Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 95)

- FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực

3.2.2.2.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực giữ một vị trí quan trọng, là yếu tố cân nhắc của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dự án. Theo quy định của điều 12, khoản 5, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được "sử dụng lao động nước ngoài, nếu cần thiết, nhưng không quá 10% số lao động của doanh nghiệp" [tr.10].

Trong những năm vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc Lào đã mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới hàng chục trường đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động với những chuyên môn, ngành nghề đa dạng. Chính phủ đã hỗ trợ về mặt tài chính cho những người đi học nghề. Bên cạnh đó, còn gửi ra nước ngoài mỗi năm hàng chục người đi học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước, quản lý kinh tế tại các nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Hà Lan… nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chất lượng ngày càng cao.

Là các tỉnh miền núi nên dân số không đông, có đến hơn 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đây là một khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực của Các tỉnh miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào. Phần lớn lực lượng lao động chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề kém, ý thức tổ chức kỷ luật lao động thấp. Việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa thực sự hợp lý, nhiều nơi còn thiếu tính minh bạch trong sử dụng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc dùng người

không đúng mục đích, xảy ra tình trạng người có học thì không có việc làm, còn người làm việc thì không thạo công việc.

Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của các tỉnh, thành phố nói riêng, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Chất lượng của lực lượng lao động được đánh giá thông qua nhiều tiêu chí, trong đó hai tiêu chí thường dùng để đánh giá là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Hai tiêu chí này được hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

* Về trình độ học vấn của lực lượng lao động

Số liệu thống kê qua các năm cho thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động ở nông thôn có xu hướng được nâng cao, tỷ lệ người không biết chữ không ngừng giảm xuống, từ 2,31 năm 2007 đến 2012 con số này chỉ còn 1,01%; số chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 9,75% năm 2007 xuống còn 6,51% năm 2012; số đã tốt nghiệp THCS và THPT tăng từ 58,88% năm 2007 lên 64,09% năm 2012. Tuy nhiên, so với khu vực thành thị trong tỉnh thì trình độ học vấn của lao động nông thôn thấp hơn hẳn; Năm 2012 số lao động ở khu vực thành thị tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông là 81,51% trong đó tốt nghiệp trung học phổ thông và 44,44% gấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn.

Bảng 3.6: Trình độ học vấn của người lao động các tỉnh miền núi phía Bắc Lào

Đơn vị tính: % Năn Tổng số Mù chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp trung học cơ sở Đã tốt nghiệp trung học phổ thông 2007 100 2,31 9,75 29,06 44,47 14,41 2008 100 1,28 7,66 29,36 45,52 16,18 2009 100 1,22 7,61 30,79 44,15 16,23 2010 100 1,19 7,43 30,71 42,75 17,92 2011 100 1,18 6,92 30,70 45,70 15,60 2012 100 1,01 6,51 28,39 46,73 17,36 Nguồn: [46]

* Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động

Bảng 3.7: Cơ cấu lao động các tỉnh miền núi phía Bắc Lào phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị tính: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số 100 100 100 100 100 100

- Chưa qua đào tạo 90,40 88,23 84,01 75,50 70,80 72,2 - Đã qua đào tạo nghề và tương đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,05 - Tr.đó: CNKT có bằng 1,78 2,40 2,31 2,10 3,20 4,02 - Tốt nghiệp TCCN 2,50 2,71 2,24 3,70 4,30 4,79 - Tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên 2,05 2,61 2,20 2,00 2,00 2,64

Nguồn: [46]

Thực tế, tính đến năm 2012 có 72% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, 20 người đã được đào tạo nghề, 5 người có trình độ trung cấp, 3 người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. So với năm 2007 thì số lực lượng lao động đã qua đào tạo tăng lên đáng kể, nhưng vẫn rất là khiêm tốn so với số lao động chưa qua đào tạo (20,05/72,52); Ví dụ như: Nhà máy kính nổi Việt - Nhật thuộc khu công nghiệp Phong sa ly xây dựng trên đất của tỉnh đã cam kết nhận 1/3 số lao động của nhà máy là người của tỉnh Phong sa ly vào làm việc (khoảng 100 người) qua kiểm tra xét tuyển chỉ đáp ứng được hơn 10% (12 người).

Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã hạn chế khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu và phân công lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học và công nghệ để có thể thúc đẩy sự phát triển trong kinh tế nông thôn.

Trong khi chất lượng của nguồn nhân lực còn rất thấp, thì lao động đã được đào tạo cũng chưa được sử dụng có hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo vẫn ở mức cao trên 18,5%. Trong khi khu vực nông thôn đang thiếu nhiều những cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, thì ở thành thị số lao động thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học tăng bình quân 13,6%/năm trong giai đoạn 2007 - 2012. Sự mất cân đối giữa cung - cầu trên thị trường lao động đòi hỏi tỉnh phải có những chính sách hữu hiệu để cải thiện tình hình này.

Chất lượng nguồn lao động ở nông thôn không chỉ được thể hiện ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật mà còn được đo bằng các chỉ số về sức khoẻ và mức sống của người lao động. Trong những năm gần đây, tình trạng sức khoẻ của lao động nông thôn vùng núi phía Bắc Lào đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tầm vóc, thể lực của người Lào nói chung đã được nâng lên, nhưng vẫn thua kém nhiều nước trong khu vực. Một so sánh cho thấy: chiều cao và cân nặng của trẻ em 15 tuổi - tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi lao động của Lào là 147 cm - 34,3 kg trong khi đó ở Thái Lan là 149 cm 40,5 kg; Ấn Độ là 155 cm - 49 kg; Nhật Bản là 164 cm - 53 kg... Ngoài ra tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, việc sử dụng các loại hoá chất bừa bãi, không đúng quy định đang hàng ngày ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân nói chung và lực lượng lao động trong tỉnh, nhất là lực lượng lao động nông thôn nói riêng, tỷ lệ ốm đau của nông dân cũng cao (khoảng 68% dân cư bị ốm đau trong năm), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tương đối (khoảng 18% và tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 2,5 kg còn mức 2,3%. Những chỉ số trên cho thấy tuy đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do vậy đã làm hạn chế đáng kể chất lượng nguồn lao động.

Để đáp ứng nhu cầu lao động, các cấp lãnh đạo của vác tỉnh miền núi phía Bắc Lào đã có những chính sách quan trọng hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề. Tuy nhiên, nguồn cung lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động, nhất là ở các doanh nghiệp nước ngoài. Tiêu biểu như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, cho nên họ phải đưa đội ngũ quản lý từ nước mình sang, thậm chí có nước còn đưa sang cả lao động phổ thông để đáp ứng nhu cầu về lao động thi công dự án đầu tư, nhất là trong các dự án công nghệ cao. Đó là điều đáng lo ngại, không giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, ảnh hưởng đến sự mất ổn định chính trị, xã hội.

Trình độ lực lượng lao động còn thấp, thu nhập của người lao động chưa cao, phân bố không đồng đều, phân công lao động xã hội chưa rõ ràng nhất quán, đó là những khó khăn đang gây ra những trở ngại đối với quá trình hoạch định chính sách nguồn nhân lực của Lào. Chính phủ Lào xác định cần phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, xem đây là một trong những ưu tiên, là chiến lược con người hàng đầu để phát triển đất nước.

Bảng 3.8: Tiền lương trung bình của người lao động phân theo ngành nghề

Đơn vị tính: Kíp

STT Các đối tượng lao động Số người Giá lao động trung bình Giá lao động mức khởi điểm 1 Các nhà quản lý, điều hành 215 2,041,146 1,200,000 2 Chuyên viên kỹ thuật 246 1,120,074 800,000

3 Thư ký 204 686,490 600,000

4 Cán bộ bán hàng, phục vụ 202 609,901 500,000 5 Thợ điều khiển máy móc 197 641,178 600,000 6 Người không có tay nghề 149 405,575 400,000 7 Người mới học làm việc 135 509,920 450,000 8 Người có tay nghề tốt 192 679,489 600,000

Nguồn: [68] * Số giờ làm việc và ngày nghỉ sử dụng lao động của các doanh nghiệp khu vực miền núi phía Bắc Lào năm 2012

- Có 332 doanh nghiệp làm việc trung bình 1 ngày là 7,9 giờ. - Có 327 doanh nghiệp làm việc trung bình 1 tuần là 46,5 giờ. - Có 229 doanh nghiệp làm việc quá giờ chính 1 tuần 6,5 giờ. - Có 323 doanh nghiệp có ngày nghỉ bình quân 1 tuần là 1,1 ngày.

- Có 288 doanh nghiệp có các ngày nghỉ lễ theo quy định vẫn được hưởng lương trong 1 năm là 8 ngày.

* Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong các doanh nghiệp khu vực miền núi phía Bắc Lào năm 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Không có trình độ chuyên môn 805 người + Trình độ sơ cấp 5.081 người + Trình độ trung cấp nghề 8.588 người + Trình độ cao đẳng 7.380 người + Trình độ đại học 3.082 người + Trình độ trên đại học 527 người

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 95)