Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 113)

- FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực

3.4.2.2.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, hệ thống pháp luật, chính sách chưa đồng bộ. Vì trong quá trình đổi mới nên chính sách của Lào nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng cũng như các chính sách, chế độ có liên quan đến đầu tư không ổn định, chồng chéo và luôn thay đổi vì vậy đã gây khó khăn cho hoạt động thu hút FDI.

Thứ hai, công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch chưa hiệu quả. Việc quy hoạch và xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp và quy hoạch vùng nguyên liệu thực hiện còn chậm. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng một số nơi gặp rất nhiều khó khăn; giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất còn lúng túng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và các dịch vụ như: ngân hàng, bưu chính viễn thông, vui chơi giải trí chưa đáp ứng được yêu cầu các nhà đầu tư. Chất lượng quy hoạch còn thấp, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chưa kịp thời, tính khả thi chưa cao. Cơ sở hạ tầng, mặt bằng phục vụ đầu tư còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển, ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, quảng bá về chủ trương, các chính sách ưu đãi hoạt động và thu hút FDI của các tỉnh còn hạn chế, chưa huy động được cả hệ thống chính trị, nhất là cấp cơ sở tham gia thực hiện; một số địa phương coi hoạt động xúc tiến đầu tư là của các cơ quan cấp các tỉnh. Trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế nên chưa thấy được nhu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vì vậy chưa có sự ủng hộ cao đối với các dự án. Công tác vận động xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp, các hoạt động còn thiếu tính chủ động và linh hoạt, còn nặng về tuyên truyền và quảng bá, chưa tiếp cận với các đối tác đầu tư cụ thể theo từng dự án cụ thể, việc tiếp xúc trao đổi với các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn ít. Công tác chuẩn bị xúc tiến đầu tư chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Hoạt động xúc tiến thu hút nguồn vốn FDI vào các tỉnh còn hạn chế, so với tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, kết quả thu hút FDI còn thấp cả về số lượng dự án và cả chất lượng dự án.

Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư còn chậm; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc giải quyết những công việc liên quan đến dự án đầu tư chưa tốt. Trình độ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, lề lối, tác phong làm việc chưa đáp ứng yêu cầu.

Thứ năm, trình độ năng lực của nguồn nhân lực của các tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Số người lao động có tay nghề kỹ thuật cao, có trình độ ngoại ngữ tiếp cận được với công nghệ tiên tiến còn ít, nhất là tiếng anh.

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 113)