Biện pháp 2: Quy hoạch phát triển đội ngũ nữCBQL cho các trường THPT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 82)

theo hướng tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng của phụ nữ

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Quy hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng kịp thời yêu cầu về đội ngũ nữ CBQL trường THPT trong hiện tại và tương lai. Đồng thời nó còn là động lực để CB, GV nữ trong nhà trường phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành, phát huy hết năng lực vốn có và có cơ hội bình đẳng để tiếp cận với các chức danh lãnh đạo, quản lý.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL cho từng trường trong từng giai đoạn. Phát triển đội ngũ nữ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ đồng bộ giữa số lượng và chất lượng, giữa đội ngũ CBQL nam và nữ, giữa các thế hệ nữ GV, nữ CBQL một cách hài hoà, cân đối để phát huy tối đa tiềm năng của nữ CBQL; phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục THPT.

3.2.2.3. Cách thức thực hiên

- Sở GD&ĐT quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển đội ngũ CB nữ trong công tác quy hoạch nguồn nhân lực. Hàng năm, tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ nữ CBQL các trường làm cơ sở để dự báo nhu cầu phát triển, điều chỉnh cơ cấu, bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển …

- Cấp uỷ đảng, BGH nhà trường xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực phải có quy hoạch riêng về CB nữ nhằm nâng cao tỷ lệ nữ trong tạo nguồn cán bộ làm công tác quản lý.

- Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT phải căn cứ vào các kết quả thu được từ thực trạng khảo sát đội ngũ nữ CBQL trường THPT, kết hợp với dự án “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025” để đưa ra dự báo.

85

- Trên cơ sở tiêu chuẩn quy định của Đảng và Nhà nước; quy mô và mạng lưới trường lớp, tỷ lệ CB nữ của bậc học; căn cứ vào đặc thù của từng vùng miền để lập quy hoạch số lượng theo chức danh và số lượng để thay thế, bổ sung nữ CBQL cho từng trường học. Có dự phòng cho việc thuyên chuyển, điều động sang các ngành, đoàn thể khác hoặc nghỉ hưu. (Trong vòng 5 năm tới, đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc cần phải bổ sung khoảng 25 người). Các nhà trường tổ chức hội nghị để quán triệt nội dung, tinh thần, lấy phiếu tín nhiệm phải nói rõ yêu cầu, tỉ lệ nữ.

- Ban hành tiêu chuẩn của cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn chung theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị TW 3 – Khoá VIII và tiêu chuẩn riêng đối với nữ CBQL.

- Trong kế hoạch năm của các đơn vị, phải đưa công tác nữ vào một trong những nội dung chính của nhiệm vụ; Có chỉ tiêu, biện pháp và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nữ công.

- Thực hiện dân chủ trong việc giới thiệu (tiến cử) cán bộ nữ vào vị trí lãnh đạo, quản lý theo tiêu chuẩn cán bộ đã được nêu trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX về công tác tổ chức cán bộ. Thủ trưởng đơn vị, những cán bộ làm công tác tham mưu cần phải trung thực, đặt lợi ích tập thể trên lòng vị kỷ cá nhân; thông cảm, chia sẻ, không cầu toàn và trân trọng ghi nhận thành tích đóng góp của CB nữ, kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo đề bạt chị em vào vị trí tương xứng, đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực, cụ thể là:

(1) Lập kế hoạch phương án giới thiệu cán bộ nữ bao gồm việc công bố vị trí chức vụ cần giới thiệu và những điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm vào vị trí quản lý đó;

(2) Có thể giới thiệu bằng phương thức họp hội nghị cán bộ chủ chốt để tập thể hội nghị đề xuất và tiến cử cán bộ nữ, sau đó tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm;

(3)Cấp uỷ đảng, BGH tổng hợp tình hình giới thiệu cán bộ nữ và báo cáo lên cấp trên (Sở GD&ĐT) để lựa chọn đối với những người giữ chức vụ quản lý và những người dự bị chức vụ đó.

- Tổ chức thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo trường THPT (nếu có thể) trên nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và cạnh tranh, khuyến khích cán bộ, giáo viên nữ có tuổi đời trẻ, năng động, có năng lực và trong diện quy hoạch tham gia. Cần huy động thêm nguồn lực cán bộ, giáo viên nữ từ các trường

86

đăng ký thi tuyển nhằm khắc phục tình trạng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ khép kín trong từng nhà trường, địa phương.

- Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác, quan tâm đến CB-GV nữ ở các vùng khó khăn. Đối với nữ CBQL đã có một đến hai nhiệm kỳ quản lý đạt loại xuất sắc cần ưu tiên để được chọn nơi đến công tác, đặc biệt nếu có nhu cầu chuyển về vùng có điều kiện thuận lợi hơn nên bố trí để vừa hợp lý hoá gia đình, vừa động viên và tạo điều kiện tốt trong công tác quản lý tiếp theo.

- Sau khi quy họach, các đơn vị phải giao việc để thử thách, có kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục để khi bổ nhiệm cán bộ đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn (CMNV, QLNN, LLCT, Tin học, ngoại ngữ).

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc quy hoạch nữ CBQL để tạo được sự đồng bộ về phẩm chất và năng lực của đội ngũ nữ CBQL trường THPT, tạo niềm tin cho tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách, giúp nữ CBQL phấn đấu ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 82)