Thực trạng trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của ĐN nữCBQL trường

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 50)

trường THPT

2.2.2.1. Trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của CB, GV nữ trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc

Năm học

Tổng số CBQL

Trình độ chuyên môn Trình độ Lý luận chính trị Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 2011-2012 84 31 0 0 34 13 50 18 9 0 37 10 38 21 2012-2013 88 36 1 0 44 16 43 20 12 2 43 12 33 25 2013-2014 93 38 3 0 57 21 33 17 15 3 51 13 27 22

(Nguồn: Phòng TCCB, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tháng 5/2014)

Nhận xét:

* Trình độ chuyên môn của đội ngũ nữ CBQL:

Trong 3 năm, số lượng nữ CBQL có trình độ trên chuẩn ngày càng tăng (Trình độ Thạc sỹ tăng từ 11,4% đến 16% tổng số CBQL cấp THPT). Tính đến tháng 5/2014: 100% nữ CBQL có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó:

+ Tỷ lệ nữ CBQL có trình độ thạc sỹ là 21/131 = 16% tổng số CBQL (chiếm 21/38 = 55,3% tổng số nữ CBQL)

+ Tỷ lệ nam CBQL có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ là 60/131 = 45,8% tổng số CBQL (chiếm 60/93 = 64,5% tổng số nam CBQL)

Như vậy, số lượng nữ CBQL có trình độ trên chuẩn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) đều ít hơn nhiều so với số lượng nam CBQL (chỉ bằng 1/3 số lượng nam CBQL).

Nguyên nhân: Một số nữ CBQL còn ngại đi học, ngại thay đổi, ngại tiếp cận với những vấn đề mới hoặc các chị em phải lo công việc gia đình, sức khoẻ kém (nhất là những nữ CBQL sắp nghỉ hưu hoặc là một số chị em ở các trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh) không có điều kiện đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.

* Trình độ lý luận chính trị: Tính đến tháng 5/2014:

+ Số nữ CBQL có trình độ cao cấp về Lý luận chính trị: 3 người, chiếm tỷ lệ 2,3% tổng số CBQL (Chiếm 7,9% tổng số nữ CBQL) trong khi đó số nam CBQL có trình độ cao cấp là 15 người, chiếm tỷ lệ 11.5% tổng số CBQL (chiếm 16% tổng số

53

nam CBQL), nam CBQL có trình độ cao cấp về Lý luận chính trị gấp 5 lần so với nữ CBQL;

+ Số nữ CBQL có trình độ Trung cấp về Lý luận chính trị là 13 người, chiếm tỷ lệ 34,2%, trong khi đó CBQL nam có trình độ trung cấp về Lý luận chính trị là 72,7%.

+ 100% nữ CBQL là Đảng viên, đây là điều kiện thuận lợi để nữ CBQL trường học tiếp thu, quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong các nhà trường.

Trong ba năm qua, 100% nữ CBQL đã qua đào tạo về lý luận chính trị nhưng đa số vẫn ở trình độ sơ cấp (22/38 = 58%), trong khi đó đa số nam CBQL đạt trình độ trung cấp và trình độ cao cấp (71%). Đây cũng là một trong những hạn chế của đội ngũ nữ CBQL, đa số nữ CBQL chủ yếu bồi dưỡng qua các lớp đối tượng Đảng, Đảng viên mới và các đợt học tập quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của các cấp Đảng. Vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ nữ CBQL là cần thiết và được thực hiện càng sớm càng tốt.

2.2.2.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ nữ CBQL

Đa số nữ CBQL trường THPT có trình độ A Tiếng Anh và sử dụng máy vi tính thành thạo trong công tác soạn thảo văn bản và truy cập Intenet. Do vậy việc khai thác, sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý trường học, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số nữ CBQL (đặc biệt là nữ CBQL trên 50 tuổi và nữ CBQL ở các trường miền núi)

sử dụng tin học còn hạn chế.

Tóm lại: mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng đội ngũ nữ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều bất cập, một số chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục.

Nguyên nhân: Mặc dù tuổi đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý của nam và nữ là như nhau nhưng do điều kiện sức khỏe, tuổi tác và thời gian (khoảng 7 đến 10 năm) phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ (sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ…) nên không thể có thời gian tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ như cán bộ nam. Cho nên một bộ phận nữ CBQL không xử lý tốt những vấn đề mới trong công tác, dẫn đến những vấp váp trong thực tiễn như: thực hiện không tốt quy chế chuyên môn, quản lý tài chính, tài sản, công tác thanh kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên và học sinh hàng năm thiếu chính xác. Đó cũng là

54

những nguyên nhân khiến một bộ phận nữ CBQL bị đánh giá thấp hơn CB nam trong công tác dẫn đến thực tế hiện nay cán bộ nữ tham gia công tác quản lý có tỷ lệ ít hơn nhiều so với cán bộ nam.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)