Khuyến khích thu hút các dự án FDI có quy mô lớn

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 116)

- FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực

4.1.2. Khuyến khích thu hút các dự án FDI có quy mô lớn

Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút các dự án có quy mô lớn và quy mô trung bình, thu hút FDI từ tất cả các nước và các vùng lãnh thổ đầu tư vào các tỉnh miền núi phía Bắc Lào, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước phát triển, tiếp tục thu hút đầu tư FDI từ các nước trong khu vực, có kế hoạch vận động các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia, đồng thời chú ý đến các công ty vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại, khuyến khích người lao động ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào định cư ở nước ngoài đưa vốn và trí tuệ tham gia đầu tư trên địa bàn.

*Đối với các ngành kinh tế

Mục tiêu về cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2015 được xác định tại Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ VI nêu: Thúc đẩy chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, tiến tới sau năm 2015 chuyển sang cơ cấu

"dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp". Để góp phần thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên, định hướng thu hút vốn FDI thời gian tới vào các ngành là:

- Đối với ngành công nghiệp

Định hướng chung trong hoạt động thu hút FDI vào ngành công nghiệp của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào là phải có tính chọn lọc thật kỹ, theo đó cần tập trung vào các dự án có ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; coi trọng thu hút các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Các dự án đặc biệt ưu tiên kêu gọi FDI vào lĩnh vực công nghiệp là công nghệ thông tin, điện tử, hoá dược.

- Đối với ngành nông - lâm nghiệp

Chú trọng thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc Lào đầu tư trồng rừng nguyên liệu; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm chất lượng cao, an toàn cho người, vật nuôi và bảo đảm vệ sinh môi trường; xây dựng mới các cơ sở sản xuất, thu hút nhiều lao động tại địa phương.

- Đối với ngành dịch vụ

Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào tập trung kêu gọi, đặc biệt là thu hút các dự án FDI về dịch vụ du lịch. Đầu tư phát triển du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào, tạo nền tảng để phát triển mạnh các ngành dịch vụ sau năm 2015. Nghiên cứu từng bước xây dựng thành khu đô thị du lịch văn hoá, du lịch sinh thái chất lượng cao.

Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn các tỉnh như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử, xây dựng các trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế. Trong đó, đặc biệt khuyến khích đầu tư xây dựng các khu du lịch liên hoàn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các khu du lịch, xây dựng các cụm khách sạn, dịch vụ cao cấp ở khu vực trung tâm thành phố; phát triển du lịch trong thế liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung - Nam và cả nước. Đặc biệt là 5 trọng điểm du lịch của tỉnh gồm: Tỉnh Xieng khoang, Phong sa ly, Pạc U, Phu Khun và Luang pha bang.

hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, chuyển giao công nghệ, xây dựng các trường liên kết quốc tế, bệnh viện quốc tế, khu nghỉ mát cao cấp, vận tải hành khách công cộng.

Để thực hiện được định hướng nêu trên nhằm phát huy vai trò của FDI mang lại lợi ích cho quốc gia và các nhà đầu tư. Từ thực tế phát triển của tỉnh trong nhiều năm qua cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp ở tầm vĩ mô, đòi hỏi phải có sự định hướng và quyết định của các cơ quan Trung ương và các giải pháp cụ thể đối với các tỉnh miền núi phía Bắc Lào.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)