Biện pháp 4: Đổi mới công tác bồi dưỡng đội ngũ nữ cán bộ quản lý và nữ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 88)

cán bộ quản lý dự nguồn theo mục tiêu nâng cao năng lực thực tiễn

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tạo sự chuyển biến lớn trong công tác bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL, nữ cán bộ dự nguồn giúp họ có trình độ khoa học về quản lý cũng như nghệ thuật quản lý. Bồi dưỡng nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ nữ CBQL về mọi mặt: chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất, đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”,... vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và cơ cấu của đội ngũ nữ CBQL các trường THPT trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Đồng thời qua đó đánh thức tiềm năng của mỗi nữ CBQL, nữ CB dự nguồn giúp họ vươn lên “ngang tầm thời đại”.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Nội dung, chương trình bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL các trường THPT đổi mới theo hướng hiện đại, bám sát các yêu cầu chuẩn CBQL trường THPT. Cụ thể:

+ Bồi dưỡng kỹ năng quản lý: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng nhân sự, kỹ năng nhận thức, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phân công chuyên môn, lập thời khoá biểu, kỹ năng quản lý dạy học và giáo dục, kỹ năng quản lý HS, quản lý tài chính, ....

+ Bồi dưỡng kiến thức chính trị, xã hội: Nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ nữ CBQL, nữ CB dự nguồn. Đây là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đội ngũ nữ CB, quy hoạch bổ nhiệm.

+ Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức truyền thống của PNVN thời kỳ mới “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”: Tự tin là tin tưởng vào bản thân mình; Tự trọng là coi trọng phẩm giá, danh dự của bản thân; Trung hậu là trung thực, nhân hậu trong quan hệ với mọi người; Đảm đang là lo toan được công việc gia đình và làm

91 tốt công việc xã hội.

+ Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học: Tập trung nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ nữ CBQL trường THPT để giúp nhà quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý, góp phần ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn.

+ Ngoài ra, đội ngũ nữ CBQL, nữ CB dự nguồn còn phải đào tào, bồi dưỡng những kiến thức khác như phong tục, tập quán địa phương, bản sắc văn hoá dân tộc, về sự tiến bộ của phụ nữ, làm cho đội ngũ nữ CB nhận thức được sự tiến bộ của phụ nữ gắn liền với sự phát triển của gia đình, của đất nước để chị em phụ nữ có ý thức hơn về vai trò, địa vị và trách nhiệm của mình... nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của người phụ nữ để họ làm tốt hơn thiên chức của người mình trong gia đình –nhà trường – xã hội.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

+ Sở GD&ĐT căn cứ vào kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT, tiến hành xây dựng chỉ số cần đạt theo chuẩn đến 2020 với những chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Về lý luận chính trị: 100% nữ CBQL trường THPT có trình độ trung cấp và 10% trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị;

- Về trình độ chuyên môn: 85% nữ CBQL đạt trình độ thạc sỹ, trong đó có 10% đạt trình độ tiến sĩ;

- Về trình độ QLGD: 100% số nữ CBQL, CB dự nguồn được bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD, 10% có trình độ Cử nhân QLGD và 15% có trình độ thạc sĩ QLGD; Số đã học bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cách đây trên 5 năm nếu được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển đi trường khác làm công tác QLGD thì tiếp tục cử đi đào tạo lại để cập nhật kiến thức mới về QLGD;

- Về trình độ ngoại ngữ, tin học: 100% nữ CBQL trường THPT biết ngoại

ngữ, tin học. Trong đó có khoảng 50% có chứng chỉ B ngoại ngữ trở lên, 100% có chứng chỉ B tin học.

+ Xây dựng, áp dụng chính sách và cơ chế động viên ưu tiên đối với phụ nữ trong đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng (độ tuổi nữ khi được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cần sớm hơn nam từ 3 đến 5 năm). Có cơ chế động viên đội ngũ nữ CBQL tích cực, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

92

Hàng năm có những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD theo chuẩn và những lớp bồi dưỡng theo chuyên đề để cập nhật kiến thức mới, tình hình GD&ĐT trong

và ngoài nước.

+ Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phù hợp với nhu cầu địa phương để nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc biệt

chú ý đến đội ngũ nữ CBQL trẻ. Triển khai thực hiện như sau:

- Học tập trung tại các trường sư phạm; Kết hợp với các cơ sở giáo dục như Học viện quản lý giáo dục, trường Đại học giáo dục - ĐHQG Hà Nội để cử cán bộ tham gia bồi dưỡng tập trung, dài hạn, ngắn hạn, học sau đại học chuyên ngành QLGD.

- Phổ biến những kinh nghiệm, những điển hình quản lý giỏi của trường THPT trong, ngoài tỉnh và kết hợp đi thực tế.

- Mở các lớp riêng theo từng chuyên đề bồi dưỡng về phẩm chất, đạo đức truyền thống người phụ nữ Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” theo chu kỳ 5 năm một lần.

- Tạo điều kiện về thời gian và có chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm khuyến khích nữ CBQL tham gia đào tạo, bồi dưỡng và tự học tập. Ưu tiên sử dụng các nguồn đầu tư ngân sách Nhà nước, kinh phí của các tổ chức, đoàn thể và các lực lượng xã hội khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL.

- Chế độ chính sách ưu đãi đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL trường THPT: Đầu tư thích đáng cho việc bồi dưỡng CBQL đương nhiệm và cán bộ dự nguồn; dành kinh phí để cử cán bộ nữ ưu tú đi tham quan, bồi dưỡng học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài.

- Động viên, khuyến khích cán bộ nữ có kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên, tự học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Hàng năm, tiến hành kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng nữ CBQL, nữ CB dự nguồn để rút kinh nghiệm tìm ra những ưu điểm, hạn chế và biện pháp khắc phục những hạn chế một cách hiệu quả. Thành tích vận dụng các kỹ năng quản lý được đưa vào xem xét, xếp loại đánh giá chất lượng công tác của mỗi nữ CBQL và là một chỉ tiêu xét tặng các danh hiệu thi đua.

93

* Quán triệt công tác đào tạo bồi dưỡng gắn với việc thực hiện chính sách sử dụng bổ nhiệm cán bộ nữ

Một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác đào tạo, bồi dưỡng là xây dựng được đội ngũ CB nữ đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định ở từng vị trí công tác. Riêng đối với cán bộ trước khi bổ nhiệm vào vị trí quản lý đều phải thực hiện chế độ đào tạo bồi dưỡng.

Các cấp quản lý phải dựa vào những khác biệt về đặc điểm, giới tính, nhận thức đúng đắn vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng trên quan điểm giới. Đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng, gắn với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cũng như thực hiện các chính sách đãi ngộ, thu hút và tạo môi trường làm việc cho nữ CBVC đã được đi đào tạo, bồi dưỡng. Đối với đội ngũ cán bộ nữ được đưa vào diện quy hoạch, cử đi đào tạo bồi dưỡng phải phải hết sức chú trọng đến công tác sử dụng, bổ nhiệm khi hoàn thành khoá đào tạo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải luôn luôn bám sát và phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà trường nhằm xây dựng đội ngũ nữ CBQL có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng tập hợp quần chúng, tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Không nên chỉ chú ý đến hình thức, chỉ đơn thuần chạy theo chỉ tiêu và số lượng đào tạo, càng không nên chạy theo bằng cấp mà phải căn cứ vào tài năng và kết quả thực hiện nhiệm vụ, lấy đó là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ.

3.2.5. Biện pháp 5: Cải tiến việc đánh giá nữ CBQL theo hướng tạo động lực phát triển cho từng cá nhân và cả đội ngũ

3.2.5.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Công tác đánh giá phẩm chất, năng lực của đội ngũ nữ CBQL nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với các cấp QLGD. Đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực, hiệu suất công tác của đội ngũ nữ CBQL.

Thực hiện lồng ghép giới trong đánh giá đội ngũ nữ cán bộ sẽ tạo môi trường thuận lợi thay đổi nhận thức của các thành viên trong tổ chức, đặc biệt là các lãnh đạo nhà trường, góp phần thực hiên mục tiêu bình đẳng giới quốc gia, phát triển bền vững một cách cụ thể và có ý nghĩa, đồng thời cũng đưa đến sự công nhận và địa vị bình đẳng đối với nam giới và nữ giới trong nhà trường.

94

Đánh giá khách quan, công bằng dân chủ phù hợp với đặc điểm giới tính theo yêu cầu bình đẳng giới tạo động lực phát triển đội ngũ nữ CBQL.

Đánh giá, xếp loại cán bộ nữ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề tâm lý, truyền thống, vấn đề giới và giới tính. Cần xây dựng một văn hóa đánh giá trong nhà trường là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của công tác đánh giá, trong đó phát huy truyền thống dân tộc, nhưng cũng cần hội nhập với văn hóa trong nền kinh tế tri thức.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện:

Một là:

+ Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác lồng ghép giới trong quy trình đánh giá nữ CBQL; cấp ủy, người đứng đầu đơn vị cần đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh tới chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ, mục tiêu chương trình hành động VSTBPN của ngành, chức năng kép của người phụ nữ với gia đình và XH, đồng thời cần tìm hiểu sâu và trả lời được các câu hỏi:

- Những vấn đề mà cán bộ nữ đang găp khó khăn và họ đã vượt qua như thế nào để hoàn thành công việc được giao?

- Sự quan tâm của nhà trường và đồng nghiệp với cán bộ nữ như thế nào và nhà trường đã có những giải pháp gì để giải quyết những vấn đề khó khăn mà cán bộ nữ đang phải đối diện?

+ Sở GD&ĐT xây dựng và chỉ đạo các nhà trường thực hiện quy trình đánh giá nữ CBQL sau mỗi năm học, bao gồm:

Đối tượng tự đánh giá trên các mặt sau đây:

- Chức trách theo cương vị công tác và các mục tiêu nhiệm vụ được giao - Tình hình thực hiện chức trách và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ - Những thành tích đã đạt đượctrong công tác của năm qua;

- Phương hướng phấn đấu trong năm tới, khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích công tác.

Nữ CBQL tự đánh giá về mình, thông qua đó để mỗi người có dịp tự kiểm nghiệm lại mình, khắc phục những tồn tại, chủ nghĩa kinh nghiệm, nguy cơ bảo thủ, chủ quan trong thời gian công tác. Từ đó tự đổi mới bản thân trên tất cả các phương diện tư duy, lý luận, kỹ năng và bản lĩnh trong công tác. Tự đánh giá giúp cho nữ

95

CBQL nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và nhà trường, nhờ vậy mà hoạt động của nhà trường có hiệu quả hơn.

Cấp trên đánh giá: là kênh đánh giá quan trọng và chính thức, kết quả đánh giá là

căn cứ quan trọng để bổ nhiệm, đề bạt, cử đi đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng.

Tập thể đánh giá: Là hoạt động nhằm chia sẻ với nhau những kinh nghiệm

trong quản lý, giảng dạy, bên cạnh đó cũng chia sẻ những bài học trong công tác quản lý, giúp đỡ đồng nghiệp trên tinh thần tin cậy, đoàn kết nhất trí trong một tập thể. Việc tập thể đánh giá một cá nhân trong tổ chức sẽ cho công tác này được công bằng và khách quan hơn, cũng là cơ hội tốt cho sự hiểu biết và học tập lẫn nhau. Sự góp ý kiến của đồng nghiệp được coi là những thông tin phản hồi hữu ích giúp cho cá nhân điều chỉnh các hoạt động chuyên môn và quản lý của mình. Đây là những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn, có tác dụng tốt đối với công tác đánh giá cán bộ nữ.

*Nội dung đánh giá:

Đồng thời với viêc thực hiện lồng ghép giới, đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc một cách toàn diện, cần căn cứ vào chuẩn Hiệu trưởng Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [20]. Đây là căn cứ rất thiết thực, cụ thể để các cấp quản lý giáo dục làm thức đo đánh giá đội ngũ nữ CBQL.

Chuẩn Hiệu trưởng (CBQL) gồm có 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí, cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn Tiêu chí

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp . 1. Phẩm chất chính trị 2. Đạo đức nghề nghiệp 3. Lối sống 4. Tác phong 5. Giao tiếp, ứng xử

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư

phạm.

6. Hiểu biết chương trình GDPT 7. Trình độ chuyên môn

96 9. Tự học và sáng tạo 10. Năng lực ngoại ngữ và CNTT Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý nhà trường 11. Phân tích và dự báo 12. Tầm nhìn chiến lược

13. Thiết kế và định hướng triển khai 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới 15. Lập kế hoạch hoạt động

16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ 17. Quản lý hoạt động dạy học

18. Quản lý tài chính và tài sản nhà trường 19. Phát triển môi trường giáo dục

20. Quản lý hành chính

21. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng 22. Xây dựng hệ thống thông tin

23. Kiểm tra đánh giá * Hình thức đánh giá:

Công tác đánh giá đội ngũ nữ CBQL theo Chuẩn nêu trên cần tiến hành thường xuyên trong từng năm học đối với tất cả nữ CBQL. Với các hình thức như sau:

Thứ nhất: Trong hướng dẫn nhiệm vụ đầu năm học của Sở GD&ĐT gửi các

trường THPT, có nội dung yêu cầu CBQL tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT ban hành.

Thứ hai: Trong các cuộc họp sơ kết học kỳ, cuối năm học, nữ CBQL tự kiểm

điểm sâu sắc bản thân theo Chuẩn hiệu trưởng, lấy đó làm cơ sở đánh giá toàn diện mỗi nữ CBQL. Mỗi nữ CBQL phải đượcCBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý, đánh giá mặt mạnh, yếu theo những tiêu chí đã nêu ở trên.

Thứ ba: Sở GD&ĐT tổ chức kiểm tra, đánh giá nữ CBQL các nhà trường

theo các tiêu chí thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, toàn diện.

Thứ tư: Cuối năm học các nhà trường tổ chức đánh giá nữ CBQL theo Chuẩn (Ban

chi uỷ hoặc Ban chấp hành công đoàn trường chủ trì), CBQL tự đánh giá báo cáo kết quả về Sở GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá và báo cáo kết quả cuối cùng (bằng phiếu), giáo viên, nhân viên nhà trường đánh giá (bằng phiếu), tổng hợp và lên UBND tỉnh.

97

Thứ năm: Lấy chuẩn nêu trên để đánh giá nữ CBQL bổ nhiệm lại. Nữ CBQL

được bổ nhiệm lại phải đạt xếp loại từ khá trở lên.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 88)