skkn lịch sử và địa lý thcs

29 0 0
skkn lịch sử và địa lý thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: Công văn số: 4325/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2

Trang 1

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:

Công văn số: 4325/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Bộ

giáo dục và đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học

năm học 2016-2017 đã nêu: “Năm học 2016-2017 là năm học tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”

Trong đó nhiệm vụ thứ 3 nêu rõ: “Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”

Thực hiện chỉ thị 58 – CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nêu rõ

“Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, các ngành học Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội Đặc biệt, tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối mạng internet tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo” Trong những năm qua, hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành

giáo dục được đầu tư mạnh mẽ với việc hoàn thành “mạng giáo dục Edunet” năm 2010, kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ Mầm non đến Đại học Tại các trường hệ thống máy tính, máy chiếu, bảng thông minh được trang bị phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên tạo điều kiện để các bài giảng E-Learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập mới

Thực hiện nhiệm vụ năm học, trước những yêu cầu mới về việc giảng dạy, trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc về lí luận, qua tìm tòi và thiết kế bài dạy kết

hợp thực tế giảng dạy tôi xin đề xuất sáng kiến: “Sử dụng phần mềm E-Learning trong soạn giảng để phát huy năng lực tự học của học sinh trong môn Địa lí ” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí trong nhà trường

Trung học cơ sở, đồng thời khẳng định hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Trước khi thực hiện áp dụng sáng kiến, tôi tiến hành khảo sát thực tế về vấn đề mình nghiên cứu Tôi sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn, quan sát thực tế và trưng cầu ý kiến thông qua phiếu điều tra

Trang 2

- Khảo sát về cơ sở vật chất: 100% các trường được khảo sát đều có đầu tư công nghệ thông tin như máy chiếu, máy tính, nối mạng Internet Có trường nhiều phòng học có máy chiếu, máy tính phục vụ cho giáo viên giảng dạy

- Các giáo viên dạy môn Địa lí 100% được tập huấn đầy đủ về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Khảo sát giáo viên và học sinh:

PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1: (Dùng cho giáo viên)

Câu 1 Trong quá trình dạy học, thầy/cô thường rèn năng lực tự học của học

A Hướng dẫn HS lập kế hoạch tự học và thực hiện, sau đó trình bày trước lớp B Giao HS tự học theo kế hoạch chung của giáo viên

C Giao bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới vào cuối các tiết (hướng dẫn về nhà) D HS tự do học tập, giáo viên không cần hướng dẫn

Câu 3 Thầy/cô có biết về phương pháp hoặc bài dạy E-learning?

A Có biết và đã từng dạy/tham khảo B Có biết song chưa ứng dụng lần nào

C Có nghe nói đến song không biết làm và không dùng D Không biết

Kết quả: (Điều tra 28 giáo viên)

Giao HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới 22 78,6 Giáo viên không cần hướng dẫn 1 3,6

Như vậy có thể thấy 100% giáo viên đã thực hiện rèn năng lực tự học cho học sinh song tỉ lệ giáo viên tìm ra được phương pháp hợp lí còn chưa nhiều Đa số giáo viên chỉ hướng dẫn các em tự học ở phần cuối tiết mà không mạnh dạn giao những phần kiến thức lớn ngay trong nội dung bài học để học sinh tự

Trang 3

nghiên cứu, tìm hiểu bài Số lượng giáo viên hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học rất ít Việc giáo viên nghiên cứu và sử dụng bài giảng E-Learning trong giảng dạy chiếm tỉ lệ nhỏ

PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2: (Dùng cho học sinh) Câu 1 Em thường tự học ở mức độ nào?

A Thường xuyên B Thỉnh thoảng C Rất ít khi D Không tự học

Câu 2 Khi muốn rèn năng lực tự học, em thường dùng cách nào?

A Tự lập kế hoạch tự học phù hợp và thực hiện dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên

B Tìm hiểu bài theo kế hoạch giáo viên chuẩn bị trước C Làm bài tập cô giáo giao và đọc bài mới

D Học tự do

Câu 3 Em có biết hoặc tham gia qua mạng Internet một bài học trong chương

trình SGK nào không?

A Có biết và đã từng tự học qua mạng B Có biết song chưa học lần nào

C Có nghe nói đến song không biết làm và không học D Không biết

Kết quả: (Điều tra 42 học sinh)

Tự học theo kế hoạch của mình trên cơ sở hướng dẫn của giáo

Từ kết quả trên cho thấy năng lực tự học của học sinh không phải không có nhưng các em chưa được trang bị một cách thức phù hợp để việc tự học trở thành thói quen và nhu cầu mà chủ yếu tự học do giáo viên giao việc Việc học sinh tự học tập trên mạng không nhiều, trong khi đó các bậc phụ huynh luôn than phiền việc con em thường xuyên lên mạng để chơi game hoặc tham gia mạng xã hội

Trang 4

* Đánh giá thực trạng:

Dựa trên kết quả khảo sát thực tế và thông qua kết quả điều tra có thể đánh

giá thực trạng vấn đề Sử dụng phần mềm E-Learning trong soạn giảng để phát

huy năng lực tự học của HS trong môn Địa lí như sau:

* Thuận lợi:

* Đối với giáo viên:

- Tất cả các giáo viên đã nắm được chủ trương dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Đa số giáo viên đã tìm cách áp dụng đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Giáo viên hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; hướng dẫn cho các em biết cách tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng một cách chủ động, sáng tạo

- Các phần mềm hỗ trợ cho soạn giảng bài ngày càng phong phú và tiện ích hơn Đặc biệt môi trường “Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy học Sự phát triển của công nghệ thông tin là điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức dạy học

- Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

* Đối với học sinh:

- Học sinh đã dần quen với các phương pháp dạy học phát huy năng lực Đặc biệt các em cũng đã một phần biết cách chuẩn bị bài, tự học ở nhà và đọc lập suy nghĩ giải quyết khi gặp tình huống trong học tập

- Học sinh ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với những tiến bộ khoa học kĩ thuật Nguồn kiến thức trên mạng Intrernet phong phú

- Các em có nhu cầu được tự học và tìm hiểu các nội dung mà mình yêu thích

* Khó khăn:

* Đối với giáo viên:

- Không ít giáo viên chưa tìm được cách hữu hiệu để dạy học theo hướng phát huy năng lực, nhất là năng lực tự học của học sinh

- Nguồn tài liệu về phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh hạn chế, các giáo viên phải tự tìm tòi và áp dụng

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp

* Đối với học sinh:

- Đa số học sinh chưa có phương pháp tự học hiệu quả

- Một bộ phận học sinh không chú tâm học tập, bộ phận khác cảm thấy học tập gò bó, nhàm chán

- Nhiều học sinh không tự chủ khi tiếp xúc với những tiến bộ của công nghệ thông tin nên hoặc là sa đà vào các trò chơi hoặc không biết cách khai thác nguồn thông tin trên mạng Internet

* Một số khó khăn khi triển khai E – Learning trong giảng dạy:

- Về phía giáo viên: Để soạn bài giảng E-Learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sứ c của giáo viên Hiê ̣n nay chế độ hỗ trơ ̣ chưa phù hơ ̣p với công sức bỏ ra để soa ̣n bài giảng E- Learning, vì vâ ̣y chưa khuyến khích được giáo viên

Trang 5

Đời sống của giáo viên gă ̣p nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bê ̣nh thành tích trong giáo du ̣c… hâ ̣u quả là giáo viên không có thời gian đầu tư cho E-Learning Nhiều giáo viên tuy giỏ i về chuyên môn và khả năng sư pha ̣m, song sử du ̣ng phần công nghệ (ghi hình, thu âm, sử du ̣ng phần mềm) còn ha ̣n chế nên chưa phát huy đươ ̣c đô ̣i ngũ này

- Về phía người ho ̣c: Ho ̣c tâ ̣p theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người ho ̣c phải có tinh thần tự ho ̣c, do ảnh hưởng của cách ho ̣c thu ̣ đô ̣ng truyền thống, tâm lí ho ̣c phải có thầy (không thầy đố mày làm nên), nô ̣i dung quá tải ta ̣i trường… dẫn đến việc tham gia ho ̣c E-Learning chưa trở thành đô ̣ng lực học tâ ̣p Nhiều sinh viên nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bi ̣ máy vi tính kết nố i Internet, nhiều thông tin trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo lắng khi con em mình vào ma ̣ng cũng là lí do ha ̣n chế E-Learning

- Về cơ sở vâ ̣t chất: Đòi hỏi phải có ha ̣ tầng CNTT đủ ma ̣nh, có đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường ho ̣c và Website E-Learning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tâ ̣n du ̣ng hết khả năng của Web sẽ gây lãng phí

Vì vâ ̣y, mô ̣t giải pháp kết hơ ̣p là sử du ̣ng E – Learning và những phương pháp giảng da ̣y truyền thống song song Người ho ̣c có thể thực hiê ̣n mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p có thể trên E-Learning, đồng thời kết hợp trao đổi và giải quyết vấn đề ngay trên lớp nhằ m mục đích rèn luyê ̣n kĩ năng giao tiếp xã hô ̣i

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Vấn đề cần giải quyết

Sử dụng phần mềm E-Learning trong soạn giảng để phát huy năng lực tự học của học sinh trong môn Địa lí

2.2 Tìm hiểu phương pháp Sử dụng phần mềm E-Learning trong soạn giảng để phát huy năng lực tự học của học sinh trong môn Địa lí (tính mới, sự khác biệt của phương pháp Sử dụng phần mềm E-Learning trong soạn giảng để phát huy năng lực tự học của học sinh so với phương pháp dạy học truyền

thống):

2.2.1 Khái niệm E-Learning

E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning

Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin

Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, … trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và học sinh có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…

Thuật ngữ E-Learing đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỉ gần đây Cùng với sự phát triển của tin học và truyền thông, các phương thức giáo dục ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền

Trang 6

bạc cho học sinh Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện và đào tạo của các nước trên thế giới, được chứng minh qua sự thành công của hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning của nhiều quốc gia như Mĩ, Anh, Nhật…

Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở Học sinh có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

2.2.2 Đặc điểm của E-Learning

- Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông: cụ thể là công nghệ mạng kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán …

- E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do tính tương tác cao dựa trên công nghệ đa phương tiện (multimedia), tạo điều kiện cho học sinh trao đổi thông tin dễ dàng hơn, và cũng đưa ra những nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người

2.2.3 Ưu, nhược điểm của E-Learning

* Ưu điểm:

- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi của internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning Học sinh có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu

- Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, những bài giảng tích hợp ô lien kết, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài học - Tính linh hoạt: Học sinh có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình

- Tính cập nhật: Nội dung bài học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với học sinh

- Học có sự hợp tác, phối hợp: Học sinh có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau, với giáo viên qua các diễn đàn (forum), hội thoại, trực tuyến (chat), thư từ (e – mail)…

- Tâm lí dễ chịu: Mọi rào cản về tâm lí giao tiếp của cả người dạy và học sinh dần dần bị xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm

- Các kĩ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của học sinh sẽ được hoàn thiện không ngừng

Do đó, khi đến với E-Learning, mọi thành phần, không phân biệt trình độ, giới tính tuổi tác đều có thể tìm cho mình một hướng tiếp cận khác nhau với vấn đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào (cá nhân hoặc học sinh )

* Nhược điểm:

- Sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và học sinh bị phá vỡ

- Đối với những môn học mang tính thực nghiệm, E-Learning không thể đáp ứng yêu cầu môn học, không rèn được cho học sinh thao tác thực hành thí nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm

Trang 7

Như vậy, E-Learning có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp da ̣y ho ̣c truyền thố ng, tạo ra đươ ̣c mô ̣t môi trường rất tốt phu ̣c vu ̣ cho phương pháp dạy học tương tác, cá nhân hóa người ho ̣c Tuy vâ ̣y, với những nhược điểm nêu trên, E – Learning cũng không phải là mô ̣t giải pháp hoàn hảo và cũng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp ho ̣c truyền thố ng Do đó để việc giảng dạy đạt được mục tiêu cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực cho học sinh thì giáo viên có thể kết hợp sử dụng bài giảng E-Learning với các phương pháp truyền thống trong quá trình giảng dạy để khắc phục được nhược điểm trên

2.2.4 Các biện pháp thực hiện:

Thiết kế giáo án theo hướng rèn năng lực tự học cho học sinh:

* Các bước để soạn một giáo án:

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về kiến thức kĩ năng, thái độ, năng lực cần hình thành

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học Xác định các phần sẽ yêu cầu học sinh tự học

- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh, gồm: xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết - Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo

- Bước 5: Thiết kế giáo án: Đây là bước người giáo viên bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh Để rèn năng lực tự học cho học sinh đòi hỏi người giáo viên cần nghiên cứu và lựa chọn những nội dung, phương pháp và hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh để phát huy tối đa khả năng độc lập, tự giác, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự học ở nhiều mức độ khác nhau, có thể là một phần kiến thức, một mục hoặc toàn bộ bài

Ví dụ: Bài 14 Địa lí 6: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)

- Nội dung chính của bài học gồm 3 dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên, đồi Ở bài này giáo viên có thể giao cho học sinh tự học phần địa hình đồng bằng - Việc lựa chọn này là do:

+ Tiết trước đã được tìm hiểu về địa hình núi và các đặc điểm của địa hình núi + Nơi học sinh đang sống là địa hình đồng bằng

+ Có bài đọc thêm ở cuối giới thiệu về các đồng bằng ở Việt Nam

- Để định hướng cho việc tự học của học sinh giáo viên cần nêu yêu cầu từ trước tiết học

Ví dụ: Yêu cầu HS tìm hiểu được:

+ Khái niệm đồng bằng (độ cao, đặc điểm hình thái bề mặt) + Phân loại đồng bằng

Trang 8

+ Vai trò của đồng bằng

+ Các đồng bằng lớn trên Thế giới và Việt Nam

Giáo án minh họa:

Hoạt động 1: Tìm hiểu địa hình đồng bằng (12’)

- Phương pháp/ kĩ thuật: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ảnh, đọc lược đồ, kĩ thuật trình bày 1 phút 2 Thế nào là đồng bằng bào mòn, bồi tụ?

3 Các đồng bằng lớn trên Thế giới và ở Việt Nam?

4 Giới thiệu về đồng bằng nơi em đang sống ? - GV hướng dẫn học sinh từng vấn đề và mở rộng

kiến thức:

1 Đồng bằng thấp hơn, bằng phẳng hơn núi

2 Bào mòn: Do quá trình bào mòn, có bề mặt hơi gợn sóng, đất đai độ phì nhiêu thấp (Đồng bằng Châu Âu, Canađa…) Bồi tụ: do phù sa sông, biển bồi đắp nên, có bề mặt khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ (Hoàng Hà, Amazôn, Cửu Long…) 3 Các đồng bằng lớn trên thế giới: A-ma-dôn,

Lưỡng Hà, Ấn Hằng, Tây Xi-bia, Sông Nin,

Trang 9

4 Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sông Thái Bình Bồi dắp nên Là dồng bằng lớn thư hai ở

Như vậy với việc lựa chọn một phần nội dung của bài học giao cho học sinh tự học có thể rèn cho các em thói quen tìm hiểu kiến thức, liên hệ thực tế, ham tìm tòi và kết hợp rèn cả kĩ năng thuyết trình trên lớp Nhờ đó không chỉ rèn năng lực tự học mà còn rèn các năng lực giao tiếp, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

2.2.5 Các giải pháp dạy học theo hướng rèn năng lực tự học cho học sinh:

Để hình thành năng lực tự học cho học sinh, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, không chỉ dạy kiến thức mà tập trung dạy cách học, phương pháp học tập, phương pháp tự học Học sinh phải được học thông qua hoạt động, vui chơi và tăng cường học từ thực tế, từ thực tiễn, tập làm các nhà khoa học nhỏ Khuyến khích và khơi gợi học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá kiến thức thông qua các phương pháp dạy học tích cực như học theo dự án, nêu vấn đề, theo tình huống

2.2.6 Hướng dẫn học sinh cách lập kế hoạch học tập:

Trên cơ sở nội dung chương trình môn học, giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phải ở trong khả năng thực hiện và phù hợp với điều kiện của cá nhân Tất nhiên có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi Kế hoạch phải được xây dựng trên những mục tiêu cụ thể và hoàn toàn phấn đấu thực hiện được Trong đó có sự phân biệt rõ việc chính việc phụ, việc làm ngay và việc làm sau Nội dung của kế hoạch học tập cần chỉ rõ được thời gian, thời lượng, nội dung, mục tiêu đạt được và bổ sung thay đổi nếu có Việc sử dụng và tận dụng tốt quĩ thời gian cũng cần được đặt ra để không phải bị động trước những công việc phát sinh

Ví dụ: Học sinh lập kế hoạch ôn tập phần lớp 8 bồi dưỡng học sinh giỏi

(chuẩn bị cho kì thi HSG vào tháng 2):

KẾ HOẠCH ÔN TẬP + LÀM ĐỀ THI HSG

Trang 10

Việc học sinh tự lập được kế hoạch học tập cho mình sẽ giúp các em chủ động trong việc học tập, hoàn thành được lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian Kế hoạch tự học càng chi tiết thì kết quả đạt được càng rõ ràng

2.2.7 Hướng dẫn học sinh cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự

học

Nghe giảng và ghi chép là những kĩ năng mà ai cũng phải sử dụng trong quá trình học tập Trình độ nghe và ghi chép của học sinh không giống nhau ở những môn học khác nhau Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập Mỗi học sinh đều phải tự mình rèn luyện thói quen ghi chép để có thể có được những thông tin cần thiết về môn học Điều quan trọng trước tiên là giáo viên cần truyền đạt cho học sinh những nguyên tắc chính của hoạt động nghe – ghi chép Các em thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều học sinh chỉ chờ giáo viên đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học nếu ngược lại thì đành bỏ trống vở khiến tâm lí bị ức chế ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kiến thức Thực tế đó đòi hỏi học sinh phải tập trung tư tưởng cao độ để có khả năng lĩnh hội vấn đề một cách khoa học nhất Phải rèn luyện để có khả năng huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghi chép nhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những ý chính, các luận điểm quan trọng mà giáo viên nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần là điều vô cùng cần thiết Ngoài ra, trong quá trình học tập trên lớp, nếu có vấn đề nào không hiểu cần đánh dấu để hỏi ngay sau khi giáo viên ngừng giảng nhằm đào sâu kiến thức và tiết kiệm thời gian Rất tiếc, trên thực tế đây là điểm yếu mà phần lớn học sinh không quan tâm rèn luyện để có được

Muốn tạo điều kiện cho học sinh nghe giảng và ghi chép tốt, giáo viên cần lưu ý:

- Nội dung bài giảng phải mới mẻ, thiết thực, cần thiết có thể tạo ra những tình huống giả định yêu cầu học sinh suy nghĩ phản biện

- Các câu hỏi, vấn đề đặt ra trong giờ giảng phải có sự chọn lọc kĩ lưỡng, tập trung vào trọng tâm bài học như một cách phát tín hiệu cho học sinh xác định nội dung chính

- Đưa vào bài giảng những tình huống lí thú, những mẫu chuyện sinh động lấy từ thực tế có liên quan trực tiếp đến đời sống hay những mối quan tâm của học sinh để gây sự chú ý cũng như tạo cảm giác hứng thú cho học sinh

- Sau hoặc trong khi giảng bài có thể yêu cầu học sinh tự đặt ra những câu hỏi, tình huống sát với nội dung bài học để thay đổi không khí, tăng cường sự chú ý của cả lớp

Trang 11

- Sự truyền cảm, mạch lạc trong lời giảng cũng là điều có ý nghĩa thu hút sự chú ý của học sinh

Tất cả những công việc này muốn thực hiện tốt phải có sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý của cả thầy và trò Trong đó giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn tổ chức còn trò với tư cách là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo cả trong lĩnh hội tri thức lẫn rèn luyện kĩ năng và bộc lộ quan điểm, thái độ

Ví dụ 1: Bài 17 Địa 7 Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa khi dạy bằng giáo

án điện tử, giáo viên có thể kết hợp cả bảng động (bên phải) và bảng tĩnh (bên trái)để tạo thuận lợi cho học sinh ghi chép:

Ví dụ 2: Bài 2 Địa 9: Dân số và gia tăng dân số Giáo viên dùng sơ đồ tư

duy để tổng hợp kiến thức như sau:

Trang 12

Với cách nhấn mạnh hoặc làm nổi bật các nội dung cơ bản như trên sẽ giúp cho học sinh dễ dàng ghi chép và ghi nhớ kiến thức Việc tạo ấn tượng cho học sinh trong quá trình học tập sẽ giúp các em thấy tiết học hấp dẫn hơn Giáo viên nên khuyến khích học sinh ghi chép theo cách riêng của mình như dưới dạng sơ đồ cây, nhánh kiến thức, bản đồ tư duy, vẽ tranh việc này sẽ giúp các em thấy bài học được mang dấu ấn của cá nhân mình từ đó sẽ thêm hứng thú và động lực để học tập tốt hơn Ngoài ra trong quá trình dạy, giọng điệu của giáo viên, việc nhắc đi nhắc lại nhiều lần kiến thức quan trọng cũng là dấu hiệu giúp học sinh dễ dàng ghi chép

2.2.8 Hướng dẫn học sinh cách học bài:

Vấn đề mấu chốt để rèn năng lực tự học chính là dạy cách học bài Tức là hướng dẫn học sinh biết cách lựa chọn, phân tích, tổng hợp, học vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học cách nhận xét đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức… Bên cạnh đó còn phải rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo Từ cách lấy dẫn chứng để chứng minh một vấn đề, giải thích, phản biện, nêu quan điểm ý tưởng hay thuyết trình, giới thiệu, tổng thuật một sự kiện, một vấn đề khoa học hoặc đơn giản chỉ là sự bày tỏ chính kiến trước một hiện tượng Thông qua đó người dạy cũng có thể nắm được mức độ nhận thức của học sinh để có sự bổ sung điều chỉnh hợp lí, kịp thời Đảm bảo chất lượng giờ giảng luôn được cải thiện theo hướng tích cực

Ví dụ: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam khi dạy giáo viên có thể

hướng dẫn học sinh nắm bài theo từng cấp độ khác nhau như sau:

Ven biển, địa hình phân hóa Tây sang Đông; lãnh thổ đất liền kéo dài, hẹp ngang Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều…

Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung:

- Hướng Tây Bắc- Đông Nam: sông Hồng, sông Cửu Long, … - Hướng vòng cung: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…

Do hướng nghiêng của địa hình và hướng của các dải núi chính…

Sông ngòi nước ta chia làm hai mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau khá rõ

- Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% tổng lượng nước cả năm,

- Mùa cạn chiếm 20-30% tổng lượng nước cả năm

Chế độ mưa mùa của khí hậu…

Trang 13

Giáo viên hướng dẫn học sinh học theo từng cấp độ như sau:

- Cấp độ nhận biết: Nắm được đặc điểm sông ngòi Việt Nam (cột 1)

- Cấp độ thông hiểu: Nắm được đặc điểm, lấy được các dẫn chứng chứng minh (cột 1 và 2)

- Cấp độ vận dung: Nắm được đặc điểm, lấy dẫn chứng và giải thích được từng đặc điểm (cột 1, 2, 3)

Việc thiết kế bài dạy theo cấp độ như trên không chỉ giúp các em dễ dàng học tập do có sẵn sườn kiến thức (học theo chiều dọc bảng và mở rộng dần) mà còn giúp giáo viên dạy học sát đối tượng Ví dụ: Học sinh yếu nắm được nội dung cột 1, học sinh khá nắm dược cột 1 và 2; học sinh giỏi nắm được cả 3 cột thậm chí đi sâu hơn nữa

Từ việc giáo viên hướng dẫn các em cách học tập hợp lí sẽ giúp việc học tập của các em đạt hiệu quả cao hơn

2.2.9 Hướng dẫn học sinh cách tự học:

Trước hết là hướng dẫn học sinh cách xác định nội dung tự học cho phù hợp với sở trường năng lực của mình và yêu cầu của bộ môn Tiếp đến là dạy cách lựa chọn và tập hợp, phân loại thông tin và cách xử lí thông tin trong khuôn khổ thời gian cho phép Việc tài liệu sẽ lấy từ nguồn nào, giới hạn phạm vi bao nhiêu là những vấn đề cần được hướng dẫn kĩ lưỡng chu đáo từ phía giáo viên Cần hình thành và rèn luyện cho các em sớm có được kĩ năng này Ngoài ra, việc tự kiểm tra đánh giá kết quả nghiên cứu trên cơ sở tranh thủ ý kiến của bạn bè thầy cô cũng đem lại lợi ích thiết thực cho học sinh

Ví dụ: Bài 1- Địa 9: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Khi dạy bài này giáo viên giao học sinh tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam

- Bước 1: Giáo viên chia nhóm:

Việc chia nhóm có thể theo đăng kí của học sinh (Học sinh đăng kí theo sở thích, sau đó giáo viên phân loại điều chỉnh để tránh trùng lặp) hoặc theo sự phân công của giáo viên (Ví dụ: Chia 3 nhóm: Bắc-Trung-Nam)

- Bước 2: Giao việc cho từng nhóm: hướng dẫn học sinh:

+ Tìm từ các nguồn: Sách, báo, đài, ti vi, mạng Internet

+ Nội dung: Số lượng, đặc điểm văn hóa (ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, quần cư ), hoạt động kinh tế

+ Sản phẩm: Bài viết, vẽ, văn nghệ (hát, múa, thổi kèn sáo ), tranh ảnh, đoạn băng

- Bước 3: Học sinh trình bày phần tự học

Trang 14

HS trình bày dưới dạng thuyết trình hoặc triển lãm Tuy nhiên cách triển lãm mang lại hiệu quả hơn cả Kết quả các nhóm sẽ trưng bày trên lớp, học sinh các nhóm lần lượt tham quan và tìm hiểu về nội dung đã chuẩn bị

- Bước 4: Chuẩn kiến thức

Giáo viên và học sinh đàm thoại gợi mở để rút ra kiến thức cơ bản

* Sử dụng phần mềm E-Learning trong soạn giảng để phát huy năng lực tự học của HS trong môn Địa lí

Để tạo nguồn học liệu tin cậy cho học sinh tự học, giáo viên có thể tự thiết kế hoặc tập hợp các bài giảng E-learning về các bài học trong chương trình bộ môn Địa lí để hướng học sinh vào quá trình tự học

Đặc điểm của bài giảng E-Learning là đã được cấu trúc sẵn về tiến trình và trong quá trình diễn ra tiết học sẽ có các phương án, các nhánh kiến thức khác nhau song vẫn dựa trên một trục chính xuyên suốt nội dung bài để đạt được mục tiêu của bài học

Bài giảng E-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ,

Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi

Từ trước đến nay bạn soạn bài giảng bằng PowerPoint thì phải trực tiếp sử dụng nó, còn bài giảng E-Learning thì là một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào tác động của học sinh Bài giảng E-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với học sinh, giúp học sinh có thể tự học mà không cần đến thầy dạy trực tiếp, không cần đến trường – lớp Do đó, để soạn một bài giảng E-Learning giáo viên phải dự kiến các tình huống xảy ra khi học sinh tác động vào bài giảng để có phương án xử lý thích hợp

Để giúp cho giáo viên tạo một bài giảng E-Learning được dễ dàng hơn mà không cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình mạng, một số đơn vị làm phần mềm đã tạo ra các chương trình để tạo một bài giảng E-Learning

Cụ thể một số phần mềm được Cục Công nghệ thông tin giới thiệu như sau:

Ngày đăng: 22/04/2024, 04:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan