Nước CHDCND Lào và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với nhau cả về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, hai Đảng có một điểm xuất phát, đó là Đảng Cộng sản Đông Dương. Vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là cần thiết và tất yếu nhằm mục đích vận dụng kinh nghiệm vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Lào để nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Những năm đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế, vào năm 1987 Việt Nam đã được ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và sau đó được điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Bộ luật này đã được đánh giá là thông thoáng và hấp dẫn so với một số nước trong khu vực và thế giới. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng nhanh đáng kể trong những năm qua. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có nhiều nguồn, trong đó chủ yếu là nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài đến năm 2006, tại Việt Nam trên cả nước đã có 8.266 dự án được cấp giấy phép (tính từ năm 1988 đến 2006), với tổng số vốn đăng ký là 78.248,2 triệu USD. Tổng số vốn thực hiện là 34.945,4 triệu USD. Trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài này tập trung vào 4 ngành như: công nghiệp chế biến 5338 dự án với số vốn là 8.077,0 triệu USD; khách sạn và ngân hàng 253 dự án với số vốn là 5.652,5 triệu USD; nông - lâm nghiệp 504 dự án với số vốn là 3.349,2 dự án.
Bảng 2.1: Đầu tư FDI tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013
Đơn vị: triệu USD
Tên quốc gia Số dự án Tổng số vốn Vốn đăng ký
Tổng số đầu tư nước ngoài 8.266 78.248,2 34.945,4
Bắc Triều Tiên 4 16,6 12,1
Trung Quốc 2.807 17.160,7 7.360,1
Nhật Bản 838 8.397,6 3.653,9
Hàn Quốc 1.438 9.251,9 3.852,2
Tính đến ngày 20/11/2013 năm nhà đầu tư vào Việt Nam lớn nhất là: Singapo 332 dự án với tổng số vốn đăng ký là 7.953,721 triệu USD, tỉnh Đài Loan (Trung Quốc) 1.235 dự án với số vốn đăng ký là 7.180,000 triệu USD, Hồng Kông (Trung Quốc) 320 dự án với số vốn đăng ký là 3.141,896 triệu USD, Nhật Bản 481 dự án với số vốn đăng ký là 5.350,947 triệu USD, Hàn Quốc 823 dự án với số vốn đăng ký là 4.712,225 triệu USD.
Thu hút FDI ở Việt Nam đã giải quyết một số nội dung sau: -Thứ nhất: Khắc phục thiếu hụt vốn ở Việt Nam
Theo ước tính của Tổng cục thống kê Việt Nam, bộ phận vốn đầu tư nước ngoài chiếm 31-33% tổng số vốn đầu tư của nền kinh tế, lại hoạt động với công nghệ tiên tiến ở một số ngành quan trọng như: khai thác dầu khí, chế tạo máy móc, thiết bị viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng... nên đã tác động rất lớn đến nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.
-Thứ hai: Tạo ra những sản phẩm, khu vực kinh tế và ngành kinh tế cá biệt kỹ thuật - công nghệ cao.
Việt Nam bước vào công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế từ điểm xuất phát thấp về mặt công nghệ, do đó chất lượng và số lượng sản phẩm thấp, không thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Sau cuộc đổi mới và thực hiện luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã tiếp nhận một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong một ngành kinh tế như: thông tin viễn thông, khai thác dầu khí, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm có chất lượng cao. Phần lớn thiết bị đưa vào Việt Nam tuỳ thuộc loại trung bình của thế giới, nhưng vẫn tiên tiến hơn những thiết bị hiện có của Việt Nam. Công nghệ chuyển giao trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông thuộc loại hiện đại nhất của thế giới. Đó là sự đóng góp quan trọng của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu cải thiện môi trường lao động và đời sống người dân.
-Thứ ba: Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động
Tính đến năm 2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm cho 900.000 người lao động các loại, đồng thời đã thu hút được một số cán bộ
đang công tác trong các doanh nghiệp này. Điều quan trọng nhất là việc hoạt động đầu tư nước ngoài đã góp phần cho việc đào tạo các nhà quản lý giỏi và đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, đủ năng lực tiếp cận với khoa học tiên tiến của thế giới. Đặc biệt là sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước phải vươn lên học tập kinh nghiệm quản lý, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
-Thứ tư: Tăng thêm nguồn thu từ xuất khẩu, ngoại tệ và ngân sách nhà nước
Trong 10 năm (2005-2013), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu 25.923 triệu USD thời kỳ 2005-2008 và 83.313 triệu USD thời kỳ 2009-2013. Tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội là: 7,4% năm 1996, 9,1% năm 2005, 10% năm 2006, 11,8% năm 2007, 12,7% năm 2008, 13,1% năm 2009, 13,9% năm 2010, 14,5% năm 2011, 14,8% năm 2012, 15,5% năm 2013. Nộp ngân sách nhà nước: 263 triệu USD năm 2004, 315 triệu USD năm 2005, 317 triệu USD năm 2006, 271 triệu USD năm 2007, 324 triệu USD năm 2008, 373 triệu USD năm 2009, 459 triệu USD năm 2010, 628 triệu USD năm 2011, 800 triệu USD năm 2012 và 1.290 triệu USD năm 2013.
Việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có nhiều thành công như đã nêu trên, nhưng cũng không tránh được một số hạn chế:
Thứ nhất, dòng vốn này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không cân đối theo vùng và ngành. Số vốn tập trung chủ yếu ở vùng tương đối giàu có và ngành công nghiệp, dịch vụ, làm cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng không đồng đều, sẽ ảnh hưởng đến di chuyển lao động từ nông thôn vào thành thị, từ vùng nghèo khó tới vùng giàu có hơn. Đây là vấn đề tác động làm tăng thêm khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
Thứ hai, một số công nghệ chuyển vào Việt Nam dưới hình thức đầu tư nước ngoài là công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hơn thế nữa chi phí chuyển giao và chi phí khác thường cao hơn so với chi phí thị trường.
Thứ ba, tuy số dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư nước ngoài thu hút được có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng lại không ổn định. Mặc dù năm 2005 đầu tư nước
ngoài đạt mức tăng trưởng cao, nhưng kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn thấp hơn mức đạt được của năm 1996.
Thứ tư, quy mô bình quân một dự án đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, nhưng quy mô thực của một dự án rất nhỏ. Trong các năm 2002 đến 2004 quy mô bình quân một dự án chỉ từ 2 tỷ đến 3 tỷ USD, đến năm 2005 mới đạt 4,6 tỷ USD.
Thứ năm, sức ép cạnh tranh quốc tế gia tăng cùng với tiến trình hội nhập trong điều kiện tiềm lực kinh tế của Việt Nam còn nhỏ và yếu, khả năng cạnh tranh còn thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng tăng trưởng kinh tế và hiệu quả đầu tư chưa cao... làm kém đi tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài với tư cách là một đối tác đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, những biến động khó lường trên thị trường thế giới, nhất là giá dầu, giá vàng và một số mặt hàng khác có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có hoạt động của đầu tư nước ngoài.