1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lí Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Tại Trường Trung Học Thực Hành, Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đào Ngọc Kim Ngân
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Hiến
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lí Giáo dục
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 35,87 MB

Nội dung

nuôi dưỡng và phát trién tri thức, tâm hôn, kĩ năng của học sinh; đào tạo và giáo dục học sinh thành người có khả năng hội nhập và thích ứng, nỗ lực học tập, rèn luyện, và sáng tạo không

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

ĐÀO NGỌC KIM NGÂN

TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH, TRƯỜNG

DAI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA LUAN KHOA HOC GIAO DUC

THÀNH PHO HO CHÍ MINH, 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

KHÓA LUẬN KHOA HỌC GIÁO DỤC

QUAN LÍ HOAT ĐỘNG TRAI NGHIEM, HƯỚNG NGHIỆP

TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH, TRƯỜNG

ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Người thực hiện: ĐÀO NGỌC KIM NGAN

Mã số sinh viên: 46.01.609.048

Chuyên ngành: Quản lí Giáo đục

Mã ngành: 7140114

Người hướng dẫn khoa học:

ThS Nguyễn Văn Hiến

THÀNH PHO HO CHÍ MINH, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu “Quan lí Hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp tại trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành

pho Hồ Chí Minh” do chính tôi thực hiện, với sự hướng dẫn của Th§ Nguyễn VănHiền Nội dung, dit liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, chưa từngđược công bồ trong bat kì công trình nghiên cứu nào khác và tuân thủ quy định trích

dẫn, tài liệu tham khảo của cơ sở đào tạo

Tác giả khóa luận

Đào Ngọc Kim Ngân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Thời điểm em viết nên những lời cảm ơn cũng là giai đoạn "nước rút” trong hànhtrình thực hiện khóa luận tốt nghiệp Tuy vậy, em vẫn cảm thấy hạnh phúc khi nhớ về

sự đìu đắt, nâng đỡ từ thây cô, gia đình và bạn bè.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thay/Cé khoa Khoa học Giáo dục,trường Dai học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tạo điều kiện tốt nhất dé giúp

em tích lũy kiến thức suốt 4 năm vừa qua, dé em có đủ hành trang cho bản thân và thựchiện tốt khóa luận của mình

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th§ Nguyễn Văn Hiến, người hướngdan khoa học của khóa luận này Em cảm ơn Thay đã giảng dạy cho em những điều hay, những kiên thức quan trong trong các học phan và trong hành trình em thực hiệnkhóa luận tốt nghiệp Đặc biệt là khi hướng dẫn em thực hiện khóa luận, thay luôn kiênnhẫn động viên và khích lệ em, để em không được bó cuộc và từng bước tiễn bộ hơn

Em xin cảm ơn Quý Thầy/Cô và các bạn học sinh trường Trung học Thực hành, trường Dai học Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh đã đành thời gian dé giúp em thực

hiện nghiên cứu thực trạng tại nhà trường Sự giúp đỡ của Quý Thày/Cô và các bạn học

sinh không chỉ cho em nguồn dữ liệu phục vụ cho nội dung của khóa luận mà còn làm

cho em cảm thay ban than như dang nhận một nguon năng lượng tích cực khi được lắng

nghe lời chia sẻ rất tự nhiên và chân thành

Bên cạnh đó, em cũng không quên gứi lời cảm ơn đến trường Đại học Sư phạmThành Phố Hỗ Chí Minh, thư viện trường Đại học Sư phạm Thành Pho Hỗ Chí Minh,trường Tiểu học, THCS & THPT Vinschool — Cơ sở 1, cùng gia đình và bạn bè đã giúp

đỡ em trong khoảng thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Mặc dù vậy, với sự hạn chế về năng lực và kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn củaban thân em, khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiểu sót Em rất mong nhận được sự góp ý từ Quý Thày/Cô dé em có thé hoàn thiện nội dung và tích lũy cho mình

những bài học giá trị trong nghiên cứu khoa học giáo dục.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thay cô, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ

em trong suốt hành trình em thực hiện khóa luận tốt nghiệp!

Trang 5

MỤC LỤC

HỘI NI GÀ {7a ÝŸŸŸÝ na 6c“ na i

DI GA MO gonniriiriieiiiteeietobeceictioietittitti111G0110133308130363561833560563651255651655958558555988 ii

PUI ĐI TT TT nh ni ch T71 Trợ 070707 017 vợ iii

PĐANHMDETDSIET fly —ằằẽằẽằễẽằẶằẽEẶẶẽ= viiDANH MỤC CÁC BANG BIIỀU 55 s55 5556656 6966956959559 65960s6 viii

eT LG: |; ee aan ix

MG DAU essissesssscssssscsassscstrsssisccscsieonmnnnainnicnnmniaunnenamnnnnaanenes 1

An CHOM in Ihùhnận ]

2) IV G:d'Gh SHIEH CHD si cssciiaissieasesaaiesinasassoiaainasaaassaieaiaasaisainaiessaasainaiasnansasaissiainas 2

3 Nhiệm Vu DENIED COW cicciciccisscassassccsscecssssaieatestassassstsstossassaseateseasoatestostatsaassseatasess 2

4 Đối tượng và khách thẻ nghiên cứu stistessasaersestsiseners TT TT siseuanuesisssessaventsiaes Z

5; Cau NG DghiỆnGỨN::-.:-‹::::-::c:c:cc:2i22:2222022122121121131331855251235565351235933312555552514385665726 855 3

Ÿ:IPRưởnE pBbáÁP:PhiÊH'ÊỨNI:icssososooeoiiiiiisiisiisiotiai2512515315515102301161055850630338551558588858 3

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu lí luận - - Ă ĂSsSS+ ni reeree 3

7.2 Phương pháp phỏng van sâu - 22-2 2 22922E2SE2102172151 3113211212122 xe 3

7.3 Phương pháp xử lí dit liệu định tính - - cc sà S SH tới 4

CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE QUAN LÍ HOẠT DONG TRẢI NGHIỆM,

HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THONG - 5

1.1 Lich sử nghiên cứu vấn G6 ooo cece ccececceceeceeceeceeseesecsecsecscsecacescercenseseecseesseeseess 5

1.1.1 Nghiên cứu vẻ quan lí hoạt động giáo dục trong trường phé thơng 51.1.2 Nghiên cứu về Hoạt động trai nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phơ

1.2.2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ch senhneererree II

1.2.3 Quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phơ thơng

3ơi059990598390018368%53943948946883439519509500363884886984939849698494394303ÿ89839499994653057%508885035038848838 12

Trang 6

1.3 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phô thông 13

[3.1 VI Coos cccccasassascessscesssssesessacscssessasassasesssssassssessnasssessessesssscssess0ssassescesass 13

VF ZINGUGON Ss ss cisscarcassisasisrcareisciseriapercancetestesnanenentstesisiiansietionenaneiniieriaiien 13

1.3.3 Phương thức tô chức và loại hình hoạt OGG TT n 15

1.3.4 Đánh giá kết quả _— <sosvavevevessesvaveaavsaveasuruavarsuvusvanvaveavaveavens 161.4 Công tác quản lí Hoạt động trai nghiệm hướng nghiệp tại trường trung học phô

LHÖHỂ:cticizisisitisiisiiaiiitp1i4112125103151181665335033653835635358595533593881556525851888818555595581385035638855 17

1.4.1 Lập kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phô

HOT Loii1220222212212002412322302100133531033933515395385585535123133953E3383333238535318520258655355593385582538572 17

1.4.2 Tô chức thực hiện kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường

Geren Earp 069 ENO cence sc csnc cece sce sncece secs neirireaereirarareroisrraesrirairtoat 18

1.4.3 Chi đạo thực hiện kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường

isngiÙineiphöiHIBNEs 44:22222.50210200222222100201202202222.100220223232062) 100230203222) 18

1.4.4 Kiểm tra — đánh giá 6 chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trưởngtrai Figo pl HOB sosaasooiasinsiiabsoiitiiiii254111140020810613831303389388144353323885488482383848 191.5 Một số yếu tổ ảnh hưởng đến quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tạitrdnpffftiipiB06DNGIHIODEueeaeieirieioaanaaeaississiritp1021020061021121240217020030130651 20

1.5.1 Năng lực của cán bộ quan lí và giáo viên - . SẶ Series 21

1.5.2 Điều kiện tổ chức các hoạt động óc 1 E2 2022110111121 s1x6 2I 1.5.3 Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục 22

1.5.4 Sự quan tâm và định hướng, chi đạo của cán bộ quản lí cấp HEN ciisissossao: 23

Tiêu kết Chương ÍÍ :::ss:ss:csscsscss:sosscsci52202555205225255305635003535583880553555358655833838885538553553553558 25

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ‹ss<-55xsseesssxsvee 26

Peon enter at | in sssussresnttraneeint350000540031305102012005112303940360520120880668 10610501 26

2.2 Khái: quat dia! ban Mghién COi: :.:::s:ccsssesscasssessessosssssazessesscessssassssesssesecesscassss 27

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - c2 St nh SH xe 28

PVA INNHIIIRBHIETILEINE:.:2:12:32646:52122221226226121212232114062425415221141402182034523161830114214 1212133482131 29

2:5; |PHWONE Php NOE COW c:c:::cocisiciiiiisiisisissistpsi21i51151041111015815615453181881848658855 29

2.5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuy@t 0c.cccccscsscssessesseesesseeseeseeseesessessensen 292.5.2 Phương pháp phỏng Van o - ccceceecsecsecoseoseeceeceessessecncescesseesecsncnneeneeees 30

2.5.3 Phương pháp xử lí dữ liệu định tính ¿ác SỈ nhe 34

iv

Trang 7

2:6: (0uiifìnHinEHIER'GỮN ::.:ci¿::2:2c2i22020020220200212014104203101361340924653g014166:0389186331408ã s65 35 2:8: Đạo đức trong nghiÊn €ỨU: :.:-‹-::-::-:-::-:c-ccciicsiciS52112112125123121531255555257366556 85256 36

Tiên kết ChưữNG Õ preapeeeoeitieiioititiitiig111010111111113003310133116118031380331118318803388388323083385588 38

CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU -.‹.o5-sosscsseosessessesse 39

3.1 Thực trạng lập kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường Trunghọc Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh 393.2 Thực trạng tô chức thực hiện kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành phó Hỗ Chí Minh 413.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tạitrường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chí Minh 43

3.4 Thực trạng kiểm tra — đánh giá Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường

Trung học Thực hành, trường Đại học Su phạm Thành phó Hỗ Chí Minh 465I5.IBAniliiniKEttGii5IEIITGITRTNE cass:sss: si: s4166210305516021061286550213450051631E118867216)840510204 48

Sàn ôn AAa 493\5I2 Hồ AA co ssniinitsttztstti0510410404010012061061163021023133384383863031880321130/401412602883380 50Tiểu kết GÀHữHE 8 toacnkokoioiiioiobiiiii0000101010160036106136016036336335)8636638553638656554258556356 51KẾT DUẬNYVA RMI INGEN sss sscsscsscsscstsscssccscssceccsscssccecsssssosssssssscesssssstssssstsnesaees 52

ORG UDG Aas sccsscasscsassessssasasosssasccoassasnsscassssassasezesassansicansosassancaosssasssicaissucsassaisseaes 52

2 Kiến nghị "¬ ¬ ¬ ¬ ¬ "Ma 53

2.1 Đối với cán bộ quản lí trường Trung học Thực hành, trường Dai học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh -:- 1:2 2221223 323221323553251215513227325 212 rxe 532.2 Đôi với giáo viên chủ nhiệm trường Trung học Thực hành trường Đại học Sưpham Thanh pho H6 Chi Minh 8 Ả 53TATEIETI THẬN Asses scsszcscescesscsccaccsecscescssesacesecsesacesseacesesszatesessassasiasnezeas 54

PG haitiibiioioiintoiiintisiiiniitiiitoitiiiinoiiiiii6i1004014004001011010011010010610430331G340351363866 58

Phụ lục 1 Phiểu phóng van dành cho cán bộ quán lÍ -.- 5:52 s2 2s 2 c2 58Phu lục 2 Phiếu phỏng vẫn dành cho giáo viên chủ nhiệm - 25+: 60 Phụ lục 3 Phiéu phỏng vẫn dành cho học sinh -.¿ 552525 22222222 2222c2szcsrcei 62Phụ lục 4 Kế hoạch Giáo dục của trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sưphạm Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2022 = 2023 2-7222 Sz2 2z 2z 64

Trang 8

Phụ lục 5 Kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của trường Trung học Thực

hành, trường Đại học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh năm học 2022 - 2023 70

Phụ lục 6 Hướng dẫn kiêm tra — đánh giá Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp củatrường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh năm

Học 2022:= 203 iiiiiiiiiiiiaioiiiaiosiaoi 5111851538 Sï36E95ĩ8655136518158553565553881555 Sï16E28381351165151855818 73

Phụ lục 7 Kế hoạch Giáo dục của trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chí Minh năm học 2023 — 2024 - c s S2scvcsrce2 76 Phụ lục 8 Ké hoạch Hoạt động trai nghiệm, hướng nghiệp của trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2023 - 2024 88 Phụ luc 9 Hướng dẫn kiểm tra — đánh giá Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp củatrường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chi Minh nam

học 2023 = 2Ú: ¡¡‹iiciiciciin000S010121261061361815515818618615512558185563565558865883556386885883881885885858 91Phu luc 10 Minh hoa két qua phong van (sau khi giải băng) - 101

Phụ lục 11, Dit liệu phỏng van thô sau khi chuyển đỗi từ dang âm thanh sang dang

VAT DI T sicsscasacscccssuanesscusssasasscuseseavesscussssapessausassavarssusasscsasseasassanesisacessausiveasesscteise 106

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Giáo viên chủ nhiệm Hoạt động giáo dục

7 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Học sinh THPT

THTH

TPHCM

Trung học phô thông Trung học Thực hành Thành phô Hồ Chí Minh

<

Vil

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Bang 1.1 Nội dung khái quát chương trình Hoạt động trai nghiệm, hướng nghiệp (Bộ Giáo đục và Dao tạo, 20155, t;ÏIEÏỔ)::c:cc:ccocccecsostiiGiiiosietiigisiiEiEGI4012156065061ã 5181618835 14

Bang 2.1 Kế hoạch thực hiện nghiên cứu -2- ¿s52 e2 s2S2S£22222222E22EEcrzvrc 28Bang 2.2 Mẫu phỏng van của nghiên CUM ccessessessesesesscssesseeseseesseeseeseteetsareaven 29 Bang 2.3 Nội dung các câu hỏi chính trong phiêu phỏng vấn đành cho cán bộ quan lí

¬ 31

Bang 2.4 Nội dung các câu hỏi chính trong phiếu phỏng van dành cho giáo viên chủBảng 2.5 Nội dung các câu hỏi chính trong phiếu phỏng van dành cho học sinh 32

Bang 3.1 Phân công nhiệm VỤ ị HH nh HH nà nu ngàn 41

Bang 3.2 Công tac chỉ đạo thực hiện kế BOA Ics cssesssscsccesscsasssscsscesessassascesnssassassssess 44

vill

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1 Ứng dụng Microsoft Teams - 2° 22222222 222eCSt2EEZE2xecxrcrrrrrsrce 33

Hình 2.2 Trang web FreeCOnV€FT - 0Q Q0, HH0 0305 10034060040460608 6 16 34 Hình 2.3 Dịch vụ Viettel Speech To 'TeX( chính Ha nan ướn 35

Hình 2.4 Qui trình nghiên cứu thực trạng - canxi tư 36

ix

Trang 12

MỞ ĐÀU

1 Lí do chọn đề tài

Từ quan điểm của Gibbon “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ

do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”, ThuGiang Nguyễn Duy Cần (2011) cho rang “Mỗi người, tùy kha nang, tùy phương tiện,tùy tính khí, tùy khuynh hướng phải biết tự mình tìm thấy một phương pháp thích ứngcho riêng mình” Một quan điểm khác của Jean-Jacques Rousseau, nhà triết học ngườiPháp là chúng ta không nên day trẻ nhỏ khoa học mà hãy dé trẻ nếm trải nó Những quan

điểm nảy cho thấy, Việc lao một môi trường đề trẻ em và học sinh tự học, tự khám phá

giữ vai trò rat quan trọng đối với quá trình học tập và phát trién của các em Cuỗi thé ki

20, nhiều nhà giáo dục đã xây dựng các lý thuyết về học tập trải nghiệm, định hướng cho nhà trường và thầy cô trién khai các hoạt động cho trẻ trực tiếp tham gia các hoạt

động đa dang.

Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Dao tạo ban hanh Thông tư số BGDDT về Chương trình giáo dục phô thông Theo đó, Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhả trường Dây

32/2018/TT-là một trong những điểm nôi bật của Chương trình giáo dục phô thông mới, chú trọngcác hoạt động thực hành với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp giữ vai trò quan trọng ở cấp trung học phỏ thông, bởi nó tác động rất lớn đến việc học sinh ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp vả môi trường học tập sau bậc phô thông Trong năm học 2023 — 2024,Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đưa vào thực hiện đối với lớp lớp 10, 11 ởcấp trung học phô thông Với thời gian áp dụng chương trình Hoạt động trải nghiệm vàHoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa nhiều, có thé khiển giáo viên và học sinhchưa kịp thích nghi, các nhà quản lí chưa có nhiều biện pháp triển khai hoạt động giáo

dục này một cách hiệu quả như chương trình kì vọng.

Trước tình hình đó, nghiên cứu thực trạng quản lí Hoạt động trải nghiệm vả Hoạt

động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phô thông là việc cần thiết Nghiêncứu nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận chung của công tác quản lí Hoạt động trải nghiệm vaHoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phô thông, đồng thời xác địnhthực tiễn, đặc biệt là những khó khăn của một trường trung học phô thông cụ thê trong

việc quản lí hoạt động này.

Trang 13

La một trong những ngôi trường trung học được đánh giá cao trên địa bàn Thành

phố Hồ Chi Minh, trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh đặt ra sứ mệnh “là ngôi trường cung cấp nên giáo dục phd thông chú trọngthực hành, tiên tiễn, hội nhập: là môi trường khơi nguồn nuôi dưỡng và phát trién tri

thức, tâm hôn, kĩ năng của học sinh; đào tạo và giáo dục học sinh thành người có khả

năng hội nhập và thích ứng, nỗ lực học tập, rèn luyện, và sáng tạo không ngừng, phục

vụ sự nghiệp giáo dục phô thông miễn Nam và cả nước.” Trực thuộc trường đại học sưphạm trọng điểm ở phía Nam, công tác quản lí Hoạt động trai nghiệm và Hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp tại trường Trung học Thực hành có thé có những ưu điểm nôi bật

dé các trường trung học phố thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh học tập và áp

dụng, cũng như những khó khăn chung mà các nhà quản lí khó tránh khỏi trong giai

đoạn dau triển khai Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trai nghiệm, hướng nghiệp tạitrường trung học phô thông.

Từ những lí do trên, tác giả chọn dé tài “Quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp tại trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh” đề thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm xác định thực trạng quản lí Hoạt động trải nghiệm va Hoạt

động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư

phạm Thành phố Hỗ Chí Minh.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của quản lí Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp tại trường trung học phô thông;

- Phân tích, đánh giá thực trạng quan lí Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trai nghiệm,

hướng nghiệp tại trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thanh phố Hồ

Chí Minh.

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường Trung học Thựchành, trường Đại học Sư phạm Thành phó Hệ Chí Minh.

4.2 Khách thê nghiên cứu

Trang 14

Quản lí hoạt động giáo dục tại trường trung học phỗ thông.

5 Câu hỏi nghiên cứu

Hiện nay, công tác quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường Trung

học Thực hành, trường Đại học Sư phạm Thành pho Hỗ Chi Minh như thé nào?

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại trường Trung học Thực hành, trường Đại học Sư

phạm Thành phố Hé Chí Minh.

6.2 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong 6 tháng, từ tháng 10/2023 đến tháng 3/2024.

6.3 /Vội dung nghiên cúu

Nghiên cứu tập trung vào thực trạng quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

tại trường Trung học Thực hành, Đại học Sư phạm Thành phó Hỗ Chí Minh dựa trên

các chức năng quản lí: lập kế hoạch, tô chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu lí luận

7.11 Mục dich

Đề tải sử dung phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm tìm kiếm, phân loại hệthong tài liệu, phân tích, tong hợp lí thuyết Từ đó, hình thành cơ sở lí luận và tạo nềntang xây dựng hệ thông câu hỏi nghiên cứu thực trạng.

7.1.2 Cách thực hiện

Cách thực hiện phương pháp nảy là xác định các từ khoá có liên quan đến dé tài,tìm kiếm tải liệu từ thư viện và các cơ sở dữ liệu uy tín Sau khi chọn lọc những thôngtin cần thiết, tac giả tiễn hành phân loại và tông hợp lí thuyết theo một hệ thong Qua

đó, tác giả khai quát tình hình nghiên cứu van dé, hình thành cơ sở lí luận và xây dung

hệ thong câu hỏi nghiên cứu thực trạng

7.2 Phương pháp phòng vấn sâu

7.2.1 Mục dich

Phỏng van sâu là phương pháp nghiên cứu chính của đề tai, nhằm khám phá va

giải thích thực trạng công tác quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường

Trung học Thực hành, Dai học Sư phạm Thành phố Hỗ Chi Minh.

Trang 15

Phương pháp phỏng van cụ thé được sử đụng là phỏng van ban cau trúc Hệ thongcâu hỏi bao gồm một số câu hỏi đóng và một số câu hỏi mở Đối tượng phỏng vẫn là 02

cán bộ quản lí, 03 giáo viên giảng dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và 03 học

sinh tại trường Trung học Thực hành, Đại học Sư phạm Thành phố H6 Chi Minh Từ

việc phỏng van, người nghiên cứu tiến hành mã hoá và xử lí dữ liệu phỏng van Trên cơ

sở này, đề tài phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lí Hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp tại trường Trung học Thực hành, Đại học Sư phạm Thành pho Hồ ChíMinh.

7.3 Phuong pháp xứ lí dữ liệu định tính

7.3.1 Mục dich

Đề tải sử dụng phương pháp xử lí đữ liệu định tính dé xử lí dữ liệu thu được từ

phương pháp phỏng van sâu, nhằm trả lời câu hoi nghiên cứu

7.3.2 Cách thực hiện

Tất cả nội dung ghi âm từ các cuộc phỏng được chuyên đôi thành văn bản, sau

đó được phân tích số liệu theo chủ dé (thematic analysis) với qui trình 6 bước như đề xuất của Virginia Braun và Victoria Clarke (2006): Nhận diện các vấn dé nồi bật có liên quan đến mục đích nghiên cứu; Mã hoá các dữ liệu ban đầu; Xây dựng các chủ dé; Xem xét lại các chủ dé; Định nghĩa nội hàm của các chủ dé và đặt tên chủ dé: Viết các đoạn

phân tích cho báo cáo.

8 Cau trúc khoá luận

Khóa luận tốt nghiệp có 3 chương, bao gồm:

Chương 1; Cơ sở lí luận về quan lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại

trường trung học phô thông

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứuNgoài ra, nội dung chính của khóa luận còn có các phần: Mở dau; Kết luận vàkiến nghị; Danh mục tai liệu tham kháo

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE QUAN LÍ HOAT ĐỘNG TRẢI NGHIEM, HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THONG

1.1 Lịch sử nghiên cứu van đề

1.1.1 Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục trong trường phổ thông

Quan lí (QL) hoạt động giáo đục (HDGD) trong trường phô thông là một trongnhững nội dung quan trọng trong nghiên cứu về QL nhà trường phô thông Trong bối cảnh hội nhập và đôi mới giáo đục hiện nay, việc nghiên cứu về QL HDGD trong trường phô thông lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Công tác QL HĐGD có thê tiếp cận theonhiều cách khác nhau Một trong những cách tiếp cận pho biến là dựa trên bốn chứcnăng của quản lí: lập kế hoạch, tô chức, chi dao, kiêm tra — đánh giá.

Huỳnh Lâm Anh Chương (2015) nghiên cứu QL HĐGD kĩ năng sống cho học

sinh (HS) tiểu học dựa trên bốn chức năng của QL Tác giá đưa ra các nội dung QLHĐGD kĩ năng song cho HS tiểu học, bao gồm: mục tiêu, kế hoạch va nội dung chươngtrình, hình thức và phương pháp tô chức, sự phối hợp các lực lượng giáo dục, hoạt độngcủa HS, các điều kiện thực hiện HĐGD Nghiên cứu cho thấy công tác QL HĐGD kĩnăng sông cho HS tiêu học tại Thành phố Hỗ Chí Minh (TPHCM) đã đạt được nhữngkết qua đáng ghi nhận, điên hình là những hiệu quả trong công tác chỉ đạo thực hiện kếhoạch và công tác QL các điều kiện vẻ thời gian, phòng học, tài chính, trang thiết bị va

đồ dùng

Lê Thị Thu Tra (2016) phân tích 4 chức nang của QL HĐGD hướng nghiệp cho

HS trung học phô thông (THPT), bao gồm: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo vả kiểm trađánh giá Tác giả đưa ra 5 bước cụ thê của chức năng tô chức, bao gồm: Xác định các

nhiệm vụ cần thực hiện và nhóm gộp các nhiệm vụ thành bộ phận; Thiết kế mô hình cơ

cầu tô chức làm công tác hướng nghiệp và xác lập cơ chế phối hợp hoạt động giữa các

bộ phận, các tác nhân hướng nghiệp; Phân công người phụ trách các bộ phận và phân

công nhiệm vụ cho các cá nhân Giao phó quyên hạn tương ứng đẻ thực hiện nhiệm vụ;

Hỗ trợ các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên (GV) thực hiện nhiệm

vụ được giao; Theo đối và đánh giá tính hiệu nghiệm của việc tô chức công tác hướng

nghiệp Trong chức năng kiểm tra đánh giá, tác giả đưa ra qui trình gồm 3 bước: Xây

dựng các chuẩn đánh giá việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của công tác hướng

nghiệp: Do đạc việc thực hiện nhiệm vu của công tác hướng nghiệp: Điều chỉnh các sailệch dé công tác hướng nghiệp đạt được mục tiêu đã xác định

5

Trang 17

Phí Thị Hiểu, Nguyễn Thị Qué Xuân và Đảo Thị Liễu (2019) nghiên cứu đề tài

về QL HĐGD theo chủ dé tích hợp Theo tác gia, QL HDGD theo chủ dé tích hợp là

việc GV tô chức, hướng dẫn HS ứng dụng kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác

nhau dé giải quyết các tinh hudng trong thực tiễn Trên cơ sở bốn chức năng của QL,

tác giả làm rõ các hoạt động, nội dung cụ thẻ của từng chức năng trong QL HĐGD theo

chủ dé tích hợp tại trường tiêu học, các công việc cụ thẻ của người hiệu trưởng trong

QL HDGD Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện trong việc QL HDGD theo chủ đề tích hợp ở các trường Tiểu học Thành phố Hạ Long, tinh Quang Ninh Vi thế, nghiêncứu chưa thê hiện được tính bao quát đề áp dụng vào công tác QL HĐGD tại nhà trườngpho thông

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu đưa ra cách tiếp cận khác về QL

HĐGD nhưng vẫn có những điểm tương tự với 4 chức năng của quan lí Điển hình như

Nguyễn Tiên Hùng (2020) đưa ra khung lí luận về ban chat của học tập trải nghiệm, từ

đó xây dựng qui trình QL học tập trải nghiệm gồm 7 bước: Tổ chức đánh giá môi trường

bên trong của cơ sở giáo dục; Tô chức đánh giá môi trường bên ngoài; Tổ chức hoàn thiện văn bản kế hoạch; Phát trién mỗi quan hệ hợp tác "Cơ sở giáo dục - Gia đình -

Cộng đồng” đề thực hiện thành công và tạo thêm các cơ hội học tập trải nghiệm mới cho

người hoc; Phát triển các hình thức/mô hình học tập trai nghiệm đa dạng, phù hợp vớingười học và điều kiện của cơ sở giáo dục gắn với thé mạnh của cộng đồng; Phát triểncác nguồn lực đảm bảo thực hiện thành công học tập trải nghiệm cho người học; Kiémsoát, đánh giá kết quả và phan hỏi thông tin dé cải tiến Qui trình này được tác giả tomgon trong 3 giai đoạn: Lập kế hoạch; Lãnh đạo và tỏ chức thực hiện kế hoạch; Kiểmsoát, đánh giá kết quả và phản hồi thông tin dé cải tiến

Từ các nghiên cứu trên, có thẻ thấy rằng, trong QL HDGD trong trường phỏthông ở Việt Nam nhà quản lí cần thực hiện những công việc chính như sau: lập kế

hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá Tùy vào mục tiêu, nội dung, phương

pháp của từng HDGD mà người QL thực hiện các chức năng trên sao cho phù hợp

với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương Cách tiếp cận theo bốn chức năngcủa QL thê hiện sự phân định khá rõ ràng vai trò của nhà QL trong từng khâu của HĐGD

Trang 18

1.1.2 Nghiên cứu về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phổ

thông

Những van đề về giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phd

thông được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm Nhiều công trình nghiên cứu ở nướcngoài và tại Việt Nam đã được thực hiện với các đề tài có liên quan đến Hoạt động trai

nghiệm, hướng nghiệp (HDTN, HN).

Ở nước ngoài, công trình nghiên cứu về giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp đã

được hình thành từ rất lâu và được phát triển cho đến ngày nay, Về mặt lí thuyết, những nhà khoa học cô đại đã đặt nền móng nghiên cứu giáo dục trải nghiệm có thé ké đến như Khong Tử (551-497 TCN) và Socrates (470-399 TCN) Đến thé ki 20, Thomas More

(1478-1535), Francois Rabelais (1494-1553), David Kolb (1939) đã đưa ra những

nghiên cứu vẻ học tập trải nghiệm Các nghiên cứu thực tiễn ở nước ngoài trong thời

gian gan đây có thẻ ké đến như đề tài của Richard Carroll và Jody Sue Piro (2020) và

Burak Aycicek (2020).

Richard Carroll va Jody Sue Piro (2020) nghiên cứu phỏng van 10 HS mới tốtnghiệp trung học ở Hoa Ky, nhằm khám phá nhận thức về mức độ chuẩn bị cho cuộc

sống ở bậc học tiếp theo sau khi họ tham gia học tập trải nghiệm khi còn học trung học.

Kết quả là những HS nảy cảm thấy sẵn sàng với cuộc sông và việc học tập sau trung

học.

Burak Aycicek (2020) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích những quan điềmkhác nhau về địch vụ tư vẫn hướng nghiệp của HS ở các trường trung học Theo tác giả,hướng nghiệp cần được thực hiện liên tục va có kế hoạch HS trung học cần những hiểubiết về các dịch vụ hướng nghiệp và cần được hỗ trợ phát triển cá nhân thông qua các

hoạt động hướng nghiệp.

Tại Việt Nam, Hoạt động trai nghiệm và HDTN, HN - Chương trình giáo dục

phô thông (GDPT) 2018 được phát triển dựa trên HĐGD ngoài giờ lên lớp ở trường phôthông (Phan Thị Hong Vinh và cộng sự, 2018).

Theo Bui Ngọc Diệp (2015), việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sang

tạo giúp HS phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo củabản thân Qua đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sông và các năng lực

cần thiết Tác giả đưa ra quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường

phô thông với những khái niệm, lợi ích và nội dung của hoạt động Trong nghiên cứu

7

Trang 19

nay, tác gia đưa ra 10 hình thức tô chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nha trườngphô thông, bao gồm: Hoạt động câu lạc bộ: Tô chức trò chơi; Diễn đàn; Sân khấu tương

tác; Tham quan, đã ngoại; Hội thi/Cuộc thi; Tô chức sự kiện; Hoạt động giao lưu; Hoạt

động chiến dich; Hoạt động nhân đạo)

Theo Ngô Minh Oanh, Lê Ngọc Trà và Nguyễn Thị Quy (2016), giáo dục toàn

điện là phái chú trọng đến phát triển con người toàn điện, là con người vừa có những

phẩm chất chung, vừa có những phẩm chất cá nhân riêng Trong đó, chú trọng đầu tiên

là cần phát triển năng lực người học, và sự thay đổi quan trọng nhất là chuyên từ coi trọng truyền thụ nội dung tri thức sang giáo dục phâm chất đạo đức, nhân cách người

công đân.

Nguyễn Mậu Đức & Nguyễn Thị Nguyệt (2017) phân loại các hình thức tô chức

hoạt động trải nghiệm thành 04 nhóm và so sánh môn học và hoạt động trải nghiệm ở

cấp THPT trong CTGDPT mới: đồng thời, tác giá đưa ra qui trình chung dé xây dựng

và tô chức triển khai hoạt động trải nghiệm ở trường phô thông

Nguyễn Thị Hang (2017) đưa ra cơ sở tâm lí học nền tang của lí thuyết học tập

trải nghiệm: M6 hình học tap trải nghiệm của Kurt Lewin (1890-1947); M6 hình học tập

qua kinh nghiệm của John Dewey (1859-1952); Mô hình học tập và phát triển nhận thứccủa Jean Piaget (1896-1980) Tác giả phân tích nội dung cơ bản cua lí thuyết học tậptrải nghiệm của David Kolb, bao gồm: các đặc điểm cơ bản của học tập trải nghiệm, chu

trinh học tập trải nghiệm (The Experiential Learning Cycle), phong cách học; từ đó đưa

ra các định hướng vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vào việc tô chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo trong CTGDPT mới ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Hồng Phượng (2019) làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò của Hoạt độngtrải nghiệm và HDTN, HN trong day học ở trường phố thông Trên cơ sở đó, tác giánghiên cứu thực trạng của việc tô chức hoạt động nay ở trường phô thông hiện nay Theo

tác giả, hoạt động nay đã tạo môi trường học tập chủ động, tích cực và sáng tạo, nhưng

vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định đến từ nhiều nguyên nhân Nghiên cứu đã đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tô chức hoạt động này

Qua một số nghiên cứu trên, có thé thay răng HĐTN, HN trong trường phô thông giữ vai trỏ rất quan trọng HĐGD này tạo hướng đi cho nhà giáo dục trong việc phát huy năng lực, phẩm chất của HS qua quá trình thực hành, trai nghiệm, để thông qua đó HS

có thê hiểu rõ bản thân, hiểu rõ sở thích, khả năng của minh dé lựa chọn nghề nghiệp

§

Trang 20

phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Các nghiên cứu trên đã đưa ra những

lí luận khang định vai trò, vị trí của HĐTN, HN trong nhà trường: cũng như đưa ranhững phương pháp, cách thức dé người QL có thé thực hiện tốt công tác của mình khi

QL HDTN, HN tại cơ sở giáo dục.

1.1.3 Nghiên cứu về quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trunghọc phổ thông

Cùng với việc thay đôi Chương trình giáo dục theo lộ trình, hoạt động này đangđược từng bước thực hiện ở trường THPT, cụ thé là đã áp dụng cho hai khối lớp 10 và

11 trong năm học 2023 - 2024 Một số công trình nghiên cứu về QL HĐTN, HN ở trườngTHPT trong thời gian qua đã cho thấy tầm quan trọng của hoạt động này.

Trần Đại Nghĩa (2020) nghiên cứu công tác quản lý HĐGD trải nghiệm ở các

trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam dựa trên mô hình CIPO (C

-context: bỗi cảnh; I - input: đầu vào; P - process: quá trình; O - output: dau ra) Trong

đó, QL các yếu tô đầu vào bao gồm: QL nguôn nhân lực, QL cơ sở vật chất, quản lý cácnguồn lực tài chính, thời gian hoạt động, QL kể hoạch QL quá trình tô chức bao gồm:

QL các hình thức tô chức, QL phương pháp, tô chức thực hiện kế hoạch, chi dao, phối

hợp thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch, QL sự phối hợp giữa nhà

trường, gia đình va xã hội QL các yếu tô đầu ra bao gồm: QL kết quả đầu ra, quản lý các thông tin phản hồi và đánh giá chất lượng kết quả đầu ra, quan lý sự thay đôi, pháttriển các HDGD trải nghiệm

Trần Chí Phong (2021) nghiên cứu đề tài QL HĐTN, HN cho HS ở các trườngTHPT trên địa bàn huyện Dam Doi, tinh Ca Mau Trong nội dung khảo sát thực trạng

công tác QL hoạt động này, nghiên cứu làm rõ thực trạng QL ở các mặt: Thực trạng QL

việc xây dựng kế hoạch và các điều kiện phục vụ HĐTN, HN; Thực trạng QL nội dung,hình thức tô chức HĐTN, HN: Thực trạng QL tô chức HĐTN, HN của GV: Thực trạng

QL công tác kiểm tra - đánh giá, tông kết HĐTN, HN Qua đó, tác giả dé xuất một số

biện pháp cho công tác QL hoạt động này.

Bề Mạnh Hùng (2022) nghiên cứu đẻ tài QL HĐTN, HN ở các trường THPT tỉnhBắc Kạn đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 Tác giả đưa ra cơ sở lí luận về QL HĐTN,HNở trường THPT đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018, trong đó có vai trò của hiệu trưởng,

nội dung QL, các yếu tố ảnh hưởng Tác giả khảo sát thực trạng dựa trên 4 chức năng

Trang 21

của QL và các yếu tố ảnh hưởng Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp cho công

tác QL HDTN, HN ở trường THPT.

Ngô Xuân Hiếu (2023) đã đưa ra các khái niệm cơ bản, mục tiêu và nội dung của

HĐTN HN cấp THPT Nghiên cứu làm rõ nội dung QL HĐTN, HN cho HS THPT đápứng CTGDPT 2018 dựa trên 4 chức năng của QL và các điều kiện hỗ trợ thực hiệnHDTN, HN cho HS THPT Theo tác gid, HĐTN, HN ở trường THPT có mỗi quan hệ

mật thiết với hoạt động phân luồng sau bậc THPT nên cần kết hợp tô chức 2 hoạt động

nảy trong môi quan hệ biện chứng với nhau dé mang lại hiệu quả cao.

Lê Thị Hoài Thương (2023) nghiên cứu dé tài Quản lý tô chức HĐTN, HN theohướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở các trường THPT thành phố Hà Nội Tác giả

đã làm rõ các van đẻ về tô chức va QL tô chức HDTN, HN theo hướng phát triển phẩm

chất, năng lực HS Dé tài đã khảo sát và đánh giá khách quan mặt mạnh, hạn chế của

các trường THPT trong tô chức và quản lý t6 chức HĐTN, HN theo hướng phát triển

phẩm chất, năng lực HS; qua đó dé xuất những biện pháp dé nâng cao hiệu quả dé quản

lý tô chức HDTN, HN theo hướng phát triển phẩm chat, năng lực HS ở các trường THPTtrên địa bàn thành phố Hà Nội

Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác QL HDTN, HN tại

trường THPT Vé mặt cơ sở lí luận, các nghiên cứu ma tác giả đã đưa ra đã trình bàykhá rõ về các nội dung QL HĐTN, HN Đây là HĐGD được kế thừa và phát triển từ cácHDGD khác trong nha trường phô thông như: hoạt động trải nghiệm sáng tạo, HDGDngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp Các nghiên cứu đã đưa ra hệ thông các côngtrình, quan điểm khoa học về giáo dục trai nghiệm, giáo dục hướng nghiệp và những

khái niệm, mô hình, học thuyết liên quan đến HĐTN, HN Tuy nhiên, về mặt thực

tiễn, với phạm vi của trường Trung học Thực hành (THTH) thì vẫn chưa được triển khai

Việc đánh giá thực trạng QL HĐTN, HN tại trường THTH sẽ cung cấp thêm nhiều ditliệu thực tiễn quan trọng cho các nhà QL tại đây, góp phan cải tiến, nâng cao hiệu qua

công tác QL hoạt động nảy.

Trang 22

Theo Trần Kiểm (2021), quản lí giáo đục có thé được chia thành 2 cấp độ chủyếu, đó là cấp vĩ mô va cấp vi mô Ở cấp độ vi mô, quản lí là những tác động tự giác (có

ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thông, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến đối

tượng quản lí (gồm giáo viên, công nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, các lực lượng

xã hội, quá trình giáo dục), nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh

và thực hiện có chất lượng, hiệu quả các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Trong dé tài này, chúng tôi vận dụng cách tiếp cận của tác giả Trần Kiểm ở cấp

độ vi mô Vì vậy, chúng tôi quan niệm “quan Ii là sự tác động có phương pháp của cán

bộ quản lí đến đổi tượng quản li trong nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu giáo duc

đã đề ra,”

1.2.2 Hoạt động trai nghiệm, lướng nghiệp

Theo Hoàng Phê (2003), trải nghiệm là “trai qua, kinh qua”; hướng nghiệp là “thi

hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tôi ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng

lực, thê lực) nhân dân theo ngành và loại lao động”, là “giúp đỡ lựa chọn hợp lí ngành

nghẻ.”

Hướng nghiệp trong giáo duc là hệ thống các biện pháp tiễn hành trong và ngoài

cơ sở giáo dục dé giúp học sinh có kiến thức về nghé nghiệp, kha năng lựa chọn nghe nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dung laođộng của xã hội (Quốc hội, 2019)

Bộ Giáo dục va Dao tạo (2018) định nghĩa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

là "hoạt động giáo dục đo nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo

cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thẻ nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những

kinh nghiệm đã có và huy động tông hợp kiến thức, kĩ nang của các môn học đề thực

hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sốngnhà trường, gia đình, xã hội phủ hợp với lứa tudi; thông qua đó chuyền hoá những kinhnghiệm đã trải qua thành trí thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huytiềm năng sáng tạo và kha năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp

tương lai.”

Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp" chỉ mới xuất hiện trongChương trình giáo dục phổ thông 2018 Đây là lần đầu tiên Hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp được thiết kế thành chương trình với thời lượng và phương pháp kiểm tra

- đánh giá tương đương một môn học (Định Thị Kim Thoa, Bui Ngọc Diệp, Lê Thái

II

Trang 23

Hưng, Vũ Phương Liên, Dương Thị Thúy Nga & Lê Thái Tình, 2023) Trong đề tài này,tác giả tập trung vào nghiên cứu về thực trạng quản lí Hoạt động trải nghiệm hướng

nghiệp theo chương trình Giáo dục phô thông 2018 Do đó, chúng tôi sử dụng định nghĩa

“Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp" của Bộ Giáo dục và Đảo tạo như trình bày ở trên.

1.2.3 Quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông

Trần Chi Phong (2021) định nghĩa “quan lí Hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp” là sự tác động liên tục, có kế hoạch, tô chức, chỉ đạo va kiểm tra của chủ théquản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng một hệ thong các tiêu chí, tiêu chuẩn, chính sách, nguyên tắc, phương pháp cụ thé nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra."Tác giả định nghĩa “quan lí Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp" theo bốn chức năng

của quản lí Tuy nhiên, cách giải thích này chưa tập trung vào Hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp trong nhà trường phô thông

Theo Bề Mạnh Hùng (2022), định nghĩa “quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp là quá trình tác động của chủ thé quản lí đến quá trình tổ chức hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp nhằm đạt các mục tiêu giáo dục học sinh của nhà trường, góp phan thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của nhà trường hiện nay.” Cách giải thích này có sự liên kết giữa quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với quản lí hoạt

động giáo dục trong nhà trường phô thông

Ngô Xuân Hiểu (2023) cho rằng quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp la

quá trình tác động của chủ thé quản lí dé tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia

các hoạt động học tập, nghiên cứu, vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có đẻ giảiquyết các vấn đè thực tiễn; giúp học sinh định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợptrong tương lai Đây là cách giải thích thể hiện rõ mục tiêu mà công tác quản lí Hoạtđộng trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phô thông muốn hướng đến

Từ các khái niệm trên, để định nghĩa về “Quan lí Hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tại trường trung học phô thông”, cần đề cập đến những yếu tổ: chủ thé quản lí,mục tiêu quản lí, mục tiêu ma HĐTN, HN tại trường trung học phô thông muốn hướngđến Qua đó, tác giá quan niệm: “Quản lí Hoạt động trai nghiệm, hướng nghiệp tạitrường trung học phổ thông là sự tác động có phương pháp của cán bộ quản lí đến giáo

viên, học sinh, các lực lượng giáo duc trong và ngoài nhà trường, nhằm tập trung phát

12

Trang 24

triển các năng lực đặc thù của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh và

thực hiện các mục tiêu giáo duc của nha trường ”

1.3 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông

1.3.1 Mục tiêu

Mục tiêu Chương trình Hoạt động trải nghiệm và HĐTN, HN bao gồm mục tiêuchung của 3 cấp học và mục tiêu của từng cấp học.

Ở mục tiêu chung, quá trình giáo dục thông qua hoạt động này góp phần hình

thành và phát triển cho HS ba nhóm năng lực (gồm năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tô chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp) và các phẩm chất, năng lực chung theo quy định của Chương trình GDPT tổng thể; giúp HS khámphá bản thân va thé giới xung quanh, phát triển đời sông tâm hôn phong phú, biết rungcảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúngđắn, đồng thời bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức vẻ cội

nguồn và bản sắc của dân tộc dé góp phân giữ gin, phát triển các giá trị tốt đẹp của con

người Việt Nam trong một thể giới hội nhập (Bộ Giáo dục & Đảo tạo, 201 8b)

Đối với mục tiêu cắp THPT, HĐTN, HN giúp HS phát triển các phẩm chat, nang lực đã được hình thành ở cấp tiêu học và cap trung học cơ sở; có kha năng thích ứng với các điều kiện sông, học tap và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đôi của xãhội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và QL ban thân; có khả năngphát trién hứng thú nghé nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai;xây dựng được kề hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghé nghiệp và trở thành người công

dan có ích (Bộ Giáo dục & Dao tạo, 2018b)

1.3.2 Nội dung

Nội dung HĐTN, HN ở cấp THPT được chia thành bốn nhóm: Hoạt động hướngvào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt độnghướng nghiệp Cả ba khối lớp 10, 11 và 12 đều thực biện bốn nhóm nội dung này, taothành một mach nội dung hoàn chỉnh và thống nhất, với những yêu cầu vả nội dung cụthe ở từng khôi lớp

Nhóm hoạt động hướng vào bản thân bao gồm việc khám phá và rèn luyện bảnthân Nhóm hoạt động hướng đến xã hội gồm những hoạt động chăm sóc gia đình, xây

dựng nhà trường và xây dựng cộng đồng Trong nhóm Hoạt động hướng đến tự nhiên,

HS được tham gia các hoạt động tìm hiểu và bảo tổn cảnh quan thiên nhiên, các hoạt

13

Trang 25

động tìm hiểu và bảo vệ môi trường Đối với nhóm Hoạt động hướng nghiệp, các nộidung được tô chức theo ba nội dung chính: Hoạt động tìm hiệu nghề nghiệp; Hoạt độngrèn luyện phẩm chat, năng lực phù hợp với định hướng nghè nghiệp; Hoạt động lựa chọnhướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghè nghiệp.

HĐTN, HN cấp THPT là sự tiếp nối của hoạt động này ở cấp tiểu học và trunghọc cơ sở Mặc dù có sự khác nhau về mục tiêu và kiến thức giữa các cấp học, song

HDTN, HN cấp THPT vẫn đảm bảo tuân theo khung tổng quát về các hoạt động và nội

dung hoạt động theo bảng 1.1.

Bang 1.1 Nội dung khái quát chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr.11-13)

Mach

nội dung Hoạt động Nội dung hoạt động

hoạt động

+

Hoạt động khám phá | ~ Tim hiểu hình ảnh và tính cách của bản thân.

Hoạt động bản thân ~ Tìm hiéu khả năng của bản thân.

hướng vào — Rén luyện nên nếp, thoi quen tự phục vụ và ý

: P Hoạt động rèn luyện ; ,

bản thân thức trách nhiệm trong cuộc sông.

bản thân

— Rẻn luyện các ki năng thích ứng với cuộc sông.

— Quan tâm, chăm sóc người thân và các quan hệ

Hoạt động chăm sóc cày

trong gia đình.

— Tham gia các công việc của gia đình.

— Xây dựng va phát triên quan hệ với bạn bẻ và

nhà trường và của tô chức Đoàn, Đội.

- — Xây dựng và phát triên quan hệ với mọi người Hoạt động xây dựng —— :

- R — Tham gia các hoạt động xã hội, HDGD truyền cộng đông ; - -

thông, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật.

Hoạt động | Hoạt động tìm hiệu và | — Kham pha vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên

hướng đến bảo ton cánh quan | nhiên.

Trang 26

— Tìm hiệu thực trạng môi trường.

— Tham gia bảo vệ môi trường.

— Tìm hiệu ý nghĩa, đặc điêm và yêu cau của nghề.

Hoạt động tìm hiểu va

bảo vệ môi trường

Hoạt động tìm hiểu | — Tìm hiểu yêu câu về an toàn và sức khoẻ nghệ

nghé nghiệp nghiệp

— Tìm hiéu thị trường lao động.

Hoạt động rèn luyện | — Tự đánh giá sự phù hợp của bản than với định

phẩm chất, năng lực | hướng nghẻ nghiệp.

phù hợp với định — Rén luyện phâm chat va năng lực phù hợp với

1.3.3 Phương thức tô chức và loại hình hoạt động

HDTN, HN cấp THPT được tô chức theo bốn phương thức chủ yếu, gồm: Phuongthức Khám pha; Phương thức Thẻ nghiệm, tương tác; Phương thức Công hiển; Phươngthức Nghiên cứu Việc lựa chọn các phương thức cần đảm bảo các yêu cầu sau: Pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; làm cho mỗi HS đều sẵn sảng tham giatrải nghiệm tích cực: Tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, sang tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống: hình thành, phát trién kĩ năng giải quyết van đề và ra quyết định dựa trên những tri thức va ý tưởng mới

thu được từ trải nghiệm; Tạo cơ hội cho HS suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những

trải nghiệm dé kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới (Dinh Thị Kim Thoa va cộng su, 2023) Trong quá trình tô chức HDGD, GV can lựa chọn linh hoạt, sáng tạo

các phương pháp giáo dục phù hợp đẻ khai thác có hiệu quả những nguồn lực sẵn có va

phát huy được tiềm năng của HS.

15

Trang 27

Phuong thức khám phá tạo cơ hội cho HS trai nghiệm thé giới tự nhiên, thực tếcuộc sông và công việc, thông qua các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa (BộGiáo dục & Đào tạo, 2018b) Phương thức này giúp HS tìm hiểu và phát hiện nhữngđiều thú vi, cũng như những van đề từ môi trường sống xung quanh (Bộ Giáo dục &

Đào tạo, 201§b) Phương thức thể nghiệm, tương tác tạo cơ hội cho HS giao lưu, tác

nghiệp vả thê nghiệm ¥ tưởng như diễn dan, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi (Bộ Giáo dục & Dao tạo, 2018b) Phương thức này hé trợ GV kết nối lí thuyết với thực tế

để giáo duc HS, đông thời phát huy kha năng sáng tạo và năng khiếu, sở trường của các

em HS Phương thức công hiến tạo cơ hội cho HS đóng góp và công hiến những giá trị

vật chat và tinh than cho xã hội thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động

công ích, tuyên truyền (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2018b) Nhờ đó, HS hiểu được giá

trị của bản thân, giá trị của sự cho đi và tích cực đóng góp cho địa phương, cộng đồng

trong khả năng của mình Phương thức nghiên cứu tạo cơ hội cho HS tham gia các đề

tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế thông qua

các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dy án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật

(Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2018b) Thông qua các hoạt động này, HS được van dungnhững kiến thức đã học vào thực tế, qua đó đẻ xuất những biện pháp giải quyết van đề

một cách khoa học, tạo nên tảng cho các hoạt động học thuật ở bậc học tiếp theo.

Bồn loại hình chủ yếu của HĐTN, HN cấp THPT là: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạtlớp, HDGD theo chủ dé và Hoạt động câu lạc bộ Với sự hỗ trợ của các lực lượng giáo

dục trong và ngoài nhà trường, các hoạt động được tô chức tại lớp, trong khuôn viên

trường học và ở các địa điểm ngoài nha trường một cách khoa học, linh hoạt va dam bảo

an toàn cho các bên liên quan, đặc biệt là HS.

1.3.4 Đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả giáo dục HS trong HĐTN, HN phải đảm bảo các yêu cầu về

mục đích đánh giá, nội dung đánh giá, lực lượng đánh giá, cứ liệu đánh giá và sử dụng

kết quả đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Dao tạo Kết qua đánh giá được ghivào hồ sơ học tập của HS như các môn học khác, là căn cứ dé định hướng HS tiếp tụcrèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng dé các cơ sở giáo duc, cácnhà QL và đội ngũ GV điều chỉnh chương trình và các HĐGD trong nhà trường Nội

dung đánh giá dựa trên biểu hiện của phẩm chất và năng lực của HS đã được xác địnhtrong chương trình Dựa trên những cứ liệu đánh giá theo chương trình HĐTN, HN của

16

Trang 28

Bộ Giáo dục và Đảo tạo, hình thức đánh giá HS gồm có: quan sát của GV, ý kiến tựđánh giá của HS, đánh giá đồng đăng của các HS trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ

HS và cộng đồng, đánh giá các sản phẩm học tập của HS, số giờ (số lần) tham gia HĐTN,

HN Kết quả đánh giá do giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp tông hợp từ đánh giá của

GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đăng của HS, đánh giá của cha mẹ HS và đánh giá

của cộng động, được ghi vào hồ sơ học tập của HS như một môn học (Bộ Giáo dục &Dao tạo, 2018b).

1.4 Công tác quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học

phổ thông

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận theo 4 chức năng QL mà các nhà khoahọc ở Việt Nam thường sử dụng Vi vậy, trong phan này, đẻ tai sẽ phân tích các khía

cạnh: Lập kế hoạch HDTN, HN tại trường THPT; Tô chức thực hiện kế hoạch HĐTN,

HN tại trường THPT; Chi đạo thực hiện kế hoạch HDTN, HN tại trường THPT; Kiém

tra - đánh giá tô chức HĐTN, HN tại trường THPT

1.4.1 Lập kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học phổ

thông

Lập kế hoạch HDTN, HN là bước đầu tiên của công tác QL hoạt động này Lập

kế hoạch HĐTN, HN có vai trỏ định hướng nhà QL xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụtrọng tâm của nhà trường trong năm học đối với HDTN, HN Kế hoạch HDTN, HN dophó hiệu trưởng trực tiếp xây dựng dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, với các nội dungchính sau: mục đích, yêu cầu, nội dung giáo dục, nội dung công việc, biện pháp tiếnhành, đối tượng thực hiện, tiền trình thực hiện, cá nhân phụ trách, những yêu câu cụ thể

trong quả trình thực hiện (Ngô Xuân Hiểu 2023) Việc xây dựng kế hoạch được dựa

trên những căn cứ: Chủ trương đôi mới căn bản, toàn điện GD&DT của Dang; Chỉ thịcủa các cap quan ly; Điều kiện thực tế của trường THPT (Lê Thị Hoài Thương 2023) CBQL phụ trách xây dựng kế hoạch cần: Phân tích thực trạng HĐGD của nhà trườngtrong năm học; Trình bay cụ thẻ các mục tiêu, nội dung, hình thức tô chức, tiêu chí thiđua đánh giá, kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn, thời gian; Tìm hiểu về đặc điểmvăn hóa truyền thống, đặc điểm kinh tế xã hội, các ngành nghé lao động của mỗi địaphương và đất nước; xác định sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoàitrường, các điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, tài chính và lực lượng GV, HS tham gia(Ngô Xuân Hiểu, 2023)

17

Trang 29

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường

trung học phổ thông

Tô chức thực hiện kế hoạch giúp nhà QL phân bố các nguồn lực hợp lí dé các nội

dung của kế hoạch ban đầu được thực hiện một cách hiệu quả Công tác tô chức thựchiện kế hoạch HĐTN, HN thường được thẻ hiện trong kế hoạch giáo dục năm học và kếhoạch HĐTN, HN của nhà trường Dé tô chức thực hiện kế hoạch, hiệu trưởng cần quy

rõ trách nhiệm của CBQL và GV trong việc phân công nhiệm vu; Bồi dưỡng thườngxuyên cho đội ngũ GV cả nội dung, phương pháp, cách thức tô chức các HĐTN, HN;Duy trì mối quan hệ, sự kết nỗi của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường,các tô chức chính trị - xã hội, doanh nghiép ; Triển khai các mục tiêu, nội dung, phươngpháp hình thức tô chức, kinh phí tô chức HĐTN, HN đến khối, lớp và toàn trường mộtcách thông nhất và phù hợp (Ngô Xuân Hiểu, 2023) Cụ thé, hiệu trưởng và phó hiệutrưởng cần trién khai các hoạt động: Thành lập ban tô chức và chỉ đạo HĐTN, HN (gồm

các thành viên: Đại diện BGH, đại diện Đoàn Thanh niên, GVCN, GV bộ môn, đại diện

cha mẹ HS) và xác định trách nhiệm của từng thành viên; Xây dựng quy chế hoạt độngcủa ban tô chức và chỉ đạo HDTN, HN; Xây dựng quy chế hoạt động của ban tô chức

và chỉ đạo HĐTN, HN; Bồi đưỡng năng lực tổ chức HDTN, HN cho các thành viêntrong ban tô chức va chỉ đạo; Huy động các nguồn lực phục vụ cho tô chức HĐTN, HN:Xác lập mối quan hệ giữa ban tô chức và chi đạo HĐTN, HN với các lực lượng giáodục, gia đình, xã hội (Lê Thị Hoài Thương, 2023) Công tác tô chức HDTN, HN tai

trường THPT có liên quan chặt chẽ đến việc tô chức học tập văn hóa, rẻn luyện đạo đức,

kĩ năng sông cho HS; vi thé, đây là trách nhiệm của mỗi CBQL và GV nhà trường, đặc

biệt là đội ngũ GV bộ môn, GVCN và Doan Thanh niên; trong đó cán bộ Doan Thanh

niên là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tô chức các chuyên dé về văn hóa nghệthuật, vui chơi giải trí cho HS thông qua ngày lễ, tết, chao mừng, giao lưu (Bế Mạnh

Hùng, 2022) Như vậy, công tác tô chức thực hiện kế hoạch HĐTN, HN của CBQL bao

gồm những công việc chính sau: phân công nhiệm vụ, bồi dưỡng cho GV, hợp tác với

các lực lượng giáo dục.

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường

trung học phổ thông

Việc chỉ đạo thực biện kế hoạch HĐTN, HN tại trường THPT thường được thực

hiện bởi hiệu trưởng va phó hiệu trưởng CBQL chỉ đạo thực hiện thông qua sinh hoạt

18

Trang 30

dưới cờ, sinh hoạt lớp, các hoạt động trải nghiệm theo chủ dé, thông qua sinh hoạt câu

lạc bộ trải nghiệm, hướng nghiệp, như: Chỉ đạo GV thực hiện đúng các nội dung chương

trình HĐTN, HN; Chi đạo GV thực hiện đa dang các hình thức tô chức HĐTN, HN; Chi

đạo GV thực hiện nghiêm túc việc xây dựng giáo án, thiết kế chương trình giáo dụcHĐTN, HN theo từng khối lớp vào từng thời điểm phù hợp; Thường xuyên phê duyệt

và góp ý cho giáo án, chương trình tô chức hoạt động trái nghiệm hướng của các GV và

cán bộ Doàn; Thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, tài

chính dé khuyến khích chủ thẻ giáo duc va đối tượng giáo duc tham gia tô chức các hìnhthức HĐTN, HN cho HS (Ngô Xuân Hiểu, 2023) Ngoài ra, Hiệu trưởng còn chỉ đạo

GV thực hiện mục tiêu, phương thức, đánh giá kết quả của HĐTN, HN (Lê Thị Hoài

Thuong, 2023) Vậy, việc chi đạo thực hiện kế hoạch HDTN, HN tại trường THPT gồm

những công việc như: chỉ đạo GV xây dựng kẻ hoạch, phê duyệt kế hoạch của GV, chỉ

đạo các bộ phận liên quan tạo điều kiện dé tô chức hoạt động.

1.4.4 Kiểm tra - đánh giá tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường

trung học phổ thông

Công tác kiêm tra — đánh giá trong QL HĐTN, HN giúp nha QL đo lường mức

độ hiệu quả của hoạt động này ở từng thời điểm, giai đoạn và kịp thời điều chỉnh kếhoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường Hiệu trưởng thực hiện các hoạt

động kiểm tra đánh giá tô chức HDTN, HN từ báo cáo của GVCN, Tổng phụ trách

Đội, thông qua công tác dự giờ, nghiên cứu sản phẩm của HS, qua phiếu điều tra,

khảo sát (Ngô Xuân Hiểu, 2023) Trong qui trình kiểm tra đánh giá tô chức HĐTN, HN,

Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các công việc: Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm traviệc thực hiện HDTN, HN ở trường THPT; Thiết kế bộ tiêu chí phục vụ cho công táckiểm tra - đánh giá; Lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp cho từng nộidung, từng hoạt động từng khối lớp: Tô chức kiêm tra - đánh giá HDTN, HN; Xử lý kết

quả sau kiểm tra - đánh giá HDTN, HN (Lê Thị Hoài Thương, 2023) Tiêu chí đánh giá

căn cứ vào từng hoạt động vả phải tuân tha theo các bước cơ bản sau: Xây dựng tiêu chi

đánh giá, công cụ và hình thức đánh giá; Tiến hành đánh giá theo tiêu chí; Phân tích, sosánh, đối chiếu giữa hoạt động thực với tiêu chí; Báo cáo tông kết, xếp loại theo từngđợt, từng học kỳ và năm học (Ngô Xuân Hiểu, 2023) Công tác kiểm tra - đánh giáHDTN, HN có thé được thực hiện bởi hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, tùy vào từng

cơ sở giáo dục Đề công tác kiểm tra — đánh giá HDTN, HN của nhà trường diễn ra hiệu

19

Trang 31

quả, CBQL can làm rõ qui trình kiểm tra — đánh giá, bộ tiêu chí đánh giá và hồ sơ kiểm

tra — đánh giá.

1.5 Một số yếu tô ảnh hướng đến quản lí Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tạitrường trung học phô thông

Công tác QL HĐTN, HN tại trường THPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu trong

và ngoài nha trường, các yêu khách quan và chủ quan, bởi giáo đục nha trường phải kết

hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Lê Thị Hoài Thương (2023) cho rằng dé thực hiện tốt công tác t6 chức HDTN,

HN cho HS tại trường THPT, hiệu trưởng phải thay được tác động và mối quan hệ củacác yếu tô: Trình độ, năng lực của CBQL, GV, HS trong nhà trường: Sự phối hợp giữacác tô chức trong và ngoài nha trường: Điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm của cáccấp Ngoài ra, còn có các yếu tô anh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý tổ chứcHDTN, HN như: Xu thé toan cầu hóa va hội nhập quốc tế, điều kiện kinh tế - xã hội;

Các chính sách của Đảng và nhà nước; Sự đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đảo

tạo; Các điều kiện vẻ tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; Môi trường giáodục; Hệ thống quản lý, văn hóa nhà trường, các HĐGD của trường THPT; Đặc điểm lứa

tuôi HS THPT

Tran Chí Phong (2021) đưa ra các yếu t6 ảnh hưởng đến quản lý HDTN, HN cho

HS tại trường THPT, bao gồm: Đội ngũ CBQL và GV; Thị trường lao động; Phụ huynhHS; Các tô chức xã hội

Bề Mạnh Hùng (2022) cho rằng các yếu tô khách quan ảnh hưởng đến công tác

QL HĐTN, HN tại trường THPT gồm: Các văn bản định hướng của nhà nước; Điều

kiện kinh tế - xã hội của địa phương; Cơ sở vật chất, trang thiết bi của nha trường phục

vụ tô chức HDTN, HN; Sự quan tâm của CBQL cap trên và chính quyền địa phương.Theo tác giả, các yếu tô chủ quan ảnh hưởng đến công tac QL HĐTN, HN tại trường

THPT gồm: Nhận thức của CBQL về tam quan trọng của HĐTN, HN; Nhận thức và

năng lực của GV tô chức HĐTN, HN theo định hướng phát trién năng lực HS: Kế hoạch

và chương trình giáo dục của nha trường.

Ngô Xuân Hiểu (2023) cho rằng các yếu tổ ảnh hưởng đến Hoạt động TN, HN ở trường THPT gồm: trình độ năng lực của CBQL, GV và HS trong nhà trường, sự phối hợp giữa các tô chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm

20

Trang 32

của các cấp để thực hiện tốt HDTN, HN cho HS THPT đáp ứng thực hiện CTGDPT

2018.

Điểm chung của các nghiên cứu trên khi nói về các yếu tổ ảnh hưởng đến công

tác QL HDTN, HN tại trường THPT là: Nang lực của CBQL và GV: Điều kiện tô chứccác hoạt động: Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo đục; Sự quan tâm vàđịnh hướng, chi đạo của CBQL cấp trên.

1.5.1 Năng lực của cán bộ quản lí và giáo viên

CBQL và GV phải nhận thức được tầm quan trọng của HDTN, HN tại trườngTHPT Hoạt động này có mỗi quan hệ biện chứng với hoạt động phân luồng sau bậcTHPT (Ngô Xuân Hiểu, 2023) Cả hai hoạt động đều giúp HS chọn đúng ngành nghềphù hợp với sở thích, năng lực và năng khiếu của HS, đáp ứng nhu câu về số lượng vảchất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động

CBQL đóng vai trò là người dan đường cho GV đề tô chức hoạt động này, từ việc

tập huan, bồi dưỡng cho GV, hướng dẫn và hỗ trợ GV thiết kế, tô chức hoạt động, đến

việc kết nối các lực lượng giáo dục, các cơ quan, tô chức có liên quan Trong HDTN,

HN nói riềng và các HDGD trong nhà trường nói chung, GV là giữ vai trò chủ đạo (định

hướng, tô chức, hướng dẫn, điều khiển, khuyến khích ) tác động đến HS một cách có

mục đích, có kế hoạch, có phương pháp với điều kiện, phương tiện phù hợp dé phát huytính chủ động, tích cực, sáng tạo ở HS (Tran Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ VănLiên và Ngô Dinh Qua, 2017) CBQL can có năng lực lập kế hoạch, tô chức, chỉ đạo,

kiểm tra đánh giá tat cả các thành tô của quá trình giáo dục như: xác định mục tiêu; nội

dung; hình thức; phương pháp; tài liệu giáo dục; lực lượng tham gia HDTN, HN; tài

chính; CSVC phục vụ HĐTN, HN (Lê Thị Hoài Thuong, 2023) GV phải nắm vững cácnội đung và các yêu cầu cơ bán của hoạt động này, đồng thời phải có kiến thức của

những môn học khác có liên quan đến nội dung của hoạt động Bên cạnh đó, HĐTN,

HN tại trường THPT tập trung phát triển năng lực định hướng nghé nghiệp cho HS Do

đó, GV cần quan tâm đến việc thiết kế qui trình phát triển năng lực này cho HS khi tô

chức HĐTN, HN.

1.5.2 Điều kiện tô chức các hoạt động

Kinh phí là một trong những nguồn lực quan trọng dé thực hiện tốt các mục tiêucủa HĐTN, HN Từ các hoạt động đơn giản như diễn đàn, đóng kịch trong lớp học, chođến các hoạt động quy mô lớn, cần sự dau tư về phương tiện di chuyên như tham quan,

21

Trang 33

cắm trại, đều cần kinh phí để thực hiện Tuy nhiên, hiện nay GV gặp khó khăn khi phảitìm ra đủ các nguồn lực hỗ trợ về tài chính, trong khi kinh phí đẻ tô chức HĐTN, HNkhá tôn kém (Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2019) Điều kiện này đòi hỏi những quyết địnhhiệu qua của CBQL nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính dé GV giảm bớt áp lực khi thiết

kế hoạt động.

Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường, CBQL khuyến khích GVtận dung dé tô chức các hoạt động cho HS Việc này không chỉ giúp chi phí tô chức cáchoạt động có thể được giảm xuống, kinh phí được tập trung vào việc mua sắm, chỉ trả cho các sản pham, dich vụ thiết yếu dé tổ chức hoạt động Ngoài ra, việc tô chức cáchoạt động ở không gian quen thuộc có thê kích thích khả năng sáng tạo của HS (thôngqua các hoạt động trang trí, hóa trang và thiết kế các dụng cụ hỗ trợ) góp phần nâng cao

chất lượng và hiệu quả công tác QL HĐTN, HN trong nhà trường

Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương la cơ sở đề CBQL đề ra các

mục tiêu, nhiệm vụ và lập kế hoạch QL cho HĐTN, HN Việc tô chức các hoạt động

phải phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế, thuần phong mỹ tục, các luật lệ của địaphương Với mục tiêu tập trung phát triển năng lực định hướng nghé nghiệp cho HS của HDTN, HN, nhu cau vẻ lao động tại địa phương là cơ sở để nhà trường THPT nghiêncứu và xây dựng các nội dung cho hoạt động này, góp phan đào tao nguôn nhân lực cho

địa phương.

1.5.3 Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo duc

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có tác độngrất lớn đến công tác tô chức và quản lý t6 chức HDTN, HN (Lê Thị Hoài Thương, 2023)

Đề thực hiện có hiệu quả HĐTN, HN, nhà trường phải có sự phối hợp với gia đình vàcác lực lượng giáo dục khác bên ngoài xã hội như: Các trường đại học, cao đăng, trungcấp nghề; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh

CBQL phải trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhàtrường dé thống nhất vẻ mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức tô chức, đánh giá

và kinh phí cho việc tô chức hoạt động (Lê Thị Hoài Thương, 2023) Đây không chỉ là

cơ sở quan trọng để nhà trường tô chức HĐTN, HN ma con là yếu tổ quan trọng dé các hoạt động được tô chức một cách hiệu quả, phát huy tối ưu năng lực và phẩm chất của

HS, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục.

22

Trang 34

Sự hỗ trợ của gia đình có thể giúp HS quyết định đúng đắn học ở trường nào,ngành nào phù hợp với nhu cầu xã hội và sở trường, hoàn cảnh của bản thân và gia đình

(Tran Chí Phong, 2023) Những buổi sinh hoạt về hướng nghiệp hoặc các cuộc họp cha

mẹ HS cung cấp những kiến thức về tìm hiéu đặc điểm tâm lí, tính cach, sở trường của

HS, về nhu cầu của thị trường lao động, về cách thức hỗ trợ con em lựa chọn ngành nghềphù hợp Qua đó, GV có cái nhìn tang quát và chi tiết hơn về đặc điểm của HS, nhằm

thiết kế và điều chỉnh kế hoạch tô chức HDTN, HN, phát huy được năng lực và phẩm

chất của HS.

Các hoạt động tham quan trường đại học, cao dang, trung cấp nghề các cơ sở sản

xuất, kinh doanh và các hoạt động tư van hướng nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa

chọn nganh, chọn trường của HS Các hoạt động tiếp xúc với người thành dat, thamquan cơ sở sản xuat, tiếp xúc với các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp có thẻ hỗ trợ HSlựa chọn nghề nghiệp phù hợp (Le Duy Hung, Tran Thi Thu Thuy, Cao Xuan Hai &

Giang Thien Vu, 2020) Quá trình tham quan kích thích khả nang quan sát và khám phá

của HS, qua đó hình thành những kiến thức mả các em chỉ có thê tự học từ cuộc sốngthực tế Các hoạt động tư van nghề nghiệp từ chuyên gia giúp HS hiểu rõ hơn về thị

trường lao động, ngành nghé và cơ sở đào tạo, đồng thời tìm được cách thức dé khám

phá ban thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai Do đó, việc hợp tác của nhatrường với các lực lượng này vừa giúp nhà trường thực hiện tốt công tác QL và tổ chứcHDTN, HN, vừa giúp các cơ sở đảo tạo tiếp xúc với HS dé quảng bá các ngành, nghề

mà nhà trường có đào tạo và dé phân luéng HS sau THPT

Ngoài ra, việc quan tâm đến chủ trương đường lỗi của Đảng, các chính sách củađịa phương, những thế mạnh và khó khăn của địa phương giúp CBQL tranh thủ được

sự ủng hộ của chính quyền, sự tham gia của các tổ chức đoàn thé và nhân dân địaphương, đồng thời phối hợp tích cực và hiệu quả với gia đình trong công tác giáo dục

HS (Bề Mạnh Hùng, 2022)

1.5.4 Sự quan tâm và định hướng, chỉ đạo của cán bộ quản lí cấp trên

Quá trình phát triên HĐTN, HN trong trường phô thông rất cần sự quan tâm vàđịnh hướng, chỉ đạo của CBQL cấp trên đẻ hỗ trợ giải quyết những khó khăn của nhàtrường Một trong những khó khan của GV khi bắt đầu triển khai HDTN, HN là phương

pháp thiết kế, tô chức và đánh giá HDTN, HN Khi tô chức HDTN, HN tại trường THPT,

HS rất hào hứng, chủ động, tích cực và sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động: tuy

23

Trang 35

nhiên, nhiều GV còn bỡ ngỡ, lúng túng, mat nhiều thời gian khi thiết kế, chuẩn bị choHĐTN, HN, chưa biết cách tô chức và đánh giá HĐTN, HN (Nguyễn Thị Hồng Phượng,

2019).

Hiện nay chưa có ngành học đào tạo GV tô chức HDTN, HN, do đó nha trường

THPT chưa có GV chuyên tô chức hoạt động này Đối với CBQL, mỗi trường THPTcần ít nhất một CBQL có tâm huyết, có chuyên môn về HĐGD hướng nghiệp chịu tráchnhiệm chính trong việc chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác này ở nhà trường, đểHDTN, HN đi đúng hướng và đạt hiệu qua cao (Bế Mạnh Hùng, 2022) Do đó, bôi dưỡng CBQL chuyên trách HDTN, HN là một việc cần thiết và rat quan trọng Đỗi với

GV, sở giáo duc, phòng giáo dục và nhà trường thực hiện việc quy hoạch, tô chức đào tạo bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, tạo động lực cho đội ngũ GV tô chức HDTN, HN déđạt được mục tiêu đã dé ra (Tran Đại Nghĩa, 2020)

24

Trang 36

Tiêu kết chương 1

Trong chương 1, dé tài đã hệ thống hoá lich sử nghiên cứu van dé, phân tích một

số khái niệm cơ bản, trình bày cơ sở lí luận về HĐTN, HN tại trường THPT, QL HĐTN,

HN tại trường THPT, và các yếu tô ánh hướng đến QL HDTN, HN tại trường THPT.

Về lịch sử nghiên cứu van dé, nhìn chung, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đếnHDTN, HN trong nha trường phô thông Các nghiên cứu này đã đưa ra những cơ sở líluận dé khang định tam quan trọng của hoạt động nảy trong CTGDPT Nhiều công trình

đã phân tích thực trạng ở một địa điểm nghiên cứu cụ thẻ, qua đó đề xuất các biện pháp

góp phan phát triển và nâng cao chất lượng HĐTN, HN trong nhà trường, đặc biệt là

cấp THPT

Về cơ sở lí luận của HĐTN, HN tại trường THPT, đẻ tai đã trình bay mục tiêu,nội dung, phương thức tô chức và loại hình hoạt động đánh gia kết quả của hoạt độngnày QL HĐTN, HN tại trường THPT, công tác này được tiếp cận theo 4 chức năng của

QL, bao gồm: lập kế hoạch, tô chức, chi đạo, kiểm tra - đánh giá Các yếu tô ảnh hướng đến QL HĐTN, HN tại trường THPT, dé tài đã đưa ra bốn yếu tô sau: Năng lực của CBQL và GV; Điều kiện tô chức các hoạt động: Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục; Su quan tâm và định hướng, chi đạo của CBQL cấp trên.

Đây là những cơ sở quan trọng dé nghiên cứu tiễn hành xây đựng công cụ phỏngvan và đánh giá thực trạng QL HĐTN, HN tại trường Trung học Thực hành (THTH),

trường Đại học Sư phạm (ĐIHISP) TPHCM.

25

Trang 37

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Trong dé tai nay, tác giả sử dụng cách tiếp cận định tinh dé trả lời cho câu hỏi:

“Hiện nay, công tác QL HĐTN, HN tại trường THTH, trường ĐHSP TPHCM như thế

nao?”

Nghiên cứu định tính la cach tiếp cận được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa

học xã hội nhằm khám phá các môi quan hệ xã hội, các quan điểm, kinh nghiệm của

người được khảo sát đối với van đề nghiên cứu John Adams, Hafiz T.A Khan, RobertRacside & David White, 2007) Day được xem như là một cách tiếp cận nghiên cứu cácchủ thé (con người, tô chức) và các hiện tượng xã hội bằng các phương pháp thu thậpdit liệu (quan sát, phóng vấn, thảo luận nhóm) và phân tích dir liệu (chuyền hóa thông

tin thu thập thành dữ liệu nghiên cứu dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh) riêng biệt

(Nguyễn Thị Tuyết Mai & Nguyễn Nhật Nguyên, 2021) Vì thế, phương pháp trongnghiên cứu định tính đa dang, phong phú va thay đôi linh hoạt; qua đó có thé làm sáng

tỏ những vấn đề mới, có rất ít công trình nghiên cứu thực hiện trước đó, hoặc nghiên cứu các chủ thé nhằm tìm hiểu về hoạt động của con người dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết của họ (Nguyễn Thị Tuyết Mai & Nguyễn Nhật Nguyên, 2021: Trần Tiến Khoa &

Lê Thị Thanh Xuân, 2013).

Các nội dung chính khi sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định tính gồm: Cách tiếp cận nghiên cứu được lựa chọn dé tra lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra cũng như lí do cho sự lựa chọn này; Bối cảnh nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và quy mô nghiêncứu; Những mô tả chỉ tiết về việc thu thập dữ liệu và cách thức phân tích đữ liệu (NguyễnThị Tuyết Mai & Nguyễn Nhật Nguyên, 2021) Đến thời điểm thực hiện đề tai, HDTN,

HN cấp THPT chi mới đưa vào thực hiện ở khối lớp 10 và 11 Đây là HDGD thay thécho HĐGD ngoài giờ lên lớp Đối với Chương trình GDPT 2018, HĐTN, HN mang tính

mở Nghĩa là, bên cạnh việc tô chức các hoạt động theo nội dung sách giáo khoa, GVcòn tô chức các hoạt động khác như tham quan, câu lạc bộ, sinh hoạt đội, nhóm nhằmtạo thêm nhiều điều kiện dé phát trién phâm chất, năng lực của HS Với nghiên cứu nay,

giới hạn phạm vi chỉ tại một trường phô thông, với quy mô đội ngũ không lớn thì việc

tiếp cận công tác QL HDTN, HN bằng nghiên cứu định lượng gặp khó khăn việc chọn

mẫu khảo sát Ngoài ra, nghiên cứu định lượng cũng khó trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

một cách đầy đủ Còn đối với cách tiếp cận nghiên cứu định tính, đề tai có thé tìm hiểu

26

Trang 38

được công tác QL HĐTN, HN từ sự chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm của người QL.Đồng thời, nghiên cứu định tính có thê đánh giá được hiệu quả công tác QL HĐTN, HNthông qua câu trả lời của một số GV phụ trách hoạt động này; thông qua cam nhận củamột số HS đã được giáo dục HDTN, HN; thông qua các văn bản, hỗ sơ có liên quan đến

công tác QL và tô chức HDTN, HN

Nghiên cứu tìm hiểu sơ lược vẻ trường THTH, trường DHSP TPHCM; sau đó

tiến hành phỏng vấn CBQL phụ trách HDTN, HN tại trường THTH, trường ĐHSP

TPHCM đẻ làm rõ van đề 1; phỏng van một số GV phụ trách HDTN, HN và một số HSkhối 10, 11 tại trường THTH, trường ĐHSP TPHCM dé làm rõ van dé 2 Song song vớiviệc phỏng van, dé tài nghiên cứu văn bản, hồ sơ dé có thêm căn cứ làm rõ cả 2 vấn đề

trên, từ đó trả lời cầu hỏi nghiên cứu.

2.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu

Trường THTH, trường ĐHSP TPHCM năm trong khuôn viên cơ sở chính trường

ĐHSP TPHCM, tọa lạc tại 280 An Duong Vương, Phường 4, Quan 5, TPHCM Tiên

thân của trường THTH là trường Kiều mẫu Thủ Đức Sau ngày 30/4/1975 trường đượcđổi tên thành THTH ĐHSP, do trường ĐHSP tiếp quản Thang 9/1981, trường ĐHSP

bản giao trường THTH cho Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM QL Ngày 13/5/1999,

trường THTH, trường DHSP TPHCM được tái thành lập theo Quyết định số115/QĐ/ĐHQG/TCCB của Giám đốc Dai học Quốc gia TPHCM Với hệ thong giá trịcốt lỗi “Chat lượng - Sáng tạo - Nhân văn - Tiên phong - Hội nhập”, trường THTH,

trường ĐHSP TPHCM mang sứ mệnh “la ngôi trường cung cấp nên giáo dục phô thông

chú trọng thực hành, tiên tiền, hội nhập; là môi trường khơi nguồn, nuôi đưỡng va phát

triển tri thức, tâm hồn, ki nang của HS; dao tạo và giáo dục HS thành người có kha năng

hội nhập và thích ứng, nỗ lực học tập, rèn luyện, và sáng tạo không ngừng, phục vụ sựnghiệp giáo dục phô thông miền Nam va cả nước." Trường có 25 phòng học (với 8phòng học lớp 10, 9 phòng học lớp L1, 8 phòng học lớp 12) và 7 phòng chức năng (gồm:Phòng Y tế, Phòng Tham van học đường, Phòng Truyền thống, Phòng GV, Phòng Doc,

Văn phòng Trường, Văn phòng Đoàn Trường) Về đội ngũ CBQL và GV, trường có 76

CBQL và GV, trong đó bao gồm | Hiệu trường, | Hiệu phó, 7 Tổ trưởng bộ môn, 35

GV cơ hữu Trong năm học 2023 - 2024, trường có 934 HS, trong đó lớp 10 có 310 HS,

lớp 11 có 343 HS và lớp 12 có 281 HS.

27

Trang 39

Trong năm học 2023 - 2024, nhà trường tỏ chức HĐTN, HN đối với hai khối lớp

10 và 11 HĐTN, HN được chia thành 2 màng chính: HĐTN, HN tại lớp do phó hiệu

trưởng chuyên môn QL và GVCN phụ trách tô chức; HĐTN, HN chung cho HS toàntrường - do trợ lí thanh niên phụ trách tô chức va QL Ngoài ra, chiều thứ Ba, chiều thứ

Tư, và ngày thứ Bay là khoảng thời gian dành riêng cho các hoạt động câu lạc bộ Hiện

nay, nha trường có 12 Câu lạc bộ do Ban chấp hành Đoàn trường QL Về tài liệu tham

khảo, nhà trường sử dụng sách giáo khoa HDTN, HN bản 1 - Bộ sách Chân trời sáng

tạo,

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Trong thời gian nghiên cứu thực trạng, người nghiên cứu đã đến trường THTH,trường ĐHSP TPHCM dé nghiên cứu thực tiễn và phỏng van một số CBQL, GV, HS dé

thu thập dữ liệu cho dé tài Dé viết nội dung của nghiên cứu, tác giả đến thư viện trường

ĐHSP TPHCM đề nghiên cứu tải liệu; đến trường DHSP TPHCM đề trao đôi với giáng

viên và tìm kiểm ý tưởng, học hỏi kiến thức có liên quan đến đẻ tai nghiên cứu Bên

cạnh đó, tác giả đã sử dụng các nguồn tải liệu tham khảo trên các trang thông tin chínhthống như: Google Scholar, Research Gate, Tạp chí Giáo dục dé tìm các công trình

có liên quan đến vẫn đề nghiên cứu Tác giả thực hiện nghiên cứu từ tháng 10/2023 đến

tháng 4/2023 theo kế hoạch cụ thé sau

Bảng 2.1 Kế hoạch thực hiện nghiên cứu

Trang 40

3 tuân

(11/03/2024 - 31/03/2024)

Tong hợp và hoàn chỉnh các nội Báo cáo

dung của báo cáo toàn văn

Đối với nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, số lượng khách thé thường rat ít - đưới 30 khách thé (Phạm Hiệp, 2022) Tại trường THTH, công

tác QL HĐTN, HN được phụ trách bởi 2 CBQL là pho hiệu trưởng và trợ lí thanh niên.

Công tác tô chức HĐTN, HN trên lớp được giao cho GVCN các lớp 10 và 11 (trongnăm học 2023 - 2024) Đôi tượng của nghiên cứu nay là “Công tác QL HĐTN, HN tại

trường THTH ĐHSP TPHCM.” Mục đích của nghiên cứu là xác định thực trang QL

HDTN, HN tại trường THTH ĐHSP TPHCM Do đó, đề tai phóng vẫn 2 CBQL nhằmtìm hiểu về ý kiến và kinh nghiệm trong công tác QL HDTN, HN tại trường THTH trongnăm học 2022 - 2023 và năm học 2023 - 2024 Ngoài ra, dé tài chọn ngẫu nhiên 3GVCN

và 3 HS thuộc các lớp 10 và 11 đáp ứng yêu cầu về tiêu chí chọn mẫu (bang 2.2) dé tìmhiểu về thực trạng tổ chức HDTN, HN, thông qua đó xác định hiệu quả công tác QL

HĐTN HN tại trường THTH ĐHSP TPHCM.

Bảng 2.2 Mẫu phỏng vấn của nghiên cứu

Nội dung Mẫu SỐ -

Tiéu chi chon mau

nghiên cứu | nghiên cứu | lượng

Công tác QL CBQL được phân công phụ trách HĐTN,

HDTN, HN HN

Công tac quan GVCN được phan công tô chức HDTN, HN

lí và tô chức lớp 10 hoặc 11 trong năm học 2022 - 2023

HDTN, HN va nam hoc 2023 - 2024

Công tac tô Là HS khôi 10, 11 ở các lớp khác nhau, có

chức HĐTN, quan tâm đến HĐTN, HN, sẵn sàng tham gia

HN trả lời các câu hỏi của người phỏng vẫn

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

2.5.1.1 Mục dich

Đề tải sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm tìm kiếm, phân loại, hệ thống tải liệu, phân tích, tong hợp lí thuyết Từ đó, hình thành cơ sở lí luận và tạo nền tang xây dựng hệ thong câu hỏi nghiên cứu thực trạng.

29

Ngày đăng: 12/01/2025, 03:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 2.2. Mẫu phỏng vấn của nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.2. Mẫu phỏng vấn của nghiên cứu (Trang 40)
Bảng 2.5. Nội dung các câu hỏi chính trong phiếu phỏng vấn dành cho học sinh - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.5. Nội dung các câu hỏi chính trong phiếu phỏng vấn dành cho học sinh (Trang 43)
Hình 2. 1. Ứng dụng Microsoft Teams - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2. 1. Ứng dụng Microsoft Teams (Trang 44)
Hình 2.2. Trang web FreeConvert - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.2. Trang web FreeConvert (Trang 45)
Hình 2.3. Dịch vụ Viettel Speech To Text - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.3. Dịch vụ Viettel Speech To Text (Trang 46)
Hình 2.4. Qui trình nghiên cứu thực trạng - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.4. Qui trình nghiên cứu thực trạng (Trang 47)
Bảng 3.2. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.2. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch (Trang 55)
3. Hình thức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
3. Hình thức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp (Trang 83)
3. Hình thức hoạt động trai nghiệm hướng nghiệp - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
3. Hình thức hoạt động trai nghiệm hướng nghiệp (Trang 86)
Bảng ghi chép và lưu lại các đỗi thoại - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng ghi chép và lưu lại các đỗi thoại (Trang 105)
3. Bảng khảo sát phan hồi của học sinh - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
3. Bảng khảo sát phan hồi của học sinh (Trang 106)
4) Hình thức trình bày, báo cáo - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung học thực hành, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
4 Hình thức trình bày, báo cáo (Trang 108)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN