1 Đ Ổ I M Ớ I CÔNG TÁC QU Ả N LÝ CH Ấ T LƯ Ợ NG QUA PHƯƠNG TH Ứ C XÂY D Ự NG VÀ V Ậ N HÀNH BÀI GI Ả NG S Ố , CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO T Ạ O THEO CHU Ẩ N M Ự C QU Ố C T Ế Phan Đình Duy, Tr ầ n Hoàng L ộ c Trư ờ ng Đ ạ i h ọ c Công ngh ệ Thông tin, ĐHQG TP HCM TÓM T Ắ T Trong b ố i c ả nh cu ộ c Cách m ạ ng Công nghi ệ p l ầ n th ứ IV và làn sóng chuy ể n đ ổ i s ố trên quy mô toàn c ầ u, vi ệ c thích nghi và thay đ ổ i n ề n t ả ng giáo d ụ c theo công ngh ệ s ố là m ộ t trong nh ữ ng yêu c ầ u hàng đ ầ u c ầ n đư ợ c th ự c hi ệ n Vi ệ c chuy ể n đ ổ i s ố trong giáo d ụ c không ch ỉ d ừ ng l ạ i ở các h ọ c li ệ u s ố mà còn liên quan đ ế n quy trình thi ế t k ế và v ậ n hành các bài gi ả ng s ố , đ ồ ng th ờ i đ ả m b ả o các tiêu chu ẩ n gi ả ng d ạ y trong b ố i c ả nh các trư ờ ng Đ ạ i h ọ c c ầ n ph ả i đ ả m b ả o các tiêu chu ẩ n ki ể m đ ị nh qu ố c t ế Bài vi ế t này trình bày v ề t ổ ng quan mô hình Thi ế t k ế ph ổ quát trong giáo d ụ c (Universal Design for Learning – UDL ) v ố n đư ợ c áp d ụ ng r ộ ng rãi trong vi ệ c thi ế t k ế d ạ y và h ọ c t ạ i các nư ớ c phát tri ể n trên th ế gi ớ i, đ ặ c bi ệ t là trong vi ệ c áp d ụ ng vào bài gi ả ng s ố Bên c ạ nh đó, nhóm tác gi ả cũng trình bày v ề vi ệ c xây d ự ng và v ậ n hành bài gi ả ng s ố đang đư ợ c tri ể n khai t ạ i trư ờ ng Đ ạ i h ọ c Công ngh ệ Thông tin, ĐHQG - HC M cùng các phương th ứ c đ ả m b ả o ch ấ t lư ợ ng đào t ạ o theo chu ẩ n m ự c qu ố c t ế T Ừ KHOÁ: Bài gi ả ng s ố , chia s ẻ h ọ c li ệ u, chuy ể n đ ổ i s ố I GI Ớ I THI Ệ U V Ề MÔ HÌNH THI Ế T K Ế PH Ổ QUÁT TRONG GIÁO D Ụ C I 1 Đ ị nh nghĩa Thi ế t k ế ph ổ quát trong giáo d ụ c Trong th ế k ỷ 21, giáo d ụ c đang tr ả i qua s ự bi ế n đ ổ i m ạ nh m ẽ đ ể đáp ứ ng v ớ i s ự đa d ạ ng c ủ a h ọ c sinh và thách th ứ c c ủ a th ế gi ớ i hi ệ n đ ạ i M ộ t phương pháp giáo d ụ c đang đư ợ c ưa chu ộ ng trong vi ệ c xây d ự ng môi trư ờ ng h ọ c t ậ p bao g ồ m t ấ t c ả h ọ c sinh, b ấ t k ể kh ả năng ho ặ c s ự khác bi ệ t cá nhân, đó là Thi ế t k ế ph ổ quát trong g iáo d ụ c (Universal Design for Learning - UDL) [1] Mô hình này b ắ t ngu ồ n t ừ lĩnh v ự c thi ế t k ế không gian v ậ t lý và công ngh ệ h ỗ tr ợ Ban đ ầ u, UDL đư ợ c phát tri ể n trong lĩnh v ự c c ủ a ki ế n trúc và công ngh ệ h ỗ tr ợ cho nh ữ ng ngư ờ i có khuy ế t t ậ t v ề th ị giác, v ậ n đ ộ ng ho ặ c kh ả năng v ậ n hành Ý tư ở ng c ủ a UDL là áp d ụ ng nguyên lý "thi ế t k ế đa d ạ ng và bao trùm" vào giáo d ụ c, t ạ o ra m ộ t môi trư ờ ng h ọ c t ậ p linh ho ạ t và ti ế p c ậ n đư ợ c cho t ấ t c ả h ọ c sinh, ba o g ồ m c ả nh ữ ng h ọ c sinh có kh ả năng đ ặ c bi ệ t ho ặ c h ọ c sinh m ắ c ph ả i các v ấ n đ ề khác nhau Ví d ụ , trong môi trư ờ ng h ọ c t ậ p, 2 n ế u gi ả ng viên ch ỉ cung c ấ p slide bài gi ả ng thì có th ể d ẫ n đ ế n khó khăn trong vi ệ c ti ế p c ậ n đ ố i v ớ i các sinh viên b ị khi ế m th ị Ngoài ra, trong công tác gi ả ng d ạ y, n ế u ch ỉ áp d ụ ng m ộ t hình th ứ c gi ả ng viên gi ả ng bài - , sinh viên nghe gi ả ng thì vi ệ c truy ề n đ ạ t ki ế n th ứ c s ẽ không th ể đ ạ t đư ợ c hi ệ u qu ả cao và l ớ p h ọ c s ẽ có c ả m giác nhàm chán M ặ t khác, trong vi ệ c đánh giá gi ả ng viên, n ế u ch ỉ áp d ụ ng m ộ t hình th ứ c đánh giá duy nh ấ t, ví d ụ như thi tr ắ c nghi ệ m, có th ể s ẽ không th ể đ ả m b ả o đánh giá chính xác và không t ạ o đi ề u ki ệ n đ ể sinh viên phát huy đư ợ c năng l ự c c ủ a mình trong vi ệ c thi ế t k ế , s uy lu ậ n Ngày nay, UDL đư ợ c áp d ụ ng t ạ i r ấ t nhi ề u trư ờ ng Đ ạ i h ọ c uy tín trên th ế gi ớ i, đ ặ c bi ệ t là khi chuy ể n đ ổ i s ố trong giáo d ụ c bùng n ổ [2] V ớ i s ự h ậ u thu ẫ n t ừ n ề n t ả ng công ngh ệ hi ệ n đ ạ i, UDL có th ể đư ợ c hi ệ n th ự c đ ể thi ế t k ế và cung c ấ p nhi ề u lo ạ i n ộ i dung giáo d ụ c, phương pháp d ạ y h ọ c và các bài ki ể m tra linh ho ạ t và đi ề u ch ỉ nh phù h ợ p v ớ i nhu c ầ u c ủ a t ừ ng h ọ c sinh Vi ệ c thi ế t k ế d ạ y h ọ c theo mô hình UDL đư ợ c th ự c hi ệ n d ự a trên 03 nguyên t ắ c cơ b ả n sau: • S ự đa d ạ ng c ủ a lo ạ i n ộ i dung : Cung c ấ p nhi ề u l ự a ch ọ n v ề n ộ i dung h ọ c t ậ p, t ừ các tài li ệ u văn b ả n thu ộ c nhi ề u ngôn ng ữ khác nhau đ ế n phương ti ệ n đa phương ti ệ n như video, âm thanh , đ ể h ọ c sinh có cơ h ộ i ti ế p c ậ n thông tin theo nhi ề u cách khác nhau • S ự đa d ạ ng c ủ a p hương pháp h ọ c t ậ p : S ử d ụ ng n hi ề u phương pháp gi ả ng d ạ y khác nhau đ ể đáp ứ ng v ớ i s ự đa d ạ ng c ủ a h ọ c sinh Đi ề u này có th ể bao g ồ m thuy ế t trình, th ả o lu ậ n nhóm, d ự án th ự c hành và nhi ề u hình th ứ c khác • S ự đa d ạ ng c ủ a hình th ứ c tham gia : T ạ o ra môi trư ờ ng h ọ c t ậ p h ấ p d ẫ n và kích thích s ự tham gia c ủ a t ấ t c ả h ọ c sinh, bao g ồ m cung c ấ p l ự a ch ọ n, s ử d ụ ng ng ữ c ả nh th ự c ti ễ n, đ ề xu ấ t m ụ c tiêu thú v ị và mang tính c ạ nh tranh, và t ậ n d ụ ng s ự h ợ p tác và ph ả n h ồ i t ừ c ộ ng đ ồ ng h ọ c t ậ p II 2 Hư ớ ng d ẫ n th ự c hi ệ n Thi ế t k ế ph ổ quát trong giáo d ụ c – UDL Guidelines [3] UDL Guidelines là m ộ t t ậ p các hư ớ ng d ẫ n đư ợ c phát tri ể n b ở i Trung tâm D ự án M ở r ộ ng D ạ y và H ọ c (CAST) đ ể h ỗ tr ợ vi ệ c th ự c hi ệ n Thi ế t k ế ph ổ quát trong giáo d ụ c UDL Guidelines cung c ấ p cho giáo viên, nhà giáo d ụ c và nh ữ ng ngư ờ i tham gia trong lĩnh v ự c giáo d ụ c m ộ t khung làm vi ệ c c ụ th ể đ ể t ạ o ra môi trư ờ ng h ọ c t ậ p đa d ạ ng và phù h ợ p v ớ i t ấ t c ả h ọ c sinh Theo UDL, có b ả y hư ớ ng d ẫ n cơ b ả n mà giáo viên có th ể tuân theo đ ể t ạ o ra môi trư ờ ng h ọ c t ậ p ph ổ quát và h ỗ tr ợ cho t ấ t c ả h ọ c sinh: • Cung c ấ p L ự a ch ọ n và Tùy ch ọ n: Cho phép h ọ c sinh l ự a ch ọ n cách h ọ mu ố n ti ế p c ậ n n ộ i dung và cách h ọ mu ố n th ể hi ệ n ki ế n th ứ c • T ố i ưu hóa Nh ậ n th ứ c: S ử d ụ ng phương pháp h ọ c t ậ p khác nhau đ ể giúp h ọ c sinh ti ế p c ậ n và x ử lý thông tin m ộ t cách hi ệ u qu ả 3 • Xây d ự ng ki ế n th ứ c và K ế ho ạ ch kh ả năng: H ỗ tr ợ h ọ c sinh xây d ự ng ki ế n th ứ c và phát tri ể n k ế ho ạ ch cho vi ệ c h ọ c t ậ p và đ ạ t đư ợ c m ụ c tiêu • T ạ o các Ng ữ c ả nh h ọ c t ậ p có ý nghĩa: K ế t n ố i n ộ i dung h ọ c t ậ p v ớ i th ế gi ớ i th ự c và t ạ o các tình hu ố ng th ự c t ế đ ể h ọ c s inh áp d ụ ng ki ế n th ứ c • Khuy ế n khích T ự qu ả n lý và T ự đi ề u ch ỉ nh: H ỗ tr ợ h ọ c sinh phát tri ể n kh ả năng qu ả n lý th ờ i gian, thi ế t l ậ p m ụ c tiêu và t ự đ ị nh hình quá trình h ọ c t ậ p c ủ a h ọ • H ỗ tr ợ Giao ti ế p và H ợ p tác: T ạ o cơ h ộ i cho h ọ c sinh đ ể tương tác, giao ti ế p và h ợ p tác v ớ i nhau trong quá trình h ọ c t ậ p • S ử d ụ ng Công c ụ và Công ngh ệ h ỗ tr ợ : T ậ n d ụ ng các công c ụ và công ngh ệ đ ể t ạ o ra môi trư ờ ng h ọ c t ậ p linh ho ạ t và ti ế p c ậ n đư ợ c cho t ấ t c ả h ọ c sinh Hìn h 1 Hư ớ ng d ẫ n thi ế t k ế ph ổ quát trong giáo d ụ c - UDL Guidelines Như v ậ y có th ể th ấ y, UDL có th ể đư ợ c xem là m ộ t trong nh ữ ng ch ỉ d ẫ n thi ế t k ế tiên ti ế n trong vi ệ c d ạ y và h ọ c, đ ặ c bi ệ t là khi áp d ụ ng vào n ề n t ả ng giáo d ụ c s ố , nơi mà các nhà đơn v ị giáo d ụ c có đ ầ y đ ủ không gian đ ể ti ế p c ậ n nhi ề u ngư ờ i h ọ c hơn, cũng như có đ ầ y đ ủ n ề n t ả ng công ngh ệ đ ể cung c ấ p đa d ạ ng cách th ứ c ti ế p c ậ n h ọ c li ệ u, cho phép sinh viên có th ể đư ợ c l ự a ch ọ n cách mà b ả n thân mu ố n h ọ c Trong 4 ph ầ n ti ế p theo, nhóm tác gi ả s ẽ trình bày v ề vi ệ c qu ả n lý ch ấ t lư ợ ng trong vi ệ c tri ể n khai và v ậ n hành các bài gi ả ng s ố d ự a trên các nguyên t ắ c qu ố c t ế theo UDL II PHƯƠNG PHÁP TRI Ể N KHAI BÀI GI Ả NG S Ố T Ạ I TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ C CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN T ạ i trư ờ ng ĐH Công ngh ệ Thông tin vi ệ c ti ế p c ậ n và gi ả ng d ạ y theo các phương pháp d ạ y h ọ c k ế t h ợ p gi ữ a vi ệ c h ọ c t ậ p trên l ớ p và vi ệ c cung c ấ p các ngu ồ n h ọ c li ệ u qua website môn h ọ c đã đư ợ c tri ể n khai t ừ r ấ t s ớ m Tuy nhiên, trong nhi ề u năm, h ầ u như h ệ th ố ng qu ả n lý h ọ c t ậ p (Learning Management System - LMS) ch ỉ đư ợ c các gi ả ng viên s ử d ụ ng như nơi đ ể g ử i tài li ệ u h ọ c t ậ p cho sinh viên, ch ủ y ế u là slide bài gi ả ng Khi đ ẩ y m ạ nh công tác chuy ể n đ ổ i s ố trong giáo d ụ c, trư ờ ng đã th ự c hi ệ n ch ủ trương s ố hóa các bài gi ả ng dư ớ i d ạ ng video, đ ồ ng th ờ i khuy ế n khích s ử d ụ ng nhi ề u lo ạ i h ọ c li ệ u khác nhau trong gi ả ng d ạ y D ự a trê n nguyên t ắ c đa d ạ ng v ề lo ạ i n ộ i dung, v ớ i m ộ t s ố môn h ọ c đã đư ợ c tri ể n khai thành công, sinh viên t ạ i trư ờ ng ĐHCNTT có th ể l ự a ch ọ n nhi ề u hình th ứ c ti ế p c ậ n tài li ệ u, t ừ video bài gi ả ng đ ế n slide bài gi ả ng, các tài li ệ u d ạ ng văn b ả n, hay th ậ m chí là các v ideo t ừ nhi ề u ngu ồ n khác nhau có liên quan đ ế n bài h ọ c Đ ể đ ạ t đư ợ c thành công nh ấ t đ ị nh trong vi ệ c tri ể n khai bài gi ả ng s ố , Khoa K ỹ thu ậ t Máy tính đã đi tiên phong trong vi ệ c áp d ụ ng quy trình s ố hóa bài gi ả ng như đư ợ c mô t ả trong Hình 2 Hình 2 Quy trình tri ể n khai bài gi ả ng s ố môn Ki ế n trúc Máy tính 5 II 1 Quá t r ình tri ể n khai gi ả ng d ạ y theo phương pháp d ạ y k ế t h ợ p Vi ệ c tri ể n khai gi ả ng d ạ y theo phương pháp k ế t h ợ p yêu c ầ u c ầ n có ngu ồ n tài li ệ u h ọ c li ệ u ch ấ t lư ợ ng, sinh viên đư ợ c yêu c ầ u tham gia h ọ c t ậ p trên n ề n t ả ng LMS – c ụ th ể là Moodle – và h ọ c t ậ p t ạ i l ớ p C ấ u trúc c ủ a m ộ t khóa h ọ c đư ợ c trình như trong Hình 3 Trong đó , các n ộ i dung đư ợ c th ể hi ệ n tư ờ ng minh giúp ngư ờ i h ọ c xác đ ị nh đư ợ c tr ọ ng tâm và t ạ o c ả m giác li ề n m ạ ch trong tr ả i nghi ệ m h ọ c t ậ p Hình 3 C ấ u trúc c ủ a m ộ t khóa h ọ c tr ự c tuy ế n Các chương trong môn h ọ c đư ợ c chia nh ỏ thành các module, m ỗ i module th ể hi ệ n m ộ t ph ầ n ki ế n th ứ c đư ợ c trình bày thông qua video, slide bài gi ả ng, bài đ ọ c thêm, và câu h ỏ i quiz Sinh viên đư ợ c tr ả i nghi ệ m nhi ề u hình th ứ c tham gia h ọ c t ậ p khác nhau t ừ vi ệ c tư ơng tác v ớ i video bài gi ả ng thông qua câu h ỏ i đ ế n vi ệ c th ự c hi ệ n nhi ề u d ạ ng câu h ỏ i khác nhau Các hình th ứ c tương tác này nh ằ m đánh giá ti ế n trình h ọ c t ậ p c ủ a sinh viên, v ố n là m ộ t ph ầ n r ấ t quan tr ọ ng hình thanh nên ki ế n th ứ c c ủ a ngư ờ i h ọ c Ngoài các modu le ki ế n th ứ c, khóa h ọ c trên LMS cũng cung c ấ p công c ụ nh ằ m đa d ạ ng hóa phương pháp h ọ c t ậ p thông qua các ho ạ t đ ộ ng làm vi ệ c nhóm, v ẽ lưu đ ồ , seminar,… Hình 4 mô t ả cách h ệ th ố ng Moodle cung c ấ p các công c ụ khác nhau nh ằ m làm đa d ạ ng hóa tr ả i nghi ệ m h ọ c t ậ p c ủ a sinh viên II 2 Qu ả n lý ch ấ t lư ợ ng d ạ y và h ọ c trên n ề n t ả ng s ố Trong quy trình tri ể n khai bài gi ả ng s ố , m ộ t trong các v ấ n đ ề l ớ n nh ấ t là đ ả m b ả o ch ấ t lư ợ ng đào t ạ o Gi ả ng viên và nhà trư ờ ng c ầ n bi ế t đư ợ c r ằ ng li ệ u sinh viên có th ự c s ự tham gia vào quá trình h ọ c t ậ p hay không và làm th ế nào đ ể đánh giá đư ợ c ki ế n th ứ c c ủ a sinh viên Môn học Chương/tuần Module 1 Video/Video tương tác Slide bài giảng Bài đọc thêm Câu hỏi quiz Module 2 Các hoạt động khác 6 Hình 4 M ộ t module trong chương h ọ c Đ ể tr ả l ờ i đư ợ c các v ấ n đ ề trên, Trư ờ ng ĐHCNTT đã áp d ụ ng t ố i đa n ề n t ả ng qu ả n lý h ọ c t ậ p đ ể ghi nh ậ n và theo dõi ti ế n đ ộ h ọ c t ậ p c ủ a sinh viên qua t ừ ng bài gi ả ng Hình 5 th ể hi ệ n giao di ệ n theo dõi ti ế n đ ộ h ọ c c ủ a sinh viên trong môn h ọ c H ệ đi ề u hành Môn h ọ c đư ợ c chia thành nhi ề u chương, m ỗ i chương l ạ i đư ợ c chia thành nhi ề u module giúp sinh viên không c ả m th ấ y n ặ ng n ề khi ph ả i h ọ c liên t ụ c và ch ủ đ ộ ng trong vi ệ c h ọ c c ủ a mình Hàng tu ầ n, gi ả ng viên s ẽ ki ể m tra b ả ng ti ế n đ ộ và đưa ra nh ắ c nh ở v ớ i các sinh v iên chưa th ự c hi ệ n bài h ọ c Hình 5 Giao di ệ n theo dõi ti ế n đ ộ h ọ c t ậ p c ủ a sinh viên 7 Bên c ạ nh đó, gi ả ng viên cũng có th ể ki ể m soát đư ợ c ch ấ t lư ợ ng h ọ c t ậ p c ủ a sinh viên thông qua h ệ th ố ng s ổ đi ể m, th ố ng kê l ạ i t ấ t c ả các đi ể m mà sinh viên đã đ ạ t đư ợ c thông qua vi ệ c tham gia vào các ho ạ t đ ộ ng trong l ớ p h ọ c c ả tr ự c tuy ế n l ẫ n tr ự c ti ế p Hình 6 th ể hi ệ n m ộ t b ả ng đi ể m t ổ ng h ợ p nh ằ m giúp gi ả ng viên luôn đánh giá đư ợ c ch ấ t lư ợ ng h ọ c t ậ p c ủ a sinh viên Hình 6 B ả ng đi ể m t ổ ng trên Moodle M ặ t khác, nh ằ m đ ả m b ả o các n ộ i dung h ọ c t ậ p luôn đáp ứ ng đư ợ c nhu c ầ u và k ỳ v ọ ng c ủ a ngư ờ i h ọ c, ho ạ t đ ộ ng kh ả o sát sau m ỗ i chương ho ặ c m ỗ i khóa h ọ c là m ộ t ph ầ n không th ể thi ế u 8 Hình 7 K ế t qu ả kh ả o sát c ủ a sinh viên sau chương h ọ c Chi ế n lư ợ c c ủ a vi ệ c đ ả m b ả o ch ấ t lư ợ ng khi tri ể n khai bài gi ả ng s ố đó là c ầ n k ế t h ợ p gi ữ a các bài t ậ p ti ế n trình và bài t ậ p t ổ ng k ế t M ộ t m ặ t bài t ậ p ti ế n trình liên t ụ c đánh giá ch ấ t lư ợ ng c ủ a ngư ờ i h ọ c sau m ỗ i module, vi ệ c này không ch ỉ giúp gi ả ng viên có th ể đánh giá chính xác kh ả năng c ủ a ngư ờ i h ọ c mà đ ồ ng th ờ i cũng giúp sinh viên ghi nh ớ lâu hơn các ki ế n th ứ c đư ợ c đ ề c ậ p M ặ t khác, bài t ậ p t ổ ng k ế t có th ể bài t ậ p cu ố i chương, k ỳ thi gi ữ a k ỳ /cu ố i k ỳ Bài t ậ p này đư ợ c thi ế t k ế nh ằ m đ ả m b ả o sinh viên ph ả i đ ạ t đư ợ c các chu ẩ n đ ầ u ra c ủ a môn h ọ c , n ế u không đ ạ t thì ngư ờ i h ọ c b ắ t bu ộ c ph ả i h ọ c l ạ i đ ể có th ể nh ậ n đư ợ c công nh ậ n đã n ắ m đư ợ c ki ế n th ứ c c ầ n thi ế t III K Ế T QU Ả KH Ả O SÁT PHƯƠNG PHÁP D Ạ Y K Ế T H Ợ P Trong bu ổ i gi ả ng d ạ y cu ố i cùng, k ế t h ợ p v ớ i phòng thanh tra pháp ch ế và đ ả m b ả o ch ấ t lư ợ ng, gi ả ng viên đã làm kh ả o sát l ớ p h ọ c đ ể n ắ m b ắ t tình hình l ớ p và nhìn nh ậ n l ạ i nh ữ ng m ặ t đư ợ c và nh ữ ng m ặ t c ầ n c ả i ti ế n B ả ng 1 N ộ i dung và các k ế t qu ả kh ả o sát l ớ p h ọ c N ộ i dung T ỉ l ệ hài lòng (%) ĐTB (4) Chưa t ố t Bình thư ờ ng T ố t R ấ t t ố t Ch ấ t lư ợ ng video 8 3 - 62 5 29 2 3 13 N ộ i dung bài h ọ c (video) - 8 3 58 3 33 3 3 25 9 S ố lư ợ ng và ch ấ t lư ợ ng các bài t ậ p b ổ tr ợ - 29 2 50 0 20 8 2 92 GV s ử d ụ ng th ờ i gian h ọ c trên l ớ p - 16 7 50 0 33 3 3 17 GV hư ớ ng d ẫ n A/C s ử d ụ ng th ờ i gian h ọ c offline t ạ i nhà 1 20 8 54 2 25 0 3 04 GV hư ớ ng d ẫ n A/C v ề vi ệ c xem các tài li ệ u, video bài gi ả ng trư ớ c đ ể chu ẩ n b ị cho bu ổ i h ọ c ti ế p theo - 4 2 45 8 50 0 3 46 Các bài gi ả ng video và tài li ệ u h ọ c t ậ p online đã đư ợ c GV cung c ấ p đ ầ y đ ủ - - 41 7 58 3 3 58 GV s ử d ụ ng các công c ụ /ph ầ n m ề m đ ể th ả i lu ậ n và tương tác v ớ i A/C trong quá trình h ọ c t ậ p - - 58 3 41 7 3 42 Đánh giá chung c ủ a A/C v ề phương pháp d ạ y h ọ c k ế t hơn - 16 7 37 5 45 8 3 29 Bên c ạ nh đó đ ể kh ả o sát v ề tình hình có th ể tri ể n khai cho nhi ề u l ớ p h ọ c ở các n ộ i dung th ờ i lư ợ ng bu ổ i h ọ c, kh ả năng tri ể n khai đư ợ c k ế t qu ả như sau: Hình 8 K ế t qu ả kh ả o sát v ề th ờ i lư ợ ng bu ổ i h ọ c online là 30% t ổ ng s ố bu ổ i h ọ c 10 Hình 9 K ế t qu ả kh ả o sát mong mu ố n áp d ụ ng phương pháp d ạ y k ế t h ợ p IV K Ế T LU Ậ N Bài vi ế t này đã trình bày m ộ t các th ự c hành trong vi ệ c đ ổ i m ớ i phương pháp gi ả ng d ạ y bài gi ả ng s ố d ự a trên các nguyên tác c ủ a Thi ế t k ế ph ổ quát trong giáo d ụ c, v ố n là m ộ t mô hình đư ợ c áp d ụ ng r ộ ng rãi trong nhi ề u n ề n giáo d ụ c tiên ti ế n trên th ế gi ớ i Vi ệ c đ ả m b ả o 03 nguyên t ắ c cơ b ả n c ủ a UDL giúp cho khóa h ọ c dù đư ợ c tri ể n khai tr ự c tuy ế n hay tr ự c ti ế p v ẫ n đáp ứ ng đư ợ c cho h ầ u h ế t sinh viên, cung c ấ p môi trư ờ ng h ọ c t ậ p đa d ạ ng, l ấ y ngư ờ i h ọ c làm trung tâm và đánh giá chính xác đư ợ c ch ấ t lư ợ ng cũng như chu ẩ n đ ầ u ra c ủ a khóa h ọ c 11 TÀI LI Ệ U THAM KH Ả O [1] Rose, D , 2000 Universal design for learning Journal of Special Education Technology, 15(4), pp 47 - 51 [2] Rogers - Shaw, C , Carr - Chellman, D J and Choi, J , 2018 Universal design for learning: Guidelines f or accessible online instruction Adult learning, 29(1), pp 20 - 31 [3] https://udlguidelines cast org/
Trang 1ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUA PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH BÀI GIẢNG SỐ, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ
Phan Đình Duy, Trần Hoàng Lộc
Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG TP.HCM
TÓM TẮT
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ IV và làn sóng chuyển đổi số trên quy mô toàn cầu, việc thích nghi và thay đổi nền tảng giáo dục theo công nghệ số là một trong những yêu cầu hàng đầu cần được thực hiện Việc chuyển đổi
số trong giáo dục không chỉ dừng lại ở các học liệu số mà còn liên quan đến quy trình thiết kế và vận hành các bài giảng số, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn giảng dạy trong bối cảnh các trường Đại học cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế Bài viết này trình bày về tổng quan mô hình Thiết kế phổ quát trong giáo dục (Universal Design for Learning – UDL) vốn được áp dụng rộng rãi trong việc thiết kế dạy và học tại các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là trong việc áp dụng vào bài giảng số Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng trình bày về việc xây dựng và vận hành bài giảng số đang được triển khai tại trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM cùng các phương thức đảm bảo chất lượng đào tạo theo chuẩn mực quốc tế
TỪ KHOÁ:
Bài giảng số, chia sẻ học liệu, chuyển đổi số
I GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH THIẾT KẾ PHỔ QUÁT TRONG GIÁO DỤC
I.1 Định nghĩa Thiết kế phổ quát trong giáo dục
Trong thế kỷ 21, giáo dục đang trải qua sự biến đổi mạnh mẽ để đáp ứng với
sự đa dạng của học sinh và thách thức của thế giới hiện đại Một phương pháp giáo dục đang được ưa chuộng trong việc xây dựng môi trường học tập bao gồm tất cả học sinh, bất kể khả năng hoặc sự khác biệt cá nhân, đó là Thiết kế phổ quát trong giáo dục (Universal Design for Learning - UDL) [1] Mô hình này bắt nguồn từ lĩnh vực thiết kế không gian vật lý và công nghệ hỗ trợ Ban đầu, UDL được phát triển trong lĩnh vực của kiến trúc và công nghệ hỗ trợ cho những người có khuyết tật về thị giác, vận động hoặc khả năng vận hành Ý tưởng của UDL là áp dụng nguyên lý
"thiết kế đa dạng và bao trùm" vào giáo dục, tạo ra một môi trường học tập linh hoạt
và tiếp cận được cho tất cả học sinh, bao gồm cả những học sinh có khả năng đặc biệt hoặc học sinh mắc phải các vấn đề khác nhau Ví dụ, trong môi trường học tập,
Trang 2nếu giảng viên chỉ cung cấp slide bài giảng thì có thể dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận đối với các sinh viên bị khiếm thị Ngoài ra, trong công tác giảng dạy, nếu chỉ áp dụng một hình thức giảng viên giảng bài -, sinh viên nghe giảng thì việc truyền đạt kiến thức sẽ không thể đạt được hiệu quả cao và lớp học sẽ có cảm giác nhàm chán Mặt khác, trong việc đánh giá giảng viên, nếu chỉ áp dụng một hình thức đánh giá duy nhất, ví dụ như thi trắc nghiệm, có thể sẽ không thể đảm bảo đánh giá chính xác và không tạo điều kiện để sinh viên phát huy được năng lực của mình trong việc thiết kế, suy luận
Ngày nay, UDL được áp dụng tại rất nhiều trường Đại học uy tín trên thế giới, đặc biệt là khi chuyển đổi số trong giáo dục bùng nổ [2] Với sự hậu thuẫn từ nền tảng công nghệ hiện đại, UDL có thể được hiện thực để thiết kế và cung cấp nhiều loại nội dung giáo dục, phương pháp dạy học và các bài kiểm tra linh hoạt và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của từng học sinh Việc thiết kế dạy học theo mô hình UDL được thực hiện dựa trên 03 nguyên tắc cơ bản sau:
• Sự đa dạng của loại nội dung: Cung cấp nhiều lựa chọn về nội dung học tập,
từ các tài liệu văn bản thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau đến phương tiện đa phương tiện như video, âm thanh, để học sinh có cơ hội tiếp cận thông tin theo nhiều cách khác nhau
• Sự đa dạng của phương pháp học tập: Sử dụng nhiều phương pháp giảng
dạy khác nhau để đáp ứng với sự đa dạng của học sinh Điều này có thể bao gồm thuyết trình, thảo luận nhóm, dự án thực hành và nhiều hình thức khác
• Sự đa dạng của hình thức tham gia: Tạo ra môi trường học tập hấp dẫn và
kích thích sự tham gia của tất cả học sinh, bao gồm cung cấp lựa chọn, sử dụng ngữ cảnh thực tiễn, đề xuất mục tiêu thú vị và mang tính cạnh tranh, và tận dụng sự hợp tác và phản hồi từ cộng đồng học tập
II.2 Hướng dẫn thực hiện Thiết kế phổ quát trong giáo dục – UDL Guidelines [3]
UDL Guidelines là một tập các hướng dẫn được phát triển bởi Trung tâm Dự
án Mở rộng Dạy và Học (CAST) để hỗ trợ việc thực hiện Thiết kế phổ quát trong giáo dục UDL Guidelines cung cấp cho giáo viên, nhà giáo dục và những người tham gia trong lĩnh vực giáo dục một khung làm việc cụ thể để tạo ra môi trường học tập đa dạng và phù hợp với tất cả học sinh
Theo UDL, có bảy hướng dẫn cơ bản mà giáo viên có thể tuân theo để tạo ra môi trường học tập phổ quát và hỗ trợ cho tất cả học sinh:
• Cung cấp Lựa chọn và Tùy chọn: Cho phép học sinh lựa chọn cách họ muốn tiếp cận nội dung và cách họ muốn thể hiện kiến thức
• Tối ưu hóa Nhận thức: Sử dụng phương pháp học tập khác nhau để giúp học sinh tiếp cận và xử lý thông tin một cách hiệu quả
Trang 3• Xây dựng kiến thức và Kế hoạch khả năng: Hỗ trợ học sinh xây dựng kiến thức và phát triển kế hoạch cho việc học tập và đạt được mục tiêu
• Tạo các Ngữ cảnh học tập có ý nghĩa: Kết nối nội dung học tập với thế giới thực và tạo các tình huống thực tế để học sinh áp dụng kiến thức
• Khuyến khích Tự quản lý và Tự điều chỉnh: Hỗ trợ học sinh phát triển khả năng quản lý thời gian, thiết lập mục tiêu và tự định hình quá trình học tập của họ
• Hỗ trợ Giao tiếp và Hợp tác: Tạo cơ hội cho học sinh để tương tác, giao tiếp
và hợp tác với nhau trong quá trình học tập
• Sử dụng Công cụ và Công nghệ hỗ trợ: Tận dụng các công cụ và công nghệ
để tạo ra môi trường học tập linh hoạt và tiếp cận được cho tất cả học sinh
Hình 1 Hướng dẫn thiết kế phổ quát trong giáo dục - UDL Guidelines
Như vậy có thể thấy, UDL có thể được xem là một trong những chỉ dẫn thiết
kế tiên tiến trong việc dạy và học, đặc biệt là khi áp dụng vào nền tảng giáo dục số, nơi mà các nhà đơn vị giáo dục có đầy đủ không gian để tiếp cận nhiều người học hơn, cũng như có đầy đủ nền tảng công nghệ để cung cấp đa dạng cách thức tiếp cận học liệu, cho phép sinh viên có thể được lựa chọn cách mà bản thân muốn học Trong
Trang 4phần tiếp theo, nhóm tác giả sẽ trình bày về việc quản lý chất lượng trong việc triển khai và vận hành các bài giảng số dựa trên các nguyên tắc quốc tế theo UDL
II PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI BÀI GIẢNG SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tại trường ĐH Công nghệ Thông tin việc tiếp cận và giảng dạy theo các phương pháp dạy học kết hợp giữa việc học tập trên lớp và việc cung cấp các nguồn học liệu qua website môn học đã được triển khai từ rất sớm Tuy nhiên, trong nhiều năm, hầu như hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS) chỉ được các giảng viên sử dụng như nơi để gửi tài liệu học tập cho sinh viên, chủ yếu
là slide bài giảng Khi đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong giáo dục, trường đã thực hiện chủ trương số hóa các bài giảng dưới dạng video, đồng thời khuyến khích
sử dụng nhiều loại học liệu khác nhau trong giảng dạy Dựa trên nguyên tắc đa dạng
về loại nội dung, với một số môn học đã được triển khai thành công, sinh viên tại trường ĐHCNTT có thể lựa chọn nhiều hình thức tiếp cận tài liệu, từ video bài giảng đến slide bài giảng, các tài liệu dạng văn bản, hay thậm chí là các video từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến bài học
Để đạt được thành công nhất định trong việc triển khai bài giảng số, Khoa Kỹ thuật Máy tính đã đi tiên phong trong việc áp dụng quy trình số hóa bài giảng như được mô tả trong Hình 2
Hình 2 Quy trình triển khai bài giảng số môn Kiến trúc Máy tính
Trang 5II.1 Quá trình triển khai giảng dạy theo phương pháp dạy kết hợp
Việc triển khai giảng dạy theo phương pháp kết hợp yêu cầu cần có nguồn tài liệu học liệu chất lượng, sinh viên được yêu cầu tham gia học tập trên nền tảng LMS – cụ thể là Moodle – và học tập tại lớp Cấu trúc của một khóa học được trình như trong Hình 3 Trong đó, các nội dung được thể hiện tường minh giúp người học xác định được trọng tâm và tạo cảm giác liền mạch trong trải nghiệm học tập
Hình 3 Cấu trúc của một khóa học trực tuyến
Các chương trong môn học được chia nhỏ thành các module, mỗi module thể hiện một phần kiến thức được trình bày thông qua video, slide bài giảng, bài đọc thêm, và câu hỏi quiz Sinh viên được trải nghiệm nhiều hình thức tham gia học tập khác nhau từ việc tương tác với video bài giảng thông qua câu hỏi đến việc thực hiện nhiều dạng câu hỏi khác nhau Các hình thức tương tác này nhằm đánh giá tiến trình học tập của sinh viên, vốn là một phần rất quan trọng hình thanh nên kiến thức của người học Ngoài các module kiến thức, khóa học trên LMS cũng cung cấp công cụ nhằm đa dạng hóa phương pháp học tập thông qua các hoạt động làm việc nhóm, vẽ lưu đồ, seminar,… Hình 4 mô tả cách hệ thống Moodle cung cấp các công cụ khác nhau nhằm làm đa dạng hóa trải nghiệm học tập của sinh viên
II.2.Quản lý chất lượng dạy và học trên nền tảng số
Trong quy trình triển khai bài giảng số, một trong các vấn đề lớn nhất là đảm bảo chất lượng đào tạo Giảng viên và nhà trường cần biết được rằng liệu sinh viên
có thực sự tham gia vào quá trình học tập hay không và làm thế nào để đánh giá được kiến thức của sinh viên
Môn học
Chương/tuần
Module 1
Video/Video tương tác
Slide bài giảng
Bài đọc thêm
Câu hỏi quiz
Module 2 động khácCác hoạt
Trang 6Hình 4 Một module trong chương học
Để trả lời được các vấn đề trên, Trường ĐHCNTT đã áp dụng tối đa nền tảng quản lý học tập để ghi nhận và theo dõi tiến độ học tập của sinh viên qua từng bài giảng Hình 5 thể hiện giao diện theo dõi tiến độ học của sinh viên trong môn học
Hệ điều hành Môn học được chia thành nhiều chương, mỗi chương lại được chia thành nhiều module giúp sinh viên không cảm thấy nặng nề khi phải học liên tục và chủ động trong việc học của mình Hàng tuần, giảng viên sẽ kiểm tra bảng tiến độ
và đưa ra nhắc nhở với các sinh viên chưa thực hiện bài học
Hình 5 Giao diện theo dõi tiến độ học tập của sinh viên
Trang 7Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể kiểm soát được chất lượng học tập của sinh viên thông qua hệ thống sổ điểm, thống kê lại tất cả các điểm mà sinh viên đã đạt được thông qua việc tham gia vào các hoạt động trong lớp học cả trực tuyến lẫn trực tiếp Hình 6 thể hiện một bảng điểm tổng hợp nhằm giúp giảng viên luôn đánh giá được chất lượng học tập của sinh viên
Hình 6 Bảng điểm tổng trên Moodle
Mặt khác, nhằm đảm bảo các nội dung học tập luôn đáp ứng được nhu cầu và
kỳ vọng của người học, hoạt động khảo sát sau mỗi chương hoặc mỗi khóa học là một phần không thể thiếu
Trang 8Hình 7 Kết quả khảo sát của sinh viên sau chương học
Chiến lược của việc đảm bảo chất lượng khi triển khai bài giảng số đó là cần kết hợp giữa các bài tập tiến trình và bài tập tổng kết Một mặt bài tập tiến trình liên tục đánh giá chất lượng của người học sau mỗi module, việc này không chỉ giúp giảng viên có thể đánh giá chính xác khả năng của người học mà đồng thời cũng giúp sinh viên ghi nhớ lâu hơn các kiến thức được đề cập Mặt khác, bài tập tổng kết
có thể bài tập cuối chương, kỳ thi giữa kỳ/cuối kỳ Bài tập này được thiết kế nhằm đảm bảo sinh viên phải đạt được các chuẩn đầu ra của môn học, nếu không đạt thì người học bắt buộc phải học lại để có thể nhận được công nhận đã nắm được kiến thức cần thiết
III KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP DẠY KẾT HỢP
Trong buổi giảng dạy cuối cùng, kết hợp với phòng thanh tra pháp chế và đảm bảo chất lượng, giảng viên đã làm khảo sát lớp học để nắm bắt tình hình lớp và nhìn nhận lại những mặt được và những mặt cần cải tiến
Bảng 1 Nội dung và các kết quả khảo sát lớp học
Nội dung
Tỉ lệ hài lòng (%)
ĐTB (4) Chưa
tốt
Bình thường Tốt Rất tốt
Nội dung bài học (video) - 8.3 58.3 33.3 3.25
Trang 9Số lượng và chất lượng các bài tập
GV sử dụng thời gian học trên lớp - 16.7 50.0 33.3 3.17
GV hướng dẫn A/C sử dụng thời
gian học offline tại nhà 1 20.8 54.2 25.0 3.04
GV hướng dẫn A/C về việc xem
các tài liệu, video bài giảng trước
để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo
Các bài giảng video và tài liệu học
tập online đã được GV cung cấp
đầy đủ
GV sử dụng các công cụ/phần
mềm để thải luận và tương tác với
A/C trong quá trình học tập
Đánh giá chung của A/C về
phương pháp dạy học kết hơn - 16.7 37.5 45.8 3.29
Bên cạnh đó để khảo sát về tình hình có thể triển khai cho nhiều lớp học ở các nội dung thời lượng buổi học, khả năng triển khai được kết quả như sau:
Hình 8 Kết quả khảo sát về thời lượng buổi học online là 30% tổng số buổi học
Trang 10Hình 9 Kết quả khảo sát mong muốn áp dụng phương pháp dạy kết hợp
IV KẾT LUẬN
Bài viết này đã trình bày một các thực hành trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy bài giảng số dựa trên các nguyên tác của Thiết kế phổ quát trong giáo dục, vốn là một mô hình được áp dụng rộng rãi trong nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Việc đảm bảo 03 nguyên tắc cơ bản của UDL giúp cho khóa học dù được triển khai trực tuyến hay trực tiếp vẫn đáp ứng được cho hầu hết sinh viên, cung cấp môi trường học tập đa dạng, lấy người học làm trung tâm và đánh giá chính xác được
chất lượng cũng như chuẩn đầu ra của khóa học
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Rose, D., 2000 Universal design for learning Journal of Special Education Technology, 15(4), pp.47-51
[2] Rogers-Shaw, C., Carr-Chellman, D.J and Choi, J., 2018 Universal design for learning: Guidelines for accessible online instruction Adult learning, 29(1), pp.20-31
[3] https://udlguidelines.cast.org/