1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lí Việc Đảm Bảo Chế Độ Chính Sách Hỗ Trợ Sinh Viên Tại Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lấ Thị Quỳnh Mơ
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Yến Nam
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 57,81 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐược sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Khoa học Giáo dục và Giảng viênhướng dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành dé tài khoá luận tốt nghiệpđại học “Quản lí việc đảm b

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ QUỲNH MƠ

QUAN LÍ VIỆC DAM BAO CHE ĐỘ CHÍNH SÁCH HO TRỢ SINH VIÊN

TẠI TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2022-2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

QUAN LÍ VIỆC DAM BAO CHE ĐỘ CHÍNH SÁCH HO TRỢ SINH VIÊN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Người thực hiện: LÊ THỊ QUỲNH MƠ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Khoa học Giáo dục và Giảng viênhướng dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành dé tài khoá luận tốt nghiệpđại học “Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường Dai học Sư phạm Thành phố Hỗ Chí Minh.”

Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Yến Nam — Giảng viên hướng dẫn đã tận tình định hướng từ thời điểm xác định dé tài đến suốt quá trình thực hiện

và góp ý chinh sửa đề tài khoá luận.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giảng dạy các môn họcchuyên ngành tại Khoa Khoa học Giáo dục; Phòng Kế hoạch - Tài chính và PhòngCông tác chính trị và Học sinh, sinh viên Trường Dai học Sư phạm TP Hỗ Chí Minh đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận này.

Trân trọng!

Trang 4

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trungthực, chưa từng được ai công bồ trong bat kỳ công trình nào khác và tuân thủ quiđịnh về trích dẫn, liệt kê tài liệu tham khảo của cơ sở đảo tạo.

Lê Thị Quỳnh Mơ

Trang 5

MỤC LỤC

UO Í 0Ñ 00 ee ee ro eee 3

D4aNHMUCCBUVIET DAW isscsssessscscssasssssssasessescasssscscosssssssssscsssscssssssssassssssesessse! 8

DANH MỤC BANG BIEU scoccsscsssscessesssssscessesocosssosssssssesesessossnscosonsnesosessnecesesseeses 9

DANH MUC SƠ ĐỒ hgteaiiiebnbiiiiitiitiiiiioioiiiiiitii100060013003011030146646646636316 11

ï, đồ Chom OS til ssssicsscsssiscissrcnnniinannnnnmanninnnnnnnnmnnnnnnnnni 1

2 Mục đích nghiÊn Citi ccsscscsesessssssessercsnsncaceessecscnssossceescnsaccenssencesassscerssacsenencasecssesses 3

3 Khách thé và đối tượng nghiên cứu e2 -s©se+csz+ssetsserszrrszrsszrs 3

4 Giá | 3

6 Phạm vi nghiÊn CỨU o o-os- 5c o5 5 s5 99 990 09568966968696690696689088906808666066908606666 4

7.IF hương DpHápP MIMS CẤU tses6iegisi66is6ii6iscietitisiioitioitiiiigitiiecieeassaa¿ 5

§ Cấutrũe cilia khóa NG ssiiciicicnninnnninnnnnnninnannnmunnmnnnnned 6

CHUONG 1 CO SO Li LUAN VE QUAN Li VIEC DAM BAO CHE DO

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH VIÊN -cecccscesecossoseee 8

1.1 Lich sử nghiên cứu van đề quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ

BÍTÌÌ)'YÊ HH¡iötãõ0466i4651464460154116046611666164560156165548621066601661466266448436G360686266696045696864468486218656048042 8

1.2 Một số khái Biện! cơ DAM ssssssscscsssssscscssccscssscsasseesesssssnescssosscssessnsseasassvasasavasesens 10 1.3 Hoạt động đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên 16 1.4 Quan lí việc dam bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên 18

Trang 6

1.5 Các yếu tô ảnh hưởng tới việc đảm bao chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên

š860180816553858355169833889ã8894305583853382603838539853589863834038346353335865186038533388933833386336ã1933388388838881838E 23

(1200 KET CHIUGING 1 2217575 4 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG QUAN LÍ VIỆC DAM BAO CHE ĐỘ CHÍNH

SÁCH HO TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HOC SƯ PHAM TP HO

2.4 Thực trạng quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại

Trường Dai học Sư phạm TP Hồ Chí Minh - «se csecssesssessecsse 38 TIỂU KET CHƯƠNG 2 ¡eekeeieooioioooioiioooboobiibiioititiiitoiit0101210012020810616306ã530 50

CHƯƠNG 3 BIEN PHAP QUAN LÍ VIỆC DAM BAO CHE ĐỘ CHÍNH

SÁCH HO TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HO

Trang 7

A, RENMỆRboaessnannssnttrouitiitiiiiitoittGGGIGI1001001G11018181.61G3836130803343833133034g40013033036333Ỉ

9, IKIÊN(R0llÏkoksbsitnstisntiii011001300001001010131133130016601380330188380566356138310356133818861588068300 6Ä)TÀI LIỆU THÁM KHẢO svssessscscscsisesscasscssccssscsssassosssessssasncasscscosscasecsasnsasusscasscasons

EHHIRU ẻ .( ịõ7 5 6n

Trang 8

QLGD Quản lí giáo dục

TP HCM Thành phô Hồ Chí Minh

Trang 9

DANH MUC BANG BIEU

Bang quy ước sô liệu

Kết quả khảo sát về Tâm quan trọng của việc đảm bảo chế

độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường Kết qua khảo sát về Mức độ quan tâm đến việc đảm bảo

chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường

Kết quả khảo sát về Mức độ cần thiết của việc đảm bảo |

chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường

Kệt quả khảo sát về những yêu câu đôi với việc việc dam

bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên

Kêt quả khảo sát về mức độ đánh giá chung về việc thực

hiện chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên

Biéu đô 2.7.

Bang 2.10.

sách hỗ trợ sinh viên

Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các các hoạt động

đảm báo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường

Két quả khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ chuyên viên

thực hiện các hoạt động đảm bảo các chế độ chính sách hỗ

trợ sinh viên

Két quả khảo sát thực trạng thực hiện nguyên tắc và

phương pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách

hồ trợ sinh viên

Trang 10

Bảng 2.11 | Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các chức năng quản — 47

viên

Bang 2.12 | Két quả khảo sát những thuận lợi và han chê

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Tên sơ đồ Tạm

Sơ do khái niệm quản lí

Trang 12

MỞ ĐÀU

1 Lí do chọn đề tài

Văn kiện Đại hội XIII của Dang tiếp tục khang định vị trí, vai trò quan trọng

của giáo dục và đảo tạo, yêu cầu phải “Xay dựng đồng bộ thê chế, chính sách dé

thực hiện có hiệu qua chủ trương giáo dục va dao tạo cùng với khoa học và công

nghệ la quốc sách hàng dau, là động lực then chốt dé phát triển đất nước” (Văn kiện Đại hội đại biéu toàn quốc lần thir XIII) Dé đạt được mục tiêu dé ra, một mặt chúng

ta cân tăng cường đôi mới cơ bản công tác quản lí và tô chức giáo dục; xây đựng hệthống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thé học tập suốt đời theo hướngthiết thực, hiện đại gắn chặt với yêu câu của xã hội Hoàn thiện cơ chế, chính sách

và luật pháp dé bảo đảm sự nghiệp giáo duc phát trién ôn định chất lượng hiệu quảđáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho dat nước phát triển nhanh vàbên vững Ngăn chặn và đây lùi những hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục, xây dựng một nên giáo dục lành mạnh.

Nhận ra rằng không phải tat cả người học đều có xuất phát điêm giống nhautrong cuộc sống và có thé gặp nhiều rào cản khác nhau dé thành công bằng cách ưutiên công bằng trong giáo dục, có thé giúp đảm bảo rằng tat cả người học đều có thétiếp cận giáo dục, bat ké hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ Công bằng về cơ hội giáodục là khi tất cả người học, bat kề nền tảng của họ, nên được tiếp cận với các cơ hội

và nguồn lực như nhau trong giáo dục, mà cụ thê là trường học Điều này có nghĩa

là mọi người học bất kê chúng tộc, dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, trình độ ngôn

ngữ hoặc tình trạng khuyết tật của họ phải được tiếp cận với giáo viên chất lượng

cao, tai liệu giảng day, công nghệ và dich vụ hỗ trợ Công bằng giáo dục nhằm mục

đích đảm bảo rằng mọi người học đều có cơ hội bình đăng dé theo đuôi giáo dục

Trang 13

phat huy hết tiềm năng của minh, yên tâm với sự lựa chọn ngành nghé và dat được mục tiêu bất ké hoàn cảnh nao.

Thời gian qua, Việt Nam đã có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục cho day dang các nhóm đối tượng từ người hoc, nhà giáo, cán bộ

quản lí là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; vùng có điều kiện kinh té - xã hội đặc biệt khó khăn Hệ thống cơ sở pháp lí về chế độ chính sách ngày càng hoàn thiện, đầy đủ là một phần trong nỗ lực của Quốc hội và Chính phủ nhằm thúc đây côngbang xã hội, công bang giáo dục và bảo vệ quyền của các nhóm đối tượng chính

sách.

Với triết lí xây dựng môi trường giáo dục kiến tạo, hướng đến người học - nhânvật trung tâm của hoạt động giáo dục và giá trị cốt lõi “Chat lượng — Sáng tạo — Nhânvăn", Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh luôn đồng hành, hỗ trợ sinh

viên trong công tác thực thi các chính sách theo quy định pháp luật của Nhà nước,

của Bộ và các cơ quan nhà nước khác Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách đòi

hỏi sự cam kết mạnh mẽ từ các bên liên quan và văn hóa chịu trách nhiệm trong nhàtrường, vì vậy, vẫn tồn đọng những bat cap vẻ việc trién khai và thực thi các chế độ

chính sách này.

Đề thực hiện tốt công tác quản lí, Trường đã thê chế hoá kịp thời các chủ trươngcủa Đảng, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới Tuy nhiên, van đề hoàn thiện cơ chế quan lí, bảo đảm điều kiện thuận lợi dé sinh viên có cơ hội được thụ hưởng công bằng các chế độ chính sách được phối hợp thực hiện chưa đồng bộ, nhất

quán.

Xuất phát từ mong muốn khảo sát thực trạng quản lí việc đảm các chế độ chínhsách hỗ trợ sinh viên, từ đó dé xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả quan lí

Trang 14

số biện pháp quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên, nâng cao chất

lượng phục vụ sinh viên.

3 Khách thé và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quan lí việc dam bao chế độ chính sách hỗ trợ sinhviên.

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quan lí việc đảm bảo chế độ chính sách

hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

4 Gia thuyết nghiên cứu

Công tác quản lí việc đảm bao chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường

Đại học Sư phạm TP.HCM hiện nay của đội ngũ cán bộ quản lí đã thực hiện các nội

dung quan lí trong quá trình phục vụ sinh viên Tuy nhiên, một bộ phận CBQL,

chuyên viên hành chính, và sinh viên chưa nhận thức day đủ vé công tác này Cácnội dung và phương pháp quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viênchưa được thực hiện đồng bộ và hiệu quả thực hiện còn hạn chế Nếu dé xuất cácbiện pháp mang tinh kha thi và mang tính thực tiễn thì sẽ khắc phục được hạn ché,gop phan nâng cao hiệu quả công tác dam bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác quản lí việc đảm bảo chế độ chínhsách hỗ trợ sinh viên.

Trang 15

5.2 Khảo sát thực trạng quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh

viên tại Trường Dai học Sư phạm TP.HCM.

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ

sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

6 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Nghiên cứu thực trạng quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách của nhà nước hỗ trợ tải chính đối với sinh viên:

(1) Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dan Luật người khuyết tật;

(2) Quyết định 66/2013/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ chỉ phí học tập đốivới sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại cơ sở giáo dục đại học do Thủ tướng

Chính phủ ban hành;

(3) Nghị định 81/2021/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với

cơ sở giáo dục thuộc hệ thông giáo đục quốc dan và chính sách miễn, giảm học phi,

hỗ trợ chi phí học tap; giá dich vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tao;

(4) Nghj định 116/2020/NĐ-CP (Nghị định 116) Quy định chính sách hỗ trợ

tiền đóng học phí, chỉ phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đối tượng khảo sát:

+ Cán bộ quản lí Khoa, phòng ban;

+ Chuyên viên hành chính các phòng ban: Phòng Công tác chính trị và Học

sinh, sinh viên và Phòng Kế hoạch - Tài chính;

+ Sinh viên thụ hướng chế độ chính sách Khoá 47

Thời gian: Nam học 2021 — 2022.

Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

Trang 16

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

7.1.1 Quan điểm hệ thông — cấu trúcViệc tiếp cận quan điểm này giúp người nghiên cứu tìm hiệu được mối liên hệchặt chẽ giữa công tác đảm bảo thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên với các

nội dung quản lí khác của nhà trường, từ đó giúp người nghiên cứu tìm hiéu chính xác hơn thực trạng của van dé nghiên cứu.

Tiếp cận quan điềm này, người nghiên cứu xem quản lí việc đảm bảo thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên như là một hệ thông được hợp thành bởi các yếutố: chủ thé quản lí, đối tượng quản lí, mục tiêu quản lí, chức năng quản lí, nội dungquản lí, phương pháp quản lí, công cụ quản lí và kết quả quản lí Người nghiên cứucần xem xét đầy đủ các yếu tổ trên cũng như mdi quan hệ giữa các yếu tối với nhau

dé có thé nghiên cứu một cách day đủ và hệ thông.

7.1.2 Quan diém lịch sứ - logic

Tiếp cận quan điểm này sẽ giúp người nghiên cứu xác định được lịch sử nghiêncứu van dé, sự vận động và phát triên của công tác dam bảo chế độ chính sách hỗtrợ sinh viên trong phạm vi không gian, thời gian, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nhằmđiều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày

công trình nghiên cứu theo một trình tự logic.

7.1.3 Quan diém tiép can thực tien Van dé nghiên cứu xuất phat từ việc giải quyết các van dé về việc dam bảo chế

độ chính sách hỗ trợ sinh viên chưa thực sự mang tính khoa học, hệ thông tại Trường

Đại học Sư phạm TP HCM.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 17

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu li luận

Mục đích: Tông hợp tài liệu khoa học, văn bản qui định về các chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên, từ đó đánh giá việc thực hiện gắn với thực tiễn.

Nội dung: Nghiên cứu, phân tích nội dung các tài liệu liên quan đến chế độ

chính sách hỗ trợ sinh viên.

Mục dich: Sử dụng phương pháp này nham thu thập những thông tin từ cán bộ quản lí, chuyên viên hành chính, sinh viên về việc thực hiện chế độ chính sách hỗ

trợ sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TP HCM.

Nội dung: Khảo sát về cách thức

Cách thức thực hiện: Sử dụng 2 mẫu phiêu khảo sát dành cho cán bộ quản lí,chuyên viên, sinh viên trả lời phiếu khảo sát dang câu hỏi đóng.

7.2.4 Phương pháp thông kê toán học

Phương pháp thông kê toán học: sử dụng toán thống kê dé xử lý số liệu trên phan mềm excel; sử dụng biểu bang, sơ đô, hình vẽ dé minh họa trong quá trình

nghiên cứu.

§ Cấu trúc của khóa luận

Phần mở đầuChương | Cơ sở lí luận về quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh

viên

Chương 2 Thực trạng quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viêntại Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Trang 18

Chương 3 Biện pháp quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viêntại Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Kết luận, Kiến nghị

Tài liệu tham khảo Phụ lục

Trang 19

CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE QUAN LÍ VIỆC DAM BẢO CHE ĐỘ

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH VIÊN1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ

sinh viên

Tại Phần Lan, hệ thong giáo dục Phan Lan đã trở thành một ví dụ hấp dẫn và được quốc tế kiểm tra về một hệ thông hoạt động hiệu qua, kết hợp thành công chất lượng với sự công bằng trên diện rộng và sự gắn kết xã hội thông qua nguôn tàichính công hợp lí, là sự kết hợp giữa ý chí chính trị, nỗ lực có mục đích nhằm thúcđây sự công bằng trong hệ thống giáo dục, giáo dục giáo viên chất lượng cao, tráchnhiệm nghẻ nghiệp và đạo đức của giáo viên cũng như niềm tin của xã hội đối với các chủ thê giáo dục (Pasi Sahlberg, 2017)

Tại Trung Quốc, cũng như nhiều nước khác đã thực hiện định hướng thị trường

trong giáo dục đại học Cùng lúc với tiến hành thu học phí và lệ phí trong giáo dụcđại học, Trung Quốc đã thực hiện nhiều cách thức khác nhau đề giúp tăng tiếp cận

giáo dục đại học Các hình thức đó là cấp học bông, miễn giảm học phí, tô chức cho

sinh viên vừa học tập vừa làm việc đưa ra các chương trình cho sinh viên vay tiền

để học Trong các chương trình cho SV vay tiền là một trong những cách thức cơbản dé tăng tiếp cận giáp dục đại hoc, đặc biệt là đảm bảo cho công bằng trong cơ

hội giáo dục đại học cho sinh viên nghèo (Trịnh Hồng Hà, Sự phát triển của chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên các trường đại học ở Trung Quốc, Tạp chí giáodục số 192, kì 2 — 6/2008, tr63-65)

Tại Việt Nam, chính sách xã hội được Đảng đề cập tại Đại hội VI (tháng

12-1986) với chủ trương: chính sách xã hội nham phát huy mọi khả năng của con người

Trang 20

và lay việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất Đây là quan điểm khởi đầu

của Đảng về chính sách xã hội trong thời kỳ đôi mới đất nước Trong các kỳ đại hộitiếp theo, Đảng từng bước bé sung và hoàn thiện quan điêm, đường lỗi về chính sách

xã hội Bước phát triển nhận thức của Đảng về chính sách xã hội thê hiện tại Nghịquyết số 15-NQ/TW ngày 01-6-2012 “Vé một số van dé về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI Nghị quyết chủ trương tập trung vào hai nhóm chính sách cơ bản, quan trọng trong hệ thông các chính sách xã

hội là chính sách ưu đãi người có công và chính sách an sinh xã hội Nghị quyết dé

ra mục tiêu: “Cai thiện đời sống vat chat, tinh than cho người có công, phan dau đếnnăm 2015, co bản bao dam gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao honmức sông trung bình của dan cu trên địa bàn; đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh

xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiêu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch

va thông tin, truyền thông, góp phan từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc

sông an toàn, bình đăng và hạnh phúc của nhân dân” /Wghị quyết số 15-NQ/TW “Vẻmột số van dé về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”, Hội nghị lan thứ 5 BanChap hành Trung wong Đáng khoá XI, ngày 01/6/2012) Trong thời kỳ đôi mới, daymạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, các chủ trương của Đảng vẻ chính sách xã

hội từng bước được hoàn thiện, ngày càng mở rộng bao trùm và da dạng Trong đó,

quan điềm nhất quán là: “thực hiện tiền bộ và công bang xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống vả hạnh phúc của nhân dân” (Van kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội).

Nghiên cứu lí luận va tông kết thực tiễn về “Chinh sách hỗ trợ sinh viên —Những van đề đặt ra hiện nay”, tác giả Phùng Văn Hiền (2014) nhận định rằng “Quy

định miễn, giảm học phí theo vùng, theo nhóm dân tộc là chưa thực sự phù hợp với thực tế Vì ở vùng sâu, vùng xa, vùng đông bào dân tộc thiêu số, nhiều gia đình

Trang 21

đã có đời sống khá giá nhưng con em họ là sinh viên vẫn được miễn, giảm học phi.

Vì vậy, nên có quy định cụ thé dù ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiêu số

nhưng phải thuộc diện hộ nghéo, cận nghéo mới được hưởng lợi từ dự án” Bên cạnh

đó, theo quy định hiện hành, thủ tục được miễn, giảm học phí và nhận được tiền trợ cấp là rat phức tạp Do đó, cần đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho đối tượng

được thụ hưởng chính sách.

Tác giả Đàm Đức Tiền (2016) với dé tài “Hoan thiện cơ chế quản lý chính sáchđối với sinh viên các trường đại học công lập” cho răng “Việc hoàn thiện cơ chếquản lý cấp bù học phí, học bông khuyến khích học tập, miễn giảm học phí và tíndụng cho sinh viên đặt ra như một nhu cầu thiết yếu nhằm hé trợ sinh viên tốt nhất,góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư cho giáo dục hiệu quả hon” Chính sáchmiễn, giảm học phí đã làm giảm bớt phần nào gánh nặng cho sinh viên về vấn đềhọc phí va chi phí sinh hoạt, vì vậy, thực thi những chính sách day đủ, hiệu quả can

sự quyết tâm và nhất quán đề thê hiện tính nhân văn, ý nghĩa xã hội này.

Tác giả Dao Thị Thu Giang, Phạm Thị Thu Hương (2016) với nghiên cứu “Mot

số đề xuất vẻ chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới cơ chế

hoạt động tại Trường Đại học Ngoại thương” phân tích thực trạng hoạt động hỗ trợ

tài chính cho sinh viên của Trường, những điềm cần lưu ý trong quy định của Nhànước liền quan đến cơ chế hỗ trợ sinh viên, cho rằng cần căn cứ trên điều kiện thực

tế dé dam bảo mục tiêu thu hút sinh viên giỏi tham gia học tập tại Trường và không

làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính

sách nhằm phát triên toàn điện cho người học

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lí

Trang 22

Quan li là hoạt động khó khăn, phức tap nhưng có ý nghĩa quan trọng với xã

hội Khái niệm quản lí là khái niệm rất chung, tông quát Mỗi người sẽ có nhữngquan điểm khác nhau vé quản lí Dưới đây là một số khái niệm chủ yếu:

Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô (1977) “Quản lí là chức năng của những

hệ thông có tô chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vat, kĩ thuat), nó bảo toàn cầu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình,

mục đích hoạt động”.

Theo Các Mác (1993) “Bat cứ một lao động mang tính chất xã hội trực tiếp haylao động cùng nhau, được thực hiện ở quy mô tương đối lớn, đều cần đến mức độnhiều hay ít sự quản lí, nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân vàthực hiện những chức năng chung, nay sinh từ vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất,

khác với sự vận động của các cơ quan độc lập nó”.

Theo Stroner và Robbins (1995) “Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tô chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tô chức và sử dụng mọi người lực có săn của tô chức đê đát những mục tiêu của tô chức”.

Bùi Minh Hiền (2006) định nghĩa: “Quan lí là sự tác động có tô chức, có hướngđích của chủ thé quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu dé ra”

Trần Kiêm (2004) cho rằng: “Quan lí là những tác động của chủ thé quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tô chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu, nhằm đạt mục đích của tô chức với hiệu quả cao nhất”.

Trang 23

Quan lí (Robert Kreitner) “La tiền trình làm việc với con người và thông quacon người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đôi Trọng tâm của quá trình nay là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới han.” (Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM, 2011).

Như vậy, bản chất của quan lí là cách thức tác động hợp quy luật của chú théquan lí đến khách thé và đối tượng quan lí trong một tô chức nhằm làm cho tô chứcvận hành đáp ứng kì vọng và đạt được mục tiêu đã đề ra

Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận khái niệm quản lí theo nghĩa là tác động có hướng đích, có tổ chức của chủ thể quản lí lên khách thể quản

lí và đối tượng quan lí trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng,

cơ hội của tô chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môitrường, làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả.

1.2.2 Quan lí giáo duc

Thuật ngữ quản lí giáo dục có thê hiểu theo 2 cap độ là vi mô và vĩ mô Đối vớicấp vĩ mô, quản lí giáo dục được hiéu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thẻ quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nha trường) nhăm thực hiện có chất lượng giáo dục và hiệu quả mục tiêu phát trién giáo dục, dao tạo thé hệ

trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục Đối với cấp vi mô, quản lí giáo dục là hệ

Trang 24

thông những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thê quản lí đến tập thê giáo viên, công nhân viên, tập thê học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện

có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường Trần Kiém (2008)

Theo tác giả Dinh Ánh Linh (2006) “Quan lí giáo dục là hệ thống những tác

động có mục đích, có kề hoạch, hợp quy luật của chủ thé quan lí nhằm làm cho hệ thông vận hành theo đường lỗi và nguyên lí giao đục của Đảng, thực hiện được các

tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trìnhdạy học — giáo dục thé hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên tình

Đối tượng của quản lí giáo dục là một hệ thống bao gồm 4 thành tố:

- Tư tưởng (quan điểm, đường lối, chính sách, chế độ nội dung, phương pháp

tô chức giáo dục);

- Con người (giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân vién, );

- Quá trình (day và học dién ra trong không gian và thời gian):

- Vật chất (trường sở và trang thiết bị phục vụ cho dạy học).

Trang 25

Công cụ quan lí giáo duc là các phương tiện, điều kiện mà chủ thé quản lí giáodục dùng nó đề tác động vào đối tượng quản lí thông qua các chức năng quản lí giáodục Công cụ quản lí giáo dục bao gồm:

- Các chế định, đó là chính sách, chế độ, qui định của nhà nước về mục tiêu,nội dung, phương pháp, tô chức đào tao; các chính sách chế độ đối với giáo viên và

học sinh, các qui định đôi với các hoạt động của nhà trường

- Thiết chế tô chức bộ máy: nó giúp xây đựng một cơ cầu bộ máy thích hợp cho công việc, hoặc nó giúp cải tiền hơn cho bộ máy hoạt động có hiệu quả hơn, nó đôimới quy chế làm việc, nó giúp giảm biên chế làm cho bộ máy gọn nhẹ hơn

- Các nguồn lực: bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực

- Phâm chất và năng lực của chủ thê quản lí

Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận khái niệm quản lí theo hướng vi mô Từ cách tiếp cận này, ta có thé hiểu khái niệm quan Ii giáo duc

là qua trình tác động một cách hệ thông có định hướng, có kế hoạch, có ¥ thức va

có mục dich của chủ thé quan lí giáo duc ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâucủa hệ thông giáo dục nhằm mục dich dam bảo sự phat triển toàn diện của Người

học.

1.2.3 Chế độ chính sách

Chế độ chính sách giáo dục dé cập đến tập hợp các chính sách, quy định va thông lệ chi phối hệ thông giáo duc ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thé Nó bao gồmcác luật và quy định định hình tô chức, tài trợ, quản trị và cung cập giáo dục ở tất cảcác cấp, từ mầm non đến giáo dục đại học Chế độ chính sách giáo dục cũng có thê

Trang 26

bao gồm các chính sách kinh tế và xã hội rộng hơn có tác động đền kết qua giáo dục,chang hạn như các chính sách liên quan đến giảm nghèo, phát triên kinh tế và phúclợi xã hội Chế độ chính sách giáo dục rất quan trọng vì nó định hình chất lượng, khảnăng tiếp cận và sự công bằng của giáo dục ở một quốc gia hoặc khu vực Nó cũng

có tác động đáng kê đến sự phát triển xã hội kinh tế và chính trị của một xã hội, vì

giáo đục là động lực chính của vốn con người và tăng trưởng kinh tế.

(https://en.wikipedia.org/wiki/Education_policy)

Theo quy định của pháp luật thì chế độ chính sách được hiéu là các quy định, những chế độ của nhà nước, đơn vị, tỏ chức, doanh nghiệp trường học dành cho

nhân viên, học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, công an, quân nhân, thương binh,

thân nhân của liệt sĩ, cán bộ công nhân viên, người có công mà họ được hưởng

các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.

(https://luatduonggia.vn/)

Căn cứ các quy định hiện hành của nha nước về việc thực hiện các chế độ chínhsách đối với học sinh sinh viên các nhà trường tiễn hành tông hợp, hướng dẫn thựchiện một cách chi tiết nhất, đây cũng là cách đề giúp học sinh, sinh viên tiếp cậnđược với những chính sách thiết thực nhất và chủ động thực hiện các thủ tục cầnthiết đề được hưởng chính sách (Đỉnh Thuỳ Dung, 2021)

Trong giới hạn của dé tài nghiên cứu, chúng tôi hiều: Chế độ chính sách của nhà nước đổi với học sinh, sinh viên; là tập hợp các quy định cua pháp luật; về học bồng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tin dung đào tạo; và các chế độ khác

có liên quan đến học sinh, sinh viên Thông thường, các chế độ chính sách này;được xây dựng dựa trên đặc trưng về chủ thể và có định hướng rõ rang theo quan

điểm của Dang; trong các văn kiện, che độ chính sách cũng thường có phan ưu

Trang 27

đãi nhằm dam bảo các điều kiện; và tạo cơ hội thuận lợi nhất cho sự phát triển

của học sinh, sinh viên.

1.2.4 Hỗ trợ sinh viên

Hỗ trợ có nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau, giúp thêm vào Thông thường hé trợ cũng

có nghĩa là giúp đỡ về vật chất

Có một số cách dé sinh viên có thé nhận hỗ trợ chi phí học tap, bao gồm: học

bồng, trợ cấp, hỗ trợ tài chính, hoàn trả học phi va chi phi sinh hoạt, tài trợ, điều

cần thiết là sinh viên phải xác định mình thuộc đối tượng nào và đăng kí đề xét duyệtđúng tiễn độ, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho việc học tập của mình và

tập trung vào học tập.

1.3 Hoạt động đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên

1.3.1 Mục tiêu của việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ viên

Mục tiêu quản lí là trạng thái mong đợi muốn có và cân phải có của hệ thông

sau một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm nào đó Mục tiêu là cáiđích phải đạt được Mục tiêu quy định quy mô và cấu trúc của tô chức Việc xác địnhmục tiều phải được gắn liền với việc đề ra nhiệm vụ chính xác và cụ thể Mục tiêu

rõ ràng và tính hiệu quả của tô chức là quy luật khách quan khống chế cấu trúc và

phương thức hoạt động của tô chức Do đó, việc xác định mục tiêu của việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên có vai trò rất quan trọng.

1.3.2 Vai trò của việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ viênĐảm bảo thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên được xác định là một mặt

của bộ máy quản lí nói chung va là nội dung quan trọng của trường Đại học nói

riêng Chế độ chính sách được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi, tạo điều kiện chosinh viên yên tâm học tập Hơn nữa, hé trợ sinh viên là một trong những chỉ số củabáo cáo tự đánh giá theo bộ chỉ số phát triển trường sư phạm

Trang 28

Chế độ chính sách được xác định là một nguồn tài chính hỗ trợ sinh viên, vìvậy việc đảm bảo đồng bộ, chính xác, đúng tiền độ, một mặt tạo điều kiện tối đa chosinh viên trong quá trình học tại Trường, mặt khác, góp phần duy trì/ nâng cao mức

độ hài lòng của sinh viên khi đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lí của các bên liên quan.

1.3.3 Những yêu cầu đối với việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên

1.3.3.1 Chính xác

- Kinh phí cấp bù, hỗ trợ, trợ cấp được dự toán chính xác theo quy mô đảo tạo

và số lượng sinh viên

- Số lượng và danh sách sinh viên cần chuẩn xác từ các khoá, các ngành, các

khoa.

- Đối tượng thụ hưởng cung cấp hồ sơ minh chứng xác thực, rõ ràng đối với

từng chế độ chính sách cụ thé.

1.3.3.2 Đúng tién độSinh viên được thụ hưởng các chế độ chính sách đúng tiền độ phụ thuộc nhiềuvào quy trình xử lí, thực hiện các thủ tục hành chính, rà soát, đối chiếu giữa các bên

phụ trách Giải quyết chậm sẽ làm giảm tiền độ công việc chung và kế hoạch cá nhân

của sinh viên.

Quá trình thực hiện các chế độ chính sách tại trường Đại học cần thực hiện nhanh chóng, đúng tiến độ nhưng phải đảm bao chặt chẽ, khan trương từ khâu tônghợp danh sách, phê duyệt, in ấn ban hành, triển khai quyết định đến các đơn vị, cánhân liên quan Vì vậy, trong mỗi khâu thực hiện cần được quy định rõ về nội dung,nhiệm vụ, phân cấp thâm quyền phê duyệt rõ ràng đê các chế độ chính sách được

thực hiện hiệu quả.

1.3.3.3 Tĩnh gọn

Trang 29

Lay sự hai lòng của sinh viên là thước đo chất lượng và hiệu quả thực hiện, vì vậy quy trình thực hiện các chế độ chính sách hiện đại, tỉnh gọn là một trong nhữngyêu câu quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng vận hành của hệ thống quản

lí Cần tối ưu hoá quy trình giải quyết thủ tục, thuận tiện, đúng pháp luật và có sựphối hợp chặt chẽ giữa các cap có thâm quyên.

1.3.3.4 Hiệu qua

Các chính sách giáo dục hiệu qua là điều cần thiết dé dam bao rang tat cả họcsinh đều có quyên tiếp cận giáo dục chất lượng cao và được chuẩn bj dé thành công

ở đại học, nghề nghiệp và cuộc sống Tuy nhiên, chỉ có chính sách tốt thôi là chưa

đủ Các chính sách phải được thực hiện hiệu quả để có tác động tích cực đến họcsinh và toàn bộ hệ thong giáo duc Dé đạt yêu cau về tính hiệu qua, cần một số yếu

tô như truyền thông rõ ràng các chế độ chính sách đến các bên liên quan; đảm bảo

du nguon lực; sự chi đạo mạnh mẽ từ các cấp; phối hợp thực hiện và đánh giá công

việc đúng thực tế.

1.4 Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên

1.4.1 Nội dung các hoạt động đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ viên

Nội dung các hoạt động đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ có thể khác nhau tùythuộc vào loại chính sách và bối cảnh cụ thể Tuy nhiên, một số hoạt động phô biến

có thé giúp đảm bảo các chính sách hỗ trợ được thực hiện hiệu quả bao gôm:

- Triển khai, hướng dẫn cụ thê cách thức đăng kí các chế độ chính sách;

- Tông hợp danh sách sinh viên thụ hưởng đúng tiến độ:

- Phối hợp các bên liên quan đối chiếu, rà soát danh sách sinh viên;

- Điều chỉnh kip thời và ra quyết định;

- Theo dõi, giám sát tình trạng sinh viên;

Trang 30

- Giải đáp phản hồi của sinh viên và các bên liên quan; và cải tiền quy trình

1.4.2 Đội ngũ chuyên viên

Đội ngũ chuyên viên thực thi chế độ chính sách là những cá nhân được phân

công nhiệm vu, chịu trách nhiệm trién khai và thực hiện quy định trong nội bộ tô

chức Công việc có thê được xem như là một đơn vị mang tính tổ chức nhỏ nhất

trong một công ty, nhà trường và nó có những chức năng quan trọng Thực hiện công việc chính là phương tiện dé người lao động có thể góp sức mình vào việc thực hiện

mục tiêu của nhà trường Vì vậy việc quản lí, phân công cần phải đúng người, đúng

việc, đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức.

1.4.3 Nguyên tắc và phương pháp quản lí1.4.3.1 Nguyên tắc quan li việc thực hiện các chế độ chính sách

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật + Quản lí việc thực hiện các chế độ chính sách cần thực hiện đúng chủ trương,

đường lỗi của Đảng, pháp luật của nhà nước;

+ Đề hướng dẫn, thí hành và thực hiện hiệu quả các chế độ chính sách của nhà

nước, cần nghiên cứu kĩ, nắm vững tinh thần, nội dung chủ yếu

- Nguyên tắc mục tiêu:

+ Quản lí việc thực hiện các chế độ chính sách cần phải đạt được mục tiêu Mục tiêu là van dé cơ bản, cốt lõi của nhà trường Nhà trường muốn tổn tại và phát triển thì phải đạt được mục tiêu dự kiến.

+ Mục tiêu thực hiện chế độ chính sách phải vừa là điểm đích mà nhà trườnghướng đến trong quá trình hoạt động, vừa là điều kiện dé nhà trường tôn tại và pháttriển.

- Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả:

Trang 31

1.4.3.2 Phương pháp quan lí việc thực hiện các chế độ chính sách

Phương pháp quan lí là cách thức có chủ đích mà chủ thé quan lí sử dụng dé

tác động đến đối tượng quản lí và khách thê quản lí nhằm thực hiện hiệu quả mụctiêu đã đề ra

Phương pháp quản lí việc thực hiện chế độ chính sách là phương thức tác độngcủa người quản lí đến nhận thức, hành vi của cá nhân và tập thé nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến.

Các phương pháp quản lí việc thực hiện các chế độ chính sách thường được sử

dụng là các phương pháp quản lí giao dục như:

+ Phương pháp tô chức — hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp vàođối tượng quản lí thông qua các văn bản pháp quy, chỉ thị, mệnh lệnh, của nhàquan lí Dé thực hiện phương pháp nay, nhà quan lí phải xây dựng nội qui, qui chếhoạt động phô biến các văn bản pháp quy phân công giao trách nhiệm rõ ràng.

+ Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động đến đội ngũ chuyên viên thực hiện việc đảm bảo các chế độ chính sách thông qua các lợi ích về vật chất nhăm kíchthích tính tức cực của họ Đề thực hiện phương pháp này, cần xây dựng tiêu chuẩn,định mức cho từng loại lao động, tô chức bình xét, khen thưởng, phê bình đúng chế

độ và quy định, tuy nhiên cần phối hợp với các phương pháp khác dé tránh lạm dụng

+ Phương pháp tâm lí - giáo dục: là phương pháp tác động đến nhận thức, tâm

tư, tình cảm của đội ngũ chuyên viên nhăm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của

Trang 32

họ Phương pháp này chủ yếu tác động đến mặt nhận thức của con người, tạo tác phong công nghiệp trong lao động, đề họ tự giác phấn đấu trong công việc.

Trong các phương pháp trên, không có phương pháp nào là tối ưu, mỗi phương

pháp đều có ưu khuyết điểm riêng nên nhà quản lí can cân nhắc, linh hoạt chon lựa

phương pháp quản lí phù hợp và có sự phối hợp giữa các phương pháp với nhau.

4.4 Các chức năng quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên 1.4.4.1 Xay dựng ké hoach thuc hién cac chế độ chính sách hồ trợ sinh viên

Đối với bất kì một nhà trường, xây dựng kế hoạch là công việc có vai trò, ýnghĩa quan trọng trong công tác quản lí Xây dựng kế hoạch thực hiện việc đảm bảo

chế độ chính sách hé trợ sinh viên là việc dé ra các mục tiêu cụ thê cũng như các

biện pháp dé thực hiện mục tiêu này Kế hoạch phải gắn bó mật thiết với kế hoạchchung của nhà trường và các kế hoạch hoạt động khác

Đề xây dựng kế hoạch cho việc thực hiện các chế độ chính sách, cần căn cứ vào các van dé như phương hướng, nhiệm vụ năm học của trường, thực trạng việc thựchiện các chế độ chính sách, những yêu cầu cơ ban của việc thực hiện các chế độchính sách, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động công tác thực hiện và yêu cầu cải

cách hành chính với công tác này.

Các yêu cầu đối với kế hoạch như bám sat, bảo đảm thực hiện các chức năng,

nhiệm vụ của trường; nêu rõ công việc dự kiến, người chịu trách nhiệm chính và thời

hạn hoàn thành; các công việc được sắp xếp có hệ thong, theo trình tự liên hoàn, có trọng tâm — trọng điểm và có tính khả thi Việc lập kế hoạch cần tham khảo qui trình

sau:

Bước |:

- Nghiên cứu các chế độ chính sách, dự kiến mục tiêu và nội dung:

- Thu thập thông tin và tham khảo ý kiến

Trang 33

Bước 2:

- Xây dựng dự thảo các nội dung;

- Nội dung công việc cụ thê;

- Phan công nhân sự;

- _ Hình thức, tiễn độ hoàn thành.

Bước 3: Ban hành chính thức đề thực hiện.

1.4.4.2 Xây dựng cơ cau tổ chức quản lí thực hiện các chế độ chính sách hỗ

trợ sinh viên

- Xây dựng bộ máy quản lí: khi xây dựng bộ máy quán lí cần chú ý đến điều

kiện như luật, điều lệ liên quan, cơ cấu tô chức của trường, khói lượng công việc

dé có sự bố trí nhân sự hop lí Việc bế trí, sắp xếp nhân sự có ý nghĩa quan trongtrong việc nâng cao năng suất và chất lượng hoạt động

- Xây dựng qui chế làm việc và phân công công việc: cần chú ý chỉ đạo xâydựng quy chế làm việc trong đó có qui định rõ chức năng, nhiệm vụ cho bộ phậnhành chính; thiết kế và phân công công việc phù hợp và tuân theo các yêu cầu: nộidung công việc cụ thé, chặt chẽ, tao khả nang hợp tác cho người làm và người kiêm

tra dé dàng.

1.4.4.3 Chi đạo thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên Trong nhà trường, việc thực hiện các chế độ chính sách luôn găn chặt với hoạt động quản lí, hỗ trợ sinh viên Đề thực hiện tốt chức năng nay, nhà quản lí cần tậptrung chi đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch chu đáo, kiêm tra, đôn đốc các bên

thực hiện quan lí sinh viên thụ huong các chính sách hiệu qua, khoa học.

Bên cạnh đó, nhà quản lí cần chú ý chi đạo việc dao tao, bồi dưỡng nhân sự

thực hiện công tác nay, yêu cau đội ngũ chuyên viên tự học tập, nghiên cứu và

Trang 34

thường xuyên phối hợp, giúp đỡ nhau về van dé liên quan đến tinh cập nhật của cácchế độ chính sách

Nhà quản lí cần kịp thời tong kết, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng, biêu

dương cá nhân, bộ phận làm tốt công tác nay, đồng thời nhắc nhở phê bình khi chưa

hoàn thành nhiệm vụ.

1.4.4.4 Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách hồ trợ sinh viên Kiểm tra là công tác tat yêu, quan trọng trong quá trình tô chức, điều hành hoạt động của nhà trường Đối với bat kì hoạt động nào, khi tô chức cũng cần phải kiêmtra đê đánh gia chat lượng Kiêm tra việc thực hiện chế độ chính sách cần thực hiệnđịnh kì và toàn diện Nếu chức năng này được thực hiện tốt việc điều hành sẽ ngănngừa được các sai lầm và kịp thời phát hiện những sai sót, từ đó đánh gia, rút kinh nghiệm đề đề xuất những biện pháp khắc phục.

1.5 Các yếu tô ảnh hưởng tới việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên 1.5.1 Cơ chế quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên

Cơ chế quản lí là khái niệm dùng đê chỉ qui luật vận hành của một hệ thống,

dùng dé chi sự tương tác giữa các yếu tố kết thành hệ thống mà nhờ đó hệ thông cóthê hoạt động Cơ chế quản lí là phương thức mà qua đó nhà quản lí tác động vàođối tượng đề định hướng tô chức đi đến mục tiêu đã định.

Trong quản lí công tác thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên của một nhà trường, đó là quan điềm của thủ trướng đơn vị, sự quan tâm của các cấp quản litrung gian, các chuyên viên trực tiếp tham gia quản lí đối với việc thực hiện các chế

độ chính sách Quản lí việc thực hiện các chế độ chính sách không chỉ căn cứ vàotình hình của nhà trường mà còn phải tuân theo cơ chế quản lí hành chính của nhànước, đường lôi, chủ trương của Dang và chính sách của Nhà nước Do đó nhà quản

lí phải có quan điểm rõ ràng, phải xác định được hướng ưu tiên trong công tác quản

Trang 35

lí, xác định được đâu là nhiệm vụ trọng tâm, có các kế hoạch cụ thể hay nói cách

khác là phải có một cơ chế điều hành quản lí cụ thé, phù hợp với đặc điêm vêu cầu

thực hiện nhiệm vụ thì hoạt động quản lí mới đạt được hiệu quả mong đợi.

1.5.2 Năng lực quản lí

Cán bộ quản lí và đội ngũ chuyên viên là những người trực tiếp tham gia chỉđạo, tô chức, điều khién và thực hiện việc đảm bảo các chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên, vì vậy pham chat và năng lực của họ là những yếu tô ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công tác Cán bộ quản lí và nhân viên phải là những người có tinh thần tráchnhiệm, nhận thức được tầm quan trọng của công tác mình đảm nhiệm, có tinh thầncầu tiền, không ngừng nâng cao năng lực và rèn luyện phầm chat đáp ứng yêu cầu

công việc.

1.5.3 Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ việc đảm bảo chế độ chính sách hỗtrợ sinh viên

Trong thời đại khoa học — công nghệ phat triển vượt bậc ngày nay, việc ứng

dụng công nghệ thông tin và phương tiện kĩ thuật hiện đại là can thiết néu muốn dat

hiệu qua quản lí tốt Tuy nhiên cần cân nhắc vì phụ thuộc vào điều kiện kinh tế nhà

trường Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu lưu trữ cần chú ý bao

mật đẻ tránh tình trạng mat thông tin dữ liệu.

Trang 36

TIỂU KET CHƯƠNG 1

Giáo dục là một trong những mỗi quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước

ta Sự quan tâm này thể hiện trước hết qua các chế độ chính sách đối với giáo dục

của hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy việc đảm bảo thực hiện các chế độ chính

sách đối với từng đối tượng là quan trọng Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu về việc quản lí việc đảm bảo thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ sinh

viên tại Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

Từ việc tông hợp một số khái niệm về quản lí, chúng tôi tiếp cận khái niệm quản lí theo nghĩa “/d rác động có hướng dich, có tô chức của chủ thể quản lí lênkhách thé quan lí và đối tượng quản lí trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quảcác tiêm năng, cơ hội của tô chức đề đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến

động của môi trường, làm cho tô chức vận hành có hiệu qua”.

Trên cơ sở tìm hiéu một số nghiên cứu trong và ngoài nước cùng với tình hình thực tế tại trường, chúng tôi khái quát nội dung của hoạt động thực hiện đảm bảochế độ chính sách hỗ trợ sinh viên gom các nội dung: Triển khai, hướng dẫn cụ thêcách thức đăng kí các chế độ chính sách; Tông hợp danh sách sinh viên thụ hưởngđúng tiễn độ: Phối hợp các bên liên quan đối chiếu, rà soát danh sách sinh viên; Điềuchỉnh kịp thời và ra quyết định: Theo đối, giám sát tình trạng sinh viên; Giải đápphản hồi của sinh viên và các bên liên quan; và cải tiến quy trình.

Tóm lại, từ việc hệ thông hoá cơ sở lí luận về hoạt động đảm bảo chế độ chínhsách hỗ trợ sinh viên, chúng tôi rút ra một số khái niệm liên quan đến hoạt động nay.Đây là cơ sở lí luận vững chắc đề chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát thựctrạng từ đó phân tích, đánh giá ở chương tiếp theo.

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG QUAN LÍ VIỆC DAM BAO CHE ĐỘ CHÍNHSÁCH HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒCHÍ MINH

2.1 Khái quát về Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

2.1.1 Đặc điểm về địa lí tự nhiên (https://vi.wikipedia.org/)

Quận 5 lả một trong các quận thuộc khu trung tâm thành pho H6 Chi Minh.

Phía Tay Bắc giáp Quận 10 và Quan 11, ranh giới là đường Hùng Vuong va đường Nguyễn Chí Thanh

Phía Đông giáp Quan 1, ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ và giáp Quận 4

qua một đoạn nhỏ kênh Bến Nghé

Phía Nam giáp kênh Tàu Hủ, ngăn cách với Quận §

Phía Tây giáp với Quan 6 bởi đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến

xe Chợ Lớn.

Tiên thân của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là Phân khoa

Sư phạm (Faculté de Pédagogie) thuộc Viện Đại học Sai Gon (còn gọi là trường Đại

học Sư phạm Sai Gon), được thành lập vào năm 1957 dưới chính thê Việt Nam C onghòa Ngày 8 tháng 11 năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MiềnNam Việt Nam thành lập Viện Đại học Sài Gòn gồm 11 trường đại học trên địa bàn, trong đó có cả Trường Đại học Sư phạm Sai Gòn[3] Sau khi Việt Nam thống nhất, ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyếtđịnh sé 426/TTg thành lập Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chí Minh trên

cơ sở của Trường Đại học Sư phạm Sai Gon.

Trang 38

Năm 1995, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhập

vào làm một thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên,vào năm 1999, Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh được tô chức lại trên cơ

Sở chia tach và thành lập mới Theo đó, Trường Dai học Sư phạm Thành phó Hồ Chí

Minh lại được Thủ tướng Chính phủ tách ra thành một trường trực thuộc Bộ Giáo

dục và Dao tạo Việt Nam Theo quyết định của Thú tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm Thành phó H6 Chi Minh là hiện là một trong 15 trường đại học trọngđiểm quốc gia Việt Nam và cũng là một trong hai trường đại học sư phạm lớn của

Việt Nam (cùng với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

2.1.2 Cơ cấu tô chức

Cơ cấu tổ chúc:

— 22 khoa và 01 Tô trực thuộc: Toán-Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ

văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Chính trị, Tâm lý học, Khoa học Giáo dục,

Giáo dục Tiêu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Đặc biệt, Giáo dục Thểchất, Giáo dục Quốc phòng — An ninh, Công nghệ Thông tin, Tiếng Anh,Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc và

Tô Nữ Công;

— 14 Trung tâm và 01 Viện: Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung

tâm Phát triên Kỹ năng sư phạm, Trung tâm Hàn Quốc học, Trung tâm Hợptác và trao đôi văn hóa Việt Nhật, Trung tâm Tiếng Pháp Châu Á - Thái BìnhDương Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An, Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa và Luyện thi Đại học, Trung tâm Khao thí, Trung tâm Ứng dụng —Bồi dưỡng Tâm lý giáo dục, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng giáo dụcSTEM, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Phát triên khởi nghiệp, Trung tâm

Trang 39

Nghiên cứu và Phát trién học liệu giáo dục, Trung tâm Thé thao giải trí và sức

khỏe và Viện Nghiên cứu Giáo dục;

xá, Trạm Y tế, Nhà Xuất bản

Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Sư phạm TP.HCM

(https://hemue.edu.vn/vi/gioi-thieu/co-cau-to-chuc)

Trang 40

SƠ DO TO CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THANH PHO HO CHÍ MINH

Phiên bản ngày 16/01/2020

(_ mpurnườNe Ì [ CÁC Phó HiệU TRƯỜNG.

PHÒNG CHỨC NANG KHOA, TÓ TRỰC THUỘC — TRUONG, TRUNG TAM, VIEN

Khoa Giáo đục Thể chat

Tổ Giáo dục Nữ công

PhòngSaudgthpc —_

— SS

=

SN Khoa Navi Trang Noa a

CC Kauas - Trang —] Tie we

Trane Bt Gua vin

Phòng Công tác chính trị và Luyện thi đại họ

Phòng Quản trị - Thiết bị Trung tâm Hợp tác và trao

Ngày đăng: 12/01/2025, 03:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.11. | Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các chức năng quản — 47 - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.11. | Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các chức năng quản — 47 (Trang 10)
Bảng 2.1. Bảng quy ước số liệu - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1. Bảng quy ước số liệu (Trang 43)
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các các hoạt động đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các các hoạt động đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường (Trang 49)
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát những thuận lợi và hạn chế - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát những thuận lợi và hạn chế (Trang 58)
4.7. Hình thức khen - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
4.7. Hình thức khen (Trang 79)
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về mức độ đánh giá chung về việc thực hiện - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về mức độ đánh giá chung về việc thực hiện (Trang 92)
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các các hoạt động đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các các hoạt động đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại Trường (Trang 94)
Hình thức khen thưởng, xử phạt - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Hình th ức khen thưởng, xử phạt (Trang 100)
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát những thuận lợi và hạn chế - Khóa luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục: Quản lí việc đảm bảo chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát những thuận lợi và hạn chế (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN