Xây dựng kết cấu hạ tầng cho thu hút đầu tư nước ngoài ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 93)

- FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực

3.2.2.1. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho thu hút đầu tư nước ngoài ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào

Kết cấu hạ tầng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư. Đây được xem là "môi trường đầu tư cứng" giữ vị trí hàng đầu cho việc thu hút đầu tư nước ngoài. Thông thường khi đầu tư vào một quốc gia khác, nhà đầu tư nước ngoài thường chú ý tới hiện trạng hạ tầng của nước tiếp nhận đầu tư. Nếu kết cấu hạ tầng tốt, đồng bộ, thuận tiện thì nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nước ngoài sẽ giảm được chi phí khi thực hiện dự án và ngược lại. Do đó, kết cấu hạ tầng là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện dự án một cách hiệu quả, vì vậy, nó là nhân tố quan trọng mà các nước tiếp nhận đầu tư cần phải quan tâm.

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc Lào, trong những năm vừa qua, bằng nhiều nguồn vốn huy động từ trong nước và vốn viện trợ, vốn nhân đạo y tế, vay nước ngoài, bằng những chính sách quan trọng Chính phủ đã đầu tư rất lớn để phát triển hạ tầng, cụ thể:

Một là, xây dựng hệ thống giao thông vận tải

Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào là các tỉnh có diện tích tự nhiên rộng, địa hình phức tạp, bị ngăn cách bởi núi non hiểm trở (ngăn cách với Việt Nam bởi dãy Trường Sơn), sông ngòi khúc khuỷu (ngăn cách với Thái Lan bởi sông Mekong). Đây là một trở ngại lớn trong việc phát triển hạ tầng giao thông xuyên của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào. Mặc dù có những khó khăn nhất định, song các cấp lãnh đạo của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào, được sự giúp đỡ của Nhà nước Lào và quốc tế, cùng với các nguồn vốn huy động từ trong nước đã đầu tư thích đáng cho việc phát triển hệ thống đường giao thông đường bộ, sân bay hàng không, cầu vượt sông. Điển hình có thể kể đến cầu vượt sông MeKong sang Thái Lan; các tuyến đường bộ từ Tỉnh Bo Keo-Luang Nặm Tha-Trung Quốc; tuyến đường từ Luang Pra

Bang - Viêng Chăn - Thakhek - Xavannakhet - Stungtreng (Cambodia); tuyến BoLi KhămXay - cửa khẩu Cầu Treo (Việt Nam); tuyến Xavannakhet- cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam)… Đó là những tuyến giao thông huyết mạch trong hệ thống giao thông được nối liền với đường bộ quốc tế, cảng biển ở Việt Nam và Thái Lan. Các tuyến giao thông huyết mạch, nhưng các tuyến giao thông khác liên kết các vùng kinh tế của Lào do thiếu vốn nên vẫn chưa được đầu tư phát triển, phần lớn thường là đương cấp phối nhỏ hẹp. Mặt khác, khí hậu khắc nghiệt ở Bắc Lào, nhiều tuyến đường nhanh chóng bị xuống cấp; nhất là vào mùa mưa, việc đi lại giữa các vùng hết sức khó khăn và các cơ quan chức năng chưa thực sự tích cực, kịp thời làm tròn trách nhiệm của mình khi có sự cố, thiên tai.

Hai là, xây dựng hệ thống cung cấp điện ổn định

Cung cấp điện là một vấn đề hết sức khó khăn đối với Các tỉnh miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào, bởi vì đây là lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài. Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn này, các cấp chính quyền ở Bắc Lào đã thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan để thực hiện xây dựng các nhà máy thuỷ điện đủ tầm cỡ nhỏ, vừa và lớn. Những dự án đó vừa khai thác lợi thế về thuỷ điện của Lào, đồng thời qua đó xây dựng được hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các tỉnh Bắc Lào nói chung.

Ba là, xây dựng hệ thống kho bãi ở miền Bắc Lào

Phần lớn kho bãi do các doanh nghiệp tự xây dựng để tập trung hàng hoá lớn; tuy nhiên việc quy hoạch hệ thống kho bãi còn manh mún nhiều, mang tính tự phát; chưa có các kho bãi đủ hiện đại, gắn liền với các cửa khẩu để tạo sự thuận tiện trong xuất nhập khẩu hàng hoá.

Bốn là, xây dựng hệ thống viễn thông ở miền Bắc Lào

Cùng với các ngành trên trong thực hiện chủ trương kêu gọi vốn đầu tư, mở cửa phát triển kinh tế những năm vừa qua của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào, đã có nhiều dự án đầu tư vào sửa chữa, nâng cấp, phát triển mới trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của mình. Các dự án đầu tư này, cùng với nguồn vốn đầu tư của Chính phủ đã góp phần vào việc phát triển hệ thống viễn thông của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào ngày càng tốt hơn. Đến nay, hệ thống mạng lưới điện thoại cố định phần

lớn đã về đến cấp huyện và các cụm bản dân cư (trừ một số vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn), mạng lưới điện thoại di động đã được phủ sóng toàn quốc; hệ thống internet tốc độ cao đã đầu tư xây dựng và đi vào khai thác sử dụng có hiệu quả cao.

Nhìn chung, hệ thống viễn thông của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào vẫn còn lạc hậu so với cả nước. Tỷ lệ điện thoại/người còn thấp, chỉ đạt khoảng 15-20 máy/100 dân; công nghệ viễn thông rất lạc hậu; hạ tầng viễn thông thấp kém và bị xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống đường truyền internet mới chỉ được thiết lập ở các trung tâm tỉnh, huyện và một số khu vực có sự thuận lợi về đường giao thông. Hệ thống liên lạc vệ tinh còn phải thuê của nước ngoài, việc tiếp cận sử dụng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Bắc Lào còn gặp nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, những năm gần đây đã có sự cố gắng rất nhiều và đạt được một số kết quả nhất định (xem phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)