Phương pháp: Trực quan, diễn giảng

Một phần của tài liệu Giáo án trọn bộ Hóa 9 20152016 (Trang 37)

IV. Tiến trình bài giảng:

- Cho các hợp chất: CuO, KOH, HCl, NaCl. Hãy phân loại chúng?

- Nếu cuộc sống quanh ta không có kim loại sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào? Từ đó dẫn dắt vào chương II - kim loại.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Hoạt động 1: (8’)

- Hướng dẫn hs làm thí nghiệm:

Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm và 1 mẫu phấn.

- Hãy nêu hiện tượng, giải thích và kết luận?

- Các kim loại khác nhau có tính dẻo như thế nào?

Hoạt động 2: (10’)

- Lõi dây điện được làm bằng vật liệu gì?

- Trong thực tế dây dẫn điện được làm bằng kim loại nào?

- Các kim loại khác có dẫn điện không?

- Con người lợi dụng tính chất này để làm gì?

- Chú ý: Không nên sử dụng dây điện trần hoặc đã bị hư hỏng để tránh bị

- Làm thí nghiệm và nêu hiện tượng:

+ Dây nhôm bị dát mỏng, mẫu phấn vở vụn.

- Giải thích: Dây nhôm bị dát mỏng là do kim loại có tính dẻo, mẫu phấn bị vỡ vụn là do mẫu phấn không có tính dẻo. - KL: Kim loại có tính dẻo. - Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau

- Lõi dây điện được làm bằng kim loại.

- Dây dẫn thường làm bằng kim loại đồng, nhôm.

- Các kim loại khác có tính dẫn điện.

- Con người lợi dụng tính chất này để làm dây dẫn điện.

1/ Tính dẻo

Kim loại có tính dẻo

VD: Vàng là kim loại dẻo nhất. Có thể dát mỏng đến 0,001mm. Nhôm có thể dát mỏng đến 0,01mm. Nên dùng làm giấy gói bánh kẹo.

2/ Tính dẫn điện

- Kim loại có tính dẫn điện.

- Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Al, Fe…

điện giật.

Hoạt động 3: (10’)

- Vì sao khi chúng ta nấu nước chỉ đun lửa ở đáy ấm nhưng sờ tay vào nắp ấm thấy nóng?

- Hãy rút ra kết luận về tính chất kim loại?

Hoạt động 3: (3’)

- Tại sao các kim loại như vàng, bạc lại được dùng làm đồ trang sức?

- Do nhiệt từ đáy ấm truyền đến nắp ấm.

- KL: Kim loại có tính dẫn nhiệt.

- Vì các kim loại đó quý hiếm và có ánh kim đẹp

3/ Tính dẫn nhiệt

- Kim loại có tính dẫn nhiệt

- Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt

4/ Tính ánh kim

Mỗi kim loại có 1 vẻ sáng riêng (gọi là ánh kim) - Hãy nêu các nội dung chính của bài học?

- Gọi hs đọc: “Em có biết?” - Hãy làm bài tập 2, 3/48 sgk - BTVN: 5/48 sgk

- Xem trước bài: Tính chất hoá học của kim loại. - Mỗi nhóm mang theo 1 đinh sắt mới.

---

Ngày soạn: 03/11/11

Tiết 22– Bài 16:

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI

I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Biết được:

- Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.

2/ Kĩ năng:

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại. - Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng

của hỗn hợp hai kim loại.

II. Chuẩn bị:

- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút, máy chiếu.

- Hoá chất: Dung dịch: FeCl3, CuSO4, dây đồng, đinh sắt.

- Phiếu học tập

Một phần của tài liệu Giáo án trọn bộ Hóa 9 20152016 (Trang 37)