Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 29)

Ngoài việc sử dụng những công cụ quản lý vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, quy hoạch, bảo hiểm sản xuất và nhiều chính sách ưu đãi khác, Chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư rất chú ý đến nguyện vọng của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn hình thức đầu tư. Việc nghiên cứu các hình thức của FDI sẽ giải thích rõ hơn khái niệm về FDI. Mặc dù mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư là nhằm thu lợi nhuận cao khi đầu tư ra nước ngoài, nhưng mỗi quốc gia và mỗi nhà đầu tư thực hiện các hình thức đầu tư khác nhau, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của mình.

Hiện nay, FDI được thực hiện theo hai kênh cơ bản là đầu tư mới (Greenfild Investment - GI) và mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquysions - M&A):

- Đầu tư mới:

Là hình thức các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới. Ngoài ra, hình thức đầu tư chủ yếu như doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, còn có những hình thức khác như công ty cổ phần, công ty mẹ - con, chi nhánh công ty nước ngoài. Đây là các kênh chủ yếu mà các nhà đầu tư ở nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển.

Các hình thức FDI của mỗi quốc gia do luật pháp từng nước quy định vào thường được áp dụng phổ biến là:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Co-operation by Contract - BCC)

đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng mà không tạo nên một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Các bên cùng hợp tác sản xuất kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết, quy định rõ đối tượng và nội dung kinh doanh, phân định trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi bên. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng là do các bên thoả thuận và được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư phê chuẩn. Hình thức này được thực hiện rất đa dạng và được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.

- Doanh nghiệp liên doanh (Joint Ventures Company - JVC)

Là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia, phù hợp với quy định luật pháp của nước chủ nhà. Hình thức này có đặc trưng cơ bản như sau:

+ Cùng góp vốn

Các bên cùng góp vốn thành lập một doanh nghiệp mới bằng tiền mặt, nhà xưởng, đất đai, uy tín công ty, nhãn hiệu hàng hoá hoặc các tài sản khác. Tỷ lệ góp vốn của các bên nước ngoài do các bên tham gia thoả thuận và theo quy định luật pháp của nước nhận đầu tư. Theo Luật Đầu tư của nước CHDCND Lào về vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm ít nhất 30% tổng số vốn pháp định.

+ Cùng quản lý

Các bên xây dựng bộ máy quản lý hoạt động doanh nghiệp, cùng tham gia hội đồng quản trị cũng như mức độ quyết định các vấn đề của doanh nghiệp. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên cũng dựa theo tỷ lệ góp vốn. Nếu doanh nghiệp gặp phải rủi ro, thiệt hại do những rủi ro đó gây ra sẽ do các bên tham gia gánh chịu theo tỷ lệ phân chia như đối với lợi nhuận.

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign - Owned Enterprises - FoE)

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập với 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nước ngoài, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, nhưng vẫn là pháp nhân của nước sở tại.

Mặc dù sở hữu, điều hành và quản lý doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoàn toàn nằm trong tay chủ đầu tư nước ngoài, nhưng doanh nghiệp đó vẫn chịu sự kiểm soát của luật pháp của nước chủ nhà và phải thực hiện đúng mọi cam kết trong điều lệ doanh nghiệp cũng như pháp luật liên quan khác. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

- Các hình thức BOT, BTO, BT.

+ Hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao: Build Operate Transfer - BOT)

Là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh. Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà. Trước khi ký kết hợp đồng BOT, các nhà đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới ở nước sở tại, để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định pháp luật liên quan của nước sở tại. Hợp đồng BOT chủ yếu áp dụng xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn so với các hình thức khác trong một thời gian nhất định. Hết thời hạn đó, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình do Nhà nước sở tại.

+ Hình thức BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh: Build Transfer Operate - BTO)

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh là văn bản ký kết giữa Chính phủ nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho Chính phủ nước sở tại. Sau đó, Chính phủ cho nhà đầu tư chuyển kinh doanh công trình đó trong một thời gian xác định.

+ Hình thức BT (Xây dựng - chuyển giao: Build Transfer - BT).

Hình thức BT khác hình thức BOT ở chỗ, sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng được chuyển giao cho Nhà nước sở tại do chính phủ nước sở tại phải thanh toán các hạng mục công trình như trong hợp đồng đã ký kết còn hình thức BOT thì sau khi kết hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước. Hợp đồng BT được ký như hợp đồng BOT, nhưng sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước sở tại, Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.

Hình thức BOT, BTO, BT được ký kết hợp đồng khi nước chủ nhà có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ở mức căng thẳng nhất mà Nhà nước sở tại không có đủ khả năng cung cấp. Với nền kinh tế có cơ sở hạ tầng yếu kém thì những hình thức này rất được nước chủ nhà chọn lọc vì họ không thể có đủ vốn để xây dựng các hệ thống hạ tầng cho nền kinh tế.

PPP (Public -Private Partnership). Đây là hình thức hợp tác công tư, hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nhằm xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ với một số tiêu chí riêng. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư PPP hàng năm và tiến hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài đủ năng lực, kinh nghiệm nhất. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hoá hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính, quản lý từ nhà đầu tư, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân. Mỗi dự án PPP sẽ được hai bên đóng góp theo tỷ lệ góp vốn nhất định, tỷ lệ đóng góp của các bên tuy vào quy định của từng nước và từng thời kỳ.

- Mua lại và sáp nhập (M&A)

Mua lại và sáp nhập là hình thức đầu tư thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước ngoài hoặc mua cổ phần ở nước ngoài. Ở nhiều nước, M&A là một hình thức đầu tư rất quan trọng của FDI. Tuy nhiên, hình thức này vẫn chưa được phép đầu tư tại Lào. Nếu chỉ thu hút FDI theo kênh đầu tư mới thì không đón bắt được xu hướng đầu tư quốc tế, như vật, sẽ làm hạn chế sức hấp dẫn

thu hút đầu tư nước ngoài. Với chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế, trong tương lai M&A chắc chắn sẽ là một hình thức quan trọng của FDI tại Lào.

Các hình thức BOT, BTO, BT, PPP rất phù hợp với các nước đang phát triển nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém và không đủ vốn để xây dựng.

Mỗi hình thức đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Do đó, việc kết hợp hài hoà lợi ích của các bên tham gia đầu tư cũng như phải phù hợp với mục tiêu của từng địa phương sẽ có hình thức đầu tư vốn FDI ưu việt nhất để phát huy được tiềm năng của từng địa phương cũng như đem lại lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, Vốn FDI khi vào một nước nào đó thì các hình thức như: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài) ngoài ra còn có các hình thức mua lại hoặc sát nhập (M&A) tuy nhiên điều kiện thực hiện hình thức này còn phụ thuộc pháp luật ở từng nước.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)