp
ứng kịp thời nhu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Chương trình đào tạo liênthông, Chương trình đào tạo cán bộ pháp chế cho Bộ, Ngành, UBND và HĐND:Việc xây dựng diễn ra trong một thời gian dài, năm 2016 mới tuyển sinh khóaliên thông đại học đầu tiên, năm 2018 mới tuyển sinh khóa đầu tiên) Việc xácđịnh phương hướng xây dựng các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội vẫn
còn lúng túng.
Thứ hai, tính đồng bộ, liên thông giữa các mã ngành đào tạo trong Trường
còn chưa cao Tổng số tín chỉ của toàn khóa học, số tín chỉ đối với mỗi học phan,
hoc phan tự chon, học phan bắt buộc của mỗi mã ngành qua khác biệt Điều nàychưa khuyến khích được sinh viên học cùng một lúc hai chương trình (songbăng) bởi với Chương trình đào tạo của các mã ngành hiện nay, dé lay được song
bang sinh viên phải mat từ 5 — 6 năm Ngoài ra cũng chính vì điều này, cũng cầnphải tính đến việc sinh viên học các mã ngành không phải Luật học (mã ngàngLuật Thương mại quốc té, mã ngành Luật Kinh tế) sẽ đăng kí học ở các bậc học
cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sĩ) của Trường như thế nào
Thứ ba, trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng, nhiệt tình và tâmhuyết về giáo dục Được thành lập và mang trong mình sứ mệnh và tầm nhìn to
lớn, uy tín, vì thế ngay từ khi mới thành lập, nhà trường đã thu hút được nhiềugiảng viên, cán bộ quản lý có trình độ và kinh nghiệm về công tác và giảng dạy.Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên hiện nay có hạn chế là độ tuổi trung bình cao và
thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được tỷ lệ giảng viên/sinh viên theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Dao tạo, Bộ Tư pháp; Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thé
dé phát triển về quy mô đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ, giảng viên.
Thứ tư, khối lượng kiến thức nhiều đặc biệt là sự thay đổi của các văn bản
pháp luật dẫn đến tư duy nặng về lý thuyết và hình thức lên lớp, lịch thực hiện
Trang 38chương trình do nhà trường ấn định sẵn, nội dung chương trình điều chỉnh khôngtheo kip tiễn bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng thực tiễn Mặc dù chương trìnhđào tạo được xây dựng theo hướng mềm dẻo, linh hoạt theo tín chỉ, song phươngthức tổ chức đào tạo ở nhà trường vẫn còn thiên về niên chế có kết hợp với họcphan, chưa phát huy đúng yêu cầu của chương trình do gặp khó khăn về cơ sởvật chất và đội ngũ giảng viên Hơn nữa, đội ngũ giảng viên cơ hữu mỏng, chiếm
tỷ lệ thấp nên việc quản lý giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn đến nâng cao chấtlượng đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học; Đội ngũ cán bộ quản lý không ổnđịnh, dẫn đến việc xây dựng và áp dụng chương trình vào tô chức đào tạo có
nhiêu xáo trộn.
Thứ năm, công tác xây dựng mới chương trình đào tạo được triển khai hàng
năm theo sự thay đôi của cán bộ quản lý đào tạo, kéo theo sự mất 6n định về chủtrương, phương hướng, mục tiêu đào tạo; gây lãng phí về thời gian, công sức và
ngân sách cho người học Bên cạnh đó, nhà trường chưa quản lý, đánh giá khâu
tự học của sinh viên mà phải theo lịch học của trường, lịch học tập của sinh viên
dày nên chưa cho phép sinh viên tự học cao Kế hoạch giảng dạy, thời gian lên
lớp của giảng viên nhiều, thanh tra giờ lên lớp theo quy chế đào tạo chưa chặtchẽ, làm việc chỉ là hình thức nên gây áp lực cho việc dạy theo hướng tự học.Việc trả lời thắc mắc trên lớp cho sinh viên cũng gặp khó khăn vì thời gian dành
cho giờ giảng vừa đủ, còn trả lời thắc mắc ngoài giờ học cho sinh viên chưa có
cơ chế thù lao cũng như ràng buộc cụ thể đối với người dạy; Quản lý đổi mới
phương pháp giảng dạy chưa tác động được sự tiễn bộ của viên khi sử dụng
phương pháp dạy học mới, giảng viên thiếu kiến thức về liên ngành nên chưa
đảm nhận dạy được nhiều môn, thiếu kỹ năng hỗ trợ và quản lý sinh viên tự học
6 Ngoài ra, công tác quản lý thư viện chưa tạo được động lực góp ý mua sách từ
giangr viên, không có tài liệu điện tử của giảng viên dé sinh viên tham khảo, số
lượng máy tính còn ít Việc đầu tư thiết bị về công nghệ thông tin, máy móc còn
hạn chế nên thiếu thiết bị thực tập, thực hành, thí nghiệm dẫn đến có sinh viên
phải làm chung với bạn khác; Phương thức tổ chức KT-DG kết thúc môn học
Trang 39chưa tạo được động lực thật sự của việc dạy học, thiếu thông tin về quá trìnhthực hiện mục tiêu đào tạo GV không nhận ra đúng điểm yếu của sinh viên, cònsinh viên không biết chính xác mình có những điểm yếu nào, dẫn đến giảng viên
và sinh viên làm việc thiếu thực tế Vì thiếu thông tin trong quá trình thực hiệnmục tiêu đào tạo, các bộ phận quản lý dạy - học chỉ quan tâm déntién độ triểnkhai kế hoạch đào tạo, giờ lên lớp của GV và sinh viên, điều kiện học tập cótương đối đầy đủ không hay mục tiêu đào tạo cần điều chỉnh như thế nào cho
khai thác thông tin trên đó rất hạn chế, chủ yếu là sử dụng chức năng tìm kiếm
thông tin và đọc tài liệu trên Internet, SV thiếu kỹ năng báo cáo băng máy tính,
trao đối diễn đàn, việc sử dụng Email còn hạn chế nên nhà trường gặp khó khăn
về phát huy phong trào dạy - học tích cực có sự hỗ trợ của máy tính và mạng
thông tin đem lại.
Ill KINH NGHIEM CUA MOT SO CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
3.1 Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia Hà Nội
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư BCH Trungương Đảng (Khóa VII) ngày 14 tháng 1 năm 1993 về “Xây dựng một số trường
đại học trọng điểm quốc gia”, năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP
về việc thành lập ĐHQGHN Với tính thần của Nghị định 97/CP ngày
10/12/1993, ĐHQGHN được trao quyền chủ động cao, tiếp sau đó, Chính phủ đãban hành Nghị định 07/2001/NĐ-CP về ĐHQG và Thủ tướng Chính phủ đã kýQuyết định số 16/2001/QĐ-TTg, ban hành Quy chế vẻ tô chức và hoạt động của
Trang 40ĐHQG, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐHQG phát triển với cơ chế được mở rộngquyền tự chủ.
Thực hiện quyền tự chủ được Nhà nước giao, ĐHQGHN đã thực hiện phâncấp quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao trongcác lĩnh vực hoạt động của các don vi thành viên và các đơn vi trực thuộc, bằngviệc ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với năng lực, điều kiện và hiệu quảhoạt động của từng đơn vị đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo, điều phối, thống nhất vàkiểm tra giám sát của ĐHQGHN và thúc đây liên thông, liên kết toàn diện giữacác đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung, tạo thêm giá trị gia tăng dé
nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động
Cơ chế quản lý đào tạo hợp lý được hoàn thiện và phát huy hiệu quả: Các
đơn vi trực thuộc DHQGHN được tô chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm xã hội cao, mở và liên thông, liên kết, phát huy lợi thế chuyên
môn hóa trong khuôn khổ quản lý và điều phối thống nhất của ĐHQGHN, kết
hợp chặt chẽ đào tạo và NCKH, phối hợp hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực, sử
dụng chung đội ngũ cán bộ khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn, ngoại ngữ, lý luận chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất )
và cơ sở vật chất - kỹ thuật (phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, phòng tập,
sân bãi, hạ tang công nghệ thông tin ) của DHQGHN Cơ cau tổ chức ĐHQG
như vậy cho phép các đơn vị chủ động tập trung các nguồn lực cho việc xâydựng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất liên quan đến chuyên ngành đào tạo, lĩnhvực nghiên cứu đặc thù của mình.
Quản lý đào tạo trong ĐHQGHN được thực hiện theo cách tiếp cận quản lý
sản phẩm đầu ra, thực hiện việc tăng quyền tự chủ gắn với việc nâng cao tự chịu
trách nhiệm của các đơn vị; chất lượng kết quả/sản phẩm được giám sát chặt chẽdựa vào các tiêu chí định lượng Đặc biệt là chất lượng các đơn vị đào tạo và
chương trình giáo dục trong DHQGHN được giám sát chặt chẽ thông qua hoạtđộng kiểm định chất lượng với các bộ Tiêu chuân Kiểm định chat lượng trường