Trong dạy học hóa học DHHH, việc nâng cao chất lượng dạy học và pháttriển nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS có thể bằng nhiều biện pháp vàphương pháp khác nhau, trong đó giải b
Trang 1PHẦN PHI KIM LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Trang 2Thừa Thiên Huế, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, được các đồng tác giảcho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứunào khác
Huế, tháng 6 năm 2018Tác giả luận văn
Phạm Anh Tuấn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 Trung học phổ thông” đã được hoàn thành.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Nguyễn Xuân Trường đã dành thời gian hướng dẫn, đọc bản thảo,
bổ sung, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và hướng dẫn tôi nhiệt tình trong suốt thờigian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Ban chủ nhiệm khoa Hóa học, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lý luận vàPPDH bộ môn Hóa học, trường Đại học Sư phạm Huế
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT LươngVăn Cù, trường PT Thực hành Sư phạm về sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãluôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoànthành luận văn
Thừa Thiên Huế, 25 tháng 5 năm 2018
Tác giả
Phạm Anh Tuấn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 4
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8
5 Giả thuyết khoa học 8
6 Nhiệm vụ của đề tài 8
7 Phương pháp nghiên cứu 8
8 Dự kiến đóng góp của đề tài 9
9 Cấu trúc của luận văn 9
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ HỌC 10
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10
1.1.1 Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới 10
1.1.2 Quan điểm và tư tưởng về tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam 10
1.1.3 Quan điểm và tư tưởng về tự học đối với nhà hóa học 12
1.2 Đổi mới phương pháp dạy học 12
1.2.1 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học 12
1.2.2 Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 13
1.3 Năng lực tự học 14
1.3.1 Khái niệm tự học 14
1.3.2 Các hình thức của tự học 15
1.3.3 Chu trình tự học 21
1.3.4 Vai trò của tự học 23
1.4 Bài tập hóa học 24
Trang 51.4.1 Khái niệm bài tập hóa học 24
1.4.2 Tác dụng của bài tập hóa học 24
1.4.3 Phân loại bài tập hóa học 25
1.4.4 Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải cho bài tập hóa học 27
1.4.5 Xu hướng phát triển của bài tập hóa học 29
1.5 Tình hình sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học hiện nay ở trường Trung học phổ thông 30
1.5.1 Mục đích điều tra 30
1.5.2 Đối tượng, phương pháp điều tra 30
1.5.3 Kết quả điều tra 30
Tiểu kết chương 1 32
CHƯƠNG 2 TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN PHI KIM LỚP 10 33
2.1 Phân tích chương trình hóa học 10 THPT cơ bản phần phi kim 33
2.1.1 Mục tiêu chương trình phần phi kim 33
2.1.2 Nội dung kiến thức và phân phối chương trình các bài phần phi kim 34 2.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 35
2.2.1 Đảm bảo tính khoa học 35
2.2.2 Đảm bảo tính logic 35
2.2.3 Đảm bảo tính đầy đủ, đa dạng 35
2.2.4 Đảm bảo tính hệ thống của các dạng bài tập 36
2.2.5 Đảm bảo tính vừa sức 36
2.2.6 Phù hợp với điều kiện thực tế 36
2.2.7 Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học 36
2.2.8 Đảm bảo tính mục tiêu, bám sát nội dung dạy học 37
2.2.9 Chú trọng kiến thức trọng tâm 37
2.2.10 Gây hứng thú cho người học 37
2.3 Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hỗ trợ tự học cho học sinh lớp 10 38
2.3.1 Các dạng bài tập và hướng dẫn giải tổng quát phần phi kim 39
2.3.2 Các dạng bài tập và hướng dẫn giải cụ thể cho từng chương phần phi kim 47
Trang 62.4 Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần phi kim 66
2.4.1 Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học trên lớp 66
2.4.2 Thiết kế một số giáo án có sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học 71
2.4.3 Hướng dẫn học sinh tự học và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học ở nhà 75
Tiểu kết chương 2 76
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 77
3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 77
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm 77
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 77
3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 78
3.3 Tiến trình thực nghiệm 78
3.3.1 Trao đổi với giáo viên về việc hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống bài tập và phương pháp tiến hành thực nghiệm 78
3.3.2 Khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính và định lượng .79
3.4 Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm 79
3.5 Kết quả thực nghiệm 81
3.5.1 Kết quả bài kiểm tra của học sinh 81
3.5.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 86
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ 94
1 Kết luận chung 94
2 Một số đề xuất 95
3 Hướng phát triển của đề tài 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả (tần số) các bài kiểm tra 81
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả (tần số) các bài kiểm tra 82
Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất lũy tích qua các bài kiểm tra 82
Bảng 3.4: Phân loại kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra 84
Bảng 3.5: Giá trị các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 85
Bảng 3.6 Nhận xét của giáo viên về HTBT 86
Bảng 3.7 Thống kê số lượng phiếu nhận xét của học sinh 89
Bảng 3.8 Nhận xét của học sinh về hệ thống bài tập 89
HÌNH Hình 1.1 Chu trình học ba thời 21
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 1 83
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 2 83
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 3 83
Hình 3.4: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 1) 84
Hình 3.5: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 2) 84
Hình 3.6: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 3) 85
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI với sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, lượng kiến thức củanhân loại tăng lên nhanh chóng Việc tiếp thu kiến thức của học sinh (HS) nếu chỉdựa vào các tiết học trên lớp là chưa đủ Do vậy, phải dạy cho HS cách học để cóthể giúp họ trở thành những người có khả năng tự học suốt đời
Trong dạy học hóa học (DHHH), việc nâng cao chất lượng dạy học và pháttriển nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS có thể bằng nhiều biện pháp vàphương pháp khác nhau, trong đó giải bài tập được đánh giá là một PPDH có hiệuquả, nhất là trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, đào sâu và mở rộngkiến thức một cách sinh động, phong phú và đặc biệt kích thích HS hứng thú tự học.Bài tập hoá học (BTHH) còn được coi là phương tiện cơ bản để dạy học và vậndụng kiến thức hoá học để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các vấn đề thực tiễn cóliên quan đến hoá học
Giải BTHH là lúc HS hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thứchóa học của mình BTHH cung cấp cho HS cả kiến thức, cả con đường để giànhlấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức Do vậy, BTHHvừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp rèn luyện năng lực tựhọc hiệu nghiệm cho HS, đồng thời là thước đo đánh giá sự nắm vững kiến thức
và kĩ năng của HS
BTHH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong DHHH Thông qua BTHH tưduy HS được đặc biệt chú trọng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủđộng, tích cực, sáng tạo từ đó nâng cao chất lượng học tập của HS Khi bồi dưỡngnăng lực tự học cho HS ta không thể sử dụng những bài tập thông thường như khigiảng dạy trên lớp mà cần phải có hệ thống bài tập (HTBT) chất lượng, phân cấp, đadạng và hứng thú rèn luyện kĩ năng giải, rèn luyện phương pháp tự học để phát triển
tư duy Học không chỉ để biết mà học còn để sáng tạo, học lấy cách học, học để tracứu kiến thức của nhân loại và phát minh ra kiến thức mới
Lớp 10 là lớp đầu cấp Trung học phổ thông (THPT) là bước ngoặt khi
Trang 10chuyển từ Trung học cơ sở (THCS) lên THPT với lượng kiến thức nhiều, yêu cầu
về nhiệm vụ học tập cao mà thời lượng trên lớp lại không đổi Nếu HS không tự họcthêm ở nhà thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập Đặc biệt môn Hóa học 10 cơbản phần phi kim có nhiều mới lạ về kiến thức và đa dạng về bài tập do đó ngoàiviệc tiếp thu kiến thức trên lớp thì về nhà HS tự vận dụng kiến thức để làm bài tập.Thông qua đó, HS có thể hiểu rõ, sâu hơn về bài học
Để góp phần đổi mới phương pháp tự học cho HS thì nhiệm vụ đặt ra chogiáo viên (GV) là hết sức khó khăn Người GV phải có năng lực hướng dẫn HS tựhọc, biết thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổi mình Qua thực tế dạy học chothấy trình độ tiếp cận những kiến thức mới của HS còn hạn chế, khả năng tự họccủa HS chưa tốt và GV chưa có phương pháp hợp lý HTBT phục vụ cho việc tựhọc, tự mở rộng kiến thức cho HS tuy đa dạng nhưng chưa có hệ thống, chưa sát vớinội dung chương trình,
Xuất phát từ những nhu cầu và thực trạng trên chúng tôi chọn đề tài “Xây
dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 Trung học phổ thông” Với mong muốn
tạo ra HTBT giúp HS lớp 10 THPT tự học, tự rèn kĩ luyện năng giải bài tập trắcnghiệm và tự luận, thông qua đó giúp HS đánh giá trình độ bản thân và phục vụ chocác kì thi Mặt khác, giúp GV bồi dưỡng, rèn luyện tư duy hóa học và khả năng tựhọc cho HS ở trường THPT, đáp ứng mục tiêu giáo dục và đổi mới PPDH hiện nay
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học, bước đầu nghiên cứu về HTBT và
vấn đề hỗ trợ HS tự học, tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng HTBT hóa học phần phikim hóa học 10 ở các trường THPT nhằm hỗ trợ HS tự học vẫn chưa được quan tâmđúng mức Do đó, xây dựng và sử dụng HTBT hỗ trợ việc tự học cho HS phần
chương Nhóm Halogen, Oxi – Lưu Huỳnh lớp 10 là cần thiết.
3 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng HTBT Nhóm Halogen, Oxi – Lưu huỳnh với mục đích
giúp cho HS có tài liệu để có thể tự học và tự đánh giá trình độ của mình đồng thờigiúp GV có cơ sở hướng dẫn HS tự học để tiết kiệm thời gian trên lớp mà vẫn khai
Trang 11thác được hết các khía cạnh lý thuyết và các dạng bài toán hoá học ở lớp 10.
Ngoài ra, thực hiện đề tài này là cơ hội tốt giúp người viết bồi dưỡng thêmkiến thức để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và rènluyện năng lực tự học cho HS
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
HTBT phần phi kim ở trường THPT phục vụ cho việc bồi dưỡng năng lực tựhọc của HS
5 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được HTBT phần phi kim đạt chất lượng tốt và được sử dụng
hiệu quả thì sẽ phát triển được năng lực tự học cho HS
6 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp tự học
- Đánh giá thực trạng việc hướng dẫn tự học cho HS trong quá trình DHHH
ở một số trường THPT hiện nay
- Nghiên cứu nội dung chương trình hoá học và tuyển chọn, xây dựng HTBT
chương Nhóm Halogen, Oxi – Lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng HTBT phát triển năng lực tự học cho HS
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá hiệu quả và tính khảthi của HTBT đã đề xuất
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng phần cơ
sở lý luận của đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng việc tự học và trình độ của HS lớp 10 trường THPT
- Tham khảo, sưu tầm và tuyển chọn bài tập trong sách giáo khoa (SGK),sách tham khảo và đề kiểm tra, đề thi của HS lớp 10
Trang 12- Thông qua TNSP đánh giá chất lượng HTBT biên soạn từ đó đưa ra HTBTchất lượng phù hợp để bồi dưỡng năng lưc tự học cho HS.
7.3 Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả TNSP.
8 Dự kiến đóng góp của đề tài
8.1 Tuyển chọn và xây dựng được HTBT chương Nhóm Halogen, Oxi –
Lưu huỳnh lớp 10 hướng dẫn tự học phù hợp với quá trình nhận thức đa cấp độ của
HS từ thấp đến cao
8.2 Phương hướng sử dụng bài tập nhằm rèn luyện tư duy hóa học, phát
triển năng lực tự học cho HS
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm pháttriển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 trườngTrung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ HỌC
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề tự học của HS đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm ởnhiều góc độ khác nhau
1.1.1 Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới
Vấn đề tự học đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử giáo dục ở trênthế giới Nó vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm cho các nhà nghiên cứu giáo dục hiệntại và tương lai bởi vì tự học có vai trò rất quan trọng, quyết định mọi sự thành côngtrong học tập, là điều kiện đảm bảo cho hiệu quả, chất lượng của mọi quá trình giáodục, đào tạo
T Makiguchi, nhà sư phạm nổi tiếng người Nhật Bản, trong những năm 30của thế kỷ XX đã cho rằng "Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập
và đặt trách nhiệm học tập vào tay mỗi HS Giáo dục xét như là một quá trìnhhướng dẫn HS tự học"
“Tự học như thế nào” của Rubakin, dịch giả là Nguyễn Đình Côi, xuất bản
1982 đã giúp bạn đọc biết tự học tập, nâng cao kiến thức toàn diện của mình
Gần đây, khá nhiều cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề tự học
Cuốn “Phương pháp dạy và học hiệu quả” – Cark Rogers – một nhà giáo dụchọc, nhà tâm lý học người Mỹ do Cao Đình Quát dịch đã giải đáp cho HS câu hỏi họccái gì và học như thế nào? Câu hỏi dạy cái gì và dạy như thế nào cũng được giải đáp
“Hiểu biết là sức mạnh của thành công” do Klas Mellander chủ biên, các tácgiả đã đề cập đến bí ẩn của việc học, trong đó nhấn mạnh vai trò của tự học, hướngdẫn 5 bước cần thực hiện để giúp chúng ta dễ dàng hơn trong quá trình học hỏi
1.1.2 Quan điểm và tư tưởng về tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Ở nước ta, tự học đã có từ thời phong kiến Truyền thống tự học là một bộphận trong truyền thống hiếu học của nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụkiệt xuất của cách mạng Việt Nam – cả cuộc đời Người là tấm gương lớn về tự học.Người từng nói “còn sống thì còn học” và “về cách học phải lấy tự học làm cốt”
Trang 14Sau đó, truyền thống tự học vẫn tiếp tục phát huy nhưng vẫn là khả năng tự học tựphát vì hồi đó chưa có chủ trương, chính sách chăm lo việc tự học, thầy giáo cũngkhông có trách nhiệm khơi dậy và phát triển năng lực tự học của HS Nhưng thựctiễn chứng minh rằng khả năng tự học tiềm tàng là rất dồi dào và nội lực cố gắngtìm học, tự học là nội lực quyết định đối với sự nghiệp giáo dục.
GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn là một tấm gương sáng về tự học ở nước ta
Từ một GV trung học (1947), chỉ bằng con đường tự học, tự nghiên cứu ông đã trởthành nhà toán học nổi tiếng Không chỉ nghiên cứu khoa học cơ bản, ông còn cónhiều công trình, bài viết về khoa học giáo dục, về vấn đề tự học Ông cho rằng
“học bao giờ cũng gắn liền với tự học, tự rèn luyện, coi trọng việc tự học, nêu caonhững tấm gương tự học thành tài”
Trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện một số bài viết về tự học
giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số
5 năm 1996
học trên lớp để giúp sinh viên tự học” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 123 năm 2005
sinh” đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 50 năm 2009
Bên cạnh đó, một số cuốn sách về tự học cũng được xuất bản như:
nghiệm quý báu trong quá trình tự học và đưa ra 8 nguyên tắc để làm việc
cho tốt” đã rút ra những kinh nghiệm, những nguyên tắc, những quy luật giúp người họcthấy được các bước đi rõ ràng để tiến nhanh đến đích, biết cách giải quyết nhiều loại khókhăn trong quá trình tự học Hai cuốn sách này đã thực sự là tài liệu bổ ích giúp cho việcđổi mới phương pháp dạy và học ở Việt Nam, đặc biệt là quá trình dạy tự học
Tuy vậy, các cuốn sách hầu như mới chỉ dừng lại ở phần lý thuyết chungnhất cho mọi môn học mà chưa đi vào các biện pháp cụ thể đối với từng môn học
Trang 151.1.3 Quan điểm và tư tưởng về tự học đối với nhà hóa học
Hóa học là một môn học có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi người họcphải có tư duy thích hợp, đó là năng lực quan sát, phân tích các hiện tượng tự nhiên,năng lực khái quát, tổng hợp thành quy luật và phải có phong cách học tập độc lậpsáng tạo
Theo PGS.TS Lê Văn Năm, học không chỉ là quá trình ghi nhận, thu thậpthông tin Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ và vận dụng Nhờ liên hệ và vận dụng HS sẽhiểu bài sâu sắc hơn, nhớ bài lâu hơn Trong thực tế một người có thể học theonhiều kiểu khác nhau nhưng dưới hình thức nào thì tự học cũng là cốt lõi của quátrình học Tự học đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu tri thức vàhoàn thiện nhân cách của con người
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường, để việc học đáp ứng 4 trụ cột màUnesco đề ra: Học để học cách học, học để làm, học để sáng tạo và học để chungsống với người khác thì người học phải tuân theo công thức 4H: Học - Hỏi - Hiểu -Hành và học 6 mọi: Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi người, học trong mọi hoàncảnh, học bằng mọi cách, học qua mọi nội dung theo như tinh thần GS.TSKH.Nguyễn Cảnh Toàn đã nêu trong cuốn “học và dạy cách học” “Sáu mọi” quan hệchặt chẽ với nhau, cái này tận dụng cái kia và là tiền đề cho cái kia Nói đến cái nàythì trong đó lại thấp thoáng cái kia nên dễ có cảm tưởng “trùng lặp” nhưng nếu chỉbớt đi một cái thì lại thấy thiếu Mới nghe tưởng chừng như cách học “sáu mọi” rấtcăng thẳng, rất nhồi nhét Thực tế, nó rất nhẹ nhàng giống như cách học trong câu:
“đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Người học chỉ cần có ý thức “học” và phảikiên trì, bền bỉ Vì vậy, luyện dần cách học “sáu mọi” càng sớm càng tốt và dù muộnvẫn hơn không
1.2 Đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năngđộng của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rútngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn vànhanh chóng hơn Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển
Trang 16kinh tế - xã hội Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, pháttriển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếutrong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thệ hệhiện nay và mai sau Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến nhữngnước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phảiđổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếphơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.
Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm cácyếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, PPDH.PPDH là khâu rất quan trọng bởi lẽ PPDH có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mớicao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạocủa người học Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới PPDH
Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) đã xác định: “Phải khuyếnkhích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho
HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”
1.2.2 Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Theo tài liệu số [4] chúng tôi thấy một số xu hướng đổi mới PPDH trên thếgiới và ở nước ta hiện nay là:
1 Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học Chuyểntrọng tâm hoạt động từ GV sang HS Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang sángtạo, tìm tòi, khám phá
2 Cá thể hóa việc dạy học
3 Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệthông tin vào dạy học
4 Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống Chuyển từ lối họcnặng về tiếp nhận kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức
5 Cải tiến việc kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học
6 Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời
7 Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sựphát triển của HS, theo cấp học, bậc học)
Trang 17Trong 7 xu hướng đổi mới trên thì việc phát huy tính tích cực và khả năng tựhọc của HS đang là những xu hướng đổi mới quan trọng về PPDH hiện nay.
1.3 Năng lực tự học
1.3.1 Khái niệm tự học
Một số nhà nghiên cứu nổi tiếng định nghĩa về tự học như sau:
- Tự học là khả năng tự lo cho việc học của chính mình (Henri Holec)
- Tự học là tình huống trong đó người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọiquyết định liên quan đến việc học và thực hiện những quyết định đó (LeslieDickinson)
- Tự học là sự nhận thức về quyền của người học trong hệ thống giáo dục.(Phil Benson)
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 tự học là: “…quá
trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…”
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng
được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người họctrong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầubức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học,phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quảnhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”
Từ quan điểm về tự học nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học như
sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh
tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định.
Đối với HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn,các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác Tự họcđòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao
Các mặt biểu hiện của năng lực tự học ở HS nói chung gồm có:
- Năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con đường,giải pháp, biện pháp…) từ quá trình giải quyết vấn đề
Trang 18- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức mới)
- Năng lực đánh giá và tự đánh giá
Như vậy năng lực tự học có thể được mô tả thông qua các điểm chính sau đây:Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và địnhhướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trungnâng cao hơn nữa những khía cạnh còn yếu kém
Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; và hình thành cách học tậpriêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ họctập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn lọc các tài liệu và làm thư mụcphù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọcđược bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết,
tự đặt được vấn đề học tập
Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trìnhhọc tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vậndụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kế hoạchđiều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập
Các thao tác hình thành năng lực tự học
1.3.2 Các hình thức của tự học
Theo tài liệu [18] chúng tôi thấy tự học có 3 hình thức:
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận
dụng các kiến thức trong đó
Trang 19- Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc
bằng các phương tiện thông tin khác
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết
trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học
Theo tài liệu của Khoa y sinh học - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, hoạtđộng tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
Hình thức 1: Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không
Hình thức 2: Tự học có sách nhưng không có GV bên cạnh.
Ở hình thức tự học này có thể diễn ra ở hai mức:
Thứ nhất, tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy:
Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sáchqua đó sẽ phát triển về tư duy, tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà mọi ngườiphải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời
Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn:
Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các mối quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy
và trò bằng các phương tiện trao đổi thông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng phảnánh và giải đáp các thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá,
Hình thức 3: Tự học có sách, có thầy giáp mặt một số tiết trong ngày, sau đó
sinh viên về nhà tự học dưới sự hướng dẫn gián tiếp của GV
Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất
xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức Trò với vai trò là chủthể của quá trình nhận thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá
Trang 20trình học tập Mối quan hệ giữa thầy và trò chính là mối quan hệ giữa Nội lực vàNgoại lực, Ngoại lực dù quan trọng đến mấy cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩy Nộilực phát triển.
Trong quá trình tự học ở nhà, tuy người học không giáp mặt với thầy, nhưng
dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản thân đểhoàn thành những yêu cầu do GV đề ra Tự học của người học theo hình thức nàyliên quan trực tiếp với yêu cầu của GV, được GV định hướng về nội dung, phươngpháp tự học để người học thực hiện Như vậy ở hình thức tự học thứ ba này quátrình tự học của sinh viên có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tácđộng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của
GV và quá trình tự học của sinh viên
Theo tài liệu số [25], GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, khi đã có hệthống SGK thì việc tự học có thể diễn ra theo 3 cách sau:
- Có SGK rồi người học tự đọc lấy mà hiểu, mà thấm các kiến thức trong sách,qua việc hiểu mà tự rút ra kinh nghiệm về tư duy, tự phê bình về tính cách (như thiếukiên trì, thiếu tư tưởng tiến công, dễ thỏa mãn, ) Đó là tự học ở mức cao
- Có SGK và có thêm những ông thầy ở xa hướng dẫn tự học bằng tài liệuhoặc các phương tiện thông tin viễn thông khác Hướng dẫn tự học chủ yếu làhướng dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh kiến thức, hướng dẫn tự phê bình về tínhcách trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức Đó là tự học có hướng dẫn
- Có sách và có thầy giáp mặt một số tiết trong ngày, trong tuần Bằng nhữnghình thức thông tin trực tiếp không qua máy móc hoặc ít nhiều có sự hỗ trợ của máymóc đặt ngay tại lớp Thầy làm việc hướng dẫn như ở trường hợp 2 Đó là học giápmặt trên lớp và về nhà tự học có hướng dẫn
Khách quan mà xét thì thuận lợi đối với người học tăng dần lên từ cách 1 đếncách 3 Nhưng sự vật rất biện chứng, khó khăn và thuận lợi có thể chuyển hóa lẫnnhau Theo cách 1 thì người học gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi gặp chỗ khônghiểu không biết hỏi ai, phải lúng túng loay hoay mất nhiều thì giờ Nhưng nhữnglúng túng, những loay hoay đó thật đáng quý xét về phương diện chúng đòi hỏi
Trang 21người học phải phát huy nội lực cao và do đó nội lực phát triển mạnh Cách thứ 3 cónhiều thuận lợi nhất nhưng thuận lợi đó có thể biến thành khó khăn nếu thầy khôngcảnh giác với việc làm thay trò (những việc mà trò tự làm được) và trò không cảnhgiác với việc ỷ lại vào thầy (gặp khó khăn 1 chút là hỏi thầy ngay).
Theo http://webdayhoc.net, tự học có các hình thức sau:
- Tự học hoàn toàn (không có GV): thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế,
học kinh nghiệm của người khác HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiếnthức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tựhọc của mình Từ đó HS dễ chán nản và không tiếp tục tự học
- Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ như học bài
hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HSphổ thông Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra, đánh giákết quả học bài, làm bài tập ở nhà của họ
- Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): HS được nghe GV
giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han,không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn Với hình thức tự học này, HS cũngkhông đánh giá được kết quả học tập của mình
- Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách
xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫncách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềmtrên máy tính) Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học HS cũng có thể gặp khó khăn vàkhông biết hỏi ai
- Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của
GV ở lớp: Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định Song nếu HS vẫn sử
dụng SGK hóa học như hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vìthiếu sự hướng dẫn về phương pháp học
- Tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp một phần của GV
gọi tắt là " tự học có hướng dẫn".
Ngoài ra, theo quan điểm của Nguyễn Văn Khải, Phan Thị Xuyến thì việchướng dẫn người học làm việc với SGK để hình thành năng lực tự học có 3 giaiđoạn cơ bản sau:
Trang 22- Hướng dẫn HS làm việc với SGK và trả lời câu hỏi ở nhà trước khi học bài.
- Hướng dẫn HS làm việc với SGK trong giờ học trên lớp
- Làm việc với SGK sau giờ học
Từ những quan điểm về các hình thức tự học nêu trên, chúng tôi đi đến phânloại các hình thức tự học như sau: tự học hoàn toàn (không có thầy hướng dẫn), tựhọc có hướng dẫn thì chia thành 2 dạng:
- Có hướng dẫn nhưng không giáp mặt: Có GV ở xa hướng dẫn người học
bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác
- Có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong
ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy
học đại cương, Tập 1, NXB GD, Hà Nội) thì việc tự học có thể diễn ra theo 2 cách sau:
* Tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV
- Tự học hoàn toàn (không có GV): thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế,học kinh nghiệm của người khác HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiếnthức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tựhọc của mình Từ đó HS dễ chán nản và không tiếp tục tự học
- Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ như học bài haylàm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HS phổthông Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kếtquả học bài, làm bài tập ở nhà của họ
- Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): HS được nghe GV giảnggiải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, khôngnhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn Với hình thức tự học này, HS cũng khôngđánh giá được kết quả học tập của mình
- Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cáchxây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫncách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềmtrên máy tính) Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học HS cũng có thể gặp khó khăn vàkhông biết hỏi ai
Trang 23- Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV
ở lớp: Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định Song nếu HS vẫn sử dụngSGK Hóa học như hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu
sự hướng dẫn về phương pháp học
* Tự học có hướng dẫn
Tự học là một hình thức học Vậy hoạt động tự học cũng phải có mục đích,nội dung và phương pháp phù hợp Hình thức tự học có hướng dẫn vừa phải đảmbảo thực hiện đúng quan điểm dạy học hiện đại vừa phù hợp với đặc điểm nhậnthức của HS
Cần hiểu mối quan hệ giữa dạy và tự học là quan hệ giữa tác động bênngoài và hoạt động bên trong Tác động dạy của GV là bên ngoài hỗ trợ cho HS
tự phát triển, chỉ có tự học của HS mới là nhân tố quyết định sự phát triển củabản thân HS Hình thức tự học có hướng dẫn là hướng dẫn để HS tự học Trong
tự học có hướng dẫn, HS nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn: từ tài liệuhướng dẫn và trực tiếp từ GV
Nguồn hướng dẫn qua tài liệu: Tài liệu SGK Hóa học thường chỉ trình bày
kiến thức mà không có những chỉ dẫn về phương pháp hoạt động để dẫn đến kiếnthức, để hình thành kĩ năng Bởi vậy HS rất bị động Để khắc phục tình trạng đótài liệu hướng dẫn tự học ngoài việc trình bày nội dung kiến thức, còn hướng dẫn
cả cách thức hoạt động để phát hiện vấn đề, thu thập thông tin, xử lí thông tin,rút ra kết luận, kiểm tra và đánh giá kết quả
Nguồn hướng dẫn trực tiếp của GV qua các giờ lên lớp: Rèn luyện kĩ năng
tự học cho HS là một quá trình lâu dài phức tạp và luôn luôn được củng cố, nângcao và bổ sung thêm, bởi vậy tốt nhất là nên dành thời gian tiếp xúc giữa GV và HS
ở trên lớp để thực hiện công việc đó
Hoạt động tự học của HS có nhiều khâu, nhiều bước, được tiến hành thôngqua các hoạt động học tập của chính bản thân họ Đây là quá trình tự giác, tích cực,
tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của chính mình hướng tớinhững mục đích nhất định Vì vậy, quá trình tổ chức dạy học phải làm cho hoạtđộng học của HS chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động HS biết tự sắp xếp,
Trang 24bố trí các công việc sẽ tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các điều kiện,phương tiện cần thiết để hoàn thành từng công việc, biết tự kiểm tra, tự đánh giá kếtquả hoạt động tự học của chính mình.
Như vậy khái niệm tự học ở đây được hiểu là hoạt động tự lực của HS để chiếmlĩnh tri thức khoa học đã được qui định thành kiến thức học tập trong chương trình vàSGK với sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của GV thông qua các phương tiện họctập như tài liệu tự học có hướng dẫn, tài liệu tra cứu, giáo án điện tử,
HS không dùng SGK phổ thông mà sử dụng tài liệu viết riêng cho họ tự học.Tài liệu tự học có hướng dẫn cung cấp cho HS nội dung kiến thức và phương pháphọc nội dung kiến thức đó
1.3.3 Chu trình tự học
Nghiên cứu tài liệu [22], [23] chúng tôi thấy rằng:
Theo Nguyễn Kỳ “Chu trình học là chu trình chủ thể tìm hiểu, xử lý, giải quyết vấn đề hay vật cản của một tình huống học với sự hợp tác của tác nhân và sự
hỗ trợ của môi trường sư phạm”.
Cũng theo tác giả, chu trình học diễn biến theo ba thời: Tự nghiên cứu (I),
Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy (II), Tự kiểm tra, tự điều chỉnh (III)
Hình 1.1 Chu trình học ba thời
Thời (I): Tự nghiên cứu
Trước một tình huống học, chủ thể bắt đầu thấy có nhu cầu hay hứng thú tìm
hiểu, nhận biết vấn đề của tình huống học: Đây là vấn đề gì? Có ý nghĩa ra sao? Có thể giải quyết theo hướng nào? Từ chỗ nhận biết vấn đề, chủ thể tiến hành thu nhận
thông tin có liên quan đến vấn đề đó, xử lý thông tin, xây dựng các giải pháp, thử
Trang 25nghiệm giải pháp, kết quả, đưa ra kết luận và giải quyết vấn đề Chủ thể ghi lại kết quả “tự nghiên cứu” của thời (I) thành sản phẩm học cá nhân ban đầu.
Tất nhiên sản phẩm đó có thể mang tính chủ quan, phiến diện, thiếu khoahọc Bằng con đường nào để làm cho sản phẩm ban đầu trở thành khách quan,khoa học thật sự? Đó là con đường người học tự thể hiện mình để hợp tác vớicác bạn và thầy trong cộng đồng lớp học Tự thể hiện, hợp tác với bạn, đó làthời (II) của chu trình học
Thời (II) : Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy
Qua thời (I), chủ thể đã tự thể hiện mình bằng cách tự đặt mình vào tìnhhuống, bằng sắm vai, bằng văn bản của sản phẩm học ban đầu Giờ đây, cần tiếp tục
tự thể hiện để hợp tác với các bạn và thầy bằng cách tự trình bày và bảo vệ sản phẩm học của mình, hỏi bạn và thầy về những gì đã tự hỏi mà không tự trả lời được, tỏ rõ thái độ của mình trước chủ kiến của bạn; tham gia tranh luận Tranh luận có trọng tài,
có kết luận của thầy Tranh luận và kết luận của thầy sẽ cho phép chủ thể bổ sung sảnphẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm khách quan hơn, có tính hợp tác, xã hội,nhất là thông qua việc “tự kiểm tra, tự điều chỉnh” ở thời (III) dưới đây
Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Thảo luận ở cộng đồng lớp và kết luận của thầy đã cung cấp thông tin phảnhồi về sản phẩm học ban đầu của chủ thể, lấy đó làm cơ sở cho người học so sánh,
đối chiếu, tự kiểm tra lại sản phẩm học, tự đánh giá, tự phê bình và cuối cùng tổng
hợp, chốt lại vấn đề rồi tự sửa sai, điều chỉnh, hoàn chỉnh thành sản phẩm khoa học,
và tự rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của mình,
sẵn sàng bước vào một tình huống học mới
Chu trình học ba thời “Tự nghiên cứu – Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy– Tự kiểm tra, tự điều chỉnh” – thực chất cũng chính là con đường “Nhận biết, pháthiện vấn đề, định hướng giải quyết và giải quyết vấn đề” của việc nghiên cứu khoahọc – con đường xoắn ơristic kiểu học trò ở tầm vóc và trình độ của người học, dẫndắt người học đến tri thức khoa học, đến chân lý mới (chỉ mới đối với người học) và
chỉ có thể diễn ra dưới sự hướng dẫn của thầy.
Chu trình học ba thời không có nghĩa tuyệt đối là có “ba bước”, “ba giai đoạn”,
Trang 26có ranh giới rạch ròi, máy móc, tách rời nhau, mà có thể đan xen, hoà nhập lẫn nhau và
có thể biến động theo hoàn cảnh người học Ngay trong lúc đang tham gia thảo luận(thời II), chủ thể có thể động não, suy nghĩ (tự nghiên cứu – thời I), hoặc tự kiểm tra, tựphê bình về sản phẩm học của mình (thời III) Thời chỉ có nghĩa là vào lúc đó, nổi bậtlên vai trò của cá nhân người học, của lớp hay của thầy Thời nào cũng có vai trò vàhoạt động của trò và thầy, song ở thời (I), nổi lên vai trò lao động cá nhân (học cánhân) của người học với kết quả là sản phẩm học ban đầu Thời (II) là vai trò của laođộng hợp tác (học hợp tác) với thầy và bạn ở lớp học, tạo ra sản phẩm học mang tínhhợp tác – xã hội Ở thời (III), nổi lên vai trò lao động cá nhân (học cá nhân) ở trình độcao hơn thời I: tự kiểm tra, tự phê bình, tự sửa sai, tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm,…
Điều cốt yếu là cả ba thời đều diễn ra trên cái nền chung là hành động học,
tự học, tự nghiên cứu, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của chủ thể, dưới sự hướng dẫn hợp lý của nhà giáo.
1.3.4 Vai trò của tự học
Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượngkiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường Nó giúp khắc phục nghịch lý:học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn
Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quảcủa sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn Có phương pháp tự học tốt
sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức vàxây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết vớithực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạothành quá trình tự đào tạo”
Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáodục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông Đổi mớiPPDH theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học Vì vậy, tự họcchính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biệnpháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông
Trang 271.4 Bài tập hóa học
1.4.1 Khái niệm bài tập hóa học
Thực tiễn ở trường phổ thông, bài tập giữ vai trò rất quan trọng trong việcthực hiện mục tiêu đào tạo Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là PPDHhiệu quả Bài tập cung cấp cho HS cả kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và
cả niềm vui sướng của sự phát hiện - tìm ra đáp số - một trạng thái hưng phấn - hứngthú nhận thức - một yếu tố tâm lý góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tính hiệuquả của hoạt động thực tiễn của con người, điều này đặc biệt được chú ý trong nhàtrường của các nước phát triển
Vậy BTHH là gì? Nên hiểu khái niệm này như thế nào cho trọn vẹn, đặc biệt
là GV nên sử dụng BTHH như thế nào để đạt hiệu quả trí - đức dục cao nhất?
Theo Từ điển tiếng Việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để vậndụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học Một sốtài liệu lý luận dạy học “thường dùng bài toán hoá học” để chỉ những bài tập định lượng -
đó là những bài tập có tính toán - khi HS cần thực hiện những phép tính nhất định
Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bàitoán, mà trong khi hoàn thành chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện một trithức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theothực nghiệm Ở nước ta, SGK hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được dùngtheo quan điểm này
Thông thường trong SGK và tài liệu lý luận dạy học bộ môn, người ta hiểu bài
tập là nhưng bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là
nghiên cứu các hiện tượng hoá học, hình thành khái niệm, phát triển tư duy hoá học
và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn
1.4.2 Tác dụng của bài tập hóa học
Việc dạy học không thể thiếu bài tập, sử dụng bài tập là một biện pháp hếtsức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học BTHH có ý nghĩa, tác dụng to lớn
về nhiều mặt
1.4.2.1 Ý nghĩa trí dục
Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học, củng cố, đào sâu và mở rộng kiến
Trang 28thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn Chỉ khi vận dụng được kiến thức vàoviệc giải bài tập HS mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.
Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất Khi ôn tập, HS sẽkhông tập trung nếu chỉ yêu cầu HS nhắc lại kiến thức thực tế cho thấy HS chỉ thíchgiải bài tập trong giờ ôn tập
Rèn luyện các kỹ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng(PTPƯ), tính toán theo công thức hóa học và phương trình hóa học Nếu là bài tậpthực nghiệm (TN) sẽ rèn các kỹ năng thực hành góp phần vào việc giáo dục kỹthuật tổng hợp cho HS
Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sảnxuất và bảo vệ môi trường
Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy
có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc)
1.4.3 Phân loại bài tập hóa học
Dựa vào nội dung và hình thức thể hiện có thể phân loại BTHH thành 3 loại:
- Giải thích, chứng minh, viết PTHH
- Nhận biết, phân biệt chất
- Tinh chế, tách chất ra khỏi hỗn hợp
Trang 29- Điều chế chất
Đặc biệt trong bài tập định tính có rất nhiều bài tập thực tiễn giúp HS giảiquyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học
Bài tập định lượng (bài tập hóa học)
Là loại bài tập cần dùng các kỹ năng toán học kết hợp với các kỹ năng hóahọc để giải Căn cứ vào nội dung có các dạng bài tập định lượng khác nhau
Bài tập TNKQ
Là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu cầu HS suynghĩ rồi dùng 1 kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời
+ Ưu điểm nổi bật của TNKQ:
Trong thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức, tránhđược tình trạng học tủ, học lệch
Việc chấm điểm là khách quan, không phụ thuộc vào người chấm nên độ tincậy cao hơn các phương pháp kiểm tra đánh giá khác
Rèn luyện cho HS khả năng nhận biết, khai thác, xử lí thông tin và khả năng
tư duy phán đoán nhanh
Giúp người học tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình một cáchkhách quan
+ Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên, bài tập TNKQ vẫn còn có những nhược điểmđáng kể như:
Ít góp phần phát triển ngôn ngữ hóa học
Không thể dùng để kiểm tra kỹ năng thực hành hóa học
Giáo viên chỉ biết kết quả, suy nghĩ của HS mà không biết quá trình suy nghĩ
sự nhiệt tình, hứng thú của HS đối với nội dung được kiểm tra
Trên thực tế, sự phân loại trên chỉ là tương đối Có những bài vừa có nộidung thuộc bài tập định tính, vừa có nội dung thuộc bài tập định lượng, hoặc trongmột bài có thể có phần TNKQ cùng với giải thích, viết PTPƯ
Trang 301.4.4 Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải cho bài tập hóa học
1.4.4.1 Các giai đoạn của quá trình giải bài tập hóa học
Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau
a) Nghiên cứu đầu bài
+ Đọc kỹ đầu bài.
+ Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài (nên tóm tắt dưới dạng sơ đồcho dễ sử dụng)
+ Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản
+ Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra
b) Xây dựng tiến trình luận giải
Xây dựng tiến trình luận giải thực chất là đi tìm con đường đi từ cái cần tìmđến cái đã cho Bằng cách xét một vài các bài toán phụ liên quan Tính logic của bàitoán có chặt chẽ hay không là ở giai đoạn này Nếu GV biết rèn luyện cho HS tự xâydựng cho mình một tiến trình luận giải tốt, tức là GV đã dạy cho HS bằng bài tập.Thông qua đó HS không chỉ nắm vững kiến thức, biết cách giải mà còn có được mộtcách thức suy luận, lập luận để giải bất kỳ một bài tập nào khác Điều này được thôngqua một số dạng câu hỏi như sau (GV gợi ý sau đó tập dần cho HS tự đặt câu hỏi)
c) Thực hiện tiến trình giải
Thực hiện tiến trình giải thực chất là trình bày lời giải một cách tường minh
từ giả thiết đến cái cần tìm Với các bài tập định lượng, phần lớn là đặt ẩn số, dựavào mối tương quan giữa các ẩn số để lập phương trình, giải phương trình hay hệphương trình và biện luận kết quả (nếu cần)
d) Đánh giá việc giải
Bằng cách khảo sát lời giải, kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải Có thể đi đếnkết quả bằng cách khác không? tối ưu hơn không? tính đặc biệt của bài toán là gì?, Trên thực tế ngay cả với những HS giỏi, sau khi tìm ra cách giải và trình bày lập luậncủa mình một cách sáng sủa, cũng xem như việc giải đã kết thúc Như vậy chúng ta
đã bỏ mất một giai đoạn quan trọng và rất bổ ích cho việc học hỏi Việc nhìn lại cáchgiải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi, HS có thể củng cố kiến thức và
Trang 31phát triển khả năng giải bài tập của mình Người GV phải hiểu và làm cho HS hiểu:không có một bài tập nào hoàn toàn kết thúc, bao giờ cũng còn lại một cái gì để suynghĩ Nếu có đầy đủ kiên nhẫn và chịu khó suy nghĩ thì có thể hoàn thiện cách giải vàtrong mọi trường hợp, bao giờ cũng hiểu được cách giải sâu sắc hơn.
1.4.4.2 Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập hóa học
- Theo Lý luận dạy học (tài liệu số [18]), kiến thức được hiểu là kết quả quá
trình nhận thức bao gồm “một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng của cácbiểu tượng và khái niệm lĩnh hội được, giữ lại trong trí nhớ và được tái tạo lại khi
có những đòi hỏi tương ứng”
- Những kiến thức được nắm một cách tự giác, sâu sắc do có tích luỹ thêm kỹnăng, kỹ xảo sẽ trở thành công cụ tư duy của học sinh
- Theo M.A Đanilôp: “Kỹ năng là khả năng của con người biết sử dụng cómục đích và sáng tạo những kiến thức và kỹ xảo của mình trong quá trình hoạt động
lý thuyết cũng như thực tiễn” Nếu như kỹ năng đòi hỏi ở mức độ nhiều, ít sự tựkiểm tra, sự tự giác, tỉ mỉ thì kỹ xảo là hành động đã được tự động hoá, trong đó sự
tự kiểm tra, tự giác xảy ra chớp nhoáng và các thao tác được thực hiện rất nhanh,như một tổng thể, dễ dàng và nhanh chóng
- Sự nắm vững kiến thức có thể được phân biệt ở 3 mức độ: Biết, hiểu và vậndụng được
+ Biết một kiến thức nào đó nghĩa là nhận ra nó, phân biệt nó với các kiếnthức khác, kể lại một nội hàm của nó một cách chính xác Đây là mức độ tối thiểu
mà HS cần đạt được trong giờ học tập
+ Hiểu một kiến thức là gắn kiến thức ấy vào một kiến thức đã biết đưa được
nó vào trong hệ thống kinh nghiệm của bản thân Nói cách khác, hiểu một kiến thức
là nêu đúng ngoại hàm và nội diên của nó, xác lập được những quan hệ giữa nó và
hệ thống kiến thức và vận dụng được trực tiếp kiến thức ấy vào những tình huốngquen thuộc dẫn đến có khả năng vận dụng nó một cách linh hoạt và sáng tạo
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, tức là phải tìmđược kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụmới Thông qua vận dụng kiến thức đã được nắm vững một cách thực sự, sâu sắc
Trang 32hơn càng làm cho quá trình nắm vững kiến thức một cách tự giác, sáng tạo, làm chomối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn càng sâu sắc, gần gũi Mặt khác, trong khivận dụng kiến thức, các thao tác tư duy được trau dồi, một số kỹ năng kỹ xảo đượchình thành và củng cố, hứng thú học tập của HS được nâng cao.
- Để đảm bảo cho HS nắm vững được kiến thức hoá học một cách chắc chắncần phải hình thành cho họ kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức thông qua nhiều hìnhthức tập luyện khác nhau Trong đó, việc giải bài tập một cách có hệ thống từ dễ đếnkhó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiến hành nhiều nhất Theo nghĩa rộng,quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập Vì vậy, kiến thức sẽ được nắmvững hoàn toàn nếu như họ tự lực, tích cực vận dụng linh hoạt, dùng kiến thức ấy đểgiải quyết các bài toán khác nhau Ở đây, chúng ta thấy rõ quan hệ biện chứng giữanắm vững và vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức của HS:
1.4.5 Xu hướng phát triển của bài tập hóa học
BTHH là phương tiện có bản chất để HS vận dụng kiến thức vào việc giảiquyết các nhiệm vụ học tập Nhờ sự vận dụng kiến thức để giải các bài tập mà kiếnthức của HS được củng cố, khắc sâu, chính xác hóa, mở rộng và nâng cao thêm Vìvậy BTHH vừa là nội dung, vừa là phương tiện dạy học có hiệu quả giúp GV truyềntải kiến thức đến HS và ngược lại, HS cũng thu nhận kiến thức một cách chủ động,tích cực, sáng tạo thông qua hoạt động giải bài tập
Xu hướng phát triển của BTHH hiện nay:
Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích gắn với kiến thức hóa học, khôngquá nặng về tính toán mà tập trung rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức, tưduy cho HS BTHH cần chú trọng rèn luyện thao tác, kỹ năng TN hóa học
BTHH cần chú trọng đến việc mở rộng kiến thức hóa học có liên quan đếnthực tiễn và các ứng dụng của hóa học trong đời sống, để giúp HS thấy được kiếnthức hóa học mang tính thiết thực với cuộc sống con người Trong bài tập cần khaithác yếu tố ảnh hưởng của hóa học đến môi trường, kinh tế xã hội, đời sống sảnxuất và các hiện tượng tự nhiên để làm cho nội dung bài trở nên hấp dẫn, nâng caohứng thú học tập của bộ môn
Trang 33Chuyển hóa một số dạng BTHH tự luận sang dạng TNKQ để rèn luyện khảnăng suy luận, tư duy tính toán nhanh cho HS.
Như vậy việc sử dụng BTHH trong DHHH sẽ được thực hiện:
Dùng bài tập hình thành khái niệm mới Xây dựng các dạng bài tập hìnhthành khái niệm (xây dựng trong phiếu học tập)
Dùng bài tập rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức: dùng bài tập giúp HSgiải quyết vấn đề học tập, vấn đề thực tiễn
Dùng bài tập để phát triển tư duy sáng tạo: xây dựng các bài tập khó bồidưỡng HS giỏi đòi hỏi có sự tu duy sáng tạo nhằm bồi dưỡng HS giỏi
1.5 Tình hình sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học hiện nay ở trường Trung học phổ thông
1.5.1 Mục đích điều tra
- Nắm được hình thức sử dụng HTBT, phương pháp giảng dạy các tiết học
có sử dụng bài tập như tiết luyện tập, tiết tự chọn mà GV thường sử dụng trongDHHH ở trường THPT
- Nắm được cách GV hướng dẫn HS giải bài tập trên lớp, các dạng bài tập
mà GV đã sử dụng trong các tiết bài tập cũng như việc hướng dẫn HS tự học
1.5.2 Đối tượng, phương pháp điều tra
- Đối tượng điều tra: Việc dạy và học các tiết có sử dụng bài tập ở các trường
PT Thực hành Sư phạm và THPT Lương Văn Cù (An Giang)
- Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra cho các GV dạy môn Hóa học ởcác trường nói trên
+ Những ý kiến của GV về việc sử dụng HTBT ở trường THPT nhằm hỗ trợ
HS tự học
+ Các PPDH được GV sử dụng khi dạy các tiết có sử dụng bài tập
1.5.3 Kết quả điều tra
Qua phân tích kết quả khảo sát ban đầu (phiếu khảo sát được trình bày ở phụlục 1 của luận văn) về việc sử dụng HTBT hỗ trợ HS tự học, chúng tôi nhận thấy:
Đa số GV đều cho rằng việc sử dụng HTBT là rất quan trọng trong việc dạy và
Trang 34học hóa học Tuy nhiên, BTHH trong SGK và sách bài tập (SBT) vẫn chưa đầy đủ cácdạng và bao quát kiến thức của chương trình, vì vậy việc xây dựng HTBT hóa học cho
HS nói chung và HTBT hóa học hỗ trợ HS tự học nói riêng là hết sức cần thiết
Có 67% GV không tự biên soạn HTBT mà chủ yếu sử dụng các bài tập trongSGK, SBT hoặc từ internet (không biên soạn lại) 33% GV tự biên soạn HTBT thì
số GV sắp xếp các bài tập theo từng nội dung kiến thức của chương hoặc phân dạngbài tập là khá ít đặc biệt bài tập sau mỗi bài học để hỗ trợ HS tự học ở nhà và làm rõ
lí thuyết là hầu như không được chú ý biên soạn cho phù hợp với đối tượng HS
Về mục đích của việc sử dụng bài tập thì có 73% GV sử dụng với mục đíchđảm bảo kiến thức cơ bản cho HS, 12% GV sử dụng với mục đích bảo đảm việcđiểm số trong kiểm tra cho HS, còn việc sử dụng bài tập để hướng dẫn HS tự rút raquy luật giải toán cho một số dạng bài cụ thể, khuyến khích HS nhìn nhận một vấn
đề hay một bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau hoặc giúp HS vượt qua chướngngại nhận thức thông qua việc phát hiện và giải quyết vấn đề mà nội dung bài tập đề
ra thì GV vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Về việc hướng dẫn HS giải bài tập tại lớp thì có 58% GV áp dụng phươngpháp truyền thống là GV hướng dẫn bài tập mẫu, sau đó yêu cầu HS làm bài tương
tự trên bảng hoặc gọi HS lên bảng giải bài tập và thừa nhận bài giải của HS, số GVcho HS thảo luận theo nhóm rồi yêu cầu thành viên trong nhóm thuyết trình là 27%
và việc GV gợi ý để HS tự xây dựng tiến trình luận giải cho từng dạng bài tập cụthể hoặc GV để HS tự độc lập suy nghĩ cách giải bài tập là khá ít
Bên cạnh đó, GV thường dạy một tiết học có sử dụng HTBT như tiết luyện tập,
ôn tập, tự chọn khi giống như một tiết sửa bài tập thông thường chủ yếu GV cho HSsửa hết các bài tập trong SGK và làm thêm một vài bài tập nâng cao trong SBT hoặcchỉ hệ thống hóa kiến thức đã học ở những bài trước theo kiểu kiểm tra bài cũ
Qua số liệu trên, cũng như qua trò chuyện với một số HS, chúng tôi nhậnthấy HS chưa được hướng dẫn các phương pháp tự học thông qua HTBT như: GVchưa hướng dẫn HS cách thức xây dựng tiến trình luận giải, các em chưa đượckhuyến khích hoặc hướng dẫn nhìn nhận một bài tập dưới nhiều góc độ khác nhau,đôi khi GV áp đặt phương pháp giải toán và đặc biệt là các em không được hướng
Trang 35dẫn cách tự học ở nhà thông qua các chuyên đề tự học Còn khi lấy ý kiến của GV,chúng tôi nhận thấy công việc biên soạn và sử dụng HTBT theo hướng hỗ trợ HS tựhọc chưa thực sự được GV quan tâm đúng mức Phần lớn GV cho rằng do áp lựcđiểm số ở nhà trường, việc thi cử, chương trình học nặng nề, thời gian không chophép, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn,… nên việc sử dụng bài tập của GVhiện nay giống như một cách để kiểm tra việc tiếp thu kiến thức lí thuyết, giúp HSgiải một số bài tập cơ bản nhằm đáp ứng cho việc kiểm tra, đánh giá, thi cử nhưhiện nay.
Mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng HTBT hóa học hỗ trợ HS tựhọc xếp theo thứ tự giảm dần sau:
Qua đó, chúng tôi nhận thấy xây dựng và sử dụng HTBT hỗ trợ HS tự học là
Trang 36một xu hướng đổi mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH môn Hóa học hiện nay.
CHƯƠNG 2 TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN PHI KIM LỚP 10
2.1 Phân tích chương trình hóa học 10 THPT cơ bản phần phi kim.
2.1.1 Mục tiêu chương trình phần phi kim
Chương trình phần phi kim lớp 10 ban cơ bản gồm có 2 chương như sau:
- Chương 5: Nhóm Halogen
- Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
Mục tiêu cụ thể của mỗi chương như sau:
Theo tài liệu [5] chúng tôi thấy mục tiêu phần phi kim – Hóa học 10 cơ bản:
HS được rèn luyện các kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng
Trang 37hóa học để dự đoán lý thuyết tính chất cơ bản của đơn chất, hợp chất của phi kim vàgiải thích tính chất của chúng.
- Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm nghiên cứu về phikim và hợp chất của chúng
- Tiến hành một số thí nghiệm hóa học nghiên cứu tính chất của phi kim vàhợp chất
- Giải các dạng BTHH có liên quan đến các kiến thức về phi kim và hợp chấtcủa chúng
* Giáo dục tình cảm, thái độ:
- Hứng thú và say mê học tập, phương pháp tư duy và nghiên cứu hóa học
- Thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ý thức bảo
vệ môi trường không khí, đất, nước
- Ý thức vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống
2.1.2 Nội dung kiến thức và phân phối chương trình các bài phần phi kim
Tiết 47: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
Tiết 48, 49: Flo – Brom - Iot
Tiết 50, 51: Luyện tập
Tiết 52: Thực hành số 3
Tiết 53: Kiểm tra viết
Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
Tiết 54: Oxi - Ozon Luyện tập
Tiết 55: Lưu huỳnh
Tiết 56: Thực hành số 4
Tiết 57, 58: Hiđrosunfua Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit
Trang 38Tiết 59, 60: Axit sunfuric Muối sunfat
Tiết 61, 62: Luyện tập Oxi - Lưu huỳnh
Tiết 63: Thực hành số 5 (Lấy điểm kiểm tra 15 phút)
Tiết 64: Kiểm tra viết
2.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
SGK Hóa học được coi là một trong những nguồn cung cấp tri thức cơ bảncho HS và là phương tiện để GV tổ chức các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chấtlượng kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự lĩnh hội kiến thức cho HS SGK Hóahọc ở nước ta hiện nay là tài liệu được văn bản hóa có chứa đựng mục tiêu, nộidung và PPDH, nhưng tất nhiên là nặng về nội dung bài học Với mong muốn hỗtrợ HS tự học nhằm nâng cao kết quả học tập, khi xây dựng HTBT chúng tôi đặcbiệt chú ý các nguyên tắc sau:
2.2.1 Đảm bảo tính khoa học
Đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn nội dung
Theo nguyên tắc này, bảo đảm tính cơ bản là phải đưa vào HTBT hóa học những kiến thức cơ bản về hoá học Bảo đảm tính hiện đại tức là phải đưa trình độ của
môn học đến gần trình độ của khoa học, đưa vào HTBT hóa học những quan điểm
cơ bản của kiến thức hoá học (về thành phần, về cấu tạo các hợp chất hoá học, vềcác quá trình hoá học, ), đảm bảo tính đúng đắn và tính hiện đại của các sự kiệnđược lựa chọn
Điều kiện quan trọng để thực hiện nguyên tắc này là tính hệ thống của kiếnthức, thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng; dùng phương pháp khái quáthoá để diễn đạt kiến thức; tập trung vào kiến thức trọng tâm,
2.2.2 Đảm bảo tính logic
Tính logic được hiểu một cách đơn giản chính là hợp lí Hợp lí trong cả việcchọn nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng sử dụng HTBT (ở đây là những HShọc chương trình cơ bản) và hợp lí trong việc trình bày các kiến thức đó HTBTphải được trình bày tinh gọn, dễ hiểu, cấu trúc rõ ràng
2.2.3 Đảm bảo tính đầy đủ, đa dạng
- Thông qua HTBT, HS tái hiện hầu hết các kiến thức cần nhớ
Trang 39- Đầy đủ các dạng bài tập thường gặp.
2.2.4 Đảm bảo tính hệ thống của các dạng bài tập
Sắp xếp các dạng bài tập một cách có quy củ và có sự liên tục để người sửdụng thấy được chúng là những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau
2.2.5 Đảm bảo tính vừa sức
Tính vừa sức cần hiểu theo 2 khía cạnh :
(1) Vừa sức về độ khó: Bài tập cao hơn khả năng của HS một chút là rất tốt.Nếu dễ thì HS dễ ỷ lại, còn nếu khó quá thì HS lại bỏ giữa chừng GV cần chú ýđưa những bài tập có thể hệ thống và củng cố lý thuyết kèm theo phương hướnggiải quyết để HS không nản chí (hướng dẫn cách giải cho từng dạng bài tập, sau đócho bài tập tương tự có kèm theo đáp số)
(2) Vừa sức về số lượng: Nếu nhiều bài tập quá thì HS không giải hết, ngánngẩm, chán nản và gây ảnh hưởng đến các môn học khác Nếu ít quá thì không phủkín chương trình và không đủ để hỗ trợ HS tự học
2.2.6 Phù hợp với điều kiện thực tế
Chúng tôi đang đề cập đến điều kiện học tập của trường, địa phương cũngnhư điều kiện của bản thân mỗi HS sử dụng HTBT Đối với địa bàn TN thì điềukiện kinh tế còn khó khăn nên số lượng HS có máy vi tính và số lượng HS sử dụngmáy vi tính có nối mạng internet chưa nhiều Vì thế GV photo HTBT hỗ trợ tự học
và phát cho HS sử dụng là phù hợp nhất
2.2.7 Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học
Để HS tự học một cách thuận lợi, HS cần được hướng dẫn học tập cụ thể và
có thông tin phản hồi (đáp án các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập giúp HS tự kiểm trakết quả tự học) Vậy HTBT hỗ trợ tự học cần phải:
- Có phân dạng bài tập và hướng dẫn cách giải từng dạng
- Có bài giải mẫu
- Có các bài tập tương tự để HS tự giải
- Có đáp số cho bài tập tương tự
- Sắp xếp các bài tập từ dễ đến khó
- Có câu hỏi nhỏ (có thể là câu hỏi trắc nghiệm) kiểm tra kiến thức cơ bản
Trang 402.2.8 Đảm bảo tính mục tiêu, bám sát nội dung dạy học
Khi thiết kế các hoạt động học tập cho HS, GV cần cụ thể hoá bằng các bài tậphướng vào mục tiêu bài học Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải quyết đượccác bài tập đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra
2.2.9 Chú trọng kiến thức trọng tâm
HTBT cần xoáy vào kiến thức trọng tâm giúp cho mọi đối tượng HS (kể cảtrung bình và yếu) đều nắm được những kiến thức cơ bản cần nắm, kết quả học tâpđược nâng cao Kết quả học tâp được nâng cao chính là động lực thôi thúc các HSchưa chăm, chưa học tốt cố gắng hơn nữa để học tốt hơn
2.2.10 Gây hứng thú cho người học
- BTHH gắn liền với các kiến thức khoa học về hoá học hoặc các môn họckhác, gắn với thực tiễn sản xuất hoặc đời sống,…
- HTBT chứa đựng các bài tập có thể giải theo nhiều cách, trong đó cáchgiải ngắn gọn nhưng đòi hỏi HS phải thông minh hoặc có sự suy luận cần thiếtmới giải được
Ngoài 10 nguyên tắc trên ta còn cần phải chú ý các nguyên tắc sau:
- HTBT thiết kế giúp HS tiếp thu được kiến thức mới, mở rộng kiến thức đã