Kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI ở một số tỉnh của Lào * Kinh nghiệm của tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 67)

* Kinh nghiệm của tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết

Sạ Vẳn Nạ Khết là một tỉnh miền Trung của Lào, có tổng diện tích 2.177.400 ha (diện tích lớn hơn các tỉnh thành cả nước) với dân số khoảng 843.245 người, đứng thứ hai sau Thủ đô Viêng Chăn. Toàn tỉnh có 1.013 bản, 134.646 hộ gia đình. Sạ Vẳn Nạ Khết là một tỉnh có tiềm năng phong phú, đa dạng về việc phát triển, nông - lâm nghiệp so với các tỉnh thành trong cả nước. Tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết nằm trên tuyến kinh tế thương mại Đông Tây với con đường huyền thoại lịch sử là đường 9, có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nối liền với Việt Nam và cầu Hữu Nghị số 2 qua sông Mê Kông sang Thái Lan. Với điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng thu hút FDI, hiện nay Sạ Vẳn Nạ Khết đã và đang tổ chức mạnh mẽ thực hiện và triển khai Bộ Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành năm 2004 theo ba mô hình sau:

+ Kinh doanh theo hợp đồng.

+ Hợp tác liên doanh liên kết của các nhà đầu tư trong và ngoài nước (tỷ trọng cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu 30% trong tổng số vốn đăng ký hợp pháp).

+ Doanh nghiệp FDI.

Cơ quan quản lý nhà nước về hợp đồng FDI ở Sạ Vẳn Nạ Khết đã ban hành và cho áp dụng thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn như:

- Về chính sách thuế: Cho miễn phí thuế nhập khẩu các thiết bị phương tiện, dây chuyền, sản xuất trực tiếp vào doanh nghiệp; được miễn phí thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm hoàn chỉnh; Thuế lãi suất chia theo 3 lĩnh vực: Từ 20%, 10% và 5% miễn thuế lãi suất theo từng dự án, quy mô công trình.

- Các dự án đầu tư vào các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa có điều kiện giao thông cơ sở hạ tầng khó khăn ở Sạ Vẳn Nạ Khết được ưu đãi miễn thuế 7 năm sau đó sẽ thu nộp thuế lãi suất 10% sau 7 năm miễn thuế.

- Các dự án đầu tư vào các huyện gần trung tâm tỉnh sẽ được miễn thuế trong 5 năm, sau đó sẽ chỉ phải nộp thuế lãi suất từ 3 năm trên 7,5% - 15%.

- Những dự án đầu tư đặt ngay tại trung tâm thị xã, tỉnh sẽ được miễn thuế trong 2 năm, sau 2 năm sẽ bắt đầu nộp thuế từ 10% - 20%.

Ngoài ra, Sạ Vẳn Nạ Khết còn có nhiều cơ chế, chính sách khác để thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội như: Áp dụng chính sách ưu đãi trong thời hạn từ 50 năm tối thiểu và 75 năm tối đa được quyền ưu tiên đưa lợi nhuận về nước hay nước thứ 3. Các dự án được quyền thuê cán bộ, công nhân, chuyên gia, kỹ sư nước ngoài tối đa 10% và Sạ Vẳn Nạ Khết còn thực hiện thu thuế cá nhân 10% và những cơ chế thông thoáng nhất, hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Sạ Vẳn Nạ Khết.

Từ những thuận lợi về điều kiện địa lý, phong phú về tài nguyên khoáng sản với các cơ chế chính sách thông thoáng hấp dẫn nên hiện nay đã có 16 quốc gia đầu tư vào tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết, với 121 dự án số vốn đầu tư theo giấy phép 3.207 tỉ kíp.

Kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn FDI ở tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết có thể rút ra ba kinh nghiệm chủ yếu:

Một là, tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực có thế mạnh như nông nghiệp - công nghiệp và phát triển theo định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Hai là, FDI phần nào đã có tác động mạnh đến vùng nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ba là, thu hút các dự án FDI có chọn lọc, thực hiện chính sách "rải thảm đỏ" cho các nhà đầu tư nước ngoài.

* Kinh nghiệm của tỉnh Chămpasắc

Chămpasắc là tỉnh có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. Sau nhiều năm thực hiện thu hút FDI, tỉnh đã thu được những thành quả lớn: đứng thứ 7 cả nước về thu hút FDI. Đây là địa phương có nhiều lợi thế về thu hút vốn FDI với khoảng hơn một nửa diện tích thuộc nhóm bạc màu trung du chỉ phù hợp với trồng cây màu. Tỉnh có quỹ đất lớn dành cho phi nông nghiệp vì không phải tranh chấp với đất trồng lúa khi muốn sử dụng cho phát triển công nghiệp, tỉnh có vị trí địa lí thuận lợi, tiếp giáp với 3 quốc gia trong khu vực (Việt Nam, Cămpuchia, Thái Lan), cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, lực lượng lao động đông. Từ những điều kiện thuận lợi trên kết hợp với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn đã đem lại cho tỉnh những kết quả khả quan.

Khu vực FDI có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh với khoảng 43%, cao so với nhiều địa phương khác ở nước ta. Từ năm 2009 đến 2013, toàn tỉnh đã thu hút được 70 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký gần 1,56 tỷ USD. Tính đến năm 2011, Chămpasắc có 121 dự án đầu tư FDI với vốn đăng ký là 2.323,4 triệu USD; vốn thực hiện ước đạt 40,4% tổng vốn đăng ký. Trên địa bàn tỉnh đã có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư, trong đó có những Tập đoàn lớn trên thế giới như: Toyota, Honda, Piaggio, Compal, Hồng Hải... Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp trong những năm qua đã đưa Chămpasắc vào top các tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư trong cả nước và luôn xếp hạng cao về môi trường và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Khu vực FDI đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Nhờ thu hút mạnh FDI nên cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng, còn tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Khu vực FDI góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm cho trên 3 vạn lao động, trong đó

lao động là người của tỉnh chiếm trên 60%. Đóng góp của khu vực FDI cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Chămpasắc còn phải kể đến khoản nộp ngân sách, làm gia tăng thu ngân sách trong tỉnh. Trong 5 năm 2009-2013, tổng thu ngân sách đạt trên 42.200 tỷ đồng; riêng năm 2013, đạt 15.000 tỷ đồng, trong đó thu từ các dự án FDI chiếm khoảng 80% tổng thu ngân sách.

Những giải pháp chủ yếu của tỉnh Chămpasắc đề ra để thu hút FDI:

- Tập trung làm tốt công tác quy hoạch các khu công nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN như hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc…

- Phối hợp tốt giữa các ngành, các cấp liên quan để thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án, tạo quỹ đất sạch để bố trí cho các dự án.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm; khai thác các thị trường tiềm năng và truyền thống (khu vực Đông Bắc Á, châu Á) đồng thời mở rộng ra các nước châu Âu và châu Mỹ; quảng bá sâu rộng hình ảnh và môi trường đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, là điểm đến tin cậy và thành công của các nhà đầu tư.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được tiếp cận với các nguồn vốn tài chính, đất đai và dịch vụ…theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức đối thoại để nắm bắt tình hình doanh nghiệp, thực hiện có hiệu quả một số cơ chế, chính sách của Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.

- Tập trung đào tạo đội ngũ lao động có đủ trình độ, tay nghề để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng của các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hiện nay, thời gian làm các thủ tục hành chính đều đã được rút ngắn 1/3 thời gian so với quy định; thực hiện tốt cơ chế "một cửa" trong thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường đối thoại với nhà đầu tư, giải quyết dứt điểm và kịp thời những khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại tốc độ phát triển nhanh cho nền kinh tế Chămpasắc. Tỉnh chủ trương thu hút FDI không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Với những kết quả đạt được trong thu hút FDI trong thời gian qua mở ra cho tỉnh khả năng, triển vọng lớn trong tương lai về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho các tỉnh miền núi phía Bắc Lào

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 67)