Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 129)

- FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực

4.2.4. Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật

kỹ thuật

Nhanh chóng tiếp thu vốn và kỹ thuật nước ngoài, việc xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại là hết sức cần thiết và cần được coi là một điều kiện tiên quyết. Việc quy hoạch các cụm, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất gần đường giao thông lớn, sân bay, đường sắt là một yếu tố hết sức quan trọng, song vấn đề không chỉ dừng lại ở cự ly gần mà còn đòi hỏi đường giao thông sắt,

bộ, hàng không đồng bộ, thông tin liên lạc thuận lợi, kịp thời. Trên thực tế, không một nhà đầu tư nước ngoài nào muốn gánh chịu những chi phí trực tiếp do kết cấu hạ tầng vật chất thấp kém gây ra, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, mà trực tiếp là mức lợi nhuận mà họ mong muốn đạt được.

Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào, mặc dù đã có một số yếu tố thuận lợi về kết cấu hạ tầng vậy chất kỹ thuật. Song hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật này chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, và gây trở ngại không nhỏ cho thu hút FDI. Muốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào trong khi nguồn ngân sách còn hạn hẹp, thì cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

- Phải có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, để tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào. Có chính sách huy động vốn và sử dụng hợp lý, tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi thành phần kinh tế nhằm dồn sức cho đầu tư phát triển, đặc biệt đưa nguồn vốn vào giải quyết những công trình trọng điểm.

- Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của nhà nước Lào, của các ngành trung ương, giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư vào các đề án hạ tầng vật chất, kỹ thuật. Xây dựng mới đi đôi với nâng cấp, cải tạo đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, thực hiện các dự án cấp thoát nước, xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư.

- Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, với quy mô thích hợp để tiếp nhận kỹ thuật cao và nguồn vốn từ nước ngoài. Trong tương lai kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội sẽ được phát triển theo các nhu cầu đòi hỏi của vùng trọng điểm, Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào sẽ được quan tâm đầu tư mạnh về mọi mặt.

- Với việc phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, một yếu tố quan trọng khác liên quan rất lớn đến các dự án đầu tư nước ngoài, làm tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư là: không ngừng phát triển, hoàn thiện các hoạt động dịch vụ

nội địa như ngân hàng, bảo hiểm, thông tin liên lạc, vui chơi giải trí, du lịch, y tế... Đặc biệt là cần tăng cường thông tin, giới thiệu về tiềm năng của địa phương bằng cách phổ biến tài liệu, mở rộng thêm kênh thông tin, thông qua hệ thống Internet, qua các đại sứ quán Lào ở các nước dưới những hình thức hợp đồng dịch vụ để phục vụ tốt cho công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong mấy chục năm qua chủ yếu là đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển. Một trong những nguyên nhân dẫn đến xu hướng đó là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển chưa đáp ứng được những điều kiện có thể áp dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ thế giới đang diễn ra rất mạnh mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.

Hiện nay khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thì kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại là điều kiện tiên quyết, vì kỹ thuật cao mới phát huy được một cơ sở hạ tầng thích hợp. Những loại kỹ thuật đang diễn ra ấy cũng đòi hỏi một kết cấu hạ tầng kinh tế tương đối hoàn chỉnh, hiện đại như: đường sắt, đường bộ, hàng không, bưu chính viễn thông đồng bộ thông tin liên lạc thuận lợi và kịp thời. Vì vậy, trong nền kinh tế thì khi các nguồn vốn đều vận động thông qua thị trường đó là sự biến động nhanh chóng của thị trường hàng hoá, tài chính kỹ thuật tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ, buộc các nhà đầu tư phải ứng phó kịp thời, điều đó đòi hỏi phải có một kết cấu cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại, không có nhà đầu tư nào gánh chịu những thiệt hại và chi phí trực tiếp do hạ tầng vật chất kém gây ra. Những khoản thuế mà họ nộp cho Nhà nước nhận đầu tư đã bao hàm cả những chi phí về hạ tầng vật chất kỹ thuật đó. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư ở các nơi có môi trường đầu tư thuận lợi, mà cơ sở hạ tầng cũng là một tiên đề quan trọng trong môi trường đầu tư nước ngoài.

Lào là một quốc gia nhỏ dân số ít, là một trong 40 quốc gia kém phát triển trên thế giới, điều kiện tự nhiên khó khăn và địa hình phức tạp, diện tích khoảng 75% là rừng núi, làm cho việc phát triển giao thông vận tải hạn chế còn nhiều vùng không có đường bộ. Hơn nữa, Lào lại không có đường sắt, đường biển, thông tin liên lạc không đồng bộ, trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật quá thấp nên các yếu tố này đã kìm hãm kinh tế phát triển, vì nó không thể tác động qua lại với nhau, coi

như là không khuyến khích được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, vậy đòi hỏi phải có một hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất đầy đủ, đồng bộ, đối với Lào đây là một vấn đề bức xúc cần giải quyết trước mắt và lâu dài, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đòi hỏi một khối lượng vốn khổng lồ, ngược lại việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (vốn viện trợ phát triển chính thức) rất ít, tác động tiêu cực đến lợi nhuận của vốn đầu tư không cao. Mặt khác, do tiềm lực tài chính của nhà nước Lào không thể dồn vào để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và toàn diện được. Do đó, phải có giải pháp đồng bộ, linh hoạt để khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, quản lý tốt việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng , tránh đầu tư dàn trải, thấp thoát, gây lãng phí.

Kinh nghiệm của một số nước như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... ngay từ rất sớm đã nhận ra rằng muốn các công ty nước ngoài tăng cường đầu tư thì phải làm cho các hoạt động kinh doanh của họ dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, nghĩa là phải tạo ra một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi cho đồng vốn hoạt động. Mặt khác, họ tập trung đầu tư cho lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng "cứng" như nâng cấp và xây dựng mới đường xá, sân bay, bến cảng, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc. Do vây, nghiên cứu sửa đổi các quy định, quy chế, hệ thống dịch vụ, thương mại có hiệu quả, gọi đó là hệ thống kết cấu hạ tầng "mềm". Trên thực tế cho thấy, chi phí cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng là hết sức tốn kém, vì nó đòi hỏi vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn đầu tư khó khăn và lâu dài mà hiệu quả lại không cao. Chính vì vậy, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước Lào cần phải có giải pháp đồng bộ các vấn đề như sau:

- Chính phủ Lào phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, nhất là cán bộ quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đây là vấn đề các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm.

- Tập trung hoàn chỉnh và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản, hiện đại và vững chắc. Xuất phát điểm của Lào rất thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn rất yếu kém, dẫn đến ít sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy, nhà nước Lào phải chủ động tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thời gian tới.

- Chính phủ Lào phải bảo đảm đưa ra một hành lang pháp lý, để cho các hoạt động tài chính dựa vào đó và để cho các tổ chức tài chính kiểm tra và giám sát các hoạt động này thuận lợi.

Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước Lào trong phát triển và điều chỉnh nền kinh tế là một tất yếu khách quan, chính phủ Lào phải vận hành hữu hiệu nền kinh tế đi đúng chiến lược phát triển theo kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân thu được hiệu quả một cách nhanh chóng khi bỏ đi một số vốn đầu tư trong lĩnh vực này, các nhà đầu tư tư nhân đã được sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính, chuyên môn và cả các thành phần kinh tế của Lào.

Muốn giải quyết được những vấn đề trên nhà nước Lào cần nâng cao vai trò của mình trong việc khôi phục và xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, vừa tạo môi trường khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư, vừa đầu tư trực tiếp, kết cấu hạ tầng hiện đại và thuận lợi không chỉ nâng cao chất lượng đời sống của người dân mà còn là một động lực hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước Lào nói chung và vào các tỉnh miền núi phía Bắc Lào nói riêng vào trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Kinh nghiệm phát triển của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với thu hút và sử dụng FDI nói riêng. Nguồn nhân lực có chất lượng chính là một yếu tố tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, là nhân tố để các dự án FDI phát huy hiệu quả. Trên thực tế hiện nay nguồn nhân lực của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kêu gọi, thu hút vốn FDI, các tỉnh miền núi phía Bắc Lào cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ quản lý; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có chất lượng cao. Theo hướng này, các cấp, các ngành có liên quan cần khẩn trương xây dựng, triển khai các đề án tổ chức đào tạo (bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại) cán bộ kinh doanh, quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Ngày nay với xu hướng sử dụng lao động giá rẻ, tay nghề phổ thông không còn phù

hợp với sự phát triển trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là với định hướng thu hút đầu tư của các tỉnh chuyển sang những lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi đội ngũ lao động chất lượng cao trên các lĩnh vực như điện tử, công nghệ thông tin, điện kỹ thuật, cơ điện tử…

- Đối với các cán bộ công chức liên quan đến lĩnh vực đầu tư phải thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ, phải có chính sách ưu đãi về lương, tuyển dụng, nhà ở để thu hút nhân lực chất lượng cao về làm việc tại địa bàn các tỉnh. Mặt khác, cần có chính sách nhà ở và đào tạo ngoại ngữ cho công nhân trong khu vực FDI để họ yên tâm, ổn định làm việc. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm đào tạo thành lập chi nhánh hoặc liên kết đào tạo của các tình miền núi phía Bắc Lào với mực đích tạo nguồn nhân lực cho các dự án nước ngoài, từng bước nâng cao chất lượng nhân lực.

- Nắm chắc tình hình phát triển và yêu cầu về nhân lực của nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để có chương trình, kế hoạch thích hợp. Từ đó, làm cơ sở hoạch định chiến lược sát với tình hình thực tiễn, đảm bảo nguồn nhân lực cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt kịp nhu cầu phát triển. Để thực hiện tốt giải pháp này, phải lấy cầu về kinh tế có vốn FDI làm tiêu chí trong đảm bảo nguồn nhân lực (số lượng, chất lượng và cơ cấu) đồng thời phải dựa trên tín hiệu của thị trường lao động và mức độ đáp ứng về nhân lực hiện tại hoạch định chính sách, tạo nguồn.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực bám sát yêu cầu của khu vực FDI. + Đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và bám sát thực tiễn, dự báo được nhu cầu lao động và các ngành nghề, lĩnh vực phát triển trong tương lai.

+ Phát triển hệ thống dạy nghề bền vững có tham gia tích cực, chủ động của doanh nghiệp có vốn FDI vào hoạt động dạy nghề ở các cấp độ khác nhau.

+ Các cơ sở đào tạo cần chú trọng chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn, trang bị cho người học các kỹ năng "mềm" cần thiết.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, rút kinh nghiệm trong đảm bảo nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế FDI.

+ Thanh tra, kiểm tra để phát hiện những gì làm được và chưa làm được trong quá trình đảm bảo nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế FDI.

+ Thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm của các cơ quan ban ngành khu vực FDI trong quá trình sử dụng lao động.

+ Thanh tra việc đảm bảo mức thu nhập, các dịch vụ bảo hiểm, điều kiện đảm bảo cho người lao động trong khu vực FDI.

- Rút kinh nghiệm và đề ra chương trình kế hoạch sát thực để đảm bảo tốt hơn nguồn nhân lực khu vực FDI.

+ Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ khu vực bên ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

+ Có cơ chế, chính sách tốt nhằm tạo điều kiện để thu hút các nhà quản lý giỏi, các nhà khoa học, lao động có kinh nghiệm, công nhân có tay nghề cao…. Đến sinh sống và làm việc trên địa bàn khu vực FDI. Đặc biệt là những ngành nghề, trình độ mà các trường trong địa bàn chưa đào tạo được.

+ Ban hành chế độ ưu đãi xứng đáng đối với các cán bộ giỏi, nhất là người có kinh nghiệp từ nơi khác đến, sinh viên các trường có uy tín trong nước và nước ngoài.

+ Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp và các khoản ưu đãi để thu hút nhân tài và lao động có kỹ thuật từ các vùng khác đến làm việc tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.

Do vậy, cần tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, phổ cập giáo dục trung học, đảm bảo lao động ít nhất phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Về đào tạo nghề, bên cạnh đầu tư và nâng cao chất lượng đào tạo của trường kỹ thuật, trường cao đẳng và trường đại học, các tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xã hội hoá trong đào tạo nghề, có cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề theo nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Việc đào tạo phải gắn với sử dụng lao động, trước hết phải căn cứ vào định

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 129)