Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 101)

Số phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về là 92 phiếu. Kết quả được tổng hợp như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1 Tổ chức quán triệt nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐN nữ CBQL trường THPT.

29 71 15,2 84,8

2

Quy hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL cho các trường THPT theo hướng tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng của phụ nữ.

18.5 77.2 4.3 19,6 80,4

104 ngũ CB nữ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới.

4

Đổi mới công tác bồi dưỡng đội ngũ nữ cán bộ quản lý và nữ cán bộ quản lý dự nguồn theo mục tiêu nâng cao năng lực thực tiễn

10,9 80,4 8,7 42,4 57,6

5

Cải tiến việc đánh giá ĐN nữ CBQL theo hướng tạo động lực phát triển cho từng cá nhân và cả đội ngũ

13,04 79,3 7,66 34,8 65,2

6

Cụ thể hóa theo hướng hoàn thiện chính sách và tạo môi trường làm việc thuận lợi trên cơ sở xác định rõ các ưu tiên chiến lược đối với đội ngũ nữ CBQL

27,2 70,6 2,23 14,1 80,4 5,5

+ Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của 6 biện pháp nêu trên :

- Rất cấp thiết : chiếm số lượng từ 12-27 phiếu (tỷ lệ : 13,04% - 29%) - Cấp thiết : chiếm số lượng từ 65-74 phiếu (tỷ lệ : 70,6%-80,4%) - Ít cấp thiết : chiếm số lượng từ 2-8 phiếu (tỷ lệ : 2,23%-8,7%).

Như vậy, tất cả các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết chiếm tỷ lệ cao, trong đó biện pháp 1 và biện pháp 6 được các nhà QLGD cho là cấp thiết nhất.

+ Kết quả khảo sát về tính khả thi của 6 biện pháp nêu trên :

- Rất khả thi : chiếm số lượng từ 13 – 39 phiếu (tỷ lệ : 14,1%-42,4%) - Khả thi : chiếm số lượng từ 53-78 phiếu ( tỷ lệ : 57,6%-84,8%) - Ít khả thi : chiếm số lượng 5 phiếu (tỷ lệ : 5,5%)

Tất cả các biện pháp đưa ra đều có tỉnh khả thi chiếm tỷ lệ cao, trong đó biện pháp 4 và biện pháp 5 được các nhà QLGD cho là khả thi nhất. Biện pháp 6, các nhà QLGD đánh giá là ít khả thi nhất.

105

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi đã đề cập đến các nguyên tắc đề xuất sáu biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ và quán triệt quan điểm bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng các yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, từng bước nâng cao trình độ trên chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn về phẩm chất và năng lực quản lý, đủ sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng, sự ổn định và phát triển, sự tuần tự và đột phá giữa các thế hệ nữ CBQL trường THPT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định, bền vững, lâu dài của sự nghiệp GD&ĐT, của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Qua kết quả khảo nghiệm, ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà QLGD đều thống nhất cao về các biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và khả thi. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp thì đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc sẽ ngày càng phát triển vững mạnh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, sự nghiệp GD&ĐT càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Để nâng cao chất lượng GD&ĐT ngang tầm với nhiệm vụ mới cần phải làm tốt công tác phát triển đội ngũ CBQLGD nói chung, nữ CBQL trường THPT nói riêng.

Với mục tiêu phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục phù hợp với thực tiễn theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và trên quan điểm bình đẳng giới. Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống lý luận liên quan đến quản lý, QLGD, quản lý trường THPT, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ nữ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm bình đẳng giới.

Quan điểm bình đẳng giới phải quán triệt vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực của sự phát triển. Các trường THPT phải tiến tới xây dựng được môi trường GD&ĐT dân chủ, văn minh ; bởi vì khi đạt tới sự hài hòa về giới sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của tổ chức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mà nền giáo dục nước nhà đang hướng tới.

Bình đẳng giới trong các trường phổ thông được thể hiện trên các lĩnh vực về vai trò, vị trí công tác, thụ hưởng và cơ hội phát triển đối với cán bộ nữ dựa trên đặc điểm giới tính và đặc trưng nghề nghiệp . Thực hiện bình đẳng giới trong các trường THPT là việc các cấp quản lý tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ nữ có thể tham gia vào toàn bộ quá trình phát triển nhà trường, trên cơ sở quy hoạch phát triển ĐN cán bộ nữ theo hướng tăng quyền cho phụ nữ.

Từ đó, đề tài đề xuất sáu biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.

Qua khảo nghiệm, các biện pháp đề xuất được đánh giá là biện pháp trọng tâm, cơ bản, cần thiết và khả thi nhất để phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường TH PT được thực hiện có hiệu quả, khả thi hay không, đòi hỏi phải có sự quan tâm của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự nỗ lực hết mình của mỗi nữ

107

CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc. Để góp phần thực hiện có hiệu quả, khả thi biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đối với công tác cán bộ nữ của ngành; tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức và hành động về bình đẳng giới cùng với việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện toàn diện, sâu rộng và nghiêm túc ở tất cả bậc

học, ngành học trong cả nước.

- Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ nhà giáo và nữ CBQLGD từ Trung ương đến địa phương.

- Chỉ đạo các trường bồi dưỡng CBQLGD đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng CBQL trường THPT; có chương trình bồi dưỡng riêng cho đội ngũ nữ CBQL bám sát theo chuẩn quy định, cập nhật kiến thức thực tiễn, đào tạo bồi dưỡng gắn với nhu cầu sử dụng.

2.2. Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc

- Tăng thêm ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT, có chính sách hỗ trợ hiệu quả đối với nữ CBQL.

- Ban hành chủ trương, nghị quyết mang tính đột phá theo hướng ưu tiên bổ nhiệm đối với nhà giáo nữ có trình độ, năng lực; Xây dựng chính sách ưu đãi thu hút nhân tài nữ cho ngành giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ban VSTBPN trong việc tham gia quản lý nhà nước, đưa các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ thành một nhiệm vụ chính trị.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

- Khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT giai đoạn 2015-2020; chỉ đạo các trường quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ dự nguồn, thường xuyên kiểm tra, đánh giá và kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nữ CBQL trường THPT.

108

đánh giá, đề bạt, tuyển chọn, luân chuyển, bổ nhiệm đối nữ CBQL trường THPT.

- Phối hợp với các trường đại học, các cơ sở giáo dục trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức phù hợp, nâng cao công tác tự đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học đối với nữ CBQL trường THPT đương nhiệm và cán bộ nguồn.

2.4. Đối với CBQL trường THPT

- Nhận thức hết sức đầy đủ về vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ nữ; đánh giá đúng về tầm quan trọng của công tác phát triển cán bộ nữ; nhìn nhận đánh giá đúng những phẩm chất đặc thù và ưu thế nổi trội của CB nữ. Từ đó xây dựng tốt quy hoạch cán bộ nguồn cho đơn vị, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phân công người có trách nhiệm, có kinh nghiệm trong công tác quản lý dẫn dắt, giúp đỡ

cán bộ nữ trong quy hoạch để họ có hướng phấn đấu phát triển tốt.

- Mỗi nữ CBQL trường THPT phải nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình trong xã hội và hiểu được sâu sắc về sự cạnh tranh ngày một gia tăng trong nền kinh tế thị trường hiện nay; biết kết hợp hài hòa chức năng của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội; quyết tâm không ngừng phấn đấu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động vượt qua mọi định kiến, mọi rào cản của xã hội, luôn năng động, sáng tạo trong tư duy, suy nghĩ để trở thành người CBQL giỏi. Nắm vững các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, không ngừng rèn luyện tư tưởng, đạo đức, phẩm chất lối sống, học tập, trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt kiến thức đổi mới về QLGD, khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý trường THPT, đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước, góp phần vào sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành TW Đảng Khóa XI (Hội nghị lần thứ Tám), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện Kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

2. Đặng Quốc Bảo (2010), Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp Cao học Quản lý

giáo dục K9, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục. Học viện cán bộ

quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang

Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), Cẩm nang nâng cao năng lưc quản lý nhà trường, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo (2010). Bài giảng Người hiệu trưởng nhà trường thời đại mới. Đại học giáo dục– ĐHQG Hà Nội, 2010.

6. Đặng Quốc Bảo (2010). Bài giảng Những vấn đề cơ bản về Lãnh đạo - Quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.

8. Bộ Chính Trị, Nghị quyết số 04/NQTW ngày 12/7/1993 về “Đổi mới công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”.

9. Bộ Chính trị. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội, 2004.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Hà Nội, 2009.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội, 2011.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ ngành GD&ĐT giai đoạn 2006-2010.

13. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý.

110

14. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Bài giảng lớp cao học Quản lý giáo dục khóa 9, Đại học giáo dục, Đại học

Quốc Gia Hà Nội.

15. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Quyết định số 2351/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. 16. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, Hà Nội,

2003.

17. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục Đại học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb

Giáo dục.

19. Hệ thống các văn bản hiện hành về Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, Nxb Thời đại, Hà Nội 2011.

20. Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách

khoa Hà Nội.

21. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2003), đề tài: ‘Thực trạng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý và đề xuất các giải pháp tăng cường sự bình đẳng và phát triển của cán bộ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH”, Hà Nội.

22. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục. 23. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội.

24. Nguyễn Lộc, Mạc Văn Trang, Nguyễn Công Giáp (2009): Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật lao động 26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Bình đẳng giới

27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Giáo dục. Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

28. Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc. Đề án quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

111

29. UNIFEM (2009), Đem các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến với tất cả mọi người – các phương pháp tiếp cận với Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ dựa trên quyền có đáp ứng giới.

30. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Kế hoạch số 3956/KH-UBND ngày 04/10/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.

31. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số

112 PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho một số CBQL, GV nữ trường THPT)

Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ……….. Đơn vị công tác (Có thể ghi hoặc không):……….

Chức vụ:………..Thời gian giữ chức vụ hiện nay………..

Để có cơ sở đánh giá những khó khăn và động lực vươn lên để trở thành CBQL, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung trong bảng dưới đây, bằng cách cho điểm vào từng cột tương ứng (Điểm tối đa: 3 điểm;

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 101)