Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 61)

Đến đầu thập niên 80, vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và các nguồn vay ưu đãi khác chiếm tỷ trọng lớn. Chẳng hạn, vào năm 1970, vốn vay ưu đãi chiếm 76% trong tổng vốn vay dài hạn từ nước ngoài. Ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á và Chính phủ Nhật là những nguồn cung cấp chính trong vốn vay ưu đãi này. Các nguồn vốn này chủ yếu dùng vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế.

Sau thập niên 80, vốn vay ưu đãi không thể cung ứng đủ nhu cầu vốn ngày càng cao trong nền kinh tế phát triển nhanh, Thái Lan phải chú trọng nhiều hơn đến vốn vay thương mại và đầu tư trực tiếp (FDI). Do đó vốn vay ưu đãi trong tổng vốn dài hạn nước ngoài giảm còn 24% vào năm 1986.

Do tích cực du nhập tư bản nước ngoài dưới nhiều hình thức, vào giữa thập niên 80, Thái Lan cũng bị đặt trong tình trạng khó khăn về vấn đề nợ nước ngoài, tuy không trầm trọng như các nước châu Mỹ La tinh và Hàn Quốc. Vào cuối năm 1985, tổng số dư nợ nước ngoài bằng 47% GDP của năm đó. Tỷ trọng của dịch vụ trả nợ (trong tổng xuất khẩu) tăng từ 14% vào 1980 lên 26% năm 1986. Tuy nhiên, từ nửa sau thập kỷ 80, Thái Lan đã khắc phục được tình trạng khó khăn nói trên. Tỷ trọng của dịch vụ trả nợ giảm xuống còn 16,9% vào năm 1990 và thấp hơn nữa trong những năm sau (11,7% vào năm 1995).

Thái Lan được xem là một trong những nước có chính sách thu hút FDI thông thoáng và bộ máy thực hiện tương đối có hiệu quả. Quá trình thu hút FDI tại Thái Lan có thể chia làm 5 thời kỳ:

lý liên quan đến FDI để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Thái Lan ban hành luật khuyến khích đầu tư công nghiệp (Promolion of industrial Act) vào tháng 10-1960 và được sửa đổi vào tháng 2-1962. Để thực hiện luật này, Chính phủ Thái Lan lập ra Hội đồng đầu tư (Board of Investment, BOI), bắt đầu hoạt động từ năm 1962.

+ Thời kỳ 1972-1977: Thời kỳ hạn chế FDI trong tình hình xã hội chính trị bất ổn. Đầu thập kỷ 1970, tinh thần dân tộc tại Thái Lan lên cao và phong trào phê phán tư bản nước ngoài, nhất là tư bản Nhật tăng mạnh. Chính phủ Thái Lan phải sửa đổi Luật đầu tư và hoạt động của tư bản nước ngoài. Năm 1972, luật về hoạt động xí nghiệp nước ngoài (Allens Business Law) và luật về nghề nghiệp của người nước ngoài (Alliens Occupation Law) được ban hành.

+ Thời kỳ 1977-1985: Thời kỳ tích cực kêu gọi FDI nhưng đầu tư nước ngoài tăng ít vì kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái do khủng hoảng năng lượng lần thứ hai (1979) và các yếu tố khác như lãi suất cao, nguy cơ về nợ luỹ tiến. Năm 1977, Thái Lan sửa đổi luật đầu tư, trong đó dành nhiều điều kiện ưu đãi cho những dự án xuất khẩu, những dự án đầu tư ở vùng xa thủ đô... Ngoài ra, bộ máy làm việc của BOI cũng được tăng cường, trong đó Chủ tịch của cơ quan này do Thủ tướng kiêm nhiệm để rút ngắn thời gian thẩm tra và quyết định các dự án, đồng thời thiết lập trung tâm dịch vụ đầu tư để giúp các nhà đầu tư chuẩn bị dự án.

+ Thời kỳ 1986-1990: Thời kỳ FDI tăng mạnh mẽ, đẩy mạnh xuất khẩu và làm kinh tế phát triển nhanh. Thoả ước Plaza của 5 nước tiên tiến vào cuối năm 1985 làm cho đồng yên của Nhật tăng giá một cách đột biến, và do đó đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của Nhật. Cũng từ giữa thập niên 1980, các NIEs châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông cũng tích cực đầu tư ra nước ngoài, vì sau một quá trình phát triển dài, tiền lương tăng nhanh làm những ngành có hàm lượng lao động cao mất sức cạnh tranh, và vì sự va chạm mậu dịch với Mỹ căng thẳng hơn, làm cho họ phải đầu tư sang nước thứ ba để xuất khẩu sang Mỹ. Trong bối cảnh đó, FDI của Nhật và NIEs tạo thành một dòng thác mới, mạnh mẽ, chảy sang các nước châu Á khác.

Trước tình hình đó, Chính phủ Thái Lan quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa để đón dòng thác mới của FDI, chẳng hạn, nhận biết được rằng Nhật là

nước đang có khả năng đầu tư lớn nhất. Thái Lan đã lập phòng Nhật Bản ngay trong BOI để chuyên lo việc thu hút FDI từ nước này. Một biện pháp khác chú ý là Thái Lan đẩy mạnh việc lập các khu công nghiệp (KCN) để khuyến khích đầu tư.

Do những nỗ lực này, trong các nước châu Á, Thái Lan là thị trường đầu tư được xem là hấp dẫn nhất. Theo đánh giá của các xí nghiệp Nhật thì ở Thái Lan có phí tổn lao động rẻ, tình hình xã hội chính trị ổn định và chính sách đầu tư thông thoáng, bộ máy thực hiện tốt. Vào cuối năm 1987, tổng số đầu tư nước ngoài tại Thái Lan (nghĩa là kể tất cả các dự án có từ gần 30 năm trước, trừ những dự án đã chấm dứt hoạt động hoặc đã chuyển toàn bộ sang tư bản bản xứ) là 11,5 tỷ USD trong khi chỉ trong 2 năm 1988 và 1989, FDI nước ngoài lên tới 7,9 tỷ USD (trong đó Nhật 56%).

+ Thập niên 1990: Tiếp tục chiếm ưu thế trong bối cảnh phân công mới của khu vực, nhưng gặp trở ngại về mặt cung cấp lao động lành nghề. Trong mấy năm đầu thập niên 1990, FDI tại Thái Lan có chiều hướng giảm, vì một số mặt hàng của những dự án lớn về hoá dầu, thép đã được triển khai từ giai đoạn trước, mặt khác các xí nghiệp đa quốc gia bắt đầu phân tán đầu tư sang các thị trường khác như Trung Quốc, Inđônêxia, Việt Nam, Philippines.

Các nước đầu tư lớn nhất vào Thái Lan là Nhật Bản, Đài Loan tương ứng đạt 7,02 tỷ USD và 2,29 tỷ USD. Theo UNCTAD, thu hút FDI của Thái Lan năm 2005 là 3,97 tỷ USD năm 2006 là 6,05 tỷ USD và đến năm 2007 là 8,4 tỷ USD cho thấy tốc độ thu hút vốn FDI vào Thái Lan là cao, năm 2008 Thái Lan đã thu hút FDI 7,3 tỷ USD cho thấy tốc độ thu hút FDI với 7,3 tỷ đồng. Thế nhưng, năm 2009 do tác động của khủng hoảng tiền tệ tín dụng thế giới, nước này chỉ thu hút gần 2 tỷ USD FDI. Năm 2010, Kinh tế Thái Lan khởi sắc với mức tăng trưởng GDP 5% nên FDI đổ vào tăng lên đáng kể đạt 9,1 tỷ USD và đến năm 2011 mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng Thái Lan vẫn thu hút được 11,6 tỷ USD.

Nhưng FDI có vai trò làm đầu tàu trong các ngành công nghiệp xuất khẩu trong mọi giai đoạn phát triển của Thái Lan. Chẳng hạn, FDI chiếm tới 64% kim ngạch xuất khẩu (1974) của ngành dệt vải tơ sợi là hàng công nghiệp xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan trong thập niên 70. Sang thập niên 80, vị trí của ngành có hàm lượng lao động cao như dệt vải, tơ sợi giảm đi, nhưng thay vào đó, các ngành điện,

điện tử giữ vai trò quan trọng (chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành này vào năm 1986).

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 61)