Tạo lập môi trường đầu tư nhằm thu hút FD

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 121)

- FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực

4.2.2. Tạo lập môi trường đầu tư nhằm thu hút FD

Môi trường đầu tư của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào bao gồm nhiều nội dung như: Việc ổn định chính trị - kinh tế vĩ mô, vấn đề hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng, chính sách kinh tế, khả năng luân chuyển vốn, môi trường văn hoá - xã hội và đời sống. Dựa vào các yếu tố đó của môi trường đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đưa ra quyết định đầu tư nếu thấy môi trường đầu tư thuận lợi và ngược lại. Các tỉnh miền núi phía Bắc cần có những biện pháp và chính sách mạnh để tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, cụ thể là:

- Về ổn định kinh tế - chính trị của các tỉnh

Giữ vững tính ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư FDI, là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới dòng chu chuyển vốn chung và dòng FDI nói riêng. Nếu không có sự ổn định chính trị - xã hội thì dù có tài nguyên phong phú và hệ thống pháp luật đẩy đủ, chính sách sách ưu đãi, các điều kiện thuận lợi khác cũng không thể tạo ra được sự chuyển dịch tích cực của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Sự ổn định các mục tiêu, chỉ tiêu và chính sách đúng đắn để thực hiện rõ ràng… Sự ổn định kinh tế vĩ mô, đó chính là các điều kiện cần thiết cho sự ổn định chính trị - xã hội.

Để giữ vững và tăng cường ổn định chính trị - xã hội cần phải tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả về kinh tế, xã hội, văn hoá, đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia. Yếu tố quyết định sự thành công, đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường vai trò của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu của các thế lực phản động, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sự ổn định kinh tế - xã hội có mối quan hệ nhân quả với sự ổn định và an toàn xã hội và là những yếu tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Một xã hội ổn định, mọi người sống và làm việc theo kỷ cương pháp luật là điều kiện tốt cần thiết đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với sự ổn định kinh tế - xã hội nhà nước Lào cần phải có môi trường pháp lý ổn định. Môi trường pháp lý là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của môi trường đầu tư. Một hệ thống pháp luật đẩy đủ, đồng bộ, vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố quyết định, tạo môi trường kinh doanh toàn diện, định hướng và hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Môi trường pháp luật cho đầu tư nước ngoài hoàn thiện, khi có hệ thống pháp luật đồng bộ để mọi người trong xã hội có ý thức và lối sống theo pháp luật không thể tách rời những quá trình diễn ra trong đời sống xã hội hiện thực, nhất là cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể sống và làm việc theo pháp luật của Chính phủ Lào mà không trái với các thông lệ quốc tế.

- Tiếp tục bổ sung, sửa đổi và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đánh giá, chỉ ra những hạn chế tồn tại trong quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

CHDCND Lào ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế. Luật xúc tiến đầu tư và Luật Doanh nghiệp thống nhất đã có hiệu lực. Đó là những căn cứ rất quan trọng để thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư. Vấn đề đặt ra là, trên cơ sở luật pháp chung của cả nước, các tỉnh miền núi phía Bắc Lào cần triển khai thế chế hoá, thực hiện theo thẩm quyền về khuyến khích đầu tư cho phù hợp với Luật xúc tiến đầu tư, không phân biệt đối xử, ổn định và minh bạch. Theo hướng này, trước mắt cần tập trung nghiên cứu và ban hành ngay một quyết định chung về các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cho phù hợp với pháp luật và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Lào. Chính sách khuyến khích đầu tư mới cần tập trung kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các tỉnh.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư, nghiên cứu xử lý vấn đề giá thuê đất và phương thức thanh toán tiền thuê đất, tiền đặt cọc các dự án đối với các dự án ngoài các khu công nghiệp. Một mặt, các tỉnh quy định giá thuê đất ở mức hợp lý để giảm chi phí đầu vào của các nhà đầu tư, mặt khác các nhà đầu tư cũng phải trả trước tiền thuê đất để các tỉnh lo đền bù

giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng đến chân bờ rào dự án, đồng thời, phải chấp nhận đóng một khoản tiền đặt cọc nhất định tuỳ theo quy mô các dự án. Nếu không triển khai đúng tiến độ cam kết thì các nhà đầu tư bị mất khoản tiền này. Đây là biện pháp hữu hiệu để tránh tình trạng đang xảy ra khá phổ biến là nhiều nhà đầu tư năng lực tài chính yếu nhưng chiếm đất dự án, chờ đợi chuyển lại cho đối tác khác, làm cho nhà nước Lào mất nhiều thời gian để thu hồi lại giấy phép đầu tư đã cấp.

- Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư

Đòi hỏi phải có sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước và đồng thời phải được triển khai đồng bộ các biện pháp xúc tiến với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành. Cần quan tâm tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ đang làm việc tại Trung tâm xúc tiến đầu tư ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào. Phải thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Các chương trình vận động xúc tiến đầu tư phải được thực hiện theo các ngành, các lĩnh vực, địa bàn với các dự án và các đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ cao. Về ngành, lĩnh vực, cần tập trung vận động đầu tư vào các dự án sản xuất mặt hàng xuất khẩu, áp dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử.

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế, thị trường của các nhà đầu tư, đặc điểm và xu thế vận động của FDI trong từng giai đoạn; cần chú ý nâng cao chất lượng thông tin và nhất là thông tin về luật pháp, chính sách, kinh nghiệm của nước ngoài cũng như các địa phương trong nước, thông tin tuyên truyền, quảng cáo về môi trường đầu tư. Bố trí đầu tư ngân sách thoả đáng phục vụ hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư và chú ý cho hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, các văn phòng đại diện của các tỉnh ở nước ngoài.

Thời gian qua, các tỉnh miền núi phía Bắc Lào cũng như nhiều địa phương khác chủ yếu vận động theo kiểu "bán cả mớ", chủ yếu đưa ra nhiều danh mục dự án để thu hút FDI mà không cần biết phía đối tác quan tâm đến lĩnh vực nào. Việc xây dựng danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài chưa tính đến nhu cầu và điều kiện cụ thể của các nhà đầu tư nước ngoài. Nội dung, hình thức tổ chức kêu gọi, thu hút

vốn đầu tư nước ngoài còn đơn giản, nặng về tuyên truyền luật pháp, chính sách mà chưa tập trung vào chương trình vận động, kêu gọi đối với từng đối tác, từng lĩnh vực hoặc dự án cụ thể, kinh phí phục vụ công tác xúc tiến đầu tư còn eo hẹp. Do vậy, các tỉnh cần nâng cao nghiệp vụ, tận dụng các nguồn lực bên ngoài để đa dạng hoá các hình thức đầu tư.

Để thực hiện có bài bản công tác xúc tiến đầu tư, trước hết phải tập trung xây dựng một chiến lược xúc tiến đầu tư cho giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Đây là công việc rất quan trọng, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc có tính đến cả việc mời cơ quan tư vấn có uy tín trong nước và quốc tế cùng tham gia xây dựng, nhằm tạo ra kim chỉ nam cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

Cơ sở để xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cần bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào đến 2020. Chiến lược cần dựa trên xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực; các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

Tiếp theo, việc xúc tiến đầu tư còn đòi hỏi phải xây dựng và thực thi kế hoạch hành động cụ thể, quy định rõ thời gian và các công việc cơ bản phải hoàn thành trong từng khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, cần nâng cao kỹ năng xúc tiến đầu tư, tập trung vào việc xây dựng và củng cố hình ảnh của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài, đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao nhận thức và đi đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động xây dựng nhận thức và hình ảnh là nền tảng của công tác xúc tiến đầu tư, khi các nhà đầu tư thiếu hiểu biết hoặc có cảm nhận tiêu cực về một địa phương thì mọi cố gắng, nỗ lực để xúc tiến đầu tư sẽ không có hiệu quả. Xây dựng và củng cố hình ảnh làm sao để nhà đầu tư luôn nghĩ rằng các tỉnh miền núi phía Bắc Lào là một địa điểm đầu tư hấp dẫn.

Hiện nay, miền Bắc Lào nói chung trong nhận thức của nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn là một vùng đất nghèo nàn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế - xã hội kém phát triển, thị trường tiêu thụ nhỏ bé, kết cấu hạ tầng yếu kém. Do vậy, cần tập trung vào những vấn đề để tác động trực tiếp, làm thay đổi nhận thức nêu trên của nhà đầu tư nước ngoài. Các thông tin phục vụ công tác tuyên truyền phải

đảm bảo chính xác, trung thực và nhất quán; trong đó cần làm nổi bật những lợi thế so sánh để mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư lẫn tỉnh nhận đầu tư. Chẳng hạn như du lịch, các tỉnh miền núi phía Bắc Lào rất có lợi thế như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và khu du lịch cách mạng, đặc biệt có di sản văn hoá thế giới là trung tâm thị xã Luông Pra Bang của tỉnh Luang pra bang được UNESCO công nhận ngày 02/02/1995 là thành phố cố đô ngàn năm lịch sử lâu đời, là di sản văn hoá thế giới.

Cần sử dụng tổng hợp nhiều công cụ để xây dựng, quảng bá hình ảnh Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào với các nhà đầu tư, gọi chung là công cụ quảng bá, tuyên truyền dưới các hình thức như: tờ gấp giới thiệu, Internet, truyền hình, phát thanh, viếng thăm các công ty, hội chợ, các bài đăng trên tạp chí, quảng cáo, triển lãm, trao đổi thư từ, hội thảo, tiếp thị qua điện thoại và các công cụ khác.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, cần hướng tới ưu tiên vào việc tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, triển lãm, hội chợ, giao dịch qua thư từ, điện thoại. Thông tin quảng bá giới thiệu cần chuyển hướng từ tổng quan sang chi tiết. Đặc biệt phải chọn lựa, viếng thăm các công ty để tiếp cận, theo đuổi đến cùng những nhà đầu tư nước ngoài cụ thể; hạn chế dần việc tiếp đón các nhà đầu tư vãng lai thường có năng lực kém. Sử dụng các nhà đầu tư lớn, đang làm ăn có uy tín ở Lào hoặc ở Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào để lôi kéo các nhà đầu tư khác, đây cũng là cách làm có hiệu quả. Mặt khác, những nhà lãnh đạo cao nhất của các tỉnh như: Bí thư - Tỉnh trưởng, trực tiếp tiếp kiến các nhà đầu tư cũng là cách xúc tiến đầu tư cần được chú trọng.

Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Trung tâm xúc tiến đầu tư với các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài. Hiện nay, với vai trò là cơ quan ngang sở trực thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh thì mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm xúc tiến đầu tư với các cơ quan, tổ chức trong nước không đáng lo ngại, tuy nhiên mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức nước ngoài còn yếu. Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào cần tập trung thiết lập quan hệ với các tổ chức xúc tiến, thương mại của các nước trong khu vực và thế giới. Đây là những tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, có khả năng cung cấp thông tin chính xác về các nhà đầu tư tiềm năng ở nước sở tại, là một kênh quảng cáo về các tỉnh miền núi phía Bắc

Lào, về môi trường và cơ hội đầu tư thuận lợi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

Để phát huy tác động tích cực và tăng cường khả năng thu hút FDI, việc phát triển kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại là hết sức cần thiết và cần được coi là một điều kiện tiên quyết. Việc quy hoạch các cụm, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất gần đường giao thông lớn, sân bay là một yếu tố hết sức quan trọng, song vấn đề không chỉ dừng lại mà đòi hỏi hệ thống đường bộ, đường sông, hàng không đồng bộ, thông tin liên lạc thuận lợi, kịp thời. Trên thực tế, không một nhà đầu tư nước ngoài nào muốn gánh chịu chi phí trực tiếp do kết cấu hạ tầng vật chất thấp kém gây ra, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, mà trực tiếp là mức lợi nhuận mà họ mong muốn đạt được.

Trong thời gian qua, Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào đã thực hiện nhất quán chủ trương chính sách kết cấu hạ tầng đi trước, làm đòn bẩy thu hút đầu tư trong và ngoài nước, bước đầu đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì chưa đạt được, cho nên cần phải tiếp tục đầu tư bằng nhiều nguồn vốn xã hội hoá khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, đồng thời chú trọng tạo lập môi trường kinh tế - xã hội. Mặc dù đã có nhiều thuận lợi về kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật. Song hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh và gây trở ngại không nhỏ cho thu hút FDI. Để hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các tỉnh trong khi nguồn ngân sách còn hạn hẹp cần thực hiện các giải pháp sau:

- Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào cần phải có chính sách huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn, đặc biệt là vốn FDI, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi thành phần kinh tế nhằm dồn sức cho đầu tư phát triển và ưu tiên nguồn vốn vào giải quyết những công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng.

- Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của nhà nước Lào, của các ngành Trung ương, giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)