- FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực
3.2.4. Tình hình xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Thủ tục cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào
Sau khi Đảng và Nhà nước Lào thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc Lào.
Bảng 3.9: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Lào được cấp giấy phép từ 2007-2012
Đơn vị tính: USD
Năm Số dự án Vốn đầu tư Tốc độ tăng vốn đầu tư
2007 54 54.025.712 --- 2008 70 492.037.093 810,7 2009 93 465.987.139 -5,3 2010 101 533.148.782 14,4 2011 118 1.245.307.116 133,6 2012 127 2.699.690.943 116,8 Nguồn: [72]
Qua số liệu thực tế cho thấy, số lượng các dự án của Lào đã tăng lên đáng kể, năm 2007 có 64 dự án, đến năn 2009 có 178 dự án, năm 2012 có 171 dự án, với tổng số vốn đầu tư trên 2,6 tỷ USD (Mỹ). Tuy nhiên, có thể nói đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào diễn biến tích cực theo xu hướng phục hồi và tăng dần qua từng năm, nhưng những năm gần đây có dấu hiệu giảm sút về lượng vốn đầu tư còn số dự án thì tăng lên rất nhiều (đây là thời điểm Lào tiếp nhận một số lượng dự án lớn nhưng có quy mô nhỏ của các nhà đầu tư nhỏ ở các nước láng giềng trong lĩnh vực khai khoáng, lâm nghiệp, chế biến và tài xuất nhựa gia dụng…). Riêng năm 2012, số vốn đầu tư tăng lên đột biến đạt mức 2,6 tỷ USD.
Nguyên nhân chính là do số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tỉnh miền núi phía bắc nước CHDCND Lào tăng lên, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Thái Lan và Trung Quốc. Đây có thể được coi là những chuyển biến tích cực sau hai năm đổi mới của Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài ở Lào và nỗ lực của Chính phủ Lào trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập sâu rộng vào thế giới.
đạt mức khoảng 4,6 triệu USD. Riêng năm 2012, quy mô của một dự án đầu tư FDI đạt mức xấp xỉ 15,8 triệu USD.
- Về các đối tác được cấp giấy phép đầu tư tại Lào
Cho đến nay, trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía bắc nước CHDCND Lào Lào thì sự có mặt của các nhà đầu tư thuộc các tập đoàn lớn chưa nhiều. Còn trong số các nhà đầu tư Châu Á nếu không kể các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc thì các nhà đầu tư còn lại phần lớn thuộc người Hoa. Đây là đặc điểm rất cần được sự chú ý trong việc lựa chọn các đối tác đầu tư sắp tới nhằm làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong yêu cầu phát triển đất nước của Lào nói chung và của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào nói riêng đạt hiệu quả cao hơn.
Trong giai đoạn 2007-2012, Thái Lan và Việt Nam là những nước có vốn đầu tư FDI lớn nhất vào các tỉnh phía Bắc Lào, những dự án này hoạt động trong các lĩnh vực then chốt như: công nghiệp, khai thác mỏ và dịch vụ. Nguyên nhân chính có lẽ là do có sự tương đồng về văn hoá và môi trường đầu tư cũng như sự thuận lợi về khoảng cách địa lý.
Bảng 3.10: Các quốc gia đầu tư vốn FDI vào Lào giai đoạn 2007 - 2012
Đơn vị tính: đô la Mỹ
STT Tên các nước Giai đoạn 2007 - 2012
Số dự án Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư Tỷ lệ (%) 1 Trung Quốc 135 24,0 282.162.809 11,5 2 Việt Nam 108 19,2 614.027.244 25,0 3 Thái Lan 62 11,0 484.489.613 19,7 4 Pháp 37 6,5 416.354.500 17,0 5 Úc 17 3,0 316.377.528 13,0 6 Các nước khác 204 36,2 336.467.010 13,7 Tổng số 563 100 2.449.878.704 100 Nguồn: [72]
Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2007-2012 Trung Quốc có 135 dự án (chiếm 24% tổng số dự án), nhưng tổng vốn đầu tư là 282.162.809 USD (chiếm 11,5% tổng số vốn); Việt Nam có 108 dự án (chiếm 19,2% tổng số dự án), với tổng vốn đầu tư là 614.027.244 USD (chiếm 25% tổng số vốn); tiếp đến là Thái
Lan có 62 dự án (chiếm 11% tổng số dự án), với tổng vốn đầu tư là 484.489.613 USD (chiếm 19,7% tổng số vốn).
Nhìn chung, vốn đầu tư FDI vào Lào chủ yếu đến từ các nước trong khu vực Châu Á, do có vị trí địa lý và nhiều nét văn hoá tương đồng với Lào.
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG