1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Lịch sử Tăng cường hứng thú của học sinh thông qua các ca khúc cách mạng trong dạy học lịch sử

39 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề SKKN Lịch Sử Tăng Cường Hứng Thú Của Học Sinh Thông Qua Các Ca Khúc Cách Mạng Trong Dạy Học Lịch Sử
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 313,5 KB
File đính kèm SKKN Lịch sử.rar (236 KB)

Nội dung

Môn Lịch sử có tầm quan trọng như vậy nhưng hiện nay môn lịch sử chưa được coi trọng. Một số bộ phần xã hội phụ huynh và học sinh xem môn học này là môn học phụ Do học sinh ngày càng không yêu thích bộ môn lịch sử nên chất lượng bài thi của bộ môn lịch bao giờ cũng thấp hơn rất nhiều so với các bộ môn văn hóa khác. Điều này đã trở thành một vấn đề nhức nhối nóng bỏng được toàn hội quan tâm, làm cho những giáo viên trực tiếp dạy bộ môn lịch sử phải trăn trở. Bởi những lỗ hổng lớn về kiến thức lịch sử của giới trẻ đang rung lên những hồi chuông cảnh bảo về nguy cơ lịch sử vẻ vang của một dân tộc anh hùng có thể sẽ bị chôn vùi trong dĩ vãng.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

2.1 Đối tượng nghiên cứu 4

2.2 Phạm vi nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1 Mục đích nghiên cứu 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

4.1 Cơ sở phương pháp luận 5

4.2 Phương pháp nghiên cứu 5

Chương 1 6

cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử 6

1.1 Các khái niệm cơ bản 6

1.1.1 Khái niệm âm nhạc cách mạng 6

1.1.2 Khái niệm tính tích cực của HS 7

1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng âm nhạc cách mạng trong dạy học lịch sử 8 Chương 2 11

một số biện pháp sử dụng âm nhạc cách mạng trong 11

2.1 Vị trí, mục tiêu và nội dung của phần lịch sử việt nam lớp12 11

2.1.1 Vị trí 11

2.1.2 Mục tiêu 12

2.1.3 Nội dung 13

2.2 Nguyên tắc sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS 14

2.2.1 Đảm bảo tính phù hợp với nội dung bài học 14

2.2.2 Đảm bảo phát huy được tính tích cực của học sinh 16

1

Trang 2

2.2.3 Đảm bảo tính cụ thể và truyền cảm 17

2.2.4 Đảm bảo sử dụng đúng mức độ 19

2.3 Hệ thống các tác phẩm âm nhạc cách mạng được sử 19

2.4 Một số biện pháp sử dụng âm nhạc cách mạng trong dạy 23

2.4.1 Sử dụng âm nhạc cách mạng giúp HS nghiên cứu kiến thức bài mới 23

2.4.2 Sử dụng âm nhạc cách mạng để kiểm tra đánh giá kết quả học 26

2.4.3 Sử dụng âm nhạc cách mạng hướng dẫn HS tự học 29

2.4.4 Sử dụng âm nhạc cách mạng trong hoạt động ngoại khóa 30

2.5 Kết quả khi sử dụng âm nhạc cách mạng trong dạy học 34

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

2

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử là những gì đang diễn ra trong quá khứ

Môn lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về những gì đang diễn ratrong quá khứ Đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người

Đối với bất cứ nước nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trongđào tạo năng lực của học sinh, đào tạo con người có bản sắc dân tộc, có tư duy độclập sáng tạo Riêng đối với Việt nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kì quan trọnggắn với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnhđạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biên soạn quyển "Lịch sửnước ta" bằng thơ lục bát và mở đầu bằng 2 câu:

" Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam "

Biết để tường tận nguồn gốc mình mà đấu tranh giành độc lập dân tộc vàtiến bộ xã hội Có thể khẳng định rằng, tác dụng của môn lịch sử không chỉ cungcấp kiến thức về quá khứ ("giáo dưỡng") mà còn có tác dụng về tình cảm phẩmchất, đạo đức, quan điểm chính trị ("giáo dục") nhận thức tư tưởng và khả nănghành động ("phát triển")

Môn Lịch sử có tầm quan trọng như vậy nhưng hiện nay môn lịch sử chưađược coi trọng Một số bộ phần xã hội phụ huynh và học sinh xem môn học này làmôn học phụ Do học sinh ngày càng không yêu thích bộ môn lịch sử nên chấtlượng bài thi của bộ môn lịch bao giờ cũng thấp hơn rất nhiều so với các bộ mônvăn hóa khác Điều này đã trở thành một vấn đề nhức nhối nóng bỏng được toànhội quan tâm, làm cho những giáo viên trực tiếp dạy bộ môn lịch sử phải trăn trở.Bởi những lỗ hổng lớn về kiến thức lịch sử của giới trẻ đang rung lên những hồichuông cảnh bảo về nguy cơ lịch sử vẻ vang của một dân tộc anh hùng có thể sẽ bịchôn vùi trong dĩ vãng

Lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, dã bị dòng chảy của thờigian che khuất Vì vậy muốn làm cho học sinh yêu thích bộ môn lịch sử thì chỉ cómột cách là người giáo viên dạy bộ môn lịch sử phải làm cho những sự kiện,những nhân vật lịch sử của quá khứ trở nên có hơn sống lại trước mắt các em họcsinh

PPDHLS ở trường phổ thông là một yếu tố cơ bản có vai trò quan trọng nhấtcủa quá trình dạy học Trong những năm gần đây, cùng với các bộ môn khác, bộmôn Lịch sử cũng đã chú trọng vào đổi mới PPDH Bởi chỉ có đổi mới căn bảnPPDH thì chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới cóthể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệtrong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.Âmnhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm của con người Nó

có những đặc thù riêng mà nhiều môn khoa học khác không có tính thời gian, tính

4

Trang 5

trực giác, tính khái quát cao… Đối với việc dạy học lịch sử, âm nhạc là một trongnhững phương tiện hiệu quả nhằm hình thành sự hứng thú, giúp giờ học Lịch sửtrở nên sinh động, lôi cuốn và truyền cảm, góp phần phát huy tính tích cực học tậpcủa HS.

Trong nội dung môn Lịch sử chương trình lớp 12 nói chung và nội dungphần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1954, HS phải tiếp cận với nhiều sự kiện,hiện tượng, khái niệm lịch sử dài, khó nhớ Vì vậy, HS thường cảm thấy “nặng nề”

và nhàm chán khi học những nội dung này

Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tăng cường hứng thú của học sinh thông qua các ca khúc cách mạng trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 giai đoạn 1919-1954 tại trường THCS-THPT Thạnh An.” làm đề tài

nghiên cứu của mình

Tôi tin rằng những hình ảnh, mầu sắc, âm thanh trong những ca khúc cáchmạng sẽ là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để lôi cuốn các em họcsinh, tạo cho các em có cảm giác như đang được sống cùng những nhân vật và sựkiện lịch sử

Theo phân phối chương trình môn lịch sử lớp 12 cả năm có 52 tiết Với dễtài sáng kiến này, tôi sẽ dùng để dạy 19 tiết học của phần lịch sử Việt Nam giaiđoạn 1919 - 1954, tử bài 12 đến bài 20.Với việc nghiên cứu đề tài này Tôi mongmuốn được trao dồi kinh nghiệm dạy học môn lịch sử với đồng nghiệp nhằm nângcao chất lượng dạy và học môn lịch sử

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình ở DHLS trường THPT với việc sử dụng âm nhạc cách mạng nhằmphát huy tính tích cực của HS

5

Trang 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của việc sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS.Tiến hành điều tra cơ bản đối với GV và HS ở một

số trường THPT để đánh giá thực trạng việc sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS

Sưu tầm, chọn lựa các tác phẩm âm nhạc cách mạng có thời gian sáng tác và

có nội dung Lịch sử gắn với giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1919 - 1954

Đề xuất một số biện pháp sử dụng hiệu quả các tác phẩm âm nhạc cáchmạng vào DHLS tiêu biểu phần Lịch sử Việt Nam 1919 - 1954, SGK Lịch sử lớp12

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở phương pháp luận

Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sưu tầm những bài ca đi cùng năm tháng,tổng hợp, phân tích hệ thống, khái quát hóa những tài liệu từ sách, báo, tạp chí…

về lí luận PPDH, đổi mới PPDH đặc biệt các tài liệu âm nhạc được sáng tác vàogiai đoạn 1919 -1954 để áp dụng trong DHLS và các tài liệu liên quan đến bộ mônLịch sử lớp 12

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm có: Phương pháp điều tra bằng

phiếu hỏi và phương pháp thực nghiệm.

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tìm hiểu thực trạng sử dụng âm nhạccách mạng trong DHLS của GV ở trường THPT

Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện sử dụng âm nhạc cách mạng trongDHLS nhằm phát huy tính tích cực của HS (Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giaiđoạn 1919-1954, SGK Lịch sử lớp 12 (Chương trình Chuẩn)

6

Trang 7

1.1.1 Khái niệm âm nhạc cách mạng

Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất

định Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống, nó phản ánh nhữngtình cảm của con người

Âm nhạc là nghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện, khắc họacuộc sống và thể hiện tư tưởng tình cảm con người Âm nhạc có tính trừu tượng nókhông thể hiện đầy đủ các chi tiết thực chỉ mô tả chung nhưng tạo cho ta cảm giác,hứng thú mạnh mẽ và sự liên tưởng phong phú Tính trừu tượng của âm nhạc gắnvới trí tưởng tượng của con người

Âm nhạc là tiếng nói tình cảm sâu sắc, nó đi thẳng trực tiếp vào trái tim conngười và không thể diễn tả bằng lời Nghệ thuật âm nhạc có khả năng lớn tác độngđến vần đề giáo dục tình cảm Thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của thời đại

Nó góp phần tích cực thúc đẩy xã hội phát triển

Âm nhạc cách mạng (hay còn có tên gọi là nhạc đỏ) là một dòng của tân nhạc

Việt Nam, được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc trongthời kỳ chiến tranh Việt Nam và thậm chí cả sau năm 1975 khi Việt Nam thốngnhất với những cây đại thụ như Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Huy Du, Phan HuỳnhĐiểu, Hoàng Việt, Hoàng Vân Âm nhạc cách mạng là hình ảnh hào hùng của cảmột dân tộc, ý chí quật cường của cả một thế hệ, và là hào khí của cả một thời đại -cái mà chỉ có thể biết, có thể yêu chứ không thể hiểu hết nổi những câu chuyện màthế giới thường hay gọi là “điều kỳ diệu Việt Nam”

Một số đặc điểm của âm nhạc cách mạng để phân biệt với các dòng nhạckhác:

- Nhạc cách mạng gắn liền với một thời kỳ lịch sử của đất nước Đó là nhữnggiai điệu mạnh mẽ của đoàn quân ra trận, là cảm xúc lưu luyến nhớ nhung củangười ở hậu phương với người đang chiến đấu ngoài mặt trận, là tinh thần chiếnđấu và khát khao độc lập, hạnh phúc

- Đề tài chủ yếu ở các ca khúc cách mạng là tình yêu Tổ quốc, về tình yêuquê hương, ca khúc cách mạng cũng đề cập tới tình yêu đôi lứa nhưng gắn liền vớitình yêu đất nướcc hay nói cách khác nhạc đỏ thường liên kết tình yêu đôi lứa, giađình trong tình yêu đất nước, yêu lý tưởng cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựngđất nước

Thể hiện tính đấu tranh giai cấp hoặc phân biệt địch-ta và thể hiện tinh thần

"ta thắng địch thua" rất rõ ràng

7

Trang 8

Luôn luôn thể hiện tinh thần lạc quan, ngay cả trong chiến tranh Không cótinh thần chủ bại hoặc yếu thế.

Đa số ca khúc đều được sáng tác từ cảm hứng cá nhân của các tác giả

Trong thời kỳ đất nước hòa bình, dòng nhạc đỏ giống như một dòng tài liệuchính thống cùng với các trang sách, hồi ký giúp các thế hệ sau tìm hiểu về cácchặng đường lịch sử của đất nước

Sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS là có giá trị thực tiễn, bồi đắp kiếnthức, tâm hồn cho các em Bài học Lịch sử sẽ trở nên có không khí lịch sử, hấp dẫn,tạo được biểu tượng… khi GV biết cách đưa âm nhạc vào trong bài học một cáchhiệu quả, nghe nhạc sẽ giúp HS dễ nhớ, có dấu ấn khi tìm hiểu bài học

1.1.2 Khái niệm tính tích cực của HS

Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội Hình

thành và phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dụcnhằm đào tạo những con người lao động, thích ứng và góp phần phát triển cộngđồng Tính tích cực là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cáchtrong quá trình giáo dục

“Tính tích cực của HS là những gì diễn ra bên trong người học Qúa trình học tập tích cực nói đến những hoạt động chủ động của chủ thể - về thực chất là tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức”.

Tính tích cực của HS biểu hiện ở những dấu hiệu sau: Tập trung chú ý theodõi những vấn đề đang học, tích cực phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung các câu trảlời của bạn; luôn đào sâu suy nghĩ, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi được giải thích cặn kẽnhững vấn đề chưa rõ, hứng thú trong học tập, có nhiều biểu hiện sáng tạo tronghọc tập; chủ động vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức những vấn

đề mới trong học tập và thực tiến cuộc sống

Việc phát huy tính tích cực học tập cho HS có vai trò quan trọng trong quátrình dạy học, đặc biệt, trong tình hình hiện nay, việc dạy học lấy HS làm trungtâm đòi hỏi ở người HS yêu cầu cao là phải tích cực, độc lập, tự giác Tính tíchcực, tự giác, độc lập giúp HS tự tin, chủ động trong hoạt động học tập, giúp HSkhông những nắm vững các kiến thức Lịch sử mà còn giúp các em hiểu rõ bản chấtcủa Lịch sử thông qua hệ thống các sự kiện có liên quan mật thiết với nhau Dovậy, để đáp ứng được với yêu cầu đổi mới phương pháp trong dạy học nói chung

và DHLS nói riêng thì việc áp dụng PPDH nhằm phát huy tính tích cực, độc lập tựgiác, sáng tạo của HS trong quá trình học tập là điều vô cần thiết và quan trọng gópphần nâng cao hiệu quả dạy học

Từ đó, chúng ta thấy được việc đổi mới PPDH là điều hết sức cần thiết,phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ độngsáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác độngđến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS

8

Trang 9

1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng âm nhạc cách mạng trong dạy học lịch sử

Tiếp cận với lịch sử hào hùng của dân tộc có khá nhiều con đường khácnhau, phong phú và đa dạng Trong đó, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phảnánh Lịch sử một cách rất đặc trưng

Âm nhạc làm vui tai con người, làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, nên ngàynay, các nhà sáng chế phát minh đã không ngừng tìm cách đưa âm nhạc vào nhiềumặt sinh hoạt khác của con người Âm nhạc có nhiều vai trò trong đời sống xã hội,

có sức ảnh hưởng lớn Như Sô-xta-cô-vits viết “Âm nhạc nâng con người lên, làm cho con người cao quý, củng cố phẩm chất, niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân”

Trong DHLS âm nhạc là một trong những nguồn tài liệu tham khảo rất cầnthiết cho việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông,nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo của HS Như Mác Tuyên viết:

“Âm nhạc làm cho những sự kiện lịch sử và những mốc năm tháng của thời gian trở nên sinh động Mặt khác các em rạng rỡ, mắt các em bừng sáng, con tim các em rung động, sự hào hứng tăng lên gấp bội, cho dù tiết học lịch sử thường được xếp vào những tiết cuối cùng của buổi học” (trích “Âm nhạc nhịp cầu tâm linh với lịch sử” ).

Việc sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS nhằm phát huy tính tích cựccủa HS có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của bộ môntrên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

* Về giáo dưỡng

Việc sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS giúp đảm bảo tính toàn diệntrong DHLS ở trươờng phổ thông Âm nhạc qua kênh truyền âm thanh, với sựtruyền tải chọn lọc đã trở thành thanh khí, có tác dụng cảm hóa và rung động rấtmạnh Âm nhạc đi thẳng đến tâm linh, khiến người ta dễ hòa nhập và cuốn hút Qua

âm nhạc các em hiểu được lịch sử dân tộc ta là lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộcgắn liền với quá trình lao động và sáng tạo ra văn hóa, nghệ thuật

Phát huy tính tích cực của HS giúp các em tái hiện lại bức tranh lịch sử củadân tộc một cách say sưa ,sinh động, cụ thể đặc biệt là có thể giúp HS tạo ra cácbiểu tượng lịch sử Từ việc tạo biểu tượng, sẽ giúp các em hiểu được bản chất của

sự kiện, hiện tượng lịch sử, các mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa hoàn cảnhlịch sử với lĩnh vực nghệ thuật - âm nhạc

9

Trang 10

Giúp HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành kháiniệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho HS say

mê tìm hiểu lịch sử, phát triển tư duy lịch sử cho các em

Đặc biệt việc sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS góp phần quan trọnglàm cho bài giảng lịch sử mềm mại, hấp dẫn, sinh động gây hứng thú học tập cho

HS Điều này lại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho HStrong DHLS

- Giúp các em sẽ có những đánh giá đúng về vai trò của quần chúng nhân dân

và các anh hùng dân tộc, những người chiến sĩ đồng thời là những người nhạc sĩtrong thời kì cách mạng

- Giúp các em thấy được ý thức trách nhiệm của mình đối với bản thân, giađình và đất nước, xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng đắn để đạt đượckết quả cao

Âm nhạc có ảnh hưởng mạnh tới tâm trạng của con người, giúp bồi dưỡngnhững trạng thái tích cực như sự hăng hái, phấn khởi và lạc quan yêu đời Đồngthời âm nhạc cũng giúp cho HS giảm những trạng thái tiêu cực như lo âu, buồn rầu,chán nản, căng thẳng, tức giận… Do đó, nếu như GV thể hiện nội dung bài họcthông qua các bài hát hoặc đoạn nhạc sinh động thì rất dễ dàng tác động vào tưtưởng HS, hình thành thái độ cảm xúc đúng đắn cho HS Nhưng ngược lại, nếu như

GV không thể hiện được xúc cảm khi thể hiện một ca khúc hoặc mở một bài háthoặc đoạn nhạc không đúng nội dung liên quan đến bài học trong DHLS thì mụctiêu bài học sẽ không đạt được đầy đủ, làm cho HS thấy nhàm chán, căng thẳng

* Về phát triển

Việc sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS hướng đến mục tiêu phát triển

kĩ năng tư duy, phân tích, so sánh, đánh giá, liên hệ các sự kiện với thực tế; rènluyện kỹ năng khai thác thông tin về diễn biến, nhân vật, tính chất, ý nghĩa của cáccuộc chiến tranh và cách mạng qua các tác phẩm âm nhạc

Sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS cũng góp phần quan trọng vào việcphát triển kĩ năng thực hành cũng như năng lực nhận thức của HS Qua các đoạnnhạc và bài hát có chọn lọc, HS phải huy động tri giác, trí tưởng tượng hình dung racác sự kiện mà đoạn nhạc và bài hát nói tới Sau đó, HS phải vận dụng tư duy đểphân tích, rút ra mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà âm nhạc đãphản ánh Do đó, âm nhạc góp phần phát triển toàn diện HS

Như vậy, việc sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS nhằm phát huy tínhtích cực của HS có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trên cả ba mặt giáo dưỡng, giáodục và phát triển Nó giúp cho HS không chỉ “biết” mà còn “hiểu” về Lịch sử ViệtNam thông qua các tác phẩm âm nhạc cách mạng, đồng thời giúp các em phát triểncảm xúc, phát triển tình cảm, trí tuệ, nhận thức sự phát triển của xã hội một cáchthống nhất, có mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu đượctính toàn diện của lịch sử Sử dụng âm nhạc cách mạng trong môn học góp phầnvào việc phát huy tính tích cực chủ động học tập của các em vì các em phải huy

10

Trang 11

động kiến thức đã học các môn khác để hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử, giúp các emvận dụng một cách thông minh, sáng tạo trong học tập.

11

Trang 12

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ÂM NHẠC CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC

CỦA HỌC SINH 2.1 Vị trí, mục tiêu và nội dung của phần lịch sử việt nam lớp12

II – Việt Nam từ năm 1930 đên năm 1945, chương III – Việt Nam từ năm 1945đến năm 1954

Chương trình Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1954 ở SGK Lịch sử lớp

12 (Chương trình Chuẩn) gồm 09 bài, được bố cục theo phân phối chương trìnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối lượng kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn

1919 – 1954 sẽ được giảng dạy trong thời gian 19 tiết, trong đó:

Chủ đề: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1930 4

Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghia tháng Tám

(1939 – 1945) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời 3Bài 17: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa sau ngày 2 – 9 – 1945 đến

Trang 13

Trình bày được hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

và vai trò lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng

Trình bày được diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930-1931 màđỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh

Trình bày được bối cảnh Việt Nam trong những năm 1936-1939

Trình bày được diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu mở đầuthời kỳ giải phóng dân tộc: Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kỳ, Binh biến

Đô Lương.

Phân tích được nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa.Trình bày được diễn biến chính cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.Phân tích được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạngtháng Tám năm 1945

Trình bày được những diễn biến chính của công cuộc chống ngoại xâm, nộiphản, bảo vệ chính quyền cách mạng

Phân tích hoàn cảnh dẫn đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toànquốc kháng chiến; đường lối kháng chiến của Đảng

Trình bày được cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các

đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc

Trình bày được nét chính của chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp địnhGiơnevơ 1954 về Đông Dương

Trang 14

Chứng minh được chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhấtcủa ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dânPháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 chấm dứt chiến tranh xâm lược ở ĐôngDương.

Phân tích được ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiếnchống Pháp

* Về thái độ

Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, truyềnthống yêu nuớc, kiên quyết đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dântộc; có ý thức bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hoá dân tộc

Nhận thức được sự phi nghĩa của chiến tranh và ý nghĩa của hòa bình đối vớihạnh phúc của mọi người

Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ,năng lực tư duy sáng tạo

Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử, xác định mối liên

hệ giữa các sự kiện hiện tượng lịch sử, liên hệ giữa kiến thức lịch sử với âm nhạc

2.1.3 Nội dung

Tổng quan Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1954 có thể được phân kì thành 3giai đoạn lớn:

Giai đoạn 1919 - 1930: Thời kì vận động thành lập Đảng

Giai đoạn 1930 - 1945: Đấu tranh giành chính quyền

Giai đoạn 1945 - 1954: Bảo vệ chính quyền và tiến hành kháng chiến chốngthực dân Pháp xâm lược

Trong từng giai đoạn, chúng ta lại phải xác định các nội dung chính:

Trong giai đoạn 1919 - 1930: Thời kì vận động thành lập Đảng

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ II của thực dân Pháp

Trang 15

Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản gắn liền với vai trò củaNguyễn Ái Quốc

Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng

Giai đoạn 1930 – 1945: Đấu tranh giành chính quyền

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và đỉnh cao

Xô viết Nghệ - Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm 1930 – 1931

Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa hòa bình thế giới và phong trào đấutranh công khai đòi tự do, dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng (1936 –1939)

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) Cách mạng nước ta vànhiều nước tiến lên giải phóng dân tộc

Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng

Cách mạng tháng Tám thắng lợi

Giai đoạn 1945 – 1954: Bảo vệ chính quyền và tiến hành kháng chiến chốngthực dân Pháp xâm lược

Tình hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi được thành lập

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) Hai nhiệm vụ chiếnlược của cách mạng nước ta trong thời kì này: Kháng chiến và kiến quốc

2.2 Nguyên tắc sử dụng âm nhạc cách mạng trong DHLS

2.2.1 Đảm bảo tính phù hợp với nội dung bài học

Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên và không thể thiếu khi sử dụng âmnhạc cách mạng trong DHLS

Âm nhạc được sinh ra từ cuộc sống, từ thực tiễn nó dùng để bày tỏ cảm xúc

và chia sẻ Đó là cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là mối liên kết giữa ngườivới người, là sự đồng cảm… giữa các thời đại khác nhau trong suốt chiều dài củalịch sử

Cơ sở của việc lựa chọn các bài hát cách mạng tiêu biểu phải căn cứ vàomục tiêu và nội dung bài học Các tác phẩm âm nhạc cách mạng được lựa chọn đềuphải hướng đến các mục tiêu về kiến thức, thái độ, tư tưởng, tình cảm, kĩ năng tuynhiên ở những mức độ khác nhau

Ví dụ, khi dạy bài 16 Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945) Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, cần làm cho

Trang 16

HS thấy được không khí sôi sục, tinh thần đấu tranh của toàn thể dân tộc Việt Nam

trong cuộc cách mạng tháng Tám diễn ra như thế nào? Quân và dân ta đã hưởng

ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc

ta đã đến Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”

ra sao? Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời như thế nào? GV mở đoạn bài

hát “19 tháng 8” của Xuân Oanh:

“… Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày.

Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai.

Mười chín tháng Tám, khi quốc dân căm hờn kêu thét.

Tiến lên cùng hô: "Mau diệt tan hết quân thù chung!".

Mười chín tháng Tám.

Ánh sao tự do đưa tới.

Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng.

Máu pha tươi hồng trên lá cờ bay khắp chốn giang sơn Người Việt Nam đều thống nhất reo vang lời thề, Mười chín tháng Tám

Chớ quên là ngày khởi nghĩa Hạnh phúc sáng tỏ, non sông Việt Nam”.

Sau đó GV đặt câu hỏi: Qua lời bài hát em cảm nhận như thế nào về cuộc kháng chiến và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta? Hình ảnh của một dân tộc cùng thống nhất được thể hiện trong lời bài hát ra sao? Ý nghĩa lịch sử trong lời bài hát Mục đích của việc cung cấp đoạn tư liệu trên và đặt câu hỏi là hướng vào

việc tạo tình cảm, thái độ nhìn nhận sự việc đúng đắn, hình thành niềm tin vào sựlãnh đạo của Đảng cho HS

Việc sử dụng bài hát phù hợp với nội dung bài học còn đòi hỏi việc lựa chọn

và kết hợp giữa âm nhạc (giai điệu, lời bài hát) sao cho thích hợp theo hướng dùngkiến thức có trong lời bài hát để làm sáng tỏ thêm kiến thức lịch sử GV cần biếtcách chọn lọc những kiến thức có trong lời bài hát để hứớng dẫn các em HS tự tìmhiểu và say mê kiến thức Lịch sử một cách tích cực, hứng thú, tránh rơi vào tìnhtrạng lạm dụng tài liệu âm nhạc cả về liều lượng cũng như phương pháp khai thác,

dễ rơi vào tình trạng dạy nhạc chứ không phải dạy Sử

2.2.2 Đảm bảo phát huy được tính tích cực của học sinh

Việc phát huy tính tích cực của người học trong quá trình dạy học từ lâu đãđược những nhà giáo dục coi là một trong những điều kiện cơ bản nhất để đạt kết

Trang 17

quả trong quá trình dạy học Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục đã chú ý đếnviệc tìm tòi các biện pháp để phát huy tính tích cực nhận thức của người học.Socrate (469-399 TCN) là một triết gia và cũng là một nhà giáo dục nổi tiếng.

Phương pháp nổi bật của ông trong giáo dục là dùng đàm thoại để tiến hành giáo dục Ông thường đặt câu hỏi để môn đệ phải tìm tòi, suy nghĩ trả lời, thấy được cái

sai, cái đúng Khổng tử (551 - 479 TCN) cũng cho rằng trong giảng dạy người thầy

chỉ “gợi lên một mối”, rồi để cho người học tự mình suy nghĩ mà hiểu điều đó.

Phương pháp này đã tạo điều kiện cho người học phát huy khả năng suy luận vànăng lực phát hiện, lý giải vấn đề, phát huy tính tích cực nhận thức của mình

Để có thể làm được điều này, trước hết GV cần chú ý đến việc lựa chọnnguồn tài liệu cũng như các tác phẩm âm nhạc cách mạng Có những bài hát hayđoạn nhạc liên quan đến nội dung lịch sử đang học nhưng chỉ cần GV phát nhạc(hoặc là hát) là HS hiểu ngay vì nó được trình bày đơn giản Những tài liệu nhưvậy chỉ mang tính chất minh họa mà không phát huy được sự hứng thú và sáng tạocủa HS Do vậy, GV cần lựa chọn những tác phẩm âm nhạc cách mạng mà khicung cấp cho HS tạo nên “tình huống có vấn đề” hay nói cách khác là các em sẽnảy sinh sự tò mò, hứng thú muốn được GV giải thích hay làm sáng tỏ Điều nàyphù hợp với việc dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới, bởi: Ngay từ phần mở đầu bàihọc người GV đã lôi cuốn các em vào những dòng âm thanh và lời hát đầy hơi thởlịch sử, các em như được sống lại những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc,nhưng chưa hiểu đó là thời kì nào? Và gắn với những sự kiện quan trọng nào?Chính vì vậy sẽ kích thích được các em mong muốn được biết và được tìm hiểu nộidung bài học góp phần nâng cao hiệu quả bài học hơn Hoặc cũng có thể sử dụng ởphần kết thúc bài học, GV mở (hoặc hát) cho các em nghe để các em có sự lưuluyến và cảm thấy lắng đọng sau mỗi bài học điều đó giúp bồi dưỡng lòng yêu Sử

và ham mê học Sử hơn

Ngoài ra, để có thể phát huy được tích tích cực học tập của HS phụ thuộc rấtnhiều vào cách sử dụng phương pháp của GV chứ không phải là phụ thuộc vào bảnthân phương pháp đó GV cần biết lựa chọn và vận dụng PPDH như thế nào đểngười học được hoạt động tích cực về mặt nhận thức cũng như về mặt thực hành

để các em tự khám phá ra tri thức mới Nhưng nếu GV chỉ vận dụng phương phápnày một cách đơn thuần là cho các em nghe và không có sự hướng dẫn cũng nhưđặt các câu hỏi nhằm kích thích tư duy của HS thì hiệu quả đem lại là rất thấp

Bởi vậy, trong DHLS, muốn phát huy được tính tích cực của HS, người GVphải quan tâm đến hứng thú học tập trong từng yếu tố của quá trình dạy học: Nộidung bài hát phải hấp dẫn, phương pháp cần linh hoạt, phương tiện phong phú…Nói cách khác là phải hấp dẫn, thu hút được HS vào bài giảng

Trang 18

Ví dụ: Khi dạy bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)”, để phát huy được tính tích cực của HS ngay từ đầu bài học, GV có thể sử dụng đoạn nhạc trong bài hát “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc

sĩ Đỗ Nhuận:

“Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về.

Giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui.

Bản mường xưa nương lúa mới trồng.

Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa.

Dọc đường chiến thắng ta tiến về Đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua Súng đại bác quấn lá ngụy trang

Từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc Đồng bào nao nức mong đón ta trở về.

Giờ chiến thắng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về Núi sông bừng lên.

Đất nước ta sáng ngời cánh đồng Điện Biên.

Cờ chiến thắng tưng bừng trên trời…”

Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết tên bài hát? Chiến thắng trong bài hát là chiến thắng nào? Từ đó dẫn dắt HS vào bài mới một cách hào

hứng, sôi nổi đông thời giúp các em chẳng những nhớ, hiểu sự kiện mà còn trang

bị thêm cho các em về kiến thức âm nhạc

2.2.3 Đảm bảo tính cụ thể và truyền cảm

Đây vốn là đặc trưng và ưu thế của phương pháp sử dụng âm nhạc cáchmạng trong DHLS

Trước hết là ở tính cụ thể: Mỗi một loại hình nghệ thuật thì lại phản ánh lịch

sử một cách đặc trưng Đối với âm nhạc lịch sử được phản ánh một cách chân thực

và cụ thể, các ca khúc cách mạng luôn luôn có mặt kịp thời và phản ánh những gìsôi động, nóng bỏng nhất của xã hội, lịch sử Diện mạo ca khúc cách mạng tronghai cuộc kháng chiến, có thể thấy được bức tranh sinh hoạt của nhân dân ở mọivùng, miền trên đất nước, phong trào kháng chiến chống giặc ngoại xâm và cả sựdũng của những người lính cụ Hồ Những bài hát viết về một con người cụ thểhoặc viết về một tập thể, một miền quê, người nghe dễ dàng nhận ra tính cụ thể

Trang 19

cũng như thời sự qua nội dung, thời điểm câu chuyện xảy ra, qua cả ngôn ngữ cũngnhư phương tiện để chuyển tải nội dung câu chuyện.

Ví dụ: Khi dạy bài 12: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm

1919 đến năm 1925”, phần II; mục 3: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách cho HS nghe bài hát “Bài ca Hồ Chí Minh” của tác giả

Ewan MacColl nhằm giúp HS hình dung ra được hành trình ra đi tìm đường cứunước đầy gian khổ của Nguyễn Ái Quốc, thấy được công lao to lớn của Người đốivới cách mạng Việt Nam nói riêng và đối với lịch sử dân tộc nói chung, đồng thờiyêu cầu

HS trả lời câu hỏi:

Cảm xúc của em sau khi nghe xong bài hát Qua lời bài hát em cảm nhận như thế nào về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh? Công lao của Người với cách mạng và với dân tộc.

“Miền biển xa người đi khắp phương trời

Ở nơi xa đó người dân đói nghèo

Từ đau thương người đi khắp năm châu lòng tin mặt trời chân lý sáng soi rọi chiếu sáng dân mình

Vượt trùng sóng người đi khắp phương trời Luyện tôi ý chí, lòng nuôi căm hờn

Hồ Chí Minh người đi khắp năm châu lòng tin mặt trời chân

lý sáng soi rọi chiếu sáng dân mình

Miền biển Đông, xa tắp nơi chân trời

Ở nơi xa đó người dân đói nghèo

Từ đau thương người đi khắp năm châu lòng tin mặt trời chân lý sáng soi rọi chiếu sáng dân mình

Vượt trùng sóng người đi khắp phương trời Luyện tôi ý chí, lòng nuôi căm hờn

Hồ Chí Minh người đi khắp năm châu lòng tin mặt trời chân

lý sáng soi rọi chiếu sáng dân mình.”

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh, tiết tấu để diễn đạt tư tưởngtình cảm của con người Nó có sức truyền cảm và sự hấp dẫn kì lạ, tác động mạnh

mẽ làm cho con người tốt đẹp hơn trong sáng hơn Bản chất của âm nhạc là niềmvui lạc quan, yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng Âmnhạc trực tiếp tác động vào tâm hồn, chiếm lĩnh ý thức con người, được con người

Ngày đăng: 05/03/2024, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w