Thực trạng xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 89)

- FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực

3.3.1. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội, việc xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua chính sách, pháp luật thuận lợi, chính xác hiệu lực cao cũng được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ CHDCND Lào để thu hút đầu tư nước ngoài. Một hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, vận hành có hiệu lực, hiệu quả là nhân tố quan trọng tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời để thu hút đầu tư nước ngoài, việc xây dựng một hệ

thống chính sách, pháp luật về thuế, đầu tư, đất đai, lao động và hệ thống cơ quan tài phán (toà án, trọng tài kinh tế, luật sư…) phù hợp với điều kiện nước nhận đầu tư và thông lệ quốc tế cũng là hết sức cần thiết.

Nhận thức được vấn đề này, trong những năm vừa qua, để thu hút đầu tư nước ngoài vào CHDCND Lào đã không ngừng xây dựng hoàn thiện và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối, trong đó phải kể đến các chính sách ưu đãi sau:

- Những ưu đãi về thuế

Chính phủ Lào đã thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, bao gồm chính sách miễn thuế, chính sách giảm thuế. Cũng như hầu hết các quốc gia trong khu vực, Lào cũng áp dụng chính sách miễn thuế đối với các dự án đầu tư nước ngoài và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian đầu khi thực hiện đầu tư.

Điều 18, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào quy định: Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào vùng 1 (Vùng núi và đồng bằng không có cơ sở hạ tầng kinh tế thuận lợi cho việc đầu tư) thì sẽ được miễn thuế trong vòng 7 năm và chỉ phải đóng 10% thuế thu nhập trong những năm tiếp theo.

Đầu tư vào vùng 2 (Vùng núi và đồng bằng có cơ sở hạ tầng kinh tế phù hợp cho việc đầu tư trong chừng mực nhất định) sẽ được miễn thuế trong 5 năm và trong 3 năm kế tiếp sẽ được giảm một nửa của 15% và đóng 15% trong những năm tiếp theo.

Đầu tư vào vùng 3 (Vùng núi và đồng bằng với cơ sở hạ tầng đầy đủ để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư) sẽ được miễn thuế trong 2 năm và trong 2 năm kế tiếp sẽ được giảm một nửa của 20% và đóng 20% trong những năm tiếp theo.

Việc miễn thuế thu nhập áp dụng kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực trồng rừng, việc miễn thuế thu nhập được áp dụng kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh có lãi.

Khi giai đoạn miễn thuế thu nhập kết thúc, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ trả thuế thu nhập theo luật và các quy định của Nhà nước.

Bên cạnh các ưu đãi đã được nêu trên đây, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng các ưu đãi sau:

+ Trong suốt thời hạn miễn và giảm thuế thu nhập, doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất thấp nhất;

+ Lợi nhuận dùng cho việc mở rộng các hoạt động kinh doanh được cấp phép sẽ được miễn thuế thu nhập trong suốt năm do việc mở rộng hoạt động kinh doanh mà có;

+ Miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, linh kiện thay thế, máy móc sử dụng trực tiếp để sản xuất, nguyên liệu thô trong nước không có hoặc không đủ đáp ứng, bán thành phẩm dùng trong sản xuất hoặc chế biến phục vụ xuất khẩu;

+ Miễn thuế xuất khẩu cho các sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu thô và các bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất hoặc lắp ráp nhằm thay thế hàng nhập khẩu sẽ được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu. Các khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp, khu thương mại cửa khẩu và các khu kinh tế đặc biệt khác sẽ tuân thủ theo các luật và các quy định của các khu vực đặc biệt đó.

Ngoài ra, Chính phủ Lào còn thực hiện chính sách giảm thuế lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào một số ngành sản xuất, một số khu vực mà nhà nước Lào khuyến khích đầu tư. Cũng như Việt Nam, Lào còn áp dụng chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận khách quan, chính sách ưu đãi về thuế của Lào đối với nhà đầu tư nước ngoài đã có những tiến bộ nhất định, nhưng vẫn đang còn tồn tại không ít hạn chế như. Hệ thống quản lý chế độ hoá đơn, kế toán chưa được tốt, hệ thống thuế còn nhiều thuế suất ở mức cao, chế độ công tác thanh tra-kiểm tra giám sát thu thuế, quản lý tiền mặt qua thanh toán tại ngân hàng, hệ thống quản lý xuất nhập khẩu, phối hợp cưỡng chế về thuế chưa được cải cách đồng bộ. Mỗi sắc thuế còn phải gánh nhiều mục tiêu, nên nội dung còn phức tạp, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thu thuế chưa phổ biến, làm cho chính sách thuế chưa thực sự hấp dẫn nếu như so sánh với các nước láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và các nước ASEAN. Một số chính sách thuế còn quá chặt chẽ, cứng nhắc, đòi hỏi cần phải tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế.

- Chính sách ưu đãi chuyển lợi nhuận về nước

Một trong mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề chuyển lợi nhuận về nước, nếu nước tiếp nhận đầu tư có chính sách ưu đãi đối với

nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển lợi nhuận về nước một cách thuận lợi, dễ dàng thì sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài.

Đối với vấn đề này, trong quá trình hoạch định chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhà nước Lào cũng luôn chú ý tới vấn đề chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều 12, khoản 8, Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài của Lào quy định, nhà đầu tư nước ngoài được "chuyển về nước hoặc chuyển sang một nước thứ ba lợi nhuận vốn và các thu nhập khác sau khi trả đầy đủ các khoản thuế phí và lệ phí theo quy định của pháp luật thông qua Ngân hàng Thương mại có trụ sở tại CHDCND Lào "Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dự án tại CHDCND Lào được tạo điều kiện thuận lợi để chuyển lợi nhuận về nước. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận để đầu tư trở lại doanh nghiệp đó hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác mà không chuyển lợi nhuận về nước thì sẽ được xem xét miễn giảm phần thuế thu nhập đã đóng đối với phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư. Trong một số trường hợp nhà đầu tư còn giành được sự ưu đãi đặc biệt, nếu như các nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đầu tư vào các vùng đang gặp khó khăn, kém phát triển.

- Ưu đãi thuê đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất hết sức quan trọng. Trong quá trình xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư, đất đai luôn được đưa ra xem xét một cách kỹ lưỡng, đây là nhân tố hết sức nhạy cảm, nó sẽ tạo động lực thúc đẩy hoặc cản trở các nhà đầu tư khi thực hiện dự án tạo CHDCND Lào.

Một nước có diện tích bình quân tính theo tỷ lệ dân số tương đối lớn (mật độ dân số bình quân là 25 người/ km2, đứng thứ 177 của thế giới), song phần lớn đất đai của Lào là đất rừng, đất cao nguyên, các vùng đất bằng phẳng hết sức ít ỏi. Chính vì vậy, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả quỹ đất đối với Lào hết sức quan trọng. Với mục tiêu sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Luật đất đai, luật đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào đã có nhiều quy định thuận lợi đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhận được sự hỗ trợ về miễn tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất nếu như họ thực hiện các dự án gắn liền với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa,

hay các lĩnh vực đầu tư sử dụng nhiều lao động. Mặt khác, hiện nay Chính phủ Lào đang thực hiện nhiều ưu đãi đối với nhà đầu tư trong việc sử dụng đất, nếu như so với các quốc gia xung quanh, hiện nay giá thuê đất, thuê văn phòng để thực hiện dự án đầu tư tại Lào thuộc vào dạng thấp nhất của khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)